Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thạch an tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Phát triển Nông thôn
Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đinh Ngọc Lan



THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng”, chuyên
ngành Phát triển nông thôn là công trình nghiên cứu của riêng tôi luận văn đã sử
dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ
nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên
cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề
tài này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày 28 tháng 10 năm 2016
Tác giả đề tài

Đinh Thị Duyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến Cô giáo PGS.TS Đinh Ngọc Lan - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, các Thầy Cô thuộc Bô ̣ phâ ̣n Quản lý sau đại học trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; UBND các xã: Đức
Long, Minh Khai, Đức Xuân huyện Thạch An và các hộ gia đình ở 3 xã trên đã
cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia
đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Đinh Thị Duyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................vi

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Sự cầ n thiế t ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm Nông thôn và đặc điểm của nông thôn .................................... 4
1.1.2. Nông thôn mới .......................................................................................... 5
1.1.3. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng .................................................. 5
1.1.4. Khái niệm cộng đồng và mức độ tham gia của cộng đồng ...................... 6
1.1.5. Khái niệm về nội lực, nội lực của cộng đồng ........................................... 7
1.1.6. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong PTNT10
1.1.7. Các chỉ tiêu để xác định sự tham gia ...................................................... 12
1.1.8. Căn cứ pháp lý để xây dựng nông thôn mới .......................................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................................................... 13
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới ...... 13
1.2.2. Những kết quả bước đầu về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ....... 17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...... 22
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 22
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp ......................................................................... 23
2.4.2. Phương pháp điều tra hộ: Gồm các bước sau ...................................... 23
2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ............................................. 25
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 26
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch An ............................... 26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ......................................... 26
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 29
3.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thạch An ........... 37
3.2.1. Kết quả 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM của huyện Thạch An .. 37
3.2.2. Đánh giá chung ...................................................................................... 40
3.3. Tình hình xây dựng NTM ở 3 xã nghiên cứu ........................................... 41
3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ..................... 42
3.4.1. Mức độ đạt tiêu chí của các xã nghiên cứu ............................................ 42
3.4.2. Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM.................................. 44
3.4.3. Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng CSHT nông thôn .............. 47
3.4.4. Đóng góp của người dân cho xây dựng CSHT nông thôn ..................... 50
3.4.5. Đánh giá chung về sự tham gia của cộng đồng tại 3 xã nghiên cứu ...... 57
3.6 Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện
Thạch An, tỉnh Cao Bằng ................................................................................. 61
3.6.1. Thuận lợi ................................................................................................ 61
3.6.2. Khó khăn ................................................................................................ 62
3.6.3. Cơ hội ..................................................................................................... 62
3.6.4. Thách thức .............................................................................................. 63
3.7. Một số giải pháp huy động nội lực từ người dân tham gia xây dựng NTM......... 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
1. Kết luận ........................................................................................................ 66
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 69
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 72


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

: Ban chỉ đạo

BQL
CC

: Ban quản lí
: Công cộng

CNH-HĐH
CSHT

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
: Cơ sở hạ tầng

CSXH

: Chính sách xã hội

CT

: Chương trình


DA
ĐBKK
DTTN

: Dự án
: Đặc biệt khó khăn
: Diện tích tự nhiên

GO
GPMB
GTNT

: Giá trị sản xuất
: Giải phóng mặt bằng
: Giao thông nông thôn

GTVT
HĐND

: Giao thông vận tải
: Hội đồng nhân dân

HTX
LĐ, TB&XH
MTQG

: Hợp tác xã
: Lao động, Thương binh và Xã hội
: Mục tiêu quốc gia


NN&PTNT
NQ/TW
NQ-CP

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
: Nghị quyết Trung ương
: Nghị quyết Chính phủ

NTM
NVL
PTNT
QĐ - TTg
SX-KD
THCS
TTCN - XDCB
UBND

: Nông thôn mới
: Nguyên vật liệu
: Phát triển nông thôn
: Quyết định thủ tướng
: Sản xuất - Kinh doanh
: Trung học cơ sở
: Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản
: Ủy ban nhân dân

USD
VH-TT-DL
VSMT

XĐGN

: Đôla mỹ
: Văn hóa - Thể thao - Du lịch
: Vệ sinh môi trường
: Xóa đói giảm nghèo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Thạch An .................................. 27
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Thạch An .................................................... 29
Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản lượng nông lâm nghiệp và chăn nuôi trên địa
bàn huyện Thạch An ...................................................................... 30
Bảng 3.4: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn huyện Thạch An ........... 30
Bảng 3.5: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Thạch An .................................. 31
Bảng 3.6: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị,
nông thôn .............................................................................. 33
Bảng 3.7: Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện .. 34
Bảng 3.8: Kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011 - 2015 ........................................................................... 39
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả rà soát các tiêu chí NTM huyện Thạch An ........ 39
Bảng 3.10. Một số thông tin chung về các xã vùng nghiên cứu ...................... 42
Bảng 3.11. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới .. 43
Bảng 3.12. Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ......................... 44

