Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

ĐỀ TÀI :“Phân biệt vă bản và ngôn bản” NGỮ PHÁP VĂN BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175 KB, 31 trang )

A.

PHẦN MỞ ĐẦU
I.
Lí do chọn đề tài
II.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thuật ngữ văn bản trong các ngôn ngữ Ấn-Âu đều bắt nguồn từ chữ La-tinh
“textus” có nghĩa là “dây bện, vải”. Trong ngôn ngữ học, văn bản đã được định
nghĩa theo những cách khác nhau. Trên địa bàn tiếng Việt chẳng hạn, Đinh
Trọng Lạc quan niệm: “Văn bản … là một thể thống nhất toàn vẹn được xây
dựng theo những quy tắc nhất định”. Hữu Đạt thì cho rằng: “Văn bản là một
tập hợp các câu (hay phát ngôn) được kết hợp với nhau theo một phương thức
nhất định đảm bảo cho việc truyền đạt thông tin có hiệu quả và chính xác.”
Định nghĩa của Trần Ngọc Thêm có phần đơn giản hơn: Văn bản là chỉnh thể
thống nhất và trọn vẹn về nội dung và hình thức. Nhưng ông cũng khẳng định
thêm: “Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử.
Ngoài các câu–phần từ, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của
văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với
những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là
mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy.”.
Trong tiếng Việt, văn bản được quan niệm là đơn vị cao nhất của ngôn ngữ. Đó
là một chỉnh thể gồm một hay nhiều đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau
để thể hiện một nội dung hoàn chỉnh chung.
Hiện nay, chưa có định nghĩa nào về văn bản được tất cả các nhà ngôn ngữ học
chấp nhận. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều quan niệm khác nhau vềì văn bản
trong các từ điển tiếng Việt, trong các sách giáo khoa phổ thông, trong các giáo
trình tiếng Việt thực hành cũng như trong các sách ngôn ngữ học trong, ngoài
nước.
Quan niệm về diễn ngôn được giới thiệu ở ta sớm nhất trong lĩnh vực ngôn ngữ
học. Có thể kể đến các công trình: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần


Ngọc Thêm (1985); Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp diễn ngôn và
cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban (1998, 2009), Đại cương ngôn ngữ học,
tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001), Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp
(2000), Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp của
Nguyễn Hoà (2003), Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học của Nguyễn
Thái Hoà (2005),...
Bên cạnh những công trình biên khảo nói trên, cũng có một số công trình
nghiên cứu về diễn ngôn của nước ngoài được dịch sang tiếng Việt, chẳng


hạn: Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule (Hồng
Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch, 1997); Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của
David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998); Phân tích diễn ngôn của
Gillian Brown, George Yule (Trần Thuần dịch, 2002), Dẫn luận ngữ pháp chức
năng của Mak Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004)… các công trình này tập
trung vào mấy điểm sau: diễn ngôn là gì, đặc điểm và chức năng của diễn ngôn,
các vấn đề về ngữ cảnh và ý nghĩa diễn ngôn, cấu trúc thông tin của diễn ngôn,
bản chất quy chiếu trong diễn ngôn, các đường hướng phân tích diễn ngôn…
Cũng có thể kể đến các bài viết: “Phân tích diễn ngôn phê phán là gì?” (tạp
chí Ngôn ngữ, 2 -2005), “Khía cạnh văn hoá của phân tích diễn ngôn” (tạp
chí Ngôn ngữ, 12 -2005), “Thực hành phân tích diễn ngôn bài Lá rụng” (tạp
chí Ngôn ngữ, 2 - 2009), “Một vài dạng cấu trúc nhân quả khó nhận biết trong
diễn ngôn nghệ thuật ngôn từ” (tạp chí Ngôn ngữ số 4 - 2009),…
Chúng tôi thấy có ít nhất năm nhóm quan niệm về diễn ngôn trong ngôn ngữ
học. Nhóm thứ nhất sử dụng khái niệm diễn ngôn (discourse) và văn bản (text)
đồng nghĩa với nhau, hoặc phân biệt hai khái niệm này bằng cách đính kèm
chúng vào một trong hai dạng tồn tại của ngôn ngữ. Nhóm thứ hai cho rằng
diễn ngôn thuộc đơn vị của ngữ nghĩa, còn văn bản thuộc đơn vị của ngữ pháp.
Nhóm thứ ba quan niệm diễn ngôn chịu sự phán xét của dụng học, còn văn bản
trở thành đối tượng của ngôn ngữ học văn bản. Nhóm thứ tư đề nghị nên sử

dụng tên gọi diễn ngôn để chỉ quá trình giao tiếp, sự kiện giao tiếp có tính chỉnh
thể và có mục đích; còn thuật ngữ văn bản dùng để chỉ sản phẩm của quá trình
giao tiếp, sự kiện giao tiếp ấy. Nhóm thứ năm gồm chức năng luậnchủ trương
đặt diễn ngôn vào ngữ cảnh văn hoá xã hội, và cấu trúc luận thiên về mô tả cấu
trúc độc lập của diễn ngôn.
Quan niệm về diễn ngôn cũng đã được giới thiệu trong khoa học văn học, song
còn ở tình trạng tản mạn, hoặc chủ yếu ở dạng thực hành phân tích.
Khái niệm diễn ngôn và văn bản, sự phân biệt giữa diễn ngôn và văn bản đến
nay vẫn chưa được thống nhất và còn nhiều tranh cải chính vì thế tôi mạnh dạn
đề xuất đề tài : “Phân biệt vă bản và ngôn bản” để có thể hệ thống lại khái
niệm về văn bản và ngôn bản (diễn ngôn) và sự khác nhau giữa chúng để giúp
người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về ngôn bản và văn bản.
Trong đề tài này tôi tham khảo một số tài liệu sắp xếp chúng một cách có hệ
thống và khoa học để chúng ta có cái nhìn logic hơn về văn bản và ngôn bản.


III.

IV.

V.

VI.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tôi đi sâu và nghiên cứu về văn bản và ngôn bản
Phạm vi nghiên cứu đề tài này đó là khái niệm văn bản ngôn bản, những
đặc điểm của chúng và đặc biệt là phân biệt ngôn bản và văn bản.
Mục đích nghiên cứu
Hiện nay khái niệm về văn bản và ngôn bản vẫn chưa thực sự được thống

nhất và còn rất nhiều tranh cãi. Tôi mạnh dạn làm đề tài này để một phần
nào đó hệ thống lại khái niệm về văn bản và ngôn bản đồng thời phân
biệt chúng và giúp cho bạn đọc có cái nhìn hệ thống hơn về hai phạm trù
ngôn bản và văn bản.
Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này tôi sử dụng phương pháp chính là thống kê, phân loại và so
sánh. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp.
Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có hai chương:
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ NGÔN BẢN
1.1. Khái quát chung về văn bản
1.1.1 Khái niệm văn bản và tên gọi
1.1.2 Đặc điểm của văn bản
1.1.3 Cấu tạo của văn bản
1.1.4 Các loại hình văn bản
1.2 Khái quát chung về ngôn bản
1.2.1 Khái niệm ngôn bản và tên gọi
1.2.2 Đặc điểm của ngôn bản
1.2.3 Phân loại ngôn bản
1.2.4 Cấu trúc của ngôn bản
CHƯƠNG II: PHÂN BIỆT NGÔN BẢN VÀ VĂN BẢN
2.1 Những quan niệm về phân biệt ngôn bản và văn bản
2.2 Các tiêu chí phân biệt ngôn bản và văn bản
2.2.1 Về chất liệu
2.2.2 Về hoàn cảnh sử dụng
2.2.3 Hệ thống ngôn ngữ.
2.2.4 Cách phân biệt ngôn bản và văn bản theo quan niệm của A.N.
Mrohovski
2.2.5 Mật độ từ vựng
2.2.6 Ẩn dụ ngữ pháp

2.2.7 Hình thức biểu hiện
2.2.8Sản phẩm của văn băn và ngôn bản


III. Mối quan hệ giữa văn bản và ngôn bản

B.

