Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN NGHỀ LUẬT SƯ DÂN SỰ 02 HS 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.62 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ TP.HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN

Môn : Kỹ năng cơ bản của luật sư trong việc giải quyết các
vụ án dân sự
Mã số hồ sơ : 10
Diễn lần : 02
Ngày diễn : 29/6/2017
Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN NGỌC LÂM

Họ và tên : ĐOÀN THANH LƯU
Sinh ngày : 15 tháng 3 năm 1994
SBD : 068

Lớp : Luật sư 17.2F

HỌC VIÊN : ĐOÀN THANH LƯU – LỚP LUẬT SƯ 17.2.F – SBD : 068

Trang 1


NỘI DUNG

1/TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Hai cụ Chu Khắc Trường ( đã chết năm 1945 ) , Chu Thị Cúc ( đã chết năm 1990 ) lúc
còn sống sinh được 4 người con là : Chu Thị Thanh ( sinh năm 1931 ) , Chu Thị Loan
( sinh năm 1934 ) , Chu Khắc Sinh ( sinh năm 1936 ) và Chu Thị The ( sinh năm 1944 ).
Năm 1990 , cụ Cúc mất đã để lại ngôi già 2 gian với diện tích 777m2 , Do các con của cụ
Cúc đều đi làm ăn xa và ít có thời gian về quê nên đã thỏa thuận để ông Chu Khắc


Thuyên ( hiện tại đã chết ) trông nom , quản lý mảnh đất từ 15/4/1994 đến 15/4/1999.
Hết thời hạn thỏa thuận trong coi mảnh đất ông Thuyên và vợ vẫn tiếp tục trông nom ,
sau khi ông Thuyên chết thì vợ là bà Đinh Thị Tám tiếp tục thu hoạch hoa lợi công sản từ
mảnh đất .
Ngày 20/1/1994 ông Chu Khắc Sinh đã có đơn “ Chuyển quyền thừa kế “ cho ông Chu
Khắc Thuyên với nội dung ông Thuyên có toàn quyền thừa kế mảnh đất từ năm 1994.
Tuy nhiên văn bản này đã bị chính quyền xã Phù Vân không công nhận giá trị vì ông Chu
Khắc Sinh lập văn bản này là vi phạm pháp luật và chưa được sự đồng ý của các chị em
ruột có liên quan đến hàng thừa kế .
Ngày 22/11/2001 ông Chu Khắc Sinh đã viết giấy giao quyền sử dụng mảnh đất cho
trường họ là ông Chu Khắc Chinh quản lý , nhưng trên thực tế thì bà Đinh Thị Tám và
con gái là Chu Thị mai vẫn tiếp tục thu hoa lợi từ mảnh đất.
Tháng 5/2012 Bà Tám cùng con gái là Chu Thị Mai làm nhà trái phép trên mảnh đất mà
chưa được sự đồng ý của các chị em bà Thanh , Loan , Sinh , The .
Bà Chu Thị Thanh đã báo chính quyền thôn xã nhưng chính quyền không dứt điểm nên
gia đình bà Đinh Thị Tám vẫn có tình xây dựng nhà ngay trên mảnh đất của bố mẹ bà để
lại.
Ngày 28/10/2012 ông Chu Khắc Sinh đã có tờ trình gửi TAND thị xã Phủ Lý và trình bày
sự việc với Tòa Án.

HỌC VIÊN : ĐOÀN THANH LƯU – LỚP LUẬT SƯ 17.2.F – SBD : 068

Trang 2


Các anh chị em trong gia đình đã họp và lập biên bản họp gia đình các ngày 10/01/2007
và 5/6/2012.
UBND xã Phù Vân đã tiến hành hòa giải ở cơ sở , có biên bản hòa giải ngày 19/6/2012 và
25/10/2012.
Kết quả các lần họp gia đình cũng như hòa giải ở cơ sở thì sự tranh chấp của hai bên vẫn

không thể giải quyết được nên vụ việc đã được TAND thị xã Phủ Lý xem xét thụ lý vụ
án.

