Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề cương tổ chức và định mức lao động học phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.51 KB, 21 trang )

1


Chương 7: Định mức lao động

1. Mức lao động là gì? Các dạng và điều kiện áp dụng
 Mức lao động là: lượng lđ hợp lý nhất để quy định để sx ra một đơn vị sp hay hoàn thành
một công vc nhất định đúng tiêu chuẩn và chất lg trg các đk tổ chức – kỹ thuật nhất định.
 Các dạng mức lđ thông thường hay đc áp dụng
1. Mức time( Mtg): là lượng time hao phí đc quy định để 1 người hay 1 nhóm người lđ có
trình độ lành nghề nhất định tương ứng vs một mức độ phức tạp của cv phải thực hiện để
sản xuất ra một sp hay hoàn thành một khối lg cv đảm bảo chất lg quy định trg các đk tc kỹ
thuật nhất định.
 Mtg đc đo bằng: giây, phút, giờ/ 1 đvị sp
2. Mức sản lượng (Msl) : số lg sp đc quy định để 1 người hay một nhóm người lđ có trình độ
lành nghề nhất định tương ứng với mức độ phức tạp của công vc phải thực hiện và hoàn
thành trg một đơn vị time, trg những đk xác định.
 Mqh: Msl= T/Mtg hoặc Mtg= T/Msl
T : time làm việc( ca làm vc)
 Nếu ta gọi x là % giảm mức tg và y là % tăng mức sản lượng thì
x%= 100y/ (100+y)
y%= 100x/( 100- x)
 Điều kiện áp dụng : Người ta thương xây mức time để quản lý sx và quản lý lđ trg đk sx
thủ công cơ khí, khi đó time hao phí để làm cv cao, bởi vậy hay áp dụng mức này trg sx
hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. Còn trg đk sản xuất hàng loạt lớn, hàng khối cv lặp lại thg
xuyên, time thực hiện bước cv nhỏ, thì giao mức sản lg cho người lđ, dùng mức sản lg để
quản lý lđ, quản lý sx.
3. Mức phục vụ : là số lượng nơi làm vc, diện tích sx, máy móc, thiết bị,….đc quy định cho
một hay một nhóm công nhân phục vụ có trình độ lành nghề nhất định tương ứng với mức
độ phức tạp của cv phải thực hiện và hoàn thành trong một tg trg những đk tổ chức- kỹ
thuật nhất định


 Điều kiện áp dụng : Áp dụng cho những cv ổn định, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ,
giao cho công nhân phục vụ sx, công nhân chính phục vụ nhiều máy đảm nhận. Đơn vị
tính là số đối tg phục vụ/ 1 công nhân hay một nhóm công nhân.
4. Mức biên chế : là số người quy định theo một kết cấu về nghề nghiệp, chuyên môn nhất
định, cần thiết cho vc hoàn thành một khối lg công vc, một chức năng nhất định trg những
đk xác định.
Đơn vị tính : số người/ 1 bộ máy quản lý, số người/1 dây chuyền sx
 Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số mức khác như sau :
5. Mức quản lý : là số lg công nhân, nhân viên do một người quản lý phụ trách hay là số lg
cấp dưới do một người lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý
6. Mức tương quan : Là số lg cán bộ công nhân viên có trình độ lành nghề này hay chức vụ
này khớp vs một người có trình độ lành nghề khác hay chức vụ khác trg những đk tổ chứckỹ thuật nhất định

2


7. Mức lđ tổng hợp : là tổng số g lđ hao phí( gồm lđ công nghệ, lđ phục vụ và lđ quản lý) quy
định cho một đơn vị sp. Mức lđ tổng hợp là một trg những cơ sở quan trọng để tính toán,
lập và giao kế hoạch sx, kế hoạch lđ và tiền lương trg dn

2. Định mức lao động là gì ? Trình bày nội dung của ĐMKTLĐ :
 Nghĩa hẹp : ĐMLĐ là việc xây dựng mức cho tất cả các loại công vc, phù hopwj vs đặc điểm
của từng loại cv đó
 Nghĩa rộng : ĐMLĐ : là lĩnh vực nghiên cứu hoạt động thực tiễn về xd và áp dụng các mức lđ
nói trên đối với tất cả các quá trình lđ.
 Đối tượng:
 Nghiên cứu quá trình sử dụng time lao động của NLĐ
 Nghiên cứu các phương pháp để xác định mức lao động 1 cách khoa học
Tìm ra biện pháp nhằm sử dụng hợp lý lao động sống, thúc tăng NSLĐ và hiệu quả cv
 Nhiệm vụ:

 Nghiên cứu pp sản xuất, tổ chức lao động, sử dụng time lao động trong QTSX nhằm áp dụng
vào sx những phương pháp hợp lý nhớ, có biện pháp khắc phục time hao phí để sử dụng đầy
đủ time lao động của công nhân và thiết bị, nâng cao NSLĐ
 XD mức time và sản lượng phù hợp vs tình hình phát triển SX, nghiên cứu tìm biện pháp nâng
cao hiệu suất sử dụng time lao động
 Tiến hành cải tiến tổ chức lao động thích hợp vs yêu cầu thực tế của nhiệm vụ sản xuất, dựa
trên cơ sở hợp lý sản xuất, cải tiến kỹ thuật, sử dụng mức tối đa công suất của thiết bị và time
lao động mà sắp xếp tổ chức lao động hợp lý.
 Thường xuyên quản lý chặt chẽ các mức lao động, nghiên cứu và phổ biến những phương pháp
SX tiên tiến => công nhân đạt và vượt mức mới.
 Định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện mức, dự kiến NSLĐ, xét duyệt mức.
 Nội dung:
 Nghiên cứu, phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành, xác định kết cấu và trình tự
thực hiện bước công vc hợp lý, đồng thời phát hiện những bất hợp lý trg quá trình hoàn thành
công vc gây ra lãn phí time lđ
 Nghiên cứu đầy đủ khả năng sản xuất của nơi làm vc.
 Đề ra các biện pháp tổ chức – kỹ thuật nhằm cải tiến tổ chức và phục vụ nơi làm vc, hợp lý hóa
các thao tác và động tác tại nơi làm vc, áp dụng vào sx những thành tựu của KH- KT mới và
các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, cải thiện đklđ của công nhân, tăng NSLĐ
 Tiến hành khảo sát, xác định các loại hao phí time làm vc và không làm vc, tìm nguyên nhân
để đề ra biện pháp khắc phục. Phân tích kết quả khảo sát trên cơ sở đó xây dựng mức, và tiêu
chuẩn ĐMLĐ
 Tổ chức áp dụng vào sản xuất các mức lđ trung bình, tiên tiến, thường xuyên theo dõi, kiểm tra
tình hình thực hiện, để có biện pháp điều chỉnh, sửa đổi kịp thời những mức sai và những mức
đã lạc hậu.

3


Các phương pháp xây dựng mức lao động

i) Các phương pháp ĐMLĐ chi tiết

 Nhóm các phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp: phương pháp xây dựng mức không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân
tích các bộ phận của bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó, time hao phí
chỉ được quy định cho toàn bộ bước công việc. Gồm :
-

Phương pháp thống kê: phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thống kê về time hao
phí để hoàn thành bước công việc hay NSLĐ ở thời kỳ trước.

-

Phương pháp kinh nghiệm: là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào kinh nghiệm tích
luỹ được cán bộ lãnh đạo, cán bộ định mức, quản độc hoặc nhân viên kt.

