Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

ĐÌNH LÀNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 116 trang )

Header Page 1 of 137.

MỤC LỤC………………………………………………..1
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………. .3
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………...3
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………......4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu…………………………..5
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...5
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………….6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn………………………………………… .8
7. Bố cục của luận văn……………………………………………………...8

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN…………………….10
1.1.

Cơ sở lý luận………………………………………………………..10
1.1.1. Khái niệm đình làng………………………………………....10
1.1.2. Nguồn gốc và chức năng đình làng…………………………10
1.1.2.1. Nguồn gốc của đình làng…………………………...10
1.1.2.2. Chức năng của đình làng…………………………....12

1.2.

Cơ sở thực tiễn……………………………………………………....14
1.2.1. Tổng quan đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh……………14
1.2.2. Một số đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh………………..15
1.2.3. Đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh………………………39

CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH…………………………………………………………….42
2.1. Gía trị lịch sử……………………………………………………42


2.2. Gía trị nghệ thuật………………………………………………...44
2.2.1. Nghệ thuật kiến trúc…………………………………….44
2.2.2. Nghệ thuật trang trí và điêu khắc……………………….50
2.3. Gía trị tâm linh…………………………………………………...55
2.4. Gía trị cố kết cộng đồng………………………………………….58
2.5. Gía trị giáo dục…………………………………………………...61

Footer Page 1 of 137.

1


Header Page 2 of 137.

CHƢƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA
ĐÌNH LÀNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH……………………………………………………………..68
3.1. Tác động của đô thị hóa đến đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh…….68
3.1.1 Tác động đến cảnh quan, không gian thờ tự…………………....69
3.1.2. Tác động đến kiến trúc…………………………………………70
3.1.3. Tác động đến hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng…….77
3.2. Bảo tồn giá trị văn hóa của đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh
trong bối cảnh đô thị hóa……………………………………………..78
3.3. Phát huy giá trị văn hóa của đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh
trong bối cảnh đô thị hóa……………………………………………..85
KẾT LUẬN…………………………………………………………………88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….92
PHỤ LỤC…………………………………………………………………...98

Footer Page 2 of 137.


2


Header Page 3 of 137.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa, vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc và việc
giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là mối quan tâm của nhiều quốc gia
trong quá trình giao lưu và hội nhập. Trong Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa
VIII), Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn
hóa: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc. “Phát triển mà không giữ được bản sắc thì sẽ bị đồng hóa. Bị
đồng hóa chẳng những dễ đánh mất mình, mà còn để mất đi nhân tố xúc tác
sự phát triển. Nhân loại trong sự tồn sinh và phát triển của mình cũng dựa vào
sự sánh vai và cạnh tranh của những bản sắc”[28; tr109].
Văn hóa truyền thống có sức sống mãnh liệt, dù trải qua bao thế kỷ
nhưng khi nhắc đến văn hóa làng xã Việt Nam chúng ta vẫn không quên nhắc
đến hình ảnh rất đặc trưng “cây đa, bến nước, sân đình”.
“Qua đình ngã nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” (ca dao)
Đình làng là một trong những loại di tích lịch sử văn hóa thuộc loại
hình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng. Đó là ngôi nhà chung của cư dân mỗi làng
xã người Việt trước đây, là một trung tâm tín ngưỡng, hoạt động văn hoá, ẩn
chứa nhiều giá trị đặc sắc mà chúng ta cần tìm hiểu và nghiên cứu, để góp
phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của
con người.
Ở Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, hình ảnh mái đình đã trở nên
quen thuộc trong tâm trí của nhiều người. Đình không chỉ là nơi thờ tự những

bậc thánh nhân và những người có công với làng xã, mà còn là nơi gắn kết
cộng đồng, gởi gắm niềm tin và lưu giữ ký ức về làng quê của mỗi con người.
Thời kỳ đầu mở đất, lưu dân phải chống chọi với nhiều thế lực của tự nhiên,

Footer Page 3 of 137.

3


Header Page 4 of 137.

với rừng sâu nước độc. Vì thế, việc hình thành làng xã và xây dựng đình được
xem là những bước cơ bản trong công cuộc định cư.
Những ngôi đình Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh trải qua bao
thăng trầm cùng những biến cố lịch sử. Qua hai cuộc chiến tranh chống thực
dân Pháp và Mỹ, nhiều ngôi đình ở Sài gòn – Thành phố Hồ Chí Minh bị tàn
phá. Từ năm 1986, nhà nước Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước,
bước vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nhiều giá trị văn hóa được phục
hồi, nhằm tạo thành nội lực, vừa khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa
vững vàng hòa nhập mà không bị hòa tan với nền văn hóa khác trong bối cảnh
toàn cầu hóa.
Hiện nay, xu thế phát triển kinh tế, đô thị hóa và quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam những giá trị văn hóa truyền thống và các di
sản văn hóa đang đứng trước nguy cơ hủy hoại. Giải quyết thỏa đáng mối
quan hệ giữa quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa và văn hóa
nói chung, giữa bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và phát triển đô thị nói riêng là
vấn đề mang tính toàn cầu, được quan tâm ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là
đối với các nước đang phát triển và hội nhập như Việt Nam.
Bảo tồn di tích và các giá trị văn hóa truyền thống ngày nay đã trở
thành một hoạt động không thể thiếu của xã hội văn minh. Bảo tồn với mục

đích là giữ gìn, bảo lưu các tài sản văn hóa có giá trị còn góp sức nuôi dưỡng
cuộc sống đương đại, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, để tiếp tục
chuyển giao các giá trị ấy cho thế hệ mai sau. Công tác bảo tồn mang đậm
chất nhân văn, là một nhân tố hết sức quan trọng của sự phát triển bền vững.
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Đình làng ở Thành phố Hồ
Chí Minh trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay” để nghiên cứu làm luận văn tốt
nghiệp cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Footer Page 4 of 137.

