Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đề tài thế sự nông thôn trong tiểu thuyết việt nam sau 1975 (qua hai tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và bến không chồng của dương hướng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.07 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ TRANG

ĐỀ TÀI THẾ SỰ NÔNG THÔN
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975
(Qua hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Nguyễn KhắcTrƣờngvà Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng)

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Tôn Thảo Miên

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
PGS. TS. Tôn Thảo Miên – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo cho
tôi để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa ngữ
văn, phòng sau Đại học – Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, cùng gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Học viên thực hiện

NGUYỄN THỊ TRANG




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi
dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô giáo- PGS.TS.Tôn Thảo Miên. Luận văn
này không trùng với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào đã đƣợc
công bố trƣớc đó.Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Học viên thực hiện

NGUYỄN THỊ TRANG


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 5
7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chƣơng 1. TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN THỜI KỲ ĐỔI
MỚIVÀ HAI NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC TRƢỜNG VÀ DƢƠNG
HƢỚNG ............................................................................................................ 7
1.1. Khái quát tiểu thuyết về nông thôn Việt Nam từ sau 1975 .................... 7
1.1.1. Tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam trước năm 1975 ............... 8
1.1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam sau 1975 ......................... 10

1.1.2.1.Người nông dân gắn bó với quê hương, xứ sở........................ 11
1.1.2.2. Đời sống nông thôn trước những biến đổi của xã hội ........... 13
1.1.2.3. Mối quan hệ của con người trong đời sống thường nhật ...... 16
1.2. Nguyễn Khắc Trƣờng và Mảnh đất lắm người nhiều ma .................... 19
1.3. Dƣơng Hƣớng và tiểu thuyết Bến không chồng................................... 25
Chƣơng 2. BỨC TRANH THẾ SỰ NÔNG THÔN VIỆT NAMQUA
HAI TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MAVÀ BẾN
KHÔNG CHỒNG ........................................................................................... 33
2.1. Bức tranh nông thôn ............................................................................. 33
2.1.1. Bức tranh nông thôn trong cuộc cải cách ruộng đất .................... 33


2.1.1.1. Nông dân không còn giữ vai trò chủ nhân tích cực của
lịch sử mà trở thành đám đông bạc nhược, mù quáng và thô bạo ..... 34
2.1.1.2. Thời kì hợp tác hóa nông nghiệp, xã hội nông thôn vẫn
nhếch nhác, người dân vẫn đói nghèo ................................................ 39
2.1.2. Bức tranh nông thôn với mâu thuẫn họ tộc .................................. 44
2.1.2.1. Sự đối đầu khốc liệt giữa các dòng họ ................................... 44
2.1.2.2.Ý thức về dòng họ - nguyên nhân của những thảm kịch đối
với người nông dân ............................................................................. 49
2.2. Bi kịch của con ngƣời .......................................................................... 52
2.2.1. Bi kịch của con người giữa quyền lực và danh dự ....................... 53
2.2.1.1. Bi kịch của con người giữa quyền lực và danh dự trong
tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma .......................................... 53
2.2.1.2. Bi kịch của con người giữa quyền lực và danh dự trong
tiểu thuyết Bến không chồng ............................................................... 58
2.2.2. Thân phận của người phụ nữ ........................................................ 60
2.2.2.1. Thân phận của người phụ nữ trong tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma............................................................................. 60
2.2.2.2. Thân phận của người phụ nữ qua tiểu thuyết Bến không

chồng ................................................................................................... 62
2.3. Đời sống tâm linh và con ngƣời bản năng, tính dục ............................ 64
2.3.1. Nông thôn với đời sống tâm linh phong phú ................................. 64
2.3.1.1. Văn hoá tâm linh thể hiện trong việc xây dựng những
không gian thiêng ................................................................................. 64
2.3.1.2. Tin vào sự tồn tại của linh hồn là cách để người nông
dân tìm về với đời sống tâm linh ......................................................... 65
2.3.1.3. Năng lực dự báo của người nông dân - một khía cạnh
nữa của đời sống tâm linh ................................................................... 67


2.3.2. Người nông dân với đời sống tính dục đa dạng............................ 69
2.3.2.1. Bản năng tính dục được miêu tả như khao khát hướng về
tình yêu, hạnh phúc của người nông dân ............................................ 69
2.3.2.2. Bản năng tính dục như là khát vọng đam mê tình dục
cháy bỏng của người nông dân. .......................................................... 70
2.3.2.3. Qua việc khám phá con người với tính dục, phê phán sự
xuống cấp của đạo đức, sự tha hóa về nhân cách của người nông
dân. ...................................................................................................... 72
Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU ............ 75
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................................ 75
3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật .................................................... 75
3.1.2. Các sắc thái ngôn ngữ cơ bản....................................................... 76
3.2. Giọng điệu nghệ thuật .......................................................................... 87
3.2.1. Khái niệm giọng điệu .................................................................... 87
3.2.2. Các giọng điệu khác ...................................................................... 87
3.3. Không gian – thời gian nghệ thuật ....................................................... 99
3.3.1. Khái niệm không gian – thời gian nghệ thuật............................... 99
3.3.2. Các kiểu không gian – thời gian nghệ thuật ............................... 100
KÊT LUẬN ................................................................................................... 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 113


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nông thôn Việt Nam là nơi chứa đựng những trầm tích về văn hóa vốn
đã kết thành những phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ ở ngƣời nông dân. Cũng
chính mảnh đất này đã đọng lại không ít những nỗi đau, tủi hờn, oan khuất
đeo bám ngƣời dân quê. Hiện thực đời sống xã hội nông thôn và ngƣời dân
Việt Nam đã đƣợc phản ánh và in dấu lên mọi sáng tác văn học. Các tác phẩm
viết về ngƣời nông dân luôn có sức hút lớn đối với bạn đọc.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 không chỉ mở ra một trang mới của lịch
sử dân tộc mà còn đƣa tới một chặng đƣờng mới của văn học nói chung và
tiểu thuyết nói riêng. Nhìn chung tiểu thuyết thời đổi mới đã có sự thay đổi rõ
rệt về quan niệm nghệ thuật, cách thức miêu tả và tái hiện cuộc sống. Nếu nhƣ
văn học giai đoạn 1945-1975 là giai đoạn văn học mang tính sử thi thì văn
học sau 1975 có thể coi là giai đoạn văn học mang cảm hứng thế sự.Cuộc
sống thời hậu chiến với những vấn đề mới mẻ đòi hỏi nhà văn phải tham gia
giải quyết bằng cách riêng của mình. Đề tài thế sự trở thành một vấn đề hấp
dẫn của tiểu thuyết, là mảnh đất hứa hẹn cho nhiều nhà văn khám phá (chẳng
hạn nhƣ Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Tạ Duy Anh, Nguyễn Khắc Trƣờng, Dƣơng
Hƣớng,…).
Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng
và Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng đƣợc đánh giá là hai tác phẩm tiêu
biểu của văn học thời điểm cao trào đổi mới văn học.Với cảm quan hiện thực
nhạy bén và tinh thần công dân đầy trách nhiệm, các tác giả đã không ngại đối
thoại với những quan niệm đơn giản về hiện thực.Họ đã mạnh dạn nhìn sâu
vào bi kịch của một lớp ngƣời; những số phận con ngƣời, những toan tính lầm
lạc, những ảo vọng cùng những khát khao đầy nhân bản.



