Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố khu hệ cá lưu vực sông thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHÙNG THỊ TUYÊN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ KHU HỆ CÁ SÔNG THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHÙNG THỊ TUYÊN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ KHU HỆ CÁ SÔNG THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60.42.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU DỰC

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả
nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, 15 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Phùng Thị Tuyên

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hữu Dực – Người
Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tập thể Giáo Sư, Phó Giáo sư,
Tiến Sĩ – những người Thầy trong bộ môn Động vật học và Khoa Sinh học, phòng
Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã truyền những kinh nghiệm trong
nghiên cứu, tinh thần làm việc nghiên túc, nhiều ý kiến chỉ dẫn quý báu cho tôi
trong quá trình làm luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.
Hà Nội. Ngày... tháng... năm 2017

ii


MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

v

Danh mục biểu đồ

vi

Phần I

MỞ ĐẦU…………………………………………………...

1

1.1

Lý do chọn đề tài.....................................................................


1

1.2

Giả thiết khoa học....................................................................

2

1.3

Tổng quan vấn đề nghiên cứu.................................................

3

1.3.1

Đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu........................

3

1.3.1.1

Vị trí địa lý..............................................................................

3

1.3.1.2

Đặc điểm địa hình..................................................................


3

1.3.1.3

Khí hậu thủy văn....................................................................

5

1.3.1.4

Thảm thực vật........................................................................

7

1.3.1.5

Tài nguyên thiên nhiên...........................................................

7

1.3.1.6

Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................

9

1.3.2

Lịch sử nghiên cứu cá............................................................


11

1.3.2.1

Lịch sử nghiên cứu cá ở Việt Nam.........................................

11

1.3.2.2

Lịch sử nghiên cứu cá ở lưu vực sông Thái Bình....................

14

1.4

Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu...

15

1.4.1

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu..............................

15

1.4.1.1

Đối tượng nghiên cứu..............................................................


15

1.4.1.2

Thời gian nghiên cứu..............................................................

15

1.4.1.3

Địa điểm nghiên cứu...............................................................

16

1.4.1.4

Tư liệu nghiên cứu..................................................................

16

1.4.2

Phương pháp nghiên cứu.........................................................

17

1.4.2.1

Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa................................


17

iii


1.4.2.2

Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm..................

19

1.4.2.3

Một số phương pháp nghiên cứu khác....................................

21

1.5

Những luận điểm bảo vệ và đóng góp mới của luận văn........

21

1.5.1

Những luận điểm bảo vệ.........................................................

21

1.5.2


Đóng góp mới của luận văn....................................................

21

Phần II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................

22

Chương 1

Đa dạng thành phần loài khu hệ cá sông Thái Bình

22

1.1

Thành phần loài cá thuộc lưu vực sông Thái Bình

22

1.2

Mô tả loài cá thuộc KVNC.

34

1.3


Tính chất đa dạng phong phú về thành phần loài cá ở KVNC

76

Chương 2

Đặc điểm phân bố khu hệ cá sông Thái Bình

83

2.1

Phân bố các loài cá theo mùa

83

2.2

Phân bố các loài cá theo địa phương

84

2.3

Phân bố của các nhóm sinh thái

86

Phần III


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................

93

PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Ý nghĩa

KVNC

Khu vực nghiên cứu

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích địa hình đồi núi các tỉnh trong lưu vực sông Thái Bình.. 3
Bảng 1.2: Đặc điểm khí hậu của các địa phương trong lưu vực sông Thái
Bình................................................................................................................

5

Bảng 1.3: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) thời kỳ quan trắc của
một số trạm khí tượng trong khu vực nghiên cứu...........................................

6

Bảng 1.4: Diện tích rừng trong lưu vực sông Thái Bình năm 2013............

8

Bảng 1.5: Hiện trạng sử đất lưu vực sông Thái Bình tính đến 1.1.2014.........

8

Bảng 1.6: Tổng quan về hiện trạng dân số trong toàn quốc và lưu vực sông
Thái Bình...................................................................................................

9

Bảng 1.7: Diện tích và sản lượng lúa trong lưu vực hai năm 2013, 2014.......

10

Bảng 1.8: Kết quả về khai thác và nuôi trồng thủy sản qua hai năm 2010 và

2014.................................................................................................................. 11
Bảng 1.9. Địa điểm, số lần thu mẫu và số mẫu thu được...............................

16

Bảng 2.1: Danh sách các loài cá thuộc lưu vực sông Thái bình......................

24

Bảng 2.2: Tỉ lệ các họ, các giống, các loài trong những bộ cá ở KVNC......... 77
Bảng 2.3: Thành phần và tỉ lệ các giống, các loài trong các họ cá ở KVNC... 78
Bảng 2.4: Các loài cá Sông Thái Bình có giá trị bảo tồn................................. 81
Bảng 2.5: Thực trạng các loài cá Sông Thái Bình có giá trị bảo tồn............... 82
Bảng 2.6: Số lượng, tỉ lệ bộ, họ, giống và các loài cá thu được theo các địa
phương của KVNC.....................................................................................

84

Bảng 2.7: Phân bố các loài trong KVNC theo nhóm sinh thái........................

86

Bảng 2.8: Sự xâm nhập của các loài cá nước mặn vào các địa điểm của
sông Thái Bình...........................................................................................

vi

89



DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Sơ đồ chỉ dẫn các số đo và tên các bộ phận trên cơ thể cá

20

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ phần trăm các họ, các giống, các loài trong các bộ cá ở
KVNC..........................................................................................................

