Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa BG1 vụ mùa 2015 và xuân 2016 và tại hoành bồ, quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ TỔ HỢP
PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG LÚA BG1 TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ TỔ HỢP
PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG LÚA BG1 TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ,
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60 62 01 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN NGỌC

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều được tác giả cảm ơn. Các thông tin,
tài liệu trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.
TÁC GIẢ

Đặng Thị Yến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện Đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, phòng Đào
tạo, khoa Nông học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và

gia đình.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo TS. Phạm Văn Ngọc, giáo viên khoa Nông học Trường Đại học Nông
Lâm, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện Đề tài này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Nông học,
phòng Đào tạo Trường Đại học Nông Lâm đã giúp đỡ tôi hoàn thiện Đề tài và
có những đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Hội Nông dân huyện, Phòng Nông nghiệp &PTNT, Trung tâm dịch
vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hoành Bồ; Đảng ủy, UBND xã Bằng Cả,
huyện Hoành Bồ nơi tôi thực hiện Đề tài đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện Đề tài này.
- Cảm ơn bố, mẹ, anh, chị em trong gia đình đã giúp đỡ và đồng hành
cùng tôi thực hiện các công thức thí nghiệm ở vụ Mùa năm 2015 và vụ Xuân
2016 tại trang trại gia đình.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô
giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Đặng Thị Yến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................................x
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................................4
1.2. Tình hình nghiên cứu phân bón trên thế giới và ở Việt Nam ...............................5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu phân bón trên thế giới ..................................................5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu phân bón ở Việt Nam ..................................................7

1.3. Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới và ở Việt Nam ...................................9
1.3.1. Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới .....................................................9
1.3.2. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam ......................................................11

1.4. Vai trò của phân bón đối với cây lúa .................................................................. 13
1.4.1. Nhu cầu về đạm của cây lúa............................................................................14
1.4.2. Nhu cầu về lân của cây lúa ...........................................................................15
1.4.3. Nhu cầu về kali của cây lúa ..........................................................................16

1.5. Phương pháp bón phân cho lúa ............................................................................ 17
1.5.1. Các loại và dạng phân bón sử dụng cho lúa..................................................17
1.5.2. Lượng phân bón cho lúa ở các vùng trồng lúa chính ....................................18
1.5.3. Phương pháp bón phân cho lúa .....................................................................19

1.6. Vấn đề bón phân cân đối cho cây lúa................................................................... 22
1.7. Đánh giá chung rút ra từ tổng quan tài liệu ......................................................... 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.............................................................................................................. 25
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 25
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................25
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................25

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 26
2.2.1. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................26
2.2.2. Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm ...............................................26
2.2.3. Kỹ thuật áp dụng thực hiện thí nghiệm .........................................................27

2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................................. 29
2.3.1. Các chỉ tiêu đặc điểm hình thái .....................................................................29
2.3.2. Các chỉ tiêu đặc điểm nông sinh học và sâu bệnh hại ...................................29
2.3.3. Kỹ thuật so màu lá lúa ..................................................................................33
2.3.4. Xác định hiệu lực phân bón ..........................................................................35

2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 36
3.1. Tình hình thời tiết ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển giống lúa BG1
vụ Mùa ............................................................................................................................ 36
3.1.1. Ảnh hưởng thời tiết vụ Mùa 2015 đến sinh trưởng phát triể n giống lúa
BG1 .........................................................................................................................36
3.2.2. Ảnh hưởng thời tiết vụ Xuân 2016 đến sinh trưởng phát triể n giống lúa

BG1 .........................................................................................................................38

3.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng phát
triển giống lúa BG1 ....................................................................................................... 39
3.3. Kết quả đánh giá ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến mức độ biểu hiện sâu bệnh
giống lúa BG1 ................................................................................................................ 51
3.4. Kết quả đánh giá ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và hiệu quả kinh tế giống lúa BG1....................................................................... 53
3.4.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất ..........53
3.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng Mùa vụ gieo cấy và phân bón đến năng suất
giống lúa BG1 .........................................................................................................57
3.4.3. Hiệu quả kinh tế ............................................................................................60

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 64
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CT

Công thức

CV(%)

Hệ số biến động (Coefficient of Variation)

Đ/c

Đốichứng

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Ha

Hecta

IRRI

Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế

LSD0,5


Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (Least Significant Difference
Test) mức độ tin cậy 95%

M2015

Vụ Mùa 2015

MV

Mùa vụ

NS

Sai khác không có ý nghĩa (Non - Signifiticant)

NSC

Ngày sau cấy

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P

Xác xuất


P1000

Khối lượng nghìn hạt

TB

Trung bình

X2016

Vụ Xuân 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.


Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu .......................................... 10

Bảng 1.2.

Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất trên thế giới năm
2010/2011 ............................................................................... 10

Bảng 1.3

Tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón (tấn) ................... 12

Bảng 2.1:

Tỷ lệ lượng phân đạm và kali bón ở các thời kỳ .................... 27

Bảng 3.1.

Mức độ biểu hiện dinh dưỡng đạm trên lá ở một số giai đoạn
sinh trưởng.............................................................................. 40

Bảng 3.2a: Một số chỉ tiêu nông ho ̣c giố ng BG1 vu ̣ Mù a 2015 và Xuân
2016 ........................................................................................ 40
Bảng 3.2b: Các chỉ tiêu nông ho ̣c giố ng BG1 vu ̣ Mùa 2015 và Xuân
2016 ........................................................................................ 42
Bảng 3.3a: Thời gian sinh trưởng và phát dục của giố ng BG1 vu ̣ Mùa 2015,
vụ Xuân 2016 ......................................................................... 44
Bảng 3.3b: Thời gian sinh trưởng và phát dục của giố ng BG1 vu ̣ Mùa 2015
và vụ Xuân 2016..................................................................... 44
Bảng 3.4:


Tốc độ đẻ nhánh giố ng BG1 vu ̣ Mùa 2015 và Xuân 2016 .... 45

Bảng 3.5:

Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu giống BG1 vu ̣

Bảng 3.6:

Mùa 2015 và Xuân 2016 ........................................................ 48
Mức đô ̣ biể u hiê ̣n sâu ha ̣i trên giố ng BG1 vụ Mùa 2015 và vụ
Xuân 2016 .............................................................................. 51

Bảng 3.7: Mứ c đô ̣ biể u hiê ̣n bê ̣nh ha ̣i giố ng BG1 vu ̣ Mù a 2015, vụ
xuân 2016 ....................................................................... 52
Bảng 3.8a: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống BG1 ...... 53
Bảng 3.8b: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống BG1 ...... 55
Bảng 3.9.

Giá trị biến động các nguốn biến động của năng suất ........... 57

Bảng 3.10. Năng suất trung bình của các công thức phân bón qua 2 vụ thí
nghiệm........................................................................................................ 58
Bảng 3.11: Ảnh hưởng mùa vụ đến năng suất trung bình thí nghiệm ...... 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón trên giống lúa BG1

thí nghiệm ............................................................................... 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




x
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1.a:

Đồ thị diễn biến thời tiết ở các ngày sau cấy giống lúa BG1 vụ Mùa
2015 tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ....................................36

Hình 3.1.b:

Đồ thị diễn biến thời tiết ở các ngày sau cấy của giống lúa BG1 ở vụ
Xuân 2016 tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ...........................38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng phụ thuộc vào tác động

tổng hợp của nhiều loại yếu tố: Ánh sáng, nhiệt độ, nước, phân bón… Trong
điều kiện sản xuất, việc điều khiển các yếu tố để tăng sinh trưởng và năng suất
rất khác nhau. Điều khiển chế độ nước, phân bón dễ hơn và thực tế sản xuất
người ta coi phân bón là đòn bẩy tăng năng suất cây trồng.
Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình, nông dân Việt Nam đã đúc kết
kinh nghiệm trồng trọt thành “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu
nông dao trên đã khẳng định được vai trò của phân bón trong hệ thống liên hoàn
tăng năng suất cây trồng. Trong mấy thập kỷ qua năng suất cây trồng đã không
ngừng tăng lên, ngoài vai trò của giống mới còn có tác dụng quyết định của
phân bón. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình cho năng
suất cao khi được bón đủ phân và bón phân hợp lý.
Bón phân cân đối là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết
yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích lượng, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây
trồng, đất, mùa vụ để đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản tốt và an toàn môi
trường sinh thái, tăng năng suất cây trồng và đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia. Bón phân không cân đối làm giảm hiệu lực của phân từ 20-50%.
Trong kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng nói chung và cây lúa
nói riêng, việc không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật như giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi... đã làm tăng năng suất lúa không
ngừng. Trong các yếu tố đó, phân bón là yếu tố vô cùng quan trọng đối với
năng suất, phẩm chất lúa. Theo tính toán, tuỳ từng chân đất, loại cây trồng và
vùng sinh thái, phân bón đóng góp từ 30-40% tổng sản lượng cây trồng, nhờ có
bón phân mà năng suất, sản lượng cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
cao liên tục. Trong các loại phân bón khoáng, các yếu tố dinh dưỡng đa lượng