PHẦN NỘI DUNG

1.1.
1.1.1.

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ NGÔN BẢN
Khát quát về văn bản
Khái niệm văn bản
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn bản. Số lượng các định
nghĩa đã nhanh chóng lớn lên đến mức không thể kiểm soát được. Đằng sau


những định nghĩa là những quan niệm, những cách hiểu khác nhau về
đốitượng ngôn ngữ học này.
Theo L. Hjelmslev “văn bản được xét như một lớp phân chia được
thành các khúc đoạn”
Theo W.Koch, 1966 “Văn bản được hiểu ở bậc điển thê là phát ngôn
bất kì có kết thúc và có liên kết, có tính chất độc lập và đúng về ngữ pháp.”
R.Harweg cho rằng: Văn bản “là chuỗi nối tiếp của các đợn vị ngôn
ngữ được làm thành bởi một dây chuyền của các phương tiện thế có hai trắc
diện.”(Trục dọc và trục ngang – D.Q.B)
Barthes, 1970 cho rằng:

“Chúng ta sẽ gọi cái khách thể của xuyên ngôn ngữ học
(translinguistique) là điễn ngôn ( dicscours) – tương tự với văn bản do ngôn
ngữ học nghiên cứu, và chúng ta sẽ định nghĩa nó như là một đoạn lời nói
hữu tận bất kì, tạo thành một hệ thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được
truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội
tại phù hợp với những mục đích giao tiếp thứ cấp, có một tổ chức nội tại
phù hợp với những mục đích này, vả lại đoạn lời này gắn bó với những
nahan tố văn hóa khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân
ngôn ngữ”.
Halliday định nghĩa rằng: “Một văn bản là một đơn vị của ngôn ngữ
trong sử dụng. Nó không phải là một đơn vị ngữ pháp như một mệnh đề hay
một câu; mà nó cũng không được xác định bang kích cỡ của nó […]. Một
văn bản không phải là một cái gì loại trừ một câu, chỉ có điều kiện là lớn
hơn; mà nó là một cái khác với một câu về mặt chủng loại. Tốt hơn nên xem
xét một văn bản như là một đơn vị nghĩa: Một đơn vị không phải của hình
thức mà là của ý nghĩa”. Và Halliday còn xem xét văn bản trên nhiều
phương diện khác nữa.
L.M. Loseva định nghĩa rằng: “Văn bản có thể định nghĩa là điều
thông báo viết có đặc trưng là tính hoàn chỉnh về cấu trúc và thái độ nhất
định của các tác giả đối với điều được thông báo […]. Về phương diện cú
pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với nhau
bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng – ngữ pháp.”
“Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó
các câu nói chỉ là các phần tử. Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn
bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn banrchir ra vj trí của mỗi câu và
những mối quan, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với


toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên
hệ ấy.” (Trần Ngọc Thêm, 1985).

“Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ giải quyết ở mặt hình thức, bên
ngoài ngữ cảnh”. (Cook, 1898).
“Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên
dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng bằng những
mục đích phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức
năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ áp
phích” (D. Crystal, 1992)
Còn về tên gọi của văn bản: ở Anh gọi là text; ở Pháp gọi là texte, ở
Nga gọi là tekest. Giai đoạn đầu tên gọi của văn bản dung để chỉ chung
những sản phẩm ngôn ngữ viết và sản phẩm ngôn ngữ nói có mạch lạc và
liên kết. Còn giai đoạn sau có su hướng dùng văn bản để chỉ sản phẩm ngôn
ngữ viết.
Như vậy có thể nói rằng, có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn bản
tuy nhiên hiện nay, chưa có định nghĩa nào về văn bản được tất cả các nhà
ngôn ngữ học chấp nhận. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều quan niệm khác
nhau vềì văn bản trong các từ điển tiếng Việt, trong các sách giáo khoa phổ
thông, trong các giáo trình tiếng Việt thực hành cũng như trong các sách
ngôn ngữ học trong, ngoài nước. Tuy vậy, rất nhiều sách ngữ pháp văn bản
đã trích dẫn hoặc phát biểu quan niệm của mình xoay quanh định nghĩa sau
đây: Văn bản - đó là sản phẩm của quá trình sáng tạo lời, mang tính cách
hoàn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt
văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề) và
một loạt đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu), hợp nhất lại bằng
những loại hình liên hệ khác nhau về từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ, có một
hướng đích nhất định và một mục tiêu thực dụng.
1.1.2.

Đặc điểm của văn bản

1.1.2.1 Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp dưới dạng văn tự:

Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác
nhau. Nhưng chỉ sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ dưới dạng văn
tự (chữ viết tay, in ấn, chạm khắc...) mới được coi là văn bản. Vì tồn tại dưới dạng
văn tự nên văn bản thường được trau chuốt văn chương theo đặc điểm của một thể


loại nhất định. Hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản đều nhất trí văn
bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhưng nhiều người còn
cho rằng văn bản có thể tồn tại cả dưới dạng viết lẫn dạng nói. (Xem các sách giáo
khoa Tiếng Việt 9, 10, sách Tiếng Việt thực hành của Hữu Ðạt, Ngôn ngữ học Khuynh hướng - Lĩnh vực - Khái niệm, tập 2, của nhiều tác giả)... Nghĩa là văn bản
gồm văn bản nói và văn bản viết. Bài giảng này gạt lời nói thông thường ra khỏi
phạm trù văn bản vì lời nói gió bay, vì lời nói thường thiếu sự chuẩn bị trước, thiếu
sự trau chuốt văn chương, nhiều khi thiếu chuẩn mực. Nhiều vị lãnh tụ có những
bài phát biểu rất hay, có nội dung chỉ đạo rất sâu sắc. Nhưng những bài ấy và cả
truyện dân gian, thơ ca dân gian chỉ nên được coi là văn bản khi chúng được sưu
tầm, nhuận sắc và in viết ra với sự trau chuốt văn chương và có tính xác định về
hình thức.
Văn bản là một thể thống nhất, được tạo lâp theo những nguyên tắc
nhất định, tồn tại dưới hai dạng: nói và viết.
1.1.2.2 Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức
Về mặt hình thức: Tính hoàn chỉnh thể hiện ở chỗ văn bản có thể tồn tại độc
lập không cần phải thêm bất kì yếu tố ngôn ngữ nào vào trước và sau nó. Trong nội
bộ, văn bản phải là một cấu trúc hoàn chỉnh các đơn vị và kết cấu văn bản. Chúng
được hợp nhất lại bằng các phương tiện liên kết văn bản theo các quy tắc cấu tạo
văn bản. Các quy tắc này thể hiện ở thói quen sắp xếp các thành tố, các bộ phận
của văn bản được cả xã hội chấp nhận.
Thông thường văn bản có kết cấu gồm nhan đề, tên gọi (tựa đề, đầu đề) thân
văn bản và kết thúc (tên tác giả, chử kí…). Ðôi khi có thêm lời nói đầu và lời bạt ở
một số văn bản dài hơi.
Tên văn bản là bộ phận trong cấu trúc của văn bản nhằm mục đích dự

báo các loại thông tin trong văn bản.
Lời nói đầu thường báo trước các loại thông tin hiển ngôn, hàm ngôn
trong văn bản để người đọc có hướng lĩnh hội chúng. Nó cũng là nơi để người viết
giới thiệu động cơ tạo lập văn bản và bày tỏ sự tri ân của mình với những người đã
giúp đỡ mình trong quá trình tạo lập văn bản.
Thân văn bản là bộ phận có kết cấu nội bộ. Khái niệm cấu trúc chung
của văn bản có từ thời cổ đại. Cấu trúc chung ấy có thể gồm hai phần, ba phần, bốn