Bảng 3.13. Sự tham gia của người dân vào việc ra quyết định trong chương
trình NTM ...................................................................................... 45
Bảng 3.14. Đánh giá của người dân về sự tham gia xây dựng CSHT trong
mỗi dự án ....................................................................................... 48
Bảng 3.15. Giá trị đóng góp của hộ cho xây dựng các công trình hạ tầng ...... 51
Bảng 3.16. Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn trong huy động đóng góp
bằng tiền mặt .................................................................................. 53
Bảng 3.17. Đóng góp của hộ cho xây dựng CSHT từ 2013 - tháng 12/2915 .. 55
Bảng 3.18. Tổng hợp giá trị đóng góp của cộng đồng cho xây dựng NTM ở 3
xã nghiên cứu ................................................................................. 57
Bảng 3.19. Ý kiến đánh giá của cán bộ xã, thôn về sự tham gia của cộng đồng
trong xây dựng NTM ..................................................................... 58
Bảng 3.20. Ý kiến của hộ về các khoản đóng góp ........................................... 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU

1. Sự cầ n thiế t
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm
2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Thực hiện Nghị quyết 26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia (MTQG) về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Đây là một chương trình tổng
thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, là nhiệm vụ của

cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, được thực hiện trên phạm vi cả nước.
Trước giai đoạn 10 năm Việt Nam thực hiện chương trình MTQG xây dựng
NTM đã có 10 năm triển khai các hoạt động thử nghiệm thông qua các chương trình
thí điểm xây dựng NTM ở nhiều địa phương. Giai đoạn 2001-2005 là chương trình
thí điểm NTM cấp xã của Ban Kinh tế Trung ương; giai đoạn 2007-2009 là chương
trình thí điểm NTM cấp thôn bản của Bộ NN&PTNT; giai đoạn 2009-2011 là
chương trình thí điểm NTM thời kỳ đẩy nhanh CNH-HĐH do Ban bí thư Trung
ương Đảng chỉ đạo. Song song với các chương trình này, nhiều địa phương cũng
triển khai các hoạt động xây dựng NTM theo những chương trình riêng của tỉnh,
thành phố.
Các chương trình thí điểm và chương trình MTQG xây dựng NTM đều thực
hiện nguyên tắc chủ đạo trong triển khai các nội dung xây dựng NTM là phát huy
vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương, các hoạt động cụ thể do chính
cộng đồng nhân dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
Nguyên tắc này đã xác định xây dựng NTM là một hoạt động “dựa vào cộng đồng”,
phát huy sự tham gia và đóng góp của cộng đồng là nguồn lực chính để thực hiện
các nội dung xây dựng NTM. Tuy nhiên, theo đánh giá chung từ các chương trình
thí điểm, quá trình thử nghiệm vẫn chưa khơi dậy hiệu quả nguồn lực từ cộng đồng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
người dân chưa tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động xây dựng NTM.
Nhiều nơi người dân có tâm lý ỷ lại, chỉ dựa vào sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, từ
nguồn vốn cho xây dựng NTM, do đó, chủ yếu từ ngân sách nhà nước và tập trung
cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thiếu sự tham gia ý kiến của cộng đồng,
thiếu các hoạt động phát huy vai trò cộng đồng trong tổ chức sản xuất, bảo vệ môi

trường, duy trì và phát triển các truyền thống văn hoá tốt đẹp… Ngay trong báo cáo
của BCĐ Trung ương về kết quả giai đoạn đầu triển khai chương trình MTQG xây
dựng NTM, vấn đề tồn tại vẫn là nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp và
người dân về xây dựng NTM còn chưa đúng và chưa đầy đủ, mang nặng tâm lý thụ
động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy được vai trò chủ thể của
cộng đồng dân cư. Chính vì vậy xây dựng NTM đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu
của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là cuộc vận động toàn diện thực hiện trên
tất cả các lĩnh vực, là cơ sở để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước
công nghiệp.
Có thể thấy, chương trình xây dựng NTM trên tất cả các tỉnh trong cả nước
đều nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng nhưng vai trò đó chưa
được phát huy đầy đủ. Chưa có giải pháp cụ thể thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng
trong khi đây chính là nguồn lực đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công của
chương trình xây dựng NTM.
Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài:"Nghiên cứu sự tham gia của
cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng " làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình và từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định được mức độ tham gia của của cộng đồng trong việc triển khai thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
thúc đẩy sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