77

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ % các giống có số loài khác nhau trong KVNC..............

80

Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ % thành phần loài xuất hiện theo mùa...........................

83

Biểu đồ 2.4: So sánh sự phân bố các loài theo lưu vực.............................

84

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ so sánh tỉ lệ phân bố các loài cá theo nhóm sinh thái..

91

vii


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sông Thái Bình là một con sông lớn trong hệ thống sông ở miền Bắc Việt Nam,
cùng với hệ thống sông Hồng là hai hệ thống sông chính của đồng bằng sông Hồng.
Với chiều dài khoảng 100 Km, sông Thái Bình chảy qua năm tỉnh của miền Bắc là
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình. Đa phần lưu vực sông
nằm trong khu vực đồng bằng đông Bắc Bộ có địa hình, địa chất, khí hậu rất thuận
lợi cho sự phát triển của thực vật, cây cối bốn mùa xanh tốt. Sông Thái Bình được
chia thành hai đoạn: thượng lưu và hạ lưu. Hai đoạn này nối với nhau bằng một
dòng chảy hẹp. Thượng nguồn sông được bắt đầu từ Ngã ba Lác – nơi hợp lưu của
hai con sông Cầu và sông Thương, chảy qua danh giới ba tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh
và Hải Dương có địa hình đồi núi thấp do vậy nước đục. Phần còn lại có địa hình
tương đối bằng phẳng chủ yếu chảy qua tỉnh Hải Dương có dòng chảy ổn định,
nước trong và đổ ra biển Đông tại cửa Thái Bình. Trên dòng chảy của mình, sông
Thái Bình nhận thêm nước của sông Sặt, sông Gùa, sông Mía và sông Cầu Xe ở
thượng lưu; ở hạ lưu nó nhận thêm nước của sông Kênh Khê và sông Hóa. Sông
Thái Bình nối với sông Hồng bởi sông Đuống (ở thượng lưu) và sông Luộc (ở hạ
lưu) tạo thành hệ thống sông Hồng – Thái Bình và tạo ra khu vực đồng bằng Bắc
Bộ. Vì vậy nguồn nước ở sông Thái Bình rất phong phú, nhưng lưu lượng nước
thay đổi rõ rệt theo mùa vì thế số loài cá ở đây cũng rất đa dạng phong phú và cũng
có sự thay đổi theo mùa trong năm.
Tuy nhiên, cá là một trong những đối tượng chưa được nghiên cứu ở lưu vực
sông Thái Bình. Từ trước đến nay mới chỉ có những công trình nghiên cứu của Mai
Đình Yên và các cộng sự thống kê thành phần loài, giá trị kinh tế cũng như những
giải pháp phát triển, khai thác khu hệ cá ở sông Hồng. Tuy vậy những nghiên cứu
này đã được thực hiện cách đây hơn 40 năm (vào những năm 1960-1964). Những
năm gần đây, một nhóm nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản I
đã có đề tài “ Điều tra nghiên cứu một số loài cá quý hiếm trên hệ thống sông Hồng:
Các biện pháp bảo vệ và phục hồi” mà chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về khu
-1-



hệ cá trên lưu vực sông Thái Bình. Vì vậy việc điều tra để có được số liệu về cá ở
đây là rất cần thiết.
Mặt khác, trong những năm gần đây nguồn lợi cá ở đây bị khai thác triệt để.
Cá bị đánh bắt và khai thác kiệt quệ dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh mìn,
đánh bắt bằng lưới mắt nhỏ, dùng hóa chất độc hại,… Hơn nữa việc đánh bắt còn
tiến hành ngay tại các bãi đẻ của cá. Điều này làm cho số lượng cá thể trong các
quần thể và số lượng loài bị suy giảm đáng kể, đời sống của các loài cá bị đe dọa,
một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
Từ những lí do trên chúng tôi nhận thấy rằng cần phải nghiên cứu khu hệ cá
nơi đây, nhằm bước đầu phát hiện thành phần loài và phân bố của chúng. Đó cũng
là lí do tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố khu hệ
cá sông Thái Bình”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thành phần loài, đặc điểm phân bố khu hệ cá ở lưu vực sông Thái
Bình.
Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài dự kiến triển khai các nội dung nghiên
cứu cụ thể sau:
- Thu thập mẫu vật, phân tích đặc điểm hình thái, định loại tất cả các mẫu vật
thu được tại các điểm nghiên cứu thuộc lưu vực sông Thái Bình.
- Nghiên cứu quy luật phân bố của các loài cá theo sinh cảnh, vùng sinh thái
khác nhau và các mùa trong năm thuộc khu vực nghiên cứu.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Khu hệ cá ở lưu vực sông Thái Bình có thành phần loài và đặc điểm phân
bố như thế nào?
1.3. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Tọa độ địa lý khu vực nghiên cứu:

