Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

LÊ BÍCH NGỌC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

LÊ BÍCH NGỌC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN HIỆU

Hà Nội - Năm 2017


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN .......................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trƣớc đây ................................................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây
dựng cơ bản ............................................................................................................ 7
1.2.1. Khái niệm về đầu tƣ xây dựng cơ bản ......................................................... 7
1.2.2. Vai trò, đặc điểm và nội dung của đầu tƣ xây dựng cơ bản ......................... 8
1.2.3. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản là gì? ............................................................ 14
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản .. 16
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu tƣ xây dựng
cơ bản ................................................................................................................... 16
1.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản..... 20
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 25
2.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 26

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ................................................................. 26
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin ...................................................................... 28
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................. 30
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN ............................................................. 31
3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ........................................ 31


3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 31
3.1.2. Kinh tế - Xã hội .......................................................................................... 35
3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng
cơ bản trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 2011-2015.................................... 40
3.2.1. Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 20112015 ...................................................................................................................... 40
3.3.2. Vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 2011-2015 ...... 42
3.2.3. Đánh giá tổng thể về hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu tƣ xây dựng
cơ bản trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 2011-2015.................................... 48
3.2.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách nhà
nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản huyện Cao Lộc thông qua nguồn thông tin sơ
cấp ........................................................................................................................ 74
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ
BẢN ..................................................................................................................... 83
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC ................................................................ 83
4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cao Lộc đến năm 2020 .. 83
4.1.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 83
4.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 83
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc
trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cao Lộc ................................. 91
4.2.1. Đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch ................................ 91

4.2.2. Chú trọng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tƣ ............................................. 93
4.2.3. Dự án đầu tƣ phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....................... 94
4.2.4. Phải tập trung vốn đầu tƣ cho các dự án trọng điểm .................................. 96
4.2.5. Huyện cần có chính sách tăng thu, giảm chi .............................................. 97
4.2.6. Nâng cao chất lƣợng công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ ............... 97
4.2.7. Chấp hành tốt các quy định, quy trình về quản lý vốn đầu tƣ ................... 98


4.2.8. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra. Chống thất thoát, lãng phí
trong đầu tƣ XDCB ............................................................................................ 104
4.2.9. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia vào quá trình đầu tƣ xây
dựng .................................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 108
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Các chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CNH

Công nghiệp hóa


2

CN-TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công
nghiệp

3

ĐTXDCB

Đầu tƣ xây dựng cơ bản

4

HĐH

Hiện đại hóa

5

GPMB

Giải phóng mặt bằng

6

KT-XH

Kinh tế xã hội


7

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

8

TSCĐ

Tài sản cố định

9

VĐT

Vốn đầu tƣ

10

XDCB

Xây dựng cơ bản

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng
1
Bảng 3.1
2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8


9
10
11
12

Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12

13

Bảng 3.13

14

Bảng 3.14

15

Bảng 3.15

16

Bảng 3.16

Nội dung
Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Lộc năm 2015
Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Cao Lộc giai

đoạn 2011-2015
Hiện trạng dân số và lao động huyện Cao Lộc
Tình hình thu chi ngân sách huyện Cao Lộc giai
đoạn 2011 - 2015
Vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn huyện Cao Lộc
giai đoạn 2011-2015
Hiệu suất vốn đầu tƣ và hệ số ICOR của huyện
Cao Lộc giai đoạn 2011-2015
Phân bổ vốn đầu tƣ XDCB tập trung theo lĩnh vực
KT-XH
Tình hình lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ
XDCB năm 2015
Tình hình quyết toán VĐT dự án hoàn thành
Một số thông tin của ngƣời đƣợc phỏng vấn
Một số thông tin về các dự án đầu tƣ XDCB
Cơ cấu vốn các dự án qua số liệu thu thập
Kết quả khảo sát đánh giá mức độ ảnh hƣởng của
các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn NSNN
trong ĐTXDCB
Khảo sát đánh giá về công tác quy hoạch và lập kế
hoạch của huyện Cao Lộc
Khảo sát đánh giá về sự phù hợp của các chính
sách, pháp luật và công tác quản lý vốn
Kết quả khảo sát về công tác quản lý công trình

ii

Trang

33

35
39
41
47
49
51
60
66
75
76
76
77
78
79
80


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT
1

Hình
Hình 2.1

Nội dung
Quy trình nghiên cứu

2


Hình 3.1

Bản đồ vị trí địa lý huyện Cao Lộc

31

3

Biểu đồ 3.1

Tổng GDP theo giá 1994 (đơn vị: tỷ đồng)