-

Phương pháp dân chủ bình nghị: là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào mức dự kiến
của cán bộ định mức bằng thống kê hoặc kinh nghiệm và sự thảo luận bình nghị của công nhân
hoặc hội đồng mức để đưa ra quyết định về mức đã lựa chọn.
=> Qua đặc điểm các phương pháp trên đây nên có thể nói: phương pháp tông hợp không phải
là phương pháp định mức khoa học. Tuy nhiên nó có ưu điểm là đơn giản, ít tồn công sức, dễ
làm. Nó chỉ được áp dụng hạn chế, có thời hạn trong điều kiện sản xuất mới trình độ tổ chức
lao động và sản xuất còn thấp.
 Trong thực tế: kết hợp 2 pp thống kê và kinh nghiệm gọi là pp thống kê – kinh nghiệm: là

phương pháp định mức cho một bước cv nào đó dựa trên cơ sở các số liệu thông kê về NSLĐ
hay tg hao phí của công nhân làm bc cv ấy, kết hợp vs kinh nghiệm bản thân của cán bộ định
mức, quản đốc hoặc nv kỹ thuật

 Trình tự pp thống kê – kinh nghiệm( sgk T204)

Bước 1: Thông kê NSLĐ hay time hao phí của các công nhân làm cv cần định mức
Bước 2: Tính NSLĐ Trung bình = tổng NSLĐ của các công nhân trong ca chia cho số công
nhân làm việc trong ca
Bước 3: Tính NSLĐ trung bình tiên tiến = tổng giá trị NSLĐ thông kê lớn hơn hoặc bằng
NSLĐ trung bình chia cho số giá trị NSLĐ thống kê lớn hơn hoặc bằng NSLĐ trung bình.
Bước 4: Kết hợp NSLĐ trung bình tiên tiến với kinh nghiệm sản xuất của bản thân cán bộ định
mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật để quyết định mức.

4


Ưu điểm: đơn giản, tốn ít time, có thể xây dựng đc hàng loạt mức lao động trong time ngắn, có
vận dụng kinh nghiệm của cán bộ định mức.
Nhược điểm: ko phân tích được tỷ mỉ năng lực sản xuất, đk tổ chức kỹ thuật, phương pháp lao
động tiên tiến, không động viên đc nỗ lực của công nhân, ko khắc phục được tồn tại trong quản
lý,...
Biện pháp: thiết kế các biểu mẫu thống kế 1 cách khoa học, số liệu trung thực; phải chọn
những người thực sự kinh nghiệm sản xuất làm cán bộ định mức và tham gia định mức; kết
hợp số liệu thống kế với phân tích tình hình sử dụng time lao động của công nhân.

 Nhóm các phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích: pp ĐMLĐ dựa trên sự phân chia QTSX thành các bộ phận hợp thành
và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới time hao phí thực hiện chúng. Các mức lao động được
xây dựng bằng phương pháp phân tích đều là mức có căn cứ khoa học. Gồm: phương pháp
phân tích tính toán, phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp so sánh điển hình.

 Phương pháp phân tích tính toán: phương pháp xây dựng mức kỹ thuật lđ dựa trên cơ sở phân
tích kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới time hao phí, dựa vào các

chứng từ kỹ thuật, và tiêu chuẩn các time để tính mức time cho bước cv.
 Tiến trình:
Bước 1: Phân tích bước cv cần định mức thành các bộ phận hợp thành về mặt lđ cũng như về
mặt công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bp
tiên tiến nhất để có bước cv hợp lý
Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hg đến hao phí time hoàn thành từng bp của bước cv
Bước 3: Dựa vào tiêu chuẩn công nghệ và tiêu chuẩn các loại time đc xây dựng sẵn( CK, TN,
NN, PV) tính hao phí time cho từng bp của bc cv.
Đặc điểm của pp: dựa vào những chứng từ kỹ thuật và các tài liệu tiêu chuẩn để xác định các
loại hao phí time. Quá trình xây dựng mức chủ yếu được tiến hành trong phòng làm việc của
cán bộ định mức. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong những điều kiện sản xuất hàng
loạt và nó cho phép xây dựng mức nhanh, tốn ít công sức, bảo đảm chính xác và đồng nhất của
mức.

Ưu điểm:

 Mức được xây dựng nhanh, chính xác
 Đã có nghiên cứu hợp lý hóa tổ chức sản xuất
 Mức có căn cứ kỹ thuật


Điều kiện thực hiện:

 Các bộ định mức phải giỏi nghiệp vụ, hiểu biết sâu về kỹ thuật
 Có đủ tài liệu về tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động


Đối tượng áp dụng: Thường áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa

5



 Phương pháp phân tích khảo sát. pp ĐMLĐ có căn cứ kỹ thuật dựa trên cơ sở phân tích kết
cấu bước công việc, nhân tố hao phí time chứng từ kỹ thuật & tài liệu khảo sát về việc sử dụng
time lao động tại nơi làm việc..
Đặc điểm: xây dựng mức dựa vào các tài liệu khảo sát trực tiếp tại nơi làm việc => không vhỉ
xây dựng được những mức có căn cứ khoa học mà còn góp phần hoàn thiện tổ chức sản xuất
cvà quản lý, đúc kết các kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất để phổ biến rộng rãi trong xí
nghiệp hoặc trong phạm vi một ngành sản xuất.

 Trình tự xây dựng mức:
Bước 1: Phân tích bước cv cần định mức thành các bộ phận hợp thành về mặt lđ cũng như về
mặt công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bp
tiên tiến nhất để có bước cv hợp lý
Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hg đến hao phí time hoàn thành từng bp của bước cv
Bước 3: Tạo ra những điều kiện tổ chức- kỹ thuật đúng như đã quy định ở nơi làm vc và chọn
NLĐ đã nắm vững kỹ thuật sản xuất , có thái độ lđ hợp tác, tuân thủ quy định PL cho làm thử.
Khi NLĐ đã quen tay thì cán bộ định mức cần tiến hành khảo sát hao phí time của công nhân ở
ngay tại nơi làm vc bằng pp chụp ảnh hay bấm h hoặc kết hợp cả 2
• Ưu điểm: độ chính xác cao, tổng kết đc những kinh nghiệm sx tiên tiến để phổ biến cho NLĐ,
cung cấp những tài liệu để cải tiến tổ chức lđ và xây dựng mức hợp lý
• Nhược điểm: tốn nhiều time và công sức. Cán bộ định mức phải thành thạo nghiệp vụ, am hiểu
kỹ thuật và quy trình công nghệ sx sản phẩm.
 Thích hợp áp dụng trong đk sản xuất hàng loạt, hàng khối.
 Phương pháp so sánh điển hình: phương thức xây dựng mức dựa trên những hao phí mức điển
hình. Mức điển hình là mức được xây dựng có căn cứ khoa học (bằng phương pháp phân tích)
đại diện cho nhóm công việc có những đặc trưng công nghệ hay nội dung kết cấu trình tự thực
hiện giống nhau nhưng khác nhau về kích cỡ. Từ mức điển hình của công việc điển hình của
nhóm để xây dựng mức cho các công việc khác nhau trong nhóm người ta nhận mức điển hình
với hệ số điều chỉnh được xây dựng sẵn để định mức cho các công việc còn lại trong nhóm.

