Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Niềm tin tôn giáo của tín đồ phật giáo hòa hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 218 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH CHÂU

NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ
PHẬT GIÁO HÒA HẢO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH CHÂU

NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ
PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62310401

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Vũ Dũng
2. PGS.TS Nguyễn Khắc Hùng


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Minh Châu


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Phòng Đào tạo; Khoa Tâm lý học - Học viện
Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Tâm lý học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các nhà khoa học đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS,TS. Vũ Dũng, PGS,TS.
Nguyễn Khắc Hùng, những người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học An ninh nhân dân;
Ban Trị sự PGHH các cấp; Ban Tôn giáo, Cơ quan Công an các tỉnh An Giang,
Cần Thơ, Đồng Tháp; Chức việc và tín đồ PGHH trên địa bàn các tỉnh An Giang,
Cần Thơ, Đồng Tháp đã động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, các bạn
đồng nghiệp, những người luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt
để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận án


Nguyễn Minh Châu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 6
1.1. Những công trình nghiên cứu về niềm tin tôn giáo ........................................ 6
1.2. Những công trình nghiên cứu về Phật giáo Hòa Hảo ................................... 13
1.3. Những công trình nghiên cứu về tâm lý tín đồ Phật giáo Hòa Hảo .............. 16
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ PHẬT
GIÁO HÒA HẢO ................................................................................................ 19
2.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 19
2.2. Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ........................... 36
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo 45
Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 64
3.1. Nghiên cứu lý luận ........................................................................................ 64
3.2. Nghiên cứu thực tiễn ..................................................................................... 65
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO
CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO ............................................................. 75
4.1. Thực trạng niềm tin tôn giáo của tín đồ phật giáo Hòa Hảo ......................... 75
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ .............................. 118
4.3. Phân tích một số chân dung điển hình ........................................................ 130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 143
1. Kết luận .......................................................................................................... 143
2. Kiến nghị ........................................................................................................ 144


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


PGHH

:

Phật giáo Hòa Hảo

ĐTB

:

Điểm trung bình

ĐLC

:

Độ lệch chuẩn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Đánh giá chung về niềm tin tôn giáo của tín đồ ............................................. 75
Bảng 4.2. Niềm tin của tín đồ đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ ..................................... 77
Bảng 4.3. Niềm tin của tín đồ đối với thế giới khác ....................................................... 79
Bảng 4.4. Niềm tin của tín đồ đối với Sấm giảng giáo lý ............................................... 82
Bảng 4.5. Niềm tin của tín đồ đối với đội ngũ chức việc ............................................... 85
Bảng 4.6. Mức độ niềm tin của tín đồ đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ ........................ 88
Bảng 4.7. Mức độ niềm tin đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ theo giới tính ................... 89
Bảng 4.8. Mức độ niềm tin đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ theo độ tuổi ..................... 90
Bảng 4.9. Mức độ niềm tin đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ theo địa bàn cư trú .......... 91
Bảng 4.10. Mức độ niềm tin đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ theo trình độ học vấn......... 91

Bảng 4.11. Mức độ niềm tin của tín đồ đối với Cõi Niết bàn ......................................... 94
Bảng 4.12. Mức độ niềm tin của tín đồ đối với Địa ngục ............................................... 95
Bảng 4.13. Mức độ niềm tin của tín đồ đối với ngày Phán xét ...................................... 97
Bảng 4.14. Mức độ niềm tin đối với thế giới khác theo giới tính ................................... 98
Bảng 4.15. Mức độ niềm tin đối với thế giới khác theo độ tuổi ..................................... 99
Bảng 4.16. Mức độ niềm tin đối với thế giới khác theo địa bàn cư trú ........................ 101
Bảng 4.17. Mức độ niềm tin đối với thế giới khác theo trình độ học vấn .................... 102
Bảng 4.18. Mức độ ảnh hưởng của thế giới khác đến cuộc sống tín đồ ....................... 103
Bảng 4.19. Nhận thức của tín đồ đối với nội dung cơ bản của Sấm giảng giáo lý ............ 105
Bảng 4.20. Mức độ niềm tin của tín đồ đối với Sấm giảng giáo lý .............................. 107
Bảng 4.21. Mức độ niềm tin đối với Sấm giảng giáo lý theo giới tính ........................ 108
Bảng 4.22. Mức độ niềm tin đối với Sấm giảng giáo lý theo độ tuổi ........................... 109
Bảng 4.23. Mức độ niềm tin đối với Sấm giảng giáo lý theo địa bàn cư trú ................ 109
Bảng 4.24. Mức độ niềm tin đối với Sấm giảng giáo lý theo trình độ học vấn ............ 110
Bảng 4.25. Mức độ ảnh hưởng của Sấm giảng giáo lý đến cuộc sống tín đồ ............... 111
Bảng 4.26. Mức độ niềm tin của tín đồ đối với đội ngũ chức việc ............................... 112
Bảng 4.27. Mức độ niềm tin đối với đội ngũ chức việc theo giới tính ......................... 113
Bảng 4.28. Mức độ niềm tin đối với đội ngũ chức việc theo độ tuổi ........................... 114
Bảng 4.29. Mức độ niềm tin đối với đội ngũ chức việc theo địa bàn cư trú ................ 115
Bảng 4.30. Mức độ niềm tin đối với đội ngũ chức việc theo trình độ học vấn ............ 115