-2-


- Từ điểm có Vĩ độ: 21o04’07,15”, Kinh độ: 106o18’12,90”
- Đến điểm có Vĩ độ: 20o40’05,85”, Kinh độ: 106o43’14,69”
Danh giới địa lý của khu vực nghiên cứu: Sông Thái Bình chảy qua năm tỉnh
phía Bắc là Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình, chia thành
hai đoạn là thượng lưu và hạ lưu
Thượng lưu: Bắt đầu từ hợp lưu của sông Cầu và sông Thương gần cầu Phả
Lại tại địa phận ba xã Đồng Phúc - Yên Dũng - Bắc Giang; xã Đức Long - Quế Võ Bắc Ninh và Thị trấn Phả Lại - Chí Linh - Hải Dương; sau đó chảy dọc qua huyện
Nam Sách, Thành Phố Hải Dương, kết thúc tại Vĩnh Lập - Thanh Hà của tỉnh Hải
Dương[18].
Hạ lưu: Bắt đầu từ Quý Cao, điểm tiếp giáp của xã Giang Biên - Vĩnh Bảo Hải Phòng với xã Nguyên Giáp - Tứ Kỳ - Hải Dương, chảy theo hướng tây - đông
và đổi hướng nhiều lần cuối cùng đổ ra biển Đông tại cửa Thái Thụy - Thái
Bình[18].
1.3.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình lưu vực sông Thái Bình phần lớn là đồng bằng có hướng dốc chung
từ tây bắc xuống đông nam. Địa hình đồi núi chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 19.4%, chủ
yếu là đồi núi thấp có độ cao dưới 1000m tập trung ở thượng lưu, càng về phía hạ
lưu độ cao càng giảm dần.
Bảng 1.1: Diện tích địa hình đồi núi các tỉnh trong lưu vực sông Thái Bình[19]
Tỉnh

Diện tích toàn tỉnh

Diện tích núi

(Km2)

(Km2)


Tỷ lệ (%)

Bắc Ninh

799.8

42.4

0.53

Bắc Giang

3827

2755.4

72

Hải Dương

16560

1821.6

11

Thái Bình

1519.9


0

0

Hải Phòng

1507

75.4

5

Toàn lưu vực

24213.7

4694.8

19.4

-3-


Địa hình đồi núi có đặc điểm là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch độ cao lớn.
Nhiều vùng đất đai tốt, ở một số khu vực còn rừng tự nhiên. Địa hình đồi núi tập
trung chủ yếu ở Bắc Giang (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) với những dãy núi cao
có thể lên tới 900m (ngọn Đông Triều). Ngoài ra cũng có một số ngọn núi có chiều
cao tương đối như dãy Bắc Sơn cao trung bình 300 – 500m [39]. Tại Chí Linh Hải Dương cũng có một số ngọn núi cao trên 500m như: Dãy Huyền Đính với đỉnh
Dây Diều cao 618m, Đèo Chê 533m, núi Đai 508m. Xuôi về phía đông nam có

những ngọn núi thấp với chiều cao trung bình dưới 300m như ngọn Yên Phụ
(246m), Côn Sơn – Kiếp Bạc (200 – 238m) [19].
Phần lớn địa hình của lưu vực là đồng bằng (80.6% diện tích) thuộc các tỉnh
Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình. Đồng bằng trong lưu vực được hình
thành do quá trình bồi đắp phù sa của sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống nên
đất đai màu mỡ, thích hợp với việc trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công
nghiệp ngắn ngày. Địa hình nghiêng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam với độ
dốc thấp hơn 1% , ở mỗi vùng lại có những đặc điểm đặc biệt riêng.
Đồng bằng phía tây bắc thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang đặc trưng bởi
đồng bằng tích tụ xâm thực đồi sót (Yên Phong, Quế Võ – Bắc Ninh) với độ cao
100 – 200m, có các đồi hình thành do bào mòn xâm thực, các thềm phù sa cổ cao 10
– 20m. Ngoài ra còn đồng bằng xâm thực phù sa của sông Thái Bình, sông Hồng ở
các huyện Tiên Du, Từ Sơn,…có lớp phù sa mới bồi tụ phủ trên lớp trầm tích biển
nhưng không được bồi đắp hằng năm do đê ngăn [19]. Dọc xuôi chiều dài sông
xuống phía đông nam, đồng bằng của Hải Dương có độ cao thấp hơn, trung bình từ
3 – 4m; phía đông của tỉnh có một vùng trũng xen lẫn vùng đất cao thường bị ảnh
hưởng của thủy triều và úng ngập vào mùa mưa. Thấp nhất của đồng bằng trong lưu
vực là các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình với chiều cao trung bình thấp hơn 1m gồm các
kiểu phù sa tích tụ mới, cũ và đồng bằng duyên hải [19]. Đồng bằng phù sa màu mỡ
nhưng do độ cao thấp nên dễ bị ngập úng khi triều cường, riêng đồng bằng duyên
hải có đa số diện tích là đất mặn, phần còn lại là đất cát và đất phèn, tập trung chủ
yếu ở các huyện ven biển Thái Bình.
-4-


1.3.1.3. Khí hậu thủy văn
Sông Thái Bình chảy qua đồng bằng bắc bộ có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia
làm bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt giữa
mùa đông khô lạnh và mùa hè nóng ẩm. Toàn bộ vùng Đông bắc bộ bao gồm cả
năm tỉnh của lưu vực sông Thái Bình chịu tác động của cơ chế gió mùa Đông Nam

với 2 mùa: Gió mùa đông và Gió mùa hạ.
Gió mùa đông bị chi phối bởi không khí cực đới, không khí biển đông và biến
tính.
Gió mùa hạ bị chi phối bởi ba không khí[21]:


Không khí nhiệt đới biển bắc Ấn Độ (Gió Tây Nam).



Không khí xích đạo (gió Nam).