2/.PHẦN TRÌNH BÀY YÊU CẦU KHỞI KIỆN CHO NGUYÊN ĐƠN :
Kính thưa Hội đồng xét xử ,
Tôi xin đại diện cho thân chủ tôi là bà Chu Thị Hồng Thanh và ông Chu Khắc Sinh xin
được trình bày yêu cầu khởi kiện như sau :
Ông Chu Khắc Trường và Bà Chu Thị Cúc sau khi chết thì có để lại 777m2 tại thửa đất
số 40 tờ bản đồ số 02 lập năm 1998 tại Thôn 6 , Xã Phù Vaann , huyện Phủ Lý , tỉnh Hà
Nam.
Mảnh đất trên tuy chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trong sổ địa
chính có thể hiện tên của bà Chu Thị Cúc , tức là mẹ của các thân của tôi là chủ sở hữu
của mảnh đất trên.
Vì điều kiện ở xa không thể tự mình quản lý tài sản trên nên bốn chị em bà Chu Thị Hồng
Thanh đã thỏa thuận cho ông Chu Khắc Thuyên ở cạnh ( là người họ hàng ) trông coi
quản lý tài sản và hưởng hoa màu trên đất .
Sau đó ông Thuyên chết bà Đinh Thị Tám tiếp tục thu hoạch hoa màu.Tuy nhiên vào
tháng 5/2012 , bà Đinh Thị Tám cùng con gái đã làm nhà trái phép trên mảnh đất của gia
đình thân chủ tôi.
Nay tôi xin đề nghị quý tòa yêu cầu bà Đinh Thị Tám như sau :
Yêu cầu bà Đinh Thị Tám trả lại diện tích đất 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ
02 lập năm 1998 tại thôn 6 , xã Phù Vân , huyện Phủ Lý, tỉnh Hà nam cho bà Chu
Thị Thanh, ông Chu Văn Sinh, bà Chu Thị Loan và bà Chu Thị The.
• Buộc bà Đinh Thị Tám phải trả 50% tổng giá trị thu nhập kể từ ngày 15/4/1994
theo giấy gửi UBND xã Phù Vân , TP Phủ Lý . Tỉnh Hà Nam năm 1994.


3./ PHẦN HỎI CỦA LUẬT SƯ NGUYÊN ĐƠN :
- Hỏi bị đơn : Bà Đinh Thị Tám
HỌC VIÊN : ĐOÀN THANH LƯU – LỚP LUẬT SƯ 17.2.F – SBD : 068


Trang 3


1. Khi ông Chu Văn Sinh có làm đơn xin chuyển quyền thừa kế cho chồng bà là ông

Chu Khắc Thuyên bà có mặt lúc đó không ?
2. Bà có biết việc bà Chu Thị Thanh có khiếu nại lên UBND và đã được UBND tạm

đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế trên không ?
3. Tại sao khi có đơn xin chuyển quyền thừa kế từ ông Chu Văn Sinh rồi mà chồng

bà tức là ông Chu Khắc Thuyên vẫn ký vào giấy giao quyền trông nom ?
4. Theo như thỏa thuận trong giấy giao quyền trông nom thì gia đình bà phải trích

50% hoa lợi vào tài khoản. Bà có thực hiện điều đó không ?
5. Bà đã thỏa thuận với ông Chu Văn Sinh giá chuyển nhượng đất trên. Vậy bà có

biết ai là chủ sở hữu mảnh đất trên hay không ?
6. Bà nói giá chuyển nhượng là 1tr500 và bà mới thanh toán 500.000 đồng. Vậy số

tiền còn lại bà đã thanh toán với ông Sinh chưa ?
7. Vì sao bà không làm thủ tục xin cấp GCNQ sử dụng đất đối với mảnh đất này sau

khi có giấy chuyển quyền thừa kế của ông Chu Văn Sinh

LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO NGUYÊN ĐƠN

Kính thưa Hội đồng xét xử
Kính thưa đại diện Viện kiểm sát

Và tất cả mọi người có mặt trong phiên toà ngày hôm nay
Theo như yêu cầu của bị đơn , và sự chấp nhận từ quý toà, tôi là luật sư Đoàn Thanh Lưu
thuộc văn phòng luật sư ABC thuộc Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
Tham gia phiên tòa hôm nay với tư cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Chu
Thị Hồng Thanh và ông Chu Văn Sinh trong vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất với bị
đơn là bà Đinh Thị Tám.