4


Header Page 5 of 137.

Nghiên cứu các đặc trưng về đình làng tại Thành phố Hồ Chí Minh,
hiểu vị thế của đình làng trong đời sống người dân Thành phố Hồ Chí Minh
để tìm giá trị nhằm phát huy và bảo tồn những giá trị văn hóa của đình làng
trong bối cảnh đô thị hóa.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu giá trị của đình làng trong đời sống người dân qua khảo
sát một số đình tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đình làng ở
Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ đình trong đời sống sinh hoạt văn hóa của cư dân
Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đô thị hóa.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đình tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là khảo sát tại
quận trung tâm: đình Chí Hòa (phường 12, quận 10), đình cổ nhất: đình
Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp), quận ven: đình Bình Hòa
(phường 12, quận Bình Thạnh), quận ven: đình Phong Phú (phường 12, quận
9), vùng ven đô: đình Bình Trường (xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh).
Về thời gian: Từ năm 1986 cho đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu hoàn thành luận văn, tác giả vận dụng phương pháp so
sánh lịch sử. Với phương pháp này, tác giả sẽ so sánh về phong cách kiến
trúc, nghệ thuật trang trí, hình thức thờ cúng, lễ hội đình ở Thành phố Hồ Chí
Minh, làm rõ những biến đổi của đình. Từ đó tìm giải pháp bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa của đình trong bối cảnh đô thị hóa.
Ngoài ra phương pháp khảo sát thực địa cũng được vận dụng để thu
thập tư liệu thực tiễn của đình ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã thực

Footer Page 5 of 137.

5


Header Page 6 of 137.

hiện khảo sát ở các ngôi đình tiêu biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh, gặp gỡ,
phỏng vấn thu thập tư liệu từ người dân, thành viên các Ban Trị sự đình và
cán bộ địa phương.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đình làng và các lĩnh vực văn hóa truyền thống có liên quan đến đình
làng luôn là đề tài được các nhà nghiên cứu sử học, kiến trúc, mỹ thuật quan
tâm.

Họa sĩ Lê Thanh Đức với Nét đẹp đình làng Nhà xuất bản Mỹ thuật
giới thiệu bức tranh toàn cảnh với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc truyền
thống qua các ngôi đình làng ở Việt Nam.
Tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự với “Đình Việt Nam” Nhà xuất
bản Thành phố Hồ Chí Minh 2002 giới thiệu kiến trúc các ngôi đình tiêu biểu
và hội làng truyền thống một số nơi ở Việt Nam.
Cuốn “Đình, Chùa, Lăng Tẩm nổi tiếng Việt Nam” của Trần Mạnh
Thường chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1999 đã giới thiệu
lịch sử kiến trúc các thành lũy, đền, tháp, đình… trên đất nước Việt Nam từ
xưa đến nay, trong đó có một phần giới thiệu về các ngôi đình đã được xếp
hạng quốc gia.
Đình làng cũng là đề tài được nhà nghiên cứu Trịnh Cao Tưởng quan
tâm nghiên cứu với bài viết: Kiến trúc đình làng trên Tạp chí Khảo cổ học số
2/1989.
Cuốn “Sổ tay hành hương đất phương Nam” Nhà xuất bản Văn hóa dân
tộc, 2012 cho ta thấy được phần nào kiến trúc đình Nam Bộ, hiểu rõ hơn về
đồ thờ tự trong ngôi đình Nam Bộ xưa.
Trong cuốn “Đình, miếu và lễ hội dân gian Miền Nam” Nhà xuất bản
Đồng Tháp năm 1994, tác giả Sơn Nam đã giới thiệu về nghệ thuật kiến trúc
và trang trí trong các ngôi đình ở Miền Nam.

Footer Page 6 of 137.

6


Header Page 7 of 137.

Tác giả Huỳnh Ngọc Trảng với cuốn “Đình Nam Bộ xưa và nay” giới
thiệu nét đẹp đình Nam Bộ qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và lễ hội dân