2
Với những lí do trên, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu: Đề tài thế sự
nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 (qua hai tiểu thuyết “Mảnh
đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và “Bến không chồng”
của Dương Hướng).
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài thế sự là đề tài đƣợc chú ý nhiều trong văn học thời kì đổi mới.
Những năm gần đây có khá nhiều bài nghiên cứu, những ý kiến đề cập đến
vấn đề này:
Nguyễn Bích Thu khi nghiên cứu về “Ý thức cách tân trong tiểu thuyết
Việt Nam sau 1975” đã nhận định: “Trên phương diện đề tài, tiểu thuyết thời
kì đổi mới đã tiếp cận và khai thác sâu hơn vào cái hiện thực của đời sống cá
nhân. Các nhà tiểu thuyết nhìn thẳng vào những mảnh vỡ những bi kịch nhân
sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo. Các đề tài truyền
thống hay hiện đại đều được đưa trường nhìn mới, hướng những gấp khúc
trong đường đời và thân phận con người thấm đẫm cảm hứng nhân sinh”.
Theo đó, văn học đổi mới là giai đoạn văn học chuyển từ sử thi sang tƣ duy
thế sự.[57]
Trong bài viết “Sự vận động và phát triển của các thể văn xuôi trong
thời kì đổi mới”, nhà phê bình Lý Hoài Thu đã đánh giá sự vận động của từng
thể loại trong điều kiện lịch sử mới trong đó có tiểu thuyết. Tác giả cho rằng:
“Không phải ngẫu nhiên mà đề tài thế sự, đời tư nổi lên như một vấn đề trung
tâm của mọi nỗ lực sáng tạo trong tiểu thuyết đương đương đại. Ngay cả
những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, đề tài nông thôn vơi quy mô hiện
thực rộng lớn, nhiều mảng nhà văn vẫn xoáy sâu vào những vấn đề cốt yếu
của đời sống thông qua tâm điểm nhân vật, những vui buồn sướng khổ, được
mất của con người đã đi vào văn chương một cách nhân bản và giàu tính
hướng thiện”.



3
Mai Hải Oanh trong công trình Những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết đương đại Việt Nam đã trình bày một cách hệ thống những cách tân
của tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam trên phƣơng diện nội dung và nghệ thuật,
tác giả khẳng định: “Tiểu thuyết thời đổi mới đã có những thay đổi đáng kể về
tư duy nghệ thuật. Biểu hiện cụ thể là các nhà văn đã chú ý đến tính văn xuôi
như một đặc điểm quan trọng của tư duy tiểu thuyết hiện đại, sự phai giảm
các yêu tố sử thi và sự gia tăng của các yếu tố thế sự, đời tư .
Công trình tiêu biểu viết về đề tài nông thôn có lẽ phải kể đến tác giả Lã
Duy Lan với công trình khoa học Văn xuôi viết về nông thôn - tiến trình và
đổi mới.Trong công trình này, tác giả đã khái quát và đánh giá về nông thôn
trong suốt quátrình phát triển từ trƣớc và sau 1986. Nếu ở giai đoạn trƣớc năm
1986, tác giả đi vào những thành tựu và hạn chế trong việc phản ánh hiện thực
thì ở giai đoạn sau năm1986, ngoài việc giới thiệu diện mạo chung, tác giả
còn tập trung đánh giá những đặc trƣng sáng tạo về nội dung của văn xuôi
viết về nông thôn thời kỳ đổi mới qua sự chuyển biến về chủ đề, phạm vi bao
quát hiện thực và cách thể hiện nhân vật. Đồng thời tác giả cũng đánh giá
những thành tựu bƣớc đầu về phƣơng diện nghệ thuật: Ngôn ngữ, thể loại,
phong cách chung và giọng điệu.
Xác định ranh giới của tiểu thuyết nông thôn trƣớc và sau đổi mới trong
bài Về hướng tiếp cận mới đối với hiện thực trong văn xuôi sau 1975, nhà
nghiên cứu Tôn Phƣơng Lan cho rằng “ Lâu nay người nông dân chưa được
nhìn nhận qua vấn đề ruộng đất, vấn đề vào ra hợp tác xã, giờ đây vấn đề đó
được nhà văn nhìn vào sốphận lịch sử của họ. Và lịch sử đất nước được hiện
ra qua lịch sử cuộc đời nhân vật trong cuộc mưu sinh, trong sự duy trì đóng
góp để làm nghĩa vụ cho tổ quốc, vớiphần trách nhiệm của từng hoàn cảnh
gia đình”. Từ góc độ đó, tác giả cho rằng :“ đã có một cách soi xét lại một
thời đã qua, thông qua những số phận cá nhân và những vấn đề của một làng