HỌC VIÊN : ĐOÀN THANH LƯU – LỚP LUẬT SƯ 17.2.F – SBD : 068

Trang 4


Sau khi nghiên cứu toàn bộ nội dung hồ sơ vụ án và thông qua phiên xét hỏi ngày hôm
nay tôi xin được đưa ra quan điểm để chứng minh cho yêu của của thân chủ tôi là hợp
pháp như sau :
Ông Chu Khắc Cường lấy bà Chu Thị Cúc và sinh được 4 người con là bà Chu Thị
Thanh, Chu Thị Loan , Chu Văn Sinh và Chu Thị The.
Bà Chuc Thị Cúc mất năm 1990 có giấy chứng tử . Bà mất đi để lại di sản bao gồm : 01
căn nhà cấp 4 , ngói đỏ, 2 gian tường trát trên diện tích đắt 777m2 , cùng với cây cối hoa
màu.
Phía thân chủ tôi và chồng của bị đơn đã có thỏa thuận về việc trông nom di sản của bà
Chu Thị Cúc là “ ông Thuyên chịu trách nhiệm đóng thuế và được hưởng 50% hoa lợi ,
còn 50% hoa lợi quy thành tiền gửi vào tài khoản ngân hàng do bà Chu Thị Thanh đứng
tên để 4 chị em sử dụng.
Năm 1999 ông Chu Khắc Thuyên chết , bà Tám tiếp tục thu hoạch các hoa màu trên đất .
năm 2001 , 4 chị em bà Thanh đã làm đơn giao quyền sử dụng đất cho ông Chu Khắc
Chinh ( trưởng họ ) để ông Chinh trông coi. Tuy nhiêm ông Chinh không làm gì , bà Tám
vẫn tiếp tục sinh sống và thu lợi từ hoa màu trên thửa đất này.
Tháng 5/2012 , Bà Tám tự ý xây nhà trên đất của bà Cúc để lại mà không được sự đồng ý
chấp thuận từ phía 4 chị em bà Thanh.

Nay thân chủ tôi làm đơn khởi kiện yêu cầu bà Tám trả lại toàn bộ số đất trên cùng với
50% số hoa màu đã thu được từ năm 1994 đến nay.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và các quy định của pháp luật tôi xin trình bày bản luận cứ
bảo vệ của mịnh để chứng minh cho yêu cầu của thân chủ tôi là hợp pháp
Về yêu cầu trả lại 777m2 đất :
Thứ nhất , mảnh đất 777m2 là di sản của bà Chu Thị Cúc . Cụ thể , căn cứ vào sổ địa
chính của địa phương đã ghi nhận rang người có quyền sử dụng là bà Chu Thị Cúc .
Trước khi mất bà Chu Thị Cúc đã sử dụng lâu dài mảnh đất trên.
Căn cứ vào mục 1.1 , mục 1 phần II nghị quyết 02/2004/HĐTP-TANDTC có quy định :
“ Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy
định tại các khoản 1,2 và 5 điều 50 của luật đất đai 2003 , thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền
sử dụng đất đó cũng là di sản , không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế “ .

HỌC VIÊN : ĐOÀN THANH LƯU – LỚP LUẬT SƯ 17.2.F – SBD : 068

Trang 5


Theo điểm b khoản 1 điều 50 luật đất đai 2003 thì “ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng
đất , sổ địa chính là một trong các căn cứ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
“.
Căn cứ sổ địa chính xã Phù Vân , xác nhận chính quyền địa phương , diện tích đất 777m2
là di sản của bà Chu Thị Cúc , mẹ của cá thân chủ tôi.
Điều này cũng đã được các cấp Chính quyền địa phương xác nhận, cụ thể:
Tại biên bản hòa giải tranh chấp đất đai ngày 19/6/2012 của UBND huyện Phù Vân, Hội
đồng hòa giải, ý kiến của ông Minh – cán bộ địa chính xã về hiện trạng đất cũng như việc
xây dựng của bà Tám như sau: Việc bà Đinh Thị Tám xây nhà trên đất của bà Chu Thị
Cúc là không đúng và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ về việc xây dựng trái phép. Mảnh đất
đang tranh chấp đến thời điểm hiện nay vẫn là của bà Chu Thị Cúc (trên bản đồ quản lý

địa chính của xã). Hiện nay mảnh đất trên vẫn mang tên bà Cúc. Bà Cúc đã chết thì hàng
thừa kế thứ nhất thuộc về các người con của bà Cúc. Còn bà Đinh Thị Tám không có
quyền gì trên mảnh đất trên. Ngoài ra, tại bản kết luận của Hội đồng hòa giải cũng khẳng
định đất đang tranh chấp là đất của bà Chu Thị Cúc chứ không phải của bà Tám, và yêu
cầu bà Tám tháo dỡ, giữ nguyên hiện trạng, trả lại cho thân chủ của tôi. Điều này khẳng
định, chính quyền địa phương cũng đã khẳng định khối tài sản đang tranh chấp là của
chính thân chủ chúng tôi.
Thứ hai, bốn chị em bà Thanh là hàng thừa kế hợp pháp duy nhất của bà Chu Thị Cúc
theo khoản 1 điều 651 Bộ Luật Dân Sự 2015 , hàng thừa kế thứ nhất gồm : vợ, chồng,
cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Căn cứ vào Giấy chứng tử của bà Chu Thị Cúc đã được xác nhận và Giấy khai sinh, Sơ
Yếu lý lịch của của thân chủ tôi thì di sản của bà Chu Thị Cúc là tài sản chung chưa chia
của bốn chị em bà Thanh.
Thứ ba, về hiệu lực của Giấy chuyển quyền thừa kế của ông Chu Văn Sinh và ông Chu
Khắc Thuyên bị vô hiệu đối với phần đất thừa kế của bà Chu Thị Thanh, Chu Thị Loan,
Chu Thị The .
Bởi vì di sản trên là tài sản chung của cả 4 chị em chúng tôi, thỏa thuận trên khi chưa
được sự đồng ý của những người còn lại nên không có hiệu lực căn cứ theo Điều 209 Bộ
luật dân sự 2015 về sở hữu chung theo phần. Hơn nữa, thỏa thuận trên đã bị Ủy ban nhân
dân tuyên không có hiệu lực.

HỌC VIÊN : ĐOÀN THANH LƯU – LỚP LUẬT SƯ 17.2.F – SBD : 068

Trang 6


Thứ tư, đối với việc chuyển quyền sử dụng đất của thân chủ tôi là ông Chu Văn Sinh và
ông Chu Khắc Thuyên vô hiệu đối với cả phần thừa kế của ông Chu Văn Sinh vì các lý
do sau:
-


Gia đình bà Đinh Thị Tám vẫn chưa thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán là
1.500.000 đồng;

-

Theo mục 2.3.a mục 2 Phần II của Nghị quyết 02/2004/HĐTP- TANDTC quy
định về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
được xác lập từ sau ngày 15/10/1993 thì điều kiện để được công nhận hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là:
i) Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có

năng lực hành vi dân sự.
ii) Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn

toàn tự nguyện.
iii) Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

iv) Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993,
Luật Đất đai năm 2003.
v) Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển

nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều
kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật.
vi) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có


chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân
dân cấp có thẩm quyền.
HỌC VIÊN : ĐOÀN THANH LƯU – LỚP LUẬT SƯ 17.2.F – SBD : 068

Trang 7


Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, mặc dù không đủ 6 điều kiện trên
vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn được công nhận:
+

Thiếu điều kiện (iv) nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử
dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai
năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu
cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều
kiện này.