 Trình tự xây dựng
Bước 1: .Phân tích các bước cv cần hoàn thành ra từng nhóm theo những đặc trưng nhất định
về kết cấu và quy trình công nghệ. Trong mỗi nhóm chọn 1 bc hay một số bước công vc tiêu
biểu gọi là bước công vc điển hình. Bước công việc điển hình thường là bước cv lặp lại nhiều
nhất trg nhóm
Bước 2: Xây dựng quy trình hợp lý cho các bc cv điển hình. Quy trình công nghệ này đc xem
như quy trình công nghệ điển hình cho cả nhóm.
Bước 3: Xây dựng mức kỹ thuật lđ cho bc cv điển hình bằng pp phân tích tính toán hoặc pp
phân tích khảo sát.
Bươc 4: Xác định hệ số quy đổi( Ki) cho các bc cv trg nhóm với quy ước: hệ số của bước cv
điển hình quy ước bằng 1.( K1=1)
Bước 5: Căn cứ vào mức của các bc cv điển hình và các hệ số quy đổi, ta tính mức kỹ thuật lđ
cho mỗi bước cv trg nhóm theo CT.
Mtgi= Mtg1* Ki

6


Msli= Msl1* K’i
K’i= 1/Ki
• Ưu điểm: có thể xây dựng hàng loạt mức lđ cho các bc cv có đặc trưng tương tự nhau về kết
cấu và quy trình công nghệ trong time ngắn và ít tốn công sức
• Nhược điểm: Thiếu chính xác.
 Xây dựng mức bằng phương pháp này sẽ nhanh chóng tốn ít công sức nhưng độ chính xác
không cao so với 2 phương pháp trên phương pháp này thường áp dụng cho loại hình sản xuất
hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, sx không ổn định, quy trình công nghệ không đc chi tiết nên ko có
đủ tài liệu để định mức lđ bằng pp phân tích tính toán, sx thay đổi, sự lặp lại của các bc ko
nhiều để định mức theo pp phân tích khảo sát.
 Để nâng cao độ chính xác của mức được xây dựng bằng phương pháp này cần phải thu hẹp
quy mô nhóm, chọn bước công vc điển hình chính xác, xây dựng mức của bc cv điên hình thật

chính xác, quy định hệ số quy đổi chính xác và hợp lý.
ii) Phương pháp định mức lđ tổng hợp
KN: là lượng LĐ cần & đủ => SX 1 đơn vị sp hoặc hoàn thành 1 khối lượng cv đúng tiêu
chuẩn chất lượng trong những ĐK tổ chức kỹ thuật nhất định. Áp dụng cho tất cả các DN
Ý nghĩa: cơ sở để lập kế hoạch tổ chức lao động, SD lao động phù hợp với quy trình công
nghệ, nhiệm vụ sxkd; cơ sở xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn vs năng suất chất
lượng, kqcv; cơ sở hạch toán chi phí đầu vào, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động SXKD.
Pp xác định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm:
Trình tự: phân loại lao động (lđ công nghệ, lđ phụ trợ, lđ quản lý) => công tác chuẩn bị
(2 nội dung: xđ đơn vị sp, thu thập tài liệu) => tính mức lđ tổng hợp cho đv sp.
Pp ĐMLĐ tổng hợp theo định biên: áp dụng cho DN SXKD ko thể xây dựng được mức
cho từng đơn vị sản phầm.
Trình tự: phân loại lao động => xác định khối lượng nhiệm vụ SXKD => định biên lao
động từng bộ phận => tổng hợp mức lao động định biên chung
Kết cấu của mức time lao động?

• Mức time (Mtg): Đại lượng time cần thiết được quy định để hoàn thành một công việc
(bước công việc, một sản phẩm, một chức năng) đối với một công nhân (nhóm công nhân)
của một nghề nào đó, có trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp của công việc
phải thực hiện trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định.
• Kết cấu của mức time LĐ:
- Công thức tính mức time thể hiện kết cấu của mức time:
Mtg = Tck + Ttn + Tpv + Tnn + (Tnc) (1)
Công thức này được áp dụng khi biết được các loại time hao phí cho 1 bước công việc, 1 sản
phẩm.
Thông thường kết cấu mức time gồm Tck, Ttn, Tpv và Tnn, còn Tnc với 1 số bước công việc
đặc biệt mới có.

7



- Công thức tính mức time biết tỷ trọng time tác nghiệp trong ca và time tác nghiệp 1 đơn vị
sản phẩm:
Mtg = Ttn : = Ttn. (2)
Trong đó:
Ttn là time tác nghiệp cho 1 đơn vị sản phẩm
là tỷ trọng time tác nghiệp trong ca

- Trong sản xuất hàng loạt, time chuẩn kết quy định chung cho cả loạt sản phẩm; mức kỹ
thuật time cho 1 sản phẩm được tính:
Mtg = + Mtgk (3)
Trong đó:
Tckn là time chuẩn kết cho cả loạt n sản phẩm.
N là số lượng sản phẩm của loạt
Mtgk là mức kỹ thuật time không đầy đủ cho 1 sản phẩm (ko có Tck)
Mtgk = Ttn + Tpv + Tnn

- Dựa vào đặc điểm của mỗi loại hao phí time và tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động quy
định, mà có công thức tính mức kỹ thuật time cho mỗi loại sản phẩm trong từng loại hình
thức sản xuất như sau:
+ Trong hoại hình thức sản xuất hàng khối:
Mtgk = Ttn (1 + a1%PVT + b% nn + a2%PVK) (4)
+ Trong loại hình sản xuất hàng loạt:
Mtgk = Ttn (1 + a% PV + b% nn)
(5)
+ Trong loại hình sản xuất đơn chiếc:
Mtg = Tck + Ttn (1 + a%PV + b%nn)
(6)
Trong đó:

A1%PVT là tỷ lệ time phục vụ tổ chức so với time tác nghiệp
B% là tỷ lệ time nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên so với time tác nghiệp
A%PV là tỷ lệ time phục vụ so với time tác nghiệp
A2%PVK là tỷ lệ time phục vụ kỹ thuật so với time chính.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức time?
Công thức tính mức time:
Mtg = Tck + Ttn + Tpv+ Tnn+ (Tnc)
Từ công thức này ta thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến mức time
Ttn,Tpv,Tnn.

bao gồm Tck,

- Tck:là time NLĐ dùng vào việc chuẩn bị phương tiện Sx để thực hiện công việc và tiến
hành mọi hoạt động liên quan hoàn thành công việc đó.
Khi hoạt động quản lý tốt và NLĐ tuân thủ các thao tác nhanh chóng, an toàn thì Tck giảm,
và ngược lại.

8


- Ttn: là tgian trực tiếp hoàn thành bước công việc được lặp lại qua từng đơn vị sản phẩm,
bao gồm time chính (Tc) và time phụ (Tp)
+ Tc là time làm cho đối tượng LĐ thay đổi về chất lượng, hình dáng, gồm time máy chạy có
việc và time máy chạy không có việc.
+ Tp: là time hao phí và hoạt động cần thiết để tạo khả năng thay đổi chất lượng của đối tượng
LĐ.
Ttn bao gồm Tmáy và Ttay
Với Tmáy: hao phí nhiều hay ít do yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, các máy móc thiết bị cần được đảm
bảo tốt nhất để hiệu quả làm việc cao nhất.
Với Ttay: time phụ thuộc vào thao tác, động tác, trình độ lành nghề của NLĐ. Nếu bố trí phù

hợp với trình độ NLĐ thì Ttay sẽ giảm và ngược lại.

- Tnn: là tgian duy trì khả năng làm việc bình thường của NLĐ trong suốt 1 ca làm việc.
Tnn phụ thuộc vào môi trường làm việc, tiêu chuẩn an toàn LĐ. Vì vậy, khi đảm bảo tốt nhưng
yếu tố này thì time tái sức LĐ sẽ giảm và ngược lại. Cần phục vụ và chăm lo cải tiến môi
trường cho NLĐ để giảm Tnn.