phần, năm phần và thậm chí nhiều hơn nữa. Bài thơ tứ tuyệt thường có cấu trúc
song song đồng tả ngụ ý hoặc cấu trúc hai phần nêu - báo hay thực - luận. Bài văn
ngắn thường có cấu trúc ba phần: mở đầu - triển khai - kết luận. Bài văn tế thường
có cấu trúc ba phần: lung khởi - thích thực - ai vãn. Bài thơ thất ngôn bát cú
thường có cấu trúc bốn phần: đề - thực - luận - kết. Truyện và kịch thường có cấu
trúc năm phần: mở đầu - khai đoan - phát triển - điểm đỉnh - kết thúc. Trong số đó,
kiểu kết cấu ba phần là phổ biến hơn cả. Cấu trúc chung của văn bản còn được gọi
là bố cục. Trong văn bản, bố cục vừa là hình thức, vừa là nội dung, nó phản ánh
chiến lược hành ngôn của người tạo lập văn bản.
Lời bạt, nếu có, thường ở cuối văn bản để người viết nói thêm một vài
điều có tính chất nhấn mạnh giúp người đọc hiểu thấu đáo hơn về văn bản. Lời bạt
cũng có thể do một nhân cách lớn hay một bạn tri âm, tri kỉ mà tác giả mời viết.
Kết thúc của văn bản là tên tác giả, chữ kí thường để cho người đọc, người
tiếp nhận văn bản biết được văn bản đó là của ai tạo lập nên.Dùng từ ngữ để báo
hiệu phần mở đầu và phần kết thúc.
Về từ vựng: văn bản hoàn chỉnh về từ vựng, dùng lời nói để giới thiệu tiêu
đề, dùng câu, từ ngữ để giới thiệu tiêu đề
Về in ấn: Thường được tách rời, in đậm, in hoa to hơn để phân biệt với tiêu
đề. Và kết thúc thường gạch ngang để hết một văn bản.
1.1.2.3 Tính hoàn chỉnh về nội dung
Về mặt nội dung: Tính hoàn chỉnh của văn bản làm cho văn bản dễ có tên

gọi (tựa đề) nhất định. Một văn bản hoàn chỉnh về nội dung thường là văn bản diễn
đạt một thông tin trọn vẹn, đầy đủ thống nhất về chủ đề, cùng thể hiện một đối
tượng trung tâm gồm thông tin hiển ngôn và thông tin hàm ngôn. Tựa đề của văn
bản thường là dự báo một trong hai thông tin ấy. Thông tin hiển ngôn là thông tin
bề nổi, là ý nghĩa có thể thấy được trực tiếp từ câu chữ. Ðó là sự kiện, quá trình đã,
đang, sẽ diễn ra trong thực tế khách quan hoặc trong trí tưởng tượng của người viết
được biểu hiện trên câu chữ. Thông tin hàm ngôn là thông tin bề sâu, là cách hiểu,
là chủ ý của người viết khi thể hiện nội dung trong thông tin hiển ngôn và còn là
cách hiểu của xã hội, của người đọc khi tiếp nhận văn bản. Tùy loại hình văn bản
mà hiển ngôn và hàm ngôn có sự thể hiện khác nhau. Trong văn bản khoa học,
người ta cố gắng tối đa để loại trừ càng nhiều càng tốt thông tin hàm ngôn. Trong


văn chương, nghệ thuật hai loại thông tin trên cùng tồn tại và đôi khi chính sự lung
linh trong thông tin hiển ngôn lại làm nên giá trị. Trong văn bản ngoại giao, có khi
vì một mục tiêu cụ thể nào đấy, thông tin không xác định lại được chọn dùng.
Chẳng hạn, H. Kitxinhgiơ kể lại trong hồi kí: Những năm ở Nhà Trắng về cái gọi
là Thông cáo chung Thượng Hải do y và Chu Ân Lai soạn thảo: Nichxơn rất thích
thú với lời văn của bản dự thảo... vì thấy nó vừa chung chung vừa tối nghĩa. Chu
Ân Lai cũng lấy làm khoái với kiểu văn kiện này, vì nó vừa thực vừa hư.
Đặc biệt để biết tính hoàn chỉnh về nội dung thì văn bản đó phải tóm tắt
được bằng văn bản con (có liên quan đến tất cả các câu trong văn bản mẹ).
Tính hoàn chỉnh của văn bản là tương đối. Nó được coi là hoàn chỉnh trong
một hoàn cảnh, một mục tiêu giao tiếp nhất định. Khả năng tạo lập nội dung một
văn bản rất khác nhau đối với những người thuộc các trình độ hiểu biết khác nhau.
Một bài làm văn được điểm cao hồi học cấp hai thường là một bài làm cùng đề tài
sơ sài ở cấp ba hoặc đại học. Trong thực tế, người ta cũng có thể trích chọn một
chương sách, một đoạn văn của một tác phẩm để làm thành một văn bản và đặt cho
nó một tựa đề mới. Trong trường hợp này, chúng chỉ là văn bản so với tựa đề mới
của nó mà thôi. Các bài trích giảng tác phẩm văn chương trong các sách giáo khoa

văn học chính là các văn bản như thế. Ðôi khi, người ta cũng chọn trích một câu
của văn bản và đặt nó tồn tại như một văn bản.
Nói tóm lại văn bản cần có đề tài, chủ đề thống nhất hoàn chỉnh, cùng thể
hiện một đối tượng trung tâm. Văn bản trọn vẹn thì nó mang tính khép kín.
1.1.2.4 Văn bản bao giờ cũng có tính liên kết, mạch lạc
Là một yếu tố quyết định việc tạo thành văn bản, trong đó nổi rõ lên việc tạo
thành tính thống nhất đề tài – chủ đề là mạch lạc – đây là yếu tố giúp phân biệt văn
bản với phi văn bản ở mặt tổ chức nội dung. Mạch lạc có thể sử dụng các phương
tiện liên kết làm cái diễn đạt cho mình, tuy nhiên mạch lạc có thể không cần dùng
đến phương thức liên kết mà trái lại có dùng phương tiện liên kết chưa chắc đã tạo
ra được mạch lạc cho văn bản.
Tính liên kết để ràng buộc các thành phần ngôn ngữ với nhau. Ràng buộc
giữa các thành phần, giữa các câu cấu thành các đoạn văn và các văn bản. Ràng
buộc về hình thức và nội dung tạo thành thức và liên kết nội dung.


Toàn bộ các mối liên hệ, quan hệ giữa văn bản với cuộc sống khách quan và
giữa các thành tố của văn bản với nhau tạo nên tính liên kết của văn bản. Cả hai
phạm vi liên kết bên trong và bên ngoài ấy của văn bản đều quan trọng. Một văn
bản, chẳng hạn như bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu, sẽ khó, thậm
chí không thể hiểu được, nếu ta không liên hệ nó với cuộc sống bên ngoài là cuộc
đời Nguyễn Du, cuộc đời Thúy Kiều, cuộc đời Tố Hữu cũng như hoàn cảnh ra
đời của bài thơ. Trong mặt liên hệ nội tại, mối liên kết giữa các thành tố, trước hết
là mối liên hệ giữa các ý tưởng trong các câu, các đơn vị trên câu; chúng được thể
hiện ra nhờ các các yếu tố ngôn từ được gọi là các phương tiện liên kết hình thức.
Các mặt liên kết nội dung và hình thức ấy được thể hiện ở nhiều cấp độ: cấp độ các
câu tiếp nối (liên kết liên câu), các câu gián cách và cấp độ các đơn vị trên câu như
cụm câu, đoạn văn, tiết, mục, chương, phần trong quy mô toàn văn bản. Ðiều này
làm văn bản có tính hệ thống. Người đọc văn bản chỉ có thể hiểu được từng câu,
từng đoạn văn bản nếu đặt nó trong mối liên hệ với toàn bộ văn bản.

