Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Quản lý công tác sinh viên ở các trường đại học công lập khối ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.53 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
--------------------------

LÂM THỊ KIM LIÊN

QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 6214 0114

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí
Minh.
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS, TS. Huỳnh Văn Sơn
2. TS. Nguyễn Thị Tứ
Phản biện 1: PGS, TS. Nguyễn Sỹ Thư
Phản biện 2: TS. Trần Thị Tuyết Mai
Phản biện 3: TS. Trần Đức Danh

Luận án sẽ được bảo về trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại...
………………………vào hồi……giờ……ngày……tháng…..năm ……….



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
…………………………………………


………………………………………………………………………………
..


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các trường đại học (ĐH) ở Việt Nam đã gặp những khó khăn nhất
định khi áp dụng quy trình đào tạo tín chỉ trong điều kiện cơ chế quản lý
(QL), trình độ QL chưa đồng bộ; cơ sở hạ tầng và việc ứng dụng công nghệ
thông tin có giới hạn. Trong bối cảnh chung, công tác sinh viên (CTSV)
không tránh khỏi những bất cập, thách thức. QL CTSV trong đào tạo tín chỉ
phải là quản lý “động”, không theo các định chế cứng, khuôn mẫu nên một
số yêu cầu QL cũ không còn phù hợp, cần được thay thế mới nhưng trên
thực tế việc đổi mới diễn ra còn chậm. Việc trao đổi thông tin giữa các bộ
phận có giới hạn và công việc vừa chồng chéo, vừa bỏ sót dẫn đến gây lãng
phí nguồn lực, làm giảm tính hiệu quả trong QL. Được xác định là quan
trọng nhưng CTSV chỉ chính thống, bài bản hơn khi Bộ Giáo dục & Đào
tạo ban hành “Quy chế HSSV các trường ĐH, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp hệ chính quy” kèm theo quyết định số 42/2007/QĐ BGDĐT ngày 13/8/2007; (sau đây gọi tắt là Quy chế 42).
Đặc thù của các trường ĐH khối ngành kinh tế là chịu sự QL của Bộ
Giáo dục & Đào tạo nhưng vẫn chịu sự QL, điều hành của cơ quan chủ
quản và thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của của ngành dọc. SV học tại
các trường thuộc khối ngành kinh tế chịu áp lực học tập khá lớn do đặc thù
ngành nghề, nhu cầu của xã hội cũng như sự cạnh tranh trong bối cảnh kinh
tế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Nguồn nhân lực thuộc

khối ngành kinh tế, vì vậy đặc biệt cần trau dồi năng lực, đạo đức nghề
nghiệp ngay trong quá trình học ĐH. Vấn đề QL CTSV tại các trường ĐH
thuộc khối ngành kinh tế phải kịp thời đổi mới, thích ứng để đáp ứng việc
phát triển năng lực cho người học.
Xuất phát từ các lý do trên, đề tài “QL CTSV ở các trường ĐH công
lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM” được xác lập để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng luận cứ khoa học và các giải pháp QL CTSV ở các trường
ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM.
4. Giả thuyết khoa học
Thực trạng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế
5


tại Tp. HCM còn tồn tại khá nhiều bất cập. Nếu áp dụng các giải pháp QL
CTSV đồng bộ, hệ thống ở toàn bộ các khâu của quá trình đào tạo và dựa
theo hướng quản lý các dịch vụ cho người học, đáp ứng nhu cầu SV thì sẽ
góp phần đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng công tác QLSV trong
đào tạo theo học chế tín chỉ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về QL, QL giáo dục, QL nhà
trường, CTSV, QL CTSV. Xây dựng luận cứ khoa học, khung lý thuyết về
QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM.
5.2. Đánh giá thực trạng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối
ngành kinh tế tại Tp. HCM hiện nay.

5.3. Xây dựng các giải pháp QL CTSV và thực nghiệm một số biện
pháp QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng khảo sát
6.1.1. Chủ thể QL: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách CTSV,
Phòng Đào tạo, Phòng CTSV, Trung tâm Hỗ trợ SV, Khoa QLSV, giảng
viên cố vấn, ban cán sự lớp SV.
6.1.2. Khách thể QL: SV hệ đào tạo ĐH chính quy theo học chế tín
chỉ tại 04 trường ĐH khảo sát.
6.2. Phạm vi khảo sát
Trường ĐH Ngân hàng Tp. HCM, Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM,
Trường ĐH Kinh tế Luật Tp. HCM, Trường ĐH Tài chính - Marketing.
6.3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
Chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung:
- QL hành chính đối với SV
- QL hoạt động rèn luyện của SV
- QL chế độ, chính sách đối với SV.
6.4. Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 10/2012 - 8/2016
7. Phương pháp tiếp cận
Tuân thủ các quan điểm sau:
7.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
7.2. Quan điểm lịch sử - logic
7.3. Quan điểm thực tiễn
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6



8.2.2. Phương pháp phỏng vấn
8.2.3. Phương pháp thực nghiệm
8.3. Phương pháp thống kê toán học
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lý luận: Luận án đã xây dựng, bổ sung và làm phong phú cơ
sở lý luận hình thành việc QL CTSV tại các cơ sở giáo dục ĐH. Phân tích
được sự cần thiết, tính phù hợp của việc đổi mới QL CTSV hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Luận án đã phân tích thực trạng của QL CTSV. Đề
xuất các giải pháp QL CTSV là cơ sở để đổi mới QL CTSV.
9.2. Những luận điểm bảo vệ
- Vấn đề QL SV là vấn đề mấu chốt trong quá trình đào tạo.
- Thực trạng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế
tại Tp. HCM hiện nay còn khá nhiều bất cập, hạn chế.
- Nâng cao chất lượng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối
ngành kinh tế tại Tp. HCM cần có cơ chế, giải pháp đồng bộ, phù hợp với
cách thức đào tạo tín chỉ và đặc điểm của loại hình trường ĐH công lập khối
ngành kinh tế.
- Những giải pháp được đề xuất trong việc QL CTSV ở các trường ĐH
công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM cần thiết và khả thi.