đạm (N), lân (P) và Kali (K) được xếp ở vị trí hàng đầu, đó là những yếu tố
quyết định đến năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản. Vì vậy, việc nghiên
cứu bón phân khoáng cho lúa đã được thực hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế
giới cũng như trong nước.
Ở Việt Nam, diện tích đất lúa ngày càng thu hẹp dân số tăng, quá trình
đô thị hóa mạnh, do biến đổi khí hậu nên để đảm bảo nhu cầu lương thực trong
nước và xuất khẩu thì cần có các biện pháp tăng năng suất như sử dụng giống
có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, ứng
dụng các biện pháp canh tác hợp lý...
Đối với huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, diện tích tự nhiên 84.463 ha,
trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 3.727,29 ha chiếm 4,4 % diện tích tự nhiên.
Mặc dù đất đai nhiều, lao động dư thừa, nhưng trình độ thâm canh của người
dân còn hạn chế nên năng suất và sản lượng còn thấp. Sản lượng lương thực
cung cấp cho người dân trong huyện chỉ chiếm từ 68-70%, còn lại nhập từ các
địa phương khác, do vậy việc tăng năng suất và sản lượng lúa của huyện rất
quan trọng đảm bảo an ninh lương thực ở địa phương.
Giống lúa BG1 là giống lúa mới có triển vọng do Công ty Cổ phần giống
cây trồng Bắc Giang chọn lọc và đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận
giống lúa quốc gia năm 2014. Giống lúa BG1 đã được trồng thử nghiệm ở huyện
Hoành Bồ cho thấy có khả năng thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng
này. Để phát huy tiềm năng năng suất của giống cần nghiên cứu hoàn thiện qui
trình thâm canh trong đó yếu tố phân bón là quan trọng.
Từ những lý do trên, trong phạm vi luận văn đề tài thạc sỹ khoa học cây
trồng tôi tiến hành nghiên cứu: "Ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





3
trưởng và phát triển của giống lúa BG1 vụ Mùa 2015 và Xuân 2016 và tại
Hoành Bồ, Quảng Ninh".
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Xác định được tổ hợp phân bón thích hợp cho giống lúa BG1 đạt hiệu
quả kinh tế cao tại huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh
2.2. Yêu cầu của đề tài
+ Đánh giá được ảnh hưởng các tổ hợp phân bón đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của giống lúa BG1 ở vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016.
+ Xác định được hiệu quả kinh tế các tổ hợp phân bón trên giống lúa
BG1 tại xã Bằng Cả huyện Hoành Bồ ở vụ Mùa 2015 và vụ Xuân 2016.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia trên thế giới
đã, đang và sẽ trải qua các hình thức phát triển nông nghiệp và sử dụng
phân bón gồm:
- Nền nông nghiệp cổ điển: Là hái lượm (không trồng trọt) nên không
đáp ứng được nhu cầu sống của con người khi dân số ngày càng tăng.
- Nền nông nghiệp hữu cơ: Là dựa vào chăn nuôi để lấy phân và trồng
cây phân xanh, tận dụng tàn dư thực vật, không dùng phân hoá học và thuốc