huyện Thạch An nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp cho tôi có điều kiện củng cố và
áp dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn đồng thời bổ sung những
kiến thức còn thiếu cho bản thân.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình rất lớn đã và
đang được triển khai trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Do vậy, những nghiên
cứu của tôi trong đề tài này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu để thấy được mức độ tham gia của cộng đồng trong quá trình
xây dựng nông thôn mới sẽ cung cấp thông tin gốc từ thực địa cho quá trình xây
dựng NTM ở huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng và Trung ương, để chỉ đạo xây dựng
NTM sẽ phù hợp với điều kiện của người dân hơn.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở, căn cứ để đề xuất một số giải pháp thực tiễn
nhằm xây dựng nông thôn mới thành công và đạt hiệu quả cao tại huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng.
- Kết quả nghiên cứu giúp cho khoa Kinh tế &PTNT trường đại học Nông
lâm Thái nguyên, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn
Bộ NN&PTNT làm cơ sở để tiế p tu ̣cnghiên cứu, đề xuất chính sách cho Chương
trình XD NTM trong những năm tiế p theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Khái niệm Nông thôn và đặc điểm của nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông
dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và
môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác.
Nông thôn là vùng khác với đô thị là ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông
dân, làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp hơn; có kết cấu hạ tầng
kém phát triển hơn; có mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn; có trình độ dân trí,
trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn.
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan
điểm khác nhau. “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều
kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng
nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các
vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển” [12].
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều khác nhau. Đây là một quá
trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục
tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng thời phát triển
nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn nhưng vẫn bảo
tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công
nghệ. PTNT là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối liên hệ tác
động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hóa, xã hội,
thể chế và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải được đặt
trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia. Sự phát triển
của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói
riêng và sự phát triển chung của đất nước [13].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





5
1.1.2. Nông thôn mới
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW [20] đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân
trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn
dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Trong quyết định Số 800/QĐ-TTg [25] đưa ra mục tiêu trung về xây dựng
mô hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”.
Như vậy nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị
tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể
khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ
tầng hiện đại; (2) sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; (3)
đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; (4) bản
sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; (5) xã hội nông thôn an ninh tốt,
quản lý dân chủ.
1.1.3. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng
Theo Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học của Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp - Bộ NN & PTNT (2009) [20]: Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu
về phát triển (nông thôn) theo định hướng cộng đồng, và có một số cách dùng từ
khác nhau như phát triển theo định hướng cộng đồng, phát triển dựa vào cộng đồng,
phát triển do cộng đồng làm chủ, và phát triển lấy người dân làm trung tâm. Phát
triển theo các tên gọi khác nhau này đều có chung bản chất là phát triển theo định

hướng cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
Phát triển theo định hướng cộng đồng cho rằng các cộng đồng địa phương
khi có được quyền ra các quyết định và quản lý các nguồn lực trong tay sẽ thực hiện
việc phát triển tốt hơn.
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, phát triển do cộng đồng làm chủ
phụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức cộng đồng, các
tổ chức phi chính phủ với các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư nhân hay công cộng
(như dịch vụ khuyến nông). Trong điều kiện của Việt Nam, có thể hiểu trong điều
kiện khi chính quyền xã, các thôn và các tổ chức cộng đồng đang giữ vai trò chủ
đạo trong việc lựa chọn, lập kế hoạch và quản lý các chương trình, các hoạt động
phát triển địa phương. Điều đó còn bao gồm cả việc chuyển quyền chủ đầu tư và sử
dụng tài chính cho cấp địa phương (Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học của Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - Bộ NN & PTNT, 2009) [20].
1.1.4. Khái niệm cộng đồng và mức độ tham gia của cộng đồng
Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [18], có nhiều khái niệm về cộng
đồng, trong đó nổi bật hai khái niệm: theo Marcia L.Conner “cộng đồng là các
nhóm dân cư có cùng sở thích, có chung lợi ích và mối quan tâm”. Khái niệm này
đã phản ánh được những đặc trưng mang tính bản chất của cộng đồng. T.Schouten
và P. Moriarty lại cho rằng: “cộng đồng sinh ra và tồn tại do một nhóm những
người đồng sở thích, nhưng cộng đồng không chỉ có nghĩa chỉ là một nhóm gồm
những cá nhân đó mà còn bao hàm cả mối quan hệ, hành vi, ứng xử và sự tương tác
giữa các thành viên”. Trên thực tế, không có một cộng đồng thuần chất. Trong một
cộng đồng có thể bao gồm cả những người giàu, người nghèo từ các giai tầng xã hội
khác nhau, có trình độ kiến thức và nhu cầu cụ thể khác nhau, nhưng có cùng mối