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề QL CTSV
1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài về QL CTSV
1.1.1.1. Những nghiên cứu về CTSV
Tại các trường ĐH trên thế giới, bộ phận CTSV là một hình thức đặc
trưng của tổ chức SV và có chức năng tư vấn, hỗ trợ việc học tập, sinh hoạt,
hoạt động ngoại khóa, rèn luyện đạo đức; các vấn đề về hành chính và các
chế độ chính sách đối với SV một cách linh hoạt, mềm dẻo thông qua hình

thức “dịch vụ sinh viên”.
7


1.1.1.2. Những nghiên cứu về QL CTSV
a. Các nghiên cứu về QL hành chính đối với SV
Tập trung vào việc ứng dụng công nghệ thông tin hay còn gọi là “tin
học hóa” nhằm QL thông tin SV một cách tích cực và hiện đại hơn.
b. Các nghiên cứu về QL hoạt động rèn luyện và phát triển nghề
nghiệp của SV
Hỗ trợ việc rèn luyện, tìm kiếm việc làm thông qua thực hành các
chuẩn mực ứng xử; tư vấn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp đã trở thành
trọng tâm của CTSV tại các Trường ĐH. Các trung tâm phát triển nghề
nghiệp của các trường tập trung vào hỗ trợ SV trau dồi đạo đức, phát triển
kỹ năng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm dựa trên năng lực, nhu cầu, sở thích
cá nhân.
c. Các nghiên cứu về QL việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với
SV
Vấn đề liên quan đến quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách đối
với SV được nhiều trường ĐH trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền
giáo dục tiên tiến rất quan tâm phát triển để thực sự hướng đến người học
nhưng vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Nhìn chung, các nghiên cứu về tổ chức SV trong nhà trường, CTSV và
QL CTSV ở nước ngoài tập trung vào các vấn đề liên quan đến hình thức tổ
chức SV dưới dạng dịch vụ SV. Các vấn đề về QL hành chính đối với SV và
QL các chế độ chính sách dành cho SV còn hạn chế. Việc QL phát triển
nghề nghiệp của SV, bao trùm là trung tâm SV được các trường ĐH quan
tâm và có chiến lược, chương trình, kế hoạch hoạt động khoa học. Tuy
nhiên, các nghiên cứu khoa học về các vấn đề này còn ít; đặc biệt chưa tìm
thấy nghiên cứu chuyên biệt về QL CTSV.

Quan điểm lấy SV làm trung tâm là một trong những quan điểm xuyên
suốt tại các nước phát triển trong QL CTSV, điều này thể hiện tập trung qua
hai khía cạnh: Thứ nhất, ở nước ngoài, QL CTSV nhấn mạnh vào quan điểm
“tương tác và hỗ trợ” SV thông qua việc phát triển các trung tâm dịch vụ hỗ
trợ SV. Thứ hai, QL CTSV chú trọng phát huy tối đa tính tích cực của SV, đề
cao quyền tự phát triển và quyền tự do, tính sáng tạo của SV. Khái niệm
“QL” rất ít được sử dụng trong các trường ĐH ở các nước phát triển, thay
vào đó là “dịch vụ SV” nhằm tương tác và hỗ trợ tối ưu cho SV. Quan điểm
này khác biệt lớn với QL CTSV tại Việt Nam.

8


1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về QL CTSV
1.1.2.1. Những nghiên cứu về CTSV
Có khá ít nghiên cứu tại Việt Nam tiến hành chuyên sâu về CTSV.
Những tiếp cận ban đầu của một số tác giả có đề cập đến một số nội dung
liên quan đến CTSV như hoạt động văn hóa văn nghệ, tăng cường kỹ năng
xã hội, quan tâm đến thể chất của SV,… nhưng vẫn chưa hệ thống, cụ thể
trên bình diện khoa học QL.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về QL CTSV
a. Các nghiên cứu về quản lý hành chính đối với SV
Quản lý hành chính đối với SV tại một số trường ĐH có những tiến bộ
nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện quy trình ISO trong QL.
Quy trình ISO bắt buộc quy trình QL của từng đơn vị (gồm cả đơn vị QL
CTSV) tại trường phải khoa học, logic; được gắn kết chặt chẽ với chức năng,
nhiệm vụ, nội dung công tác nhưng linh hoạt và tương thích với đặc trưng
riêng của trường. Đây là một trong những đổi mới nổi bật tác động tới QL
hành chính đối với SV.
b. Các nghiên cứu về QL hoạt động rèn luyện và phát triển nghề

nghiệp của SV
QL hoạt động rèn luyện và phát triển nghề nghiệp của SV được quan
tâm nhưng vẫn tập trung trên khía cạnh các hội thảo, tập huấn; chưa có
nhiều nghiên cứu đề cập, đặc biệt trên bình diện là một nội dung của vấn đề
QL CTSV.
c. Các nghiên cứu về QL việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với
SV
Chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề QL việc thực hiện các
chế độ, chính sách đối với SV tại Việt Nam mà chủ yếu dừng lại ở tham luận
trong các hội nghị, hội thảo về QL việc thực hiện các chế độ, chính sách đối
với SV trên bình diện chung.
d. Một số nghiên cứu về biện pháp QL CTSV
Các nghiên cứu mang tính cụ thể, áp dụng trong những môi trường cụ
thể của từng trường về biện pháp QL CTSV được thực hiện nhưng chưa có
công trình nghiên cứu về QL CTSV trên bình diện rộng về nhóm ngành hay
nhóm trường.
Các biện pháp QL CTSV được triển khai vẫn ít bao hàm sự tương tác,
hỗ trợ mà tập trung trên bình diện “quản lý” (với quan điềm “SV cần được
QL”) và hình thức QL, quy trình QL chưa thực sự linh hoạt. SV vẫn chưa
được tạo điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Do truyền
thống văn hóa của người Việt, QL CTSV vẫn còn chứa đựng khá rõ “văn
9


hóa gia đình” nên bộ máy quản lý vẫn theo chiều thẳng đứng từ trên xuống
dưới, với các tầng bậc rõ ràng. Chính yếu tố áp đặt, khuôn mẫu đã không tạo
được những điều kiện cho SV phát triển tính tích cực cá nhân, đặc biệt trong
việc đổi mới giáo dục hiện nay. Khi các trường ĐH đều triển khai hình thức
đào tạo tín chỉ thì “cơ chế áp đặt” là một cản trở lớn trong hiệu quả QL, đào
tạo. Điều này đặt ra đòi hỏi lẫn thách thức lớn trong QL CTSV là cần có giải