Bảng 4.31. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào Giáo chủ...................................... 118
Bảng 4.32. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào thế giới khác ............................... 120
Bảng 4.33. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào Sấm giảng giáo lý ....................... 123
Bảng 4.34. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào đội ngũ chức việc........................ 125
Bảng 4.35. Tương quan giữa hoàn cảnh kinh tế và mức độ niềm tin vào thế giới khác....... 128
Bảng 4.36. Hệ số hồi quy giữa hoàn cảnh kinh tế và mức độ niềm tin vào thế giới khác ....... 128
Bảng 4.37. Tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ niềm tin vào thế giới khác ...... 129
Bảng 4.38. Hệ số hồi quy giữa trình độ học vấn và mức độ niềm tin vào thế giới khác ...... 129

Bảng 4.39. Khái quát các chân dung điển hình ............................................................ 140


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH .................... 62
Biểu đồ 4.1. Thời điểm thể hiện niềm tin vào Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ......................... 92
Biểu đồ 4.2. Thời điểm thể hiện niềm tin vào thế giới khác ......................................... 104
Biểu đồ 4.3. Thời điểm thể hiện niềm tin vào đội ngũ chức việc ................................. 116


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, niềm tin tôn giáo là mặt trung tâm trong cấu trúc tâm lý và chi
phối các biểu hiện tâm lý khác của tín đồ tôn giáo. Một cá nhân không thể đến
với tôn giáo hoặc trở thành tín đồ của một tôn giáo nếu thiếu hoặc không có niềm
tin tôn giáo. Thực tế, niềm tin tôn giáo có sức ảnh hưởng rất lớn đến tín đồ trong
việc tự giác thực hiện giáo lý, giáo luật, tu dưỡng đạo đức tôn giáo, làm lành, tích
thiện… Song, niềm tin tôn giáo cũng có thể dẫn tín đồ đến các biểu hiện mê tín
dị đoan, tư tưởng an phận, hoặc thậm chí có những hành động mang tính chất
cuồng tín, cực đoan gây nguy hại cho xã hội, cộng đồng. Theo đó, việc nghiên
cứu về tôn giáo, tín đồ tôn giáo không thể tách rời việc nghiên cứu niềm tin tôn
giáo của họ. Hơn nữa, ở Việt Nam, vấn đề tôn giáo tuy đã được nhiều khoa học
quan tâm nghiên cứu, song từ góc độ tâm lý học tôn giáo thì các nghiên cứu còn
khá mới mẻ và ít về số lượng. Điều này làm hạn chế hiểu biết về bản chất của các
tôn giáo. Do vậy, dưới góc độ lý luận, việc nghiên cứu về niềm tin tôn giáo là hết
sức cần thiết.
Thứ hai, PGHH là một tôn giáo nội sinh do ông Huỳnh Phú Sổ khởi xướng
vào năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là huyện
Phú Tân, tỉnh An Giang). Sau đó, PGHH được truyền bá và phát triển mạnh mẽ ở

các tỉnh miền Tây Nam bộ. Đến nay với khoảng 1.433.252 tín đồ, PGHH được
xếp hạng thứ 4 trong các tôn giáo lớn ở Việt Nam (sau Phật giáo, Công giáo và
đạo Cao Đài) [5]. Mặc dù trong quá khứ có những giai đoạn, PGHH từng bị các
thế lực đế quốc, thực dân thao túng nhưng nhìn chung tín đồ PGHH luôn có lòng
tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh quật cường. Trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, người nông dân tín đồ PGHH
đã không ngại khó khăn, gian khổ, đóng góp tích cực sức người, sức của cho sự
thành công của cách mạng. Tháng 5/1999, việc Nhà nước ta chính thức công
nhận tư cách pháp nhân, cho phép PGHH tiến hành Đại hội đại biểu toàn đạo đã
làm cho tín đồ PGHH thêm phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào đường
1


hướng hành đạo “vì đạo pháp, vì dân tộc”. Theo đó, tín đồ PGHH đã có những
đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực nói riêng, đất nước
nói chung, nổi bật là các hoạt động xã hội, công ích, và từ thiện. Để có được
những kết quả này đa phần xuất phát từ niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH.
Chính niềm tin vào Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, niềm tin vào Sấm giảng giáo lý... đã
thôi thúc tín đồ PGHH làm thiện, tích đức nhằm thực hiện tứ ân. Tuy nhiên, niềm
tin tôn giáo cũng làm cho một bộ phận tín đồ PGHH còn biểu hiện an phận, mê
tín dị đoan, hoặc thậm chí dễ bị kẻ xấu kích động thực hiện những hoạt động
mang tính cuồng tín, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Do vậy, nghiên cứu về
PGHH nói chung và niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH nói riêng nhằm phát huy
giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong niềm tin tôn giáo của tín đồ
PGHH là vấn đề có tính cấp thiết.
Thứ ba, do ý nghĩa quan trọng của PGHH đối với sự ổn định, phát triển của
khu vực Tây Nam bộ nói riêng, Việt Nam nói chung, PGHH đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước. Các công
trình nghiên cứu về PGHH được tiến hành dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng
rất ít công trình tiếp cận dưới góc độ tâm lý học tôn giáo. Hơn nữa, nghiên cứu

một cách hệ thống, toàn diện về niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH là vấn đề còn
khá mới mẻ và chưa có công trình nào nghiên cứu ở Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Niềm tin tôn giáo
của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo” làm đề tài nghiên cứu sinh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát niềm tin tôn giáo cũng như ảnh
hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến niềm tin tôn giáo của tín đồ
PGHH, đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và
hạn chế những mặt tiêu cực trong niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1) Xây dựng cơ sở lý luận về niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH: các khái
niệm công cụ (tôn giáo, niềm tin, niềm tin tôn giáo, Phật giáo Hòa Hảo, tín đồ),
2


biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH, các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin
tôn giáo của tín đồ PGHH).
2) Khảo sát, phân tích thực trạng biểu hiện và mức độ niềm tin tôn giáo của
tín đồ PGHH cũng như ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến niềm
tin tôn giáo của tín đồ PGHH.
3) Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn
chế những mặt tiêu cực trong niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Biểu hiện và mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và khảo sát biểu hiện
niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH trên 04 khía cạnh: đối với giáo chủ, đối với
Sấm giảng giáo lý, đối với thế giới khác, và đối với đội ngũ chức việc. Luận án

cũng khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến niềm tin tôn
giáo của tín đồ PGHH.
+ Về không gian: Địa bàn có đông tín đồ PGHH sinh sống thuộc các tỉnh
An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp. Trong đó, tập trung tại quận Thốt Nốt
(phường Trung Nhứt, phường Thạnh Hòa) của thành phố Cần Thơ, huyện Phú
Tân (thị trấn Phú Mỹ, xã Phú Hưng) của tỉnh An Giang, và huyện Lấp Vò (thị
trấn Lấp Vò, xã Định An) của tỉnh Đồng Tháp.
+ Về khách thể: Tổng số khách thể nghiên cứu là 520 người. Trong đó,
tương ứng ở mỗi tỉnh lần lượt là: 150 người trả lời phiếu khảo sát; 10 chức việc, 10
tín đồ, 03 đến 04 cán bộ quản lý về tôn giáo trả lời phỏng vấn sâu.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận:
Nghiên cứu niềm tin tôn giáo của các tín độ PGHH dựa trên các nguyên tắc
phương pháp luận sau:
- Nguyên tắc hoạt động: Niềm tin tôn giáo được hình thành và phát triển
thông qua các hoạt động tôn giáo của các tín đồ. Do vậy, nghiên cứu niềm tin tôn
3


giáo của tín đồ phải nghiên cứu qua hoạt động của tín đồ trong cộng đồng tôn
giáo, cũng như hoạt động tôn giáo tại gia đình.
- Nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Tâm lý học tôn giáo: Nghiên cứu niềm
tin tôn giáo từ góc độ tâm lý học có nghĩa là xem niềm tin tôn giáo là yếu tố
trung tâm của đời sống tâm lý ở tín đồ. Niềm tin tôn giáo là niềm tin vào thần
thánh, thế giới khác và đội ngũ chức sắc tôn giáo.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Phương pháp phỏng vấn sâu

+ Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
+ Phương pháp thống kê toán học
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Về mặt lý luận: Đây là một trong những luận án đầu tiên nghiên cứu về
niềm tin tôn giáo của các tín đồ PGHH. Luận án đã góp phần làm sáng tỏ khái
niệm niềm tin tôn giáo, các hình thức biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ
PGHH và các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. Kết quả
nghiên cứu này của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về niềm tin
tôn giáo cho phân ngành Tâm lý học tôn giáo ở nước ta hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Luận án đã chỉ ra được thực trạng niềm tin tôn giáo của
tín đồ PGHH, và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến
niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng,
luận án đã đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực trong niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH.

4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục
vụ công tác nghiên cứu, học tập của các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên các
trường đại học về Tâm lý học tôn giáo.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo, hỗ
trợ các tổ chức tôn giáo, các cơ quan chức năng trong lĩnh vực quản lý nhà nước
về tôn giáo nâng cao hiệu quả quản lý đối với PGHH ở nước ta hiện nay.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật
giáo Hòa Hảo

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên
cứu về vấn đề tôn giáo, tâm lý học tôn giáo ở các mức độ nông sâu, rộng hẹp
khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH vẫn còn
là vấn đề nghiên cứu khá mới mẻ. Trong phạm vi chương này, tác giả khái quát
một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án.
1.1. Những công trình nghiên cứu về niềm tin tôn giáo
1.1.1. Ở nước ngoài
K. Marx (1818-1883) khi bàn về bản chất và chức năng của tôn giáo, ông
cho rằng: niềm tin tôn giáo là niềm tin vào “những bông hoa tưởng tượng”. Theo
F.Engels (1820-1895) thì niềm tin tôn giáo chỉ là niềm tin vào lực lượng không
tồn tại trên trần thế [54]. Như vậy, theo Marx và Engels, niềm tin tôn giáo là một
niềm tin vào thế giới hư ảo, không tồn tại trong hiện thực.
Các nhà thần học, nhất là các nhà thần học đạo Kitô đã có nhiều công trình
nghiên cứu về niềm tin tôn giáo. Các tác giả như Karl Barth (1889-1968),
Mikhail Mikhailovich Tareev (1867-1934), Rudolf Otto (1869-1937) có sự thống
nhất cho rằng niềm tin tôn giáo của tín đồ đạo Kitô là niềm tin vào Chúa, tin vào
sức mạnh vô biên của Chúa. Niềm tin này bắt nguồn từ ý thức về sự nhỏ bé, yếu
ớt của bản thân và sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên. Đồng quan điểm, các
nhà thần học đạo Tin Lành như Martin Luther (1483-1546), John Calvin (15091564) cũng cho rằng niềm tin của tín đồ đạo Tin Lành là niềm tin đối với Chúa