42

4

Biểu đồ 3.2

5

Biểu đồ 3.3

Tình hình thu, chi ngân sách huyện Cao Lộc
giai đoạn 2011 - 2015
Cơ cấu ngành kinh tế năm 2011, 2015

iii

Trang


25

49
52


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn, huyện Cao Lộc với trên 75 km
đƣờng biên giới với Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu
Ga Đồng Đăng, có các cặp chợ biên giới quan trọng, có các trục giao thông
đƣờng bộ và đƣờng sắt quốc tế, quốc lộ 1A, 1B, 4B, 4A liên kết với tất cả các
huyện, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, đây đƣợc coi là vùng kinh tế
động lực của tỉnh. Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công việc đầu tƣ
phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt mà không chỉ tỉnh
Lạng Sơn mà cả nƣớc cần hết sức chú trọng. Việc xây dựng đƣợc một hệ thống
kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ sẽ tạo tiền đề cho Kinh tế - Xã hội
của nƣớc nhà phát triển.
Cao Lộc nói riêng và Lạng Sơn nói chung là một tỉnh miền núi có nền
kinh tế với xuất phát điểm thấp, việc huy động nguồn vốn đầu tƣ từ nội bộ nền
kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung
ƣơng và khai thác quỹ đất, nên việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ nói
chung và đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nói riêng càng mang
tính cấp thiết.
Trong những năm qua, huyện Cao Lộc cũng đƣợc tỉnh hết sức quan tâm
và tạo điều kiện trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản. Hệ thống “điện, đƣờng,
trƣờng, trạm” đã có những sự thay đổi tích cực tuy nhiên bên cạnh những kết quả
đạt đƣợc của việc sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ xây dựng cơ bản
còn có những tồn đọng và hạn chế nhƣ: công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quy hoạch xây dựng; việc phân bổ vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc còn dàn

trải, số vốn bình quân phân bổ cho các dự án hàng năm thấp dẫn đến dự án kéo
dài ảnh hƣởng đến hiệu quả vốn đầu tƣ; nhiều bất cập trong lập và quản lý chi
phí đầu tƣ xây dựng cơ bản công trình; cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện đầu tƣ
công chƣa đƣợc chú trọng đúng mức…

1


Từ những cơ sở trên đặt ra yêu cầu, một trong những vấn đề cần chú trọng
khi muốn sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nƣớc
đó là cần phải có một cơ chế phù hợp. Ðể góp phần làm sáng tỏ vấn đề này từ
góc nhìn về đầu tƣ xây dựng cơ bản, tôi chọn nghiên cứu đề tài "Nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn" nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản
góp phần vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những lý luận về sử dụng vốn Ngân sách nhà nƣớc trong
đầu tƣ xây dựng cơ bản.
- Đƣa ra các chỉ tiêu và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách nhà
nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách nhà
nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản

đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu nào?
- Vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản ở huyện Cao Lộc
hiện nay có đƣợc sử dụng thực sự hiệu quả?
- Nguyên nhân những tồn đọng, hạn chế của việc sử dụng vốn ngân sách
nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng?
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc
trong đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn?
2


4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ðối tƣợng nghiên cứu của đề tài: là những vấn đề lý luận và thực tiễn hiệu
quả sử dụng vốn Ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản, giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản
trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản,
bao gồm nhiều nội dung và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về thời
gian nên đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách
nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn từ năm 2011 đến 2015.
5. Những đóng góp của luận văn
Đầu tƣ xây dựng cơ bản của nhà nƣớc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong
nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong những
năm qua nhà nƣớc đã giành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho đầu tƣ xây
dựng cơ bản. Đầu tƣ xây dựng cơ bản của nhà nƣớc đã tạo ra nhiều công trình,
nhà máy, đƣờng giao thông… quan trọng, đƣa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội
thiết thực.

Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả đầu tƣ xây dựng cơ bản của nhà nƣớc ở
nƣớc ta nói chung và huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn nói riêng còn thấp thể hiện
trên nhiều khía cạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng sử
dụng vốn Ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản ở huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn từ đó đánh giá mặt đƣợc, chƣa đƣợc, cũng nhƣ bài học kinh
nghiệm, đồng thời đƣa ra các giải pháp chủ yếu, đồng bộ nhằm sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn này, góp phần đẩy nhanh và nâng cao chất lƣợng phát triển kinh
tế - xã hội địa phƣơng.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và kết luận, luận
văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
3


Chƣơng 1: Tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn
ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong
đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân
sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cao Lộc