gian truyền thống của người dân Nam Bộ.
Đối với đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong cuốn “Một số cơ
sở tín ngưỡng dân gian” của Ban Quản lý di tích lịch sử Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2001 đã giới thiệu một cách khái quát những nét tiêu biểu về hoạt
động tín ngưỡng dân gian ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình “Đình ở Thành phố Hồ Chí Minh” Nhà xuất bản Trẻ, năm
2004 của Hồ Tường và Nguyễn Hữu Thế là tập hợp những kiến thức từ thực
tế cũng như từ thư tịch, nhằm giới thiệu đến người đọc kiến trúc đình, tín
ngưỡng trong đình, lễ hội đình và đình trong đời sống văn hóa của người dân
ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân với cuốn “Văn hóa làng xã trước sự thách
thức của đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Trẻ năm
1999, đề cập đến số phận của đình trước cơn lốc đô thị hóa của Thành phố Hồ
Chí Minh. Kiến trúc của đình bị xâm phạm cả về kiểu dáng lẫn về cảnh quan.
Hiện tượng bê tông hóa, sự thay đổi kiểu dáng qua những lần sửa chữa, sự thu
hẹp diện tích làm kiến trúc đình của thành phố ngày càng pha tạp, xa dần sự
thống nhất và cổ kính.
Luận án tiến sĩ của Quách Thu Nguyệt với “Hội đình của người Việt ở
Thành phố Hồ Chí Minh” (Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí
Minh, 1996). Tập trung nghiên cứu với các nghi thức, lễ nghi cùng các sinh
hoạt tín ngưỡng của người dân Thành phố Hồ Chí Minh, để thấy được đặc
trưng văn hóa, cá tính, nét biểu trưng của cư dân thành phố thể hiện qua các
sinh hoạt, lễ hội truyền thống trong đình.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu và bài viết trên đã đề cập khá
toàn diện nét đẹp của những ngôi đình làng và đây có thể xem là một đề tài
không mới ở hệ thống tổng quát. Tuy vậy chưa có một công trình nào chuyên

Footer Page 7 of 137.

7



Header Page 8 of 137.

sâu, nghiên cứu tác động mạnh mẽ của đô thị hóa đến những ngôi đình làng
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về di
sản văn hóa đình làng. Luận văn rút ra những đặc trưng của đình làng, làm rõ
vai trò của đình làng trong đời sống văn hóa của người dân, những thay đổi
của đình tại Thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của đô thị hóa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những nghiên cứu rút ra của tác giả (liên quan góc độ chuyên ngành
như: Kiến trúc, mỹ thuật, du lịch) góp phần vào công tác giữ gìn và phát huy
giá trị văn hóa của đình tại Thành phố cũng như các di sản văn hóa của dân
tộc Việt Nam nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được phân bổ trong 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Trong chương này tác giả trình bày một số vấn đề về lý thuyết. Đó là
các khái niệm cơ bản của đình làng, nguồn gốc ra đời và chức năng của đình
làng. Trình bày tổng quan đình làng, phân bố đình, một số đình tiêu biểu và
bối cảnh đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh từ sau 1986.
Chương 2: Gía trị văn hóa đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương này tác giả nghiên cứu về giá trị lịch sử suốt thời kỳ hình thành
và phát triển của đình, giá trị kiến trúc, nghệ thuật trang trí của ngôi đình, giá
trị tâm linh từ những buổi đầu khai phá vùng đất mới và giá trị gắn kết cộng
đồng, cùng nhau xây dựng làng xã để tưởng nhớ công ơn của Thần Hoàng

làng cũng như những bậc thánh hiển linh đến những người có công với nước
với dân. Ngoài ra nghiên cứu đình còn cho thấy giá trị giáo dục, các thế hệ đi

Footer Page 8 of 137.

8


Header Page 9 of 137.

sau luôn tưởng nhớ đến ông cha để phát huy những giá trị truyền thống tốt
đẹp.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đình làng trong quá
trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong chương này tác giả nêu lên những tác động của đô thị hóa đến
đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh như: không gian thờ tự, kiến trúc, hình
thức sinh hoạt của cộng đồng. Từ đó đưa ra những nội dung, hình thức, giải
pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đình làng trong bối cảnh
đô thị hóa hiện nay.

Footer Page 9 of 137.

9


Header Page 10 of 137.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm đình làng
Đình làng là ngôi nhà chung của cả làng, là biểu tượng của tính cộng
đồng. Từ thế kỷ XII, triều Lý đã ra chiếu quy định “mỗi làng xã trong cả nước
phải dựng riêng một ngôi đình” [21, tr.11].
Đình là một trong những kiến trúc tiêu biểu cho bản sắc văn hóa Việt
Nam, mỗi làng Việt Nam đều có một ngôi đình để thờ phụng Thần Thành
Hoàng – vị thần phù hộ cho tất cả thành viên trong làng. “Đình là nhà công
cộng của làng thời trước, dùng làm nơi thờ thần Thành hoàng và họp việc
làng (thường là nhà to, rộng nhất làng)” [Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ
biên,Viện Ngôn ngữ học – Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2000].
Đình làng còn là nơi sinh hoạt tinh thần của cộng đồng làng. Là nơi gửi
gắm tình cảm hay nói đúng hơn là điểm giao cảm chung của mọi thành viên
trong cộng đồng để từ đó tạo nên mối gắn kết nhân ái và tình nghĩa. Chính vì
vậy, môi trường không gian của loại hình kiến trúc này khác hẳn và gần như
đối lập với môi trường không gian của các kiến trúc thờ cúng khác”. Nó
không thể trang trọng và thâm nghiêm quá hoặc cũng không xa cách, cách
biệt với thế tục. Ngược lại, nó phải hòa nhập vào trong cuộc sống dân dã mà
gắn kết với xã hội của làng xóm” [54; tr.35].
1.1.2. Nguồn gốc và Chức năng của đình làng
1.1.2.1. Nguồn gốc của đình làng
Thời điểm xuất hiện và nguồn gốc của đình làng Việt Nam đến nay vẫn
có nhiều giả thuyết khác nhau. Từ “đình” xuất hiện sớm nhất trong lịch sử
Việt Nam là vào thế kỷ II, thế kỷ III. Trong “Lục bộ tập kinh” của Khang
Tăng Hội có đoạn: “Đêm đến ông lặng lẽ chốn đi. Đi hơn trăm dặm vào nghỉ
ở một ngôi đình trống. Người giữ đình hỏi: “Ông là người nào”. Ông trả lời:

Footer Page 10 of 137.