- Tpv: Time hao phí để trông coi và đảm bảo nơi làm việc để LĐ liên tục trong suốt ca làm
việc.
Đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động tốt, giảm hao phí sửa chữa sẽ làm giảm Tpv và ngược lại.
Để Mtg có ý nghĩa và hiệu quả, các quy định được ban hành linh hoạt, khéo léo trong quản lý
và sự hợp tác tuân thủ quy định của NLĐ là rất cần thiết.
Giải thích ý nghĩa và tác dụng của ĐMLĐ trg doanh nghiệp:

- Ý nghĩa quan trọng:
 Là căn cứ để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi NLĐ trg DN theo nguyên tắc phân phối
theo lđ
 Căn cứ xác định số lg lđ trg DN
 Cơ sở vững chắc để xây dụng các kế hoạch của DN( KHSXKD, tiền lương, giá thành sp,…)
 Cơ sở để phân công, tổ chức sx tổ chức lđ và cũng là cơ sở để theo dõi, kiểm tra, đánh gái kết
quả lđ của mỗi NLĐ trg DN.
+ tiền công: đơn giá tiền phụ thuộc vào mức lương cấp bậc cv và mức sản lượng (yếu tố động)
xác định chính xác => trả công hợp lý => tạo động lực, giảm luân chuyển lđ
+ tăng NSLĐ và hạ giá thành sp: giá thành sp là biểu hiện bằng tiền của các chi phí => giảm
giá, tăng kn cạnh tranh => định mức tốt.
+ công tác kế hoạch tiền lương: xác định nhu cầu nhân lực cần thiết => kế hoạch hóa quỹ
lương

3. Nội dung của tổ chức thực hiện công tác định mức lao động trg DN
 Đưa vào sx

- Mục đích:
9






Kiểm tra lại mức vừa xây dựng để có kế hoạch, biển pháp sửa đổi cho phù hợp vs thực tế
Phát huy tối đa tác dụng của công tác định mức
Yêu cầu của mức khi đưa vào sx:
Mức lđ đưa vào sản xuất là mức trung bình tiên tiến. Là một trg những yêu cầu cơ bản nhất,

quan trọng nhất. Mức trung bình tiên tiến là mức mà trg điều kiện sx bình thường, những công
nhân nào nắm vững kỹ thuật, cố gắng lđ, tận dụng time lđ thì đều đạt và vượt.
 Tác dụng khuyến khích tính tích cực lđ của công nhân, làm mn hăng hái học tập, nâng cao
trình độ chuyên môn, trao đổi nghề nghiệp cũng động viện mạnh mẽ cán bộ quản lý nâng cao ý
thức trách nhiệm trg vc phục vụ công nhân sx.
 Mức trung bình tiên tiếnđc phán ánh qua kết quả tiết kiệm lđ, tiết kiệm quỹ lương và đảm bảo
chất lg sản phẩm, dịch vụ.
- Điều kiện đưa mức vào sx:
 Phải đc thông qua sự xét duyệt của Hội đồng định mức của DN, sau đó giám đốc DN ký quyết
định ban hành.
 Bảo đảm các điều kiện tổ chức kỹ thuật đúng như đã quy định khi tiến hành xây dựng mức để
tạo đk cho công nhân đạt và vượt mức
 Phải đào tạo, huấn luyện công nhân trc khi thực hiện mức mới
 Nôi dụng hướng dẫn bao gồm:
Giới thiệu quy trình công nghệ hợp lý
Huấn luyện các phương pháp và thao tác làm vc tiên tiến nhằm đam rbaor chất lg sp- dv
Huấn luyện các biện pháp an toàn thiết bị và an toàn lđ khi thao tác

Cho công nhân sx thử mức mới trg time ngắn để họ làm quen rồi mới áp dụng chính thức.
 Thống kê, phân tích tình hình thực hiện
- Mục đích: Giúp cán bộ quản lý thấy được
 Tình hình thực hiện mức lđ của người lđ tại nơi làm vc theo tháng, quý , năm
 Nguyên nhân mà NLĐ ko đạt mức=> xác định bp khắc phục
 Phát hiện những mức lạc hậu để có kế hoạch điều chỉnh
 Phát hiện nhữn bất hợp lý trg tiền lg sp của công nhân do định mức quá thấp=> bp chấn chỉnh
- Thống kê tình hình thực hiện: của từng công nhân, từng phân xưởng và toàn bộ DN vào sổ
thống kê hàng ngày. Số liệu cần chính xác, rõ ràng, cụ thể.
 Căn cứ vào số liệu thống kê, CB định mức cần báo cáo tình hình thực hiện mức hàng tháng,







hàng quý và cả năm cg như tình áp dụng các pp định mức để cấp trên thấy đc: Chất lg của
mức, số lg công nhân hoàn thành mức và bp nâng cao tỷ lệ hoàn thành, tình hình thực hiện
mức của từng bộ phận trg DN.
Phân tích tình hình thực hiện theo các chỉ tiêu
Chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng mức:
Chỉ tiêu phản ánh việc áp dụng mức trg sx
Chỉ tiêu phản ánh hoàn thành mức lđ
Sửa đội mức lđ
Mục đích: phù hợp với tình hình thực tế.
Mức đc sửa đổi trg những trường hợp sau:
Mức sai: là mức quá cao, đại bộ phận công nhân đã cố gắng nhiều, nắm vững kỹ thuật, mà vẫn
ko đạt đc hoặc mức quá thấp.


10


 Mức lạc hậu: là mức ko còn phù hợp vs điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện công vc đó nữa vì
chúng có những thay đổi như: quy cách, chất lượng sp thay đổi, đặc điểm nguyên vật liệu, bán
thành phẩm thay đổi, thiết bị máy móc, quy trình công nghệ thay đổi, tổ chức lđ thay dổi
 Mức tạm thời: đã hết hạn. Mức tạm thời là mức đc xây dựng và áp dụng cho những cv mới, sp
mới mà DN từ trc đên snay chưa có mức. Sau 3 tháng mới công bố mức chính thức
- Cách sửa đổi
 Lập kế hoạch sửa đổi hàng năm, hàng tháng, hàng quý của DN, căn cứ vào tình hình hoàn
thành mức của cn kỳ trc, các trg hợp sửa đổi mức, các bp tổ chức kỹ thuật đc thực hiện trg thời
kỳ sau để hoàn thành chỉ tiêu, tăng NSLĐ.
 Cách làm:
i) Xác định chỉ số của mức lđ so với mức lđ cũ căn cứ vào: Tỷ lệ hoàn thành mức lđ thời kỳ
báo cáo, các bp tổ chức kỹ thuật đc áp dụng thời kỳ kế hoạch, tỷ lệ hoàn thành mức mới cho
phép.
ii) Xác định mức lđ mới
iii) Tính hiệu quả của vc sửa đổi mức
- Ban hành mức sửa đổi
Chương 8. Tiêu chuẩn vể định mức kỹ thuật lao động
Trình bày khái niệm, yêu cầu và tác dụng của tiêu chuẩn để ĐM kỹ thuật lđ?

- Khái niệm: Tiêu chuẩn để ĐMLĐ là những đại lg quy định về chế độ làm vc tiên tiến của thiết
bị hay những đại lg hap phí time quy định để hoàn thành những bp của bc cv trg đk tổ chứckỹ thuật xác định dùng để tính các mức có căn cứ KT.
- Yêu cầu:
 Phản ánh được những thành tựu mới nhất của KH- KT, những kinh nghiệm tiên tiến của tc sản
xuất và tc lđ.
 Đảm bảo mức độ chính xác & mức độ tổng hợp, phù hợp với từng loại hình sx kd
 Phải tính toán đầy đủ những yếu tố ảnh hưởng đến time của bc cv và các bp hợp thành của bc
cv.