Trời, tin vào Kinh Thánh [36].
Tác phẩm “Các loại kinh nghiệm tôn giáo” (The Varieties of Religious
Experience) của William James (1842 - 1910), nhà tâm lý học, triết học người
Mỹ, được xem là kinh điển trong lĩnh vực tâm lý học tôn giáo. Qua dẫn chứng
thực tế về kinh nghiệm tôn giáo của các cá nhân, William James cho rằng niềm
tin tôn giáo là sự cảm nhận chân lý nguyên thủy mà tự mỗi người cảm giác được,
“loại niềm tin trực giác phi lý trí này là thứ nằm ở tầng sâu trong con người
6


chúng ta, luận chứng duy lý chẳng qua chỉ là thứ hiển thị ở bên ngoài” [25,115].
Việc tự mình trải qua kinh nghiệm tôn giáo là luận cứ vững chắc nhất củng cố
niềm tin tôn giáo mà không phải là những luận cứ đã được khoa học và chủ nghĩa
duy lý chứng minh. Nếu một cá nhân tin và thực hiện hành vi tôn giáo dẫn đến
hiệu quả nào đó sẽ củng cố niềm tin và hành vi tôn giáo của họ. Hay nói cách
khác, niềm tin tôn giáo sẽ được hình thành, củng cố ở một cá nhân khi hành vi
tôn giáo đem lại những lợi ích nhất định cho cá nhân [98].
Sigmund Freud (1856 - 1939), nhà tâm lý học Đức, người khai sinh ngành
Phân tâm học, khi bàn về nguồn gốc niềm tin tôn giáo trong tác phẩm “Tương lai
của một ảo tương” (The future of an Illusion), ông cho rằng niềm tin tôn giáo
được hình thành theo ba hướng: một là do tổ tiên nguyên thủy đã tin; hai là vì có
những chứng cứ khẳng định niềm tin được truyền lại cho chúng ta từ thời cổ đại;
ba là vì chúng ta không được phép hồ nghi [96]. Hay nói cách khác, niềm tin
tôn giáo theo Sigmund Freud có nguồn gốc bản năng, di truyền, và vô thức.
Nó vốn tiềm ẩn trong thế giới nội tâm của mỗi cá nhân và dần được hé lộ
trong quá trình trưởng thành về mặt nhân cách.
James Henry Leuba (1867-1946), nhà tâm lý học Mỹ, đã có nhiều công
trình nghiên cứu về tâm lý học tôn giáo. Trong tác phẩm “Niềm tin vào Thiên
chúa và sự bất tử” (The belief in God and immortality), ông chỉ ra cơ chế hình
thành niềm tin, bản chất và chức năng của niềm tin tôn giáo. Theo ông, niềm tin

tôn giáo là niềm tin vào ma quỷ, thần thánh, vào thế giới khác. Đồng thời, ông
cũng tiến hành khảo sát, thống kê niềm tin của người Mỹ đối với Chúa và sự bất
tử bằng phương pháp điều tra xã hội học, so sánh giữa các nhóm thực nghiệm và
phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. Bằng kết quả nghiên cứu điều tra
ở các nhóm sinh viên và các nhà khoa học Mỹ, ông đã khẳng định niềm tin vào
Thiên chúa và sự bất tử cùng tồn tại ở những người trí tuệ kém phát triển và cả
những người có trình độ học thức cao. Ông cũng cho rằng niềm tin vào Thiên
chúa và sự bất tử có nguồn gốc xã hội, xuất phát từ nhu cầu giải thích những bí
ẩn trong cuộc sống và vì lợi ích mà niềm tin này mang lại cho con người [100].

7


James W. Fowler (sinh năm 1940) trong tác phẩm “Các giai đoạn của niềm
tin” (Stages of Faith) xuất bản năm 1981, với cách tiếp cận gần với trường phái
tâm lý học nhận thức, ông cho rằng niềm tin tôn giáo hình thành qua bảy giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hình thành niềm tin ban đầu. Giai đoạn này bắt đầu từ khi đứa
trẻ sinh ra cho đến 02 tuổi (chưa có sự tham gia của tư duy và ngôn ngữ), được
đặc trưng bằng cảm giác ban đầu về sự an toàn. Nếu môi trường sống an toàn,
đứa trẻ sẽ phát triển cảm giác tin tưởng vào Chúa Trời. Ngược lại, nếu môi
trường sống không an toàn, đứa trẻ sẽ mất cảm giác tin tưởng vào Chúa Trời.
Giai đoạn 2: Hình thành niềm tin trực giác và phóng chiếu. Giai đoạn này
diễn ra ở độ tuổi từ 03 đến 07 tuổi, được đặc trưng bởi sự tác động trực tiếp đến
vô thức của những hình ảnh trực quan về thiện và ác. Trong giai đoạn này, sự tác
động của tưởng tưởng và thực tế là như nhau.
Giai đoạn 3: Hình thành niềm tin thần bí – ngôn từ. Giai đoạn này diễn ra ở
trẻ em. Niềm tin tôn giáo được hình thành qua các câu chuyện tôn giáo được trao
đổi bằng ngôn từ.
Giai đoạn 4: Hình thành niềm tin quy ước – tổng hợp. Giai đoạn này diễn ra
ở trẻ vị thành niên. Niềm tin được đặc trưng bởi sự tham gia của tư duy trừu

tượng và sự tổng hợp lại từ người khác.
Giai đoạn 5: Hình thành niềm tin phản ánh – cá thể. Giai đoạn này diễn ra ở
độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi. Con người có ý thức và trách nhiệm đầy đủ đối với
niềm tin và cảm xúc của mình.
Giai đoạn 6: Hình thành niềm tin liên kết. Giai đoạn này diễn ra vào thời
điểm khủng hoảng của tuổi trung niên. Con người cởi mở hơn, thừa nhận cả những
nghịch lý và những siêu việt, từ đó kết hợp thành một niềm tin bao quát hơn.
Giai đoạn 7: Hình thành niềm tin phổ quát hay còn gọi là giác ngộ. Không
còn xung đột mà chỉ còn một niềm tin bao quát toàn bộ cuộc sống [95].
Năm 1997, nhà tâm lý học người Anh, Michael Argyle (1925-2002) và nhà
tâm lý học người Israel, Benjamin Beit-Hallahmi (sinh năm 1943) cùng đứng tên
xuất bản cuốn sách “Tâm lý học về hành vi, niềm tin và kinh nghiệm tôn giáo”
(The psychology of religious behaviour, belief and experience). Trong đó, các tác
8