bảo vệ thực vật, dựa vào vi sinh vật sống trong đất và điều kiện phát triển vi
sinh vật đất cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Nền nông nghiệp hóa học: Là nền sản xuất nông nghiệp được chuyên
môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả cơ giới hóa
trong sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vào trong lĩnh vực
nông nghiệp.
Kinh nghiệm ở Việt Nam: Để đạt năng suất lúa 5 tấn/ha cần phải cung
cấp từ 100 - 120 kg N/ha. Nếu chỉ bằng phân chuồng hoặc phân hữu cơ thì phải
bón 30 tấn mới đủ lượng đạm, do vậy rất khó khăn trong việc chuẩn bị đủ lượng
phân hữu cơ. Vì vậy, nền nông nghiệp này cũng không thể đáp ứng được nhu
cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với yêu cầu của con người. Kết quả
thử nghiệm sau 30 năm của FAO cho thấy: “Nếu tận dụng hết phân chuồng và
tàn dư thực vật trong một trang trại để bón ruộng mà không bón phân hoá học,
năng suất cây trồng giảm ít nhất là 30%, đất bị suy kiệt dinh dưỡng nghiêm
trọng; một số cây giống mới (giống lai) cần có một lượng phân bón thích hợp
thì mới đạt được năng suất tối đa".
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
việc nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và chất lượng của sản phẩm.
Trên cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa đặc điểm của giống, biện pháp
kỹ thuật, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu... với mức bón và loại phân bón Nguyễn Hữu Tề và Cộng sự - (1997)[29], cho rằng: những giống thấp cây bón
lượng đạm nhiều hơn giống cao cây; giống có bông to và hạt to bón phân nhiều
hơn giống có bông nhỏ và hạt nhỏ; giống có thân to và dầy sẽ chịu được lượng
phân bón cao, khi bón nhiều sẽ khó bị đổ. Lúa vụ Xuân (nhiệt độ thấp) bón
nhiều phân hơn lúa vụ Mùa (nhiệt độ cao). Trồng lúa dùng làm giống thì bón

nhiều phân để hạt mẩy, nảy mầm khoẻ, sức sống cao. Giống lúa đẻ nhánh ít,
thời gian đẻ nhánh kết thúc sớm thì bón nhiều phân đạm vào giai đoạn đầu để
thúc đẻ nhánh. Những giống đẻ lai rai thì bón tập trung ở thời kỳ đầu giai đoạn
đẻ nhánh để lúa đẻ tập trung. Những giống có lá to, dài và mỏng, bón ít đạm
hơn giống có lá ngắn, hẹp, bản lá dầy và xanh đậm. Dạng cây xoè không nên
bón nhiều phân vì không cấy được dầy và diện tích lá lớn che khuất lẫn nhau.
Giống chống chịu sâu bệnh kém không nên bón quá nhiều phân.
1.2. Tình hình nghiên cứu phân bón trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu phân bón trên thế giới
Phân bón không chỉ có vai trò quan trọng đối với an toàn lương thực mà
còn có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người. Việc trao giải hòa bình năm
1970 cho tiến sĩ Norman Borlaug cho thấy thế giới đã ghi nhận mối liên kết
khoa học nông nghiệp với sức khỏe cộng đồng. Tăng cường sử dụng phân bón
cho cây trồng đã đẩy mạnh sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng nguồn cung
cấp lượng thực cũng như góp phần vào cải thiện chất lượng thực phẩm như bổ
sung các vi lượng thiết yếu (Tom W. Bruulsema etal., 2012). Tuy nhiên cho
mãi đến giữa thế kỷ 18 thế giới mới quan tâm đến các yếu tố hóa học và dinh
dưỡng cây trồng.
Ngành công nghiệp sản xuất phân bón được ra đời vào cuối thế kỷ 18 và
nữa đầu thế kỷ 19, bắt đầu từ vùng tây bắc của châu Âu (IFA, 1998), song chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
thật sự phát triển mạnh vào những năm 60 của thế kỷ 20 khi mà cuộc cách mạng
xanh ra đời. Việc ứng dụng các giống cây trồng có năng suất cao và kỹ thuật
canh tác mới vào thời điểm đó đã đưa sản lượng lương thực tăng từ 830 triệu tấn
lên 1.820 triệu tấn từ 1960 đến 1990, trong khi đó diện tích đất sử dụng chỉ tăng

