Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Biểu tượng về đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.98 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
======

NGUYỄN THỊ THÚY

BIỂU TƢỢNG VỀ ĐẤT NƢỚC
TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Công Tài

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Hà Công
Tài - ngƣời thầy đã tận tâm hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc
biệt là các thầy cô giáo Phòng sau Đại học – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
2 đã quan tâm giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin gửi tới ngƣời thân – gia đình, bè bạn – những ngƣời đã luôn động
viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu lời cảm ơn sâu sắc.
Hà Nội, ngày….. tháng …. năm……
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Thúy




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................... 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................... 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................ 9
5. Đóng góp của luận văn. ................................................................................. 9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 10
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 12
Chương 1: BIỂU TƢỢNG THƠ CA VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN KHOA ĐIỀM ................................................................................ 12
1.1. Biểu tƣợng ................................................................................................ 12
1.1.1. Quan niệm về biểu tƣợng ...................................................................... 12
1.1.2. Biểu tƣợng nhìn từ các góc độ khác nhau ............................................. 15
1.1.3. Biểu tƣợng thơ ca .................................................................................. 19
1.2. Hành trình sáng tác thơ của Nguyễn Khoa Điềm .................................... 20
1.2.1 Giai đoạn tuổi trẻ, sinh viên ................................................................... 20

1.2.2. Giai đoạn tham gia kháng chiến chống Mỹ .......................................... 22
1.2.3. Giai đoạn sau kháng chiến chống Mỹ ................................................... 30
Chương 2: CÁC LOẠI BIỂU TƢỢNG VỀ ĐẤT NƢỚC TRONG THƠ
NGUYỄN KHOA ĐIỀM ................................................................................ 35
2.1 Biểu tƣợng về đất nƣớc - nơi cƣ trú .......................................................... 35
2.1.1. Biểu tƣợng thôn, làng, bản .................................................................... 35
2.1.2. Biểu tƣợng phố ...................................................................................... 43
2.2. Biểu tƣợng về đất nƣớc - truyền thống lịch sử, văn hóa .......................... 57


2.2.1. Truyền thống yêu nƣớc, chống giặc ngoại xâm .................................... 57
2.2.2. Truyền thống văn hóa............................................................................ 61
2.3. Biểu tƣợng về đất nƣớc - con ngƣời ........................................................ 70
2.3.1. Biểu tƣợng ngƣời mẹ và em bé ............................................................. 70
2.3.2. Biểu tƣợng ngƣời lính ........................................................................... 74
2.3.3. Biểu tƣợng về nhân dân ........................................................................ 78
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƢỢNG VỀ ĐẤT NƢỚC
TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM ........................................................ 82
3.1. Hệ thống ngôn ngữ ................................................................................... 82
3.1.1. Ngôn ngữ chính luận và giàu triết lý..................................................... 83
3.1.2. Ngôn ngữ đậm chất văn hóa dân gian ................................................... 87
3.1.3. Ngôn ngữ đậm sắc thái Huế .................................................................. 89
3.2. Hình ảnh chọn lọc .................................................................................... 91
3.2.1. Hình ảnh máu và lửa ............................................................................. 92
3.2.2. Hình ảnh con ngƣời thời đại.................................................................. 98
3.3. Tƣ duy giàu liên tƣởng và tƣởng tƣợng ................................................. 105
3.3.1. Liên tƣởng .......................................................................................... 106
3.3.2. Tƣởng tƣợng ........................................................................................ 109
KẾT LUẬN ................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 117



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Nhƣ chúng ta đã biết, văn học – nghệ thuật xét cho cùng là sự phản
ánh hiện thực đời sống theo cách riêng của nó. Nếu âm nhạc dùng âm thanh,
tiết tấu, giai điệu..., nếu hội họa dùng màu sắc, đƣờng nét, hình khối... để thể
hiện bức tranh đời sống và thế giới tâm hồn của ngƣời nghệ sĩ, thì văn chƣơng
là nghệ thuật của ngôn từ. Văn chƣơng dùng những hình ảnh, biểu tƣợng để
gửi gắm tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả. Việc sáng tạo, lựa chọn các biểu
tƣợng đòi hỏi một trình độ tƣ duy trừu tƣợng, một trí tƣởng tƣợng phong phú,
một tâm hồn bay bổng, giàu cảm xúc. Và giải mã các biểu tƣợng là một thách
đố đầy khó khăn, thú vị, giúp ta hiểu đƣợc cách thể hiện của thơ ca, thế giới
tâm hồn, cảm xúc và tài năng của nhà văn, nhà thơ.
1.2. Văn học giai đoạn trong và sau kháng chiến chống Mĩ của Việt
Nam xuất hiện nhiều cây bút để lại những ấn tƣợng khó phai mờ trên thi đàn
nhƣ: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật... và
không thể không kể đến Nguyễn Khoa Điềm – nhà thơ với những cách cảm,
cách nghĩ, cách thể hiện rất riêng về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Ngƣời đã
để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả.
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn Ƣu Điềm, xã Phong Hòa,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông sinh ra trong một gia đình có
truyền thống yêu nƣớc và cách mạng. Từng tốt nghiệp Khoa Văn, Trƣờng Đại
học sƣ phạm Hà Nội, cũng từng trực tiếp tham gia các phong trào cách mạng
ở Huế, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ, giữ nhiều trọng trách
trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc…. Nhƣng trên hết ta cảm nhận
đƣợc Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ với những cảm xúc nồng nàn và suy
tƣ sâu lắng, nhất là mỗi khi nói về đất nƣớc, về dân tộc mình. Ta nhƣ thấy