+

Thiếu điều kiện (iv) và (vi) nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các
loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm
2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà
án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

+

Thiếu điều kiện (iv) và (vi) nhưng nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển
nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên
cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà

nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà
nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công
nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần
đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc
bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ
trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên
giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh
lệch.

Xét trường hợp của bà Đinh Thị Tám, hợp đồng chuyển nhượng phần thừa kế này cũng
không có hiệu lực đối với phần di sản được thừa kế của ông Chu Văn Sinh vì không đảm
bảo được các điều kiện đã nêu trên.
HỌC VIÊN : ĐOÀN THANH LƯU – LỚP LUẬT SƯ 17.2.F – SBD : 068

Trang 8


Thứ năm, thỏa thuận giữa chị em bà Thanh và ông Sinh với ông Chu Khắc Thuyên là
thỏa thuận trông nom, hai bên thống nhất rằng ông Thuyên sẽ được hưởng 50% hoa màu
mỗi năm, 50% còn lại sẽ gửi vào tài khoản ngân hàng mang tên Chu Thị Hồng Thanh.
Đây không phải là hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nên bà Đinh Thị Tám không có
cơ sở khi cho rằng đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng bà. Hơn nữa, thỏa
thuận ủy quyền quản lý mảnh đất này chấm dứt sau khi ông Thuyên chết theo Khoản 4
điều 578 Bộ Luật Dân Sự năm 2015.
Mặt khác, thỏa thuận ủy quyền quản lý tài sản chấm dứt hiệu lực từ ngày 15/09/1999 nên
bà Đinh Thị Tám không có quyền thu lợi hoa màu cho thời hạn từ năm 1999 tới nay.
Vì vậy, đề nghị bà Tám tháo dỡ căn nhà đang xây dựng để trả lại mảnh đất cho các thân
chủ của tôi.
Về yêu cầu thanh toán lại số hoa màu

Theo thỏa thuận, ông Chu Khắc Thuyên được hưởng 50% phần hoa màu và gửi 50% số
hoa màu còn lại vào tài khoản của các thân chủ tôi theo thỏa thuận. Tuy nhiên, trong thời
gian trông nom, ông Chu Khắc Thuyên hưởng hoa màu nhưng không thực hiện nghĩa vụ
của mình.
Chính vì vậy, đề nghị bà Đinh Thị Tám thanh toán lại số hoa màu 50% chưa trích lập vào
tài khoản trong thời gian thỏa thuận ủy quyền trông nom 5 năm từ năm 15/04/1994 –
15/04/1999 và số hoa lợi từ năm 1999 đến nay do không còn được ủy quyền nhưng vẫn
tiếp tục thu hoạch hoa lợi từ các tài sản trên đất.
Tóm lại, từ những chứng cứ nêu trên, tôi kính đề nghị Tòa chấp nhận yêu cầu của thân
chủ tôi trân trọng kính đề nghị hội đồng xét xử căn cứ các căn cứ trên, để xem xét quyết
định:
-

Yêu cầu bà Đinh Thị Tám trả lại diện tích đất 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản
đồ số 02 lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho
bà Chu Thị Thanh, ông Chu Văn Sinh, bà Chu Thị Loan, bà Chu Thị The.

-

Buộc bà Đinh Thị Tám phải hoa màu trên đất với 50% tổng giá trị thu nhập cây
lưu niên kể từ ngày 15/4/1994 theo giấy gửi UBND xã Phù Vân, TP Phủ Lý,
Hà Nam (năm 1994) và số hoa màu đã thu được từ năm 1999 đến nay.

HỌC VIÊN : ĐOÀN THANH LƯU – LỚP LUẬT SƯ 17.2.F – SBD : 068

Trang 9


Cảm ơn Hội đồng xét xử đã lắng nghe.


HỌC VIÊN : ĐOÀN THANH LƯU – LỚP LUẬT SƯ 17.2.F – SBD : 068

Trang 10



×