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trƣớc đây
Hiện nay có nhiều tác giả và nhiều nghiên cứu khoa học nghiên cứu về
đầu tƣ và đầu tƣ xây dựng cơ bản cũng nhƣ hiệu quả huy động, sử dụng vốn nói
chung và vốn sử dụng trong hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản nói riêng.
Một số nghiên cứu liên quan:
 Luận án của tác giả Cấn Quang Tuấn (2009) “Một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ Ngân sách
nhà nước do Thành phố Hà Nội quản lý”. Luận án này đã khái quát đƣợc những
vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, đƣa ra
bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản
tập trung từ Ngân sách nhà nƣớc do Thành phố Hà Nội quản lý, khẳng định các
thành công, chỉ rõ các bất cập, tồn tại, vấn đề đặt ra và nguyên nhân. Đồng thời
đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tập trung từ Ngân sách nhà nƣớc
do Thành phố Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu đƣa ra các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn còn chƣa đầy đủ, chỉ bao gồm chỉ tiêu: thời gian
thu hồi vốn, hệ số hoàn vốn, vốn đầu tƣ/GDP.
 Trần Thị Quỳnh Nga (2015) luận văn “Nâng cao hiệu sử dụng vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì – tỉnh
Phú Thọ”. Luận văn đi sâu nghiên cứu về hoạt động sử dụng vốn ngân sách cho
Xây dựng cơ bản, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận, thực tiễn
hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách nhà nƣớc cho Xây dựng cơ bản thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ.

5


 Gần với nội dung nghiên cứu còn có Luận án của tác giả Trịnh Thị Thúy
Hồng (2012) “Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Trên cơ sở khái quát về đầu tƣ và đầu tƣ xây dựng

cơ bản, Luận án đã nhấn mạnh chi ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ xây dựng cơ
bản là cần thiết và luận giải đƣợc sự cần thiết quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
trong đầu tƣ xây dựng cơ bản. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trong
đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc tiếp cận theo chu trình ngân sách. Trong đó có so
sánh các phƣơng thức lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc khác nhau; khẳng định
phƣơng thức lập dự toán theo kết quả đầu ra là có nhiều ƣu điểm và là xu hƣớng
tất yếu đƣợc áp dụng trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc nói chung và chi
ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn nói riêng. Đặc biệt
là đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây
dựng cơ bản, bên cạnh các chỉ tiêu truyền thống đánh giá quản lý chi ngân sách
nhà nƣớc đó là: kết quả chi, hiệu quả chi ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây
dựng cơ bản. Luận án còn đƣa ra chỉ tiêu mới để đánh giá quản lý chi ngân sách
nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản đó là: khảo sát chu trình quản lý chi ngân
sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản – một chỉ số toàn diện để đánh giá
hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản từ khâu
Luật pháp, lập kế hoạch, lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán cho đến khâu
kiểm tra, thanh tra, đánh giá chƣơng trình.
 Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng của tác giả Đoàn Kim Khuyên
(2012) về “Hoàn thiện c ng tác iể

soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại Kho

bạc Nhà nước Đà Nẵng”. Đề tài đã hệ thống hoá đƣợc một số vấn đề lý luận cơ
bản về đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, quản lý vốn
đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc. Làm rõ thực trạng
công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại kho
bạc nhà nƣớc Đà Nẵng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý
nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tại
Kho bạc Nhà nƣớc Đà Nẵng trong thời gian tới.


6


 Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh của
tác giả Đặng Minh Khởi (2015) về “Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà
Mau”. Luận văn đã chỉ ra các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống chính sách
cũng nhƣ những yếu kém trong công tác quản lý, để làm cơ sở cho việc tổng
kết đƣa vào lý luận về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu
tƣ xây dựng cơ bản. Về mặt thực tiễn, giúp cho việc hoàn thiện các chính
sách, cũng nhƣ các giải pháp quản lý sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản
bằng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn một cách hiệu quả hơn.
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Hiện nay, có nhiều bài báo, luận văn nghiên cứu về vấn đề quản lý vốn
hay nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ
bản tuy nhiên những nghiên cứu này còn chung chung, chƣa cụ thể hóa. Và đặc
thù của mỗi tỉnh, huyện lại khác nhau nên việc áp dụng một nghiên cứu chung
cho tất cả các địa phƣơng là rất khó. Riêng tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi
còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội những nghiên cứu khoa học
về lĩnh vực kinh tế của tỉnh cũng còn rất hạn chế. Tính đến nay, huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập sâu đến việc sử dụng
vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn, luận văn là
công trình đầu tiên nghiên cứu tập trung đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Cao Lộc – một huyện trọng điểm về Kinh tế, Chính trị của tỉnh Lạng Sơn.
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ
xây dựng cơ bản
1.2.1. Khái niệm về đầu tƣ xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định (khảo sát,
thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị) kết quả của các hoạt động Xây dựng

cơ bản là các tài sản cố định, với năng lực sản xuất phục vụ nhất định.
Đầu tƣ xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là hoạt động đầu tƣ nhằm tạo ra các
công trình xây dựng theo mục đích của ngƣời đầu tƣ, là lĩnh vực sản xuất vật chất
7