1.1.2.5 Tính mục đích, tính chức năng
Văn bản có tính mục đích nhằm định hướng cho văn bản, phương pháp trình
bày một văn bản thì văn bản mới được thể hiện rõ ràng.
Văn bản có đích hay có chủ định của chủ thể tạo ra văn bản, cụ thể là người
tạo ra văn bản dùng lời nói (miệng hay viết) của mình để thực hiện một hành động
nào đó nhằm tác động vào người nghe ( như sai khiến, hỏi, trình bày, nhận định,
phủ định, mời chào cảm ơn…). Chính chức năng này của văn bản gắn trực tiếp với
chức năng cơ bản của ngôn ngữ: Chức năng giao tiếp.
Mọi văn bản được tạo ra đều nhằm một mục tiêu cụ thể. Việc tạo văn bản
không những là một hành động viết mà còn là một hành động xã hội bằng ngôn
ngữ. Viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì? Ðó là những câu hỏi luôn được đặt ra
trước mỗi bài viết. Mục tiêu thực dụng ấy của văn bản quy định cách viết văn bản,
quy định việc lựa chọn thể loại văn bản và các phương tiện ngôn từ quen dùng cho
thể loại ấy
Một số sách ngữ pháp văn bản còn đề cập tới một số đặc trưng khác
như tính hệ thống và tính khả phân (có thể phân chia thành các đơn vị) của văn
bản. Quả là văn bản có những đặc trưng ấy. Tuy nhiên, trong thực chất, hai đặc
trưng này là hai mặt biểu hiện cụ thể của các đặc trưng hoàn chỉnh và liên kết. Liên


kết nhiều thành tố để trở thành văn bản hoàn chỉnh thì tất nhiên văn bản có tính hệ
thống. Văn bản được liên kết từ nhiều thành tố bộ phận thì tất nhiên có thể được
phân chia thành các bộ phận nhỏ hơn trên cơ sở liên kết chủ đề, liên kết logic và
liên kết hình thức.
1.1.2.6 Yếu tố định biên
Văn bản có biên giới phía bên trái (đầu vào) và biên giới phía bên phải (đầu
ra) và nhờ đó mà có tính kết thúc tương đối – yếu tố này giúp phân biệt những văn
bản khác nhau khi nhiều văn bản được tập hợp lại như trong một tập bài nghiên
cứu, một tờ báo, một số tạp chí, một tuyển tập văn hoặc thơ….
Tóm lại văn bản có những đặc trưng cụ thể là:

-

Văn bản có tính mục đích hay chủ định của người nói.
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp dưới dạng văn tự: Là một
thể thống nhất tồn tại dưới dạng nói và viết.
Văn bản có đề tài chủ đề xác định, thống nhất và hoàn chỉnh, được tạo
lập theo những nguyên tắc nhất định.
Văn bản hoàn chỉnh về mặt hình thức và nội dung
Văn bản có tính mạch lạc và liên kết.
Gồm nhiều câu phát ngôn nối tiếp.
Văn bản có biên giới phái bên trái và bên phải (hay ở hai đầu).

Văn bản là một thể thống nhất, hoàn chỉnh về hình thức và nội dung, có tính
liên kết nhằm để thực hiện một hoặc một số mục đích nào đó.

1.3 Cấu tạo của văn bản
Dựa vào hình thức và nội dung thì văn bản có bốn phần:
-

Tiêu đề
Mở
Khai
Kết luận


Thường thì văn bản khoa học có đầy đủ bồn phần này, các loại văn bản ít sử
dụng cấu tạo này, và thường linh hoạt thay đổi đó là văn bản báo chí và chính luận.
Văn bản thất ngôn bát cú gồm có: Đề, thực, luận, kết. Phần thực và luận hay
còn gọi là phần khai. Đây là phần quan trọng nhất.
Một số văn bản có cấu tạo không đủ thành phần: Chỉ có một phần khai, một

số văn bản chỉ có hai phần mở, khai hoặc là khai, và kết.
Đối với những văn bản có dung lượng lớn phần khai có thể mở rộng ra thành
nhiều phần nhỏ.
Chức năng của từng phần:
Phần
Chức
năng

Tiêu đề
Nêu khái quát chủ đề của
văn bản. Tuy nhiên có
một số văn băn không
nêu khái quát, mà nêu
chí tiết, đặc biệt là trong
các tác phẩm văn học.
Tiêu đề thường là một
từ, một cụm từ (từ láy,
ghép, đơn), cụm từ
thường là danh từ, động
từ, và tính từ.
Ví dụ: “Hòn đất”; “Cù
Lao
Chàm”,
“Vội
vàng”; và có thể là một
câu: “Đây thôn Vĩ Dạ”.
1.4 Phân loại văn bản

Mở
Giới thiệu

vấn đề, đề
tài, chủ đề.
Tuy nhiên
trong
các
văn
bản
thường lược
bỏ
phần
mở.

Khai
Triển khai đề
tài.
Phân tích,
trình bày luận
điểm.
Suy luận, lập
luận, luận cứ

Kết
Tổng hợp
Kết
quả
suy
nghĩ
tìm tòi của
người viết.
Mở

ra
những
phương
diện những
đối tượng
những cách
thức cho
người tiếp
nhận văn
bản.

1.4.1 Phân loại dựa vào hình thức
Dựa vào hình thức có hai loại: văn bản nói (âm thanh) và văn bản viết (chữ
viết).
1.4.2 Phân loại dựa vào chức năng, phong cách, hoàn cảnh giao tiếp.
Ta đã biết, thói quen sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các
hoàn cảnh giao tiếp điển hình tạo nên những phong cách ngôn ngữ nhất định. Như
thế văn bản được tạo ra sẽ thuộc một trong các phong cách sau đây: văn bản hành


chính, văn bản khoa học, văn bản chính luận, văn bản nghệ thuật. Trong mỗi văn
bản, bao giờ cũng có nội dung sự kiện duy lí và nội dung biểu cảm. Tuy nhiên, khi
tạo lập văn bản, người ta cũng có thể chủ yếu biểu hiện nội dung duy lí hoặc biểu
cảm. Dựa vào hai căn cứ trên, văn bản có thể được phân loại như sau:
CẤU TRÚC
CHỦ ÐẠO

LOGIC
DUY LÍ


PHONG
CÁCH
BIỂU
CẢM

CÁC LOẠI VĂN BẢN
HÀNH
KHOA HỌC
CHÍNH
Biên bản
Tài
liệu
nghiên cứu
Nghị quyết
Hướng dẫn kĩ
Nghị định
thuật, Thông
Thông tư
tin khoa học
.........

CHÍNH
LUẬN
Tin tức
Tổng thuật
Xã luận
Phóng sự
.........

NGHỆ THUẬT


Báo cáo
Thư từ công
vụ
Tường trình
........

Bình luận
Tiểu phẩm
Bút chiến
Hùng biện
.......


Thơ

Tài liệu phổ
biến khoa học
Văn bản giáo
khoa
Bài giảng...

Truyện ngắn
Tiểu thuyết
Kịch

Trong lĩnh vực báo chí: mẩu tin, bản tin tổng hợp, nhắn tin, thông báo, rao
vặt... là các thể loại thiên về cấu trúc logic duy lí; ý kiến bạn đọc, trả lời bạn đọc,
phỏng vấn, điều tra, tiểu phẩm... là các thể loại thiên về cấu trúc biểu cảm. Mỗi văn
bản thuộc các phong cách thể loại trên có cách bố cục riêng, có cấu trúc hình thức

riêng, có cách tổ chức chất liệu ngôn ngữ riêng. Cho nên, khi nghiên cứu văn bản,
nhất thiết phải xem xét chúng trong phong cách, thể loại nhất định.
Văn bản nào cũng mang tính cuộc sống và tính chủ quan.
Văn bản nghệ thuật có người chấp nhận nhưng có người không chấp nhận vì văn
bản nghệ thuật là tổng hợp tất cả các loại văn bản khác, nó có thể chứa đựng ngôn
ngữ cá nhân, đời thường, ngôn ngữ snh hoạt…
Ngoài ra còn có văn bản sinh hoạt đời thường.
1.4.3 Phân loại dựa vào cấu tạo


Có văn bản , bốn phần, ba phần, văn bản hai phần, văn bản một phần
Loại văn bản

Văn bản bốn Văn bản ba
phần
phần
Thành phần Tiêu đề, mở , Tiêu đề, khai,
khai, kết
kết
1.4.5 Các hệ thống phân loại khác.