10



Header Page 11 of 137.

“Tôi là người xin nghỉ nhờ”... [45; tr 19]. Chi tiết “ngôi đình trống” trong
đoạn văn trên cho ta cơ sở khẳng định đó là trạm nghỉ chân dọc đường, còn
chi tiết “người giữ đình” cho ta giả thiết đó là ngôi đình là nhà công cộng của
làng xã. Tuy nhiên, giả thiết này còn thiếu chắc chắn.
Như vậy, đình trạm là hiện tượng phổ biến ít nhiều từ thế kỉ thứ II.
Thời nhà Đinh, ở cố đô Hoa Lư đã có dựng đình cho sứ thần nghỉ chân trước
khi vào chầu vua. Đến đời Trần, đình với tư cách là trạm nghỉ chân được ghi
trong Đại Việt sử kí toàn thư: “Thượng hoàng xuống chiếu rằng, trong nước
ta, phàm chỗ nào có đình trạm đều phải tô tượng phật để thờ. Trước là tục
nước ta, sau là vì nắng mưa nên làm đình để cho người ta đi đường nghỉ chân,
trát vách bằng vôi trắng gọi là đình trạm” [45; tr 19].
Dưới thời nhà Lê, đình làng đã phát triển. Một sự kiện quan trọng dưới
thời Lê Thánh Tông đã được Hồng Đức thiên chính ghi chép lại về việc lập
đình như sau: “Người giàu đã bỏ tiền làm đình hay công đức làm chùa. Thế
mà (người sau giữ việc hậu) không biết đền đáp ơn đức, chỉ lừa người lấy của,
chẳng bao lâu, tình nhạt lễ bạc, quên cả lời đoan, sinh thói bạc ác hoặc bỏ cả
giỗ chạp, không như đời trước, hoặc là làm cỗ bàn không như khoán ước,
hoặc năm thì trước năm thì sau, không đúng tháng hoặc trẻ thì lạy lớn thì
không, chẳng đồng lòng. Vậy con cháu đặt hậu ở đình hay ở chùa mà thấy kẻ
giữ ở hậu có trái lễ thì trình báo với nha môn để thu lại tiền công đức” [45; tr
15-16].
Đình làng Việt Nam như một kiến trúc văn hóa bản địa nhưng nó
không phải gắn liền với thời nguyên thủy xa xưa mà trải qua những biến đổi
tiệm tiến trong dòng chảy lịch sử từ cái đình trạm có chức năng thế tục để dần
dần có thêm tín ngưỡng thờ Phật vào thời Trần và rồi đảm nhận chức năng
làm nơi thờ Thành hoàng để rồi từ đó, ngôi đình làng trở thành biểu tượng văn
hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người Việt vào

thế kỷ XV.

Footer Page 11 of 137.

11


Header Page 12 of 137.

1.1.2.2. Chức năng của đình làng
Đình làng là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng tổng hợp, có ba chức
năng: Tín ngưỡng, hành chính, văn hóa. Rất khó để xác định chức năng nào
có trước, chức năng nào được bổ sung. Hơn nữa, ba chức năng đan xen, hòa
quyện với nhau đến mức khó có thể phân biệt.
Chức năng tín ngƣỡng
Đình làng có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người
dân về văn hóa tín ngưỡng, là công trình công cộng của làng xã, nơi ngự trị
Thành hoàng - vị thần mà trong tâm thức mỗi người dân làng, luôn phù trợ,
bảo vệ cho làng khỏi những biến cố, khó khăn trong cuộc sống. Vị thần này
đã mang đến cho người dân cảm giác yên tâm vững vàng vì cả làng đang sống
trong sự che chở của Thành hoàng.
Chính vì lẽ đó mà ngôi đình trở thành nơi linh thiêng, trang nghiêm của
làng và từ đây mọi sinh hoạt văn hóa của làng đều được tổ chức tại đình làng.
Đình trở thành nơi cố kết cộng đồng, là nơi mọi người dân trong làng thể hiện
tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong việc thờ tế Thành hoàng cũng như mọi
sinh hoạt văn hóa khác.
Chức năng hành chính
Đình làng còn là nơi sinh hoạt cộng đồng của dân làng, là nơi làm việc
của chính quyền địa phương, vì vậy đình làng còn được gọi là “nhà việc”,
“nhà làng”. Những buổi họp bàn công việc chung trong làng, nhất là bàn

chuyện lễ hội làng được diễn ra ở đình làng với sự tham dự của dân làng.
Thực tế là cánh đàn ông trên 18 tuổi - tuổi được coi là đinh tráng - trong
những cuộc họp dưới sự chủ trì của các vị Hương chức, mọi người có quyền
bình đẳng và tự do bày tỏ ý kiến về việc chung của làng, những sự bất đồng
được thu xếp và hòa giải, lợi ích cộng đồng làng được coi trọng. Đình làng là
nơi làm việc của bộ máy hương chức làng, và là nơi tiếp khách chung của
làng. [PGS. TS Phan An, Tính cộng đồng làng xã như một giá trị Việt Nam và

Footer Page 12 of 137.