từ 1,4 tỷ ha lên 1,48 tỷ ha. Cũng trong khoảng thời gian đó thì lượng phân bón
của thế giới cũng gia tăng từ 30 triệu tấn lên 138 triệu tấn (IFA, 1998) [41]. Như
vậy, với diện tích đất chỉ tăng 3,5% trong khi sản lượng lương thực tăng đến
120% trong vòng 30 đã năm nói lên vai trò của thâm canh trong đó phân bón giữ
vai trò quyết định. Theo FAO (1980), phân bón làm gia tăng năng suất đến 55%
ở những nước đang phát triển trong giai đoạn 1965 đến 1975 và đầu tư 1 kg NP2O5-K2O sẽ thu được 10 kg hạt ngũ cốc. Vì vậy trong giai đoạn này các nước
đang phát triển sử dụng phân bón rất nhiều từ 4 triệu tấn năm 1960 lên đến 65
triệu tấn năm 1990 để gia tăng năng suất.
Phân bón có tác dụng thúc đẩy hoạt động quang hợp. Kết quả nghiên cứu
các giống lúa Indica có phản ứng với phân bón là tăng diện tích lá lớn hơn so
với giống lúa Japonica nhưng lại phản ứng yếu hơn khi hàm lượng phân bón
tăng. Ở vùng ôn đới, giống Japonica thường cho năng suất cao vì nó phản ứng
tốt với phân bón.
Theo kết quả nghiên cứu của Sinclair và Horie - (1989)[36], hiệu suất
bón đạm cho lúa rất khác nhau: 1kg N cho từ 3,1 - 23 kg thóc.
Các công trình nghiên cứu của Koyama - (1981)[33]. Sinclair (1989)[36] về đặc điểm bón phân cho các giống lúa đều đi đến kết luận:
giống mới yêu cầu về phân bón nhất là lân cao hơn giống cũ. Bón lân làm
tăng khả năng hút đạm và kali, là cơ sở để tăng năng suất cây trồng. Để đánh
giá khả năng cung cấp lân của đất cho cây trồng, người ta dựa vào hàm lượng
lân tổng số, phân lân bón cho lúa có hiệu quả đứng thứ 2 sau đạm, nhưng
trong một vài trường hợp, ở những đất nghèo dinh dưỡng thì phân lân lại làm
tăng năng suất nhiều hơn đạm. Tuy nhiên, bón phân lân cùng với đạm là điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
kiện tốt để phát huy hiệu quả cao của phân lân. Khi cây bị thiếu lân cây non
có bộ lá hẹp, thường bị cuộn lại, sức đẻ nhánh giảm và đẻ muộn, giai đoạn

đẻ nhánh kéo dài. Ở thời kỳ lúa đẻ nhánh và tròn mình phân lân có ảnh hưởng
tốt đối với cây lúa, nó làm cho trọng lượng của phần trên mặt đất của cây lúa
tăng khá lớn, sau đó đến thời kỳ chín mức tăng của trọng lượng thân cây
giảm. Ở những chân đất tương đối phì nhiêu, hiệu quả của phân lân đối với
năng suất lúa không lớn. Bón lân làm cho lúa cứng cây và tăng khả năng
chống đổ.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu phân bón ở Việt Nam
Phân bón có từ rất lâu đời cùng với sự ra đời của nền nông nghiệp và bắt
đầu bằng việc sử dụng các loại phân hữu cơ. Từ trước Công Nguyên con người
đã quan tâm đến việc bón phân hữu cơ cho ruộng, ở Trung Quốc đã biết bón
phân xanh và phân bón đã được bắt đầu sử dụng từ các phân của động vật và mở
rộng ra các loại phân hữu cơ khác.
Nông dân Việt Nam đã dùng phân hữu cơ từ rất lâu đời, từ việc phát
nương làm rẫy, đốt rơm rạ trên nương để lại lớp tro rồi chọc lỗ bỏ hạt. Việc cày
vặn ngả rạ (làm dầm) mục đích là để rơm rạ được ủ nát thành phân ngay tại
ruộng, người nông dân đã biết tận dụng ngay tại chỗ nguồn hữu cơ kết hợp với
thu gom phân trâu bò, tro bếp... để bón ruộng.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây lúa, Bùi Huy Đáp- (1999) [11] cho biết: “phân hoá học cung cấp từ 1/3
đến 1/2 lượng phân đạm cho lúa”. Những năm gần đây việc bón phân chuồng
cho lúa không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây nên con người đã sử
dụng phân đạm hoá học để bón. Mỗi giống lúa khác nhau cần một lượng phân
bón nhất định vào các thời kỳ cây đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ và giảm dần khi lúa
đứng cái.
Theo Lê Văn Căn -(1964) [5], ở đất phù sa sông Hồng nếu bón đơn
thuần phân đạm mà không kết hợp với phân lân và kali vẫn phát huy được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