Văn bản hai Văn bản một
phần
thành phần
Mở,khai hoặc Khai
khai, kết

Tiêu chí phân loại
Các loại văn bản
Dựa vào quy mô, - Văn bản tối giản (văn bản một câu),

văn bản
- Văn bản nhỏ (gồm một đoạn văn),
- Văn bản thông thường (gồm vài đoạn văn),
- Văn bản lớn (dạng tập sách),
Dựa vào tính chất - Văn bản miêu tả: nêu đặc điểm của người, cảnh, sự vật
khái quát của nội
để người đọc hình dung ra chúng.
dung và mục đích - Văn bản giải trí: nói mọi chuyện đời để người đọc bớt
của văn bản
căng thẳng đầu óc.
- Văn bản nghị luận: dùng lí lẽ, chứng cớ, bàn bạc, đánh
giá để tìm ra cách lí giải đúng về những vấn đề tự
nhiên, xã hội.
- Văn bản khoa học: nêu những định lí, quy tắc để người
đọc nhận thức đúng đắn bản chất của tự nhiên và xã
hội.
Dựa vào đặc trưng -Văn bản tự sự: nội dung là sự việc có cốt truyện; cách
của nội dung và
kể: có nhiều yếu tố khách quan.
cách thức đề cập
- Văn bản trữ tình: nội dung là tình cảm người viết với thế
giới khách quan; cách kể: nhiều yếu tố chủ quan.
- Văn bản kịch: nội dung là sự việc, cốt truyện với những
xung đột căng thẳng về các mặt của đời sống; cách kể:
để sự việc, tư tưởng bộc lộ qua hoạt động và ngôn ngữ
trực tiếp của nhân vật.
Dựa vào cách sử - Văn bản văn vần: chú ý sử dụng vần, điệu, nhịp và sự
dụng ngôn ngữ
hài hòa âm thanh,
- Văn bản văn xuôi: Ít hoặc không có sự tham gia của các

yếu tố trên.


Dựa vào đặc trưng -văn bản điển hình
liên kết về nội dung - văn bản không điển hình
và hình thức, văn
bản gồm:
Về tên gọi: sản phẩm hoàn chỉnh của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
hiện được gọi bằng nhiều tên khác nhau như văn bản, ngôn bản, ngôn từ, phát
ngôn, lời, diễn ngôn hay đixcua (discours). (Ở trường phổ thông, sách giáo khoa
Tiếng Việt không phân ban dùng khái niệm văn bản nhưng sách Tiếng Việt ban
KHXH lại dùng khái niệm ngôn bản). Cách gọi không nhất quán này dễ gây tranh
cãi và dễ bị sa vào lỗi đánh tráo khái niệm. Dùng khái niệm ngôn phẩm trong đó có
văn bản và ngôn bản sẽ dễ tránh các lỗi trên.
Về dạng tồn tại của văn bản: có người quan niệm văn bản chỉ tồn tại
dưới dạng viết (Galperin, Hồ Lê, Nguyễn Ðức Dân...), có người lại cho rằng
văn bản có thể tồn tại dưới cả hai dạng nói và viết (ở phổ thông, học sinh được
học theo quan niệm này). Tiếng Việt 11 của Hồng Dân, Nguyễn Nguyên Trứ, Cù
Ðình Tú, Nxb GD , 1991, trang 17 viết: “Văn bản là sản phẩm của hoạt động
ngôn ngữ, tức là sản phẩm của việc nói hoặc viết.”
Về quy mô văn bản: có quan niệm cho rằng văn bản tối giản phải gồm một
thể thống nhất trên câu nhưng lại có quan niệm cho rằng văn bản tối giản có thể chỉ
gồm một câu.
Về đơn vị ngữ pháp văn bản nhỏ nhất: có người cho rằng văn bản do các
câu kết hợp lại mà thành nhưng có người lại khẳng định: đơn vị văn bản nhỏ nhất
là thể thống nhất trên câu (hay chỉnh thể trên câu), lời (hay phát ngôn) hoặc đoạn
văn. Ðiều này kéo theo những quan niệm rất khác nhau về hệ thống đơn vị ngữ
pháp văn bản.
1.2 Khát quát chung về ngôn bản
1.2.1 Khái niệm ngôn bản

Ngôn bản hay còn được gọi là diễn ngôn.
“Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được
hợp nhất lại có mục đích.” (Cook, 1989).
“Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói)
lớn hơn một câu thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu như một
bài thuyết giáo, truyện vui hoặc truyện kể”. (Crystal, 1992)


“Diễn ngôn là chuỗi liên tục những phát ngôn S1,…, Sn, trong đó việc giải
quyết nghĩa của mỗi phát ngôn Si (với 2 ≤ I ≤ n) lệ thuộc vào sự giải thuyết những
phát ngôn trong chuỗi S1,… Si – 1. Nói cách khác, sự giải thuyết thỏa đáng một
phát ngôn tham gia diễn ngôn đòi hỏi phải biết ngữ cảnh đi trước” (I.Bellert,
1971)
“Trong phân tích diễn ngôn, dôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết còn
diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao gồm cả
văn bản”. (Bách khoa toàn thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, Sđd, tập 10, phần chú
giải thuật ngữ, tr.5180)
“Diễn ngôn là sự kiện giao tiếp giữa người nói và người nghe (người quan
sát..), trong quá trình hành động giao tiếp trong ngữ cảnh không gian thời gian
nhất định. – Teun A Van Dijk
“Tôi cho rằng, trong bất cứ xã hội nào, việc sản xuất ra diễn ngôn đều phải
kinh qua kiểm soát, lựa chọn, tổ chức, và phải được cân nhắc qua trình tự nhiều
lần nhằm trung lập hóa sự toàn trị của quyền lực và các mối nguy hiểm gắn liền
với nó, thức tỉnh những điều chưa dự kiến trước về sự kiện phát ngôn, nhằm tránh
tính vật chất của quyền lực ấy và sự uy hiếp ấy.” – M. Foucault.
“Tính đối thoại được sinh ra từ bản chất bề sâu của cấu trúc diễn ngôn.
Tính đối thoại là nguyên tắc của bất cứ phát ngôn nào.” – Ju. Kristeva.
“Diễn ngôn là cái ngôn ngữ được dùng trong quá trình biểu đạt thực tiễn
xã hội khác với quan điểm cá nhân.” – Norman Fairklough.
“Diễn ngôn là một quá trình cực kì phức hợp, tạo thành từ vô vàn các

thành tố phụ thuộc lẫn nhau. Nó xuất hiện giữa các quá trình của trí tuệ, đan cắt
lẫn nhau, ví dụ như tâm lí, xã hội, văn hóa và các bình diện khác.” – Muara
Chimumbo và Robert L. Rozberri.
“Diễn ngôn là hiện tượng thuộc khâu giữa một mặt là lời nói, giao tiếp,
hành vi ngôn ngữ, và mặt khác, là văn bản đã cố định, “chút cặn khô xác” của
cuộc giao tiếp.” – Vladimir Karacik .
GS. Trần Đình Sử cho rằng: “Diễn ngôn là cách nói năng, phương thức biểu
đạt về con người, thế giới,về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu hiện
thành hình thức ngôn ngữ, như các cuộc thảo luận, tranh tụng, phát biểu, diễn
thuyết, diễn đạt thành khía niệm, cụm từ, hệ thống các từ ngữ, các thuật ngữ, phạm
trù, các từ then chốt, thể hiện hệ thống tri thức thịnh hành, chân lí phổ biến trong
xã hội. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ngôn ngữ. Nhưng diễn ngôn


không phải là cách nói thế nào trong tương quan với nói cái gì, không phải là hình
thức. Diễn ngôn là hiện tượng tư tưởng. Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt,
mà là bản thể tư tưởng, bản thân tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện thành diễn
ngôn.”
Tên gọi của diễn ngôn: Diễn ngôn hay còn gọi là ngôn bản. Trong tiếng anh
gọi là discourse, tiếng Pháp gọi là Discours, tiếng Nga gọi là diskurs.
Có rất nhiều khái niệm về diễn ngôn và đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất
và hoàn chỉnh. Và có thể nhìn chung các quan niệm này đều cho rằng diễn ngôn là
lời nói, là một chỉnh thể của một sản phẩm - nói để diễn đạt trọn vẹn ý kiến về một
vấn đề hoặc một hệ thống vấn đề. Như vậy bằng cách hiểu có lựa chọn những cách
hiểu khác nhau từ các bộ môn khoa học liên ngành với nghiên cứu văn học, có thể
nêu ra định nghĩa về diễn ngôn như sau:
Diễn ngôn - đó một chiều kích của văn bản, được hiểu như một chuỗi/một phức
hợp các lời phát ngôn (tức là quá trình và là kết quả của hành vi giáo tiếp (nói),
chiều kích ấy đòi hỏi trong bản thân nó những quan hệ thuộc trục kết hợp và trục
lựa chọn, giữa các yếu tố hình thức tạo hệ thống và làm nổi bật lên những định

hướng lựa chọn ý thức hệ của chủ thể phát ngôn, giới hạn sự vô hạn về ý nghĩa
của văn bản.