pháp để QL CTSV trở nên linh hoạt, mềm dẻo và lấy SV làm trung tâm để
tương tác và hỗ trợ.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, QL giáo dục, QL nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
QL là một yếu tố quan trọng của tổ chức trong việc tác động toàn diện,
có mục đích đến đối tượng QL làm cho hoạt động của tổ chức đạt được chất
lượng mong muốn.
1.2.1.2. QL giáo dục
QL giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý vào hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trường nhằm điều
khiển các thành tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng,
đúng kế hoạch, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt được mục đích, mục tiêu
đã xác định với hiệu quả cao nhất. Xét theo hướng này, có thể xem QL
trường học thuộc tầm QL vi mô. Đề tài này xem QL trường học thuộc tầm
QL vi mô.
1.2.1.3. QL nhà trường
a. Khái niệm
QL nhà trường là những tác động có hệ thống, mục đích, kế hoạch, hợp
quy luật của chủ thể QL đến các mắt xích của hệ thống giáo dục làm cho hệ
thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng và
Nhà nước; thực hiện các tính chất của nhà trường mà tiêu điểm hội tụ là quá
trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến
lên trạng thái mới về chất.
b. Chức năng QL nhà trường
QL nhà trường cũng có 4 chức năng sau: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra.
1.2.2. Khái niệm về SV, CTSV, QL CTSV
1.2.2.1. Sinh viên
Quy chế 42 của Bộ Giáo dục & Đào tạo nêu rõ: “Người đang học

trong hệ ĐH và cao đẳng gọi là SV”.
1.2.2.2. CTSV
10


CTSV là một yếu tố quan trọng của tổ chức trong việc tác động toàn
diện, có mục đích đến các nội dung ngoài hoạt động học tập của SV, làm
cho các hoạt động của nhà trường đạt được hiệu quả. CTSV bao gồm tất cả
tiện ích do nhà trường cung cấp nhằm tạo điều kiện cho SV thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình từ khi trúng tuyển vào trường cho đến khi ra trường;
từ hoạt động học tập cho đến hoạt động rèn luyện đạo đức, nhân cách, thể
chất của SV; từ việc thực hiện những quy định bắt buộc cho đến việc chủ
động, tích cực thực hiện trong điều kiện cho phép SV lựa chọn, yêu cầu.
1.2.2.3. QL CTSV
QL CTSV là sự tác động có tính mục đích, có kế hoạch, phương pháp của
chủ thể QL đến CTSV của trường ĐH nhằm đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ để
hoàn thiện và phát triển của SV, đạt được mục đích đào tạo của nhà trường.

1.3. Lý luận về CTSV
1.3.1. Tầm quan trọng của CTSV
CTSV có vai trò thúc đẩy đào tạo, giáo dục toàn diện và thúc đẩy sự
phát triển của nhà trường.
1.3.2. Nội dung của CTSV ở trường ĐH
CTSV gồm 6 nội dung: Công tác tổ chức hành chính; công tác tổ chức,
QL hoạt động học tập và rèn luyện của SV; công tác y tế, thể thao; thực hiện
chế độ, chính sách đối với SV; thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự,
an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; thực hiện công tác QL
SV nội trú, ngoại trú.
1.4. Lý luận về QL CTSV ở trường ĐH
1.4.1. Xu hướng QL CTSV thông qua dịch vụ SV

Dịch vụ giáo dục nói chung và dịch vụ giáo dục đại học nói riêng bắt
đầu được quan tâm. Các dịch vụ tập trung hướng tới việc đa dạng hóa các
thành phần, đối tượng học tập; đổi mới, nâng cao chất lượng, nội dung
chương trình đào tạo; đảm bảo hỗ trợ điều kiện học tập cho SV. Nhiều nhu
cầu của sinh viên được đáp ứng trực tiếp: Xem lịch thi, thời khóa biểu, điểm
thi, đánh giá điểm rèn luyện, các dịch vụ giới thiệu việc làm, nơi ở,… Dịch
vụ sinh viên còn dần được nâng cao chất lượng thông qua hệ thống internet
để sinh viên có thể được thụ hưởng dịch vụ theo nhu cầu về vật chất, tinh
thần nhằm học tập, sinh hoạt hiệu quả.
1.4.2. Phân cấp trong QL CTSV ở trường ĐH
Hệ thống tổ chức, QL CTSV của trường ĐH gồm: Hiệu trưởng, đơn vị
phụ trách CTSV, giáo viên chủ nhiệm (giảng viên cố vấn) và lớp SV... Căn
cứ điều lệ nhà trường của từng trình độ đào tạo, hiệu trưởng quy định chức
năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ trách công tác SV, làm đầu mối giúp hiệu
trưởng thực hiện nội dung công tác SV.
11


1.4.3. Nội dung QL CTSV ở trường ĐH
1.4.3.1. QL hành chính đối với SV
1.4.3.2. QL hoạt động rèn luyện của SV
1.4.3.3. Quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với SV
Các nội dung trên đều bao gồm việc lên kế hoạch; tổ chức thực hiện;
chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
1.4.4. Nguyên tắc QL CTSV
Nguyên tắc QL CTSV bao gồm các nguyên tắc: Nguyên tắc phát triển,
nguyên tắc ngành nghề hóa, nguyên tắc kết hợp giữa chuyên trách và kiêm
chức.
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến QL CTSV
Các yếu tố ảnh hưởng đến QL CTSV có thể đề cập đến các yếu tố

thuộc về con người, các yếu tố thuộc về QL CTSV, các yếu tố thuộc về điều
kiện và phương tiện QL CTSV.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở CÁC
TRƯỜNG ĐH CÔNG LẬP KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI TP. HCM
2.1. Khái quát về các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM
Hiện nay, tại Tp. HCM có 07 trường ĐH công lập khối ngành kinh tế.
Các trường này, ngoài việc chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ GD & ĐT thì
còn trực thuộc ngành dọc, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành dọc.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng QL CTSV ở các trường ĐH công lập
khối ngành kinh tế tại Tp. HCM
2.2.1. Mẫu khách thể khảo sát
Bảng 2.1. Khái quát về khách thể nghiên cứu chính
Yếu tố
Trường ĐH
Giới tính

