Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Chuyển thể tiếu ngạo giang hồ (kim dung) qua phim tân tiếu ngạo giang hồ (đạo diễn vu chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐÀO THỊ CẨM NHUNG

CHUYỂN THỂ TIẾU NGẠO GIANG HỒ (KIM DUNG)
QUA PHIM TÂN TIẾU NGẠO GIANG HỒ (ĐẠO DIỄN VU CHÍNH)
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả ngày hôm nay, trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới cô giáo Nguyễn Thị Diệu Linh – người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi thực hiện luận văn này. Sự động viên tinh thần, sự giúp đỡ trong việc tìm
kiếm tài liệu, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình và nghiêm khắc của cô về mặt
kiến thức cũng như quy cách trình bày luận văn là nguồn động lực rất lớn,
giúp tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn bộ thầy cô giáo khoa
Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các thầy cô chính là những người
đã tạo cho chúng tôi nền tảng vững chắc về kiến thức cũng như các phương
pháp nghiên cứu khoa học để chúng tôi có thể hoàn thành tốt những nghiên
cứu của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình tôi, ông, bố mẹ, anh
chị và tất cả bạn bè đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và động viên tinh thần để tôi có


thể thực hiện tốt luận văn của mình.
Ngày 03 tháng 06 năm 2017
Học viên

Đào Thị Cẩm Nhung


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 9
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 11
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 11
CHƯƠNG 1: CHUYỂN THỂ CỐT TRUYỆN........................................... 12
1.1. Cốt truyện văn học và cốt truyện điện ảnh.......................................... 12
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 12
1.1.2. Sự khác nhau giữa cốt truyện văn học và cốt truyện điện ảnh .......... 13
1.2. Từ cốt truyện tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ (Kim Dung) đến cốt
truyện phim Tân tiếu ngạo giang hồ (đạo diễn Vu Chính).............................. 14
1.2.1. Cốt truyện tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung .................................. 14
1.2.2. Cốt truyện phim của đạo diễn Vu Chính............................................ 16
1.2.3. Các chi tiết cải biên tiêu biểu trong cốt truyện phim so với nguyên tác .... 18
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: CHUYỂN THỂ NHÂN VẬT ................................................ 30
2.1. Nhân vật, nhân vật văn học và nhân vật điện ảnh .............................. 30
2.1.1. Nhân vật văn học................................................................................ 30

2.1.2. Nhân vật điện ảnh .............................................................................. 31
2.2. Hệ thống nhân vật từ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ (Kim Dung)
đến phim Tân tiếu ngạo giang hồ (đạo diễn Vu Chính)............................. 31
2.2.1. Nhân vật Đông Phương Bất Bại ........................................................ 32


2.2.2. Nhân vật Lệnh Hồ Xung ..................................................................... 41
2.2.3. Các nhân vật khác .............................................................................. 50
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 57
CHƯƠNG 3: CHUYỂN THỂ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN............. 58
3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật ..................................................... 58
3.2. Không gian nghệ thuật từ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ (Kim Dung)
đến phim Tân tiếu ngạo giang hồ (đạo diễn Vu Chính)............................. 60
3.2.1. Không gian hiện thực ......................................................................... 60
3.2.2. Không gian tâm trạng ........................................................................ 68
3.3. Thời gian nghệ thuật từ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ (Kim Dung)
đến phim Tân tiếu ngạo giang hồ (đạo diễn Vu Chính)............................. 74
3.3.1. Thời gian hiện tại ............................................................................... 74
3.3.2. Thời gian quá khứ .............................................................................. 75
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 và 1.2: Đông Phương Bất Bại nặng tình với Lệnh Hồ Xung ........... 21
Hình 2.1: Đông Phương Bất Bại (1996) ......................................................... 35
Hình 2.2: Đông Phương Bất Bại (2001) ........................................................ 35