quan tâm và lợi ích chung. Mặt khác, một cá nhân có thể đồng thời thuộc về vài
cộng đồng tại cùng một thời điểm do bản thân họ có nhiều mối quan tâm, nhiều sở
thích và chia sẻ lợi ích với nhiều nhóm người khác nhau; trong một cộng đồng số
thành viên thường có xu hướng biến đổi. Cộng đồng nông thôn gắn kết với nhau
trên cơ sở tình làng nghĩa xóm truyền thống và quan hệ trong nội bộ dòng tộc.
Ở Việt Nam, có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm “cộng đồng”. Từ điển tiếng
Việt, Viện ngôn ngữ học, 1992 [21] giải thích: “cộng đồng là toàn thể những người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
sống thành một xã hội, nói chung có những điểm giống nhau, gắn bó thành một
khối”. Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1999 giải thích:
“cộng đồng là tập hợp những người có những điểm giống nhau làm thành một khối
như một xã hội”. Cộng đồng là một nhóm người có cùng những đặc điểm chung, ví
dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ tài nguyên và lợi ích chung,...
Nói cách khác, cộng đồng là một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu
vực nhất định, có chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng tài nguyên
vốn có để đạt mục đích chung [18].
Cộng đồng dân cư làng xã truyền thống: Cộng đồng nông thôn truyền thống
ở Việt Nam là làng xã xuất hiện từ khi tổ tiên biết làm nông nghiệp, đặc biệt là từ
khi biết trồng lúa nước. Cộng đồng dân cư làng xã, những nhóm người dân tự quản
gắn bó với nhau trên cơ sở tự nguyện vì những mối quan tâm chung. Các mối quan
tâm này khá phong phú và đa dạng. Để có thể thực hiện mục tiêu chung, cộng đồng
đã tự lập ra những hình thức tổ chức tự quản hết sức phong phú của mình. Trong
lĩnh vực văn hóa tinh thần có loại hình phường hát bội, hội làng Gióng… được lập
ra để gìn giữ các di sản văn hóa giá trị. Nhiều tổ chức cộng đồng được lập ra để bảo
vệ an ninh trật tự công cộng trong làng xã. Nhiều nơi, các dòng họ cũng đặt ra các

quy ước nghiêm ngặt buộc các thành viên tuân theo nhằm duy trì và phát huy truyền
thống của dòng họ [18].
1.1.5. Khái niệm về nội lực, nội lực của cộng đồng
Không có nhiều các khái niệm về “nội lực từ người dân” được tìm thấy.
Trong cuốn “sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã” của Bộ Nông
nghiệp và PTNT (2009) [3] có giải thích “nội lực của cộng đồng” bao gồm:
(i) Công sức, tiền của do người dân và cộng đồng tự bỏ ra để chỉnh trang nơi
ở của gia đình mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở; xây dựng đủ 3 công trình vệ
sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo tiêu
chuẩn nông thôn mới; cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang
cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang,…
(ii) Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
(iii) Đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng, xã như: đường
giao thông thôn, xóm; kiên cố hóa kênh mương; vệ sinh công cộng,...
Theo giải thích trong cuốn sổ tay này thì “nội lực của cộng đồng” chính là
những đóng góp bằng tiền và công sức của người dân và cộng đồng. Cách hiểu này
chưa thật đầy đủ vì ngoài đóng góp bằng tiền và công sức, người dân và cộng đồng
còn có thể đóng góp cho xây dựng nông thôn bằng các nguồn nội lực khác như: đất
đai và các tài sản khác (nguyên vật liệu của hộ và của cộng đồng: tre, luồng, cát, sỏi
ở địa phương); trí tuệ và năng lực của người dân; hoặc bằng các mối quan hệ xã hội,
quyền được ra quyết định.
a. Nguồn lực cộng đồng: Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [18], một
cách khái quát nhất, nguồn lực từ cộng đồng là tất cả các nguồn lực thực tế trong