4
xã, một dòng họ”, trong đó “nổi bật lên là mối mâu thuẫn về quyền lợi cá
nhân nấp dƣới vấn đề họ tộc”.
Tác giả Phạm Ngọc Tến trong bài Đề tài nông thôn không bao giờ mòn
cũng có cái nhìn lạc quan. Trong bài viết tác giả đã khẳng định đề tài nông
thôn không bao giờ “bạc màu”, “không bao giờ mòn”. Bởi nông thôn việt
Nam đang từng bƣớc chuyển mình, đáng đƣợc ghi nhận. Quá trình nông thôn
hóa, sự tác động của công nghiệp vào nông nghiệp, sự lai căng về văn
hóa…cũng có mặt tích cực và tiêu cực nên đáng để các nhà văn suy ngẫm,
trăn trở.
Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng và
Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng là hai tác phẩm gây đƣợc tiếng vang và
sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu phê bình. Đã có một số công
trình nghiên cứu khoa học: khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc
sĩ... Hai tác phẩm cũng đƣợc chuyển thể thành tác phẩm phim truyền hình và
điện ảnh. Đúng nhƣ nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận định “…quả đã góp
một cái nhìn mới về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến.Tác
phẩm cho thấy một phương diện của thực trạng đời sống tinh thần trong nông
thôn” [39].
Đề tài nông thôn là một đề tài lớn. Đề tài của chúng tôi tập trung vào hai
tác phẩm với mục đích đi sâu phân tích, đánh giá giá trị nội dung và nghệ
thuật đồng thời triển khai cụ thể bức tranh hiện thực nông thôn Việt Nam và
những phƣơng thức nghệ thuật biểu hiện qua hai tác phẩm đƣợc lựa chọn. So
với các công trình ra đời trƣớc, luận văn của chúng tôi tiếp cận ở phạm vi nhỏ
hơn và đi sâu khai thác về nội dung và nghệ thuật tác phẩm trên cơ sở đặc
trƣng thể loại tiểu thuyết.
3.Mục đích nghiên cứu



5
Đặt vấn đề nghiên cứu: “Đề tài thế sự nông thôn trong tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975 (qua tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trƣờng và Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng), luận văn hƣớng tới
việc khám phá, phát hiện cách nhìn, khai thác và thể hiện đề tài thế sự nông
thôn trong tiểu thuyết của hai nhà văn.
4.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu bức tranh hiện thực nông thôn và một số
phƣơng thức nghệ thuật thể hiện trong hai tiểu thuyếtMảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng và Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng,
qua đó có cái nhìn khái quát về đề tài thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam nói
chung và hai tiểu thuyết này nói riêng.
Tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn có một số lƣợng lớn.Ở mỗi tác
phẩm lại có cách thể hiện những diện mạo nông thôn khác nhau. Nhƣng do
mục đích khảo sát nên chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu hai tiểu thuyếtMảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng và Bến không chồng của
Dƣơng Hƣớng.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài chúng tôi lựa chọn các phƣơng pháp
sau:
- Phƣơng pháp so sánh- đối chiếu
- Phƣơng pháp thống kê - phân loại
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
- Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học
6. Đóng góp của luận văn
Thông qua đề tài, chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu một cách có hệ
thống, toàn diện về nội dung và đề tài thế sự nông thôn qua hai tác phẩm



6
Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trƣờng và Bến không chồng Dƣơng Hƣớng.
7.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi mới và hai nhà
văn Nguyễn Khắc Trƣờng và Dƣơng Hƣớng.
Chƣơng 2: Bức tranh thế sự nông thôn Việt Nam qua hai tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma và Bến không chồng.
Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật tiêu biểu.


7
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN THỜI KỲ ĐỔI MỚI
VÀ HAI NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC TRƢỜNG VÀ DƢƠNG HƢỚNG
1.1. Khái quát tiểu thuyết về nông thôn Việt Nam từ sau 1975
Trong sự vận động chung của nền văn học, tiểu thuyết đã và đang nỗ
lực chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại, của đời sống
văn học và của đông đảo độc giả. So với những loại hình văn xuôi khác, tiểu
thuyết với những thành tựu và hạn chế của nó luôn là vẫn đề lôi cuốn đƣợc
nhiều sự quan tâm và kích thích đƣợc cảm hứng đối thoại của giới sáng tác, lý
luận, phê bình và công chúng. Ấy thế nhƣng để trả lời cho câu hỏi cụ thể thế
nào là tiểu thuyết?thì lại có rất nhiểu câu trả lời khác nhau. Ở phƣơng Tây,
ngƣời ta cho rằng tiểu thuyết là “tác phẩm hƣ cấu có độ dài nhất định, dùng
hình thức văn xuôi để viết thành”.Balzac thì gọi tiểu thuyết là “lời nói hƣ cấu
trang nghiêm”.
Lý Hoài Thu cho rằng tiểu thuyết: “là một hình thức tự sự cớ lớn, tiểu
thuyết có những khả năng riêng biệt trong việc tái hiện với quy mô lớn những

bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời
sống xã hội, của số phận con ngƣời, của lịch sử, của đạo đức, của phong
tục...Nghĩa là tiểu thuyết có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và
sinh động theo hƣớng tiếp cận trên cả bề rộng và chiều sâu của nó” [59;tr.184].
Từ những điều trên chúng ta có thể thấy điểm thống nhất khi nhận
đinh tiểu thuyết chính là một loại tác phẩm tự sự hƣ cấu, có khả năng phản
ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hƣớng tiếp xúc gần gũi nhất với
hiện thực.


8
1.1.1.Tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam trước năm 1975
Tiểu thuyết khi mới xuất hiện trong nền văn học Việt Nam đã nhanh
chóng xác lập đƣợc vai trò, vị trí, thành tựu của mình. Những hình thái đầu
tiên của tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ đƣợc hình dung ban đầu là: “một
truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự ngƣời ta, phong tục xã hội hay
những sự lạ tích kỳ khiến cho ngƣời đọc hứng thú” [15; tr.123].Tuy nhiên dù
viết về ngoại cảnh hay đi sâu vào tâm lý con ngƣời thì nông thôn vẫn là đề tài
chủ yếu trong văn xuôi nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng.
Trƣớc Cách mạng tháng Tám, cả dân tộc Việt Nam phải quằn quại
trong hiện thực đen tối với số phận bi kịch của ngƣời nông dân. Nông thôn
Việt Nam hiện lên với những tối tăm, đói nghèo, bế tắc đầy dãy những trớ
trêu, nghịch cảnh và bất công. Một nông thôn hiển hiện đầy dãy những mâu
thuẫn xung đột của thực dân đế quốc và bè lũ tay sai với tầng lớp nhân dân,
đặc biệt là tầng lớp nông dân ngày một sâu sắc và quyết liệt. Xung đột giai
cấp ấy là điểm “nóng” nhất của nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Nhƣng
chính trong bức tranh xã hội đen tối đó lại khơi cảm hứng sáng tác cho các
nhà tiểu thuyết khám phá về nông thôn và ngƣời nông dân. Tiểu thuyết về đề
tài nông thôn thời kỳ này đã vẽ lên bức chân dung hiện thực đen tối của nông
thôn Việt Nam, số phận bi kịch của ngƣời nông dân với xung đột giai cấp hết