tạo ra các tài sản cố định và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội nhằm thu
đƣợc lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tƣ Xây dựng cơ bản trong nền
kinh tế quốc dân là một hoạt động kinh tế đƣợc thông qua nhiều hình thức nhƣ
xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho
nền kinh tế.
ĐTXDCB của nhà nƣớc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong những năm qua nhà
nƣớc đã giành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho ĐTXDCB. ĐTXDCB của
nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động
ĐTXDCB của nền kinh tế ở Việt Nam. ĐTXDCB của nhà nƣớc đã tạo ra nhiều
công trình, nhà máy, đƣờng giao thông,… quan trọng, đƣa lại nhiều lợi ích kinh
tế xã hội thiết thực. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả ĐTXDCB của nhà nƣớc ở
nƣớc ta còn thấp thể hiện trên nhiều khía cạnh nhƣ: đầu tƣ sai, đầu tƣ khép kín,
đầu tƣ dàn trải, thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng ...
1.2.2. Vai trò, đặc điểm và nội dung của đầu tƣ xây dựng cơ bản
1.2.2.1. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản
Nhìn một cách tổng quát: đầu tƣ Xây dựng cơ bản trƣớc hết là hoạt động
đầu tƣ nên cũng có những vai trò chung của hoạt động đầu tƣ nhƣ: tác động đến
tổng cung và tổng cầu, tác động đến sự ổn định, tăng trƣởng và phát triển kinh tế,
tăng cƣờng khả năng khoa học và công nghệ của đất nƣớc.
Ngoài ra với tính chất đặc thù của mình, đầu tƣ Xây dựng cơ bản là điều
kiện trƣớc tiên và cần thiết cho phát triển nền kinh tế, có những ảnh hƣởng vai
trò riêng đối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản xuất. Đó là:
- Đầu tƣ Xây dựng cơ bản đảm bảo tính tƣơng ứng giữa cơ sở vật chất kỹ

thuật và phƣơng thức sản xuất.
Mỗi phƣơng thức sản xuất từ đặc điểm sản phẩm, yếu tố nhân lực, vốn và
điều kiện về địa điểm,… lại có đòi hỏi khác biệt về máy móc thiết bị; nhà xƣởng.
Đầu tƣ Xây dựng cơ bản đã giải quyết vấn đề này.
- Đầu tƣ Xây dựng cơ bản là điều kiện phát triển các ngành kinh tế và thay
đổi tỷ lệ cân đối giữa chúng.
8


Khi đầu tƣ Xây dựng cơ bản đƣợc tăng cƣờng, cơ sở vật chất kỹ thuật của
các ngành tăng sẽ làm tăng sức sản xuất vật chất và dịch vụ của ngành. Phát triển
và hình thành những ngành mới để phục vụ nền kinh tế quốc dân. Nhƣ vậy đầu tƣ
Xây dựng cơ bản đã làm thay đổi cơ cấu và quy mô phát triển của ngành kinh tế,
từ đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Đây là điều kiện tăng
nhanh giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm trong nƣớc, tăng tích luỹ đồng thời
nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ cơ bản về chính trị, kinh tế - xã hội .
Nhƣ vậy đầu tƣ Xây dựng cơ bản là hoạt động rất quan trọng, là một khâu
trong quá trình thực hiện đầu tƣ phát triển, nó có quyết định trực tiếp đến sự hình
thành chiến lƣợc phát triển kinh tế từng thời kỳ góp phần làm thay đổi cơ chế
quản lý kinh tế, chính sách kinh tế của nhà nƣớc. Cụ thể nhƣ sau:
- Đầu tư XDCB ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu inh tế
Đầu tƣ tác động đến sự mất cân đối của ngành, lãnh thổ, thành phần kinh
tế. Kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới cho thấy, con đƣờng tất yếu để phát
triển nhanh với tốc độ mong muốn từ 9% đến 10% thì phải tăng cƣờng đầu tƣ tạo
ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Đối với các ngành nông lâm ngƣ nghiệp do những hạn chế về đất đai và
khả năng sinh học để đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng từ 5% đến 6% là một điều khó
khăn. Nhƣ vậy chính sách đầu tƣ ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy các ngành, các địa phƣơng

trong nền kinh tế cần phải lập kế hoạch đầu tƣ dài hạn để phát triển ngành, vùng
đảm bảo sự phát triển cân đối tổng thể, đồng thời có kế hoạch ngắn và trung hạn
nhằm phát triển từng bƣớc và điều chỉnh sự phù hợp với mục tiêu đặt ra .
- Đầu tư XDCB tác động đến sự tăng trưởng và phát triển inh tế
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy ,muốn giữ phát triển kinh
tế ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tƣ phải đạt từ 15% đến 20% so với GDP tuỳ
thuộc vào hệ số ICOR của mỗi nƣớc.