giả đã đi sâu phân tích ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo ở hai cấp độ: cấp độ cá
nhân và cấp độ xã hội; lý giải sự thay đổi niềm tin tôn giáo của con người qua
những hiện tượng như cải đạo, bỏ đạo hoặc chuyển đạo [92]. Ngoài ra, trong tác
phẩm “Giới thiệu về Tâm lý học và tôn giáo” (Psychology and Religion - An
introduction) xuất bản năm 2000, tác giả Michael Argyle cho rằng niềm tin tôn
giáo là vấn đề trung tâm của mọi tôn giáo và là yếu tố xác định một cá nhân theo
hay không theo tôn giáo. Tác giả không định nghĩa cụ thể về niềm tin tôn giáo
mà chỉ tập trung phân tích các biểu hiện của niềm tin tôn giáo thông qua các
nghiên cứu về niềm tin tôn giáo của tín đồ Chính thống giáo và tín đồ đạo Tin
Lành ở Mỹ và Anh. Theo Michael Argyle, biểu hiện niềm tin tôn giáo là niềm
tin vào Thiên chúa, niềm tin vào cuộc sống sau khi chết, niềm tin vào Kinh
Thánh và niềm tin vào con người. Ông chỉ ra đặc điểm nổi bật của niềm tin tôn
giáo là tính phi logic và không thể chứng minh bằng các phương pháp khoa
học. Cũng trong tác phẩm này, ông đưa ra cấu trúc tâm lý của niềm tin tôn giáo

gồm ba thành tố: nhận thức, xúc cảm và hành vi [91].
Tác phẩm “Tôn giáo, não bộ và hành vi” (Religion, brain and behavior)
xuất bản năm 2011 của tác giả Michael Inzlicht, giáo sư trường Đại học Toronto,
đã đề cập vấn đề vai trò của niềm tin tôn giáo đối với cuộc sống con người. Trong
đó, ông và các cộng sự đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng có sự liên quan giữa
niềm tin tôn giáo và mức độ hoạt động của não bộ. Đồng thời khẳng định niềm tin
tôn giáo mang lại lợi ích đáng kể cho các tín đồ, bao gồm việc cải thiện hạnh phúc
và sức khỏe. Tác giả đã tiến hành khảo sát trên 50 sinh viên đại học đến từ các nền
văn hóa và các tôn giáo khác nhau và thu được kết quả: những người có niềm tin
tôn giáo sâu sắc ít nghi ngờ, ít lo lắng và hạnh phúc hơn những người khác [97].
1.1.2. Ở Việt Nam
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tôn
giáo ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến niềm tin tôn giáo của
ông được thể hiện qua hai tác phẩm: “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay”
và “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”. Trong cuốn sách “Về
tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay”, ông nhận xét về niềm tin đối với đạo
9


Công giáo của tín đồ là “bộc lộ niềm tin không sâu sắc và sự hiểu biết về giáo lý
không chặt chẽ” [78,77]. Trong cuốn sách “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn
giáo ở Việt Nam”, ông cho rằng biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ dường như
có mức độ đậm, nhạt khác nhau. Tín đồ đạo Kitô đặt niềm tin cả vào đạo chính và
đạo Tổ tiên, trong khi đó, bộ phận người dân không theo đạo Kitô lại dàn trải niềm
tin vào các tôn giáo khác nhau. Niềm tin đó được thể hiện và củng cố bằng những
hành vi tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Dù vậy, theo ông, mối quan tâm hàng
đầu của bộ phận không theo đạo Kitô vẫn là đạo Tổ tiên, ngoài ra họ còn thờ
Phật, thờ Mẫu, thờ thần tài, thổ địa, tổ sư các ngành nghề… Niềm tin tôn giáo
theo tác giả Đặng Nghiêm Vạn chính là niềm tin vào thế giới vô hình, vào những
siêu linh mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra [79].

Năm 1998, tác giả Vương Duy Quang với đề tài “Thực trạng vấn đề người
Hmông theo đạo Tinh lành ở tỉnh Lào Cai” đã nghiên cứu làm rõ được thực
trạng niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ người Hmông. Niềm tin tôn giáo
được tác giả đề cập là niềm tin vào Vàng Chứ [60].
Sách “Tâm lý học tôn giáo” của tác giả Vũ Dũng xuất bản năm 1998 là
công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về tâm lý học tôn giáo. Trong đó, tác giả cho
rằng niềm tin tôn giáo là niềm tin của con người vào sự tồn tại của lực lượng siêu
nhiên, vào thế giới vô hình. Tác giả cũng đề cập khá chi tiết các đặc điểm của
niềm tin tôn giáo [29].
Bài báo “Một số đặc điểm của niềm tin tôn giáo” của tác giả Vũ Dũng đăng
trên tạp chí Nghiên cứ tôn giáo số 1 năm 2001 công bố kết quả nghiên cứu niềm
tin tôn giáo ở các tín đồ Phật giáo, Kitô giáo và cả những người không theo tôn
giáo trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy niềm tin tôn giáo không chỉ có ở các
tín đồ tôn giáo mà còn có cả ở những người không theo tôn giáo [31].
Năm 2002, tác giả Trương Ngôn bảo vệ thành công đề tài cấp Bộ “Tâm lý
giáo dân, giáo sỹ Công giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những ứng
dụng trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”. Qua
nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra thực trạng niềm tin tôn giáo của giáo dân, giáo sỹ
Công giáo ở Việt Nam. Theo tác giả, giáo dân và giáo sỹ Công giáo đều có niềm
10


