Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Bài thu hoạch quy hoạch nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 141 trang )

Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

MỞ ĐẦU
1. SỰ CẤP THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH.
Nga Hưng nằm về phía Đông Nam huyện Nga Sơn cách trung tâm huyện lỵ 3km.
Dân số toàn xã là 3.579 người với tổng diện tích tự nhiên là 230,63ha.
Nhằm hướng đến xây dựng quy hoạch nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản sản xuất hợp lý; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản
sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Để đảm bảo tính
đồng bộ, phù hợp thực tiễn của sự phát triển tại địa phương, huy động các nguồn lực, sự
tham gia của người dân, hệ thống chính trị và toàn xã hội xây dựng nông thôn mới. Thì
việc tổ chức, thực hiện xây dựng quy hoạch nông thôn mới là hết sức cần thiết và quan
trọng.
2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUY HOẠCH.
- Mục tiêu quy hoạch:
+ Cụ thể hoá định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nông thôn mới.
+ Quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã theo hướng đồng bộ, phát
triển có sự chọn lọc và kế thừa hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại.
+ Quy hoạch chỉnh trang khu trung tâm xã tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan cho
toàn xã để phát triển kinh tế xã hội gắn với quá trình hiện đại hoá, nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách với đô thị.
+ Quy hoạch khu dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư cũ, hình thành các khu
dân cư tập trung, chỉnh trang làng, xóm, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội đồng bộ
của địa phương.
+ Xác định bước đi cụ thể và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Phạm vi quy hoạch:
+ Đối với phạm vi toàn xã: Xác định ranh giới, quy mô sử dụng đất, dự báo quy


mô dân số trên địa bàn toàn xã và các xóm, thôn theo từng giai đoạn quy hoạch, các quy
định về bố trí dân cư, mạng lưới các công trình công cộng, công trình phục vụ sản xuất,
mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối các xóm, thôn với nhau với vùng sản xuất
và các khu động lực có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của xã, yêu cầu về đảm
bảo vệ sinh môi trường.
+ Đối với phạm vi trung tâm xã, các xóm: Xác định vị trí, ranh giới, quy mô đất
xây dựng, nội dung cần cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới, định hướng kiến trúc đặc
trưng, các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của khu trung tâm xã, các công trình công cộng
cấp xã, công trình phục vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nhà ở của nhân dân.
+ Mốc thời gian lập quy hoạch: Mốc thời gian đánh giá hiện trạng trong giai đoạn
2000 - 2010, quy hoạch cho các thời kỳ 2011- 2020, trong đó bố trí chi tiết cho năm 2011
– 2015.
Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

1


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

3. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH.
1. Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
2. Căn cứ Quyết định 193/QĐ- TTg ngày 2/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
3. Căn cứ Quyết định số 800/QĐ- TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020.
4. Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT- BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng về
quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông

thôn mới.
5. Căn cứ quyết định số 1457/QĐ- UBND ngày 11/05/2011 của UBND tỉnh Thanh
Hoá về việc ban hành hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá.
6. Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/08/2009 của bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
7. Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn khóa 25, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
xã Nga Hưng, Nhiệm kỳ 2010– 2015.
4. SẢN PHẨM CỦA QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI GỒM:
1. Bản đồ vị trí mối quan hệ vùng: Tỷ lệ:1/2000.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật năm 2010 tỷ lệ:1/2000
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới giai
đoạn 2011 – 2020, tỷ lệ 1/2000
4. Bản đồ định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1/2000
5. Báo cáo thuyết minh quy hoạch xã nông thôn mới.
(Các sản phẩm trên được lập thành mỗi loại 07 bộ)

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

2


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

Phần thứ nhất

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI.
I. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI.

1. ĐIÊÙ KIỆN TỰ NHIÊN.

1.1. Vị trí địa lý.
Nga Hưng nằm về phía Đông Nam huyện Nga Sơn cách trung tâm huyện lỵ 3km
Xã có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Nga Thanh.
- Phía Nam giáp xã Nga Trung.
- Phía Đông giáp xã Nga Thuỷ.
- Phía Tây giáp xã Nga Mỹ.
Có đường liên xã chạy qua xã nối liền Quốc lộ 10 tại ngã tư Nga Mỹ. Vị trí thuận
lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
1.2. Địa hình, địa mạo.
Địa hình nhìn chung khá bằng phẳng. Thuận lợi cho việc thâm canh các loại cây
trồng, vật nuôi và xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, bố trí các khu dân cư.
1.3. Khí hậu.
Nằm trong vùng đồng bằng của Tỉnh Thanh Hoá cùng chung với khí hậu của vùng
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nên chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc
điểm sau:
a. Nhiệt độ.
Do được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới đã dẫn đến một nền nhiệt
tương đối cao. Tổng nhiệt độ bình quân trong năm 8500 0C- 86000C, riêng vụ mùa chiếm
khoảng 58% - 60%. Biên độ nhiệt năm là 12 – 130C, biên độ nhiệt ngày là 5,5 – 60C.
b. Độ ẩm không khí.
Độ ẩm không khí bình quân năm của xã: 85 - 86%, tháng 2, 3 và tháng 7, 8 có độ
ẩm không khí gần 90%.
c. Hướng gió.
Thông thường có 02 hướng gió chính: Gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.
Tốc độ trung bình từ 1,8 – 2,2m/s.
d. Lượng mưa.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1600 - 1800mm, vụ mùa chiếm 85% -89%

lượng mưa. Trong những năm gần đây do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu dẫn đến mưa
bão thất thường, rét đậm, rét hại kéo dài, đặc biệt là sự biến động trong những năm gần
đây nhất là năm 2009- 2010.
e. Lượng bốc hơi.
Khả năng bốc hơi phụ thuộc vào điều kiện mặt đệm và các yếu tố khí hậu như
không khí, gió, nắng, độ ẩm...lượng bốc hơi bình quân năm: 788mm, chỉ số ẩm ướt
K(lượng mưa/lượng bốc hơi). Nhìn chung khí hậu, thời tiết phù hợp cho sự sinh trưởng
và phát triển cây trồng như cây lương thực và cây rau, đặc biệt tổng nhiệt độ trong năm
lớn có thể trồng được nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên
hàng năm những đợt rét đậm, nắng nóng kéo dài gây thiệt hại lớn về hoa màu, ảnh hưởng
lớn đến sinh trưởng phát triển của cây trồng và đời sống sinh hoạt cũng như các hoạt
động khác.
Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

3


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

1.5. Các nguồn tài nguyên.
1.5.1. Tài nguyên đất đai.
Số liệu điều tra đất năm 2000 của tỉnh Thanh Hoá lập phân loại theo phương pháp
FAO-UNESCO. Thì trên địa bàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 230,63ha gồm các loại
đất sau:
- Đất phù sa không được bồi hàng năm: Chiếm tỷ lệ khoảng 50% diện tích canh
tác. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình, thịt nhẹ thích hợp cho trồng cây lúa
nước.
- Đất cát pha, chiếm khoảng 50% diện tích canh tác, thích hợp cho chuyên canh

các loại rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
1.5.2. Tài nguyên nước.
Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống,
môi trường và quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước. Nguồn nước phục
vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân được lấy từ 2 nguồn:
Nước mặt: Xã có nguồn nước mặt tương đối dồi dào gồm nước mưa tại chỗ và nơi
khác đổ về qua hệ thống sông là nguồn cung cấp chủ yếu cho phục vụ sản xuất và đời
sống con người, cải thiện cảnh quan môi trường.
Nước ngầm: Xã nằm trong dải nước ngầm vùng đồng bằng Thanh Hóa, nước
ngầm dưới đất được chia thành nhiều lớp nông, sâu khác nhau rất phong phú, hiện đang
được nhân dân khai thác sử dụng bằng biện pháp đào giếng khơi, giếng khoan phục vụ
sinh hoạt.
Là xã đồng bằng, thiên nhiên ban tặng cho nguồn nước khá dồi dào, đặc biệt là
nước mặt sạch, chưa bị ô nhiễm, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
1.5. Thực trạng môi trường.
- Trên địa bàn xã hiện đang tiềm ẩn một số nguồn gây ô nhiễm môi trường do một
số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất: Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng phân
hoá học, thuốc chế phẩm đã trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng nước, đất và ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái, gây hại cho các vi sinh vật trong đất làm giảm quá trình phân
huỷ chất hữu cơ và giảm độ phì của đất.
- Nguồn gây ô nhiễm từ dân sinh: Đó là những chất thải từ vật nuôi, nước sinh hoạt
hàng ngày trực tiếp ngấm xuống đất.
Do đó phát triển bền vững và đảm bảo sức khoẻ cho người dân, trong thời gian tới
cơ quan nhà nước có liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường
sinh thái.
1.6. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của xã.
a. Mặt thuận lợi:
- Xã có vị trí địa lý, địa hình thuận lợi cho việc kiến thiết đồng ruộng, tạo ra các
vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh màu có diện tích lớn.

- Khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển
các loại cây trồng vật nuôi nhiệt đới.
- Nguồn tài nguyên đất khá phong phú, đa dạng đây chính là điều kiện để phát triển kinh
tế của xã trong những năm tới. Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng diện
tích tự nhiên, đây là tiềm năng lớn để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị
hàng hoá.
- Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi, đồng
thời cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt của người dân.

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

4


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

b. Mặt hạn chế:
- Trong những năm qua, thời tiết, khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, gây rất
nhiều khó khăn trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản.
- Tài nguyên đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn quá nhiều gây cản trở lớn đến năng
xuất trồng trọt.
- Môi trường thực sự còn nhiều bất cập vì hiện tượng nước bẩn vẫn còn thải bừa
bãi ra môi trường tự do. Cảnh quan chưa được đẹp vì các hướng nhà chưa có quy hoạch.
Phát triển công nghiệp kéo theo lượng khí thải rất lớn ra môi trường, nếu như không có biện
pháp xử lý thì rất nguy hại tới môi trường và ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khoẻ của
người dân.
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI.
2.1. Dân số, lao động và việc làm.

a. Tình hình dân số.
Tổng dân số của toàn xã năm 2011 là 3579 người với 856 hộ, được phân bố ở 8 thôn
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,65%.( Xem bảng 01 )
b. Lao động và việc làm.
Tổng lao động hiện tại của xã là 1.943 người. Cơ cấu lao động trong các ngành
kinh tế năm 2011 như sau:
+ Nông- lâm - thuỷ sản: 1250 người, chiếm 64,3% tỷ lệ lao động.
+ Công nghiệp- TTCN: 226 người, chiếm 11,6% tỷ lệ lao động.
+ Dịch vụ thương mại: 203 người, chiếm 10,5% tỷ lệ lao động.
+ Số lao động làm ăn xa quê là: 217 người, chiếm 11,2% tỷ lệ lao động.
+ Số lao động xuất khẩu là: 47 người, chiếm 2,4% tỷ lệ lao động
c. Chất lượng lao động.
- Trình độ chuyên môn: Lao động trong xã qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở
lên của xã là 436 người, chiếm 22,4% tỷ lệ lao động, trong đó:
+ Đại học, cao đẳng là: 143 người chiếm: 33% tỷ lệ lao động được đào tạo.
+ Trung cấp là: 168 người chiếm: 38,7% tỷ lệ lao động được đào tạo.
+ Sơ cấp (trên 3 tháng) là: 125 người, chiếm: 28,3% tỷ lệ lao động qua đào tạo.
d. Đánh giá lợi thế và hạn chế về dân số, lao động và việc làm.
Nhìn chung xã có đội ngũ lao động trẻ, khỏe, dồi dào (lực lượng lao động chiếm
54,2% dân số), có trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên lực lượng lao động qua đào tạo mới chỉ chiếm 22,4% tỷ lệ lao động của
xã, điều này ảnh hưởng nhiều tới quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Bên cạnh đó hàng năm lại có một bộ phận lao động tại xã ra thành phố vào Nam và
đi tỉnh khác làm việc, đặc biệt là lao động nam điều nay đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc
thực hiện phát triển kinh tế và đẩy mạnh sản xuất ở địa phương.

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

5



Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

2.2. Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề truyền thống.
a. Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp.
- Tổng thu nhập từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2011 là: 16,7 tỷ đồng.
- Ngành nghề chính của xã gồm: Nghề làm chiếu, xe đay làm thủ công mỹ nghệ.
Các ngành nghề truyền thống khác đang được duy trì và mở rộng như: Cơ khí, sửa chữa,
xay xát, chế biến nông sản.
- Hình thức tổ chức sản xuất như: Tổ hợp, hộ gia đình, cá nhân.
b. Dịch vụ thương mại.
Tổng thu nhập từ ngành dịch vụ thương mại năm 2011 là 5,4 tỷ đồng.
- Tổng số hộ kinh doanh, dịch vụ thương mại là: 203 hộ.
- Các loại hình dịch vụ thương mại như: Dịch vụ buôn bán các mặt hàng nông sản,
dịch vụ thu mua sản phẩm đay, chiếu, dịch vụ ăn uống…
2.3. Thu nhập và đời sống của nhân dân.
- Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/người/năm. Hộ có
thu nhập 50 -100 triệu đồng/ năm là 205 hộ, Bình quân lương thực đầu người là
289kg/người/năm.
- Thu nhập của các hộ trong những năm qua liên tục tăng góp phần không nhỏ cải
thiện chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ hộ gia đình dùng lưới điện sinh hoạt Quốc gia đạt 100%.
Có một số hộ chăn nuôi đã xây dựng hệ thống bể bioga hoặc các bể chứa xử lý chất thải
trong chăn nuôi đảm bảo vệ sinh. Trên địa bàn xã có trên 200 hộ thu nhập đạt 50 triệu
đồng/năm.
- Mức sống dân cư năm 2011:
+ Số hộ khá giàu là:

213/892 hộ, chiếm 23,9% tổng số hộ.


+ Số hộ trung bình là:

6101/892 hộ, chiếm 58,3% tổng số hộ.

+ Số hộ nghèo là:

69/892 hộ, chiếm 7,8% tổng số hộ.

2.4. Đánh giá khả năng khai thác, phát huy giá trị văn hoá, phong tục tập quán của
địa phương.
Xã có truyền thống lịch sử lâu đời, trong tập quán canh tác, trong sinh hoạt văn
hoá cũng như trong ngôn ngữ giao tiếp vẫn còn mang đậm dấu ấn của nền văn hoá Việt.
Tổ chức xã hội mang tính truyền thống là làng, thôn, xóm.
Phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá được cấp uỷ, chính quyền địa
phương, đoàn thể và nhân dân quan tâm tổ chức thực hiện, đến nay xã có 85% gia đình
văn hoá.
Trên địa bàn xã có quần thể khu di tích lịch sử. Gồm có đền Thượng, Chùa Mại
Đức, Nhè Nhị là nơi tâm linh hướng phật của bà con nhân dân trong xã và hàng năm đã
đón nhiều người dân thập phương đến thắp hương. Đây là lợi thế lớn trong việc giao lưu
văn hoá, kinh tế của của nhân dân trong xã với bên ngoài.
Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

6


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng


3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC QUY HOẠCH KỲ TRƯỚC.
Trong giai đoạn 2005-2010 xã chưa quy hoạch sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp làng nghề. Song xã đã quy hoạch đất giai đoạn 2005-2010 và trong 5 năm qua trên lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp xã đã tập trung quy hoạch lại đồng ruộng, dồn điền, đổi ruộng đất tạo
mảnh thửa lớn, hệ thống giao thông thuỷ lợi được đầu tư nâng cấp, đưa các giống, cây, con có
giá trị kinh tế cao vào sản xuất.
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất.
Căn cứ quyết định phê duyệt kế họach sử dụng đất số 638/QĐ- UBND ngày 1307-2006 của UBND huyện Nga Sơn về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất từ năm
2006-2010 của xã . (Xem bảng 02)
Kiểm kê đất đai năm 2010 đã đánh giá được mức độ khả thi của phương án quy
hoạch sử dụng đất kỳ trước. Để phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ này đạt kết quả cao
hơn, trong giai đoạn tới cần:
+ Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 và kế hoạch
sử dụng chi tiết 5 năm kỳ đầu 2011-2015 phải bám sát vào điều kiện thực tế của địa
phương. Cần đi sâu phân tích các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của
xã để thấy được tiềm năng của xã.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai và các chính sách, văn bản của Nhà
nước về quản lý đất đai để nâng cao nhận thức cho toàn xã hội.
+ Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, cập
nhật thông tin đầy đủ, chỉnh lý biến động kịp thời và thường xuyên.
+ Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội,
tăng cường sức hút đầu tư phát triển kinh tế bằng những chính sách hợp lý cũng như ưu
tiên đầu tư vốn cho các công trình, dự án trọng điểm, khai thác xây dựng kế hoạch khai
thác có quy mô hợp lý và phải có biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Khuyến khích các hộ nông dân thực hiện dồn đổi ruộng đất cho nhau để giảm tình
trạng manh mún ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp.
+ Cần tăng cường nguồn vốn hơn nữa để cho nhân dân đầu tư hình thành các gia
trại, trang trại chăn nuôi kết hợp.
+ Tăng cường công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn xã, xử lý nghiêm ngặt các

hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

7


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ. ( Xem bảng 03, 04 ).
1- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 của xã đạt: 12%/năm.
2- Tổng sản lượng lương thực cả năm 1030 tấn.
3- Thu nhập bình quân đầu người: 12 triệu đồng/người/ năm.
4- Tổng giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế là 41 tỷ đồng, trong đó:
+ Nông nghiệp là:
18,9 tỷ đồng, chiếm 46% tổng giá trị sản xuất
+ Công nghiệp - xây dựng là:
16,7 tỷ đồng, chiếm 40,7% tổng giá trị sản xuất
+ Dịch vụ - thương mại là:
5,4 tỷ đồng, chiếm 13,3 tổng giá trị sản xuất
5- Bình quân thu nhập 1ha canh tác: 74,2 triệu đồng.
Qua bảng 03 ta thấy trong thời gian vừa qua từ 2005 – 2010 tổng thu nhập của
toàn xã liên tục tăng, thu nhập bình quân đầu người được nâng cao, sản lượng lương thực
ngày càng tăng lên.
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ
tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại đang tăng

lên, song ngành nông - lâm - ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo.
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.

2.1. Giá trị sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. (Xem bảng 05 ).
- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phát triển tương đối toàn diện cả về trồng
trọt và chăn nuôi. Năm 2011 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 18,9 tỷ đồng. Trong cơ cấu
kinh tế của xã thì cơ cấu trong nông nghiệp chiếm 46%.
- Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua luôn được chú trọng, xã đã chú trọng
tập trung quy hoạch lại đồng ruộng, dồn điền, đổi ruộng đất, tạo mảnh thửa lớn, hệ thống
giao thông được đầu tư nâng cấp, đưa các giống cây, giống con có giá trị kinh tế cao.
Nhìn vào bảng 05 ta thấy: Giá trị sản xuất nông nghiệp của xã có sự chuyển biến
tích cực trong cơ cấu giá trị sản xuất. Song sự chuyển đổi về cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ
ngành nông nghiệp diễn ra chưa đồng bộ, trồng trọt, chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao, còn
nuôi trồng thuỷ sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, điều này cũng phù hợp với
điều kiện tự nhiên của xã.
2.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp.
2.1. Thực trạng các ngành nông nghiệp.
a. Thực trạng ngành nông nghiệp.
a.1. Ngành trồng trọt.
- Trong sản xuất nông nghiệp thì trồng trọt là ngành sản xuất chính của xã với các
loại cây trồng chủ yếu sau:
1) Cây lúa:
Cây lúa chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất lương thực vì vậy trong những năm
qua diện tích lúa lai 2 dòng và các giống lúa chất lượng cao luôn được xã đưa vào gieo cấy,
do đó năng xuất lúa bình quân hàng năm tăng lên. Cụ thể:
Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

8



Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

- Vụ xuân:
 Diện tích gieo trồng:

40ha

 Năng xuất:

65tạ/ha

 Sản lượng:

2605ấn

- Vụ mùa:
 Diện tích gieo trồng :

133,2ha.

 Năng xuất đạt:

53tạ/ha.

Sản lượng đạt:

706tấn.



2) Cây lạc:
Vụ Xuân:

 Diện tích gieo trồng :

7,36ha.

 Năng xuất đạt:

26tạ/ha.



Sản lượng đạt:

19,15tấn.

Vụ Mùa:
 Diện tích gieo trồng :

18ha.

 Năng xuất đạt:

22tạ/ha.

Sản lượng đạt:

39,6tấn.




3) Cây thực phẩm, rau mầu các loại:
Cây rau được đưa vào trồng ở vụ Đông và đang khẳng định hiệu quả với các loại
cây trồng chính như: Cây hành, cây cà và các loại rau màu khác, và bắt đầu hình thành
vùng chuyên canh. Diện tích rau được bố trí trồng trên đất màu, đất 2 màu 1 lúa và trồng
phân bổ ở tất cả các thôn trong xã.
Diện tích gieo trồng: 25ha
Năng xuất đạt:
55tạ/ha.
Sản lượng đạt:
137,5tấn ( Xem bảng 06)
- Đánh giá chung:
Qua bảng 06 ta thấy: Trồng trọt của xã trong những năm qua đạt được kết quả cao là
do:
+ Công tác chuyển giao đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng tăng cường.
+ Về giống: Sử dụng các giống mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều
kiện đất đai và khí hậu để thay thế những giống cũ, giống thoái hoá.
+ Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng vụ, mở rộng diện tích. Thực tế các năm vụ Đông
Xuân có xu hướng mở rộng diện tích tăng dần các trà lúa xuân muộn. Đối với vụ mùa trà vụ
sớm tăng dần, trà vụ muộn còn không đáng kể, góp phần tăng nhanh diện tích vụ Đông để
tạo ra nhiều vùng, nhiều cánh đồng có giá trị thu nhập cao.
+ Về phòng trừ dịch bệnh: Đã tổ chức mở các lớp tập huấn về kiến thức kỹ thuật,
phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. Làm tốt công tác dự tính, dự báo chính xác, kịp thời với các
loại sâu, bệnh và khuyến cáo cho bà con nông dân cách phòng trừ đạt hiệu quả cao.

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

9



Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

+ Khuyến nông: Tập trung chỉ đạo các khâu trọng điểm như: Cung ứng giống lúa
năng suất cao, chất lượng cao, đảm bảo kịp thời vụ theo kế hoạch sản xuất của xã.
b.2. Chăn nuôi đại gia súc và gia cầm.( Xem bảng 07 )
Là ngành chiếm vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho gia
đình hộ nông dân, vì thế công tác chăn nuôi luôn được duy trì tốt. Tổ chức tiêm Vắc xin
phòng dịch cúm gia cầm tái phát, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc.
- Năm 2011 tổng thu nhập từ ngành chăn nuôi đại gia súc gia cầm của xã đạt 8,1 tỷ
đồng, chiếm 42,8% tổng giá trị sản xuất từ ngành nông nghiệp.
Nhìn chung tình hình chăn nuôi của xã đang phát triển mạnh, nhiều hộ phát triển
chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được
đảm bảo, cụ thể như sau:
- Chăn nuôi trâu, bò.
+ Số đàn bò của xã là giống bò vàng Việt Nam có đặc điểm tầm vóc nhỏ, năng xuất
thấp và có khả năng chống chịu tốt đa số là nuôi trong hộ nông dân với phương thức chăn
thả tự nhiên để lấy sức kéo, phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là chính.
+ Tổng đàn trâu, bò toàn xã năm 2005 là 956 con trong đó (đàn bò sinh sản cày
kéo là 651con, đàn bê nghé là 305con). Đến năm 2011 tổng đàn trâu bò toàn xã là 575con
- Chăn nuôi lợn.
+ Chăn nuôi lợn của xã trong những năm qua phát triển với tốc độ cao năm 2006
tổng đàn lợn toàn xã là 1903 con, trong đó (đàn lợn nái 152con, có 9 con nái ngoại; đàn
lợn thịt 1.751con và đã xuất chuồng được 1523con, sản lượng đạt 98,995kg, giá trị đạt
148 triệu đồng. Năm 2011 tổng đàn lợn toàn xã có 1.500 con
+ Phương thức chăn nuôi lợn: Toàn xã có khoảng 70% số hộ nuôi lợn với quy mô

nuôi của mỗi hộ từ 2-5con lợn thịt/ lứa hoặc nuôi 1 đến 2 lợn Nái nội hoặc Nái ngoại để
sản xuất con giống nuôi thịt hoặc bán lợn sữa. Đến nay nhiều hộ gia đình đã tập trung xây
dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại với quy mô vừa và nhỏ tổng
đàn có từ 10 đến 30con, đã và đang từng bước coi chăn nuôi là một nghề sản xuất chính.
+ Hình thức chăn nuôi sử dụng lao động nông nhàn trong xã.
- Chăn nuôi gia cầm.
+ Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng trong những năm qua đàn gia cầm
của xã vẫn phát triển mạnh. Năm 2011 số lượng đàn gia cầm có 16.000 con. Với hàng
trăm nghìn quả trứng gà, vịt, trứng ngỗng các loại.
+ Hình thức chăn nuôi hiện nay chủ yếu là nuôi gia cầm trong các hộ gia đình, gia
trại với số lượng còn ít, chưa có quy mô theo hướng công nghiệp.
- Chăn nuôi khác:
Ngoài vật nuôi chính xã còn chăn nuôi thêm Chó, Mèo, Thỏ vv… nuôi theo hình
thức hộ gia đình tự phát.