9


Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phục thuộc vào vốn
đầu tƣ. ICOR phản ánh hiệu quả đầu tƣ. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều nhân
tố nhƣ cơ cầu kinh tế, các chính sách kinh tế - xã hội .
- Đầu tư XDCB tạo ra cơ sở vật chất nói chung và cho tỉnh nói riêng
Tác động trực tiếp này đã làm cho tổng tài sản của nền kinh tế quốc dân
không ngừng đƣợc gia tăng trong nhiều lĩnh vực nhƣ công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vận tải, thuỷ lợi, các công trình công cộng khác, nhờ vậy mà năng lực
sản xuất của các đơn vị kinh tế không ngừng đƣợc nâng cao, sự tác động này có
tính dây chuyền của những hoạt động kinh tế nhờ đầu tƣ Xây dựng cơ bản.
Chẳng hạn nhƣ chúng ta đầu tƣ vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông điện nƣớc
của một khu công nghiệp nào đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh
tế, sẽ đầu tƣ mạnh hơn vì thế sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhanh hơn.
- Đầu tư XDCB tác động đến sự phát triển hoa học c ng nghệ của đất
nước
Có hai con đƣờng để phát triển khoa học công nghệ, đó là tự nghiên cứu
phát minh ra công nghệ, hoặc bằng việc chuyển giao công nghệ, muốn làm đƣợc
điều này, chúng ta phải có một khối lƣợng vốn đầu tƣ mới có thể phát triển khoa
học công nghệ. Với xu hƣớng quốc tế hoá đời sống nhƣ hiện nay, chúng ta nên
tranh thủ hợp tác phát triển khoa học công nghệ với nƣớc ngoài để tăng tiềm lực

khoa học công nghệ của đất nƣớc thông qua nhiều hình thức nhƣ hợp tác nghiên
cứu, khuyến khích đầu tƣ chuyển giao công nghệ. Đồng thời tăng cƣờng khả
năng sáng tạo trong việc cải thiện công nghệ hiện có phù hợp với điều kiện của
Việt Nam nói chung.
- Đầu tư XDCB tác động đến sự ổn định inh tế tạo c ng ăn việc là

cho

người lao động
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tƣ do ảnh hƣởng
của tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tƣ dù
là tăng hay giảm cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn
định của nền kinh tế, thí dụ nhƣ khi đầu tƣ tăng làm cho các yếu tố liên quan
tăng, tăng sản xuất của các ngành sẽ thu hút thêm lao động nâng cao đời sống.
10


Mặt khác, đầu tƣ tăng cầu của các yếu tố đầu vào tăng, khi tăng đến một chừng
mực nhất định sẽ gây ra tình trạng lạm phát, nếu lạm phát mà lớn sẽ gây ra tình
trạng sản xuất trì trệ, thu nhập của ngƣời lao động thấp đi, thâm hụt ngân sách
tăng, kinh tế phát triển chậm lại. Do vậy khi điều hành nền kinh tế nhà nƣớc phải
đƣa ra những chính sách để khắc phục những nhƣợc điểm trên.
Đầu tƣ Xây dựng cơ bản có tác động rất lớn đến việc tạo công ăn việc làm,
nâng cao trình độ đội ngũ lao động, nhƣ chúng ta đã biết, trong khâu thực hiện
đầu tƣ, thì số lao động phục vụ cần rất nhiều đối với những dự án sản xuất kinh
doanh thì sau khi đầu tƣ dự án đƣa vào vận hành phải cần không ít công nhân,
cán bộ cho vận hành khi đó tay nghề của ngƣời lao động nâng cao, đồng thời
những cán bộ học hỏi đƣợc những kinh nghiệm trong quản lý, đặc biệt khi có các
dự án đầu tƣ nƣớc ngoài.
1.2.2.2. Đặc điể của Đầu tư xây dựng cơ bản

Hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản là một bộ phận của đầu tƣ phát triển do
vậy nó cũng mang những đặc điểm của đầu tƣ phát triển .
Thứ nhất, hoạt động đầu tƣ Xây dựng cơ bản đòi hỏi lƣợng vốn lao động,
vật tƣ lớn, nguồn vốn này nằm đọng trong suốt quá trình đầu tƣ. Vì vậy trong quá
trình đầu tƣ chúng ta phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách
hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tƣ thiết bị phù hợp
đảm bảo cho công trình hoàn thành trong thời gian ngắn chống lãng phí nguồn
lực.
Thứ hai, đầu tƣ Xây dựng cơ bản cần thời gian dài. Thời gian tiến hành
một công cuộc đầu tƣ cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thƣờng đòi
hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra.
Thứ ba, các thành quả của quá trình đầu tƣ xây dựng cơ bản có giá trị sử
dụng lâu dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí trƣờng tồn cùng thời
gian nhƣ các công trình nổi tiếng thế giới nhƣ vƣờn Babylon ở Iraq, tƣợng nữ
thần tự do ở Mỹ, kim tự tháp cổ Ai cập, nhà thờ La Mã ở Roma, vạn lý trƣờng
thành ở Trung Quốc, tháp Angcovat ở Campuchia, …