sức gay gắt. Chúng ta có thể thấy rõ bức tranh toàn cảnh này qua những cuốn
tiểu thuyết nổi tiếng của các nhà văn tiêu biểu thuộc trào lƣu văn học hiện
thực phê phán nhƣ Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công
Hoan)…
Cách mạng tháng Tám thành công nhƣ một sự kiện vĩ đại của lịch sử
dân tộc Việt Nam. Từ đây nƣớc ta từ một nƣớc thuộc địa trở thành một nƣớc
độc lập dƣới nền chế độ dân chủ cộng hòa, đƣa nhân dân ta từ thân phận nô lệ
trở thành ngƣời dân tự do, làm chủ nƣớc nhà. Nhƣng trong giai đoạn này,


9
ngƣời nông dân vẫn tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến chống lại thực
dân Pháp, giải phóng đất nƣớc. Chính vì vậy, trong những năm này văn xuôi
viết về đề tài nông thôn không tách thành một mảng riêng biệt với văn xuôi
nói chụng. Đề tài nông thôn cũng nằm trong đề tài kháng chiến, hòa hợp trong
một cái tên là văn xuôi kháng chiến.
Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ đƣợc kí kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc,
đời sống nông thôn Việt Nam nổi lên hai sự kiện quan trọng: Cải cách ruộng
đất và phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Hai sự kiện này nhanh chóng in
đậm dấu ấn với những hình ảnh tiêu biểu đáng ghi nhận trong văn học viết về
nông thôn, nhất là tiểu thuyết. Tiểu thuyết viết về nông thôn trong Cải cách
ruộng đất nổ bật lên với những tác phẩm có tiếng vang nhƣ: Con trâu; Bếp đỏ
lửa của Nguyễn Văn Bổng, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm hay Sắp cưới của Vũ
Bão…Còn khi viết về nông thôn trong Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp
cũng có rất tác phẩm với những cây bút tiêu biểu nhƣ: Cái sân gạch, Vụ lúa
chiêm (Đào Vũ), Xung đột (Nguyễn Khải)…Các tác phẩm thời kỳ này xuất
hiện với những chủ đề: Hai con đƣờng trong thời kỳ đầu Phong trào hợp tác
hóa nông nghiệp và Con ngƣời trong thời kỳ cải tiến quản lý hợp tác xã và
dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1964, cả nƣớc bƣớc vào giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu

nƣớc, nông thôn Việt Nam có vai trò quan trọng trong cuộc chiến: Nông thôn
vừa là hậu phƣơng vững chắc cho tiền tuyến, vừa là lực lƣợng sẵn sàng chiến
đấu chống giặc Mĩ phá hoại miền Bắc. Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ
này mang đậm âm hƣởng sử thi anh hùng và thực sự bội thu cả về số lƣợng
tác phẩm cũng nhƣ đội ngũ tác giả. Có thể kể tên các tác giả với các tác phẩm
gắn liền với tên tuổi của họ nhƣ: Bão biển, Đất mặn (Chu Văn); Đất làng,
Buổi sáng (Nguyễn Thị Ngọc Tú); Ao làng (Ngô Ngọc Bội)…Nhìn chung
thời kỳ này tiểu thuyết viết về nông thôn mang âm hƣởng ngợi ca cuộc sống


10
mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng, ca ngợi sự thành công của phƣơng thức sản
xuất tập thể; ngợi ca những tấm gƣơng sáng về nhiệt tình cách mạng và khí
thế chống Mĩ cứu nƣớc của hậu phƣơng.
Nhìn chung tiểu thuyết viết về nông thôn trƣớc năm 1975 có những đặc
thù riêng. Nét chính là sự vận động đổi mới của hiện thực nông thôn và con
ngƣời vƣơn lên làm chủ vận mệnh của mình. Xung đột chính là sự đối lập
giữa cái cũ – cái mới, kết thúc thƣờng có hậu.
1.1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam sau 1975
Luồng sinh khí thông thoáng của thời kì đổi mới đã mở ra hƣớng đi
mới cho sự phát triển và sáng tạo của văn học nghệ thuật. Yêu cầu đổi mới tƣ
duy tiểu thuyết trong thời đại mới là nhu cầu có tính cấp thiết và tất yếu.Vậy
đổi mới tƣ duy tiểu thuyết là đổi mới gì? Khi xã hội bƣớc sang một thời đại
mới, với những thay đổi toàn diện về cả chính sách và quan niệm, thì văn
chƣơng cần có một cách viết mới, hƣớng tới một đối tƣợng rộng hơn so với
trƣớc. “Văn học là nhân học”, đối tƣợng muôn đời của văn học là con ngƣời,
nhƣng tƣ duy của con ngƣời hiện đại đã thay đổi. Vậy nhà văn cũng phải đổi
mới tƣ duy cho phù hợp, làm sao để thấu hiểu sâu sắc và tái hiện sinh động,
chân thực con ngƣời hiện thực trong bối cảnh xã hội mới. Hoàng Quốc Hải
trong bài Lại bàn về đổi mới tư duy (Bài viết tham dự Hội thảo về Đổi mới tƣ

duy tiểu thuyết - họp ngày 07/11/2002 tại Đại Lải) cho rằng: Đổi mới tƣ duy
tiểu thuyết trƣớc hết là “đổi mới nhận thức của nhà văn trƣớc những biến thái
xã hội của thế giới...”, nghĩa là “Nhà văn cứ viết, viết không phụ thuộc vào
hình thức biểu hiện, không phụ thuộc vào sự cho phép hay không cho phép
của bất cứ ai...”. Đó là quan niệm hƣớng tới phản ánh sự thật theo chính sách
đổi mới toàn diện của Đảng, Nhà nƣớc. Nhƣng dù đổi mới bằng cách nào, thì
văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng vẫn phải đạt tới chuẩn mực về sự
hấp dẫn, nhân văn và nhân đạo[21].