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

10


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

Tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi chủ yếu phục vụ cung cấp nội tỉnh, khâu
chế biến là hàng tươi sống, trong xã chưa có nơi chế biến sản phẩm chăn nuôi tập trung.
c. Thủy sản.
Trong những năm qua nhân dân địa phương cũng đã quan tâm đầu tư, cải tạo mặt
nước, ao hồ để nuôi trồng thuỷ sản với với tổng diện tích là 3,20ha.
- Giá trị thu nhập ngành nuôi trồng thủy sản năm 2011 là 0,12 tỷ đồng. Tạo điều

kiện cho các gia đình làm nghề nuôi và đánh bắt hải sản phát triển bền vững.
d. Các cơ sở hoạt động chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Trên địa bàn xã có:
+ 01 Hợp tác xã dịch vụ sản suất nông nghiệp, với nhiệm vụ: Thực hiện các khâu
dịch vụ lồng đất, nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu, khuyến cáo, chuyển giao khoa học
kỹ thuật, góp phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp được nhân dân tin tưởng, ủng
hộ.
- Công tác phòng trừ dịch bệnh được tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện dịch
bệnh phòng chống qua đợt 1, đợt 2 cho gia súc, gia cầm trong năm, thực hiện tốt khâu vệ
sinh chuồng trại như: Tiêu độc, khử trùng nên hạn chế được dịch bệnh xảy ra trên địa
bàn.
2.3. Đánh giá một số vấn đề chủ yếu có liên quan đến phát triển nông nghiệp.
2.3.1. Hình thức tổ chức sản xuất:
- Trong những năm gần đây xã đã xây dựng được một hợp tác xã dịch vụ như:
thuỷ lợi, tưới tiêu, vật tư.
- Hình thức sản xuất hộ gia đình, cá thể, đặc biệt xã đang hình thành hình thức
trang trại và gia trại trong chăn nuôi. Toàn xã hiện có 02 trang trại chăn nuôi và 45 gia
trại kết hợp. Khuyến khích phát triển ngành nghề dịch vụ, các loại hình hợp tác xã, tổ
hợp tác, nâng cao các hoạt động của ban khuyến nông, ban chăn nuôi thú y.
2.3.2. Áp dụng hoa học kỹ thuật và tình hình tiêu thụ sản phẩm.
-Trước nhu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phân công lao động
nông thôn trong những năm qua. Việc đưa cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đã và đang
được nhân dân quan tâm, đầu tư mua sắm máy móc, nông cụ.
Trên địa bàn xã đã có máy cày, máy lồng đất, phương tiện vận tải, xe ô tô phục vụ
sản xuất nông nghiệp. Như vậy cơ giới hoá nông nghiệp tập trung chủ yếu ở khâu làm đất
và thu hoạch. Trong đó khâu làm đất đáp ứng được 90% nhu cầu, tuốt lúa đáp ứng được
100% nhu cầu. Các khâu khác như: Gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch 100% là làm thủ công.
Phương tiện vận chuyển tuy được cải tiến song vẫn còn thô sơ và chủ yếu là khuân, gánh,
xe thồ kết hợp với công nông. Phương pháp và dụng cụ bảo quản, cất trữ nông sản trong
dân còn thô sơ (thùng gỗ, thùng sắt, bao bì).

+ Về phòng trừ dịch bệnh: Đã tổ chức mở các lớp tập huấn về kiến thức kỹ thuật,
phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. Làm tốt công tác dự tính, dự báo chính xác, kịp thời với các

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

11


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

loại sâu, bệnh và khuýên cáo cho bà con nông dân cách phòng trừ đạt hiệu qủa cao. Do
chỉ đạo tốt công tác bảo vệ thực vật nên thiệt hại do sâu bệnh giảm đáng kể.
+ Khuyến nông: Tập trung chỉ đạo các khâu trọng điểm, xây dựng các mô hình
trình diễn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đến hộ nông dân, cung ứng giống lúa năng
suất, chất lượng cao, đảm bảo kịp thời vụ theo chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của từng xã.
- Sản phẩm thu hoạch từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chủ yếu phục vụ, cung cấp
nội tỉnh. Một số ít hải sản và hàng nông sản đay nguyên liệu, chiếu, bán ra tỉnh ngoài và
xuất khẩu.
2.3.3. Công tác dồn điền, đổi thửa.
Thực hiện nghị quyết 05/NQ của BCH Đảng bộ khoa XX về việc dồn đổi ruộng
đất ( lần 2) UBND xã đã tổ chức thực hiện kết quả đã dồn đổi ruộng đất bình quân hội ít
nhất 1 thửa, nhiều 3 thửa. Đảng uỷ, chính quyền xã đã đưa ra nghị quyết chỉ đạo và xây
dựng phương án dồn điền, đổi thửa nhằm giải quyết căn bản những mâu thuẫn về sản
xuất sản phẩm hàng hoá, đầu tư vốn và chủ động các khâu trong sản xuất, chất lượng sản
phẩm từng bước có giá trị kinh tế đáp ứng nhu cầu thị trường. Sau dồn điền đổi thửa đã
đem lại kết quả thiết thực cho nhân dân diện tích thửa đất được tăng lên, số thửa trên hộ
giảm đáng kể, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh, xây dựng cánh đồng thâm
canh năng suất cao, xây dựng các trang trại, các mô hình nuôi trồng kết hợp tăng lên.

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cơ giới hoá một số khâu sản xuất được áp dụng
góp phần tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi tiết kiệm chi phí sản xuất. Cơ sở hạ tầng giao
thông thuỷ lợi nội đồng được cải tạo nâng cấp.
2.3.4. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi:
Thực hiện chủ trương về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, địa phương đã
triển khai thực hiện Nghị quyết 05 năm 2007 về xây dựng những cánh đồng có thu nhập
cao, vùng lúa thâm canh. Vì vậy xã đã hình thành được các vùng sản xuất mầu, sản xuất
lúa tập trung hàng trăm ha; có sản lượng hàng ngàn tấn, từng bước nâng cao được đời
sống của nhân dân trong xã. Đồng thời công cụ lao động cũng được cơ giới hoá từng
bước, góp phần làm cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng có giá trị và chất lượng ngày
càng thích ứng với nhu cầu thị trường, phương thức sản xuất cũng từng bước thay đổi
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- Về giống: Sử dụng các giống lúa lai, ngô lai và rau màu các loại mới có năng
suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu từng khu đất để thay thế
những giống cũ, giống thoái hoá.
- Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng vụ, mở rộng diện tích: Thực tế các năm vụ đông
xuân có xu hướng tăng dần, mở rộng diện tích các trà lúa xuân muộn. Đối với vụ mùa:
Trà mùa sớm tăng, trà mùa muộn còn không đáng kể góp phần tăng nhanh diện tích vụ
đông để tạo ra nhiều vùng, nhiều cánh đồng có giá trị thu nhập cao, năm 2010 xã có 208
hộ có thu nhập từ 50 triệu đồng/năm.
- Về trồng trọt: Đã làm tốt chương trình cấp 1 hoá giống lúa lai, ngô lai. Công tác
chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ sinh học, hướng dẫn luân canh, thâm

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

12


Báo cáo thuyết minh


Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

canh, chọn lọc các giống hoa màu, rau quả cho năng xuất cao, sản xuất đa dạng ở bốn
mùa.
- Về chăn nuôi: Thực hiện phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp cả gia trại
và trang trại.
+ Đàn bò: Đối với đàn bò đã thực hiện có kết quả chương trình cải tạo nâng tầm
vóc đàn bò, chương trình sản xuất giống bò thịt chất lượng cao.
+ Đàn lợn: Phần lớn đang còn chăn nuôi hộ gia đình và đang chuyển dịch chăn
nuôi lợn địa phương bằng lợn siêu nạc.
+ Đàn gia cầm: Đã du nhập các giống gà, vịt siêu trứng, siêu thịt như gà tam
hoàng, ngan pháp…
Các kết quả trên đã góp phần làm tăng khối lượng, giá trị gia súc, sản lượng và mở
ra triển vọng mới trong việc đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông
nghiệp.
- Về thuỷ sản: Các hộ nuôi trồng được chuyển giao hướng dẫn các tiến bộ KHKT;
đầu tư vốn, cải tạo ao đồng, đưa giống tốt, chất lượng cao vào nuôi trồng, thực hiện tốt
công tác bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
2.3.5. Đánh gia chung về thực trạng sản xuất nông nghiệp.
- Những thuận lợi:
+ Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên nước… Cho thấy xã có đủ
tiềm năng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú theo hướng đa canh và
thâm canh, cung cấp những sản phẩm mà thị trường cần như: Rau sạch, thịt, trứng, tạo
tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới giàu đẹp.
+ Đất canh tác nông nghiệp có tính năng động, đan xen dễ điều chỉnh chuyển đổi
phù hợp cho sự phát triển trong từng giai đoạn.
+ Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cộng với sự cần cù, sáng tạo của nhân
dân trong sản xuất, những kinh nghiệp đã được tích luỹ, trình độ dân trí khá cao có thể
tiếp thu và áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Những khó khăn:

+ Công tác chuyển đổi cơ cấu vật nuôi diễn ra còn chậm, việc xác lập định hướng,
kế hoạch sản xuất cây, con chưa gắn với nhu cầu thị trường.
+ Chất lượng hàng nông sản còn thấp, giá trị không cao, khả năng cạnh tranh và
mức tiêu thụ trên thị trường bị hạn chế.
+ Đầu tư thâm canh chưa đồng đều, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới đưa vào sản xuất cũng như trình độ bảo quản, chế biến sau khi thu hoạch còn nhiều
bất cập.
+ Chế biến nông sản hiện còn thô sơ, chủ yếu là chế biến thủ công đơn giản, chưa
tăng được giá trị của nông sản hàng hoá.
+ Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp. Công tác dồn điền đổi thửa chuyển
nhượng của các hộ cho nhau còn gặp nhiều khó khăn, khả năng huy động nội lực cho đầu
tư còn thiếu vốn.
+ Hệ thống thuỷ lợi một số nơi được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, hệ thống giao
thông nội đồng phục vụ sản xuất phần lớn là đường đất chưa được cứng hoá gặp nhiều
Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

13


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

khó khăn đi lại khi thời tiết xấu, cần phải được chú trọng đầu tư đúng mức dễ đi lại và
vận chuyển hàng hoá trong thời gian tới.
III. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG CƠ SỞ VÀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN.

1. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG CƠ SỞ.
1.1. Trụ sở cơ quan xã.
Vị trí nằm ở xóm 3 khu trung tâm xã nơi có vị trí khá thuận lợi.

- Diện tích khu đất: 5.897m2.
- Công trình xây dựng: Nhà cấp bốn; - Chất lượng công trình: Bán kiên cố.
- Tổng số phòng làm việc: 13 phòng và cả 13 phòng đều chưa đạt chuẩn.
Trong kỳ quy hoạch cần mở rộng diện tích trụ sở và xây mới các phòng làm việc
quy hoạch theo đúng định mức để đủ phòng làm việc cho các tổ chức chính trị - xã hội,
chỉnh trang khuôn viên sân, bãi để xe, vườn hoa cây xanh ở khu công sở xã.
Thực trạng trụ sở đạt 30% so với tiêu chí 491 nông thôn mới.
1.2. Hiện trạng giao thông. ( Xem bảng 08 )
a. Tuyến đường trục xã, liên xã:
- Tổng số km hiện có: 7,9km, trong đó:
+ Số km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá là 7,9km; đạt tỷ lệ 100% tổng số
km hiện có.
b. Tuyến đường trục thôn, xóm:
- Tổng số km hiện có là: 14,96km.
+ Số km được bê tông hoá: 0km đạt 0% so với tổng số km hiện có.
+ Tổng số km cần đầu tư nâng cấp, bê tông hoá là : 14,96km.
c. Tuyến đường ngõ xóm :
+ Tổng số km hiện có 6,89km
+ Số km được bê tông hoá: 0,4km đạt 5,8% so với tổng số km hiện có.
+ Tổng số km cần đầu tư nâng cấp, bê tông hoá là : 6,49km.
d. Tổng số km giao thông nội đồng:
- Tổng số km hiện có là: 13,07km.
+ Số km cứng hoá đáp ứng cho xe cơ giới hoá đi lại được là 0km ; Đạt tỷ lệ 0% so
với tổng số km hiện có.
+ Số km cần đầu tư nâng cấp, bê tông hoá là : 13,07km.
1.3.Thực trạng về Thuỷ lợi.
a. Hệ thống công trình thuỷ lợi:, cầu cống. ( Xem bảng 09)
- Số cầu, cống hiện có trên địa bàn xã là: 67.cái, trong đó:
+ Số đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh là: 23 cái, đạt 34% so với tiêu chí
nông thôn mới.

+ Số cầu cần nâng cấp: 44cái.
- Tổng số trạm bơm hiện trên địa bàn xã là 2 trạm, trong đó:
+ Số trạm bơm đạt tiêu chuẩn là 1 trạm, đạt 50% so với số trạm hiện tại.
+ Số trạm cần đầu tư nâng cấp là 1 trạm.
b. Hệ thống kênh mương. ( Xem bảng 10)
Tổng số kênh mương hiện có 22,0km, trong đó:

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

14


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

+ Số kênh mương đã được kiên cố hoá là 6,4km; đạt tỷ lệ 29% so tổng số kênh
mương hiện có.
+ Số km kênh mương cần nâng cấp đầu tư là 15,6km
1.4.Thực trạng về điện.
a. Hệ thống điện. ( Xem bảng 11)
- Trạm biến áp: 05 trạm.
- Trạm số 1: Xóm 1, với công suất 180KW, dây bọc
- Trạm số 2: Xóm 7, với công suất 180KW, dây bọc
- Trạm số 3:Xóm 3, với công suất 180KW, dây bọc
- Trạm số 4: Xứ đồng Tây Ông Quyết, với công suất 180KW, dây bọc
- Trạm số 5: Xứ đồng Bắc Ông Sánh, với công suất 180KW, dây bọc
- Số đường dây hạ thế: 8km. Đạt chuẩn so với tiêu chí ngành điện
Thực trạng điện đạt 100% so với tiêu chí nông thôn mới
b. Số hộ dùng điện:

Tổng số hộ được dùng điện 856/856 hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn, đạt tỷ lệ
100% so với tiêu chí nông thôn mới.
1.5. Thực trạng trường học:
Hiện nay trên địa bàn xã có 3 cấp học:
a. Trường Mầm non:
-Vị trí của trường nằm ở xóm 2 cách trung tâm xã 100m về hướng Tây Nam. Vị trí
thuận tiện cho việc học tập của con, em trong xã.
+ Diện tích khu đất là: 2.579m2 .
+ Diện tích xây dựng là: 907m2.
- Kiến trúc công trình: Nhà bằng; - Chất lượng công trình: Kiên cố
+ Tổng số phòng của trường: 13 phòng. Trong đó, có 05 phòng học và 08 phòng
chức năng.
+ Tổng số phòng đạt chuẩn là: 13 phòng
+ Số phòng còn thiếu: 2 phòng học, 4 phòng chức năng.
- Quy mô lớp học: 5lớp học với 190 học sinh. Bình quân 38 trẻ/1 lớp, diện tích
sử dụng là 13,5m2/hs.
Như vậy so với tiêu chí nông thôn mới trường mầm non đạt được 50%.
b. Trường tiểu học:
- Vị trí nằm ở xóm 2 cách trung tâm xã 90m về hướng Nam. Đây là vị trí trung tâm
rất thuận tiện cho việc học tập của con em trong xã.
- Diện tích khu đất:
5.569m2.
+ Diện tích xây dựng:
700 m2.
- Công trình xây dựng:
Nhà 02 tầng; - Chất lượng công trình: Kiên cố
- Tổng số phòng của trường: 17 phòng.
+ Số phòng đạt chuẩn là 17 phòng. Trong đó: Số phòng học là 10 phòng, số phòng
chức năng 07 phòng.
+ Số phòng chức năng còn thiếu là: 06 phòng.


Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

15


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

- Quy mô lớp học: 10 lớp với 200học sinh, bình quân 20 học sinh/ lớp, bình quân
diện tích sử dụng là 27,8sm2/hs.
Như vậy so với tiêu chí nông thôn mới nhà trường đạt được 65%. Cần đầu tư thêm
các phòng chức năng, mua mới các trang thiết bị phục vụ nhu cầu học, vui chơi của học sinh.
c. Trường Trung học cơ sở.
- Vị trí nằm ở xóm 2, cách trung tâm xã 150m về hướng Nam. Đây là vị trí trung
tâm rất thuận tiện cho việc học tập của con, em trong xã.
- Diện tích khu đất:
4080m2.
+ Diện tích xây dựng:
400 m2.
- Kiến trúc công trình: Nhà tầng; - Chất lượng công trình: kiên cố
- Tổng số phòng của trường: 16 phòng. Trong đó:
+ Số phòng đạt chuẩn là 16 phòng, gồm: 12 phòng học và 4 phòng chức năng.
+ Số phòng còn thiếu: 02 phòng chức năng
- Tổng số học sinh tốt THCS, Đạt tỷ lệ 99,2% so với tổng học sinh THCS
Như vậy so với tiêu chí nông thôn mới nhà trường đạt được 70%.
1.6 Thực trạng nhà văn hoá.
a. Nhà văn hoá, khu thể thao xã:
- Hiện trạng xã đã có trung tâm văn hoá xã với diện tích là 1000 m 2. Trong ®ã

nhµ héi trêng lµ: 300 m2, n»m trong khu«n viªn UBND x·
- Kiến trúc công trình: Nhà cấp 4; Chất lượng công trình: Bán kiên cố gồm có 2
phòng chức năng. hiện tại chưa đảm bảo cho các hoạt động lễ hội, khánh tiết với quy mô
toàn xã.
b. Nhà văn hoá, khu thể thao thôn:
Toàn xã có 8 nhà văn hoá.
+ Số nhà văn hoá đạt chuẩn về diện tích là 5 nhà chiếm 62,5% so với tổng số nhà
văn hoá hiện có
+ Trong kỳ quy hoạch cần nâng cấp về cơ sở vật chất các nhà văn hoá .
Hiện tại xã đã có 04 sân thể thao thôn nhưng diện tích chưa đạt cần mở rộng.
(Xem bảng 12)
1.7. Thực trạng chợ.
Trên địa bàn xã chưa có chợ trong kỳ quy hoạch cần xây dựng chợ để đáp ứng nhu
cầu cho nhân dân.
Thực trạng chợ đạt 0% so với tiêu chí nông thôn mới.
1.8. Thực trạng trạm y tế xã.
- Trạm y tế nằm ở thôn 3 vị trí rất hợp lý, cách trung tâm xã 200m về hướng Tây.
- Diện tích khu đất: 3.000 m2.
+ Diện tích xây dựng:
350m2.
+ Diện tích vườn thuốc nam:
500m2

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

16


Báo cáo thuyết minh


Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

- Kiến trúc công trình : Nhà cao tầng. Chất lượng công trình : Kiên cố
Trạm có 10 giường bệnh và 09 phòng khám, với 4 cán bộ trong đó, 2 y sỹ và y tá điều
dưỡng. Để đạt đựơc tiêu chí nông thôn mới, trạm y tế của xã cần cải tạo lại vườn thuốc nam.
Xây phòng bảo vệ, tường rào, nhà để xe cho cán bộ và người đến thăm khám chữa bệnh.
1.8. Bưu chính viễn Thông - Đài truyền thanh.
- Bưu điện văn hoá xã vị trí ở xóm 3, trên trục đường liên xã cách trung tâm xã 20m
về phía Nam.
- Diện tích khu đất: 200m2 - Đạt tiêu chuẩn (Tiêu chuẩn ≥ 150m2).
- Kiến trúc công trình: cấp bốn. Chất lượng công trình: kiên cố.
Số hộ dùng điện thoại bàn chiếm 80% , di động chiếm 95%. Internet vào tận ngõ
xóm, các cơ quan đóng trên địa bàn đều có máy vi tính truy cấp mạng Internet
. Đài truyền thanh xã.
- Đài truyền thanh là công cụ thông tin truyên truyền đắc lực và hiệu quả nhất
trong việc chủ trương, chính sách Đảng và Nhà Nước, công tác chỉ đạo, quản lý điều
hành và của cấp uỷ, chính quyền kịp thời sâu rộng đến người dân, hệ thống đài truyền
thanh xã được đặt tại trung tâm xã, với 01 máy truyền thanh, hệ thống có dây với công
xuất 360KWA được phát các bản tin và tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân
- Buổi sảng phát thanh từ 5h10 đến 7h30.
- Buổi chiều phát thanh từ 17h đến 18h
Đã đảm bảo cho việc tuyên truyền các chủ trương cử Đảng, pháp luật của nhà nước và
nhiệm vụ chính trị của đại phương đến các tầng lớp nhân dân
1.9. Thực trạng nhà ở khu dân cư.
Dân cư của xã được hình thành ở 8 xóm. Kết quả điều tra về nhà ở dân cư nông thôn
cho thấy:
+ Nhà kiên cố là:
130/836nhà, chiếm 15,5% tổng số nhà.
+ Nhà ở bán kiên cố là:
558nhà, chiếm 66,7% tổng số nhà

+ Nhà nghèo cần sửa sang, nâng cấp: 148nhà, chiếm 17,8% tổng số nhà
Từ số liệu trên cho thấy:
a. Nhà tạm, dột nát:
Tổng số nhà hiện có 836 nhà, trong đó nhà tạm, dột nát là 148 nhà, chiếm tỷ lệ 17,8%
so với tổng số nhà ở.
b. Nhà ở đạt chuẩn:
Tổng số nhà hiện có 836 nhà, trong đó nhà ở đạt chuẩn của Bộ xây dựng là 271 nhà,
chiếm tỷ lệ 32,4% so với tổng số nhà ở.
1.12. Thực trạng môi trường.
a. Nước sạch:
Trên địa bàn xã hiện nay chưa có hệ thống cấp nước sạch cho người dân, nước dùng
cho sinh hoạt của người dân chủ yếu là nguồn nước ngầm được nhân dân khai thác qua hệ
thống giếng khơi và giếng khoan.
- Tổng số hộ được sử dụng nước, hợp vệ sinh 717hộ so với tổng số hộ hiện có
856hộ; đạt tỷ lệ 83,8% .
- Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh 665 hộ so với tổng số hộ hiện có, đạt tỷ lệ 77,6%.
c. Các hoạt động về môi trường:

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

17


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

Các hoạt động gây suy giảm môi trường hiện tại trên địa bàn xã là không có và
có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp. Đạt so với tiêu chí nông thôn mới.
d. Nghĩa trang. ( Xem bảng 13)

. + Diện tích nghĩa trang, nghĩa địa hiện tại của xã là 1,75ha, phân bố rải rác ở 2
nghĩa trang đảm bảo nhu cầu an táng cho nhân dân trong xã.
e. Xử lý chất thải, nước thải
- Xử lý chất chất thải: .
Xã đã Phối hợp với công ty Môi trường thu gom chất thải chuyển tới khu bãi rác
của huyện đảm bảo vệ sinh môi trường tổ chức thu gom rất có hiệu quả.
Tuy nhiên thực trạng về vệ sinh môi trường thực sự chưa trong lành. Trên đường
làng, ngõ xóm vẫn còn chất thải. Nhiều hộ gia đình tự thu gom đốt, chôn lấp rác thải tại
vườn, túi ni lông người dân cho xuống sông, kênh mương nên môi trường nước cũng bị
nhiễm bẩn một phần.
- Thực trạng về thoát nước.
+ Hệ thống thoát nước mưa và nước thải trong các thôn ra rãnh hở hai bên đường
và các mương tưới tiêu.
+ Hướng thoát chủ yếu là thoát theo độ dốc tự nhiên và vào các ao hồ xung quanh,
vào mương nội đồng và tự thấm, lượng nước thải này phân tán trong các làng xóm nên có
nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và đời sống của
nhân dân.
2. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP PHẦN HIỆN TRẠNG.
2.1. Mặt thuận lợi.
- Là xã gần trung tâm huyện có tiềm năng phát triển nghề nông, lâm, thuỷ sản
mang lại hiệu quả kinh tế cao dựa trên cơ sở nông nghiệp thâm canh, kết hợp làm
nghề truyền thống, cung ứng sản phẩm trực tiếp cho thị trường và các vùng lân cận.
- Xã có nguồn lao động dồi dào, năng động.
- Đội ngũ cán bộ quản lý của xã đoàn kết, được đào tạo chuyên ngành trải qua
nhiều năm công tác có kinh nghiệp trong quản lý.
- Môi trường xã hội trong lành, nhân dân chấp hành các chủ trương chính sách
của Đảng và nhà nước, thuận lợi trong quá trình tuyên truyền và triển khai các dự án
đầu tư.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển khá đồng bộ và đáp ứng được nhu cầu của
người dân.