Không khí biển Thái Bình Dương (gió Đông Nam).
Do ở vùng khí hậu nhiệt đới nên lưu vực sông Thái Bình nhận được một nguồn

năng lượng bức xạ 100 – 200 Kcal/cm2/tháng, trung bình là 60 - 80 Kcal/cm2/tháng.
Bức xạ thay đổi theo chiều cao của địa hình và biến đổi theo các mùa trong năm [9].
Do chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và gió mùa
Tây Nam trong mùa hạ nên thời gian nóng của lưu vực kéo dài 8 – 9 tháng (từ tháng
4 đến tháng 9 hàng năm, nhiệt độ trung bình tháng lớn hơn 20oC). Nhiệt độ thấp
nhất vào khoảng tháng 12 – 2 hàng năm. Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,30C.
Bảng 1.2: Đặc điểm khí hậu của các địa phương trong lưu vực sông Thái Bình
Lượng mưa
Tỉnh

trung bình hàng
năm (mm)


Nhiệt độ
(oC)

Độ ẩm tương

Nguồn

đối trung bình
(%)

Hải Dương

1.300 – 1.700

23,3

85 – 87

[20],[39]

Bắc Ninh

1.400 – 1.600

23,3

79

[20],[38]


Bắc Giang

1.400 – 1.730

23,2

83 – 84

[20],[37]

Hải Phòng

1.600 – 1.800

23,4

86

[20],[40]

Thái Bình

1.700 – 2.200

23,5

85 - 90

[20],[42]


-5-


Độ ẩm không khí trung bình năm trên lưu vực có trị số khá cao từ 80 – 90%,
thường xuất hiện vào các tháng của mùa xuân nhất là các ngày có gió mùa Đông
bắc hoạt động mạnh gây mưa lớn. Trong các tháng này độ ẩm tương đối lớn, thường
cao hơn 86%. Cực đại thường xảy ra vào tháng 2 đến 3, do có nhiều mưa phùn khi
đó độ ẩm có thể lên tới 90%. Cực tiểu xảy ra vào các tháng của mùa đông, đặc biệt
vào các ngày có gió mùa Tây nam khô nóng hoạt động. Trong thời kỳ này độ ẩm có
thể nhỏ hơn 50% [19].
Bảng 1.3: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) thời kỳ quan trắc
của một số trạm khí tượng trong khu vực nghiên cứu [21]
STT

1

2

3

4

5

Tên
trạm
Cẩm
Giàng
Chí
Linh

TP Hải
Dương
Thái
Bình
Vĩnh
Bảo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11 12

Cả

năm

20.6 20.1 27.6 98.2 153.4 211.7 204.3 276.1 221.3 145.8 51.1 14.1 1444.3

19.4 21.0 47.1 92.8 158.8 228.8 267.9 272.5 207.2 119.5 36.7 16.9 1488.4

24.1 23.3 44.7 90.7 165.3 227.9 236.5 179.8 213.3 141.4 46.6 20.1 1513.7

23.3 27.2 43.3 87.2 164.7 193.3 239.6 293.6 332.7 244.6 70.1 26.4 1746.0

34.8 28.6 81.5 51.6 149.4 214.3 311.2 232.5 244.5 77.4 49.9 26.2 1531.9

Nhìn chung, lưu vực sông Thái Bình lượng mưa khá phong phú nhưng phân
bố không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa năm khá lớn nhưng chủ yếu
tập trung vào mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Lượng
mưa mùa này chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ
tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

-6-


Dòng chảy sông Thái Bình chủ yếu hình thành từ mưa và khá dồi dào. Lượng
nước trên lưu vực biến đổi khá lớn và tùy thuộc từng sông, các nhánh sông càng
nhỏ biến đổi càng lớn. Năm nhiều nhất so với năm ít nhất trên lưu vực biến đổi khá
lớn từ 3 – 4.6 lần [10]. Phân phối dòng chảy năm ở hạ lưu sông Thái Bình như sau:
Tại Phả Lại: 100%
- Phân qua sông Kinh Thày: 51%
- Phân qua sông Gùa 39%, còn 10% tiếp tục theo sông Thái Bình.
- Sau khi nhận thêm nước từ sông Luộc tiếp tục qua sông Văn Úc 42%.
- Phân qua sông Rạng ở Quảng Đạt 9,6% sau đó phân qua sông Lạch Tray

5,6% [10].
Do phần lớn lưu vực sông Thái Bình bắt nguồn từ các đồi trọc miền Đông Bắc,
đất đai bị xói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa cao. Do đặc điểm
lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những con sông
có lượng bồi đắp phù sa nhiều nhất.
1.3.1.4. Thảm thực vật
Thực vật trong lưu vực sông Thái Bình tương đối phong phú. Do sự khác biệt
về điều kiện khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng nên thảm thực vật phân bố không
đồng đều trong toàn lưu vực. Thảm thực vật trong lưu vực chia hai loại:
Cây mọc tự nhiên, là cây mọc hoang dại trên các đồi núi thấp. Núi ở khu vực
nghiên cứu có chiều cao trung bình, tuy nhiên có hệ thực vật khá phong phú: cây
bụi, cây dây leo, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn,… tạo nên tầng thảm mục tương đối dày.
Phần lớn vùng núi và vùng đồi là rừng trồng, rừng tự nhiên và đất hoang.
Cây trồng là cây mọc xung quanh núi, đồng bằng là hệ thực vật tương đối
nghèo, chủ yếu do người dân trồng với mục đích khác nhau như cây ăn quả, cây
lương thực, cây hoa màu,…Tạo nên sinh cảnh nhân tác có độ ẩm thấp, tầng mùn
mỏng.
1.3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên rừng: Rừng chủ yếu là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới,
ngoài ra còn có các loại rừng trồng, các loại cây bụi trên các đồi trọc. Trong toàn
-7-