đƣợc niềm tự hào, yêu mến và kính trọng của nhà thơ đối với Tổ quốc. Đất


2

nƣớc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đã trở thành biểu tƣợng thật đẹp, thật
thiêng liêng nhƣng cũng rất đỗi bình dị, đời thƣờng. Một đất nƣớc gần gũi với
nhân dân, với những con ngƣời cần lao, chịu đựng và âm thầm cống hiến để
làm nên hai từ thiêng liêng Đất Nƣớc.
1.3. Đất nƣớc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng. Việc đi tìm, giải mã các tín hiệu nghệ thuật và đặc biệt là những
biểu tƣợng đất nƣớc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là một con đƣờng, một
cách thức để đến với trái tim ông. Một trái tim luôn đập vì nhân dân, đất
nƣớc. Trái tim ấy luôn hƣớng về dân tộc với niềm trân trọng, tự hào đƣợc sinh
ra và lớn lên trên quê hƣơng Việt Nam:
“Ôi Đất Nƣớc sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta….”
(Mặt đường khát vọng)
1.4. Nguyễn Khoa Điềm có những tác phẩm đƣợc chọn giảng dạy trong
chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Vì vậy, luận
văn sẽ là tài liệu tham khảo cho quá trình dạy và học trong nhà trƣờng.
1.5. Nguyễn Khoa Điềm đến với thơ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ
của dân tộc đang diễn ra cam go, khốc liệt nhất và kể từ khi Những cô gái
chằm nón bài thơ, Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng.... xuất hiện thì trên văn
đàn thơ ca kháng chiến chống Mỹ đã có thêm Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ
trƣởng thành từ trong chính cuộc kháng chiến. Và cũng từ đó về sau này
ngƣời ta nhắc nhiều hơn đến thơ ông, nhiều bài viết và công trình nghiên cứu
khoa học về thơ Nguyễn Khoa Điềm. Chúng ta sẽ cùng nhìn lại những đánh
giá ấy một cách khái lƣợc:
Báo Văn nghệ số 437, ra ngày 23 tháng 02 năm 1972, Thái Duy đã viết

"Một khúc hát ru xúc động" những nhận xét khá sâu sắc về ngôn ngữ, hình
ảnh, nhịp điệu của bài thơ: "...khúc ca giàu nhạc điệu dân tộc,... hình ảnh sinh


3

động, chân thật, làm cho ngƣời đọc thấm thía. Cách so sánh hình ảnh thì thật
tài tình, cách dẫn dắt ý thơ của tác giả thật khéo léo".
Vũ Quần Phƣơng trong cuốn "Thơ với lời bình" đã nhận xét: "Cái đặc
sắc của thơ Nguyễn Khoa Điềm chỉ là tập trung vào một hình tƣợng. Tình, ý,
cảnh đều tập trung vào hình tƣợng đó, từ thấp đến cao, ý thơ song song ở các
đoạn thơ nhƣng có chuyển rộng, xa dần. Các câu thơ gối nhau thành từng cặp
ý quấn quýt nhau, đối chiếu nhau, khi thì ở ngang trong một câu, khi thì ở câu
trên câu dƣới. Khi đối chiếu trong hai câu thƣờng tạo nên cách lập ý bất ngờ,
hàm súc, ý thơ chuyển từ cụ thể sang khái quát rất nhanh, đầy biến hóa mà dễ
tiếp thu. Ý thơ sâu sắc nhƣng vẫn bám rất chắc chi tiết thực. Nó gây đƣợc ấn
tƣợng mạnh vì đƣợc chuẩn bị từ câu thơ trên....Tác giả tung hứng chi tiết rất
dài; ý trên gợi ý dƣới, câu dƣới rọi lên câu trên, đoạn sau đoạn trƣớc đan cài
chặt chẽ. Vì thế mà kết cấu của nó đã thành nội dung.". Sự đánh giá phần lớn
thể hiện cái nhìn của ngƣời viết về tứ thơ trong những sáng tác của Nguyễn
Khoa Điềm.
Trên tạp chí văn nghệ quân đội số ra tháng 4/ 1975, Nguyễn Văn Long
có bài "Nguyễn Khoa Điềm với Mặt đường khát vọng" . Bài viết chủ yếu nói
về cảm xúc đƣợc lan tỏa trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: "Có thể thấy dấu ấn
rõ rệt của một vốn văn hóa nhà trƣờng và sách vở, một ảnh hƣởng của cách
suy tƣởng trong thơ ngƣời này hay ngƣời khác...nhƣng đoạn thơ Đất Nƣớc
cũng nhƣ nhiều chỗ khác trong "Mặt đƣờng khát vọng" có sức rung động, âm
vang chính bởi tác giả đã thật sự sống với những cảm xúc thật của mình. Dù
có khi là những điều không mới lạ, và nhất là anh đã có đƣợc điều này: ấy là
từ góc độ của mình, từ những trải nghiệm riêng trong cuộc sống gay go, sống

chết ở một vùng chiến tranh mà suy nghĩ, khám phá, xúc cảm về quê hƣơng,
đất nƣớc, vì thế anh có thể nói những điều khái quát suy tƣởng mà vẫn không
rơi vào chung chung, trừu tƣợng, mờ nhạt, nói những điều to tát mà không sợ


4

ồn ào, sáo rỗng".
Giáo sƣ Hà Minh Đức đã có lời giới thiệu cho tập thơ Đất ngoại ô ( xuất
bản năm 1972) của Nguyễn Khoa Điềm. Ông nhận xét: "...sức hấp dẫn, lôi
cuốn của thơ Nguyễn Khoa Điềm đó là một hồn thơ trẻ trung, nồng cháy lý
tƣởng" và "sự liên tƣởng đƣợc triển khai khi thì bằng vốn sống thực tế, khi thì
bằng vốn văn hóa, khi thì qua mạch tình cảm đƣợc dẫn dắt từ một tấm lòng" .
Nhƣ vậy, ta có thể thấy nhà thơ đã có hƣớng đi riêng cho mình khi đến với
bạn đọc.
Trên Tạp chí Văn học số 5/ 19776, Tôn Phƣơng Lan có bài viết "Nguyễn
Khoa Điềm nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng" cũng đã tìm thấy cái riêng, độc
đáo của Nguyễn Khoa Điềm trong nhiều gƣơng mặt cùng thời. Tác giả khẳng
định: "...một phong cách Nguyễn Khoa Điềm khá rõ. Bạn đọc ghi nhận ở anh
một cách suy nghĩ và diễn đạt có âm hƣởng riêng".
Năm 1979, Mai Quốc Liên với bài giới thiệu "Nguyễn Khoa Điềm và
những bài thơ từ chiến trường Bình Trị Thiên" cho rằng: "Nguyễn Khoa
Điềm không bắt đầu thơ mình từ sách vở, từ phòng văn mà từ hiện thực cuộc
sống chiến đấu của nhân dân, đất nƣớc".
Trong tác phẩm "Thơ tìm hiểu và thưởng thức" của Nguyễn Xuân Nam,
khi nhận xét về Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm có viết: tác
phẩm "không đặc sắc về tạo hình, màu sắc nhƣng có sức liên tƣởng mạnh" và
"anh đã có đƣợc cái nhìn vừa phân tích, vừa khái quát rất cần thiết cho thơ".
Bàn về sự nhất quán trong sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm trong suốt
tiến trình sáng sác, Vũ Tuấn Anh trong cuốn "Văn học Việt Nam hiện đại

nhận thức và thẩm định" (1986) đã đƣa ra những nhận xét rất chính xác khi
cho rằng: Từ Mặt đường khát vọng đến Ngôi nhà có ngọn lửa ấm có sự thống
nhất trong phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm trƣớc và sau chiến tranh.
"Ngôi nhà có ngọn lửa ấm nghi nhận một hƣớng cảm xúc điềm đạm, sâu lắng,