 Phải tính toán đến những đk tổ chức- kỹ thuật cụ thể của quá trình công nghệ và của loại hình
sxkd
 Phải bao gồm các phg án công nghệ phổ biến và đặc trung nhất
 Phải đơn giản và thuận tiện khi sd để tính mức lđ
- Tác dụng
 Là cơ sở để xd mức lđ có căn cứ kỹ thuật nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác và có tính áp
dụng thống nhất ở quy mô lớn
 Là 1 phg tiên quan trọng để áp dụng vào sx chế độ làm vc của thiết bị có năng suất cao, áp
dụng cho các thành tựu tiên tiến của KH CN vào quá trình SXKD
 Xây dựng và áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn trg DN, là bp để thúc đẩy các DN nâng cao trình độ
tổ chức sx, tổ chức lđ theo hướng tiên tiến hơn, từ đó ko ngừng nâng cao NSLĐ, hạ giá thành
sp tăng khả năng cạnh tranh

11


 Xây dựng và áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn trg DN, là bp quan trọng để cải tiến công tác định
mức, thay dần các mức thông kê kn bằng mức có căn cứ kỹ thuật. Là cơ sỏ để nâng cao trình
độ tc sx, tổ chức lđ và kích thích lđ
Phân biệt tiêu chuẩn time định mức kỹ thuật lao động và mức time có căn cứ kỹ thuật
Tiêu chuẩn time
ND kết Chỉ xây dựng và tính toán riêng
cấu
biệt cho từng loại time như time
CK, TN, NN,…
Phạm
Có thể sử dụng để tính mức tg có
vi
căn cứ kỹ thuật cho nhiều bước
công vc khác nhau=> sd trg nhiều

DN khác nhau, ngành sx này hay
sx khác
MĐ sử Dùng để định mức lđ
dụng

Mức time có căn cứ KT
Đặt ra cho cả bước cv và bao gồm đầy đủ các
loại time như CK, TN, PV, NN và nhu cầu
cần thiết của NLĐ
Chỉ dùng cho các bc cv giống nhau, nơi làm
vc như nhau và những đk tc- kỹ thuật như
nhau
Kết hợp vs tiền lương theo cấp bậc cv là yếu
tố quan trọng để tính đơn giá tiền lg cho một
đơn vị sp

Trình tự xây dựng tiêu chuẩn để ĐMLĐ có căn cứ kỹ thuật

-

B1: Chuẩn bị xây dựng tiêu chuẩn:
XĐ loại hình sản xuất ở nơi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn
XĐ hình thức tổ chức lao động, tổ chức nơi làm việc, đk tổ chức, kỹ thuật hợp lý.
XĐ mức độ tổng hợp của tiêu chuẩn => xác định các bước cv và phân chia bước cv

thành các bộ phận tạo thành
- XĐ nội dung kết cấu hợp lý và những yếu tố ảnh hưởng đến time thực hiện bước cv
- Lập hình mẫu tiêu chuẩn.
B2: Khảo sát thực tế để thu thập số liệu
B3: Hệ thống hóa và phân tích tài liệu khảo sát => lập phương trình tiêu chuẩn

B4: Lập tiêu chuẩn
B5: Kiểm tra tiêu chuẩn trong sản xuất
Chương 9: ĐỊNH MỨC LĐ MỘT SỐ CÔNG VC CỤ THỂ TRG SX
Định mức công việc:

- Khái niệm: là vc xác định khối lg cv đc tính theo giờ định mức hoặc theo số đo hiện vật( m,






tấn,…) để giao cho một người hay một nhóm người phải hoàn thành trg 1 ca làm vc, một ngày
làm vc hay một kỳ làm việc
Thường áp dụng cho CN làm vc hưởng tiển công theo time
Tiến hành theo quy trình
Xác định danh mục cv, xác định tính chất, thành phần và nội dung cv
Xác định điều kiện tổ chức- kỹ thuật để tiến hành cv
Thiết kế quy trình thực hiện công vc một cách hợp lý
Xác định khooilg cv theo kế hoạch phải hoàn thanhftheo tiến độ của quy trình công nghệ và
quá trình sxkd

12


ĐMLĐ trg công vc cơ khí:

- Đặc điểm: Cơ khí là một ngành bao gồm nhiều nhóm công vc khác nhau. Trg đó mỗi nhóm
đều có những đặc điểm tc- kỹ thuật đặc ttrưng và ảnh hưởng đến ĐMLĐ. Cụ thể
 Đối vs công vc đức phôi áp dụng các mức time, mức sản lượng. Để xây dựng mức cho cv ày

sử dụng pp thống kê, phân tích khảo sát và phân tích tính toán từ các tiêu chuẩn đã đc xây
dựng.
 Đối vs công vc gia công cơ khí trên máy cắt gọt kim loại có thể áp dụng mức time, mức sản
lượng. PP xây dựng là pp phân tích khảo sát và tính toán các chế độ cắt gọt của các máy.
 Đối vs công vc rèn và dập có thể áp dụng
ĐMLĐ trong công việc phục vụ

- Công nhân phục vụ sản xuất kinh doanh: phục vụ phương tiện lao động, phục vụ đối tượng lao
động trong sx, phục vụ người lao động.
- Các dạng mức lao động cho công nhân phụ:
+ cv có thể tính được mức time, mức sản lượng => cv thường tuân thủ theo những quy trình
sẵn và theo kế hoạch => đm bằng pp định mức kỹ thuật lao động như với công nhân chính
+ cv không thể tính được mức time, mức sl mà chỉ xác định được mức biên chế => all pp đm
bước cv chính, khi phục vụ số lớn dùng pp khảo sát theo thời điểm để giảm lđ khảo sát
Định mức cho công việc sửa chữa phục vụ sản xuất.

 Sửa chữa theo kế hoạch dự phòng
Trước hết cần phải phân tích hệ thống tổ chức sửa chữa hiện hành đã hợp lý chưa. Có ba hình
thức chủ yếu là: tập trung, phân tán, kết hợp tập trung và phân tán. Việc lựa chọn hình thức tổ
chức sửa chữa phù hợp cần căn cứ vào loại hình sản xuất, quy mô của doanh nghiệp, khối
lượng công việc sửa chữa. Để định mức lao động cho những công nhân loại này tiến hành như
sau:
• Xác định bậc phức tạp sửa chữa Ri: Việc xác định bậc phức tạp sửa chữa cho các loại máy
móc trong điều kiện sản xuất hiện nay nói chung khó khăn. Trong các DN sử dụng nhiều loại
máy móc, thiết bị của các nước khác nhau nhiều loại không còn lý lịch máy, nhiều loại chưa có
bậc phức tạp sửa chữa => cần kết hợp với bộ phận kĩ thuật, cơ điện… để thực hiện công việc
này.
• Xác định lượng lao động tiêu hao cho một đơn vị phức tạp sửa chữa (t)
Lượng lao động tiêu hao cho một đơn vị phức tạp sửa chữa được xác định cho các dạng sửa
chữa riêng biệt. Để xác định (t) trước tiên cần chọn một đơn vị máy móc, thiết bị và tiến hành

xây dựng nội dung mẫu các công việc sửa chữa theo các dạng sửa chữa. Sau đó tổ chứuc việc
tiến hành điều tra, khảo sát tiêu hao lao động thực tế thực hiện các công việc theo nội dung
trên. Xử lý các số liệu thu thập được để xác định lượng lao động tiêu hao cho toàn bộ công
việc sửa chữa đơn vị máy móc, thiết bị theo từng dạng sửa chữa.

13


Công thức:
Ti : lượng lao động tiêu hao cho toàn bộ công việc sửa chữa đơn vị máy móc thiết bị i theo
dạng sửa chữa.
- Tính lượng lao động tiêu hao cho công việc sửa chữa:
+ Lượng lao động tiêu hao cho công việc kiểm tra một đơn vị máy móc thiết bị tính theo công
thức:
Tktr = tktr .Ri
tktr: lượng lao động tiêu hao cho một lần kiểm tra của một đơn vị phức tạp sửa chữa.
+ Lượng lao động tiêu hao cho sửa chữa nhỏ, vừa và lớn đơn vị máy móc thiết bị
Tscn = tscn .Ri (giờ - người)
Tscv = tscv .Ri (giờ - người)
Tscl = tscl .Ri (giờ - người)
tscn , tscv, tscl : lượng lao động tiêu hao cho một đơn vị phức tạp sửa chữa của sửa chữa nhỏ,
sửa chữa vừa và sửa chữa lớn.
Tổng lượng lao động hao phí cho cv sửa chữa theo kế hoạch dự phòng 1 loại máy móc thiết bị
trong năm: T = R (n1.tktr+ n2 .tscn + n3.tscv+ n4.tscl). K1
R: tổng số đơn vị phức tạp sửa chữa của loại thiết bị cho trước.
n1 , n2 , n3 , n4: tổng số các lần kiểm tra, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn của loại
thiết bị có tính toán cho năm.
K1: hệ số tính toán, tính đến việc thực hiện những chức năng bổ sung và cho giải lao nhu cầu
cá nhân.
Thực tế khi tính số lượng công nhân sửa chữa theo kế hoạch sửa chữa dự phòng phải tính đến

khả năng tăng năng suất lao động.
T: tổng lượng lao động hao phí cho công việc sửa chữa theo kế hoạch dự phòng một loại thiết
bị trong năm.
K2: hệ số tính đến time nghỉ phép năm và nghỉ ốm
K3: hệ số có tính đến việc thực hiện các công việc ngoài kế hoạch
K4: hệ số hoàn thành mức
Q: quỹ time làm việc trong năm của một công nhân.