lưu vực rừng tập trung nhiều ở thượng lưu tại các tỉnh Bắc Giang (chiếm 81% diện
tích rừng toàn lưu vực). Rừng của Bắc Ninh chủ yếu là rừng trồng, trong đó trữ
lượng gỗ của rừng phòng hộ là 363m3, của rừng đặc dụng là 2916m3 trong tổng số
3279m3 gỗ trong toàn tỉnh [20]. Trong một số năm gần đây (từ 2013) tỷ lệ rừng
trồng tăng và giữ ổn định.
Bảng 1.4: Diện tích rừng trong lưu vực sông Thái Bình năm 2013 (nghìn hecta)
Hạng mục


Tổng

Bắc

Bắc

Hải

Hải

Thái

Ninh

Giang

Dương

Phòng

Bình

Tổng diện tích rừng

184.1

0.6

149.4


10.4

18.0

5.7

Rừng tự nhiên

75.6

0

62.5

2.3

10.8

0

Rừng trồng

108.5

0.6

86.9

8.1


7.2

5.7

9.8

0

9.0

0

0.8

0

Rừng trồng mới

(Theo tổng cục thống kê)
Tài nguyên đất: Với tổng diện tích 942.7 nghìn hecta đất sử dụng thì đất dùng
cho nông nghiệp là 398.2 nghìn hecta (chiếm 42.24%), phần còn lại là đất lâm
nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở. Đất gồm nhiều loại như đất mặn, đất cát ven biển,
đất phèn, đất bạc màu, đất xói mòn nhưng loại đất chiếm phần lớn và có giá trị kinh
tế cao là đất phù sa. Đất phù sa do hai sông là sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp,
trong đó đất phù sa do sông Thái Bình có màu xám, thành phần cơ giới đất thịt
trung bình tới nặng, phản ứng đất là chua yếu (pH = 4.5-5). Loại đất này có thể sử
dụng trồng nhiều loại cây khác nhau nhưng nếu muốn đạt năng suất cao cần được
cải tạo và tăng cường phân bón.
Bảng 1.5: Hiện trạng sử đất lưu vực sông Thái Bình tính đến 1.1.2014

( nghìn ha)
Tổng diện tích

Đất nông

Đất lâm

Đất chuyên

đất

nghiệp

nghiệp

dùng

942.7

398.2

172.9

157.9

Đất ở
76

(Theo tổng cục thống kê)


-8-


Tài nguyên nước: Lưu vực có có các nhánh của hệ thống sông Hồng – Thái
Bình chảy qua nên có hệ thống sông ngòi rất dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về
nước.
1.3.1.6. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tính đến 1.4.2014 tổng dân số trong lưu vực là 8.468.600 người, chiếm
25.55% số dân ở Bắc bộ và 9.03% dân số cả nước. Trong đó dân số nông nghiệp là
chủ yếu [20]. Cũng giống như cả nước, dân số trong lưu vực bước vào giai đoạn ba
của quá trình phát triển là tốc độ tăng dân số giảm dần, tỷ lệ chết ở mức độ ổn định,
tỷ lệ sinh giảm. Mật độ dân số trung bình ở lưu vực từ 650 người/Km2 năm 2011 lên
866 người/Km2 năm 2014, so với mật độ dân số chung của Miền Bắc là 275
người/Km2 thì mật độ dân số trong lưu vực cao gấp hơn 3 lần. Trong lưu vực có ba
tỉnh tập trung đông dân cư là Hải Phòng (1398 người/Km2), Thái Bình (1163
người/Km2) và Hải Dương (955 người/Km2) (số liệu 1999) [21]
Bảng 1.6: Tổng quan về hiện trạng dân số trong toàn quốc và
lưu vực sông Thái Bình
Dân số trung bình (Người)
Năm

Tỷ lệ % lưu vực
So với toàn

Lưu vực

Bắc bộ

Toàn quốc


So với Bắc bộ

2011

8.017.700

31.289.800

87.840.000

25.62%

9.13%

2014

8.168.600

31.976.819

90.493.352

25.55%

9.03%

quốc

(Theo tổng cục thống kê)
Về dân trí, qua kết quả điều tra cho thấy trình độ dân trí tăng nhanh trong

những năm gần đây.
Về kinh tế, trước năm 1900 công nghiệp chủ yếu là khai khoáng, cơ khí và chế
biến. Các nhà máy chủ yếu là đơn lẻ quy mô sản xuất nhỏ; chỉ có một số nhà máy,
khu công nghiệp nhỏ năng suất lớn hơn ở Bắc Ninh. Trong vòng hơn mười năm trở
lại đây tốc độ tăng trưởng bình quân sản xuất công nghiệp tăng 10 – 20% [20]. Các
-9-