5

tách lớp vỏ của sự vật để tìm cái lõi bên trong, khơi gợi từ đấy những triết lí
về đạo đức nhân sinh".
Chu Văn Sơn khi viết về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng
định rất rõ về tƣ duy trong thơ ông. Đó là lối tƣ duy trữ tình - triết luận: "Nét
chủ đạo trong tƣ duy triết luận và trữ tình là đào sâu vào cái bản chất của sự
vật dƣới dạng là những biểu tƣợng của thi ca sống động. Tƣ duy ấy chuyển
động dựa trên mạch lô gic biện chứng với những chuỗi liên hệ bất ngờ , kì
thú".
Trên báo Bình Định, số ra ngày 23/8/2006, có bài viết "Nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm: "Bây giờ gió gọi anh đi"" của Trần Đăng chia sẻ những ngày
tháng Nguyễn Khoa Điềm rũ áo, từ quan về sống tại Huế. Nhƣng dù sống ở
bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, tâm hồn ngƣời thi sỹ ấy cũng chƣa
từng thôi khắc khoải với đời qua thơ vẫn có một khoảng trời bình yên dành
cho nhà chính trị yêu thơ: "Tiếng chim trong khu vƣờn ấy, những bông hoa cỏ
dại nơi ấy sẽ là những bài thơ đau đáu nỗi đời, đƣợc bật lên từ trái tim không
phải đập bằng nhịp đập của ngƣời khác mà là của chính ông."
Phan thị Thanh Nhàn đã dành hẳn một bài viết về Nguyễn Khoa Điềm
trên Báo Văn nghệ số 32 (2482), ra ngày Thứ 7, 11/8/2007 với nhan đề "Nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm như tôi biết" . Đây có lẽ là cái nhìn chủ quan của nữ
sỹ với bậc đàn anh của mình. Sau bao thăng trầm của cuộc đời, cuối cùng
Nguyễn Khoa Điềm cũng tìm đƣợc Cõi lặng cho mình trong cuộc đời: "Anh
đi xe đạp, ăn cơm nhờ hàng xóm nấu, hay lang thang một mình hoặc gặp bạn

bè. Và anh vẫn làm thơ....Tuy vậy, Nguyễn Khoa Điềm cho đến nay vẫn là
gƣơng mặt đƣợc bạn bè đáng tin cậy, yêu quý và có thể một chút... cảm thông
chăng?". Bài viết có lẽ chỉ tập trung vào đời tƣ của nhà thơ trong và sau chiến
tranh chống Mỹ, những năm tháng hoạt động chính trị và khi nghỉ hƣu về
sống tại Huế của nhà thơ.


6

Và, cũng có nhiều luận văn thạc sỹ nghiên cứu về thơ Nguyễn Khoa
Điềm. Năm 2009, luận văn thạc sỹ văn học của Nguyễn Thị Nhung nghiên
cứu đề tài Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đƣa ra nhận xét: "Trong
thơ Nguyễn Khoa Điềm, các phƣơng diện nghệ thuật cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo nét riêng trong phong cách. Tổ chức các phƣơng tiện
nghệ thuật chính là hình thức của một nội dung, nhƣng là phƣơng tiện thể
hiện của một phong cách. Thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự đa dạng trong giọng
điệu, và hình tƣợng cũng phong phú, giàu tính biểu trƣng. Bằng những giọng
điệu và hình tƣợng phù hợp, Nguyễn Khoa Điềm đã có những bài thơ đạt đến
vẻ đẹp cổ điển, có sức sống lâu bền, tiêu biểu cho thành tựu một giai đoạn thơ
Việt Nam" [31.Tr. 104,105]. Kết luận trên đã nhận xét về phƣơng diện nghệ
thuật và cũng bƣớc đầu khái lƣợc đƣợc hình ảnh biểu trƣng trong sáng tác của
Nguyễn Khoa Điềm.
Trong Lời đầu sách của cuốn “Nguyễn Khoa Điềm thơ tuyển” của Nhà
xuất bản Hội Nhà văn, 2013 có viết: “Đọc thơ Nguyễn Khoa Điềm ta thấy anh
luôn viết theo lối hiện đại, nhƣng ý thơ bao giờ cũng chứa đầy minh triết của
nhân dân. Anh rất thông minh khi sử dụng thủ pháp liên tƣởng. Từ con chim
sẻ tha cọng rơm vàng về làm tổ, dân gian đã nghĩ ra cánh diều. Còn với anh,
từ cánh diều đã kéo về cả bầu trời…” [14. Tr.11-12]
Năm 2014, Nguyễn Đăng Điệp trong cuốn Tiểu luận, phê bình "Thơ Việt
Nam hiện đại tiến trình và hiện tượng" cũng đã khẳng định rất rõ đóng góp và

dấu ấn của Nguyễn Khoa Điềm đối với làng thơ Việt Nam: "Những bài thơ
xuất sắc của Nguyễn Khoa Điềm, theo ý tôi là kết quả của quá trình tận hiến
với cuộc sống và nghệ thuật thi ca. Qua hai chặng đƣờng thơ, Nguyễn Khoa
Điềm đã góp phần làm cho thi ca Việt Nam trở nên phong phú hơn" [8.Tr.
236]. Thật vậy, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo đƣợc dấu ấn riêng cho mình, đã tự
chăm bón để tạo ra những mùa quả thơ ngọt lịm cho đất nƣớc.


