Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN Hồ sơ 01- DS.LĐ Tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.13 KB, 14 trang )

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Hồ sơ 01- DS.LĐ
Tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN:
Nguyên đơn: Ông Phạm Xuân Dương
Địa chỉ: 22 Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình , Hà Nội
Bị đơn: Ban Quản Lý Các Dự Án Nông Nghiệp – Bộ Nông Nghiệp Và
Phát Triển Nông Thôn (BQLNN)
Người được ủy quyền: ông Nguyễn Thế Hinh, Điều phối viên quốc gia Dự
án chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS).
Địa chỉ: Số 1A Nguyễn Công Trứ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Dựa trên đơn khởi kiện của nguyên đơn và hồ sơ khởi kiện vụ án tranh
chấp lao động có nội dung tóm tắt như sau:
Ngày 15/12/2004: ông Phạm Xuân Dương và BQLCDANN đã ký kết Hợp
đồng lao động với nội dung: BQLNN đồng ý và chấp thuận ông Phạm Xuân
Dương vào làm việc tại Ban quản lý quốc gia (National Management Unit, sau
đây gọi tắt là “NMU”) của dự án Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp –
(Agricultural Sector Programe Support, sau đây gọi tắt là “ASPS”) thuộc
BQLCDANN với vị trí là cán bộ giám sát trưởng của Chương trình từ ngày
15/12/2004 tại trụ sở Văn phòng của NMU tại số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội.
Đến ngày 30/8/2005, ông Nguyễn Thế Hinh, điều phối viên quốc gia và
ông Ole Sparre Perdersen, cố vấn trưởng Chương trình người nước ngoài (Người
của dự án) ra văn bản một cách đột ngột thông báo đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động đối với ông Phạm Xuân Dương với lý do là năng lực và trình độ
của ông Phạm Xuân Dương không đáp ứng được các điều kiện công việc được
giao.
Trong suốt thời gian một tháng kể từ khi thông báo chấm dứt công việc
được ban hành, ông Phạm Xuân Dương đã nhiều lần có đơn thư và điện thoại trực
tiếp xin ý kiến với lãnh đạo BQLNN nhằm yêu cầu can thiệp và bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của mình, thậm chí ông cũng có văn bản yêu cầu Ban chấp hành công
đoàn yêu cầu can thiệp và bảo vệ quyền lợi người lao động nhưng cũng không


được đáp lại.
Ngày 20/9/2005: ông Phạm Xuân Dương đã ủy quyền cho luật sư của mình
để thay mặt ông hòa giải với phía đại diện của BQLNN nhưng Ban lãnh đạo
BQLNN và lãnh đạo Ban chấp hành công đoàn không những không chịu hợp tác
thiện chí giải quyết mà còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Ngày 20/11/2005: ông Phạm Xuân Dương khởi kiện vụ tranh chấp lao
động ra Tòa án lao động – Tòa án nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội.
Ngày 5/1/2006: Tòa án nhân dân quận Ba Đình thụ lý vụ án.
Ngày 1/6/2006: Tòa án nhân dân quận Ba Đình quyết định chuyển toàn bộ
hồ sơ về việc việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa ông Phạm Xuân
Dương và BQLNN đến Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để giải
quyết theo thẩm quyền.
Ngày 20/9/2006: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chuyển hồ
sơ vụ án lao động về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đến
Tòa án nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội để giải quyết theo thẩm quyền do xét thấy
người chấm dứt lao động với anh Dương là chương trình hỗ trợ ngành nông
nghiệp (ASPS) do ông Nguyễn Thế Hinh ký là chấm dứt đối với hợp đồng lao
động ký giữa ASPS với anh Dương ngày 1/12/2005. Mặc dù anh Dương kiện Ban
quản lý các dự án Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng ông Dương Văn
Xanh – Trưởng Ban quản lý các dự án Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
không phải là người thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với anh Dương. Vì
vậy Ban quản lý các dự án Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn không phải là
bị đơn mà chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp do ông Nguyễn Thế Hinh –
Điều phối viên đại diện là bị đơn.
2
Yêu cầu của nguyên đơn theo đơn khởi kiện: Yêu cầu BQLNN tiến hành
bồi thường và thanh toán cho nguyên đơn những khoản như sau:
Về khoản tiền trợ cấp mất việc làm:
Yêu cầu BQLCDANN tiến hành thanh toán tiền trợ cấp mất việc làm cho
tôi. Khoản tiền này được tính kể từ thời điểm mất việc làm (thời điểm thông báo)