Kinh tế Tp. HCM
Ngân Hàng Tp. HCM
Kinh tế Luật Tp. HCM
Tài chính - Marketing
Nam

12

Tần số
41
77
55

67
127

Tỷ lệ %
17.1
32.1
22.9
27.9
52.9


Nữ
CBQL
Chức vụ
GV
NV phòng ban
Dưới 5 năm
Từ 5 năm đến 10 năm
Thâm niên công tác
Trên 10 năm đến 20 năm
Trên 20 năm
Tổng cộng

113
60
78
102
38
111
51

40
240

47.1
25.0
32.5
42.5
15.8
46.3
21.3
16.7
100

2.2.2. Cách thức tổ chức khảo sát
Cách thức chấm điểm bảng hỏi của CBQL, GV và NV được quy định:
Bảng 2.3. Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi CBQL, GV và NV
ĐTB
4.21 - 5.0
3.41 - 4.20
2.61 - 3.40
1.81 - 2.60
1.00 - 1.80

MỨC ĐỘ
Câu 1
Rất quan trọng
Không quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
Hoàn toàn không quan trọng


Từ câu 2 đến câu 8
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

Cách thức chấm điểm bảng hỏi của SV quy định tương tự như bảng
này.
2.3. Thực trạng về CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế
tại Tp. HCM
2.3.1. Về mảng nội dung hành chính đối với SV
Điểm trung bình (ĐTB) ở cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên
(CBQL, GV, NV) và SV đều trên 3.51, tương đương việc thực hiện nội dung
hành chính đối với SV ở mức khá trở lên. Đáng chú ý là ĐTB chung theo
đánh giá của CBQL, GV và NV là 4.24, rơi vào mức tốt. Nhưng ngược lại,
ĐTB chung trên SV là 3.91, rơi vào mức khá. Như vậy, SV chưa đánh giá
cao hiệu quả công tác tổ chức hành chính đối với họ tại trường ĐH hiện nay.
2.3.2. Về mảng nội dung hoạt động rèn luyện của SV
Việc thực hiện nội dung hoạt động rèn luyện của SV dựa trên đánh giá
của CBQL, GV và NV có ĐTB là 4.12, SV với ĐTB là 3.85, trên 3.51, ứng
mức khá.
2.3.3. Về mảng nội dung các chế độ, chính sách đối với SV
ĐTB chung trong việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với SV
dựa trên đánh giá của CBQL, GV, NV là 4.10 và SV là 3.94, đều rơi vào
mức khá. Nói cách khác, việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với
SV với ĐTB là 4.10, kém hơn so với việc thực hiện hoạt động rèn luyện đối
13



với SV với ĐTB là 4.12; cao nhất là thực hiện hành chính đối với SV ở mức
khá với ĐTB là 4.24
2.4. Thực trạng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế
tại Tp. HCM
2.4.1. Nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của QL CTSV ở các
trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM
ĐTB nhận thức của CBQL, GV và NV về tầm quan trọng của hoạt
động QL CTSV là 3.16, rơi vào mức “quan trọng” theo thang đo. Có 61.7%
nhận thức ở mức “quan trọng” và 27.9% ở mức “rất quan trọng”; tổng hai
mức là 89.6%.
2.4.2. Thực trạng chung của QL CTSV ở các trường ĐH công lập
khối ngành kinh tế tại Tp. HCM
Các nội dung QL CTSV tại trường đều có ĐTB trên 3.51, rơi vào
mức khá. Có thể nhận thấy chức năng chỉ đạo, theo dõi và chức năng tổ
chức thực hiện kế hoạch là hai chức năng được thực hiện tốt hơn so với các
chức năng còn lại.
2.4.3. Thực trạng thực hiện các nội dung QL CTSV ở các trường ĐH
công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM
2.4.3.1. Thực trạng QL hành chính đối với SV
Trong các nội dung QL hành chính với sinh viên có thể nhận thấy
không có ĐTB nào tìm được trên 4.20. ĐTB dao động từ 3.83 đến 4.09 ứng
với mức khá.
2.4.3.2. Thực trạng QL hoạt động rèn luyện của SV
So với nội dung QL hành chính đối với sinh viên thì quản lý hoạt
động rèn luyện của SV có điểm trung bình cao hơn khi tất cả các điểm trung
bình chung của từng nội dung quản lý hoạt động rèn luyện của SV đều trên
4.00.
2.4.3.3. Thực trạng QL việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với
SV

QL việc thực hiện các chế độ chính sách đối với SL ở các chức năng
quản lý đều có điểm trung bình trên 4.00, vẫn rơi vào mức khá.
2.5. Một số hạn chế trong QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối
ngành kinh tế tại Tp. HCM
2.5.1. Một số hạn chế trong QL hành chính đối với SV theo đánh giá của
SV
Kết quả cho thấy một số hạn chế trong QL hành chính đối với SV nằm
trong mức thỉnh thoảng với ĐTB là 1.27. Cần chú ý nhất là hạn chế quy trình
14


quá rườm rà, cứng nhắc, gây phiền toái cho SV với ĐTB 1.57, rơi vào mức
trung bình.
Bảng 2.13. Một số hạn chế QL hành chính đối với SV theo đánh giá của SV
ĐTB

Mức độ đánh giá (%)
HẠN CHẾ
1. Quy trình quá
rườm rà, cứng nhắc,
gây phiền toái cho
SV.
2. Thái độ của các
NV thiếu thân thiện
và tôn trọng.
3. Lúng túng khi xử
lý các công việc/thủ
tục cho SV.
4.Thao tác làm việc
chậm chạp.

5. Cáu gắt, nổi giận
khi SV hỏi.
6. Tỏ ra mệt mỏi,
nhàm chán khi giải
quyết thủ tục cho SV.
7. Không giải quyết
được thủ tục hành
chính cho SV.
8. Bắt SV chờ đợi,
hẹn nhiều lần.
9. Đùn đẩy trách
nhiệm cho đơn vị
khác.