7

Năm 2015, Nguyễn Thị Thúy Lan trong luận văn thạc sỹ với đề tài: Hình
tượng đất nước trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 cũng dành những
trang văn cho hình tƣợng đất nƣớc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả cho
rằng: "Khi tuổi trẻ nhận ra nỗi đau thời đại, Nguyễn Khoa Điềm đã dùng hình
tƣợng máu để biểu trƣng cho lòng nhiệt tình cách mạng, tinh thần xả thân vì
nƣớc, coi sự hy sinh mất mát vì dân tộc là trách nhiệm của mỗi con ngƣời.
Nhƣng hôm nay, những tủi nhục căm hờn không thể dồn nén đƣợc nữa, lời
nói đã trở thành hành động. Tuổi trẻ chống Mỹ chấp nhận cái chết thật thanh
thản....những trí thức trẻ thành phố đã dựng lên những vũ đài chính trị, tập
hợp và truyền bá lí tƣởng cách mạng đến với quần chúng lao khổ, đấu tranh
với kẻ thù bằng sức mạnh trí thức, văn hóa, lẽ phải và chính nghĩa. Phải đổ
máu và nƣớc mắt, phải trả giá bằng những lầm lạc ban đầu, phải trải nghiệm
qua đấu tranh trực diện với kẻ thù, tuổi trẻ thành thị đã đến đƣợc với Mặt
đường khát vọng, hòa với nhân dân cùng cả nƣớc lên đƣờng. Sự khẳng định
dân tộc, ngợi ca sức mạnh của nhân dân thƣờng đƣợc thể hiện qua những mất
mát, hy sinh, nỗi đau thầm lặng của vô vàn con ngƣời và bao nhiêu số phận"
[25.Tr. 49,50].
Ngày 6/9/2015, chuyên đề Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm trong
Mặt đường khát vọng của tổ Ngữ văn, trƣờng THPT Lê Văn Thịnh, tỉnh Bắc
Ninh cũng đã nhận định: "Nguyễn Khoa Điềm là một tài năng thơ thực sự.

Một tài năng bao giờ cũng đi liền với phong cách sáng tạo. Ở thời kỳ chiến
tranh, sống trực tiếp giữa lòng cuộc chiến đấu của nhân dân. Thơ Nguyễn
Khoa Điềm đã thể hiện cảm động những xúc cảm và ý thức về dân tộc, thời
đại trong tâm hồn những con ngƣời yêu nƣớc...".
Sẽ còn rất nhiều những nghiên cứu và bài viết về thơ ca và cuộc đời của
Nguyễn Khoa Điềm mà chúng tôi không thể kể ra trong luận văn của mình.
Tuy vậy, qua những công trình nghiên cứu, những tiểu luận phê bình, những


8

bài viết, và luận văn trên đây chúng ta có thể thấy sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Khoa Điềm đƣợc nhìn nhận đa dạng, đa chiều và khá toàn diện.
Chúng tôi nhận thấy chƣa có một bài viết nào nghiên cứu và khảo sát toàn
diện về biểu tƣợng đất nƣớc trong thơ ông.
Chọn đề tài Biểu tượng về đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm,
chúng tôi muốn mình giống nhƣ ngƣời thợ mỏ đi bẩy lật những tầng vỉa ngôn
từ giàu hình tƣợng để thấy đƣợc những khát khao, trăn trở và cả niềm tự hào,
tự tôn dân tộc của một thi nhân luôn nặng lòng với đời, với nhân dân và đất
nƣớc. Đồng thời chúng tôi muốn làm sáng rõ hơn một tài năng, một bản lĩnh
nghệ thuật rất riêng mang tên Nguyễn Khoa Điềm.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài là đi sâu tìm hiểu biểu tƣợng thơ ca nói chung và
biểu tƣợng về đất nƣớc trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm nói riêng, để thấy
đƣợc đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm đối với thơ ca Việt Nam hiện đại
trong kháng chiến chống Mỹ và khi hòa bình lặp lại.
Khám phá những phƣơng diện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của biểu
tƣợng về đất nƣớc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Có một cái nhìn mới, bổ sung kiến thức về con ngƣời và sự nghiệp thơ ca
của Nguyễn Khoa Điềm. Từ kết quả đạt đƣợc của luận văn chúng tôi hy vọng

sẽ là tài liệu nhằm phục vụ quá trình học tập và giảng dạy trong nhà trƣờng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Với đề tài Biểu tượng về đất nước trong thơ Nguyễn khoa Điềm, chúng
tôi đƣa ra các nhiệm vụ sau:
+ Có một cái nhìn cụ thể hơn về biểu tƣợng và hành trình sáng tác của
nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
+ Khảo sát các sáng tác của nhà thơ để từ đó làm nổi bật những phƣơng
diện biểu tƣợng về đất nƣớc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.


9

+ Khai thác một số phƣơng diện nghệ thuật hình thành nên biểu tƣợng về
đất nƣớc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
+ Đƣa ra đƣợc kết quả nghiên cứu và có một hƣớng tiếp cận mới khi tìm
hiểu và khám phá thơ Nguyễn Khoa Điềm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tƣợng nghiên cứu.
Biểu tƣợng về đất nƣớc trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm trên phƣơng
diện biểu hiện nội dung và nghệ thuật xây dựng nên biểu tƣợng.
b. Phạm vi nghiên cứu.
- Tuyển tập Nguyễn Khoa Điềm thơ tuyển, Nhà xuất bản Hội Nhà văn,
2013
- Tuyển tập Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Nhà xuất bản Thuận Hóa – Huế,
1990
- Thơ của một số nhà thơ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm nhƣ Bằng
Việt, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, …để so sánh
và làm rõ các luận điểm.
5. Đóng góp của luận văn.
- Luận văn nghiên cứu biểu tƣợng về đất nƣớc trong thơ Nguyễn Khoa

Điềm đi vào nghiên cứu ở cấp độ bộ phận để từ đó làm cơ sở cho việc tìm
hiểu, khám phá thơ Nguyễn Khoa Điềm trên bình diện tổng thể, toàn diện.
- Lần đầu tiên biểu tƣợng về Đất nƣớc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm
đƣợc tiếp cận một cách toàn diện, sâu sắc.
- Luận văn góp phần khẳng định vai trò, vị trí của Nguyễn Khoa Điềm
trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Luận văn sẽ là tài liệu bổ ích phục vụ cho việc dạy và học trong nhà
trƣờng và cũng là để cho những ai yêu quý thơ Nguyễn Khoa Điềm có một
góc nhìn mới khi tiếp cận với thơ ông.