khu công nghiệp mới tập trung ở Bắc Ninh với 15 KCN, 1 khu công nghệ thông tin
và 30 cụm công nghiệp với tổng diện tích 6847 hecta, tương đương 8,32% diện tích
toàn tỉnh[36]. Trong khi đó phải kể đến KCN Yên Phong (diện tích 12000 hecta),
KCN Thuận Thành 1,2,3 (tổng diện tích gần 1500 hecta), KCN Nam Sơn – Hạp
Lĩnh (diện tích 1000 hecta),...[35].Nước dùng cho công nghiệp được quay vòng trên
lưu vực sông Thái Bình là 3.6m3/s [20]
Về nông nghiệp, lưu vực sông Thái Bình là vùng sản xuất nông nghiệp trọng
điểm của cả nước, đây là vùng có nền nông nghiệp phát triển lâu đời. Nông nghiệp
phát triển toàn diện từ trồng trọt đến chăn nuôi. Diện tích đất trồng giảm nhẹ nhưng
sản lượng lại tăng. Các loại cây lương thực chính trên lưu vực gồm: lúa, ngô, khoai,
sắn, đay, lạc, đậu tương,..Sản lượng từng loại cây dần đạt mức độ ổn định. Cây ăn
quả cũng được phát triển, đặc biệt là vải thiều Bắc Giang, Hải Dương.
Bảng 1.7: Diện tích và sản lượng lúa trong lưu vực hai năm 2013, 2014
Năm

Diện tích đất trồng lúa

Sản lượng lúa

( nghìn hecta)

( nghìn tấn)


2013

550.0

3296.0

2014

549.4

3326.4
( Theo tổng cục thống kê)

Thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng, nhất là với các tỉnh ven biển như
Thái Bình, Hải Phòng. Diện tích mặt nước của vùng đã được khai thác hiệu quả để
nuôi trồng thủy sản (cá, tôm,..); ngoài diện tích mặt nước, một diện tích khá lớn
khác đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản: chuyển ruộng chũng sang nuôi trồng
thủy sản (lúa – cá, thủy sản – cây ăn quả), chuyển đất vùng ven biển sang nuôi tôm
cua. Nhìn chung thủy sản nước ngọt vẫn nuôi bằng phương thức quảng canh đến
bán thâm canh, thủy sản nước mặn lợ chủ yếu bằng phương thức quảng canh, quảng
canh cải tiến, một số ít diện tích bán thâm canh. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng
không đáng kể nhưng sản lượng tăng vượt bậc.

- 10 -


Bảng 1.8: Kết quả về khai thác và nuôi trồng thủy sản qua hai năm 2010 và 2014
Hạng mục


Đơn vị

Sản lượng qua các năm
2010
2014
51.1
52.6

Diện tích nuôi trồng thủy sản

Nghìn hecta

Sản lượng khai thác

Tấn

97.794

119.508

Tổng sản lượng thủy sản

Tấn

304.811

403.415

(Theo tổng cục thống kê)
1.3.2. Lịch sử nghiên cứu cá

1.3.2.1. Lược sử nghiên cứu cá ở Việt Nam
Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt ở Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn
như sau:
a. Thời kỳ Pháp thuộc (trước năm 1945)
Là thời kỳ mà các nghiên cứu cá nước ngọt ở nước ta chủ yếu do người nước
ngoài tiến hành. Nghiên cứu đầu tiên là của E. Sauvage (1881) trong tác phẩm
“Nghiên cứu về khu hệ cá Á châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dương”. Tác
giả đã thống kê 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở
Miền Bắc nước ta [22]. G. Tirant (1883) đã công bố và mô tả 70 loài cá ở sông
Hương (Huế) trong đó có 3 loài mới. Trong những năm tiếp theo có nhiều công bố
về thành phần loài cá ở các thủy vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác
giả như H. E. Sauvage (1884) thu thập 10 loài ở Hà Nội và trong đó có 7 loài mới
[5], P.Chevey và J. Lmasson (1937) với “ Góp phần nghiên cứu các loài cá nước
ngọt miền Bắc Việt Nam”, một công trình nghiên cứu khá tổng hợp về cá nước ngọt.
Công trình này giới thiệu các loài cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam gồm 98 loài
với 17 họ,… Nhìn chung các nghiên cứu thời kỳ này mới dừng lại ở mức độ mô tả,
thống kê thành phần loài, còn nghiên cứu về sinh học và nguồn lợi thì chưa thực
hiện được.
b. Thời kỳ từ năm 1945 – 1954
Trong thời kỳ này chiến tranh xảy ra ác liệt nên các nghiên cứu bị gián đoạn.
Khi hòa bình lặp lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954), công tác nghiên cứu cá
lại được tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành.
- 11 -


c. Thời kỳ từ năm 1955 – 1975
Thời kỳ này công tác điều tra cơ bản sinh vật nói chung và cá nói riêng ở miền
Bắc Việt Nam do các cơ quan như Trạm nghiên cứu cá nước ngọt thuộc tổng cục
Thủy sản (nay thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), Khoa sinh Trường
đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường đại học Thủy sản thực hiện. Các cơ quan