Không
bao giờ

Hiếm
khi

Thỉnh
thoảng

Thường
xuyên

Rất
thường
xuyên


15.7

30.7

36.8

15.2

1.7

1.57

22.0

37.2

23.2

15.2

2.5

1.39

26.7

35.3

23.0


12.5

2.5

1.29

28.0

34.7

22.5

10.5

4.3

1.29

28.8

33.0

22.3

12.3

3.5

1.29


30.2

36.2

16.2

14.7

2.8

1.24

40.3

30.3

14.5

10.7

4.2

1.08

34.0

34.2

16.8


11.7

3.3

1.16

40.3

28.2

15.5

12.0

4.0

1.11

ĐTB chung: 1.27

2.5.2. Một số hạn chế trong QL hoạt động rèn luyện đối với SV theo
đánh giá của SV
Một số hạn chế trong QL hoạt động rèn luyện đối với SV có ĐTB là
1.09, rơi vào mức thỉnh thoảng. Có thể đề cập đến 3 nội dung có ĐTB trên
1.10: ĐTB cao nhất là nội dung tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - SV” còn
lý thuyết suông, nặng về hình thức với ĐTB là 1.20; nội dung công tác tư
vấn, hướng dẫn kỹ năng sống, đặc biệt là tư vấn về giới tính, sức khỏe sinh
sản chưa được coi trọng với ĐTB là 1.20; nội dung đánh giá ý thức học tập
và rèn luyện của SV còn sơ sài với ĐTB là 1.20.
15



2.5.3. Một số hạn chế trong QL việc thực hiện các chế độ, chính sách đối
với SV theo đánh giá của SV
Hạn chế trong QL việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với SV có
ĐTB chung là 1.12, rơi vào mức thỉnh thoảng. ĐTB cao nhất là “Quy trình xét
cấp học bổng khuyến khích học tập và rèn luyện cho SV còn rườm rà, thiếu
tiêu chí minh bạch”, với ĐTB là 1.44; nội dung quỹ học bổng trong và ngoài
ngân sách hỗ trợ SV còn ít, chưa hỗ trợ phù hợp cho SV với ĐTB là 1.22.
2.5.4. Một số hạn chế trong QL CTSV trên bình diện chung theo đánh
giá của CBQL - GV- NV
Trong 10 hạn chế được liệt kê thì 9 nội dung mang tính tiêu cực đều trên
50% SV đánh giá “không”. Nói cách khác, hơn 50% SV đã cho rằng cán bộ,
GV, NV chưa thật sự chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc của mình.
2.5.5. Đánh giá của SV về việc đáp ứng nhu cầu của SV trong QL CTSV
Năm thứ hạng từ 1 đến 5 như sau: Được an toàn, tiện nghi tại nơi ở;
tôn trọng đối tượng QL và quyền tự do công dân; được chăm sóc, hỗ trợ, tư
vấn kịp thời; giải quyết các thủ tục nhanh chóng; công bằng, bình đẳng,
khách quan,…
2.6. Nguyên nhân hạn chế đến đến hiệu quả QL CTSV
2.6.1. Nguyên nhân chủ quan
Trong 10 nguyên nhân chủ quan thì có 3 nguyên nhân có tỷ lệ trên
50.0%. Tỷ lệ cao nhất là nguyên nhân kỹ năng mềm hạn chế (kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng QL cảm
xúc,…).
2.6.2. Nguyên nhân khách quan
Trong 11 nguyên nhân khách quan dẫn đến chất lượng QL CTSV
chưa đạt, có 3 nguyên nhân có tỷ lệ trên 50.0%: QL còn nặng về hình thức 64.2%; SV đông, ý thức kém - 60.4%; đội ngũ QL chưa làm việc đều tay 53.3%.

16



CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở CÁC
TRƯỜNG ĐH CÔNG LẬP KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI TP. HCM
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối
ngành kinh tế tại Tp. HCM
3 cơ sở xác lập các giải pháp: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lí, cơ sở thực tiễn.
3.2. Một số nguyên tắc đề xuất các giải pháp

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; nguyên tắc đảm bảo tính khoa học;
nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển; nguyên tắc đảm bảo tính khả
thi.
3.3. Giải pháp QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp.
HCM

Có 3 nhóm giải pháp với 10 biện pháp được đề xuất:
3.3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc QL CTSV
cho CBQL, GV, NV

3.3.1.1. Biện pháp 1: Tổ chức hội thảo, tập huấn định kỳ về QL CTSV
cho CBQL, GV và NV
a. Mục đích - ý nghĩa
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc QL CTSV
cho cán bộ, GV, NV, làm cơ sở tạo sự thống nhất cao trong quy trình QL
CTSV.
b. Nội dung thực hiện
Tổ chức tập huấn định kỳ và tập huấn chuyên đề. Tăng cường tổ chức
hội thảo khoa học thúc đẩy CBQL, GV, NV nhận thức đúng định hướng hoạt
động CTSV song hành với hoạt động dạy học. Tổ chức các buổi giao lưu

với chuyên gia.
3.3.1.2. Biện pháp 2: Tổ chức các hội thi tìm hiểu, thực hành xử lý
tình huống QL CTSV cho đội ngũ làm CT QLSV
a. Mục đích - ý nghĩa
Góp phần nâng cao nhận thức của CBQL, GV và NV về tầm quan
trọng của QL CTSV, thúc đẩy tính chủ động, tích cực và tự giác của đội ngũ
QL CTSV. Đồng thời, tạo cơ hội để CBQL, GV và NV giao lưu, học hỏi, rút
kinh nghiệm từ đồng nghiệp, có cách nhìn toàn diện hơn từ lý thuyết đến
thực tiễn về QL CTSV.
b. Nội dung thực hiện
Lên kế hoạch tổ chức các hội thi theo định kỳ hàng năm và phổ biến
rộng rãi đến các đơn vị chức năng liên quan trong trường. Khuyến khích tất
17


cả đội ngũ thực hiện QL CTSV tham gia. Thu thập các câu hỏi và tình
huống xuất phát từ thực tiễn, nhu cầu của SV để nâng cao nhận thức lẫn
kinh nghiệm cho đội ngũ QL CTSV.
3.3.1.3. Biện pháp 3: Khuyến khích, hỗ trợ việc thực hiện các đề tài
nghiên cứu khoa học liên quan đến QL CTSV
a. Mục đích - ý nghĩa
Góp phần làm cho người QL CTSV có cơ hội hiểu sâu sắc hơn về ý
nghĩa, tầm quan trọng của CTSV trong nhà trường, cung cấp những hệ
thống lý luận và biện pháp để nâng cao hiệu quả QL CTSV tại đơn vị.
b. Nội dung thực hiện
Xác định rõ vị trí, vai trò của việc thực hiện các nghiên cứu về QL
CTSV đối với mục tiêu đào tạo. Tổ chức các buổi sinh hoạt, toạ đàm khoa
học, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học về QL CTSV. Có chế độ,
chính sách phù hợp để khuyến khích và tôn vinh kịp thời những nghiên cứu
khoa học về QL CTSV,…