10

6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn vận dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu. Nhƣng
chúng tôi tập trung chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp so sánh:
Với phƣơng pháp này ngƣời ta rất thƣờng hay sử dụng trong nghiên
cứu văn học để so sánh cá thể các hiện tƣợng cùng loại (nhƣ biểu tƣợng) hoặc
các hiện tƣợng đối lập (nhƣ biểu tƣợng và hình ảnh không phải biểu tƣợng) để
từ đó tìm ra bản chất của hiện tƣợng. Từ đó giúp chúng ta thấy vị trí và đánh
giá đƣợc ý nghĩa của các hiện tƣợng đó trong hệ thống.
- Phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống:
Nghĩa là đi khảo sát các sáng tác của tác giả để tìm ra tính hệ thống.
Và nhìn các yếu tố của tác phẩm không phải là sự tồn tại rời rạc, ngẫu nhiên,
mà trong một hệ thống, có sự thống nhất thể hiện nội dung trên nhiều cấp độ,
nhiều bình diện. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu hệ thống nhằm tìm ra đặc trung sáng tạo hệ thống biểu tƣợng
trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp:

Luận văn nhìn các yếu tố của tác phẩm trong sự thống nhất biện chứng
của chỉnh thể nghệ thuật. Trong đó tập trung nghiên cứu yếu tố hình thức
mang tính nội dung, đặc biệt chú ý vai trò và ý nghĩa của biểu tƣợng thơ ca
trong các kết cấu thơ ca của Nguyễn Khoa Điềm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
ba chƣơng:
Chương 1: Biểu tƣợng thơ ca và hành trình sáng tác của Nguyễn Khoa
Điềm.
Chương 2: Các loại biểu tƣợng về đất nƣớc trong thơ Nguyễn Khoa


11

Điềm.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tƣợng về đất nƣớc trong thơ
Nguyễn Khoa Điềm.


12

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: BIỂU TƢỢNG THƠ CA VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM
1.1. Biểu tƣợng
1.1.1. Quan niệm về biểu tượng
Thơ tữ tình đi phản ánh hiện thực đời sống theo cách riêng của nó. Và dấu
hiệu khác biệt rõ ràng nhất của thơ so với các thể loại khác ấy là: thơ thƣờng
dùng những hình ảnh, biểu tƣợng để soi chiếu thế giới. Bàn về biểu tƣợng, ta
thấy có rất nhiều ý kiến ở cả trong và ngoài nƣớc.

Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về biểu tƣợng. Trong cuốn
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (nhiều tác giả), Jean Chevalier chỉ ra
rằng: "Nói ta đang sống trong một thế giới biểu tƣợng thì vẫn chƣa đủ, phải
nói một thế giới biểu tƣợng sống trong chúng ta" [6.tr.XIV]. Và “Dẫu ta có
nhận biết ra hay không, đêm ngày, trong hành ngôn, trong các cử chỉ, hay
trong các giấc mơ của mình, mỗi chúng ta đều sử dụng các biểu tƣợng. Chúng
ta khoác lên các ƣớc muốn một diện mạo, chúng xúi giục một toan tính nào
đó, chúng nhào lặn một lối ứng xử, chúng khơi mào cho thành công hay thất
bại” [6.tr.XIII]. Từ những nhận định trên, ta thấy biểu tƣợng có ngay trong
đời sống thƣờng ngày mỗi chúng ta. Dù muốn hay không thì nó vẫn tồn tại và
có một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Chính vì thế mà việc
chúng ta tìm hiểu cách thức hình thành, sắp xếp, giải thích các biểu tƣợng
nhiều ngành khoa học quan tâm nhƣ: Khoa lịch sử các nền văn minh và các
tôn giáo, khoa ngôn ngữ học, khoa văn hóa nhân chủng học, khoa phê bình
nghệ thuật, khoa tâm lý học, khoa y học… là cần thiết.
Vậy biểu tƣợng là gì? Trong tiếng Anh, biểu tƣợng là Symbol, tiếng
Pháp biểu tƣợng là Symbole. Jean Chevalier đã nói về biểu tƣợng một cách


13

đầy hình ảnh “Nó giống nhƣ mũi tên bay mà không bay, đứng im mà biến ảo,
hiển nhiên mà lại không nắm bắt đƣợc… Biểu tƣợng bộc lộ rồi lủi trốn, càng
tự phơi bày sáng rõ nó càng tự giấu mình đi” [6.tr.XIV]. Hay nói nhƣ Georges
Gurvitch: “Các biểu tƣợng tiết lộ mà che giấu, che giấu mà tiết lộ” [6.tr.XIV].
Henry Corbin cho rằng: “Biểu tƣợng báo hiệu một bình diện ý thức khác
với cái hiển nhiên lý tính; nó là mật mã của một bí ẩn, là cách duy nhất để nói
ra đƣợc cái không thể nắm bắt bằng cách nào khác; nó không bao giờ có thể
đƣợc cắt nghĩa một lần là xong, mà cứ phải giải mã lại mãi, cũng giống nhƣ
một bản nhạc không bao giờ chơi một lần là xong mà đòi hỏi một lối biểu

diễn luôn luôn mới” [6.tr.XVIII].
Chính vì sự trừu tƣợng ấy mà thật khó để đƣa ra một định nghĩa hoàn
chỉnh về biểu tƣợng. Tự bản chất của nó, nó đã phá vỡ các khuôn khổ định
sẵn và tập hợp các thái cực lại trong một ý niệm.
Vậy biểu tƣợng khác với dấu hiệu nhƣ thế nào? Nếu dấu hiệu là một quy
ƣớc bất kỳ trong đó cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt (khách thể hay chủ thể)
vẫn xa lạ với nhau, thì biểu tƣợng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt
và cái đƣợc biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức.
Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của Jung, của Piaget, của Bachelard,
Gilbert Dururand cho rằng: “Căn cứ của lực năng động tổ chức đó…là nhân
tố tạo nên tính đồng chất trong sự biểu hiện, nằm ngay trong cấu trúc của trí
tƣởng tƣợng. Trí tƣởng tƣợng không hề là khả năng tạo ra các hình ảnh mà là
sức mạnh năng động làm biến dạng các sao chép thực dụng do tri giác cung
cấp và lực năng động có tính cải tạo cảm giác, đó là nền tảng của toàn bộ đời
sống tâm thần. Có thể nói biểu tƣợng…rộng lớn hơn cái ý nghĩa đƣợc gán cho
nó một cách nhân tạo, nó có một sức vang cốt yếu và tự sinh” [6.tr.XIX].
Biểu tƣợng trong tiếng Hán đƣợc tạo nên bởi hai yếu tố: Biểu là dấu
hiệu, là sự bộc lộ, phô bày. Tƣợng là hình. Ban đầu biểu tƣợng đƣợc dung