tin tôn giáo sâu sắc nhưng độ bền vững trong niềm tin tôn giáo của giáo sỹ cao
hơn [56].
Tác giả Vương Thị Kim Oanh đã có những nghiên cứu giá trị về niềm tin tôn
giáo trong luận án tiến sỹ tâm lý học “Nhận thức và niềm tin đối với đạo tin lành
của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai” bảo vệ thành công năm 2006. Theo
tác giả, niềm tin tôn giáo là định hướng giá trị vững chắc của những người theo tôn
giáo, cộng đồng tôn giáo về lực lượng siêu nhiên và một thế giới khác. Trên cơ sở
kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận tuyệt đại đa số tín đồ người dân tộc thiểu số

ở Gia Lai có niềm tin đối với đạo Tin Lành, tuy nhiên niềm tin của họ không
thực sự sâu sắc [57].
Năm 2005, tác giả Nguyễn Hồi Loan công bố nghiên cứu về “Niềm tin về
đạo Phật của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội” trên Tạp chí tâm lý học. Tác giả cho rằng niềm tin đối với đạo
Phật thể hiện qua nhận thức của sinh viên về đạo Phật, về sự tồn tại của Phật, Cõi
niết bàn, Địa ngục và qua hành vi thực hành nghi lễ đạo Phật, đặc biệt là hành vi
đi lễ chùa [50]. Năm 2006, tác giả Nguyễn Hồi Loan tiếp tục công bố nghiên cứu
“Niềm tin trong tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên của người Việt” trên Tạp chí tâm lý
học. Theo tác giả, niềm tin này thể hiện ở sự nhận thức của người dân về tầm
quan trọng của tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên trong đời sống tinh thần của gia đình,
ở quan niệm của người dân về sự tồn tại của tổ tiên, ở nội dung cầu khấn của
người dân [51].
Cũng trong năm 2006, tác giả Trịnh Đức Phong và chúng tôi nghiên cứu
thành công đề tài cấp Bộ “Đặc điểm tâm lý của cộng đồng người theo đạo Thiên
chúa di cư tại một số tỉnh, thành phía Nam – Những vấn đề cần vận dụng trong
công tác công an”. Theo các tác giả thì biểu hiện niềm tin tôn giáo của cộng
đồng tín đồ Thiên chúa giáo di cư tại một số tỉnh, thành phía Nam trước hết là
niềm tin hư ảo hướng vào lực lượng siêu nhiên của tôn giáo và các phép màu
nhiệm của nó; thứ hai là niềm tin vào linh mục, giám mục, tổng giám mục... với
tư cách là người đại diện, thay mặt Chúa chăm lo phần hồn, thực hiện chức năng

11


tôn giáo với tín đồ. Ngoài ra, tín đồ Thiên chúa giáo di cư tuy có niềm tin tôn
giáo sâu sắc nhưng lại không sâu sắc trong nhận thức về Chúa, về giáo lý…[58].
Năm 2008, trong cuốn sách “Khoa học và Niềm tin”, tác giả Nguyễn Sinh
đã sử dụng những kiến thức khoa học hiện đại để luận giải những vấn đề thuộc
về niềm tin tôn giáo của tín đồ đạo Kitô. Tác giả viện dẫn nhiều chứng cứ khoa

học để chứng minh Chúa tồn tại và niềm tin đối với Chúa là niềm tin đúng đắn.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều người (gồm cả người có học thức và
không có học thức) không có niềm tin đối với Chúa, không tin đạo Kitô. Theo tác
giả, lý do duy nhất khiến người ta không tin Chúa, không có niềm tin đối với đạo
là vì họ không muốn tin [63].
Bài báo “Niềm tin tôn giáo của người Chăm Việt Nam” của tác giả Tạ Quốc
Trị đăng trên tạp chí Tâm lý học (số 7-2009) là kết quả nghiên cứu của tác giả và
chúng tôi trong đề tài cấp bộ “Nghiên cứu tâm lý người Chăm Việt Nam phục vụ
công tác công an” nghiệm thu năm 2008. Theo tác giả, đối với người Chăm, một
cộng đồng đa tôn giáo, niềm tin tôn giáo luôn đóng một vai trò rất quan trọng
trong đời sống tâm lý của họ, chi phối hoạt động nhận thức, tình cảm, ý chí của
mỗi cá nhân trong cộng đồng [71].
Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Hải Yến bảo vệ thành công luận án tiến sỹ
tâm lý học “Niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên” tại
Học viện Khoa học xã hội. Theo tác giả, niềm tin của người Việt đối với tín
ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên là một định hướng giá trị vững chắc của chủ thể đối
với tín ngưỡng TCTT. Niềm tin này luôn được biểu hiện qua nhận thức, xúc cảm
tình cảm và qua những hành vi của chủ thể thờ cúng và chịu sự ảnh hưởng lớn từ
nhu cầu cá nhân, phong tục thờ cúng trong gia đình [90].
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về niềm tin tôn giáo dù trong nước hay
ngoài nước, dù tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng đều thống nhất về
bản chất của niềm tin tôn giáo là niềm tin vào một thế giới hư ảo, vào lực lượng
siêu nhiên và những giá trị hiện thực đại diện cho lực lượng siêu nhiên. Luận án
có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu về cơ chế hình thành, bản chất, cấu trúc và
chức năng của niềm tin tôn giáo. Đồng thời, luận án cũng kế thừa việc sử dụng
12


các phương pháp nghiên cứu như phương pháp điều tra xã hội học và phương
pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong nghiên cứu niềm tin tôn giáo của tín