11
Hòa chung vào đời sống văn nghệ ấy, tiểu thuyết viết về nông thôn sau
1975 cũng có những chuyển biến rõ rệt.
1.1.2.1.Người nông dân gắn bó với quê hương, xứ sở
Môi trƣờng tự nhiên nhƣ là mái nhà văn hóa trong quan niệm của
người nông dân. Ngay từ thuở hồng hoang, cha ông ta đã thấy đƣợc tầm quan
trọng của đất đai: Đất đai là nơi máu, nƣớc mắt, mồ hôi của bao kiếp ngƣời
nối tiếp nhau gây dựng, gìn giữ. Đất đai thiên nhiên không chỉ là nguồn sống
mà còn là nguồn dinh dƣỡng của tâm hồn, tạo nên căn cốt tính cách của mỗi
ngƣời. Hoàng Kỳ Bắc trong Dưới chín tầng trời bao năm chiến đấu bảo vệ
từng tấc đất đã đúc kết đƣợc ý nghĩa của đất đai: Lòng người u mê tăm tối thì
đất đai cũng khô cằn”, vì thế cần phải: đổ máu, đổ mồ hôi mới thấu hiểu
được sự tinh túy của đất trời. Đất tạo nên vị ngọt của mía đường, đất tạo nên
hương thơm của cơm gạo. Và đất cũng tạo nên cả vị đắng cay của gừng ớt
[28; tr.220]. Lời răn dạy của ông Bắc đã hằn in trong tâm trí Yến Quyên khi
chị nhận thức đƣợc rằng: phải đổ mồ hôi, đổ máu mới thấu hiểu sự tinh túy
của đất trời. Thuần (Giời cao đất dày) sống không nơi nƣơng tựa, bố mẹ chết
trong cải cách ruộng đất, vợ con mất, ngƣời thân không còn ai, chân tay què
cụt, bị dân làng Bùi xua đuổi nên đành rời xa quê hƣơng, lƣu lạc xứ ngƣời.
Sống nơi đất khách quê ngƣời, Thuần luôn chất chứa, canh cánh nỗi nhớ về

làng Bùi: Thuần nhớ biển, nhớ làng quá mà về. Thuần nhớ những chiều hè
gió cồn nam xa xả thổi; rồi nhớ những đêm tháng hai, sương mù dày đặc, ánh
đèn chai như sao sa ngoài Cồn Đen sát mép nước - ấy là đèn dân làng đi bắt
cá soi. Thuần nhớ những đêm trăng hè, cha con, anh em kéo nhau ra bãi thả
diều, rồi về nhà bắt chõng tre ngoài sân nằm nghe tiếng sáo diều vi vu hát
[28; tr.6]. Chính mùi thơm của đất đai, thiên nhiên xứ sở này đã nuôi dƣỡng ý
chí, động lực để Thuần trở về làng Bùi sau mƣời năm cách xa: Thuần thấy
khoan khoái quá, lần đầu tiên sau mười lăm năm xa cách Thuần được hưởng


12
cái không khí ban mai của làng quê biển cạn, làn gió mơn man mang hơi
muối mặn mòi; hàng tre ôm nhau vặn mình kẽo kẹt như người đưa võng, tăm
tắp ngoài khơi xa [28; tr.32]. Ngƣời nông dân gắn bó với đất đai, xứ sở, bởi
đấy chính là tổ tiên, cha mẹ đã từng sinh trƣởng và nơi chôn rau cắt rốn. Họ
yêu quý, gắn bó với đất đai, xứ sở bằng tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền
vững nhƣ chính máu thịt của mình. Đất đai, xứ sở đã trở thành một phần máu
thịt không thể thiếu trong mỗi con ngƣời nơi chốn quê hƣơng. Đây chính là
sức mạnh để họ vƣợt qua mọi khó khăn, vất vả, đau thƣơng, mất mát trong
cuộc sống đời thƣờng.
Bên cạnh đó, chúng ta còn nhận thấy rằng trong cái ý thức tiểu nông
tồn tại từ bao đời, ngƣời nông dân thƣờng có quan niệm: “ăn cây nào rào cây
ấy”, ở các làng quê Việt Nam, ngƣời ta thƣờng có xu hƣớng thích đề cao làng
mình. Với họ, làng mình cái gì cũng nhất, cái gì cũng hơn thiên hạ. Chính vì
vậy, bất cứ địa danh nào nổi bật của địa phƣơng cũng đƣợc ngƣời ta nâng niu
bằng vô số những câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết hóa chúng: một mặt
để bồi dƣỡng thêm sự gắn bó, lòng tự hào của ngƣời dân, mặt khác để cho bất
cứ ai đến làng mình cũng phải nhớ, cũng phải ấn tƣợng. Cái làng Đông của
Bến không chồng dẫu nhỏ bé và cũng bình dị nhƣ bao làng quê khác, nhƣng
nó lại là cái kho của những huyền thoại. Từ dòng sông, bến nƣớc, đến bến tha

ma của làng đều ẩn chứa bao câu chuyện thần bí. Nào là chuyện về hố “mắt
tiên” quanh năm trong vắt, là nơi mà đàn bà con gái làng Đông có nỗi oan
khuất đều trốn ra hồ tắm để đƣợc giải oan; nào là chuyện gò ông Đổng, nơi
yên nghỉ của con trai làng Đông dũng cảm, không chết nơi trận mạc mà chết
khi trở về nghe tin vợ ngoại tình; nào là chuyện về ba ba thuồng luồng ngoài
bến sông…
Mỗi làng đều xây dựng lên những kho truyền thuyết khác nhau và không
thua kém nhau về mức độ hấp dẫn. Những kho truyền thuyết ấy đƣợc hình