Hình 2.3: Vẻ đẹp yêu kiều, diễm lệ của cô nương Đông Phương Bất Bại (2013) .... 36
Hình 2.4 và 2.5: Lệnh Hồ Xung và mối tình sâu đậm với Đông Phương Bất Bại.... 47
Hình 2.6: Lễ thành thân của Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh ............ 49
Hình 2.7: Nhân vật Nghi Lâm (2013) ............................................................ 52
Hình 2.8: Các ni cô Hằng Sơn (2013) ............................................................. 52
Hình 2.9 và 2.10: Dương Liên Đình có ngoại hình giống Lệnh Hồ Xung ..... 55
Hình 3.1 và 3.2: Không gian tươi đẹp, lãng mạn trên đỉnh Ngọc Nữ............. 62
Hình 3.3 và 3.4: Đông Phương Bất Bại trong không gian kỹ viện (giả làm
kỹ nữ) và không gian đồng cỏ mênh mông (đối ẩm với Lệnh Hồ Xung)....... 66
Hình 3.5: Đông Phương Bất Bại ở Hắc Mộc Nhai (12 năm trước) ................ 77
Hình 3.6: Thời gian trước khi Đông Phương Bất Bại lên Hắc Mộc Nhai ...... 79


TÂN TIẾU NGẠO GIANG HỒ (2013)
Nguyên tác: Kim Dung
Đạo diễn:

Vu Chính

Diễn viên:

Hoắc Kiến Hoa vai Lệnh Hồ Xung
Trần Kiều Ân vai Đông Phương Bất Bại
Viên San San vai Nhậm Doanh Doanh
Trần Hiểu vai Lâm Bình Chi
Dương Dung vai Nhạc Linh San
Và các diễn viên khác


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chuyển thể là một hiện tượng chuyển hóa nghệ thuật đã ra đời từ
rất lâu và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật
khác nhau. Hiểu đơn giản, chuyển thể chính là việc chuyển đổi sử dụng từ
ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật này sang ngôn ngữ của một loại hình nghệ
thuật khác để diễn đạt, truyền tải cùng một nội dung thông tin. Nhờ có chuyển
thể mà các loại hình nghệ thuật có thể chuyển hóa được cho nhau và tạo được
sự liên kết chặt chẽ, bổ sung, nâng đỡ được cho nhau.
Văn học và điện ảnh vốn là hai loại hình nghệ thuật có mối quan hệ mật
thiết với nhau, đặc biệt thông qua sự chuyển thể tác phẩm văn học vào điện
ảnh – nghệ thuật thứ bảy. Văn học là nguồn chất liệu dồi dào, phong phú,
cung cấp đa dạng các cốt truyện phim, hình mẫu nhân vật cho điện ảnh. Điện
ảnh lấy cảm hứng từ văn học, thông qua việc chuyển thể, tạo dựng nên một
đời sống khác, một khía cạnh cảm thụ khác cho các tác phẩm văn chương. Và
mỗi tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ văn học luôn tạo ra nhiều ý kiến
thẩm bình, tranh cãi từ độc giả, khán thính giả cũng như các nhà phê bình.
Bởi lẽ, mỗi khi đưa một tác phẩm lên sân khấu, lên màn ảnh, cụ thể hóa bằng
các diễn viên, phục trang, đạo cụ, hoạt cảnh,... thì các nhà biên kịch và đạo
diễn cũng dĩ nhiên trở thành người đồng sáng tác tác phẩm nguồn. Đồng thời,
dù văn chương và điện ảnh luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng
chúng lại là hai loại hình nghệ thuật khác biệt nhau hoàn toàn về chất liệu và
ngôn ngữ, phù hợp với những đặc trưng riêng của chúng. Chất liệu của văn
chương là ngôn từ, xây dựng hình tượng với tính chất phi vật thể, còn chất
liệu của điện ảnh là âm thanh và hình ảnh, làm cho hình tượng nghệ thuật trở
nên hữu hình, hiển hiện. Do đó, việc chuyển thể từ văn chương sang điện ảnh
luôn đòi hỏi có cả những sự thay đổi nhất định, cần thiết và cả những sự thay
đổi riêng, mang chủ ý của đạo diễn.
1