nghiên cứu này đã tiến hành điều tra ở hầu hết các vùng sinh thái Đông bắc, Tây
bắc và khu bốn cũ; ở các loại hình vực nước khác nhau như sông, suối và khoảng 50
hồ, đầm, hồ chứa, hồ tự nhiên, ao và ruộng. Tuy nhiên với mỗi loại hình vực nước
riêng biệt, công tác điều tra được tiến hành ở các mức độ khác nhau. Trong các loại
lưu vực thì một số lưu vực được nghiên cứu kỹ hơn cả là sông Hồng, Đà, Chảy, Lô,..
các đầm hồ như Thác Bà, Ba Bể,… Các ao ruộng lúa, ruộng chiêm trũng nghiên
cứu còn ít. Các vùng sâu vùng xa điều tra còn ít như Lai Châu, Hà Giang,…Các
công trình tiêu biểu miền Bắc trong giai đoạn này phải kể đến: Đào Văn Tiến và
Mai Đình Yên (1959) dẫn liệu sơ bộ ngư giới sông Bôi; Mai Đình Yên (1962) sơ bộ
điều tra thành phần nguồn gốc và phân bố của chủng cá sông Hồng; Nguyễn Văn
Hảo (1964) dẫn liệu nguồn lợi cá hồ Ba Bể,… Miền Nam cũng có một số nghiên
cứu của các tác giả như Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964), Nguyễn Viết
Trương và Trần Túy Hoa (1972),…
Trong thời kỳ này cùng với nghiên cứu về khu hệ cá, các công trình nghiên cứu
về sinh học và sinh thái học cũng được chú ý hơn, tiêu biểu là các tác giả Đào Văn
Tiến và Mai Đình Yên (1960) mô tả về hình thái, sinh học, giá trị kinh tế cá mòi sông
Hồng; Nguyễn Dương (1963) về sinh học Cá Ngạnh sông Lô; Phan Trọng Hậu, Mai
Đình Yên, Trần Tới (1963) về hình thái sinh học Cá Mè Trắng sông Hồng,…
Công tác điều tra nguồn lợi và nghề cá thời kỳ này cũng được tiến hành ở một
số vực nước: về nguồn lợi cá chủ yếu ở sông Hồng (Trần Công Tam, 1959); ý nghĩa
kinh tế ngư giới sông Hồng (Mai Đình Yên, 1963), nguồn lợi cá hồ Ba Bể (Nguyễn
Văn Hảo, 1964),…
d. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
Các công tác điều tra nghiên cứu cá được tiến hành trong cả nước do Viện
nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I và II, Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III – Nha
- 12 -


trang thuộc Bộ Thủy sản, ngoài ra còn có sự tham gia của các nhà khoa học thuộc
các trường đai học, các viện nghiên cứu khác trong cả nước. Tuy nhiên sau chiến

tranh do khó khăn về ngân sách nên các công trình nghiên cứu chưa được mở rộng
và mới chỉ tập trung vào nghiên cứu các khu vực thuộc phía Nam. Một số kết quả
điều tra tiêu biểu là Nguyễn Hữu Dực (1982) thành phần cá sông Hương, 58 loài;
Nguyễn Thái Tự (1983) khu hệ cá sông Lam, 157 loài; Mai Đình Yên và Nguyễn
Hữu Dực (1991) thành phần và sự phân bố của cá nước ngọt các tỉnh Nam trung bộ,
134 loài; Nguyễn Hữu Dực, Dương Quang Ngọc và CCS. (2003), Thành phần cá
sông Mã, 263 loài; Nguyễn Hữu Dực & Nguyễn Xuân Khoa (2011), Thành phần
loài cá Vườn quốc gia Phù Mát, Nghệ An, 110 loài; Nguyễn Thị Hoa, Mai Đình
Yên & Nguyễn Hữu Dực (2011), Thành phần loài cá sông Đà, 242 loài; Tống Xuân
Tám, Nguyễn Hữu Dực (2011), Thành phần loài cá sông Sài Gòn, 264 loài; Tạ Thị
Thuỷ, Trần Đức Hậu và CCS. (2012), Thành phần loài cá sông Ba Chẽ và sông Tiên
Yên, Quảng Ninh, 244 loài, Nguyễn Hữu Dực và CCS. (2014), Thành phần loài cá
sông Hồng thuộc địa phận các tỉnh Thái Bình, Nam Định, 301 loài [6] và rất nhiều
các công trình khác.
Ba công trình tổng hợp các kết quả nghiên cứu các thời kỳ được công bố là
Định loại cá nước ngọt phía Bắc Việt Nam của Mai Đình Yên (1978) đã lập danh
mục, mô tả chi tiết, lập khóa định loại, đặc điểm phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201
loài; Định loại các loài cá nước ngọt Nam bộ của Mai Đình Yên, Nguyễn Văn
Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan và Nguyễn Văn Trọng (1992) đã phân loại
được 255 loài và Định loại cá nước ngọt Đồng bằng Sông Cửu Long của Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) gồm 173 loài [5]. Ngoài ra Trần Đắc
Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi,
Mai Văn Hiếu và Utsuigi Kenzo (2013) đã mô tả và định loại 322 loài cá Đồng
bằng sông Cửu Long [4]. Đây là những công trình tổng hợp đầy đủ nhất về 2 khu hệ
cá miền Bắc và miền Nam nước ta.
Về đặc trưng phân bố và đặc điểm địa động vật của cá nước ngọt Việt Nam
có các tác giả tiêu biểu như Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Thái Tự,