cộng đồng giúp người dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ (Gord Cunningham,
2006). Trong tài liệu tập huấn Kỹ năng phát triển cộng đồng (Đại học An Giang,
2007), nguồn lực cộng đồng được khái niệm một cách toàn vẹn bao gồm các thành
phần sau:
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (natural capitals): là các nguồn tài
nguyên thiên nhiên tồn tại trong cộng đồng. Ví dụ: đất sản xuất, tài nguyên rừng,
thuỷ sản…
- Các nguồn tài sản vật chất (physical capitals): là các công trình được xây
dựng phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho đời sống nhân dân tại cộng đồng (và các
cộng đồng lân cận). Ví dụ: cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm).
- Các nguồn tài sản về con người (human capitals): gồm các kỹ năng (skills),
kiến thức (knowledge) và năng lực (talent) của các thành viên trong cộng đồng.
- Các nguồn tài sản xã hội (social capitals): mối quan hệ giữa các thành viên
trong cộng đồng, ví dụ như niềm tin (trust).
- Các nguồn tài sản tài chính (financial capitals): là các nguồn lực kinh tế
tồn tại trong cộng đồng như hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong vùng, khả
năng kinh tế của các thành viên trong cộng đồng.
Trong nghiên cứu này, các nguồn lực cộng đồng không nhìn ở phạm vi rộng
như trên. Nguồn lực cộng đồng ở đây được hiểu là những đóng góp của người dân (cá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
nhân, hộ gia đình, tổ nhóm…) cho các hoạt động xây dựng NTM. Các nguồn lực mà
họ có thể đóng góp là: tiền, tài sản, vật chất, công lao động, tham gia ý kiến...
b)Vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn:
Trong cuốn cẩm nang “Phát triển nông thôn toàn diện” (2004), giáo sư
Michael Dower cho rằng cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông

thôn, là cơ sở cho phát triển nông thôn bền vững vì:
- Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình.
- Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương
mà quá trình phát triển phải dựa vào đó.
- Kỹ năng, truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng chính để
phát triển.
- Sự cam kết của họ là sống còn (nếu như họ không ủng hộ một kế hoạch
nào, kế hoạch đó sẽ không thực hiện được).
- Hơn thế nữa, một cộng đồng càng phát triển và năng động, thì càng có khả
năng thu hút người dân ở lại, và giữ họ không di chuyển đi nơi khác [18].
c) Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng: Theo các phân tích ở trên thì vai
trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn được xác định là rất quan trọng. Các
nguồn lực cộng đồng có thể huy động cho phát triển nông thôn cũng rất đa dạng.
Chính vì thế, những năm vừa qua, cách tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng
đồng được thực hiện phổ biến ở nhiều chương trình, dự án phát triển nông thôn trên
thế giới.
Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [18]: Phát triển nông thôn dựa vào
cộng đồng (Community-Based Rural Development -CBRD) là phương pháp tiếp cận
dựa vào cộng đồng để phát triển các lĩnh vực khác nhau ở khu vực nông thôn.
Phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng được nhiều chương
trình/dự án sử dụng phổ biến. Mỗi chương trình/dự án có mục tiêu riêng, có thể là
nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong cộng đồng, phát triển hệ thống dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ nhân dân, quản lý nguồn tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng
cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn…
Chính vì thế, có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển nông thôn dựa
vào cộng đồng. Tuy nhiên có một điểm chính vẫn còn đang có nhiều tranh luận, đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10
là cách hiểu như thế nào là “dựa vào cộng đồng” (community- based). Có ý kiến
cho rằng, ở các nước đang phát triển, vấn đề phát triển nông thôn là rất quan trọng
do phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn và hoạt động chính là sản xuất nông
nghiệp, vì thế rất nhiều tổ chức khác nhau áp dụng các biện pháp phát triển cộng
đồng khác nhau đã được thực hiện tại các quốc gia này. Hầu hết những nỗ lực hỗ trợ
phát triển này được tạo ra từ phía bên ngoài cộng đồng (nhà nước, tổ chức phi chính
phủ, cơ quan nghiên cứu - phát triển) chứ bản thân cộng đồng không tự tổ chức phát
triển. Điều này tạo đặt ra vấn đề là “sự tham gia” hay “dựa vào cộng đồng” nằm ở
đâu? Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra về sự bền vững của những tác động phát triển
này cũng như câu hỏi về việc cộng đồng có được tăng cường sức mạnh để tự ra
quyết định của mình hay không [18].
Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [18], cũng có nhiều câu trả lời cho
những tranh luận trên, trong đó đáng chú ý là khái niệm phát triển nông thôn dựa
vào nội lực cộng đồng (Asset-Based Community Development - ABCD) do Jody
Kretzmann và John McKnight (1993) đưa ra. Đây là một cách tiếp cận phát triển
cộng đồng đề cao việc sử dụng những kỹ năng và sức mạnh đã và đang hiện hữu
ngay trong cộng đồng nông thôn hơn là việc lôi kéo, trông chờ vào sự trợ giúp từ
bên ngoài. Cụm từ “dựa vào cộng đồng” ở đây đề cập đến tính chủ động, tự phát
triển, trong đó khuyến khích các thành viên trong cộng đồng tạo ra sự tiến triển cho
chính bản thân họ (capacity- driven), đối lập với cách tiếp cận truyền thống là dựa
theo nhu cầu (needs- driven) mà đã khiến cho cộng đồng phụ thuộc vào các hỗ trợ
bên ngoài.
1.1.6. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong PTNT
Theo Vũ Trọng Bình [15]: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người
dân địa phương trong các hoạt động phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Điều kiện hộ gia đình: trong khuôn khổ nghiên cứu về sự tham gia Cohen và
Uphoff (1979) đã liệt kê các đặc trưng hộ gia đình ảnh hưởng tới sự tham gia. Đó
là: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế, quan hệ xã hội, và vv...