14

theo nghĩa thực dụng là một vật (đá, ngọc, sành hay gỗ…) đƣợc chia làm hai
trong một giao ƣớc nhƣ tín vật, khi gặp nhau chắp lại để làm tin. Về sau biểu
tƣợng là phƣơng tiện phản ánh tƣ duy, hành vi, khát vọng, kể cả những ám
ảnh và sợ hãi. Biểu tƣợng thể hiện những góc khuất của tiềm thức và vô thức.
Ở trong nƣớc, cũng có nhiều nghiên cứu khác nhau về biểu tƣợng.
Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Biểu tƣợng cũng đƣợc hình dung nhƣ một ký
hiệu, một đơn vị ngôn ngữ, vì thế, nghiên cứu biểu tƣợng thi ca cũng chính là
nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu cách nói của nhà thơ” [8.tr.99] và “Nghiên

cứu biểu tƣợng là nghiên cứu theo hƣớng văn hóa học liên ngành” [8 .tr.99].
Từ đó ta thấy đƣợc nghiên cứu biểu tƣợng bắt đầu từ những tín hiệu ngôn
ngữ.
Từ những ý kiến trên đây, chúng tôi xin đƣa ra một cái nhìn khái lƣợc về
biểu tƣợng nhƣ sau:
Trƣớc hết, biểu tƣợng là một loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa cái biểu
đạt và cái đƣợc biểu đạt mang tính tất yếu có lý do. Mặt hình thức cảm tính,
cái biểu đạt tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong trí tƣởng tƣợng của
con ngƣời. Mặt ý nghĩa hay còn gọi là cái đƣợc biểu đạt luôn luôn rộng hơn,
giàu có hơn rất nhiều cái biểu đạt.
Biểu tƣợng nói một cách khái quát, trƣớc hết là hình ảnh thuộc thế giới
tự nhiên bên ngoài con ngƣời (nhƣ màu sắc, vật thể, hiện tƣợng…) với
phƣơng pháp biểu trƣng hóa của hoạt động ý thức, con ngƣời đã phản ánh thế
giới tự nhiên qua những hình ảnh vào bộ não của mình, cấp cho nó một ý
nghĩa, một thông tin. Từ đó tạo nên một thế giới bên trong – thế giới ý niệm.
Đó là thế giới vô hình, vô hạn, vô khả tri. Nó vừa phản ánh thực tại, vừa từ
thực tại mà tƣởng tƣợng, suy luận, đem lại cho con ngƣời một khả năng vô
tận, khả năng về trí tuệ, khả năng về tâm linh để con ngƣời có thể tƣ duy, trao
đổi thông tin và thông báo với nhau. Nhƣ vậy, bằng cách mô phỏng tự nhiên,


15

con ngƣời đã sáng tạo nên một thế giới biểu tƣợng đa dạng, phong phú và vô
cùng sống động.
Biểu tƣợng không tồn tại trong một ngành khoa học riêng mà còn là đối
tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhƣ triết học, phân tâm học, mỹ
học, thần học, ngôn ngữ học, văn học… Dựa trên phạm vi và mục đích nghiên
cứu, luận văn này chỉ tập trung tìm hiểu biểu tƣợng về đất nƣớc trong thơ
Nguyễn Khoa Điềm.

1.1.2. Biểu tượng nhìn từ các góc độ khác nhau
Từ phương diện triết học, ta thấy biểu tƣợng là hình ảnh cảm tính, cụ thể
về những hiện tƣợng của thế giới bên ngoài. Biểu tƣợng cùng với cảm giác và
tri giác tạo nên nhận thức cảm tính, tạo nên hệ thống tín hiệu thứ nhất của
hiện thực. Nhƣng chúng ta cần phải thấy rõ biểu tƣợng khác tri giác ở điểm:
nếu tri giác phản ánh một sự vật riêng lẻ tác động vào giác quan của chúng ta
trong những trƣờng hợp cụ thể nhất định, thì biểu tƣợng lại là sự phản ánh
khái quát và trừu tƣợng hơn rất nhiều.
Từ việc hình thành cảm giác, tri giác trong bộ não của con ngƣời đã xuất
hiện một hình thƣc cao hơn, chính là biểu tƣợng. Nó là hình ảnh đƣợc tái
hiện,đƣợc hình dung lại với những thuộc tính nổi bật của sự vật. Những biểu
tƣợng này nhìn chung còn ở cấp độ thấp, giản đơn, do trực quan hình ảnh đem
lại. Còn một dạng biểu tƣợng cao hơn hẳn đƣợc xây dựng do rí tƣởng tƣợng
của con ngƣời. Biểu tƣợng trực quan cảm tính và biểu tƣợng của tƣởng tƣợng
mới chỉ là biểu tƣợng của nhận thức, chƣa thể trở thành biểu tƣợng nghệ
thuật.
Nhìn từ góc độ văn hóa, biểu tƣợng văn hóa là những khái niệm thuộc
lĩnh vực văn hóa, rộng hơn là môi trƣờng văn hóa. Vậy văn hóa là gì?
Văn hóa là phức thể các giá trị vật chất và tinh thần do hoạt động của con
ngƣời tác động đến tự nhiên, xã hội, bản thân trong một quá trình lịch sử lâu


16

dài mà tạo nên. Do khái niệm và nội hàm của văn hóa rất rộng nên không ai
có thể tự tin khẳng định mình đã tìm hiểu đến tận cùng về một nền văn hóa
nào đó trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu biểu tƣợng văn hóa cũng là một
cách chạm đến các yếu tố văn hóa cụ thể để tìm hiểu tổng thể.
Biểu tƣợng văn hóa là một tín hiệu riêng có chiều sâu và phong phú hơn
tín hiệu văn hóa. Biểu tƣợng đƣợc hình thành trong quá trình lâu dài có tính