11


Thứ tư, có tính chất cố định gắn liền với đất đai. Các thành quả của hoạt
động đầu tƣ Xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi
mà nó đựơc tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lý, địa hình có ảnh hƣởng lớn
đến quá trình thực hiện đầu tƣ, cũng nhƣ việc phát huy kết quả đầu tƣ. Vì vậy cần
đƣợc bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc
phòng, phải phù hợp với kế hoạch, qui hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi,
để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo đƣợc sự
phát triển cân đối của vùng lãnh thổ.
Thứ nă , hoạt động đầu tƣ Xây dựng cơ bản rất phức tạp liên quan đến
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Diễn ra không những ở phạm vi một địa phƣơng mà

còn nhiều địa phƣơng với nhau. Vì vậy khi tiến hanh hoạt động này, cần phải có
sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tƣ, bên
cạnh đó phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tƣ,
tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đựơc tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện
đầu tƣ.
Riêng đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách
nhà nước lại có những đặc điể riêng biệt cần lưu ý.
Trong ĐTXDCB của nhà nƣớc, vốn là vốn của nhà nƣớc mà không phải là
của tƣ nhân, do vậy rất khó quản lý sử dụng, dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tham
nhũng. Ở đây quyền sở hữu về vốn không trùng hợp với quyền sử dụng và quản
lý vì thế trách nhiệm quản lý vốn không cao. Động lực cá nhân đối với việc sử
dụng hiệu quả đồng vốn không rõ ràng, mạnh mẽ nhƣ nguồn vốn tƣ nhân. Vì vậy
việc quản lý hiệu quả vốn trong ĐTXDCB của nhà nƣớc rất khó khăn, phức tạp.
Về lĩnh vực đầu tư, ĐTXDCB của nhà nƣớc thƣờng nhằm vào lĩnh vực ít
đƣợc thƣơng mại hoá, không thu hồi vốn ngay, ít có tính cạnh tranh.
Về

ục tiêu đầu tư, ĐTXDCB của nhà nƣớc thƣờng ít nhắm tới mục tiêu

lợi nhuận trực tiếp mà chủ yếu là phục vụ lợi ích của cả nền kinh tế, trong khi
ĐTXDCB của tƣ nhân và đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng đề cao lợi nhuận.

12


Về

i trường đầu tư, ĐTXDCB của nhà nƣớc thƣờng diễn ra trong môi

trƣờng thiếu vắng sự cạnh tranh. Và nếu có sự cạnh tranh thì cũng ít khốc liệt

hơn khu vực đầu tƣ khác.
Phạ

vi đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước: Nhìn trong tổng thể việc

đầu tƣ của toàn xã hội, mỗi một nhà nƣớc trong từng giai đoạn lịch sử nhất định
phải tự định đoạt cho mình phạm vi ĐTXDCB để đạt đƣợc mục tiêu mà nhà
nƣớc ấy đặt ra. Nhà nƣớc phải quyết định ĐTXDCB ở đâu, công trình nào, nhằm
mục đích gì, để giải quyết những vấn đề gì. Nhà nƣớc cũng phải xác định rõ ràng
phạm vi nào dành cho các nguồn đầu tƣ khác ngoài ĐTXDCB của nhà nƣớc,
quyết định các chính sách ƣu tiên ƣu đãi, thuế khoá để khuyến khích, điều tiết vĩ
mô ĐTXDCB.
Nhìn chung nhà nƣớc chỉ nên đầu tƣ vào những nơi có sự thất bại của thị
trƣờng, khi mà khu vực vốn khác không thể đầu tƣ, không muốn đầu tƣ và không
đƣợc phép đầu tƣ, khi nhà nƣớc cần giải quyết các vấn đề xã hội, văn hoá, giáo
dục, y tế, an ninh quốc phòng. Việc đầu tƣ theo vùng miền và theo các ngành
kinh tế cũng phải đƣợc nhà nƣớc tính đến. Việc định đoạt phạm vi ĐTXDCB của
nhà nƣớc khác biệt với việc xác định phạm vi đầu tƣ của khu vực tƣ nhân ở chỗ
nhà nƣớc phải giữ vai trò điều tiết, khắc phục thất bại thị trƣờng, giải quyết vấn
đề kinh tế xã hội cùng với việc tính toán lợi ích chung. Trong lúc đó khu vực đầu
tƣ tƣ nhân và đầu tƣ nƣớc ngoài nhìn chung chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế.
Phạm vi đầu tƣ trong từng lĩnh vực trong từng thời điểm lịch sử sẽ khác
nhau. Nó đƣợc quyết định bởi mục tiêu kinh tế xã hội của từng thời kỳ và đƣợc
dẫn dắt định đoạt bởi chính trình độ phát triển của nền kinh tế thị trƣờng.
1.2.2.3. Quá trình đầu tư xây dựng cơ bản
Trình tự thực hiện đầu tƣ xây dựng hiện nay thực hiện theo quy định tại
Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, cụ thể nhƣ sau:
a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định,
phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt

Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng để
13


xem xét, quyết định đầu tƣ xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác
liên quan đến chuẩn bị dự án;
b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất
hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy
phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ
chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công
trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lƣợng hoàn thành;
nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đƣa
vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử
dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình
xây dựng.
Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, ngƣời quyết
định đầu tƣ quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với
các hạng mục công việc nêu trên.
1.2.3. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản là gì?
- Khái niệm:
Vốn là toàn bộ giá trị của đầu tƣ để tạo ra các sản phẩm nhằm mục tiêu thu
nhập trong tƣơng lai. Các nguồn lực đƣợc sử dụng cho hoạt động đầu tƣ đƣợc gọi
là vốn đầu tƣ, nếu quy đổi ra thành tiền thì vốn đầu tƣ là toàn bộ chi phí đầu tƣ.
Bất kỳ một quá trình tăng trƣởng hoặc phát triển kinh tế nào muốn tiến
hành đƣợc đều phải có VĐT, VĐT là nhân tố quyết định để kết hợp các yếu tố
trong sản xuất kinh doanh. Nó trở thành yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đối
với tất cả các dự án đầu tƣ cho việc phát triển kinh tế đất nƣớc.
Vốn đầu tƣ XDCB là toàn bộ chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây

dựng, chuẩn bị đầu tƣ, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị
và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán.
- Các nguồn hình thành VĐT XDCB
Thứ nhất là nguồn vốn của nhà nƣớc. Nguồn vốn này bao gồm:
14


+ Ngân sách nhà nƣớc cấp phát.
+ Vốn của các doanh nghiệp nhà nƣớc có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nƣớc, bao gồm vốn từ khấu hao cơ bản để lại, từ lợi nhuận sau thuế, từ đất đai,
nhà xƣởng còn chƣa sử dụng đến,... đƣợc huy động đầu tƣ phát triển sản xuất
kinh doanh; vốn góp của nhà nƣớc trong liên doanh, liên kết với các thành phần
kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài.
+ Vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc mà Chính phủ cho vay theo
lãi suất ƣu đãi bằng nguồn vốn tự có hoặc nhà nƣớc đi vay để cho vay lại đầu tƣ
vào các dự án thuộc lĩnh vực đƣợc ƣu tiên trong kế hoạch nhà nƣớc đối với một
số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
+ Vốn vay nợ, viện trợ từ bên ngoài của Chính phủ thông qua kênh hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA). Trên thực tế, một phần vốn này sẽ đƣa vào ngân
sách đầu tƣ, còn phần ODA cho các doanh nghiệp vay lại thì đƣa vào nguồn tín
dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc.
Thứ hai, là nguồn vốn đầu tƣ của khu vực tƣ nhân và nguồn vốn đóng góp
tự nguyện của dân cƣ vì lợi ích cộng đồng, kể cả đóng góp công lao động, của cải
vật chất để xây dựng các công trình phúc lợi.
Thứ ba, là nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nguồn vốn này bao gồm đầu tƣ
gián tiếp và đầu tƣ trực tiếp. Đầu tƣ gián tiếp của nƣớc ngoài tại Việt Nam là
nguồn vốn do nƣớc ngoài cung cấp thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu của
Việt Nam, nhƣng không tham gia công việc quản lý trực tiếp. Vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Inverstment – FDI) ở Việt Nam là nguồn vốn
nƣớc ngoài trực tiếp đầu tƣ vào Việt Nam dƣới hình thức tự đầu tƣ 100% vốn

hoặc liên doanh. Ngoài ra còn có nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ
chức phi chính phủ (Non- Government Organization – NGO).
Đầu tƣ XDCB của nhà nƣớc bao gồm các dự án ĐTXDCB đƣợc hoạch
định trong kế hoạch nhà nƣớc và đƣợc cấp phát bằng nguồn vốn ngân sách của
nhà nƣớc, đầu tƣ bằng nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc, nguồn
vốn của doanh nghiệp nhà nƣớc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc.