8
hiệu quả của phân đạm, lượng phân lân và kali bón thêm không làm tăng năng
suất đáng kể, nhưng nếu cứ bón liên tục sau 3 - 4 năm thì việc phối hợp bón
lân và kali sẽ làm tăng năng suất rõ rệt trên tất cả các loại đất. Phân đạm là
nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất nên việc sử dụng phân đạm đã làm tăng
năng suất rất lớn. Tuy nhiên, chỉ phân đạm khó có thể tạo lập độ phì nhiêu
cho đất nên khi sử dụng không cân đối giữa đạm với nguyên tố khác sẽ làm
suy thoái đất. Qua nghiên cứu về phân bón cho thấy: ở Việt Nam, trên đất
phèn nếu không bón lân, cây trồng chỉ hút được 40 - 50 kg N/ha, nếu bón lân
cây trồng sẽ hút 120 - 130 kg N/ha. Do vậy, để đảm bảo đất không bị suy thoái
thì về nguyên tắc phải bón trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng tương tự
lượng dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi. Tuy nhiên, việc bón phân cho cây
trồng lại không chỉ hoàn toàn dựa vào dinh dưỡng cây trồng hút từ đất và phân
bón, mà phải dựa vào lượng dinh dưỡng dự trữ trong đất và khả năng hấp thu
dinh dưỡng của cây.
Lúa yêu cầu đạm ngay từ lúc nảy mầm và gần như đến cuối cùng của
thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Tỷ lệ đạm trong cây so với trọng lượng chất khô
ở các thời kỳ như sau: thời kỳ mạ 1,54%, đẻ nhánh 3,65%, làm đòng 3,06%,
cuối làm đòng 1,95%, trổ bông 1,17% và chín 0,4%.
Đối với nhiều loại đất, ngay từ đầu cần phải bón đạm kết hợp với lân mới
cho năng suất cao. Sự tích luỹ đạm, lân, kali ở các cơ quan trên mặt đất không
chỉ kết thúc ở thời kỳ trỗ mà còn được tiến hành ở giai đoạn tiếp theo của cây.
Tuy nhiên, từ khi cây bắt đầu đẻ nhánh đến làm đòng, cây lúa phản ứng mạnh
với dinh dưỡng N, K2O ở mức độ cao.
Theo Đào Thế Tuấn - (1970) [24], trong thí nghiệm 3 vụ liền ở đất phù
sa sông Hồng đã rút ra kết luận: “Vụ lúa chiêm cũng như vụ lúa mùa, chia đạm
ra bón nhiều lần để bón thúc đẻ nhánh, nếu bón tập trung vào thời kỳ đầu đẻ
nhánh thì số nhánh tăng lên rất nhiều về sau lụi đi cũng nhiều và thiếu dinh
dưỡng. Nếu bón tập trung vào cuối thời kỳ đẻ nhánh thì số nhánh lụi đi ít nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
tổng số nhánh cũng ít vì vậy cần chú ý cả hai mặt. Trong trường hợp đạm bón
tương đối ít thì nên bón tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh rộ.
Khi nghiên cứu về lúa lai các nhà khoa học Trung Quốc kết luận rằng:
“Với cùng một mức năng suất, lúa lai hấp thu lượng đạm và lân thấp hơn lúa
thuần, ở mức 75 tạ/ha lúa lai hấp thu thấp hơn lúa thuần 4,8% về đạm, hấp thu
P2O5 thấp hơn 18,2% nhưng hấp thu K2O cao hơn 4,5 % - Trần Thúc Sơn(1999)[19].
Thực tế sản xuất đã có nhiều khuyến cáo về mức bón phân kali cho lúa.
Ở Việt Nam liều lượng phân kali khuyến cáo sử dụng cho lúa ở Đồng bằng
sông Hồng còn chưa được thống nhất, thường dao động từ 60 - 120 K2O/ha đối
với lúa thường, 90 - 120 K2O/ha đối với lúa lai, tùy theo mức độ đạm bón và
lượng phân chuồng được sử dụng -Nguyễn Văn Bộ - (2003) [4].
Như vậy, muốn tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là cây lúa thì cần phải
có một lượng phân bón thích hợp trên từng loại đất. Phải biết phối hợp cân đối
giữa các loại phân bón theo đúng tỷ lệ để cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.3. Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới
Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt đến sản xuất nông nghiệp. Nếu như
sản xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bón tăng
cao. Chính vì vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế thế giới bất ổn, sản
xuất khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống. Theo FAO
(2008), dự báo nhu cầu phân bón trong các năm 2008-2009 sẽ tăng 1,9% trong
đó đạm tăng 1,4%, lân tăng 2,0% và kali tăng 2,4% nhưng thực tế thì trong giai
đoạn này lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu lại giảm mạnh, cùng với khủng
khoảng kinh tế tại nhiều nước. Mức tiêu thụ phân bón đạt gần 173 triệu vào

năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn vào năm 2008/2009 và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
tăng trở lại từ cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt 172,6 triệu tấn năm
2010/2011 và 176,8 triệu tấn năm 2011/2012 (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu
Đơn vị tính: Triệu tấn
NĂM