12


Header Page 13 of 137.

những hệ quả của nó, “Kỷ yếu hội thảo in thành sách “Một số vấn đề về hệ
giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại”]
Đình làng thực sự là trụ sở hành chính - nơi mọi công việc về hành
chính của làng đều được tiến hành ở đó. Từ việc xét xử các vụ tranh chấp,
phạt vạ, khao vọng, từ thu tô thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh. Chủ
thể tiến hành các hoạt động hành chính ở đình làng là các vị có chức danh
Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý, Trưởng tuần và các viên quan của Hội đồng
hương kì, kì mục. Cơ sở để giải quyết các công việc của làng được dựa vào lệ
làng hoặc hương ước. Hương ước là một hình thức luật tục. Gắn với hoàn
cảnh, phong tục, tập quán lâu đời của từng làng mà nhân dân có các bộ luật
nhà nước không thể bao quát được.
Chức năng văn hóa
Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng. “Cây đa, bến
nước, sân đình” đã đi vào tâm hồn của người dân quê.
Về mặt kiến trúc đình là một trong những công trình kiến trúc quan

trọng của làng, là bộ mặt của làng nên việc xây dựng đình to đẹp, cho uy nghi,
bề thế luôn được cộng đồng người dân trong làng chú trọng, chính vì thế
trong dân gian lưu truyền những câu: “To như cái đình”; “To như cột đình”,
“Chuyện tày đình”... Kích cỡ, quy mô, hình dáng của đình là niềm tự hào về
tài hoa, về tiềm năng, uy thế của nhân dân làng đó. Ngoài ra đình làng là nơi
tập trung các tác phẩm điêu khắc độc đáo, đề tài thông thường là long, ly,
quy, phượng (tứ linh) hay tùng, cúc, trúc, mai; vân mây, song nước, đặc biệt
là hình ảnh về hoạt cảnh dân gian như chọi gà, đánh đu, chèo thuyền, đánh
vật… những hình ảnh thân thuộc ở làng quê.
Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội. Làng vào hội
cũng được gọi là vào đám, là hoạt động có quy mô và gây ấn tượng nhất trong
năm đối với dân làng. Ở các làng quê Việt Nam còn có hội chùa, hội đền

Footer Page 13 of 137.

13


Header Page 14 of 137.

nhưng phần lớn là hội làng được diễn ra ở đình làng gắn với đời sống của dân
làng. Lễ hội bao gồm hai phần chính là: Phần lễ và phần hội:
Lễ là các hoạt động có tính nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng.
Hội là hoạt động mang tính giải trí, gắn liền với thế tục, nghệ thuật, thể
dục, thể thao. Nhưng trong một số trò chơi hội làng cũng có ý nghĩa tâm linh,
gắn với mục đích cầu mưa, cầu mùa. Lễ hội ở làng diễn ra “xuân thu, nhị kì”
vào các dịp nông nhàn. Lễ hội phần lớn vào tháng Giêng, có nơi vào tháng
hai, tháng ba âm lịch. Lễ hội thu thường vào tháng bảy, tháng tám. Đó là hai
lễ hội lớn, còn trong năm người ta cúng lễ Thành Hoàng làng.
Cho đến nay, cúng đình và lễ hội vẫn là hình thức sinh hoạt cộng đồng

tiêu biểu ấn tượng nhất của làng xã. Trong sinh hoạt tín ngưỡng đó, người dân
vẫn tin vào sự phù hộ của các vị thần trong mùa màng và đời sống.
Đình làng là một biểu tượng của tính cộng đồng, dân chủ của làng xã.
Ngôi đình là trung tâm văn hóa của làng mà thể hiện cô đọng nhất là lễ hội.
Qua thực tế, không phải ngay từ đầu đình làng đã có đầy đủ các chức
năng trên mà những chức năng này dần xuất hiện theo nhu cầu đời sống người
dân trong các làng, những chức năng trên không bao giờ tách biệt, mà đan xen
hòa quyện, gắn bó với nhau.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Theo nhà văn Sơn Nam: “Có đình thì mới tạo được thế đứng, gắn bó
vào cộng đồng dân tộc và càn khôn vũ trụ. Bằng không thì chỉ là lục bình trôi
sông, một dạng lưu dân tập thể” [34; tr.21]. Cho nên, họ “lập làng ở đâu dựng
đình ở đó”. Với người Nam bộ, đình vốn là một hình thái tín ngưỡng dân gian
thâm nhập vào đời sống cộng đồng và sớm trở thành biểu tượng văn hóa đặc
sắc.
Những ngôi đình ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp nối truyền thống
tín ngưỡng Bắc, Trung: Thờ thần Thành Hoàng làng và là công sở của bộ máy

Footer Page 14 of 137.