3.3.2. Giải pháp đổi mới tổ chức thực hiện và tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong QL CTSV
3.3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới khâu tổ chức thực hiện quy trình QL
CTSV
a. Mục đích - ý nghĩa
Đổi mới khâu tổ chức thực hiện quy trình QL CTSV, nâng cao chất
lượng, năng suất và hiệu quả giải quyết công việc tại trường ĐH. Ứng dụng
tin học nhằm thực hiện quy trình tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ, thủ tục
hành chính cho SV một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian,
sức lao động.
b. Nội dung thực hiện
- Các thủ tục, quy trình, thời gian giải quyết phải được niêm yết công
khai, rõ ràng, đầy đủ để SV được biết. Đảm bảo giải quyết công việc nhanh
chóng, thuận tiện, không gây phiền hà cho SV. Đảm bảo sự phối hợp đồng
bộ giải quyết công việc giữa các bộ phận, đơn vị trong trường với tinh thần
phục vụ cao nhất.
- Biện pháp trọng tâm phù hợp với bối cảnh tại các trường và yêu cầu
đổi mới khâu tổ chức thực hiện quy trình QL CTSV theo chủ trương của Bộ
Giáo dục & Đào tạo, theo mô hình của các nước có nền giáo dục tiên tiến là
thực hiện cơ chế giao dịch hành chính “một cửa” trên cơ sở cho phép ban
(hoặc trung tâm) hành chính “một cửa” truy xuất dữ liệu dùng chung (thay
vì mỗi đơn vị chuyên môn được phân quyền truy xuất dữ liệu riêng theo
18


từng mảng công tác) nhằm tạo điều kiện cho SV có thể thực hiện các giao
dịch với nhà trường tại một nơi.
3.3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường công tác cung cấp thông tin cho SV
về cách thức - quy trình QL CTSV của nhà trường
a. Mục đích - ý nghĩa

Tăng cường công tác cung cấp thông tin cho SV về cách thức - quy
trình CTSV của nhà trường nhằm tạo ra sự thống nhất và hợp tác giữa SV và
đội ngũ QL CTSV trong việc nâng cao hiệu quả QL CTSV.
b. Nội dung thực hiện
Lồng ghép việc cung cấp thông tin cho SV về cách thức - quy trình
QL CTSV của nhà trường thông qua các “Tuần sinh hoạt công dân - SV”.
Phát hành Cẩm nang SV nhằm hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục
liên quan đến QL CTSV tại trường. Thường xuyên cập nhật thông tin về quy
trình làm việc mới trên trang thông tin điện tử của trường. Các lĩnh vực giao
dịch tại Ban hành chính Một cửa sẽ được công khai như: Các thủ tục giao
dịch, thủ tục hành chính, phí, lệ phí,... Các khoản tiền này sẽ được quẹt thẻ
khi giao dịch hoặc trừ tự động từ một tài khoản đăng ký sẵn của sinh viên.
Mở đường dây nóng hay giải đáp thắc mắc trực tuyến, hòm thư góp ý. Đội
ngũ CBQL, GV, NV, GV cố vấn hỗ trợ kịp thời,...
3.3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong tổ chức thực hiện QL CTSV
a. Mục đích - ý nghĩa
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện
QL CTSV nhằm tiết kiệm thời gian và sức lao động cho đội ngũ làm CTSV
lẫn SV.
b. Nội dung thực hiện
Nâng cấp phần mềm QLSV và website của Trường để thuận lợi cho
cơ chế thông tin 2 chiều giữa Nhà trường - SV. Xây dựng các nhóm làm việc
thường xuyên nhằm giải đáp các thắc mắc thông qua hộp thư trực tuyến
công khai, kịp thời cho SV. Đặc biệt, phối hợp với các công ty công nghệ và
Phòng quản lý công nghệ Thông tin của trường để xây dựng và phát triển
các phần mềm hỗ trợ cho QL CTSV. Phát triển phần mềm trên điện thoại di
động (app store). Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao dịch điện tử SV Nhà trường (E - Student) nhằm đảm bảo công tác tiếp SV, qui trình tiếp SV
được hệ thống hóa và mô hình hóa thông qua giao tiếp trực tuyến (online).
3.3.3. Giải pháp đổi mới tổ chức bộ máy QL CTSV


19


3.3.3.1. Biện pháp 1: Cải tiến bộ máy tổ chức hoạt động của Phòng
CTSV từ mô hình tổ chức “cỗ máy” sang mô hình “cơ thể sống” linh hoạt,
mềm dẻo
a. Mục đích - ý nghĩa
Cải tiến bộ máy tổ chức hoạt động của Phòng CTSV từ mô hình tổ
chức “cỗ máy” sang mô hình “cơ thể sống” linh hoạt, mềm dẻo nhằm cải
thiện áp lực công việc, tạo ra sự hứng thú trong CTSV góp phần loại bỏ các
quy định máy móc trong QL, điều hành để tạo thế tự chủ thực sự đối với
người làm công tác SV.
b. Nội dung thực hiện
Thay lối hành xử kiểu bao cấp, áp đặt (xin - cho) sang chuyên nghiệp
(dịch vụ SV). Mỗi người sẽ tự kiểm soát công việc của mình (thay vì chỉ
CBQL, thường là trưởng phòng hoặc phó phòng, ban phải kiểm soát), đồng
thời cũng biết rõ công việc của người khác để tương tác, hỗ trợ khi cần. Tiến
hành tập huấn, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa các CBQL, NV. Phân
công tiếp SV vào tất cả các ngày trong tuần dựa trên kinh nghiệm chéo. Phát
triển phòng CTSV thành trung tâm SV, ủy quyền giải quyết tất cả các thủ tục
hành chính liên quan đến SV. Xây dựng đề án và xúc tiến thành lập trung
tâm tư vấn, hướng nghiệp, hỗ trợ SV (gọi tắt là trung tâm hỗ trợ SV - Trực
thuộc trung tâm SV). Có cơ chế nhằm duy trì hiệu quả hoạt động của hội
cựu SV trường, qua đó huy động các nguồn lực phục vụ CTSV.
3.3.3.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện quy trình tuyển chọn và đánh giá
năng lực QL và làm việc của đội ngũ CBQL, GV, NV
a. Mục đích - ý nghĩa
Hoàn thiện quy trình tuyển chọn và đánh giá năng lực CBQL, GV và
NV để hoàn thiện hoặc luân chuyển công tác nhằm nâng cao hiệu quả QL