1.2.2 Đặc trưng của diễn ngôn
Ở phần đặc trưng của diễn ngôn tôi xin dẫn dắt một số đặc trưng mà nhà
nghiên cứu K.Hausenblas đã đưa ra.
Năm 1976, K.Hausenblas đã đặt ra vấn đề phải phân biệt và định loại diễn
ngôn ở hai phương diện đó là:
- Vạch đường ranh giới rạch ròi giữa các thuộc tính cảu diễn ngôn và các
thuộc tính của hệ thống ngôn ngữ
- Phân giới diễn ngôn với các hiện tương giáp ranh
Ở phương diện thứ 2 tác giả đã chỉ ra đặc điểm của ngôn bản và mối quan hệ
của diễn ngôn với các hiện tượng giáp ranh:
“Trong hướng đi từ “dưới lên”, diễn ngôn là đơn vị lời nói cao nhất, tức là đơn vị
sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Khối lượng và ranh giới của tất cả
những cái gì bị bao trùm trong thuật ngữ diễn ngôn đều được xác định bởi khối


lượng và các ranh giới của thuật ngữ tương liên (Nhưng không thuần túy thuộc
ngôn ngữ học) là “hành động giao tiếp”.”
“Như vậy, diễn ngôn gắn chặt với hành động nói. Dưới thuật ngữ diễn ngôn chúng
ta hiểu là bộ các phương tiện ngôn ngữ được sắp, được dùng trong một hành động
thông báo đơn nhất, hành động này có mặt giữa những người tham dự trong
những điều kiện nhất định. Diễn ngôn có thể hoặc là quá trình hoặc là kết quả.
Trong những diễn ngôn viết và trong những bản ghi các diễn ngôn nói miệng mặt
kết quả được đưa lên hàng đầu, cong trong các diễn ngôn nói miệng hiển nhiên
hơn là mặt quá trình.”
“Trong hướng đi từ trên xuống diễn ngôn hoặc được làm thành từ một lần nói
hoặc được làm từ một số lần nói, nếu hiểu lần nói là một diễn ngôn nào đó được
tạo sinh liên tục bởi một trong số những người tham dự, hành động giao tiếp. Vậy

là trong các diễn đạt đơn thoại bằng ngôn ngữ, mỗi lần nói bằng một diễn ngôn.
Đơn vị cơ sở của lần nói là phát ngôn. Phát ngôn – đó là một khúc đoạn của lần
nói được giới hạn bằng một tín hiệu kết thúc (có khi có cả tín hiệu bắt đầu): trong
các diễn đạt miệng thì bằng cách hạ giọng kết thúc, trong các diễn đạt viết thì
bằng dấu chấm, hoặc một kí hiệu có chứa dấu chấm…”
Theo tìm hiểu của tôi, ngôn bản có 6 đặc trưng cơ bản sau:
-Yếu tố nội dung
- Yếu tố cấu trúc
- Mạch lạc và liên kết
- Yếu tố chỉ lượng,
- Yếu tố định biên
1.2.3 Phân loại diễn ngôn
Có nhiều cách phân loại diễn ngôn. Sau đây,tôi thử điểm qua một vài cách
phân loại, cùng đặc điểm của một số loại diễn ngôn.
Dựa vào dạng tồn tại của ngôn ngữ có thể chia diễn ngôn thành hai loại
lớn: diễn ngôn nói và diễn ngôn viết.
Dựa vào các lĩnh vực tri thức có thể chia diễn ngôn ra thành các loại:
diễn ngôn văn học, diễn ngôn khoa học, diễn ngôn tôn giáo, diễn ngôn đạo đức,
diễn ngôn kinh tế, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn hành chính,
diễn ngôn hội thoại đời thường, diễn ngôn nghệ thuật, diễn ngôn phi nghệ thuật,
diễn ngôn pháp lí, diễn ngôn quân sự… Diễn ngôn chính trị bao giờ cũng chịu sự
chi phối rất mạnh của quan hệ quyền thế, của tôn ti trật tự; ở nó, chủ thể - cá nhân


không tồn tại, bản sắc cá nhân cũng bị thủ tiêu, chỉ có các vai xã hội, và các hình
thức phát ngôn nhân danh chiếm giữ vai trò chủ đạo. Diễn ngôn chính trị có mục
đích tạo ra hiệu lực xã hội, hiệu lực chỉ đạo và điều hành, nó chịu sự chi phối của
sức mạnh tập thể, cộng đồng, các phát ngôn của nó đầy ắp tư tưởng hệ, đầy ắp
những dấu vết của chiến lược, sách lược. Diễn ngôn chính trị tạo ra tri thức và áp
đặt tri thức qua vai xã hội. Diễn ngôn khoa học có tính đối thoại còn mạnh hơn cả

diễn ngôn chính trị. Ở phát ngôn khoa học, người nhận và người phát có quyền
bình đẳng trước tri thức. Ở phát ngôn chính trị, người nhận ít có cơ hội bình đẳng,
tri thức được truyền đi hơn là được kiểm chứng. Diễn ngôn khoa học coi trọng trò
chơi biện giải lôgíc để hợp thức hoá tri thức, chưa bao giờ nó thoát khỏi sự thử
thách của sự thật, diễn ngôn chính trị hợp thức hoá tri thức hoặc giành quyền quyết
đáp mọi sự thể qua trò chơi nhân danh. Giá trị của phát ngôn khoa học do quan hệ
quy chiếu của nó tạo ra, hiệu lực của phát ngôn chính trị do vai phát ngôn quyết
định. Diễn ngôn pháp luật kiến tạo quyền lực và hiệu lực xã hội qua trò chơi quy
phạm hoá các quy tắc xử sự chung; những quy tắc này thường xuất hiện dưới dạng
những xác ngôn; ở đây cách nói mập mờ, nước đôi hoàn toàn vắng mặt, hoặc nếu
có thì phải điều chỉnh lại…
Dựa vào nội dung phát ngôn có thể chia diễn ngôn thành các loại: diễn
ngôn kì ảo, diễn ngôn về tính dục, diễn ngôn về con người, diễn ngôn về bệnh điên,
diễn ngôn phù thuật, diễn ngôn hiện thực, diễn ngôn hậu thực dân… Diễn ngôn
phù thuật kiến tạo một cách nhìn đầy bí ẩn về vũ trụ và con người; quyền lực mạnh
mẽ và hiệu quả tâm linh của loại diễn ngôn này được nói đến qua các lá bùa của
thầy pháp, thầy phù thuỷ; diễn ngôn phù thuật có chức năng tạo niềm tin, củng cố
niềm tin, nó được sử dụng và kiến tạo như một mã tâm linh, một kí hiệu văn hoá;
các tài cấm kị, cầu ước, bệnh tật, trấn yểm… đã và đang trở thành “mồi” cho
nó. Diễn ngôn về bệnh điên có sức mạnh gạt ra khỏi đời sống một loại người nào
đó, chủ thể của nó trước tiên giành được quyền nói về bệnh điên, sau nữa và trên
cơ sở đó giành được quyền phân loại con người, quyền định nghĩa về những kẻ
không bình thường, họ có thẩm quyền soi một thứ ánh sáng lên chứng bệnh mà họ
cần diễn giải, cũng chính họ chông trừng những người điên, và đặt ra những cách
đối xử đặc biệt nào đó đối với chứng điên. Diễn ngôn về tính dục kiến tạo một cách
lí giải con người nhằm giành quyền không chế chính con người so với các khoa
học khác; diễn ngôn tính dục có thể truyền dẫn các quan hệ quyền lực nào đó đang
ngự trị trong xã hội, song không phải vì thế mà nó đã thoát khỏi sức mạnh chi phối
của bản năng, diễn ngôn tính dục bao giờ cũng tiềm tại một sức mạnh chống cự lại