cho tới thời điểm kết thúc hợp đồng lao động (từ ngày 31/8/2005 đến 15/12/2005
là 3,5 tháng). Cụ thể như sau:
+ Lương và các khoản phụ cấp (theo hợp đồng lao động) 650USD/tháng x
15.901 (tỷ giá) x 3,5 tháng = 36.174.775 đồng.
+ Cùng với một khoản tiền tương đương với 02 tháng lương:
650USD/tháng x 15.901 (tỷ giá) x 2 tháng = 20.671.300 đồng.
+ Tổng cộng số tiền trợ cấp mất việc làm là: 36.174.775 đồng + 20.671.300
đồng = 56.846.075 đồng.
Về khoản bồi thường thiệt hại:
Căn cứ vào các quy định của Luật lao động, nguyên đơn yêu cầu BQLNN
tiến hành bồi thường khoản tiền tương đương với 05 tháng lương do vi phạm
nghĩa vụ báo trước và các chi phí cơ hội khác để tìm việc làm mới:
650USD/tháng x 15.901 (tỷ giá) x 5 tháng = 51.678.250 đồng.
Tổng số tiền mà phía BQLNN phải thanh toán cho nguyên đơn là:
56.846.075 đồng + 51.678.250 đồng = 108.524.000 đồng.
II. CÂU HỎI DỰ KIẾN.
1. Hỏi bị đơn
Tại sao Ban quản lý quốc gia ASPS quyết định chấm dứt hợp đồng lao
động vớiông Phạm Xuân Dương?
ASPS có văn bản chính thức nào nhắc nhở về việc ông Dương không tuân
thủ kỷ luật lao động hay không?
Việc ông Dương đi làm muộn hoặc làm việc không hiệu qua có ai chứng
3
minh được không?
Ban quản lý quốc gia ASPS thông báo trước khi chấm dứt Hợp đồng lao
động với ông Phạm Xuân Dương bao nhiêu ngày?
Ban quản lý quốc gia ASPS có thực hiện quy định về bảo hiểm xã hội cho
người lao động là ông Phạm Xuân Dương không? Thời gian bắt đầu chi trả tiền
bảo hiểm xã hội bắt buộc cho ông Phạm Xuân Dương là khi nào?
2. Hỏi nguyên đơn

Ban quản lý quốc gia ASPS có gửi thông báo cho ông trước khi chấm dứt
Hợp ồng lao động với ông hay không?
Ban quản lý quốc gia ASPS có tạo điều kiện để ông thực hiện tốt công việc
của mình hay không?
Công việc của ông có áp lực hay không? Ông hoàn thành công việc của
mình như thế nào?
Ông có bị Ban quản lý quốc gia ASPS nhắc nhở hay khiển trách về công
việc mà ông đang đảm trách hay không?
Sau khi nhận thông báo chấm dứt hợp đồng lao động ông có tự ý nghỉ việc
hay không?
III. LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO
NGUYÊN ĐƠN
Kính thưa Hội đồng xét xử.Thưa các vị Luật sư đồng nghiệp.
Tôi, luật sư Nguyễn Thanh Hùng, là luật sư Văn phòng luật sư Tâm Phúc,
thuộc Đoàn luật sư tỉnh Cà Mau. Hôm nay tôi có mặt tại phiên toà để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn là ông Phạm Xuân Dương.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, cũng như lời khai của các đương sự tại phiên toà
hôm nay tôi xin trình bày quan điểm bảo vệ cho bị đơn như sau:
4
Thứ nhất, xác định chủ thể hợp đồng lao động.
Căn cứ vào chủ thể và nội dung Hợp đồng lao động của ông Phạm Xuân
Dương ký kết ngày 15/12/2004, tôi khẳng định hợp đồng lao động này được giao
kết giữa người lao động là ông Phạm Xuân Dương và người sử dụng lao động là
Ban quản lý quốc gia ASPS. Theo đó, ông Dương được tuyển dụng vào vị trí cán
bộ giám sát trưởng của chương trình ASPS. Hợp đồng lao động ngày 15/12/2004
là hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn đủ 12 tháng, được xác lập
dựa trên sự thỏa thuận của các bên, theo ý chí của các bên và không có sự ép
buộc(Điều 4 – Nghị định 44/2003/NĐ-CP). Hợp đồng lao động đã chứa đựng
những nội dung cơ bản và chủ yếu về quan hệ lao động của các bên theo quy định
pháp luật lao động.

Do đó, quan hệ lao động giữa ông Phạm Xuân Dương và Ban quản lý
quốc gia ASPS được giao kết dựa trên Hợp đồng lao động ký kết ngày
15/12/2004 là hoàn toàn hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định
pháp luật về lao động.
Ông Phạm Xuân Dương đã làm việc cho Ban quản lý quốc gia ASPS theo
Hợp đồng lao động được ký kết từ ngày 15/12/2004. Trong quá trình làm việc,
ông không nhận được bất cứ khiển trách, nhắc nhở bằng văn bản từ phía Ban quản
lý quốc gia ASPS. Hơn nữa, tại biên bản cuộc họp thứ nhất giải quyết tranh chấp
lao động cấp cơ sở, tại cuộc họp, ông Dương Văn Xanh, trưởng ban quản lý dự án
nông nghiệp và là nguyên điều phối viên quốc gia chương trình hỗ trợ ngành nông
nghiệp (ASPS) đã đưa ra đánh giá công việc của ông Phạm Xuân Dương là hoàn
thành tốt.
Vào ngày 30/8/2005 ông Phạm Thế Hinh điều phối viên quốc gia ASPS và
ông Ole Sparre Perdersen cố vấn trưởng chương trình ra quyết định chấm dứt hợp
đồng lao động với ông Phạm Xuân Dương vào ngày 30/9/2005 với lý do kết quả
làm việc của ông Dương không còn đáp ứng được nhu cầu của ASPS, không tuân
thủ kỷ luật lao động của tổ chức, thường xuyên đi làm muộn và đã nhắc nhở nhiều
5
lần. Lý do này là không có căn cứ bởi lẽ ông Phạm Xuân Dương không nhận
được bất kỳ văn bản khiển trách nào. Hơn nữa, ông Phạm Thế Hinh được bổ
nhiệm vị trí điều phối viên quốc gia từ ngày 20/6/2005, nhưng đến ngày
30/8/2005 một khoản thời gian quá ngắn để đánh giá, nhận xét quá trình công tác
của một cá nhân mà mình mới tiếp quản quản lý. Trong khi đó theo đánh giá của
ông Dương Văn Xanh nguyên điều phối viên trước ông Hinh thì đánh giá ngược
lại, ông nhận xét ông Dương đã hoàn thành tốt công việc được giao .Qua đây, có
thể thấy rằng, quyết định của ông Hinh không xuất phát từ sự khách quan, mà từ
chủ quan, mâu thuẫn cá nhân.
Do vậy, quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông
Dương của ASPS vi phạm các Điều 38 của Luật lao động, Điều 1 điểm 8 Luật