 Phục vụ máy móc, thiết bị giữa các thời kì sửa chữa
Định mức lao động cho công nhân thực hiện các công việc phục vụ có tính chất thường xuyên
trong ca cũng rất khó khăn do đặc điểm của các công việc rất đa dạng, không ổn định, không
lặp lại có chu kì… Trong thực tế có thể tính mức phục vụ hoặc số lượng công nhân trên cơ sở
biết quỹ time ca và hệ số bận việc của công nhân, số lần sửa chữa và hao phí time trung bình
cho một lần sửa chữa.
Số lượng công nhân trực nhật sửa chữa
m: số đơn vị thiết bị làm việc được phục vụ
Rtb: mức phức tạp sửa chữa trung bình của thiết bị trong bộ phận nghiên cứu.
Mpc: mức phục vụ tính cho một thợ sửa chữa.
Khi tính số lượng máy (mức phục vụ) mà 1 thợ điều chỉnh phải phục vụ trong ca

14


Kpv: hệ số bận việc của thợ điều chỉnh máy móc thiết bị trong ca.
tdc: mức time trung bình để thực hiện một lần điều chỉnh thiết bị.
Sdc: số lần phải điều chỉnh cho một máy trong ca (tính trung bình).
Định mức lao động cho công việc vận chuyển phục vụ sản xuất
Tiến hành theo các bước sau:
- XĐ các nhân tố ảnh hưởng lên tiêu hao lao động thực hiện các công việc vận chuyển
- XĐ nội dung, chu trình thực hiện công việc vận chuyển

- Bằng khảo sát chụp ảnh bấm giờ xác định các loại time chuẩn bị-kết thúc, nghỉ, nhu cầu giải
lao…
- XĐ time tác nghiệp cần thiết để phục vụ 1 nơi làm việc, 1đv phương tiện vận tải, một km
đường vận chuyển
Nếu việc vận chuyển giữa 2 trạm (giữa 2 kho phân xưởng…) thì time tác nghiệp vận chuyển
đơn vị sản phẩm, tấn sản phẩm (vật liệu) với phương tiện cho trước tính theo công thức:
Ttn = (phút)
n: số lượng sản phẩm (số tấn sản phẩm…) vận chuyển 1 lần có tính đến trọng tải của phương
tiện và phương pháp bao gói
t1: time xếp loại sản phẩm, phôi liệu…(phút)
t2: time xếp loại sản phẩm, phôi liệu…(phút)
t3: Time làm giấy tờ, giao nhận sản phẩm, vật liệu…(phút)
L: Khoảng cách vận chuyển(m)
v: tốc độ xe chạy khi có tải (m/phút); Vkt: tốc độ xe chạy trở về không có tải (m/phút)
Time tác nghiệp cả ca làm việc của phương tiện nào đó Ttnca =
Ni: Số lượng loại sản phẩm i được vận chuyển trong suốt ca .
Khi vận chuyển hành trình đường vòng, time tác nghiệp tính cho 1 chuyến đi theo hành trình
vòng là:

Ttnv= m(t’1 + t’2 + t’3) +

(phút)

M: số trạm, điểm phải bốc dỡ sản phẩm, phôi liệu
t’1, t’2, t’3: time trung bình thực hiện các công việc xếp dỡ, làm thủ tục giao nhận tại
một trạm, điểm…
L: Độ dài hành trình vòng
Vtb: vận tốc trung bình xe chạy hành trình vòng
Xác định mức phục vụ vận chuyển: Mpvvc=


Tck: Time chuẩn bị kết thúc

15


Ttn: time tác nghiệp cho việc phục vụ một đơn vị phục vụ
Ttn: time nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên.
Đối với các doanh nghiệp có tổ chức vận chuyển phục vụ sản xuất chính khi xe đi về
kết hợp nhận, giao sản phẩm, bán sản phẩm tại các nơi làm việc, các phân xưởng… thì time tác
nghiệp cần tính thêm các tiêu hao thành phần cho việc bốc, xếp làm thủ tục giao nhận tại các
điểm đó.
Định mức lao động cho công việc trong quy trình sản xuất tự động hóa?
Đặc điểm: quá trình sx với hình thức hàng loạt lớn, sản xuất hàng khối được tự động hóa. Khi
máy chạy tự động công nhân đứng máy có thể không cần thiết có mặt ở nơi làm việc. Time
phục vũ kỹ thuật được tính vào mức lđ của thợ máy–khoảng time thợ máy thực hiện các cồn
việc phục vụ kỹ thuật mà ko trùng vs time máy chạy tự động.

- Mức time: Mtg = Tpv+Tckm (Tpv: time pv nơi làm việc, nghỉ ngơi nhu cầu không trùng với
-

time máy làm việc. Tckm: time 1 chu kỳ máy hoạt động)
Mức sản lượng: tính dựa trên cơ sở vê mức năng suất của máy tự động trong 1 ca làm việc

-

Mns = Msl = (Tca - Tpv)/(Tc+Tp)
Mức phục vụ: số máy móc mà người thợ máy đảm bảo việc vận hành trong 1 ca/ 1 quy trình
làm việc
ĐMLĐ cho công việc trong quy trình SX tổ hợp máy tự động
Đặc điểm: Cv gần như tự động hóa toàn quá trinh. Quy trình sản xuất có tính chất ổn định,

Quy trình máy có time tác nghiệp = tổng time máy và time phục vụ máy ko trùng time máy
hoạt động theo tiêu chuẩn đmktlđ/ tài liệu chụp ảnh bấm giờ

-

Mức pv: TNsp = Tckm /A với A là số sp sx ra sau 1 chu kỳ
Số chu kỳ hoạt động của 1 hệ thống tự động hóa trong 1 ca: a = (Tca – Tpv - Tnc)/Ttn
- Mức sản lượng ca : Msl = (Tca – Tpv - Tnc) x AHpv/ Ttn = a.AHpv
Hpv : số máy móc phục vụ trong điều kiện sản xuất bẳng tổ hợp máy tự động

4. ĐMLĐ cho NLĐ phục vụ nhiều máy
Đặc điểm : 1 cn/1 nhóm cn có thể pv, vận hành đồng thời nhiều máy. Time bận việc của công
nhân đứng nhiều máy là khoảng time cn thực hiện các công việc và time bận việc của công
nhân Ttn = Tm + Tp
Số máy móc hợp lý cần thiết tối đa 1 người hay 1 nhóm cn có thể pv:
Tm ≥
+ Tm: thời gian máy tự động
+n số máy mà công nhân có thể phục vụ đồng thời
+Tpi: thời gian bận việc của công nhân cho máy thứ i
Hệ số bận việc của từng công nhân cho từng máy Kpi = Tpi/Ttn và ≤ 1

16


Số lượng máy tối đa công nhân có thể phục vụ nmax =
+ Tckm: tổng thời gian chu kỳ máy hoạt động lớn nhất (Tckm=Ttn+Tnc)
+ Tpi: thời gian bận việc của công nhân trên máy thứ i
+ Knc: hệ số nghỉ ngơi (Tckm=Ttn x Kmc)
+Kc: hệ số thời gian trùng với thời gian bận việc trên một máy
+ Tnc: thời gian máy ngừng hoạt động sau 1 chu kỳ do phải đợi công nhân pv.