15


Nguồn VĐT XDCB từ NSNN phần lớn đƣợc sử dụng để đầu tƣ cho các
dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có vốn đầu tƣ lớn, có tác dụng
chung cho nền KT-XH mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc
không muốn tham gia đầu tƣ. Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại này từ NSNN
có tính chất bao cấp nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ.
Tuy nhiên, trong nguồn vốn NSNN thì phải loại nguồn vốn không đƣợc đƣa vào
kế hoạch và cấp phát theo kế hoạch của Nhà nƣớc (vốn để lại tại đơn vị), khả
năng quản lý, kiểm soát của Nhà nƣớc gặp khó khăn hơn. Vốn ngoài nƣớc
thƣờng phụ thuộc vào điều kiện nhà tài trợ đặt ra, cũng làm cho việc quản lý bị
chi phối. Đối với viện trợ không hoàn lại thƣờng do phía nƣớc ngoài điều hành
nên giá thành cao.
- VĐT từ ngân sách Nhà nƣớc đƣợc đầu tƣ cho các dự án sau:
+ Các dự án kết cấu hạ tầng KT - XH, quốc phòng - an ninh không có khả
năng thu hồi vốn.
+ Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tƣ vào các lĩnh vực cần có sự
tham gia của Nhà nƣớc theo Quy định của pháp luật.
+ Đầu tƣ cho công tác điều tra, khảo sát lập quy hoạch tổng thể phát triển
KT - XH vùng, lãnh thổ; quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi đƣợc
Chính phủ cho phép.
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ

bản
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu tƣ xây
dựng cơ bản
1.3.1.1. Khái niệ
Hiệu quả vốn đầu tƣ XDCB hiểu một cách chung nhất là biểu hiện mối
quan hệ so sánh giữa các lợi ích của vốn đầu tƣ XDCB và khối lƣợng vốn đầu tƣ
XDCB bỏ ra nhằm đạt đƣợc những lợi ích đó.
Hiệu quả sử dụng vốn của các dự án đƣợc đánh giá ở hai góc độ: hiệu quả
tài chính bao gồm các chỉ tiêu: NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn,… và hiệu quả
Kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đặc thù của các dự án đầu tƣ XDCB sử dụng vốn
16


NSNN thƣờng là không có khả năng thu hồi hoặc đầu tƣ vào các lĩnh vực quan
trọng mà cần thiết có sự tham gia của nhà nƣớc nên hiệu quả tài chính thƣờng
không cao. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu tƣ
XDCB ngƣời ta thƣờng chỉ đánh giá hiệu quả Kinh tế - Xã hội của dự án đầu tƣ
XDCB đó.
Hiệu quả inh tế của vốn đầu tƣ XDCB thể hiện ở mức độ thực hiện các
mục tiêu kinh tế của quá trình đầu tƣ XDCB nhằm thoả mãn chủ yếu các nhu cầu
vật chất của xã hội. Biểu hiện cụ thể của lợi ích kinh tế biểu hiện ở mức độ lợi
nhuận thu đƣợc, ở sự thay đổi chi phí sản xuất, tăng thu nhập quốc dân, làm thay
đổi cơ cấu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, làm thay đổi cán cân thƣơng mại…
Hiệu quả xã hội của vốn đầu tƣ XDCB, ngoài việc thực hiện các mục tiêu
kinh tế nói trên còn thực hiện các mục tiêu xã hội khác nhƣ mục tiêu chính trị,
mục tiêu an ninh quốc phòng, văn hoá xã hội…Theo đó lợi ích xã hội của VĐT
XDCB còn bao gồm những sự thay đổi về điều kiện sống và điều kiện lao động,
về môi trƣờng, về hƣởng thụ văn hoá, phúc lợi công cộng, chăm sóc y tế và
quyền bình đẳng… Dựa vào quá trình quản lý đầu tƣ XDCB ta thấy từ khi có
VĐT, tiến hành thực hiện đầu tƣ sẽ tạo một khối lƣợng tài sản cố định. Khi các

TSCĐ này đƣợc sử dụng (giai đoạn khai thác dự án) sẽ tạo ra một khối lƣợng sản
phẩm hàng hoá và dịch vụ nhất định. Lợi ích của VĐT chỉ xuất hiện khi mà sản
phẩm hàng hoá dịch vụ đƣợc sử dụng thoả mãn nhu cầu theo mục tiêu đã định.
1.3.1.2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư
Nhƣ đã nói ở trên, việc đầu tƣ NSNN cho các dự án XDCB hầu nhƣ
không có khả năng thu hồi vốn hoặc là đầu tƣ vào các lĩnh vực không đem lại lợi
nhuận cao nên tác giả không phân tích hiệu quả tài chính mà chỉ phân tích hiệu
quả kinh tế - xã hội mà việc đầu tƣ mang lại. Tuy nhiên phần trình bày dƣới đây
tác giả vẫn đƣa ra những chỉ tiêu đánh giá chung bao gồm cả những tiêu chí đánh
giá hiệu quả tài chính của một dự án cá biệt.
a, Đánh giá hiệu quả đầu tư vốn cho một dự án ĐT XDCB
Việc đo lƣờng đánh giá hiệu quả VÐT trở nên rất cần thiết đặc biệt là đối
với nền kinh tế kém phát triển có mức thu nhập thấp nhƣ nƣớc ta. Tuy nhiên,
17


×