Việc nghiên cứu vấn đề chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm
điện ảnh không phải là mới mẻ đối với những nhà phê bình phim, những nhà
nghiên cứu về văn học và điện ảnh. Tác giả Nguyễn Nam, trong một bài viết
trên Tạp chí văn học có đưa ra quan điểm: “tác phẩm phóng tác/chuyển thể có
thể được xem như hồi đáp đối với nguyên tác văn học, cũng là một cách đọc
mới trong một hoàn cảnh xã hội - văn hóa mới” [43]. Nghiên cứu vấn đề
chuyển thể, tức là trên cơ sở tác phẩm văn học nguồn và bộ phim chuyển thể,
ta so sánh để thấy được sự kế thừa, phát huy và phát triển hơn trong ý tưởng
của đạo diễn đối với việc làm mới một tác phẩm văn học nhờ điện ảnh. Thông
qua việc khảo sát các tác phẩm văn học và các bản chuyển thể điện ảnh tương
ứng, chúng ta có thể thấy sự thâm nhập từ các yếu tố của nguyên tác vào điện
ảnh như thế nào cũng như sự sáng tạo các hệ thống ký hiệu của kịch bản điện
ảnh đó so với tác phẩm văn học nguyên mẫu ra sao, nhằm mục đích gì. Từ đó,
chúng ta nhận biết được rằng: Chuyển thể, dựa trên mức độ chân thực so với
nguyên tác, có thể được phân loại thành hai khái niệm: phiên dịch (chuyển thể
trung thành với nguyên tác) và cải biên (chuyển thể sáng tạo, thêm các tình
tiết mới dựa trên cơ sở là nguyên tác).
1.2. Kim Dung được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công
nhất, có ảnh hưởng lớn nhất trong nền văn học Trung Quốc hiện đại. Các tác
phẩm kinh điển của ông hầu hết đều đã được chuyển thể, đi vào điện ảnh với
nhiều phiên bản, của nhiều đạo diễn khác nhau, từ phiên bản điện ảnh đến
phiên bản truyền hình. Tiếu ngạo giang hồ là một trong những tiểu thuyết
kiếm hiệp hay nhất của ông, với rất nhiều bản chuyển thể khác nhau. Bản
chuyển thể Tân Tiếu ngạo giang hồ mới nhất là của đạo diễn trẻ Vu Chính,
được bấm máy sản xuất từ năm 2012 và vào ngày 6/2/2013 thì được phát sóng
tập đầu tiên trên Đài Truyền hình Hồ Nam (Trung Quốc). Trước đó, đã có rất

2



nhiều các bản chuyển thể khác của bộ tiểu thuyết này ở cả hạng mục phim
truyền hình và phim điện ảnh như: các bản truyền hình sản xuất năm 1994,
1996, 2001... và các bản điện ảnh ra đời năm 1978, 1991, 1992,... Riêng hai
bản điện ảnh năm 1992 và 1993 dựa trên bối cảnh của tác phẩm, nhưng tập
trung khắc họa hình ảnh nhân vật Đông Phương Bất Bại – giáo chủ Nhật
Nguyệt thần giáo và lấy tên nhân vật làm nhan đề bộ phim.
Trong bản phim năm 2013 của đạo diễn Vu Chính, ông đã mạnh dạn
cải biên khá nhiều so với nguyên tác của nhà văn Kim Dung: từ cốt truyện,
nhân vật đến không gian và thời gian của tác phẩm. Có rất nhiều lý do để nhà
biên kịch trẻ hành động như thế: làm mới tác phẩm, hay gửi gắm một ý nghĩa
nhân văn khác, và cũng không loại trừ khả năng đó là do ý đồ muốn thay đổi
"đột phá" để "câu khách" của ông, bằng các động thái như lựa chọn diễn viên
thần tượng (trong bản phim Tân tiếu ngạo giang hồ là sự góp mặt của dàn
diễn viên trẻ nổi tiếng như Trần Kiều Ân, tài tử Hoắc Kiến Hoa, Viên San
San, Trần Hiểu,…); tạo hình nhân vật với trang phục nhiều màu sắc, bắt mắt,
kết hợp với nhiều phụ kiện để làm mới hình ảnh; thay đổi kịch bản để phục vụ
thể hiện một nội dung có tính chất “ngôn tình”, “câu khách” ở mối tình lãng
mạn giữa nam chính Lệnh Hồ Xung và nữ chính lại là giáo chủ Đông Phương
Bất Bại của Nhật Nguyệt thần giáo)... Luận văn của chúng tôi với đề tài
“CHUYỂN THỂ TIẾU NGẠO GIANG HỒ (KIM DUNG) QUA PHIM
TÂN TIẾU NGẠO GIANG HỒ (ĐẠO DIỄN VU CHÍNH)” tiến hành đi
sâu, thâm nhập vào bản chuyển thể mới này của đạo diễn Vu Chính. Qua đó,
tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, tìm hiểu mức độ tiếp nhận
và sáng tạo của đạo diễn trong “đứa con tinh thần” của mình so với nguyên
tác trong quá trình chuyển thể; đồng thời đưa ra lý giải về sự lựa chọn các tình
tiết cũng như ý đồ chuyển thể của ông.