N

P205

TỔNG

K2O

2007/2008

100,8

38,5

29,1

168,4


2008/2009

98,3

33,8

23,1

155,3

2009/2010

102,2

37,6

23,6

163,5

2010/2011

104,3

40,6

27,6

172,6


2011/2012 (Ước tính)

107,7

41,1

28,2

176,6

Nguồn: IFA, 2011
Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới Trung Quốc là nước tiêu
thụ phân bón lớn nhất, tiếp đến Ấn Độ, Mỹ, Braxin… 46 nhóm 10 nước này
chiếm trên 74% sản lượng tiệu thụ toàn cầu.
Bảng 1.2. Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất
trên thế giới năm 2010/2011
Đơn vị: Triệu tấn
STT

Nước

N

Nước

P2O5

Nước


K2O

Nước

Tổng

1

Trung Quốc 34,10 Trung Quốc

11,70 Trung Quốc 5,30 Trung Quốc 51,10

2

Ấn Độ

16,15 Ấn Độ

8,00

Mỹ

4,26 Ấn Độ

27,95

3

Mỹ


11,93 Mỹ

3,99

Braxin

3,80 Mỹ

20,18

4

Indonesia

3,35 Braxin

3,30

Ấn Độ

3,80 Braxin

9,80

5

Pakistan

2,93 Pakistan


0,80

Indonesia

1,05 Indonesia

4,90

6

Braxin

2,70 Úc

0,74

Malaysia

1,00 Pakistan

3,76

7

Pháp

2,12 Canada

0,65


Pháp

0,48 Pháp

3,05

8

Canada

1,94 Thổ Nhĩ Kỳ

0,54

Đức

0,38 Canada

2,91

9

Đức

1,70 Nga

0,54

Nga


0,35 Đức

2,33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
10 Nga

1,38 Indonesia

0,50

Tổng cộng 78,30

Canada

30,76

0,32 Nga
20,73

2,26
128,24

Nguồn: IFA, 2011
Trong các sản phẩm phân bón được tiêu thụ thì sản lượng urê chiếm

nhiều nhất, có đến 150 triệu tấn urê được tiêu thụ trong năm 2010 và lượng này
tăng lên 155 triệu năm 2011 (Magnus Berge, 2012), trong đó Trung Quốc chiếm
54 triệu tấn, kế đến Ấn Độ trên 21 triệu tấn, các nước Nga, Indonesia, Mỹ mỗi
nước trên 6 triệu tấn, còn lại các nước khác (IFA, 2012) [40]. Đối với phân
DAP và MAP năm 2011 tiêu thụ 56 triệu tấn, trong đó Ấn Độ tiêu thụ DAP
chiếm 34%, Trung Quốc chiếm 25% thì Trung Quốc tiêu thụ MAP chiếm 47%,
Bắc Mỹ 20% và Nam Mỹ 15% sản lượng của toàn cầu (Eduar Lindner, 2016).
Ngoài ra, các loại phân bón NPK, SSP và CAN cũng được người nông dân
ngày càng quan tâm và tiêu thụ ngày càng tăng, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ,
Braxin, Nga, Mỹ là những quốc gia có lượng NPK sử dụng nhiều nhất. Trong
đó, sản lượng tiêu thụ các chủng loại phân bón tại Ấn độ gia tăng liên tục từ
năm 2005 đến 2011.
1.3.2. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp và về lâu dài vẫn dựa vào nông
nghiệp, cho dù đóng góp của nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, thủy sản)
vào GDP chỉ khoảng 20%. Đối với Việt Nam, nông nghiệp không chỉ là một
ngành kinh tế quan trọng, cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho
công nghiệp mà còn là chỗ dựa vững chắc cho công nghiệp hóa, đảm bảo an
sinh xã hội. Việt Nam với tài nguyên hạn chế, chỉ có 10,126 triệu ha đất sản
xuất nông nghiệp (Niên giám thống kê 2012). Tuy nhiên, nhờ chính sách đổi
mới chúng ta đã chuyển từ một nước nhập khẩu lương thực thành nước xuất
khẩu gạo và nhiều nông, lâm, thủy sản hàng đầu thế giới với kim ngạch đạt 27,5
tỉ USD năm 2012, chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một
điều đặc biệt nữa, duy nhất chỉ có nông nghiệp xuất siêu trên 9,2 tỉ USD làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