cái chết, nó được đồng nhất với sự sống. Diễn ngôn hiện thực và diễn ngôn tượng
trưng khác nhau ở chỗ: một bên dựa vào ưu thế của hoán dụ, còn một bên dành
quyền ưu tiên cho ẩn dụ; diễn ngôn hiện thực tạo ra ảo ảnh dối lừa rằng nó đang
nói về thế giới ở bên ngoài văn bản, nhưng thực ra nó có các quy tắc, quy ước
riêng của mình; diễn ngôn tượng trưng luôn chứng tỏ rằng nó chỉ nói về bản thân
mình, nó có khả năng tạo ra một hình ảnh mới, một cách nói về hiện thực.
Dựa vào thể loại, có thể chia diễn ngôn báo chí thành diễn ngôn tin tức, diễn
ngôn quảng cáo, diễn ngôn phóng sự điều tra, diễn ngôn tường thuật; có thể phân
loại diễn ngôn văn học thành diễn ngôn tự sự, diễn ngôn thơ, diễn ngôn phê bình
hoặc diễn ngôn hội thoại đời thành diễn ngôn phỏng vấn, xin lỗi, giới thiệu, chào
hỏi… Diễn ngôn xin lỗi chịu sự chi phối của quyền lực thể diện, tập quán, và quan
hệ quyền lực giữa người nói và người nghe, ở đây cả mức độ tương thân giữa họ
cũng có ảnh hưởng quan trọng đến chiến lược và cấu trúc của lời xin lỗi. Diễn
ngôn quảng cáo có tham vọng giành lấy một lượng người tiêu dùng nào đó, nó
định hướng sự tiêu dùng bằng cách ngụy tạo thông tin và phân phối thông tin; sự
kiến tạo và hoạt động thực tiễn của diễn ngôn quảng cáo chịu sự chi phối của
quyền lực của cải, của các phương tiện truyền thông; diễn ngôn quảng cáo giao
dịch cả chính nó và sản phẩm mà nó tạo ra.
Dựa vào cấp độ của diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn và
siêu diễn ngôn. Khổng Tử sáng lập ra siêu diễn ngôn Nho giáo, Thích ca Mâu ni
(Siddharta Gautama) sáng lập ra siêu diễn ngôn Phật giáo, Freud sáng lập siêu diễn
ngôn phân tâm học, Ann Radcliffe sáng tạo ra diễn ngôn tiểu thuyết kinh dị,
Bakhtin tạo ra diễn ngôn đa thanh phức điệu. Chủ thể của các siêu ngôn không chỉ
khai phá ra một loại diễn ngôn mới, một ngôn ngữ mới mà còn mở ra một con
đường mới, mở ra các bước đi tạo ra các diễn ngôn khác. Các siêu diễn ngôn luôn
tạo ra sau nó vô số các diễn ngôn đồng dạng, đồng chất với nó.
Dựa vào chủ thể diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn của cá
nhân và diễn ngôn của tập thể, diễn ngôn có nhu cầu có tên “tác giả” và diễn ngôn
không có nhu cầu có “tác giả”, diễn ngôn văn học nữ giới… Diễn ngôn bài

giảng của giáo viên có quyền thế hơn hẳn diễn ngôn của học sinh; sự không cần
bằng này được đánh dấu bằng những cơ hội không cân bằng giữa giáo viên và học
sinh trong việc chỉ ra đề tài, sự luân phiên lượt lời; thí dụ giáo viên đặt ra một câu
hỏi mà mình biết sẵn câu trả lời, một hoặc vài học sinh được yêu cầu phải trả lời
câu hỏi đó, sau đó giáo viên sẽ đánh giá câu trả lời của học sinh, như vậy sự hợp
thức hóa ở đây phần lớn do giáo viên quyết định. Diễn ngôn của bác sĩ đối với diễn


ngôn của bệnh nhân cũng tồn tại sự bất bình đằng đó, ví dụ ở Mỹ, có thời kì bác sĩ
độc quyền về y dược liệu, và cũng chỉ có họ mới được tiếp xúc với y học, cho nên
diễn ngôn của bác sĩ có sức mạnh ngang với những “câu thần chú của các vị thần”,
dĩ nhiên đặt trong hệ thống ngôn ngữ ấy, các bệnh nhân sẽ trở thành những kẻ ngốc
chẳng biết gì. So với diễn ngôn cá nhân, diễn ngôn tập thể có tính phi sở hữu, phi
cá nhân, có thể tìm thấy kiểu loại diễn ngôn này ở các văn bản thời trung đại, ở lời
của dàn đồng ca trong kịch cổ đại.
Dựa vào cấu trúc có thể xác định diễn ngôn độc lập và diễn ngôn phụ
thuộc; diễn ngôn nguồn, diễn ngôn phụ trợ và diễn ngôn bao chứa; diễn ngôn của
người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật; diễn ngôn liên tục và diễn ngôn gián
đoạn… Diễn ngôn văn học độc lập so với diễn ngôn khoa học; diễn ngôn về tính
dục, diễn ngôn về đạo đức có thể nằm trong loại diễn ngôn văn học. Diễn ngôn phê
bình bao chứa diễn ngôn chú thích, diễn ngôn trích dẫn. Diễn ngôn bình luận bóng
đá phần lớn không có tính liên tục, nhưng diễn ngôn văn học lại tạo ra một mạch
liên kết rõ rệt. Văn bản Chí Phèo có diễn ngôn của người kể ở ngôi thứ ba, diễn
ngôn của nhân vật Chí Phèo, diễn ngôn của Bá Kiến, diễn ngôn của bà cô Thị
Nở… Diễn ngôn của các vai có giá trị và hiệu lực khác hẳn so với diễn ngôn của
người kể.
Dựa vào chức năng của ngôn ngữ (D. Nunan) có thể chia diễn ngôn thành
hai loại: diễn ngôn giao dịch và diễn ngôn liên nhân. Diễn ngôn giao dịch được tạo
lập khi người phát và người nhận quan tâm đến đến sự trao đổi thông tin và dịch
vụ, ví dụ diễn ngôn chỉ đường của cảnh sát, diễn ngôn hướng dẫn sử dụng thuốc

của bác sĩ... Diễn ngôn liên nhân được hình thành khi những người nói quan tâm
đến việc sử dụng ngôn ngữ để thiết lập hoặc duy trì các quan hệ xã hội, ví dụ thư
cảm ơn, thư tình.
Diễn ngôn có tính đa chức năng. Ngoài chức năng giao dịch, liên nhân, diễn
ngôn còn có chức năng thẩm mỹ. Dựa vào chức năng của văn bản lại có thể chia
diễn ngôn thành nhiều loại, mỗi loại diễn ngôn ứng với một kiểu giao tiếp, một
kiểu chức năng, ví dụ diễn ngôn chính chị, diễn ngôn quảng cáo và diễn ngôn của
thẩm phán trong phòng xử án có chức năng khác so với diễn ngôn hội thoại đời
thường.
Như vậy có thể nói rằng có rất nhiều cách phân chia diễn ngôn, nhưng diễn
mà thường được hiểu và dùng phổ biến đó là diễn ngôn nói và diễn ngôn viết.