lao động sửa đổi và Điều 12 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP liên quan đến
căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động.
Thứ ba, trình tự thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không
đúng theo quy định pháp luật.
Theo Khoản 2 Điều 38 Bộ Luật Lao Động quy định “….người sử dụng lao
động phải trao đổi nhất trí với ban cấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp
không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30
ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết,
người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm với
quyết định của mình……” Điều 12 của Nghị định 44/2003/2003 hướng dẫn thêm:
“ người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao
động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố
chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một
tháng, mà sau đó vẫn không khắc phục thì người sử dụng lao động có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.” Nhưng ở đây, ASPS ra
quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Dương được đưa ra hoàn
toàn trái với các quy định trên vì Ban chấp hành công đoàn của BQLNN đã công
nhận ông Nguyễn Thế Hinh khi tiến hành áp dụng các thủ tục thông báo chấm dứt
6
hợp đồng lao động là hết sức vội vã và đã không tiến hành các biện pháp xin ý
kiến, trao đổi, phối hợp với Ban chấp hành công đoàn BQLNN.
Điều này cho thấy bên ASPS, mà đại diện là ông Phạm Xuân Hinh ra
quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông Dương là hoàn toàn trái pháp
luật.
Từ những căn cứ trên, tôi đề nghị quý Tòa chấp nhận các yêu cầu sau đây
của thân chủ tôi:
Một là, hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông Dương của
ASPS do không có căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, và thủ tục
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Dương là không đúng theo quy
định pháp luật.

Hai là, buộc ASPS thanh toán tiền bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn do
hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật. Cụ thể
là ASPS phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp
trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng
tiền lương và phụ cấp (Điều 41, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao Động).
Ba là, bác bỏ các yêu cầu phản tố của bên ASPS vì:
Đối với yêu cầu ASPS không có cán bộ giám sát trong suốt từ ngày
1/9/2005 đến 25/9/2005 là hoàn toàn không đúng, vì ông Dương luôn có mặt và
làm việc tại cơ quan, ông Dương thừa nhận là có nghỉ làm từ ngày 16/9/2005
nguyên nhân là thời hạn chấm dứt hợp đồng sắp đến (ngày 30/9/2005), ông phải
theo đuổi vụ kiện, để bảo vệ quyền lợi của mình là hợp tình, hợp lý.
Ngoài ra, vào 4/9/2005 bên ASPS đã thu hồi lại chìa khóa và máy tính của
ông Dương, và không cho ông Dương tham gia phiên họp ban điều hành ngày
15/9/2005 điều này khẳng định ASPS đã có hành động ngăn cản, không tạo điều
kiện cho ông Dương thực hiện công việc được giao.
Qua những phân tích nêu trên, chúng tôi có đầy đủ cơ sở cho rằng yêu cầu
của ông Phạm Xuân Dương là hợp lý và đúng pháp luật.
7
Cuối cùng thay mặt cho thân chủ, những người tham dự phiên tòa ngày hôm nay,
tôi xin bày tỏ sự tin tưởng và luôn mong đợi vào sự phán quyết công minh của HĐXX.
Xin trân thành cảm ơn!
Luật sư: Nguyễn Thanh Hùng
8
NHẬN XÉT BUỔI DIỄN ÁN
1. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THẨM PHÁN
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
HỘI THẨM NHÂN DÂN
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
2. THƯ KÝ PHIÊN TOÀ
9
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
3. LUẬT SƯ BỊ ĐƠN
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
10
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
4. LUẬT SƯ NGUYÊN ĐƠN

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
5. NGUYÊN ĐƠN
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
11

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
6. BỊ ĐƠN
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
7. NGƯỜI LÀM CHỨNG
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

………
12
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
8. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG KHÁC
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
9. NHẬN XÉT CHUNG BUỔI DIỄN ÁN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
13
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
14

×