14


Header Page 15 of 137.

hành chính thôn xã. Chức năng công sở này của đình làng đã được nhắc đến
với sự kiện Vua Minh Mạng ban hành mười điều giáo hóa dân chúng vào năm
1834: “Dân các xã thôn thì đều đặt một hương án ở gian chính giữa đình làng
để đặt bản huấn điều vua ban. Các trưởng mục, than hào xã thôn ấy phải khan

áo chỉnh tề đến sân đình làm lễ năm lạy, rồi chỉ bảo nhân dân theo thứ tự ngồi
yên mà nghe, giảng đọc khắp một lượt, xong rồi ra sân làm lễ năm lạy” [54;
tr.14].
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn khoảng hơn 270 ngôi đình, [Phụ
lục 1] nằm rải rác khắp các địa bàn dân cư, ít nhất ở quận Phú Nhuận (chỉ có
1 đình, đình Phú Nhuận), nhiều nhất ở huyện Bình Chánh (khoảng 60 đình), ở
trung tâm quận 1 còn khoảng 10 đình. Sự phân bố rộng khắp ấy cho thấy đình
thần ngày trước có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của dân cư vùng
đất Bến Nghé – Gia Định. Trong đó có 9 đình được xếp hạng di tích lịch sử
văn hóa quốc gia gồm: đình Minh Hương Gia Thạnh (quận 5), Nghĩa Nhuận
(quận 5), Bình Đông (quận 8), Phong Phú (quận 9), Chí Hòa (quận 10), Phú
Nhuận (quận Phú Nhuận), Thông Tây Hội (quận Gò Vấp), Trường Thọ (quận
Thủ Đức), Bình Hòa (quận Bình Thạnh).
1.2.2. Một số đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Đình Thông Tây Hội
Đình Thông Tây Hội được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích
kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1998, là ngôi đình được xem là cổ nhất
ở Thành phố Hồ Chí Minh Chí Minh hiện nay, tọa lạc số 107/1 đường Thống
Nhất, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh (hình 1.1).
Tên Thông Tây Hội là do ghép từ tên hai làng Hanh Thông Tây và An
Hội. Khi hai làng này sát nhập năm 1944 thì đình làng Hanh Thông Tây Hội
được chọn làm ngôi đình chung và từ đó mang tên Thông Tây Hội.
Đình Thông Tây Hội tọa lạc trên một khu đất rộng 5.188 m2 công trình
xây dựng theo kiểu tam quan. Đình được lợp bằng ngói âm dương vì kèo chịu

Footer Page 15 of 137.

15



Header Page 16 of 137.

lực bằng gỗ, nền lót gạch tàu, phần kiến trúc của đình tạo thành hai trục song
song với nhau.
Trục chính là trục dài gồm: võ ca, nhà chầu, tiền điện, chính điện. Trục
phụ là trục ngắn gồm: nhà hội sở, nhà túc, nhà bếp.
Võ ca là nơi xây chầu hát bội trong những dịp lễ Kỳ Yên (hình 1.2).
Trung điện và chính điện nối liền nhau bởi không gian bên trong phân
biệt nhau bởi hai nóc mái. Trong đó có 48 cột, chia thành 8 dãy, mỗi dãy có 6
cột. Phần chính điện là nơi quan trọng nhất tôn nghiêm nhất trong ngôi đình.
Trên nóc chính điện có trang trí lưỡng long triều nguyệt bằng gốm.
Chính điện đặt khám thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Khám thờ được
trang trí đường diềm với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, theo đề tài lưỡng
long triều nguyệt và lân- ly - quy - phượng, sơn son thếp vàng (hình 1.3).
Hai bên khám thờ thần có hai khám thờ nhỏ hơn cũng đươc chạm khắc
tinh xảo, đó là bàn thờ hữu ban và tả ban (hình 1.4), (hình 1.5), ( hình 1.5a).
Trước ba khám thờ tại chính điện có ba hương án bày đồ tam sự, một lư đồng,
hai chân đèn, giá đúc bát nhang lọ hoa, bày võng lọng, lỗ bộ và hai con hạc
đứng trên lưng rùa.
Hai bên vách tường chính điện được bố trí mỗi bên ba bệ thờ, đó là bệ
thờ Phúc Thần, Tiên Sư, Tiền Hiền, Hậu Hiền, liệt sĩ, Bạch Mã.
Các đầu kèo ở phần chính điện được chạm khắc đầu rồng, cành mai có
ba bao lam ở giữa chạm theo đề tài mẫu đơn trĩ.
Ở giữa chính điện có bức hoành đề: “Chung linh lưu tú” chạm thủng,
thiếp vàng, chữ sơn son được khắc nổi lên trên.
Cặp đối được làm từ thân cây dừa viết bằng Hán Tự phiên âm.
“Hanh phong phúc địa, huy hoàng đáo xứ quảng hồi
Thông hiển đức thiên, đăng chúc dân an cộng lạc.”
Có nghĩa là:
Tốt lành phúc đất, huy hoàng khắp chốn điểm tô


Footer Page 16 of 137.

16


Header Page 17 of 137.