Trong nghiên cứu khác, W. Alters và các cộng sự (1999) thấy rằng lịch sử di dân và
định cư của hộ gia đình cũng ảnh hưởng tới sự tham gia.
Điều kiện môi trường cộng đồng: điều kiện môi trường cộng đồng cũng ảnh
hưởng tới mức độ tham gia của người dân. Các yếu tố môi trường khác nhau có ảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
hưởng tới việc thammgia vào dự án. (Cohen và Uphoff, 1980; Finterbusch, 1989).
Xu thế và sự kiện lịch sử có những hệ quả quan trọng đối với sự tham gia của người
dân. Các sự kiện như: lịch sử di dân và định cư; dòng giống gia đình và nhóm, lịch
sử của các tổ chức chính trị xã hội và các xung đột vv... ( Walter và cộng sự, 1999).
Các hoạt động phát triển trong cộng đồng được tổ chức thông qua hoạt động tập thể,
người dân địa phương tụ họp cùng nhau để làm việc[15].
Tính cộng đồng: Ý thức cộng đồng có thể tự thể hiện bằng việc tự nguyện
tham gia vào các hoạt động tập thể của cộng đồng. Trong nghiên cứu về phong trào
làng mới (Saemual Undong) ở Hàn Quốc, Park (2001) nhận thấy, tính đồng nhất
của những nông dân trong khuôn khổ kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng dẫn tới sự
hợp tác chặt chẽ giữa người dân trong thôn khi thực hiện phong trào làng mới. Park
(2001) cũng nhận thấy người dân nông thôn Hàn Quốc có truyền thống lâu đời góp
công lao động trong vụ nông nhàn để bảo dưỡng giao thông công cộng và hoàn
thiện cơ sở hạ tầng của thôn [15].
Tổ chức cộng đồng: các đặc điểm chính trị và tổ chức của cộng đồng ảnh
hưởng tới sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động phát triển
(Rao, 2004; Jorgensen, 2001; Walters, 1999; Finsterbusch,1987; Cohen, 1980).
Nhìn chung, người lãnh đạo của cộng đồng do dân bầu. Đó là người có vai trò quan
trọng trong quản lý cộng đồng và trong huy động các nguồn lực để phát triển. Năng
lực của trưởng thôn có ảnh hưởng mạnh tới sự tham gia cộng đồng (Kim 2005).

Mức độ mà chính quyền cấp trên tham gia trong các hoạt động của cộng đồng phụ
thuộc vào mức độ phân cấp quyền lực và nguồn lực mà chính quyền cấp trên trao
cho cấp dưới (Vũ Trọng Bình) [15]
Đặc điểm của dự án: Các đặc trưng của chính dự án cũng có thể ảnh hưởng
đến mức độ tham gia. Khi dự án đã được xác định nhằm vào nhu cầu của dân địa
phương, tính phức tạp về kỹ thuật sẽ ảnh hưởng tới mức độ tham gia (USAID,
1996). Nhìn chung, chỉ có lao động không có tay nghề trong mỗi cộng đồng do đó
những dự án có công nghệ đơn giản sẽ làm dân địa phương dễ dàng tham gia [15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
1.1.7. Các chỉ tiêu để xác định sự tham gia
Theo Vũ Trọng Bình [15] Trong nghiên cứu phát triển tham gia ở vùng nông
thôn Nigeria, Okarfor(1997) nhận thấy 4 lĩnh vực tham gia, và do đó 4 yếu tố để đo
phạm vi tham gia là:
(1)