13
thành từ tình yêu làng quê thôn xóm thiết tha, sâu lắng, xuất phát từ nhận thức
giản đơn, ngây thơ của ngƣời dân và ý thức muốn tôn vinh làng, tôn vinh
những con ngƣời của làng mình. Bởi thế nên, thế hệ trƣớc nối thế hệ sau, luôn
nhắc nhở nhau một ý thức: đã là ngƣời làng mà “không biết tích làng là hỏng”.
Nhƣ vậy, ngƣời nông dân sống hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên, và luôn
tự hào về vẻ đẹp của làng quê mình.Lối ứng xử đó đã trở thành nét văn hóa
đặc sắc trong cách ứng xử của ngƣời nông dân Việt Nam đối với quê hƣơng,
xứ sở.
1.1.2.2. Đời sống nông thôn trước những biến đổi của xã hội
Trƣớc biến đổi của xã hội, nông thôn Việt Nam sau 1975 tồn tại lối
sống theo kiểu “một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ”, dựa vào uy danh dòng
họ. Tƣ tƣởng “một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ” luôn ngự trị trong tâm
thức của ngƣời nông dân.Nếu trong họ tộc, lãng xã có ngƣời làm quan to thì
cả họ hàng, thân thuộc đƣợc cậy nhờ, hƣởng lây sự kính nể, kiêng nhƣờng của
xóm làng.
Ngƣời dân làng Hạ Vị nể trọng, ngợi ca gia đình nhà cụ đồ Khang (Thời
xa vắng) vì cụ Khang là thầy đồ, con trai út (Sài) học hành giỏi giang, vâng lời
cha mẹ, chú bác, anh chị trong gia tộc. Nhƣng có lẽ gia đình cụ đƣợc nể trọng
phần nhiều là vì hiện tại cụ có một ngƣời em trai là chú Hà làm bí thƣ huyện ủy

và ngƣời con trai thứ làm cán bộ huyện. Nhờ uy danh đó, gia đình cụ Khang
đƣợc “bảo vệ” danh dự khi có chuyện xảy ra nhƣ chuyện “giăng gió” của Sài
và Hƣơng. Vì Sài mà gia đình cụ đồ Khang “cả hàng tháng âm thầm nhƣ có
ngƣời chết. Không ai dám đi đâu xa. Nếu miễn cƣỡng phải đi qua chỗ đông
ngƣời thì hoặc phải che nón, cúi xuống mà đi, hoặc phải dày mặt lên mới chịu
nổi những cái nhìn nhọn nhƣ những mũi tên bắn” [43; tr.70] nhƣng chú Hà,
anh Tính đã dùng uy quyền, vị thế và cả sự thông minh đã chạy tội cho Sài
một cách hợp tình, hợp lý khiến lãnh đạo xã và ngƣời dân làng Hạ Vị phải tin,


14
thán phục. Từ đó, gia đình cụ đồ Khang cũng thoát khỏi tai tiếng đối với
ngƣời dân làng Hạ Vị.
Ngƣời Việt Nam có câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, có nghĩa là
trong cuộc sống xã hội con ngƣời ta tốt nhất là nên giỏi một nghề nào đấy
hoặc là bản thân có đƣợc một chỗ đứng trong xã hội. Điều này đƣợc thể hiện
khá rõ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma.Ranh giới giữa làng/nƣớc, cá
nhân/tập thể, chung/riêng không rõ ràng. Cách ứng xử ở nƣớc, làng, gia đình
vẫn không hề thay đổi. Là ứng xử của Thủ, Phúc cùng các cán bộ xóm Giếng
Chùa dựa trên mối quan hệ dòng họ, gia đình là chính. Tuy công việc của xã
nhƣ Bí thƣ Đảng ủy Trịnh Bá Thủ, chủ nhiệm Vũ Đình Phúc luôn xem đó là
việc nhà, việc họ. Từ họp hành, bầu bán, sản xuất đến tổ chức sắp xếp cán bộ
xã đều nghĩ đến lợi ích của dòng họ, gia đình. Từ khi Phúc trúng chân chủ
nhiệm xã, cuộc sống gia đình Phúc khấm khá, có của ăn của để. Ngoài gia
đình, Phúc còn cấu kết đƣa những ngƣời anh em họ hàng vào Đảng, giúp em
trai, chị gái mua đƣợc gạch ngói làm nhà với giá gần nhƣ cho không, chỉ bằng
một phần mƣời giá trị thực tế. Trịnh Bá hàm dám chi nhiều tiền để vận động
ngƣời dân bầu em trai (Trịnh Bá Thủ) vào chức bí thƣ xã. Khi nắm quyền lực,
Thủ tìm cách đƣa Cao – cháu vợ vào ghế ban công an, ra sức vận động để
Cao trúng hội đồng nhân dân; Dinh – cháu gọi bằng chú đƣợc ra quân khi

chƣa hết hạn nghĩa vụ để đi xuất khẩu nƣớc ngoài; đám cháu Ngạc, Ƣởng cậy
vào cái bóng của Thủ suốt ngày gây gổ, đánh nhau, hung hăng với ngƣời dân
xóm Giếng…
Có thể nói lối sống tình cảm, đoàn kết, quan hệ họ hàng khăng khít, gắn
bó, luôn che chở, bao bọc cho nhau là một nét đẹp trong văn hóa ngƣời
Việt.Nét văn hóa ấy đáng đƣợc giữ gìn, đáng đƣợc tự hào và đáng đƣợc tôn
vinh. Nhƣng nếu sự đoàn kết gắn bó ấy đƣợc tôn vinh đến mức “muốn có một
chân dù nhỏ, từ đội sản xuất trở lên, và ai muốn vào Đảng thì nếu không có


15
họ hàng thân thích với những ngƣời đang nắm chính quyền, thì cũng phải là
ngƣời đƣợc thu nạp vào trong vây cánh mới có điều kiện để phấn đấu” trong
tác phẩm Cánh đồng mía thì sẽ là tai họa. Nó là mầm mống nảy sinh các phe
cánh trong chính quyền. Nó sẽ biến các quan hệ xã hội rạch ròi, khách quan
thành quan hệ gia đình du di, cả nể… Và vì thế, nó kìm hãm sự phát triển của
xã hội, tạo cơ hội cho ngƣời ta móc ngoặc tham ô… Thực tế là thế, bất cứ cái
gì, kể cả những điều tốt, nếu quá đà sẽ ra tiêu cực.Ở các tiểu thuyết kể trên,
thực tế ấy mới chỉ thể hiện đƣợc phần nào.Các tác giả qua các tác phẩm của
mình chỉ muốn phản ánh mối quan hệ họ hàng thân tộc nặng nề ở các làng
quê.Nhƣng cũng vì thế, những tiêu cực, những trì trệ của xã hội do những mối
quan hệ đó gây ra đƣợc bộc lộ một cách tự nhiên, không gƣợng ép, không che
đậy.
Trong xã hội nông thôn, uy quyền thuộc về hai đối tƣợng: kẻ có chức
và kẻ có tiền. Kẻ có chức khiến ngƣời ta sợ nên đi đến đâu cũng đƣợc ngƣời
khác xum xoe, nịnh nọt, đƣợc ngƣời ta để ý đến từng hành động, thái độ...
Còn ngƣời có tiền không làm ngƣời ta sợ nhƣng lại khiến ngƣời ta nể, khiến
ngƣời ta phải trọng vọng.
Ngƣời ta nói “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, thật vậy, cứ nhìn vào Trịnh Bá
Hàm trong Mảnh đất lắm người nhiều ma thì thấy rõ điều đó. Nhờ có hoa tay,