cho nhập siêu cả nước giảm dần. Gần đây, tại Diễn đàn kinh tế Thế giới, Việt
Nam đã cam kết triển khai “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” với mục tiêu
tăng trưởng 20% cho mỗi thập kỷ, trong khi đảm bảo phát triển bền vững, giảm
thiểu tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu về lương
thực, thực phẩm tăng thêm cho 1 triệu người/năm. Để đạt được mục tiêu này,
ngoài việc đẩy mạnh ứng dụ ng giống mới, các kỹ thuật canh tác tiên tiến thì
phân bón có vai đặc biệt quan trọng.
Trong những năm gần đây Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối
cao so với những năm trước đây, một mặt do vốn đầu tư ngày càng cao, mặt khác
do người dân tiếp thu và áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm canh (Bảng
1.3).
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón (tấn)
TT
1

2

LOẠI
PHÂN BÓN
URÊ

4

5

1.643.330

Sản xuất

936.433


Nhật khẩu
DAP

2009

2010

2011

2.372.000 1.955.000 2.191.000
946.000

954.000

2012
(Ước TH)
2.260.000

955.000

1.760.000

706.897

1.426.000 1.001.000 1.236.000

500.000

433.760


1.040.000

848.280

920.900

933.000

-

65.000

156.280

242.900

283.000

Nhập khẩu

2.450.000

975.000

792.000

678.000

650.000


Phân Kaly

1.001.000

612.000

900.000 1.260.000

920.000

Nhập khẩu

1.001.000

612.000

900.000 1.260.000

920.000

Phân NPK

2.620.470

2.900.000 3.035.000 3.170.000

3.490.000

Sản xuất


2.450.000

2.565.000 2.785.000 2.850.000

3.190.000

Sản xuất

3

2008

Nhập khẩu

170.470

335.000

250.000

320.000

300.000

Phân SA

722.333

1.166.000


650.000

889.000

950.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Nhập khẩu
6

Phân Lân

722.333
1.016.800

1.166.000

650.000

889.000

950.000

1.438.000 1.435.773 1.676.000


1.665.000

Nguồn: Bộ NN&PTNT
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT mỗi năm nước ta sử dụng
10.218.000 tấn phân bón các loại, trong đó đạm 2.260.000 tấn, lân 1.665.000
tấn và 920,000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Điều kiện khí hậu ở
nước ta còn gặp nhiều bất lợi, mặt khác kỹ thuật bón phân của người dân chưa
cao nên mới chỉ phát huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối
với lân và kali. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bón phân đối với cây trồng tương
đối cao, vì vậy người dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất. Trong tương lai, nước ta vẫn là nước sử dụng một lượng phân bón rất
lớn trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù hiện nay lượng phân bón phải nhập khẩu
chiếm khoảng 30%.
Đối với tỉnh Quảng Ninh, theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp&PTNT
lượng phân bón được sử dụng 3 năm gần đây (2013-2015) trung bình mỗi năm
sử dụng 30.323.050 tấn phân bón các loại, trong đó đạm 2.260.000 tấn, lân
1.665.000 tấn và 920,000 tấn kali.
Đối với huyện Hoành Bồ lượng phân bón sử dụng trong 3 năm gần đây
(2013-2015) theo báo cáo của Phòng Nông ngghiệp &PTNT trung bình mỗi
năm sử dụng gần 1.150 tấn phân bón các loại, trong đó đạm 115 tấn đạm, lân
87 tấn, kali 30 tấn, còn lại là các loại phân NPK, phân vi sinh...
1.4. Vai trò của phân bón đối với cây lúa
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa cần nhiều nhất 3 nguyên
tố dinh dưỡng là đạm (N), lân (P), ka li (K) và chúng được gọi là nguyên tố đa
lượng. Cũng như các loại cây trồng khác, cây lúa cần dinh dưỡng để sinh trưởng
và phát triển. Các yếu tố dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kali cần thiết cho cây
lúa trong toàn bộ đời sống của nó, số lượng chênh lệch nhau tương đối nhiều tuỳ
thuộc vào giống, đất đai, khí hậu, chế độ canh tác và cách bón phân. Khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×