Sáng sủa đức trời, no ấm nhân dân an lạc [35; tr.123].
Đình Thông Tây Hội thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh - vị thần đó là
Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương con vua Lý Thái Tổ.
Cùng thờ chung trong đình còn có: Thần Phúc Đức, Thần Nông, Thần
Hổ, Ngũ Hành, Bà Chúa Xứ, Tiên Sư, Tiền Hiền, Hậu Hiền
Ngày lễ lớn nhất trong năm là lễ Kỳ Yên được tổ chức trong hai ngày
14,15 tháng 8 âm lịch. Cùng với hoạt động tín ngưỡng thờ cúng của nhân dân,
đình Thông tây hội là nguồn tư liệu phong phú sinh động phản ánh về đời
sống kinh tế văn hóa của cư dân vùng Gò Vấp, một vùng dân cư hình thành
tương đối sớm ở Sài Gòn - Gia Định. Trong đình còn lưu giữ 37 hiện vật cổ
có giá trị.

(hình 1.1). Đình Thông Tây Hôi, quận Gò Vấp( Nguồn: Tác giả)

Footer Page 17 of 137.

17


Header Page 18 of 137.

(hình 1.2). Võ ca đình Thông Tây Hội.(Nguồn: Tác giả)


(hình 1.3) Chánh điện đình Thông Tây Hội ( Nguồn: Tác giả)

Footer Page 18 of 137.

18


Header Page 19 of 137.

(hình 1.4) Bàn thờ bên phải. ( Nguồn: Tác giả)

(hình 1.5) Bàn thờ bên trái. ( Nguồn: Tác giả)

Footer Page 19 of 137.

19


Header Page 20 of 137.

(hình 1.5a) ( Nguồn: Tác giả)
- Đình Chí Hòa
Đình Chí Hòa tọa lạc số 475/77 Đường Cách Mạng Tháng Tám,
Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngày 28 tháng 6 năm 1996,
Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin ký Quyết định số 1460- QĐ/VH, công nhận
đình Chí Hòa là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc Gia (hình 1.6a), ( hình
1.6b).
Đình Chí Hòa được xây dựng trên gò cao thuộc thôn Hòa Hưng xưa, có
địa danh gò “Bầu Tròn”. Đình là nơi thực hiện đời sống tâm linh tưởng nhớ vị

Thần đã che chở cho thôn Hòa Hưng bình an, mưa thuận gió hòa và tưởng
nhớ các vị Tiền Hiền, Hậu Hiền có công mở đất và xây dựng đình.
Thần cai quản thôn Hòa Hưng được vua Tự Đức phong sắc đầu năm
1853 và được bá tánh thờ cúng tại Đình Chí Hòa là Thần Thành Hoàng Bổn
Cảnh. Tại sân đình có bức bình phong, mặt trước thờ thần hổ đắp nổi, mặt sau
thờ vị thần Nông, hai bên có kỳ lân phủ phục.

Footer Page 20 of 137.

20


Header Page 21 of 137.

Võ ca của đình có hai bức tranh vẽ treo hai bên vách miêu tả ngôi
trường và lớp học của cụ Võ Trường Toản để ghi nhận và biết ơn công đức
của Võ Tiên Sinh trong sự nghiệp đào tạo nhân tài cho hậu thế. Tại đây có câu
điếu của học trò khóc thầy.
“Sinh tiền giáo huấn đắc nhân, vô tử như hữu tử
Một hậu thanh danh tạ thế, tuy vong giả bất vong”
Nghĩa là:
“ Lúc sinh thời dạy dỗ được người, thấy không có con cũng như có con
Khi mất tiếng vang còn tại thế, thầy tuy mất mà không mất” [35; tr.67].
Chính điện là bàn thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh được tượng trưng
bằng
chữ “Thần” đặt trong lồng kính phủ nhũ vàng, ở phía trên bức hoành có ghi:
“Thần minh chính trực” (hình 1.7), (hình 1.8).
Cửa chính điện chỉ mở vào dịp lễ Kỳ Yên hàng năm để tế lễ cúng thần,
mọi người cúng bái và hội đình tổ chức hát chầu, các hiện vật cổ quý hiếm
được bày thờ ở chính điện có hộp gỗ mun đựng sắc phong, ngai thờ, võng, áo

mão, tàn lọng, ngựa thần, bát bửu, lỗ bộ, chiêng… Tại đây có bàn thờ hội
Đồng Nội, hội Đồng Ngoại, thờ Tả Ban, Hữu Ban, Thần Đất, Táo Quân, cố
tiên sinh Võ Trường Toản đều được làm bằng gỗ quý có chạm khắc hoa văn.
Trên bàn thờ có hương án, lư đồng, bình hoa,… được bài trí tôn nghiêm
theo quan niệm “Đông Bình, Tây Quả” các bức hoành, đôi bao lam là những
tác phẩm điêu khắc có giá trị cao về văn học nghệ thuật.
Ôm chính điện là hai dãy nhà Đông Lang và Tây Lang, Đông Lang có
khoảng đất trống phía là nơi nối chính điện với nhà túc bằng cửa hông, phiá
sau là phòng nghỉ của ông từ giữ đình. Tây Lang là nơi để long kiệu cùng một
số đồ dùng phục vụ rước sắc thần trong dịp lễ Kỳ Yên hàng năm.
Đông Lang thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền. Bên trái và bên phải, bàn thờ
chính tại nhà túc có hai bàn thờ Tả Ban và Hữu Ban, phía trên tường, mỗi bàn

Footer Page 21 of 137.