đồ PGHH.
1.2. Những công trình nghiên cứu về Phật giáo Hòa Hảo
1.2.1. Ở nước ngoài
Trung tâm phân tích thông tin văn hóa của Mỹ năm 1966 xuất bản bộ sách
“Những nhóm thiểu số ở nước Việt Nam Cộng hòa” (Minority groups in the
Republic of Vietnam) đã dành chương 23 “The Hoa Hao” biện giải về tôn giáo này
như một nhóm xã hội thiểu số mang ý thức chống cộng. Các tác giả đã phân tích
nguyên nhân hình thành và phát triển của PGHH trong mối tương quan với diễn
biến lịch sử, xã hội vùng Tây Nam bộ thời bấy giờ [92].
Tác giả người Mỹ Robert L.Mole với tác phẩm “Tìm hiểu về Phật giáo Hòa
Hảo” (A Brief survey of the Phat giao Hoa Hao) xuất bản năm 1969 đã trình bày
những kết quả nghiên cứu về nông dân tín đồ PGHH và khai thác yếu tố tương
đồng giữa PGHH và chính quyền tay sai [101].
Tác phẩm “Chủ nghĩa cứu thế và nền chính trị nông dân ở Việt Nam”
(Millenarianism and Peasant Politics in Vietnam) của Hồ Tài Huệ Tâm xuất bản
năm 1983 đã đề cập khái quát về sự hình thành PGHH và ảnh hưởng của PGHH
đối với phong trào nông dân ở Tây Nam bộ. Theo bà Huệ Tâm, PGHH ra đời dựa
trên nền tảng tín ngưỡng bản địa, văn hóa bản địa và sự ảnh hưởng của các tôn
giáo đến từ Trung Quốc, Phật giáo Thiền tông, Tịnh độ tâm, và đạo Islam [103].
Luận văn thạc sỹ “Niềm tin và hành vi tôn giáo của cộng đồng người Việt ở
Anh” (The religious beliefs and practices of the Vietnamese community in
Britain) của Judith Law thực hiện năm 1991 đã khảo sát niềm tin và hành vi sinh
hoạt tôn giáo của người Việt Nam đang sinh sống tại nước Anh. Trong đó, tác giả
có đề cập đến PGHH với tư cách là một tôn giáo nội sinh của Việt Nam [99].
Philip Taylor là một học giả có nhiều nghiên cứu về tôn giáo ở Việt Nam và
đặc biệt là PGHH. Cuốn sách “Hiện tại là tận thế? Phật giáo Hòa Hảo đang nổi
lên từ bóng tối của chiến tranh” (Apocalypse Now? Hoa Hao Buddhism
emerging from the shadows of war) của ông đã khắc họa rõ nét về hoàn cảnh ra
13



đời, sự biến đổi, và chức năng xã hội của PGHH đối với cư dân tại đồng bằng
sông Cửu Long. Trong đó, Taylor đã mô tả một cách ẩn dụ tôn giáo Việt Nam
như một cánh rừng: nhiều, dày đặc và rối rắm. Trong tác phẩm này, ông cũng đã
đề cấp đến bản chất dân tộc, yêu nước của PGHH ở những buổi đầu khởi xướng.
Ông cho rằng PGHH là một tôn giáo dễ bị tổn thương trước những xung đột, sự bất
khả thi của các giải pháp hòa bình và sự bất lực của những hoạt động trần tục.
Taylor cũng bày tỏ thái độ lạc quan về viễn cảnh khởi sắc của PGHH khi tín đồ
PGHH sẽ là những nhân tố chủ chốt của nền kinh tế, của sự phát triển cộng đồng và
chính trị ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai gần [104].
1.2.2. Ở Việt Nam
Những lý luận, nghiên cứu sớm nhất về PGHH thuộc về những cư sỹ của
PGHH. Nổi bật như tác giả Vương Kim với nhiều tác phẩm như: “Để hiểu Phật
giáo Hòa Hảo” xuất bản năm 1965, “Đức Huỳnh giáo chú”, “Bửu sơn kỳ hương”
tái bản năm 1997…, tác giả Nguyễn Văn Hầu với “Nhận thức Phật giáo Hòa
Hảo”, “Thất sơn mầu nhiệm”,… xuất bản năm 1972. Các tác phẩm này chủ yếu
bàn về xuất thân của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, quá trình hình thành và phát triển
của PGHH, giáo lý, giáo luật và các hình thức sinh hoạt, tu tập của PGHH [66].
Năm 1996, tác giả Phạm Bích Hợp, người có nhiều nghiên cứu về Hòa Hảo,
bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sỹ chuyên ngành dân tộc học: “Đời sống xã
hội và tâm lý nông dân người Việt ở làng Hòa Hảo tỉnh An Giang trước và sau
năm 1975”. Luận án thành công trong việc khái quát tình cảnh, đời sống xã hội
và một số nét tính cách nổi bật của người nông dân làng Hòa Hảo trước và sau
năm 1975. Đồng thời qua đó, gắn kết với sự hình thành, phát triển của PGHH,
phân tích ảnh hưởng của PGHH đối với đời sống xã hội của người nông dân làng
Hòa Hảo [46]. Năm 2007, tác giả Phạm Bích Hợp xuất bản cuốn sách “Người
Nam Bộ và tôn giáo bản địa: Bửu Sơn Kỳ Hương, Cao Đài, Hòa Hảo”. Nội dung
cuốn sách bàn về lịch sử của tôn giáo và những thể loại tôn giáo đã và đang hiện
hành ở miền Nam Việt Nam và những ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống
và văn hoá của người miền Nam [45].


