Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khối u vùng hàm mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.73 KB, 6 trang )

KHỐI U VÙNG HÀM MẶT

Mục tiêu
1. Liệt kê được tên một số khối u phần mềm và phần xương thường gặp ở
vùng hàm mặt.
2. Gỉai thích được tên của một số u vùng nướu hay gặp qua hình ảnh giải
phẫu bệnh.
3. Phân loại được một u do răng và u không do răng.
4. Nắm được nguyên nhân và phương pháp điều trị của một số khối u vùng
hàm mặt.
1- U PHẦN MỀM:
1.1- VÙNG NƢỚU :
1.1.1- U hạt tế bào khổng lồ ngoại biên (Epulis/ Giant cell tumor) :
Nguyên nhân : Sang chấn, va chạm với vật lạ.
Giải phẫu bệnh: Nhiều tế bào khổng lồ là những tế bào lớn, bào tương nhiều,
nhân to do sự kết hợp của nhiều đại thực bào.
Điều trị : Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ để tránh tái phát
Khi cắt bỏ hay chảy máu nên phải có dao điện.
Dự phòng : Tránh chấn thương do tăm, bàn chải, hàm giả...
1.1.2- U hạt thai nghén (Prenancy tumor) :
Là một u hạt sinh mủ.
Giải phẫu bệnh: Mô hạt viêm.
Nguyên nhân : Do kích thích tại chỗ
và sự thay đổi nội tiết trong thời kỳ
thai
nghén
(estrogen

progesteron).
Điều trị :–U nhỏ : có thể mất sau sanh.
Loại bỏ kích thích tại chỗ (mảng bám


răng) bằng phương pháp VSRM, lấy
vôi răng...
U lớn : cắt bỏ
Dự phòng : VSRM tốt trong thời kỳ
thai nghén
1.1.3- U xơ (Fibroma) :
Nguyên nhân : sang chấn kéo dài
do răng hay do phục hình.
Giải phẫu bệnh: tăng sinh sợi.
Điều trị : cắt bỏ
1
/>

Dự phòng : Tránh sang chấn : nhổ răng di lệch, làm phục hình đúng.

1.2- VÙNG MIỆNG :
Nang là một u giả lành tính, phát triển chậm.Là một bọc được lát bởi mô
bì và bao quanh là vách mô liên kết. Chứa chất lỏng hay sền sệt do các tế bào
thoái hóa hay từ sự phân tiết của những mô bao bọc nang.
1.2.1- Nang nghẽn:
Do chấn thương làm xây xát ống dẫn tuyến nước bọt phụ, nước bọt chảy
ra mô lân cận tạo thành bể nước bọt, sau đó được mô liên kết bao vây.
A) Nang niêm dịch:
Thường ở vùng môi dưới. Rất khó lấy. Nên lấy lúc chưa bội nhiễm. Nên
cố gắng lấy toàn bộ nang, vỏ mỏng, hay tái phát.
B) Nang nhái sàn miệng (Ranula):
Là một dạng nang nghẽn đặc biệt ở sàn miệng, liên hệ đến ống dẫn
tuyến dưới lưỡi
Điều trị : Phẫu thuật bóc tách lấy toàn bộ nang nếu được. Đây là loại
nang vỏ rất mỏng, ăn len lỏi, xâm lấn vào phần mềm của sàn miệng. Nếu lấy

sót sẽ dễ tái phát. Nếu không  khâu lộn túi, tuy vậy tỉ lệ tái phát vẫn lên 70%.
1.2.2- Nang biểu bì (Epidermoid cyst) :
Khác với nang nhái, nang biểu bì bao giờ cũng ở chính giữa sàn miệng
và đẩy lưỡi ra sau nên khi quá lớn gây khó thở. Nang biểu bì có vỏ dày và có
chứa bã đậu, còn nang nhái vỏ mỏng dễ vỡ, có chứa nước nhầy.
Điều trị : Lấy toàn bộ nang có vỏ dày.
1.2.3- U máu lưỡi, niêm mạc má :
Tùy bệnh cảnh lâm sàng mà chọn lựa giữa một phẫu thuật cắt bỏ, khâu
mạch máu nuôi dưỡng hay tiêm xơ hóa hay kết hợp cả hai.
1.2.4- U nhú (Papilloma) :
U xuất phát từ bề mặt biểu mô.
Có thể là một tăng sinh thật sự liên
quan đến ung thư biểu mô.
Sờ thấy nhọn và cứng như gai
nên còn gọi là bướu gai. Sang thương
có thể giống mụn cóc, bông cải, có
cuống hay không có cuống. Giới hạn
xung quanh rõ.
2
/>