2.2. Mặt khó khăn.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và sử dụng nhiều năm hiện nay
đang xuống cấp nhưng thiếu vốn đầu tư, cụ thể là:
+ Hệ thống kênh mương thuỷ lợi bị sạt lở do kênh mương đất cần được nâng
cấp và bê tông hoá.
+ Đường giao thông trong xã chủ yếu là đường đất, nền đường chất lượng kém
và nhiều đoạn bị ngập, mặt đường bị hư hỏng đi lại gặp khó khăn trong mùa mưa.
Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

18


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

+ Hệ thống điện đã có nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân cần phải
xây dựng thêm các trạm biến áp và đường dây điện hạ thế thay mới đường dây chắp
vá để đảm bảo an toàn.
+ Trường học còn thiếu về số lớp học.
+ Trạm y tế còn thiếu giường bệnh và phòng bệnh cho bệnh nhân, trang thiết bị
y tế chưa đầy đủ
+ Khu thể thao còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt giải trí của nhân
dân trong xã các thôn xóm.
+ Xã chưa có hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, toàn bộ dân trong xã
đều dùng giếng khoan và bể chứa nước mưa. Hiện tại nguồn nước chưa được xử lý nên
không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh hiện hành.
+ Tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh còn thấp nên ảnh hưởng đến
môi trường.
- Lao động được đào tạo nghề chưa nhiều.

3. ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.
( Xem bảng 14 )
Căn cứ vào thực trạng các tiêu chí đã đạt được và tình hình thực tế của địa
phương. Xây dựng lộ trình để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới như sau:
* Có 5 tiêu chí đã hoàn thành đến hết năm 2010:
1. Điện
2. Hình thức tổ chức sản xuất.
3. Bưu điện
4. Hệ thống tổ chức chính trị.
5. An ninh trật tự xã hội.
* Còn 14 tiêu chí.
- Giai đoạn 1 đến hết năm 2012 phấn đấu hoàn thành 5 tiêu chí
1. Quy hoạch
2. Cơ sở vật chất văn hoá.
3. Chợ nông thôn
4. Văn hoá
5. Y tế
- Giai đoạn 2 hết năm 2015 hoàn thành 9 tiêu chí còn lại
1. Giao thông
2. Thuỷ lợi.
3. Trường học
4. Nhà ở dân cư
5. Thu nhập
6. Hộ nghèo.
Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

19


Báo cáo thuyết minh


Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

7. Cơ cấu lao động.
8. Giáo dục
9. Môi trường
IV. HIỆN TRANG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT.
1. Phân tích hiện trạng sử dụng đất.( Xem bảng 15 )
Số liệu hiện trạng sử dụng đất xã năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là
230,63ha.
1.1. Diện tích đất đai phân theo đối tượng sử dụng.
-Diện tích đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng là 151,28ha, chiếm 65,59%
diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 135,49ha chiếm 89,56% diện tích đất nông
nghiệp theo đối tượng sử dụng.
+ Uỷ ban nhân dân cấp xã là 15,79ha, chiếm 10,4% diện tích đất nông nghiệp theo
đối tượng sử dụng.
- Diện tích đất phi nông nghiệp theo đối tượng sử dụng là 78,27ha, chiếm 33,94% so
với tổng diện tích tự nhiên.
+ Hộ gia đình cá nhân sử dụng là 38,09ha, chiếm 48,66% diện tích đất phi nông nghiệp
theo đối tượng sử dụng.
+ Uỷ ban nhân dân cấp xã là 7,99ha, chiếm 10,2% diện tích đất phi nông nghiệp theo
đối tượng sử dụng.
+ Tổ chức kinh tế là 2,93ha, chiếm 3,74% diện tích đất phi nông nghiệp theo đối
tượng sử dụng.
1.2. Diện tích đất đai phân theo mục đích sử dụng.
a. Nhóm đất nông nghiệp.
Diện tích nhóm đất nông nghiệp của xã là 151,28ha, chiếm: 65,59% tổng diện tích
tự nhiên, trong đó.
+ Đất trồng lúa nước có diện tích: 122,89ha chiếm: 53,28% diện tích tự nhiên.

+ Diện tích đất trồng cây hàng năm khác có diện tích là 24,05ha, chiếm: 10,43%
diện tích tự nhiên. Hiện tại phân bố nhỏ lẻ trên cồn bãi chủ yếu trồng các loại cây: Dưa
hấu, Dưa leo, Ngô, Đậu, Lạc, Khoai Lang phục vụ nhu cầu chăn nuôi.
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 3,20ha, chiếm 1,39% diện tích tự nhiên, đây
chính là diện tích các ao hộ gia đình. Tuy nhiên sản phẩm từ thuỷ sản chưa có hiệu quả
kinh tế cao, trong tương lai cần phải xây dựng thêm các loại mô hình kinh tế Lúa - Cá tại
các vùng đất sâu trũng.
b. Nhóm đất phi nông nghiệp.
Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của xã là 78,27ha, chiếm 33,94% tổng diện
tích tự nhiên, trong đó:
- Đất ở tại nông thôn hiện có diện tích: 38,09ha, chiếm 16,52% diện tích đất tự
nhiên và chiếm 48,66% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp hiện có diện tích 0,59ha, chiếm 0,26%
diện tích tự nhiên và chiếm 0,75% diện tích đất phi nông nghiệp. Đây là diện tích khuôn

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

20


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

viên trụ sở ủy ban nhân dân xã, hiện đã được xây dựng khang trang, phục vụ tốt nhu cầu
làm việc của cán bộ nhân viên.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng diện tích hiện có: 0,10ha chiếm 0,04% diện tích đất tự
nhiên và chiếm 0,12% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất nghiã trang, nghiã địa diện tích hiện có: 4,94ha chiếm 2,14% diện tích tự
nhiên và chiếm 6,31% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất phát triển hạ tầng diện tích hiện có 31,41ha, chiếm 13,63% diện tích tự nhiên
và chiếm 40,13% diện tích đất phi nông nghiệp.
c. Đất chưa sử dụng.
Diện tích đất chưa sử dụng của xã hiện còn: 1,08ha, chiếm: 0,47% diện tích đất tự
nhiên của xã.
2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất.
Trên cơ sở kết quả thống kê đất đai năm 2010 và kết qua kiểm kê đất đai năm
2005 trên địa bàn xã, tình hình biến động đất đai của xã như sau:
( Xem bảng 16 )

.2.1. Đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 151,28ha giảm 3,87ha so với năm 2005, cụ
thể như sau:
- Đất trồng lúa giảm 3,56ha cho các mục đích đất nuôi trồng thuỷ sản, đất ở và đất
phát triển hạ tầng.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 0,31ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp
khác.
.2.2. Đất phi nông nghiệp.
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 78,27ha, tăng 3,87ha so với năm 2005.
Trong đó:
- Đất ở tại nông thôn diện tích đất năm 2010 là 38,09ha, đây là diện tích đất do
nhu cầu san tách hộ hàng năm của nhân dân trên địa bàn xã.
- Đất trụ sở công trình sự nghiệp giảm 0,59ha.
- Đất sản xuất kinh doanh tăng 0,10ha so với năm 2005
- Đất phát triển hạ tầng tăng 3,25ha. Bao gồm đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất cơ
sở thể dục thể thao.
2.3. Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng năm 2010 có 1,08ha, vẫn giữ nguyên so với năm 2005. Qua phân tích
đánh giá biến động đất đai giai đoạn từ năm 2005 – 2010 cho thấy xu thế biến động đất
đai là phù hợp theo hướng tích cực khai thác đất đai có hiệu quả, diện tích đất nông

nghiệp giảm 3,87ha chủ yếu phục vụ cho các mục đích xây dựng và chỉnh trang cơ sở hạ
Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