ƣớc lệ và bền vững, là cảm quan nhận thức đƣợc lắng đọng, kết tinh, chắt lọc
trải qua bao biến cố thăng trầm vẫn không bị phai mờ mà ngƣợc lại càng khắc
sâu hơn vào tâm khảm con ngƣời. Biểu tƣợng văn hóa đƣợc hiểu nhƣ là
những hình ảnh tƣợng trƣng đƣợc cả cộng đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng
rộng rãi trong một thời gian dài. Chính vì thế, biểu tƣợng góp phần làm nên
bộ mặt của một nền văn hóa.
Hàng loạt biểu tƣợng văn hóa đã hòa nhập cùng tín ngƣỡng, thể hiện ở
phong tục, náu mình trong các thần tích, ký thác ở tâm linh, ẩn tang trong văn
hóa dân gian, trong nghệ thuật truyền thống, lý giải đƣợc nó sẽ mở ra những
giá trị khoa học và nhân văn vô cùng to lớn. Đó là một thế giới có sức hấp dẫn
đặc biệt bởi nó quy tụ nhiều tính chất dƣờng nhƣ đối lập nhau, vừa hiện diện,
vừa tiềm ẩn, vừa bộc lộ, vừa che giấu, vừa rõ rang lại vừa mông lung.
Nhìn từ góc độ Văn học, Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa về biểu
tƣợng nhƣ sau: Trong nghĩa rộng, biểu tƣợng thể hiện “đặc trƣng phản ánh
cuộc sống bằng hình tƣợng văn học nghệ thuật”. Văn học nghệ thuật là một
hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh thế giới khách quan theo những
nguyên tắc, phƣơng thức, phƣơng tiện riêng. “Bằng hình tƣợng, nghệ thuật
sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tƣợng”. Có thể thấy rất rõ
khái niệm biểu tƣợng gần gũi với tính ƣớc lệ trong văn học nghệ thuật. Theo
nghĩa hẹp, “biểu tƣợng là một phƣơng thức giải mã của lời nói” đặt bên cạnh
ẩn dụ, hoán dụ hoặc là một loại hình tƣợng nghệ thuật đặc biệt “có khả năng


17

truyền cảm lớn, vừa khái quát đƣợc bản chất của một hiện tƣợng nào đấy, vừa
thể hiện một quan niệm, một tƣ tƣởng hay một triết lý sâu xa về con ngƣời và
cuộc đời”.
Trong tác phẩm Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình và hiện tượng, Nguyễn
Đăng Điệp cũng chỉ ra: “…nhà phê bình phải giải mã đƣợc các biểu tƣợng

nghệ thuật bởi lẽ biểu tƣợng là nơi kết đọng chiều sâu cảm nhận và phổ hệ
văn hóa của ngƣời kiến tạo”
Biểu tƣợng văn học có những đặc điểm, ý nghĩa khác với những khái
niệm nội hàm gần gũi nhƣ ẩn dụ và hình tƣợng. Vì vậy, rất cần có một cái
nhìn soi chiếu giữa ẩn dụ, hình tƣợng và biểu tƣợng, trên cơ sở soi rọi chúng
mà tìm ra điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa chúng.
Trƣớc tiên, cần phân biệt giữa biểu tƣợng và ẩn dụ. Trong văn học, nói
đến biểu tƣợng ngƣời ta chú ý đến hai dấu hiệu nhận biết: nhứ nhất, biểu
tƣợng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan; thứ hai, biểu tƣợng
không chỉ mang nghĩa biểu vật mà còn nói đến hiện tƣợng chuyển nghĩa
(nghĩa hàm ẩn và nghĩa biểu cảm). Nếu theo hai dấu hiệu nhận biết trên thì
biểu tƣợng có phần tƣơng đồng ẩn dụ. Do vậy, muốn phân biệt biểu tƣợng và
ẩn dụ thì cần xác định rõ đối tƣợng.
Ẩn dụ đƣợc hiểu là cách gọi tên sự vật hiện tƣợng này bằng tên sự vật
hiện tƣợng khác dựa trên mối lien tƣởng tƣơng đồng nào đó giữa chúng. Còn
theo V.I. Eremina – nhà nghiên cứu văn học Nga thì: Ẩn dụ thơ ca đƣợc sinh
ra nhất thời và mất đi khá nhanh. Ngƣợc lại, biểu tƣợng lại đƣợc hình thành
trong quá trình dài và sau đó sống hang trăm năm. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi,
còn biểu tƣợng thì không đổi, bền vững. Ẩn dụ là phạm trù thẩm mỹ và phần
lớn tự do tách khỏi phong cách ƣớc lệ. Biểu tƣợng thì ngƣợc lại, đƣợc giới
hạn nghiêm túc bởi hệ thống thi ca xác định. Nhƣ vậy, V.I. Eremina đã phân
biệt ranh giới giữa ẩn dụ và biểu tƣợng ở tính biến đổi và bền vững, tự do và


18

ƣớc lệ.
Nhìn chung, biểu tƣợng là khái niệm bao quát, bao trùm cả ẩn dụ. Việc sử
dụng ẩn dụ ở mật độ cao có tính quy ƣớc đã tạo nên biểu tƣợng. Phân biệt
giữa ẩn dụ và biểu tƣợng giúp ngƣời tiếp nhận văn học tránh cách hiểu đánh

đồng hai thuật ngữ trên.
Sau nữa, chúng ta cần phân biệt hai thuật ngữ biểu tƣợng và hình tƣợng.
Văn học là loại hình nghệ thuật phản ánh đời sống bằng các hình tƣợng nghệ
thuật. Biểu tƣợng và hình tƣợng đều có giá trị trong việc phản ánh hiện thực
đời sống và cùng có phƣơng tiện biểu đạt là ngôn ngữ. Tuy nhiên hai thuật
ngữ này có những điểm khác nhau cơ bản sau:
Thứ nhất, sự tồn tại của hình tƣợng nghệ thuật không bao giờ vƣợt quá
giới hạn của hình thức biểu đạt cụ thể, nó luôn có phƣơng tiện biểu hiện trọn
vẹn nghĩa của hình tƣợng. Còn sự tồn tại của biểu tƣợng thì lại vƣợt quá giới
hạn của một sự biểu đạt, biểu nghĩa. Nói cách khác, không có một phƣơng
tiện nào có thể biểu đạt đƣợc trọn vẹn ý nghĩa của biểu tƣợng.
Thứ hai, hình tƣợng bao giờ cũng tách riêng hoặc có xu hƣớng tách riêng
ra khỏi hệ thống nào đó để phù hợp với yêu cầu: tự do, hoàn thiện, độc đáo và
khác biệt. Trong khi đó, biểu tƣợng bao giờ cũng nằm trong một hệ thống
nhất định, không thể tách ra đứng độc lập trong nhận thức của con ngƣời.
Thứ ba, sự khác nhau cơ bản giữa biểu tƣợng và hình tƣợng là: biểu tƣợng
có phạm vi lớn hơn, phong phú hơn hình tƣợng rất nhiều. Nếu hình tƣợng gợi
cho ta hình dung về đối tƣợng một cách cụ thể, chuẩn xác nhƣ nó đang tồn tại
khách quan, thì biểu tƣợng giúp ta khám phá ra điều ước muốn, nỗi sợ hãi,
niềm tham vọng… là những cái khiến cho cuộc đời đượm một ý nghĩa bí ẩn
(từ dùng của Jean Chevalier). Và cũng từ đó mà chúng ta thấy rằng trong văn
học, một hình tƣợng có thể diển tả đƣợc nhiều biểu tƣợng.
Trên đây là những so sánh để chúng ta phân biệt giữa biểu tƣợng và ẩn