Nguyên nhân : Hay gặp là do nhai trầu, xỉa thuốc, sang chấn do răng,
răng giả, VSRM kém...
Điều trị : Cắt bỏ, ít tái phát.
1.2.5- U hỗn hợp (Mixed tumor) :
Hỗn hợp 2 loại tế bào (mô liên
kết và mô biểu bì).
Có vỏ mỏng.
Hay gặp ở các tuyến nước bọt:
tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến

dưới lưỡi, nhất là các tuyến nước bọt
phụ ở khẩu cái.
Điều trị : Bóc tách lấy toàn bộ
khối u.
1.3- VÙNG MÁ TRÁN :
1.3.1- Nang bã đậu :
Do mụn bọc phát triển lên, chứa chất bã đậu, vỏ mỏng.
Nên cố gắng lấy toàn bộ nang.
1.3.2- Nang máu :
Một sang chấn tạo thành khối máu tụ sẽ phát triển theo ba hướng: nhiễm
trùng, xơ hóa hay tạo thành nang.
Nang máu do sang chấn  mở tháo máu tụ.
1.3.3- U máu thể phẳng, thể hang:
Được đặc trưng bởi sự tăng sinh và giãn ra của các mao mạch. Thông
thường là bẩm sinh do rối loạn trong quá trình tạo mô.
Điều trị : Do tính chất đa dạng về lâm sàng của u máu nói chung cũng
như sự phức tạp trong tiến triển cộng với những tác động về mặt tâm lý, chức
năng, vì thế việc điều trị u máu không thể theo một phác đồ hay công thức cố
định nào cả.
Có nhiều phương pháp điều trị u máu. Việc chọn lựa thích hợp một
trong các phương pháp đó hoặc phối hợp nhiều phương pháp với nhau tùy
thuộc hình thái lâm sàng :
+ Vị trí, kích thước
+ Tính chất tiến triển khối u
+ Khả năng của bác sĩ.
* Các phương pháp :
Tiêm xơ hóa
Xạ trị
Sức ép
3

/>

Chờ u tự khỏi
Steroid trị liệu
Điều trị áp lạnh : N2 lạnh (– 150 0C đến – 180 0 C)
Laser therapy (laser Argon)
Phẫu thuật.
1.3.4- U mỡ (Lipoma) :
Do sự tăng sinh tế bào mỡ
Điều trị : lấy u.

1.3.5- U bạch mạch (Lymphangioma)
Khác với u máu ở chỗ :
Không thể tự khỏi
Đáp ứng kém với tia và tác nhân
xơ hóa
Trên lâm sàng : dễ bội nhiễm,
mỗi lần bội nhiễm làm u to
thêm. Không có
dấu xẹp
mạch, không có sỏi tĩnh mạch.
Điều trị : phẫu thuật lấy u toàn
bộ + tạo hình (thể hang) hay một phần
(thể phì đại, lan tỏa). Nói chung dễ tái
phát.
2 . U PHẦN XƢƠNG
2.1

U DO RĂNG


2.1.1- Nang chân răng (Radicular Cyst) :
Nguyên nhân : do răng nhiễm trùng
Điều trị :
Nang nhỏ : điều trị bảo tồn răng + lấy nang
Nang lớn : nhổ răng + lấy sạch nang
Dự phòng : VSRM, điều trị sớm răng sâu.
2.1.2- Nang thân răng (Dentigerous cyst) :
Nguyên nhân : Do răng ngầm là 1 răng vĩnh viễn hay răng dư. Thường
liên quan đến răng vĩnh viễn mọc trễ (R8 hàm dưới hay R3 hàm trên). Khi đó
khám thấy thiếu một răng trên cung hàm.
Điều trị : Lấy nang và răng.
2.1.3- U men (Améloblastoma) :

4
/>

U men là từ gọi tắt của u nguyên bào tạo men xuất phát từ biểu mô của
ngoại phôi bì của bộ máy tạo răng. Ngoài ra, 30% u men còn xuất phát từ biểu
mô của nang răng tân tạo.
Một số u men còn có nguồn gốc hỗn hợp, nghĩa là có cả sự tăng sinh
các thành phần trung mô + tăng sinh biểu mô.
Được xếp vào loại u giáp biên vì:
-Tính chất lành tính: phát triển tại chỗ, không di căn.

-Tính chất ác tính: không có vỏ bao, có tính chất xâm lấn mạnh và phá
hủy xương. Hay tái phát và thoái hóa.
Điều trị : bảo tồn bóc tách lấy u nếu u nhỏ.
Cắt đoạn xương hàm nếu
u phát triển lớn.
4/ U răng (Odontoma) :

U bao gồm các cấu trúc
răng : men, ngà, tủy, cement.
Vậy u răng là u hỗn hợp vì có
nguồn gốc từ biểu mô lẫn trung
mô. Rất ít tái phát.
Điều trị : Lấy toàn bộ
khối u.

2.2- U KHÔNG DO RĂNG :
2.2.1- U xƣơng (Osteoma) :
U thường ở hàm trên, sờ cứng, đính chặt vào xương hàm.
U không có cuống, da niêm phù bình thường, tiến triển chậm, không đau
nhức, hay tái phát, có thể làm biến dạng mặt. R trên khối u không bị ảnh
hưởng.
5
/>

Điều trị : U còn nhỏ, không gây biến dạng mặt  theo dõi.
U lớn  phẫu thuật đục vát.
2.2.2- U xơ xƣơng (Ostefibroma) :
Thường gặp ở hàm dưới, phát triển chậm.
Khi u còn nhỏ chưa làm phồng ngách lợi, không có triệu chứng, chỉ phát
hiện qua X-quang.
Khi u lớn là khối tròn đều, bờ rõ cứng như xương. Sờ thấy mật độ chắc
có tính đàn hồi như cao su do vỏ xương bị phá hủy. Răng trên khối u có thể
lung lay, có thể bị thay đổi vị trí hoặc bị nhổ, ổ răng thường đầy sớm.
Điều trị : Nhổ răng liên quan trên khối u rồi bóc tách lấy toàn bộ u (sẽ
chảy máu nhiều, thường lấy hết u thì máu hết chảy).

6

/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×