có tài nên ông Hàm đã tạo cho mình một cơ ngơi tƣơng đối bề thế với căn nhà
mái quét bằng ve xanh, lát ngạch men, có ruộng “thƣợng đẳng điền”. Nhờ thế,
ông tạo ra quyền uy cho mình, không chỉ có uy với xóm làng, anh em họ tộc
mà ngay cả với vợ con, ông Hàm cũng tỏ ra cực kì gia trƣởng, trịch thƣợng.
Đồng tiền – với sức mạnh của nó đã làm một cuộc cách mạng thay đổi
thân phận con ngƣời. Ngày xƣa ngƣời ta không thèm để ý đến Tám là ai, sống
chết thế nào; ngày nay, ngƣời ta háo hức nhìn Tám, ngầm đoán xem thực sự
đằng sau cung cách ăn vận, tiêu xài, đằng sau những bộ cánh “mới nhƣng


16
chƣa giặt lần nào, đi lại cứ sột soạt” của gia đình Tám là một gia tài đáng giá
khoảng bao nhiêu. Đồng tiền giúp cho Tám đi lại nghênh ngang, kiêu hãnh
giữa làng. Tiền đã đem lại sức mạnh cho Tám, dù rằng vẫn là một kẻ vô danh
tiểu tốt, nhƣng Tám đã đƣợc sống cho ra ngƣời và có quyền yêu cầu ngƣời
khác những điều mà khi nghèo khổ, dẫu mơ Tám vẫn không thể nghĩ là mình
có đƣợc những điều này.
Những kẻ không có chức mà có tiền còn tạo ra một thứ quyền lực riêng
cho mình chi phối đến những ngƣời khác.Vậy ngƣời vừa có chức vừa có
quyền sẽ tạo cho mình thứ quyền lực gì? Trong làng Giếng Chùa, bộ phận
lãnh đạo chia năm xẻ bảy, chia bè kết phái. Các phe phải đấu đá nhau để
giành quyền lực. Ấy thế mà gia đình nhà chủ nhiệm Vinh không chịu đứng về
phe nào, mặc cho các phe ra sức lôi kéo. Bởi vì, cuộc sống sung túc đã khẳng
định thêm chỗ đứng, uy quyền cho chủ nhiệm Vinh. Chính sự giàu có và địa
vị cao đã giúp Vinh thoát khỏi vòng xoáy cạnh tranh, đấu đá khốc liệt trong
cuộc chạy đua giành chức, giành quyền, Vinh vẫn đứng vững trên vị trí của
mình, từ từ hƣởng lợi một cách thanh nhàn.
Những trƣờng hợp trên chỉ là những câu chuyện của cá nhân riêng lẻ,
thế nhƣng, chính nó là minh chứng sinh động cho nếp nghĩ, nếp sống của
ngƣời dân quê “cả vợ chồng con cái phải bán mặt cho đất, bán lƣng cho giời

mới kiếm đƣợc miếng ăn thì không ai ngƣời ta trọng” [64, tr.135]. Vì thế, ở
các làng quê những ngƣời có quyền, có tiền luôn có một vị thế riêng, đƣợc
trọng vọng, đề cao, dẫu rằng sự trọng vọng ấy không phải lúc nào cũng song
hành cùng sự yêu mến.
1.1.2.3. Mối quan hệ của con người trong đời sống thường nhật
Bức tranh văn hóa làng quê có lẽ thể hiện sinh động nhất trong các mối
quan hệ của con ngƣời trong đời sống thƣờng nhật. Tiền thân là một xã hội
phong kiến tồn tại suốt hơn một ngàn năm, ảnh hƣởng sâu sắc những chuẩn


17
mực đạo đức theo quan điểm Nho, Phật, Đạo nên khi nƣớc Việt Nam dân chủ
cộng hào rồi đến khi nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời thì
những quan điểm ấy vẫn luôn thực sự ăn sâu bén rễ trong nhân dân. Chính vì
thế, trong gia đình ngƣời Việt Nam nói chung luôn có sự nề nếp, có trên có
dƣới, quan hệ cha – con, chồng – vợ, anh – chị - em với vai vế rõ ràng. Chẳng
thế mà, cha để di huấn bảo phải đào mộ kẻ thù để giải quyết ân oán, dù run sợ
nhƣng Trịnh Bá Hàm (Mảnh đất lắm người nhiều ma) vẫn cứ thực hiện. Tất
cả những ngƣời phụ nữ nhƣ bà đồ Khang, vợ Tính, Tuyết (Thời xa vắng); bà
Khiên, bà Nhân (Bến không chồng), bà Son, bà Dần (Mảnh đất lắm người
nhiều ma)... cũng tuân theo đạo đức phong kiến tồn tại từ bao đời: “tại gia
tòng phụ, xuất gia tòng phu, phu tử tòng tử”. Cả đời họ chỉ biết tuân phục, hi
sinh và cống hiến. Bên cạnh những ngƣời đàn ông của mình, họ cam chịu
kiếp dây leo, không một lúc nào dám tự sống, sống cho riêng mình.
Con ngƣời bên cạnh cuộc sống riêng tƣ, mối quan hệ riêng tƣ thì mối
quan hệ của con ngƣời với xóm làng cũng là một phần quan trọng. Cha ông ta
nói “phép vua thua lệ làng”, có nghĩa là bên cạnh những luật lệ chung của
quốc gia, luôn tồn tại những “hƣơng ƣớc” của riêng từng làng đƣợc hình
thành và điều chỉnh qua nhiều đời, không ngƣời dân làng dám chống đối và
nó cũng không dễ gì bị phá bỏ, những “lệ làng” ấy hầu nhƣ đều hƣớng tới

mục đích xây dựng, phát triển làng tốt hơn, phồn thịnh hơn.
Con đƣờng chính giữa làng Giếng Chùa (Mảnh đất lắm người nhiều
ma) dài gần một cây số đƣợc lát bằng gạch vồ mua từ dƣới Hƣơng Canh –
Vĩnh Phúc, mà lát nghiêng nên trải qua thời gian, nó vẫn chắc khừ. Có một
con đƣờng sạch sẽ, đẹp đẽ nhƣ vậy là vì từ xƣa làng có lệ mỗi đám cƣới phải
nộp 200 viên gạch; ngoài ra làng còn quy định những ngƣời đỗ tú tài trở lên,
những ngƣời nhận chức từ lí trƣởng trở lên cũng phải mừng làng 200 viên
gạch, hay những cô gái hoang thai cũng phải tạ làng 200 viên gạch... Nhìn