Trong trường hợp nhiều máy hoạt động cùng lúc: nmax = (Tckm/Tpi) +1
Chương 10: Tổ chức lao động quản lý trong DN
Cách thức phân loại lao động quản lý trong doanh nghiệp? Tại sao cần phân loại như vậy?
- Lao động quản lý: all NLĐ hoạt động trong bộ máy quản lý và tham gia vào việc thực hiện
các chức năng quản
- Phân loại lao động quản lý

 Theo chức năng, vai trò đối với việc quản lý quá trình sxkd
• Nhân viên quản lý kỹ thuật: những người đc đào tạo ở các trg kỹ thuật hoặc đã đc rèn
luyện trg thực tế sx có trình độ kỹ thuật tg đương đc cấp trên có thẩm quyền thừa nhận
bằng văn bản, đồng thời là những người trực tiếp làm công vc kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ
đạo hg dẫn các cv kỹ thuật. Nhóm này gồm: GĐ, PGĐ phụ trách kỹ thuật, quản đốc,
trưởng phó phòng ban kỹ thuật, kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên làm ở phg kỹ thuật
• Nhân viên quản lý kt: là những người làm công tác lãnh đạo, tổ chức, quản lý các hđ
SXKD của DN như GĐ, PGĐ phụ trách kinh doanh, kế toán trưởng, các cá bộ nhân viên
làm ở các phòng ban: kế hoạch, thống kê- kế toán, lao động tiền lương, điều độ,…
• Nhân viên quản lý hành chính: là những người làm công tác thi đua, khen thưởng, nhân
sự, quản trị hành chính, văn thư, đánh máy, phiên dịch, phát thanh, lái xe, bảo vệ, ….
 Theo vai trò đối với vc thực hiện chức năng quản lý:
• Cán bộ lãnh đạo: là những lđ quản lý trực tiếp thực hiện chức năng lãnh đạo bao gồm:
GĐ, PGĐ, quản đốc, đốc công, trưởng phó phòng ban trong bộ máy quản lý của DN
Nhiệm vụ: lựa chọn, đào tạo và bố trí cán bộ, điều phối lđ, kiểm tra và điều chỉnh quy
trình sxkd, thực hiện các chức năng quản lý hành chính, động viên tập thể lđ, thực hiện
KHSXKD và giáo dục chính trị, tư tg văn hóa tinh thần đối vs người lđ
Hoạt động lđ: thực hiện các công vc chủ yếu trg quản lý và tổ chức thực hiện các quyết
định đó.
• Các chuyên gia: là những lđ quản lý ko thực hiện các chức năng lãnh đạo trực tiếp mà
thực hiện các công vc chuyên môn như: cán bộ kt, kỹ thuật viên, cán bộ thiết kế và công
nghệ,…
Nhiệm vụ: nghiên cứu, hoàn thiện và đưa vào áp dụng các pp sxkd mới, quá trình công

nghệ định mức kỹ thuật kt, cũng như các hình thức, pp tổ chức sx, tc lđ, tc quản lý hợp lý,


17


HĐLĐ: những người làm cv cố vấn hỗ trợ trực tiếp cho quá trình ra quyết định của lãnh
đạo, giúp cán bộ lãnh đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra sự đúng đắn của các quyết định
quản lý
• Nhân viên thực hành kỹ thuật: là những lđ quản lý thực hiện các cv đơn giản, thg xuyên
lặp đi lặp lại mang tính chất thông tin- kỹ thuật, pvu quản lý như: NV làm công tác hoạch
toán, kiểm tra, NV làm công tác hành chính, NV làm công tác phục vụ
Nhiệm vụ: thực hiện thông tin ban đầu và xử lý chúng, truyền tin đến nơi nhân cũng như
chuẩn bị và giải quyết các thủ tục hành chính đôi vs các loại văn bản khác nhau.
 Cẩn phân loại như vậy vì: hệ thống quản lý gồm những người cung cấp thông tin và người xử
lý thông tin
 Việc phân loại này nhăm fphats huy năng lực, sở trường của người quản lý, thức đẩy hiệu quả
HĐ sxkd của tc
Các đặc điểm của lao động quản lý ảnh hưởng thế nào đến tổ chức lao động trong doanh
nghiệp?

 Đặc điểm của lđ quản lý
- Hđ lđ quả lý là hoạt động trí óc và mang nhiều đặc tính sáng tạo
 Tính sáng tạo đc thể hiện ở 2 giác độ: sáng tạo độc lập là tạo ra các kiến thức, tri thức mới,
sáng tạo trg phạm vi nhiệm vụ đã đc quy định trc gồm sáng tạo về các thực hiện cv.
- Là hoạt động lđ mang đặc tính tâm lý, xã hội cao
 TRg quá trình quản lý người quản lý phải thực hiện nhiều mqh giao tiếp, qua lại lẫn nhau, do
đó yếu tố tâm ký xã hội đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự nhiệt tình làm vc, chất lg cv
và tiến độ thưc hiện cv=> bp tc lđ phải tạo ra môi trường lđ thoải mái, dễ chịu, tạo bầu không
khí tốt trong tập thể lđ

- Thông tin vừa là đối tượng lđ, kq lđ, vừa là phg tiện lđ của lđ quản lý
 Lđ quản lý thu nhận và xử lý thông tin để phục vụ vho mục đích quản lý ở các cấp quản lý trg

-

DN=> tổ chức tốt công tác thông tin cho lđ quản lý, trang bị đầy đủ phg tiện để thu nhân, xử lý
cất giữ và truyền tin.
Có nội dung đa dạng, khó xác định và kq lđ ko biểu hiện dưới dạng vật chất trực tiếp=> hđ lao

-

động quản lý khó theo dõi, khó đánh giá và khó định mức.
Các thông tin, tư liệu đc sử dụng cho vc hình thành và thực hiện các quyết định quản lý, một
sai sót nhỏ có thể dẫn tới ảnh hg lớn trg sx, nên đòi hỏi các nhân viên, viên chức quản lý phải
có tinh thần trách nhiệm cao.
Nội dung chủ yếu của TCLĐKH CHO QUẢN LÝ TRONG DN

(1) Phân công và hợp tác lao động
Thực hiện trên 3 mặt:
a. Phân công lao động quản lý theo chức năng
Toàn bộ các công việc quản lý được chia thành các chức năng quản lý (chức năng quản lý trực
tuyến, chức năng chuẩn bị sản xuất về công nghệ, chức năng kế hoạch hoá kinh tế kỹ thuật,

18


chức năng hạch toán...), phải được thực hiện trên cơ sở bản quy định về chức năng của doanh
nghiệp, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức và định mức lao động quản lý. Yêu cầu đối với hình
thức phân công này là phải có sự phân chia chức năng, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng giữa
các bộ phận và giữa các nhân viên quản lý, người thực hiện các chức năng phải có kỹ năng và

kiến thức chuyên môn phù hợp, tỷ trọng time để thực hiện các công việc ngoài chức năng so
với tổng time làm việc phải là nhỏ nhất.