CTSV.
b. Nội dung thực hiện
Xây dựng bản mô tả công việc chi tiết, khoa học với các yêu cầu cụ
thể về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm,… cho từng vị trí
cụ thể trong QL CTSV. Quy trình tuyển chọn công khai, minh bạch, thay đổi
từ hình thức phỏng vấn trực tiếp sang hình thức thực nghiệm công việc, xử
lý tình huống và trắc nghiệm tâm lý nghề nghiệp. Thực hiện khảo sát, đánh
giá định kỳ chất lượng phục vụ SV từ SV, CBQL, GV, NV tự đánh giá và
đánh giá chéo. Cần có kết luận công khai những kết quả này. Thực hiện hình
thức kỷ luật với những CBQL, GV, NV thực hiện sai quy trình hoặc thái độ
giao tiếp với SV thiếu thiện chí. Khen thưởng, nêu gương một cách thiết
thực những cá nhân đảm trách công việc hiệu quả, được đồng nghiệp và SV
20


yêu mến, đánh giá cao. Tạo điều kiện cho CBQL, GV, NV trẻ được phát huy
năng lực QL; bồi dưỡng họ thường xuyên để phát huy tính tích cực, sáng
tạo, tư duy đổi mới trong QL CTSV.
3.3.3.3. Phát triển kỹ năng cho đội ngũ tham gia QL CTSV
a. Mục đích - ý nghĩa
Phát triển kỹ năng mềm cho đội ngũ QL CTSV nhằm giúp họ thích
ứng nhanh chóng với tính chất đổi mới của công việc theo hình thức đào tạo
tín chỉ và thích ứng với đặc điểm tâm lý của SV cùng với các áp lực nảy
sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
b. Nội dung cần thực hiện
Quy hoạch đội ngũ QL CTSV của trường. Bồi dưỡng cách thức QL
và thao tác thực hiện cho đội ngũ cán bộ trẻ. Cử cán bộ học tập, giao lưu
hợp tác với các trường ĐH trong và ngoài nước. Xây dựng nhóm chuyên
môn cao. Tập huấn kỹ năng mềm cho đội ngũ tham gia QL CTSV thường
xuyên và định kỳ.

3.3.3.4. Xây dựng cơ chế phối hợp và hoàn thiện các quy định, hệ
thống chính sách hỗ trợ QL CTSV
a. Mục đích - ý nghĩa
Xây dựng cơ chế phối hợp và hoàn thiện các quy định, hệ thống chính
sách hỗ trợ QL CTSV nhằm tạo ra tính hệ thống trong CTSV góp phần duy
trì và nâng cao chất lượng CTSV.
b. Nội dung thực hiện
Đối với kinh phí cho CTSV, không nên chỉ trông chờ vào nguồn thu
học phí và bao cấp của Nhà nước. Cần phát huy tiềm năng trong cựu SV,
vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm khác. Tăng cường các dịch vụ
đào tạo (ngắn hạn, ngoài giờ, liên kết đào tạo), các dự án chuyển giao công
nghệ trong và ngoài nước, hợp tác đào tạo quốc tế, cho thuê cơ sở vật chất
ngoài giờ hành chính, đăng cai tổ chức sự kiện,... để có thêm nguồn thu.
Xúc tiến thành lập trung tâm quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ SV. Tận dụng
tiện ích của công nghệ thông tin trong cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ
năng...
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp QL CTSV ở các trường ĐH công
lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM
Các giải pháp đề xuất ở trên có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ. Nhận
thức về QL CTSV sẽ điều khiển và quyết định cơ bản đến hiệu quả QL
CTSV. Tương hỗ nhận thức, việc đổi mới tổ chức bộ máy QL CTSV sẽ giúp
việc đổi mới QL CTSV khả thi hơn. Đặc biệt, 10 biện pháp nằm trong hệ
21


thống giải pháp này không thể tách rời nhau; tương tác tạo nên một chỉnh
thể thống nhất.
3.5. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp QL
CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM
3.5.1. Mô tả tổ chức khảo sát

3.5.1.1. Công cụ khảo sát
Bao gồm 3 câu hỏi thăm dò ý kiến của CBQL, GV, NV tham gia QL
CTSV. 3 câu hỏi này được triển khai sau một thời gian tập hợp và phân tích
kết quả nghiên cứu thực trạng.
3.5.1.2. Cách tính điểm của công cụ khảo sát
Bảng 3.1. Cách tính điểm của công cụ khảo sát
ĐTB
4.21 -> 5.00
3.41 -> 4.20
2.61 -> 3.40
1.81 -> 2.60
1.00 -> 1.80

Mức độ
Câu 2
Câu 3
Rất cần thiết
Rất khả thi
Cần thiết
Khả thi
Phân vân
Phân vân
Không cần thiết
Không khả thi
Hoàn toàn không cần thiết
Hoàn toàn không khả thi

3.5.2. Đánh giá về các giải pháp QL CTSV ở các trường ĐH công lập
khối ngành kinh tế tại Tp. HCM
10 biện pháp đề xuất thuộc 3 nhóm giải pháp QL CTSV ở các trường

ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM đều có tỷ lệ đồng ý trên 50%.
Trong đó có 5 biện pháp được đồng ý với tỷ lệ khá cao, trên 70.0% (xấp xỉ
¾ mẫu). Nhìn chung, CBQL và GV, NV có thái độ tích cực với các biện
pháp. Trong đó, họ quan tâm đến các biện pháp cụ thể mang tính thực tiễn
như cải tiến bộ máy tổ chức hoạt động của phòng CTSV từ mô hình tổ chức
“cỗ máy” sang mô hình “cơ thể sống” linh hoạt, mềm dẻo, ứng dụng công
nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện CTSV.
3.5.3. Đánh giá về tính cần thiết của giải pháp QL CTSV ở các trường ĐH
công lập khối ngành ngành kinh tế tại Tp. HCM