21


Header Page 22 of 137.

thờ có bức tranh vẽ bằng sơn dầu với cảnh đường đất đỏ, núi sông, ngôi đình,
mái nhà gợi nhớ kỷ niệm về quê hương, cội nguồn.
Là một trong những đình ở thành phố Sài Gòn xưa, tuy có trùng tu từng
phần theo thời gian khác nhau, đình Chí Hòa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ
xưa của Đình Nam Bộ.
Cấu trúc khối nhà của đình có chính điện võ ca, võ quy và nhà túc.
Chính điện là nhà ba gian vẫn còn bốn cột có đường kính 30cm cao trên
4m. Phần dưới cột nơi tiếp xúc nền nhà được kê đá có hình khối vuông nhằm
chống ẩm mục, mối mọt. Cột được liên kết với xà, kèo, đòn tay bằng phương
pháp đục mộng, chêm nêm theo kỹ thuật thủ công với những đường nét hoa

văn hoàn hảo.
Kết cấu tứ trụ tạo thành bộ khung giữ, chống đỡ vững chắc cho mái nhà
Mái đình lợp ngói âm dương, chính giữa bờ nóc được trang trí “lưỡng
long tranh châu” cùng hai chim phụng làm bằng gốm ở hai bên. Đầu đao bốn
góc được tạo khắc hình đầu rồng, chân xòe ba móng thể hiện thứ bậc vị thần
được vua phong.
Cũng như các đình làng khác ở Việt Nam, nét hay nét đẹp của đình Chí
Hòa vẫn giữ được các nghi thức lễ hội truyền thống. Lễ hội chính trong năm
là lễ Kỳ Yên, lễ được tổ chức trong ba ngày 16, 17,18 tháng 2 âm lịch.
Trong quá trình tồn tại, đình thần thôn Hòa Hưng luôn gắn liền với
những sự kiện lịch sử tại thành phố. Trước 1792, đình là nơi thầy Võ Trường
Toản mở các lớp dạy “Tri ngôn”, “Dưỡng Khí”. Học trò của cụ có nhiều
người thành danh như Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, họ để lại cho đời
những tác phẩm có giá trị lớn như “Gia Định thành thông chí”, “Đại Việt
thống nhất dư địa chí”.
Tưởng nhớ Võ tiên sinh như bậc Tiền Hiền có công hun đúc hào khí
trung dũng, khí tiết, trọng nghĩa khinh tài của người Nam Bộ, hội đình đã đúc
tượng Võ tiên sinh và thờ cúng tại đình Chí Hòa.

Footer Page 22 of 137.

22


Header Page 23 of 137.

Trải qua gần 200 năm tồn tại trên mảnh đất đầy biến động đình Chí
Hòa luôn gắn liền với đời sống văn hóa cộng đồng dân cư nơi đây. Đình Chí
Hòa vẫn giữ được cấu trúc cơ bản cùng những hiện vật đồ vật cổ quý hiếm,
những nghi lễ thờ cúng, lễ hội cổ truyền của người Việt tại Thành Phố Hồ Chí

Minh.

(hình 1.6a) Đình Chí Hòa, quận 10

(hình 1.6b) Đình Chí Hòa, quận 10

Footer Page 23 of 137.

23


Header Page 24 of 137.

(hình 1.7)

(hình 1.8)

Footer Page 24 of 137.

24


Header Page 25 of 137.

- Đình Bình Hòa
Đình Bình Hòa tọa lạc tại số 15/77 Chu Văn An, phường 12, quận Bình
Thạnh. Đình được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Năm 1877, đình
được trùng tu lần đầu tiên đến năm 1924 đình được trùng tu lần thứ hai (hình
1.9a), (hình 1.9b).
Đình được xây dựng trên gó đất cao, quay về hướng đông. Bố cục của

đình Bình Hòa rất điển hình cho kiểu kiến trúc cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh
thế kỷ XVIII – XIX.
Cổng đình được xây dựng theo kiểu Tam Quan. Có bia Ông Hổ, hai
bên là Miếu Ngũ Hành và Miếu Thần Nông, sân đình rộng lát gạch tàu.
Mặt bằng kiến trúc được chia làm hai trục chính song song với nhau có
trục chính và trục phụ. Trục chính có Tiền điện, Trung điện, Chính điện. Trục
phụ nằm bên trái có: Nhà túc, nhà kho, nhà bếp. Giữa hai trục có khoảng
trống Thiên Tỉnh.
Tiền Điện hình chữ nhật, kiểu nhà ba gian hai chái. Tiền Điện có hai
cửa, mỗi cửa có hai cánh sơn son. Từ Tiền điện nhìn vào trong có thể thấy
bốn hang cột cao thẳng tắp, đen bóng có đường kính khoảng 0,35m – 0,4m
cao 6m. Bộ cột như vậy rất hiếm trong các công trình cổ tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
Tại Tiền điện có đặt long đình, long đình bằng gỗ sơn son thếp vàng
được làm như mái đình thu nhỏ.
Trên mái Trung điện ở giữa được trang trí lưỡng long tranh châu, hai
bên là cá chép hóa long bằng gốm tráng men. Mái đình không cong như các
đình, chùa cổ ở miền Bắc, các nét không bay lượn cầu kỳ mà chắc khỏe. Đây
là đặc điểm chung của các công trình kiến trúc cổ miền Nam.
Trên mái Trung điện có hai tầng, làm theo kiểu mái chồng diềm.

Footer Page 25 of 137.

25


×