19

dụ, biểu tƣợng và hình tƣợng. Giữa chúng có những khác biệt cơ bản, song
những thuật ngữ trên có mối lien hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời. Vì
vậy, khi nhắc đến biểu tƣợng ngƣời ta thƣờng nhắc đến ẩn dụ, hình tƣợng và

hình ảnh.
1.1.3. Biểu tượng thơ ca
Có thể khẳng định rằng: mỗi một tác phẩm văn học đều mang trong nó
những tƣ tƣởng, tình cảm, nhận thức của tác giả về nhân sinh quan, thế giới
quan. Nhƣng thơ ca (trữ tình) lại có cách thể hiện riêng không hoàn toàn
giống cách thể hiện trong tự sự hay kịch. Ngoài những yếu tố nhƣ ngôn ngữ,
giọng điệu, hình ảnh, cấu tứ, cảm xúc… thì thơ còn xây dựng nên những biểu
tƣợng có giá trị tầm vóc thời đại, dân tộc lớn lao. Nếu tự sự, kịch phản ánh
đời sống chủ yếu qua những mâu thuẫn, xung đột, thì thơ ca lại thể hiện tình
cảm, cảm xúc qua những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tƣợng. Biểu tƣợng thơ
ca là loại biểu tƣợng đa nghĩa và đƣợc xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật.
Việc giải mã các biểu tƣợng trong thơ là một thách đố đầy khó khan nhƣng
cũng hết sức thú vị, giúp ta vén một bức màn nhung bí ẩn trong thế giới tâm
hồn nhà thơ.
Biểu tƣợng thơ ca có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, ngôn ngữ thơ mang tính cô đọng, hàm súc và đa nghĩa. Để đáp
ứng nhu cầu này, việc sử dụng các biểu tƣợng là điều tất yếu. Thông qua biểu
tƣợng, ngƣời đọc khám phá ra những tầng ý nghĩa khác nhau. Qua đó, thấy
đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Hai là, đặc trƣng của thơ luôn đòi hỏi ngôn ngữ phải giàu hình ảnh. Hệ
thống hình ảnh trong thơ ngoài ý nghĩa tạo hình còn có ý nghĩa biểu hiện. Nhà
thơ dung hình ảnh để miêu tả bức tranh đời sống và bức tranh thiên nhiên,
đồng thời cũng biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ của mình trƣớc bức tranh hiện
thực ấy. Qua hệ thống hình ảnh quen thuộc, tác giả bộc lộ cách cảm, cách


20

nghĩ cuả mình, hay nói cách khác là bộc lộ kiểu tƣ duy độc đáo của mình. Tuy
nhiên, cũng phải thấy rằng mặc dù biểu tƣợng hình thành trên cơ sở hình ảnh

nhƣng không phải hình ảnh nào trong thơ cũng đƣợc coi là biểu tƣợng.
Nếu giải mã đƣợc những biểu tƣợng thơ ca thì chính là con đƣờng để bạn
đọc tiến gần hơn và khám phá thế giới tâm hồn hết sức phong phú và độc đáo
của ngƣời nghệ sỹ.
1.2. Hành trình sáng tác thơ của Nguyễn Khoa Điềm
Nhƣ rất nhiều thi sĩ khác, hành trình sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm
cũng trải qua nhiều chặng đƣờng khác nhau, cùng những biến cố, thăng trầm
của thời đại. Và, ít ai biết rằng trƣớc khi đến với thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã
từng viết ký sự “Cửa thép” – tác phẩm đầu tay của ông. Nhƣng có lẽ, thơ mới
là cái duyên giúp Nguyễn Khoa Điềm ghi dấu ấn của mình trong nền văn học
Việt Nam hiện đại. Nhìn suốt chặng đƣờng sáng tác thơ của ông, chúng tôi
nhận thấy có thể chia thành ba giai đoạn sau:
1.2.1 Giai đoạn tuổi trẻ, sinh viên
Nguyễn Khoa Điềm sinh ra trong một gia đình “danh gia vọng tộc” có
truyền thống yêu nƣớc và hiếu học. Dòng họ Nguyễn Khoa vốn quê gốc ở Hải
Dƣơng, đến đời Nguyễn Khoa Đăng chuyển vào Huế. Nguyễn Khoa Đăng là
một ông quan nội giám có tài yên dân, đƣợc dân gian truyền tụng và ông cũng
chính là ông tổ của dòng họ Nguyễn Khoa ở đất kinh kì mà Nguyễn Khoa
Điềm là hậu duệ đời thứ tƣ. Cụ nội Nguyễn Khoa Điềm từng làm chức quan
bố chánh,sau theo phong trào Cần vƣơng rồi từ quan. Ông nội nhà thơ là một
nhà nho có tinh thần yêu nƣớc, từng đƣợc bầu vào viện dân biểu Trung kì do
cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Viện trƣởng. Bà nội là Nữ sử Đạm Phƣơng, cháu
nội vua Minh Mạng. Cha của ông là Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), một
chiến sỹ cách mạng, một nhà lí luận văn hóa Mác – xít xuất sắc đã chiến đấu
và hi sinh cho cách mạng đến hơi thở cuối cùng. Sinh ra trong một gia đình


×