Tham giam vào cuộc họp của dự án;

(2)

Tham gia vào việc ra quyết định

(3)

Tham gia vào giám sát các dự án phát triển;


(4)

Tham gia đóng góp vốn;

Sự tham gia có thể áp dụng cho rất nhiều các hoạt động để tăng hiệu quả của
các hoạt động hoặc dự án. Sự tham gia cũng đặc trưng cho quản lý tài nguyên thiên
nhiên (Lise 2000; Dupar 2002; Seker 2001;). Sự tham gia cũng đóng vai trò đáng kể
trong xây dựng cơ sở hạ tầng, như công trình thủy lợi, giao thông, hệ thống điện, và
vv... (UNCDF; Feachem, 1980; Jogresen et al., 2001; lam 2001). Nó cũng có vai trò
tích cực trong các hoạt động văn hóa xã hội như là các dụ án về y tế, giáo

dục

...vv.(Rao et al., 2004) [15].
1.1.8. Căn cứ pháp lý để xây dựng nông thôn mới
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành
chương trình hành động thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [18].
Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 05 tháng 01 năm
2010 Phê duyệt đề án "Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến
năm 2020.
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 - 2020;
Các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật về nông thôn mới của các Bộ, Ngành có
liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới
1.2.1.1. Phong trào Làng mới của Hàn Quốc:
Vào những năm 1960, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống
nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn. Trong cả nước có 34% dân số thuộc vào nhóm
nghèo đói và chỉ có 20% dân số có thể tiếp cận với điện. Dù đã đình chiến những
hai miền Nam - Bắc vẫn đang còn căng thẳng, không có đủ kinh phí để đầu tư phát
triển nông thôn. Trước hoàn cảnh đó, bước vào những năm 1970, Chính phủ Hàn
Quốc bắt đầu thực hiện mô hình “Nông thôn mới” để thực hiện công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp - nông thôn [23].
- Vực dậy nông thôn bắt đầu bằng việc cải thiện dân sinh.
Từ năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện mô hình “Nông thôn mới”
(Saemaul Undong SMU) với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn.
Mô hình này thực hiện 16 dự án với mục tiêu là cải thiện môi trường sống cho
người dân ở nông thôn: Mở rộng đường giao thông, hoàn thiên hệ thống nước thải
sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt công cộng và trồng thêm nhiều cây xanh, xây
dựng sân chơi cho trẻ em…Cải thiện môi trường sống cho nông thôn được coi là
nền tảng cho quá trình phát triển nông thôn [26].
Chính phủ đã liên tục điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển để phù hợp với
tình hình thực tiễn. Năm 1971 các dự án thực hiện hỗ trợ cho 33 nghìn làng với mỗi
làng là 300 bao xi măng. Đất đai và công lao động do chính dân trong làng đó đã bỏ
ra. Nhưng năm 1972, chiến lược đầu tư đã được điều chỉnh, chỉ con một nửa trong
số 33 nghìn làng được hỗ trợ. Nhưng nhà nước đã hỗ trợ thêm 1 tấn thép và tăng lên
500 bao xi măng.

Để đánh giá những kết quả này, dự án đã xếp loại các làng này thành 3
nhóm: Nhóm làng tích cực nhất, nhóm trung bình và nhóm cơ bản. Bằng việc trao
thưởng cho mỗi làng 2000 USD nếu được thăng nhóm xếp hạng, chương trình đã
tạo sự chuyển biến tích cực của việc phân loại các nhóm trong các làng trong vòng
3 năm sau đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
- Con người là nhân tố quyết định.
Để thực hiện có hiệu quả quá trình hỗ trợ cho các làng, dự án Nông thôn
mới chú trọng đến nhân tố con người. Trình độ văn hóa của người dân nông thôn
rất thấp cho nên việc phổ biến gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục hạn chế
này, dự án chú trọng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ cấp làng, cán bộ chính
quyền địa phương.
Trước khi tiến hành hỗ trợ cho các làng, cán bộ dự án tiến hành các điều tra
xã hội học đối với ba nhóm đối tượng là: Cán bộ địa phương, cán bộ làng và người
dân. Các điều tra này cho biết được đích xác nhu cầu hiện tại của người dân trong
các làng, suy nghĩ và trình độ nhận thức của lãnh đạo làng.
Để sự tham gia của người dân chủ động và hiệu quả, các cán bộ làng sẽ thực
hiện quá trình trao đổi ý kiến với dân làng, tiếp thu ý kiên của nhân dân để điều
chỉnh và phát triển dự án.
Dự án Nông thôn mới trả lương cho cán bộ làng thay cho nhân dân như trước
đây, cho nên đã khuyến khích cả cán bộ làng và nhân dân cùng tham gia.
Nâng cao chất lượng cán bộ, lãnh đạo và tiếp thu ý kiến từ trong nhân
dân là hai biện pháp mang lại hiệu quả cao cho các dự án hỗ trợ trong mô hình
“Nông thôn mới”
Quyền làm chủ của cộng đồng dân cư được phát huy đến mức tối đa, phù