- 13 -



Nguyễn Văn Hảo. Các tác giả cho rằng khu hệ cá nước ngọt Việt Nam có thể xếp
vào vùng Đông Phương với 2 phân vùng và 11 khu vực địa lý khác nhau.
Một công trình có tính chất tổng kết các kết quả nghiên cứu cá từ trước đến
nay là Nguồn lợi Thủy Sản Việt nam của Bộ Thủy sản (1996). Đây là công trình
được nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành tham gia. Công trình đề cập đến
nhiều vấn đề:
- Về thành phần loài: khu hệ cá nước ngọt gồm 544 loài, 228 giống, 57 họ và
18 bộ khác nhau.
- Về đặc trưng phân bố: nêu lên sự phân bố ở các vùng Bắc bộ 226 loài. Bắc
trung bộ 145 loài, Nam trung bộ 120 loài và Nam bộ 306 loài; phân bố theo cá hệ
sinh thái: nước chảy, nước đứng, nước ngầm và tính chất đại động vật cá nước ngọt
cả nước.
- Về đặc điểm sinh học cá kinh tế đã trình bày 54 loài cá chủ yếu về phân bố,
đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản, ý nghĩa kinh tế.
- Về nguồn lợi cá nước ngọt đã đánh giá chung về tiềm năng diện tích mặt
nước, năng suất và sản lượng cá nước ngọt, nguồn lợi và khả năng khai thác ở các
vực nước [5].
Ngoài ra công trình còn nêu các loài cá đã du nhập và thuần hóa ở Việt Nam,
các loài có giá trị đặc biệt. Đồng thời cũng nêu lên sự giảm sút nguồn lợi, các nguyên
nhân giảm và các biện pháp duy trì, phục hồi và phát triển nguồn lợi Thủy sản.
Nhìn chung công tác nghiên cứu về cá nước ngọt ở nước ta những năm qua đã
đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn tồn tại cần được quan tâm:
- Việc định loại cá còn nhiều lẫn lộn về tên loài, giống, họ và bộ.
- Các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, hang động còn ít được nghiên cứu.
- Các nghiên cứu về nguồn lợi và sinh học cá kinh tế còn ít và sơ sài.
1.3.2.2. Lược sử nghiên cứu cá ở lưu vực sông Thái Bình
Mặc dù khoa học ngư loại học đã và đang phát triển mạnh mẽ nhưng sự phát
triển đó không đồng đều. Như đã trình bày ở trên, các nghiên cứu về cá tại khu hệ
cá sông Hồng được tiến hành khá kĩ nhưng lại chưa có công trình nghiên cứu nào

- 14 -


thực hiện trên hệ thống sông Thái Bình. Như vậy khu hệ cá ở sông Thái Bình cần
phải được tiến hành ngay để có được số liệu về cá nơi đây.
1.4. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
1.4.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu đa dạng thành phần loài, và sự phân
bố khu hệ cá ở một số địa điểm thuộc lưu vực sông Thái Bình.
1.4.1.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ cuối tháng 6/2016 đến cuối tháng 6/2017, bao gồm:
12 ngày điều tra, thu mẫu ngoài thực địa, thời gian còn lại phân tích mẫu tại phòng
thí nghiệm Động vật khoa Sinh – KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội và thời
gian viết luận văn.
Lịch trình nghiên cứu:
Tháng 6/2016

- Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng và địa lý vùng
nghiên cứu, thu thập tài liệu định loài cá.
- Viết đề cương nghiên cứu.

Tháng 6/2016 - Tiến hành điều tra, khảo sát, thu mẫu vật ngoài thực địa, phỏng
– 3/2017

vấn ngư dân địa phương về những vấn đề liên quan đến đối
tượng nghiên cứu.
- Tiến hành 2 đợt thu mẫu, khảo sát :
+ Đợt 1: tháng 6/2016 – cuối tháng 8/2016 (mùa mưa).

+ Đợt 2: tháng 2/2017 – cuối tháng 3/2017 (mùa khô).
+ Ngoài ra chúng tôi còn nhờ ngư dân thu mẫu hộ ở các địa điểm
khác nhau ở khu vực nghiên cứu vào các thời gian khác nhau
trong năm.

Tháng

10/ Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

2016 – 4/ 2017
Tháng 4/2017 Viết luận văn
– 6/ 2017
- 15 -


1.4.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Căn cứ vào những điều kiện tự nhiên của từng khu vực nghiên cứu, đề tài
chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát và thu thập mẫu vật tại một số địa điểm
thuộc lưu vực sông Thái Bình.
Bảng 1.9. Địa điểm, số lần thu mẫu và số mẫu thu được.
STT

Địa điểm thu mẫu

Số lần

Số

thu


mẫu

mẫu

thu

1

Phường Phả Lại – Thị xã Chí Linh – Huyện Chí Linh – Hải Dương

3

53

2

Thôn Cát Khê – Xã Hiệp Cát – Huyện Nam sách – Hải Dương

2

59

2

39

3

Cầu Phú Lương – Phường Ngọc Châu – TP Hải Dương – Hải
Dương


4

Thôn Thừa Liệt – Xã Thanh Hải – Huyện Thanh Hà – Hải Dương

2

101

5

Thôn Bá Nha – Xã Hợp Đức – Huyện Thanh Hải – Hải Dương

2

105

6

Thôn Xuân Cát – Xã Đại Thắng – Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng

3

29

7

Thôn Rỗ - Xã Tiên Tiến –Tiên Lãng - Hải Phòng

3


61

8

Xã Thụy Trường – Huyện Thái Thụy – Thái Bình

3

136

1.4.1.4. Tư liệu nghiên cứu:
- 583 mẫu vật thu thập qua các đợt thực địa, trong đó đo đếm đầy đủ 510 mẫu
vật. Các mẫu vật thu được hiện đang lưu giữ tại phòng thí nghiệm bộ môn động vật
học, khoa sinh học, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội.
- Nhật kí thực địa: ghi chép các loài cá thực địa, ảnh chụp ngoài thực địa và
trong phòng thí nghiệm.
- Các tài liệu khoa học liên quan.

- 16 -


×