14


Năm 1999, tác giả Nguyễn Hoàng Sa bảo vệ thành công luận án tiến sỹ triết
học: “Đạo Hòa Hảo và ảnh hưởng của nó ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài
không tiếp cận PGHH ở góc độ tôn giáo học, dân tộc học, tâm lý học, mà nghiên
cứu dưới góc độ triết học. Do vậy, luận án xem ý thức tôn giáo Hòa Hảo là sự
phản ánh tồn tại xã hội và kế thừa ý thức tôn giáo trước đó. Luận án đã đi sâu tìm
hiểu vai trò và ảnh hưởng của PGHH trong đời sống tinh thần của hàng triệu nông
dân có tín ngưỡng ở đồng bằng sông Cửu Long, làm cơ sở vạch ra định hướng, giải
pháp phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo này [62].
Luận án tiến sỹ lịch sử “Đồng bào Phật giáo Hòa Hảo An Giang trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước” của tác giả Bùi Thị Thu Hà bảo vệ thành công
năm 2002. Luận án đã khái quát lịch sử hình thành PGHH. Tuy nhiên, điểm trọng
tâm của luận án là phản ánh vai trò của quần chúng tín đồ PGHH và công tác
Hòa Hảo vận của của Đảng bộ An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước [40].
Luận án tiến sỹ lịch sử “Phật giáo Hòa Hảo - hệ thống giáo hội và các tổ
chức chính trị, quân sự thời kỳ 1945-1975” của tác giả Lâm Quang Láng bảo vệ
thành công năm 2007. Tiếp cận dưới góc độ khoa học lịch sử, tác giả một lần nữa
khắc họa lịch sử hình thành và phát triển của PGHH, trong đó đi sâu nghiên cứu
về hệ thống giáo hội và các tổ chức chính trị, quân sự thời kỳ trước 1975 của
PGHH [55].
Nghiên cứu về PGHH dưới góc độ khoa học an ninh thời gian qua đã có
nhiều công trình có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Tác giả Trương Như
Vương với đề tài cấp Bộ: “Phật giáo Hòa Hảo – Những vấn đề đặt ra cho công
tác an ninh – trật tự hiện nay” nghiệm thu năm 1997. Đề tài khái quát lịch sử
hình thành, phát triển của PGHH, những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự trong
quá khứ và hiện tại có liên quan đến PGHH. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những

giải pháp trong đảm bảo an ninh trật tự khu vực tập trung tín đồ PGHH [86].
Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác về PGHH dưới góc độ khoa
học an ninh như: nhánh đề tài cấp nhà nước “Âm mưu, hoạt động của Mỹ và các
thế lực thù địch lợi dụng Phật giáo Hòa Hảo chống phá cách mạng Việt Nam và
15


giải pháp của ta” của tác giả Nguyễn Thanh Hà nghiệm thu năm 2004; Đề tài
cấp Bộ “Hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng Phật giáo Hòa Hảo xâm
phạm an ninh trật tự trong tình hình mới – giải pháp phòng ngừa và đấu tranh
của lực lượng công an” của tác giả Phạm Đức Toàn nghiệm thu năm 2005.
Luận án tiến sỹ “Quản lý nhà nước về an ninh đối với hoạt động của Phật giáo
Hòa Hảo vùng Tây Nam bộ" của tác giả Đỗ Quang Vinh bảo vệ thành công năm
2014. Tiếp cận dưới góc độ khoa học quản lý nhà nước, tác giả đã khái quát được tình
hình, đặc điểm hoạt động của PGHH vùng Tây Nam bộ có liên quan đến công tác
quản lý nhà nước về an ninh. Tác giả cũng trình bày, phân tích, đánh giá các hoạt
động quản lý nhà nước về an ninh đối với PGHH thời gian qua, đồng thời, đưa ra
những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh đối với
hoạt động của PGHH vùng Tây Nam bộ.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về PGHH đã khái quát được bức tranh
toàn cảnh về nguyên nhân hình thành, phát triển một tôn giáo mới, đồng thời chỉ
ra vai trò của quần chúng tín đồ, chức năng xã hội, và ảnh hưởng của PGHH đối
với đời sống, văn hóa tinh thần người dân khu vực Tây Nam bộ. Ngoải ra, các
công trình nghiên cứu cũng đã khắc họa được chân dung Giáo chủ Huỳnh Phú
Sổ, nội dung giáo lý, giáo luật, các hình thức sinh hoạt, tu tập và hoạt động quản
lý Nhà nước về an ninh trật tự đối với PGHH. Tất cả các kết quả nghiên cứu này
được tác giả kế thừa có chọn lọc trong nội dung chương 2, cơ sở lý luận và đề
xuất các kiến nghị ở phần kết luận.
1.3. Những công trình nghiên cứu về tâm lý tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
Nghiên cứu về PGHH đã được các nhà khoa học tiếp cận dưới nhiều góc độ

khác nhau như: dân tộc học, tôn giáo học, khoa học an ninh, khoa học lịch sử…
Tuy nhiên, tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học còn rất hạn chế.
Một số công trình khoa học nghiên cứu về tâm lý tín đồ PGHH có thể kể
đến như sau:
Luận án Phó tiến sỹ chuyên ngành dân tộc học “Đời sống xã hội và tâm lý
nông dân người Việt ở làng Hòa Hảo tỉnh An Giang trước và sau năm 1975” của
tác giả Phạm Bích Hợp bảo vệ thành công năm 1996. Đề tài tuy không đề cập
16


×