CHƯƠNG II: PHÂN BIỆT VĂN BẢN VÀ NGÔN BẢN
2.1 Những quan niệm về phân biệt ngôn bản và văn bản
Trước hết cần nhắc lại rằng việc sử dụng hai tên gọi là văn bản và ngôn bản
không phân biệt về nguyên tắc hiện nay vẫn đang còn là một sự thực.
Những nhà nghiên cứu cố gắng phân biệt ngôn bản và văn bản theo một
trong ba hướng sau đây:
Phân chia tất cả các sản phẩm của ngôn ngữ ra thành hai lớp phân biệt nhau, lớp
tồn tại dưới dạng viết có tên gọi là văn bản, lớp tồn tại dưới dạng nói miệng là diễn


ngôn. Theo các nhà nghiên cứu này, một sản phẩm ngôn ngữ chỉ có thể là văn bản
hoặc chỉ có thể là ngôn bản – đã là cái này thì không thể là cái kia. Là hai thuật ngữ
biểu thị hai khái niệm riêng biệt mnag tính chất độc lập của thể thống nhất trên câu,
trong đó dạng nói là dạng cơ bản nhất. Và cũng ở quan niệm này các nhà nghiên
cứu chó rằng ngôn bản là cái có trước,văn bản là cái có sau. Ngôn bản là sản phẩm
của hoạt động giao tiếp bằng lời nói.
Quan niệm thứ hai đó là trong mỗi một sản phẩm đều có cái thuộc văn bản và cái

thuộc diễn ngôn. Quan niệm này khá tinh tế và thú vị, và cũng được thể hiện dưới
hai góc nhìn khác nhau, mặc dù cũng gặp nhau ở chỗ trong mỗi sản phẩm ngôn
ngữ đều có mặt cả cái thuộc về văn bản lẫn cái thuộc về diễn ngôn. Kiểu kết hợp
hai cách nhìn trong hướng thứ hai này có thể tìm thầy ở những người như Cook
(1989). Chẳng hạn trong cách định nghĩa đối chiếu văn bản với diễn ngôn thì có
bóng dáng của cách nhìn thứ nhất của Widdowson:
“Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ giải quyết được ở mặt hình thức, bên ngoài ngữ
cảnh”
“Ngôn bản là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa được hợp nhất
lại và có mục đích”
Quan niệm thứ ba đó là dung hợp việc duy trì sựu phân biệt sản phẩm ngôn ngữ là
văn bản và sản phẩm ngôn ngữ là diễn ngôn với cái thuộc văn bản và cái thuộc
diễn ngôn cùng tồn tại trong tất cả các sản phẩm ngôn ngữ, có thể tìm thấy chẳng
hạn ở Nunan (Phân tích diễn ngôn, 1993).
Hiểu diến ngôn như là lời nói, đối lập với ngôn ngữ, khi chuyển vào toạ độ của
nghiên cứu văn học cần thiết phải nêu ra phạm trù văn bản. Điều này gián tiếp
khẳng định việc chuyển dịch thuật ngữ tiếng Pháp Discours sang tiếng Nga
(дискурс) là “diễn ngôn”(Averinxev): lời nói, kiểu lời nói, văn bản, diễn ngôn,
kiểu văn bản. (Ilin, 1975, 453). “Lời nói” như một sự thực trong văn học bao giờ
cũng là văn bản viết. Khái niệm văn bản thì đã được nghiên cứu khá kĩ rồi. Vấn đề
còn lại là đồng nhất hay phân biệt hai khái niệm đó.
Van Deik đã phân biệt diễn ngôn và văn bản khá thuyết phục: “Diễn ngôn là văn
bản được đặt ra một cách thực tiễn, thực tế, còn văn bản là cấu trúc ngữ pháp trừu
tượng của lời nói phát ra. Diễn ngôn là khái niệm liên quan đến lời nói, hành động
lời nói thực tiễn. Trong khi đó văn bản là khái niệm liên quan đến hệ thống ngôn
ngữ hay tri thức ngôn ngữ học hình thức hay sở trường ngôn ngữ học.”


Nhưng ở đây ta thấy diễn ngôn không phải là lời nói thực sự (parole), mà chỉ là
khái niệm trừu tượng về lời nói. Tra từ điển thì diễn ngôn là văn bản có tính liên

kết trong tổng hoà với các nhân tố ngoài ngôn ngữ, xã hội học, tâm lí học…và các
nhân tố khác, còn văn bản được xem xét về phương diện sự kiện”
(Arutiunova,1990, 136).
2.2 Phân biệt ngôn bản và văn bản
Sự phân biệt ngôn bản và văn bản đến nay vẫn còn mập mờ, và có nhiều cách phân
biệt khác nhau, ở đề tài này tôi sẽ hệ thống lại các cách phân biệt ngôn bản và văn
bản, để bạn đọc có cái nhìn dễ dàng hơn về hai phạm trù này.
2.2.1 Về chất liệu
Phân biệt Ngôn bản
Về
chất -Hệ thống ấm thanh và ngữ âm
liệu
của ngôn ngữ trải ra trong thời
gian một hướng và một chiều.
Liên tục nên không thể kiểm tra
và gọt giũa.
-Sử dụng ngữ điệu
-Có thể sử dụng các phương tiện
kèm ngôn ngữ (cử chỉ, ánh
mắt…)

Văn bản
-Chữ viết và dấu câu (trừu
tượng khỏi ngữ điệu) trải ra
trong không gian (phản ánh tính
tuyến thời gian).
-Có hệ thống dấu câu đặc thù
nhưng không thể có các phương
tiện kèm ngôn ngữ.
-Không có tính liên tục (ngắt

quảng) nên có thể chỉnh sửa,
kiểm tra lại,và gọt giũa.

2.2.2 Về hoàn cảnh sử dụng
Phân biệt
Ngôn bản
Văn bản
Hoàn cảnh -Trừu tượng, không gian và -Không trừu tượng (gắn liền
sử dụng
thời gian cụ thể
với không gian và thời gian)
-Có điều kiện dàn dựng trước
- Có tính chất tức thời không -Không có người nghe đối diện
được dàn dựng trước


- Có người nghe dối diện, trực
tiếp (mặt đối mặt)
2.2.3 Về hệ thống ngôn ngữ
Hệ
thống Ngôn bản
ngôn ngữ
Về chữ viết
-Sử dụng hệ thống âm thanh
riêng của mỗi cá nhân và hệ
thống âm thanh phổ thông.
-Dùng tốt ngữ điệu

Về từ ngữ


Cho phép sử dụng những từ ngữ
riêng phong cách hội thoại
thường gặp như : nghĩ xả hơi,
tắm một cái đã, hay phải biết,
đẹp hết sảy, ngay tắp lự…
-Những tiếng lóng, tiếng địa
phương

Về ngữ pháp -Thường dùng câu ngắn gọn. Có
thể dùng câu tỉnh lược nhiều bộ
phận, kể cả việc tỉnh lược đồng
thơi chủ ngữ và vị ngữ.
-Nhiều khi cũng dùng từ ngữ
lặp thừa trong câu mà không
nhằm mục đích diễn đạt sắc thái
tu từ.

Về
cách

Văn bản
-Viết đúng chuẩn chính tả,
đúng chuẩn mực, thống nhất
toàn dân (tránh phản ánh đặc
thù ngữ âm địa phương hẹp,
nếu không cần thiết).
-Viết đúng quy cách con chữ
-Tuân thủ nghiêm ngặt những
quy định hình thức của các
văn bản pháp quy.

-Từ ngữ chuẩn mực, hợp với
phong cách chức năng của văn
bản được tạo lập
-Tránh dùng những từ ngữ của
riêng phong cách hội thoại,
tiếng lóng, tiếng địa phương…
khi không cần thiết.

- Thường là câu đơn, có thể
dùng câu phức, ghép, nhiều
bậc, quan hệ đẳng lập, chính
phụ…
-Có thể dùng câu tỉnh lược
chủ ngữ và bổ ngữ
-Cách nói rõ ràng, khúc chiết
đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Tránh dùng câu tỉnh lược vị
ngữ và chủ ngữ.
phong Không hoặc rất ít mang tính -Mang tính chất chuẩn mực
chất chuẩn mực


×