Kết quả thống kê cho thấy 3 nhóm giải pháp đề xuất có ĐTB từ 4.18
đến 4.25, rơi vào mức cần thiết và rất cần thiết. Kết quả cũng cho thấy các
biện pháp cụ thể đều có ĐTB tìm được từ 4.06 đến 4.35, ứng với mức cần
thiết và rất cần thiết.
3.5.4. Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp QL CTSV ở các
trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM
Kết quả thống kê cho thấy ba nhóm giải pháp đề xuất đều có ĐTB
chung từ 3,98 đến 4.03, rơi vào mức khả thi.
22


3.6. Thực nghiệm một số biện pháp đổi mới QL CTSV ở các trường ĐH
công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM
3.6.1. Mục đích thực nghiệm

Đánh giá hiệu quả của biện pháp đổi mới QL CTSV ở các trường ĐH
công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM, đánh giá tính đúng đắn của giả
thuyết khoa học.
3.6.2. Nội dung thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong

tổ chức thực hiện QL CTSV nằm trong giải pháp đổi mới QL CTSV tại
trường ĐH và biện pháp cải tiến bộ máy tổ chức hoạt động của phòng CTSV
từ mô hình tổ chức “cỗ máy” sang mô hình “cơ thể sống” linh hoạt, mềm
dẻo nằm trong giải pháp đổi mới tổ chức bộ máy QL CTSV thông qua đề án
“Thực hiện cơ chế giao dịch hành chính một cửa đối với SV hệ chính quy
tại Trường ĐH Ngân hàng Tp. HCM”.
3.6.3. Tổ chức thực nghiệm
3.6.3.1. Khách thể và đối tượng thực nghiệm
Khách thể thực nghiệm là một số nội dung của QL hành chính đối với
SV (cụ thể là việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối với SV). Đối
tượng thực nghiệm là SV, CBQL, GV và NV tại Trường ĐH Ngân hàng Tp.
HCM. Đối tượng điều tra là 300 SV và 84 CBQL, GV và NV tại trường ĐH
ngân hàng Tp. HCM.
3.6.3.2. Tiến trình thực nghiệm
Thực nghiệm bao gồm ba giai đoạn, từ 10/5/2015 đến 25/7/2016.
Việc giải quyết thủ tục hành chính cho SV theo đề án áp dụng thực
nghiệm:

23


Sơ đồ 3.3. Quy trình thực hiện giao dịch điện tử SV - Nhà trường (EStudent)
[Phụ lục 4.2 – Luận án]
3.6.3.3. Công cụ đánh giá thực nghiệm
Phương pháp chính để đánh giá hiệu quả của thực nghiệm là phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi. Các tiêu chí đánh giá thực nghiệm tập trung
vào:
- Sự hài lòng của SV về việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục đối với
SV trên bình diện nội dung QL hành chính đối với SV.
- Sự nhanh chóng của việc thực hiện các thủ tục hành chính giữa trước

và sau khi sử dụng hệ thống giao dịch điện tử SV - Nhà trường.
3.6.4. Kết quả thực nghiệm
3.6.4.1. Kết quả so sánh giữa trước và sau thực nghiệm về hiệu quả
và sự hài lòng của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối với SV
trên bình diện chung
a. Kết quả trên khách thể SV
Sau khi thực nghiệm thì mức độ hiệu quả và hài lòng của việc QL và
giải quyết các thủ tục hành chính đối với SV được nâng cao. Kết quả kiểm
nghiệm T - Test với sig = 0.000 < 0.05 cho phép kết luận sự khác biệt ý
nghĩa giữa trước và sau thực nghiệm về mức độ hiệu quả và mức độ hài lòng
24


của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối với SV trên bình diện
chung đối với nhóm khách thể SV.
b. Kết quả trên khách thể CBQL, GV, NV
Kiểm nghiệm T - Test với sig = 0.031 < 0.05 cho phép kết luận có sự
khác biệt ý nghĩa giữa trước và sau thực nghiệm về mức độ hiệu quả của
việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối với SV trên bình diện
chung do nhóm khách thể CBQL, GV, NV đánh giá. Kiểm nghiệm T - Test
với sig = 0.002 < 0.05 cho phép kết luận sự khác biệt ý nghĩa giữa trước và
sau thực nghiệm về sự hài lòng của việc QL và giải quyết các thủ tục hành
chính đối với SV trên bình diện chung.
3.6.4.2. Kết quả so sánh giữa trước và sau thực nghiệm về sự nhanh
chóng của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối với SV trên một
số nội dung cụ thể
a. Kết quả trên khách thể SV
Kết quả kiểm nghiệm T - Test trên từng nội dung cụ thể cho thấy có
sự khác biệt ý nghĩa giữa trước và sau thực nghiệm về sự nhanh chóng của
việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối với SV trên một số nội

dung khi sig < 0.05.
b. Kết quả trên khách thể CBQL, GV và NV
Kết quả trên khách thể CBQL, GV và NV tương tự như khách thể SV
với sig < 0.05. Sau thực nghiệm, ĐTB ở các nội dung từ mức bình thường
nâng cao lên mức nhanh theo thang đánh giá.
3.6.4.3. Kết quả so sánh giữa trước và sau thực nghiệm về mức độ
hiệu quả của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối với SV trên
một số nội dung cụ thể
a. Kết quả trên khách thể SV
Bảng 3.12. So sánh giữa trước và sau thực nghiệm về mức độ hiệu quả
của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối với SV trên một số nội
dung cụ thể
Nội dung công việc
1. Các thủ tục hành chính liên quan tới
Tuần sinh hoạt Công dân - SV.
2. Giải quyết các thắc mắc liên quan
tới công tác quản lý hồ sơ SV.
3. Giấy xác nhận SV.
4. Giấy xác nhận vay vốn SV, miễn
giảm học phí.

Trước
thực
nghiệ
m

Sau
thực
nghiệ
m


Mức
chên
h
lệch

Kiểm
nghiệm
T - TEST

1.90

2.50

0.60

0.000

1.86

2.58

0.72

0.000

1.97

2.66


0.77

0.000

1.89

2.59

0.70

0.000

25


×