hợp với khả năng tổ chức và thực hiện của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu thiết thực
của họ, nhấn mạnh đến khai sáng tinh thần cộng đồng và làm việc chăm chỉ do vậy
có khả năng nhân rộng trên khắp cả nước [20].
- Bài học kinh nghiệm từ phong trào “làng mới”
Ngài Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm,
ngư nghiệp cho biết: Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự
mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn
Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn [28].
Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc “Nhà nước bỏ ra 1 vật
tư, nhân dân bỏ ra 5 - 10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo
thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267
làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗ
trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác
thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất,
ngày công cho các dự án.
Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ
sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống
mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây
dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn
để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn, cho
vay thúc đẩy sản xuất. Từ năm 1972 đến năm 1977 thu nhập trung bình của các hộ
tăng lên 3 lần.

Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định
nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào “làng mới” là đội ngũ cán bộ cơ sở
theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm đào tạo
quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương. Nhà nước đài
thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực
như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng.
Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội
đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của Chính phủ trên cơ sở công khai,
dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương.
Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa
chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình.
Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã
thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán
bộ HTX do dân bầu chọn. Phong trào “làng mới” là bước ngoặt đối với sự phát
triển của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu
vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác. Trong
vòng 10 năm, doanh thu bình quân của 1 HTX tăng từ 43 triệu won lên 2,3 tỉ won.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16
Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn
dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập
huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu
tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng. Nếu năm 1970
phá rừng còn là quốc nạn thì 20 năm sau rừng xanh đã che phủ khắp nước và đây
được coi là một kỳ tích của phong trào “làng mới”.
Phong trào “Làng mới” của Hàn Quốc là một trong các phong trào điển hình

thực hiện phát triển nông thôn cấp cơ sở. Nguyên tắc thực hiện của phong trào về
thực chất là phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng. Việc thực hiện phong trào
được đánh giá là rất thành công khi có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Hàn
Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trong những năm 1960 trở thành
một nước công nghiệp hiện đại vào những năm 1990 trở lại đây. Các kinh nghiệm
và bài học từ chương trình làng mới có thể đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu
xây dựng chương trình MTQG về xây dựng NTM của Việt Nam để thực hiện thành
công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn [28].
1.2.1.2 Xây dựng NTM từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản
Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào
'Mỗi làng, một sản phẩm' (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu
vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Người khởi
xướng phong trào OVOP của thế giới, Tiến sĩ Mo-ri-hi-kô Hi-ra-mát-su nhấn mạnh
ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP. Đó là, địa phương hóa rồi hướng
tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó,
nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật,
quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Câu chuyện từ những kinh nghiệm trong quá
trình xây dựng các thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật Bản như nấm hương
khô, rượu Shochu lúa mạch, chanh Kabosu... cho thấy những bài học sâu sắc đúc
kết không chỉ từ thành công mà cả sự thất bại. Người dân sản xuất rồi tự chế biến,
tự đem đi bán mà không phải qua thương lái. Họ được hưởng toàn bộ thành quả chứ
không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian nào. Chỉ tính riêng trong 20 năm
kể từ năm 1979-1999, phong trào OVOP 'Mỗi làng, một sản phẩm' của đất nước
mặt trời mọc đã tạo ra được 329 sản phẩm bình dị và đơn giản như nấm, cam, cá
khô, chè, măng tre... được sản xuất với chất lượng và giá bán rất cao [30].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





17
1.2.1.3. Xây dựng NTM ở Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn
chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông
nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá
nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào
học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và
các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường
công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp;
giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân [30].
Kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thái Lan cho thấy,
những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ
sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu
vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
1.2.2. Những kết quả bước đầu về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết trung ương 7 (khóa X), Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày
16/4/2009 và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020 tại Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2020.
Kết quả thực hiện đến nay trên các lĩnh vực như sau:
-Thành lập bộ máy chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở
Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
1013/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020. Ban Chỉ đạo Trung ương có 24
thành viên, do đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ làm Trưởng ban,
Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Phó trưởng ban thường trực.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×