b. Phân công lao động quản lý theo công nghệ:
thực chất là phân chia toàn bộ cv ql theo quá trình thông tin, trên cơ sở đó mà bố trí lao động
có trình độ, nghề nghiệp phù hợp vào các khâu của quá trình thông tin chính xác, nhanh chóng,
đảm bảo xử lý thông tin chính xác, nhanh chóng, đảm bảo chất lượng của các quyết định quản
lý.
Kết quả: làm hình thành cơ cấu chuyên môn, nghề nghiệp, trình độ theo từng chức năng.
Yêu cầu: không được bố trí lao động trái ngành nghề, đảm bảo chất lượng của công việc và sử
dụng có hiệu quả sức lao động. Mặt khác, cần đảm bảo chuyên môn hoá lao động đối với các
nhân viên, viên chức làm các công việc xử lý thông tin bằng cách bố trí thực hiện các bước
công việc giống nhau với các phương tiện kỹ thuật chuyên dùng nhằm nâng cao năng suất lao
động. Điều đó tạo điều kiện để thành lập các bộ phận chuyên môn hoá như trung tâm tính toán
và thông tin...
c. Phân công lao động quản lý theo mức độ phức tạp:
Toàn bộ công việc quản lý được phân chia ra thành những phần việc nhỏ và giao cho
từng người thực hiện. Mức độ phức tạp của công việc được thể hiện ở các mức độ yêu cầu
khác nhau về "chức trách", "phải biết", yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ", được
quy định trong bản "tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức".
Yêu cầu: phải bố trí lao động có trình độ chuyên môn và khả năng cá nhân phù hợp với
yêu cầu của công việc. Để đảm bảo phân công và hợp tác lao động có hiệu quả, khi thiết kế
các phương án biện pháp cụ thể về tổ chức lao động cần phải chú ý tới các giới hạn cho phép
về kinh tế, về tâm sinh lý và về xã hội.
- Về kinh tế: phân công và hợp tác lao động phải đảm bảo rút ngắn chu trình quản lý, nâng cao
mức đảm nhận của lao động quản lý.
- Về tâm sinh lý: phải chú ý tới khả năng tiếp nhận thông tin của con người. Nếu công việc
quản lý đòi hỏi phải tiếp nhận tín hiệu vượt quá những giới hạn thì hiệu quả quản lý sẽ giảm do
không đảm bảo chất lượng thông tin.
- về xã hội là bảo đảm sự súc tích của nội dung lao động, bảo đảm phù hợp với năng khiếu và

sở thích của người lao động.

(2) Tổ chức nơi làm việc.
- Nơi làm việc của lđql là đơn vị thấp nhất về tổ chức trong doanh nghiệp mà ở đó xảy ra
-

hoạt động lao động của lao động quản lý để thực hiện các chức năng quản lý.
Nội dung:

19


• Trang bị cho nơi làm việc các thiết bị, phương tiện công cụ cần thiết theo yêu cầu của
nhiệm vụ và chức năng lao động. Bao gồm:
- Các đồ gỗ văn phòng.
- Các loại máy móc công nghệ cần thiết cho công việc
- Các thiết bị văn phòng và công cụ lao động khác.
- Các phương tiện văn phòng phẩm
- Phương tiện vệ sinh, sinh hoạt.
• Bố trí các phương tiện, công cụ, trang thiết bị tại nơi làm việc trong mối quan hệ với các
nơi làm việc với nhau trong nội bộ phận (phòng, ban), cũng như với các bộ phận quản lý
trong doanh nghiệp.
Tổ chức nơi làm việc cho lao động quản lý là hợp lý khi nó tạo nên được những giải pháp tổ
chức phù hợp với tính chất công việc của từng loại nhân viên, viên chức quản lý và đảm bảo
đmả thoả mãn đồng bộ các yêu cầu về sinh lý - vệ sinh lao động, tâm lý - xã hội học lao động,
về thẩm mỹ sản xuất và các yêu cầu về kinh tế.

- Hoàn thiện tổ chức nơi làm việc của lao động quản lý.
Để hoàn thành tổ chức nơi làm việc của lao động quản lý, cần phải nghiên cứu phân tích, đánh
giá hiện trạng tổ chức nơi làm việc của hộ phát triển các yếu tố bất hợp lý và xây dựng phương

án tổ chức mới trên cơ sở các nguyên tắc khoa học. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quan
sát và đo đạc. Ngoài ra có thể kết hợp phỏng vấn nhân viên, viên chức làm việc tại nơi làm
việc để làm rõ các vấn đề chưa được rõ ràng.

(3) Điều kiện làm việc của lao động quản lý
 Chiếu sáng và màu sắc
Hoạt động lao động quản lý và hoạt động lao động chủ yếu liên quan đến việc thu nhận và xử
lý, chuẩn bị thông tin. Các công việc thường được thực hiện dưới dạng đọc, viết, vẽ, đánh máy,
phân loại….=> cần phải tổ chức chiếu sáng tốt cho lao động quản lý.
Yêu cầu về độ rọi đối với các công việc quản lý nói chung không cần cao như đối với các công
việc trực tiếp sản xuất
Màu sắc là một yếu tố của thẩm mĩ sản xuất. Chiếu sáng và màu sắc có tác dụng hỗ trợ cho
nhau vì mỗi màu sắc có mức độ phản chiếu ánh sáng khác nhau. Các phòng làm việc sơn các
màu sáng (mức độ phản chiếu lớn) có khả năng hỗ trợ và tăng cường tác dụng của chiếu sáng
không chỉ về cường độ mà cả về sự phân phối ánh sáng.
Ánh sáng và màu sắc là hai yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới trạng thái tâm lý của người lao động
quản lý. Sử dụng tốt hai yếu tố này sẽ tạo ra cho lao động quản lý một điều kiện lao động thuậ
lợi, một không gian đẹp, một trạng thái hưng phấn, một tâm lý vui tươi thích thú hơn đối với
công việc và nhờ đó mà nâng cao năng suất lao động, trách được mệt mỏi quá sớm.

 Tiếng ồn
Đối với hoạt động lđql, vấn đề chống tiếng ồn đặc biệt quan trọng, vì hoạt động trí óc đòi hỏi
phải được yên tính và tập trung tư tưởng. Khi tổ chức chiếu sáng tại những nơi làm việc cho
lao động quản lý cần lưu ý các yêu cầu sau:

20


*
Tận

dụng
ánh
sáng
tự
nhiên.
* Không che lấp cửa sổ bởi các rèm cửa quá dày hoặc quá nhiều cây cảnh.
* Tránh sấp bóng, khi bố trí các nơi làm việc nên lưu ý để ánh sáng tự nhiên được chiếu tới từ
bên
trái.
* Phải đảm bảo phân phối ánh sáng đều đặ khi chiếu sáng nhân tạo (các đèn ống được bố trí
thành
các
dãy
vuông
góc
với
nơi
làm
việc).
* Không tổ chức chiếu sáng theo phương thức cục bộ mà theo phương thức chiếu sáng có lưu
ý tới vị trí của các nơi làm việc

 Bầu không khí tập thể tại nơi làm việc.
Bầu không khí tập thể là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng lao động trí óc và hiệu quả lao
động quản lý. Những tập thể biết hợp tác, thân thiện, giúp đỡ nhau trong công việc thường là
những tập thể lao động có hiệu quả công tác cao; trái lại, những mâu thuẫn trong tập thể có tác
động làm giảm sút một cách rõ rệt hiệu suất của lao động quản lý. Tạo ra một bầu không khí
tập thể thuận lợi là kết quả của thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp về tổ chức, giáo dục và
cưỡng bức, các biện pháp đó gồm:
* Lựa chọn, bố trí, sử dụng hợp lý nhân viên, viên chức và đánh giá đúng mức kết quả lao

động, trả công lao động hợp lý.
* Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân viên, viên chức theo yêu cầu của cv.
* Cải thiện điều kiện lao động, nâng cao phúc lợi vật chất cho nhân viên, viên chức như: cơ khí
hoá, giảm nhẹ lao động, đầu tư về an toàn, vệ sinh phòng bệnh đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, các
công trình thể thao, cơ sở nghỉ ngơi…
* Duy trì và có kế hoạch phát triển hợp lý cấu trúc về mặt xã hội của tập thể lđ.
* Sử dụng các biện pháp giáo dục và thuyết phục để giáo dục tinh thần, thái độ làm việc và kỷ
luật lao động như trao đổi, giáo dục truyền thống tốt đẹp của tập thể, doanh nghiệp, khuyến
khích về tinh thần, trình bày các hậu quả của việc vi phạm các nguyên tắc coi thường kỷ luật
lao động…
* Sử dụng các biện pháp khiển trách, thi hành kỷ luật.

21



×