21


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

tầng như giao thông thuỷ lợi, đất trụ sở, giáo dục và đất ở. Tuy nhiên, một số các loại đất
có mục đích công cộng có sự biến động tăng ít, chưa đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội
trong kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI.
3.1. Tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.
Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp cụ thể như sau:
- Đối với đất trồng cây hàng năm: Với đặc thù diện tích đất đai của xã chủ yếu là đất
phù sa và đất thịt, tầng canh tác dầy, hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nguồn nước chủ
động thuận lợi cho phát triển các cây trồng ngắn ngày. Tiềm năng để phát triển đất trồng
cây hàng năm ổn định khoảng 24,05ha, trong đó diện tích đất thích nghi đối với loại hình
trồng lúa 122,89ha.
3.2. Tiềm năng đất để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề và xây dựng khu dân cư nông thôn.
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp - Dịch
vụ thương mại gồm: Vị trí địa lý, địa hình, địa chất, nguồn nguyên liệu, điều kiện về hạ
tầng cơ sở, thị trường, nguồn lao động.
Xã có vị trí địa lý cách thị trấn Nga Sơn 2km về phía Bắc, xã lại có nguồn nguyên
liệu, thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư về tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến các
loại hàng hóa trang trí phục vụ sinh hoạt.
Xã có lực lượng lao động khá dồi dào, đất đai thích hợp cho phát triển vùng

nguyên liệu cây hàng năm như: Lúa, Ngô và một số rau màu có giá trị kinh tế cao. Mặt
khác hệ thống giao thông của xã phát triển đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển
sản xuất chế biến nông sản, nâng cao giá trị nông sản trên thị trường.
Tuy được xem như một xã có nhiều tiềm năng nhưng tiềm năng để phát triển đất
khu dân cư theo chiều rộng là khó khăn, tuy nhiên với tốc độ tăng dân số như hiện nay
cùng với khả năng tăng cơ học, phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế khác phù hợp
với chủ trương xây dựng và phát triển nông thôn thì việc tất yếu là phải chuyển một số diện
tích đất khác sang để quy hoạch mở rộng khu dân cư, mặt khác nếu có kế hoạch xây dựng
các cụm dân cư tập trung ở những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng: Giao thông, thuỷ lợi,
điện, nước gắn với các trung tâm xã, ven đường giao thông. Thuận lợi cho sản xuất và sinh
hoạt thì tiềm năng phát triển các khu dân cư nông thôn của xã còn khá lớn.
3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và
phát triển đất cơ sở hạ tầng.
- Tiềm năng đất để sử dụng phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của xã
là rất lớn nếu chúng ta đầu tư theo chiều sâu.

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

22


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

- Phát triển hạ tầng như giao thông thủy lợi, xây dựng nhà văn hóa, sân vận động thể
dục thể thao có nhiều lợi thế….
Các loại đất đang sử dụng có thể tận dụng không gian, thời gian để bố trí, sắp xếp
lại việc sử dụng đất, nhằm phát huy tiềm năng của chúng, cụ thể như sau:
a. Tiềm năng đất đang sử dụng.

Năm 2010, xã đã khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích dân sinh kinh tế:
229,55ha, chiếm 99,5% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 151,28ha, chiếm 65,90% tổng diện tích đất đang sử dụng.
- Đất phi nông nghiệp: 78,27ha, chiếm: 34,09% tổng diện tích đất đang sử dụng.
Quỹ đất đang sử dụng của xã được khai thác, sử dụng cơ bản đúng mục đích, hiệu
quả và sử dụng ngày càng tăng, tuy nhiên tiềm năng của đất đang sử dụng còn lớn nếu
đầu tư khai thác theo chiều sâu.
- Đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp có thể tăng hiệu quả sử dụng đất
theo hướng đầu tư thâm canh thích hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cải tạo
đồng ruộng, đầu tư thuỷ lợi thực hiện tưới tiêu chủ động và tìm được thị trường tiêu thụ
sản phẩm làm ra. Đây là một giải pháp ít tốn kém lại có hiệu quả kinh tế có tính khả thi
cao.
b. Tiềm năng đất chưa sử dụng.
Diện tích đất chưa sử dụng còn 1,08ha, chiếm 0,47% diện tích đất tự nhiên, số
diện tích này có thể khai thác sử dụng vào các mục đích sản xuất kinh doanh, khu vật liệu
xây dựng hoặc nếu cải tạo tốt thì có thể đưa vào các mục đích nông nghiệp như: Trồng
cây ăn quả....

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

23


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

Phần thứ hai
LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020
I. CÁC DỰ BÁO VỀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1. TÍNH CHẤT,TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.

1.1. Tính chất.
Nga Hưng thuộc đồng bằng Bắc Trung Bộ phát triển kinh tế thuần nông với ngành
nghề chính là trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc gia cầm và nghề tiểu thủ
công nghiệp, thu nhập kinh tế ở mức trung bình của huyện. Trong những năm gần đây
chính quyền và nhân dân địa phương đã chú trọng phát triển ngành nghề truyền thống du
nhập ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới, phát triển dịch vụ thương mại.
1.2. Tiềm năng.
Là xã có tiềm năng: Lao động, đất đai, ngành nghề đa dạng, giao thông thuỷ bộ
Thông thương hài hoà, con người cần cù lao động, đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo
chuyên ngành, y tế, giáo dục được đầu tư chăm sóc. Các tổ chức đoàn thể chính trị- xã
hội đoàn kết vững mạnh,an ninh quốc phòng ổn định và giữ vững. Đây chính là thời cơ
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
1.3. Định hướng phát triển kinh tế.
- Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên: Chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp theo
hướng phát triển hàng hoá có giá trị cao, toàn diện, bền vững.
- Đẩy mạnh ngành nghề truyền thống, nâng cao uy tín chất lượng, tạo thương hiệu
trên thị trường, phát triển đa dạng thêm các ngành dịch vụ như: Đại lý, siêu thị vv…phù
hợp điều kiện trong xã và trong huyện.
- Định hướng kinh tế xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ môi trường, hoàn
thiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, ổn định đời sống người dân.
2. DỰ BÁO VỀ QUY MÔ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG.
2.1. Dự báo về quy mô dân số.( Xem bảng 17)
Trong những năm gần đây vấn đề dân số luôn là mối quan tâm chung của toàn xã
hội. Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến kinh tế cả nước nói chung cũng như kinh tế địa
phương nói riêng. Dân số phát triển nhanh dẫn đến những tác động như: Thiếu lương
thực, thực phẩm, trình độ dân trí thấp, đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp, chỗ ở không được
đáp ứng. Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học xu thể đẻ ít con và đẻ thưa. Tuổi thọ
của người dân ngày càng cao và tâm lý thích sống riêng độc lập của các thế hệ là nguyên

nhân dẫn đến quy mô gia đình ngày càng nhỏ, bình quân số khẩu trên 1 hộ ngày càng
thấp.

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

24


Báo cáo thuyết minh

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Hưng

Năm 2011 tỉ lệ phát triển dân số của xã là 0,65%. Dự tính tỷ lệ phát triển dân số
của xã đến năm 2015 là 0,63%; năm 2020 tỉ lệ phát triển dân số của xã là 0,6%.
Năm 2011 dân số toàn xã là 3579người, số hộ 892. Căn cứ vào điều kiện cụ thể
của xã dự báo đến năm 2015 dân số của xã là 3687 người, số hộ 919 hộ, ước tính năm
2020 là 3799 người với 947hộ.
2.2. Dự báo lao động.( Xem bảng 18 )
Năm 2010 lao động của xã là 3.536 người, đến năm 2015 trên địa bàn xã có 3.644
lao động so với năm 2010 tăng 108 người, đến năm 2020 là 3.755 lao động.
Năm 2010 lao động trong ngành nông- lâm - thuỷ sản: 1371 người, chiếm 70,6%
tỷ lệ lao động. Năm 2015 lao động trong ngành nông- lâm - thuỷ sản: 1162 người, chiếm
58% tỷ lệ lao động. Ước tính đến năm 2020 lao động trong ngành nông- lâm - thuỷ sản:
930người, chiếm 45% tỷ lệ lao động.
Năm 2010 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của xã là 22,4% tương ứng với 436 người.
Định hướng đến năm 2015 là 31,8% tương đương 638lao động và đến năm 2020 đạt
khoảng 43% tương đương 895lao động.
Như vậy: Đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đã đạt theo tiêu chí nông thôn
mới áp dụng cho vùng Bắc Trung Bộ là lớn hơn 35%.
3. DỰ BÁO QUY MÔ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020.


( Xem bảng 19)

4. CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ.

4.1. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đến năm 2020.

( Xem bảng 20 -21)

4.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế.
a. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng vùng lúa năng xuất chất lượng hiệu quả cao, đạt kế hoạch sản xuất vụ
Đông. Quy hoạch đất vườn, đất màu ven làng chuyên làm hoa, rau, cây ăn quả để đạt giá
trị thu nhập cao trên 1 đơn vị diện tích.
- Đẩy mạnh chăn nuôi và đa dạng các loại con, thâm canh tăng số lượng con, đảm
bảo chất lượng, chỉ đạo xây dựng mô hình trạng trại, gia trại lớn, làm tốt công tác tiêm
phòng, vệ sinh phòng bệnh triệt để.
b. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Xây dựng cơ chế, khuyến khích thúc đẩy ứng dụng các cơ chế khuyến khích,
kích cầu của Trung Ương, của tỉnh, của huyện tại xã nhất là thành lập doanh nghiệp tư
nhân phát triển tiểu thủ công nghiệp.
c. Dịch vụ thương mại.
- Phát động các hộ có điều kiện phát triển loại phương tiện vận tải và các ngành
nghề dịch vụ khác.

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH địa chính, xây dựng và tin học Đức Hoà

25



×