18
chung, đƣờng làng đƣợc lát bằng cả những niềm vui, niềm hạnh phúc, sự kiêu
hãnh về chức danh và đƣợc lát bằng cả những nỗi đau ê chề, sự tủi nhục của
những mảnh đời. Đó là lệ làng, không ái dám cãi, không dễ phá bỏ, ai không
tuân theo thì chỉ có cách bỏ làng mà đi. Những định chế của làng cùng lối
sống thuần nông khiến cho cuộc sống của ngƣời nông dân vừa đa dạng nhƣng
cũng vô cùng phức tạp. Vì thế, mối quan hệ của con ngƣời với xóm làng cũng
mang nhiều sắc thái, vừa cả nể vừa di di, vừa dễ dãi, vừa khắt khe, vừa tình
cảm khăng khít, vừa tọc mạch, vừa tự tin vừa tự tôn...
Khác với lối sống thờ ơ, đèn nhà nào nhà ấy sáng ở thành phố, ở nông
thôn hầu nhƣ cả xóm, làng, xã đều biết nhau. Chính điều đó tạo nên lối sống
tình cảm, gắn bó giữa các gia đình trong cộng đồng thôn, xã tạo nên cái nết
sống đẹp “tối lửa tắt đèn có nhau” ở các làng quê. Thế nhƣng, ngay trong sự
đoàn kết, tình nghĩa lại nảy sinh vấn đề phức tạp “trong nhà chƣa tỏ, ngoài
ngõ đã thông”. Hay nói cách khác, ngƣời nông dân thƣờng có thói quen để ý,
xét nét, thóc mách chuyện nhà ngƣời khác và lan truyền thông tin rất nhanh.
Song hành với thói quen xét nét cuộc sống của những ngƣời xung quanh thì
ngƣời nông dân lại thích phô trƣơng cuộc sống sung túc của mình cho làng
xóm thấy. Bởi vậy, trong tâm thức họ luôn quan niệm rằng: Con công hơn
con quạ cũng là ở bộ lông, chứ vặt trụi đi thì ông quyền cao cũng như anh đít

nhọ [64; tr.75]. Chính vì thế, ngƣời ta thích mua sắm, tích cóp đƣợc chút tiền
nào là lo sắm sửa đồ đạc.Thậm chí đói cũng bóp bụng sắm.
Nhƣ vậy, trong quan hệ gia đình, ngƣời nông dân còn giữ một mối
quan hệ vừa tình cảm, thân mật, vừa giữ kẽ, khách sáo.Trong quan hệ xã hội,
quan hệ xóm làng sự câu nệ, khách sáo ấy lại càng lắm nhiêu khê.
Đề tài thế sự nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới qua các tiểu thuyết
cho chúng ta thấy mỗi làng có một nét văn hóa riêng, phong tục riêng. Những
sự khác biệt ấy tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bức tranh đời sống chung


19
của dân tộc. Tìm hiểu đề tài thế sự của ngƣời nông dân, ta phần nào hình dung
đƣợc các quan điểm, lối sống, tính cách của con ngƣời ở những nơi này.
Chính điều đó là chiệc chìa khóa mở cánh cửa khám phá những vấn đề nông
thôn qua tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng
và Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng.
1.2. Nguyễn Khắc Trƣờng và Mảnh đất lắm người nhiều ma
Nguyễn Khắc Trƣờng sinh ngày 06/07/1946 tại huyện Đồng Hỉ, một
vùng quê thuần nông của tỉnh Thái Nguyên. Năm 1965, ông nhập ngũ vào
quân chủng Phòng không - Không quân, làm kĩ thuật vô tuyến điện ở sân bay
phản lực Vĩnh Phúc (sân bay Nội Bài). Rồi từ đấy tham gia chiến dịch Đƣờng
9 - Nam Lào năm 1971 và chiến dịch Quảng Trị năm 1972 ở đơn vị pháo cao
xạ. Tác giả vào làng văn từ những năm mới 20 tuổi với bút danh Thao Trƣờng
gần gũi. Đó là đầu những năm 70 từ ngƣời lính kĩ thuật của Quân chủng
Phòng không - Không quân, Thao Trƣờng trở thành phóng viên mặt trận, viết
cho tờ tin của báo binh chủng này, sau này tham gia tạp chí Văn nghệ quân
đội. Thuộc số những nhà văn quân đội trƣởng thành từ cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nƣớc, nhiều năm Thao Trƣờng là tác giả của bút kí, truyện
ngắn viết về chiến tranh, hậu phƣơng quân đội và nông thôn. Năm 1986, nhà
văn đƣợc trao giải nhất cho cuộc thi bút kí do tuần báo Văn nghệ và Đài tiếng

nói Việt Nam phối hợp tổ chức.
Lần đầu viết về nông thôn, cũng là lần đầu hoàn thành một cuốn tiểu
thuyết, Nguyễn Khắc Trƣờng đạt đƣợc thành công lớn (trƣớc kia nhà văn đã
bỏ dở một cuốn tiểu thuyết về Quảng Trị). Nhiều bạn đọc, bạn viết ngạc nhiên
về vốn hiểu biết nông thôn của tác giả - một ngƣời mà nhiều năm nay ít bộc lộ
ƣu điểm này.Nhƣng nếu biết rõ về Nguyễn Khắc Trƣờng thì không bất ngờ.
Sinh ra và lớn lên ở huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Khắc Trƣờng
vốn là nông dân hoàn toàn từ nếp cảm đến lối sống. Vào bộ đội rồi thành cán


×