3



2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu vấn đề chuyển thể trên thế giới
Nếu như xem xét tác phẩm văn học là đứa con tinh thần mang thế giới
quan của nhà văn thì tác phẩm điện ảnh chuyển thể cũng là sản phẩm tinh
thần đặc biệt trong sự đồng sáng tạo của đạo diễn. Để tiếp nhận và chuyển thể
thành công một tác phẩm văn học lên màn ảnh không phải chỉ đơn giản là lựa
chọn diễn viên vào vai nhân vật và sử dụng trọn vẹn nguyên tác, mà nó luôn
bị chi phối, phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố đặc thù khác của nghệ thuật thứ
bảy: bị giới hạn chặt chẽ về dung lượng và thời gian trình chiếu; bị hạn chế
trong việc xây dựng và lựa chọn bối cảnh, không gian và thời gian; bị phụ
thuộc mật thiết vào khả năng diễn xuất, biểu hiện của diễn viên; phải phối hợp
hài hòa với âm thanh, nhạc điệu và các kỹ xảo xây dựng hình ảnh,….
Bên cạnh việc kế thừa, tiếp nhận những yếu tố đặc sắc của tác phẩm
văn học nguồn như cốt truyện, nhân vật, tình tiết vào phim chuyển thể, thì các
nhà làm phim cũng có thể gửi gắm nhân sinh quan của riêng mình bằng việc
sáng tạo thêm những yếu tố mới cho đứa con tinh thần để làm nên dấu ấn cá
nhân riêng biệt. Chính những sự sáng tạo này có thể làm nên một tác phẩm
điện ảnh hiện hữu trên màn ảnh mang một diện mạo hoàn toàn mới mẻ và đặc
sắc, không bị hòa lẫn với các tác phẩm chuyển thể của những đạo diễn khác.
Điều này đã gợi nên sự tò mò, kích thích nhu cầu khám phá và thẩm bình của
các nhà nghiên cứu và khán thính giả khắp thế giới.
Cho tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và vấn
đề chuyển thể điện ảnh từ văn học. Trong đó phải kể tới các cuốn sách kinh
điển về lý luận của nghệ thuật điện ảnh như cuốn Lịch sử điện ảnh và Nghệ
thuật điện ảnh của nhóm tác giả David Bordwell và Kirstin Thompson. Kế
tiếp là bộ ba cuốn sách Hướng dẫn viết về phim (A short guide to writing
about film), Nghiên cứu phim (Film Studies) và Tự học viết kịch bản phim

4



(Teach Yourself Screenwriting) được coi là những giáo trình bắt buộc cho
những sinh viên có ý định học tập viết kịch bản phim, viết về phim và nghiên
cứu về phim. Những cuốn sách này đã đưa ra sự trình bày hoàn chỉnh về
những vấn đề dàn cảnh, dựng phim, âm thanh, sản xuất, phát hành phim… và
phê bình một số tác phẩm điện ảnh kinh điển làm mẫu.
2.2. Nghiên cứu vấn đề chuyển thể ở Việt Nam
Từ khi nền điện ảnh Việt Nam bắt đầu hội nhập với nền điện ảnh thế
giới và xuất hiện các tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học thì các nhà
nghiên cứu, phê bình điện ảnh Việt Nam cũng bắt đầu có sự quan tâm sâu sắc
hơn với vấn đề chuyển thể bằng những bài viết phê bình phim, những công
trình nghiên cứu trên thế giới được dịch lại và tiến hành những công trình
nghiên cứu khác trong nước. Càng ngày, tần suất xuất hiện của những tác
phẩm báo chí, blog, báo mạng, tạp chí viết về phim, phê bình phim ngày càng
nhiều. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm qua các tạp chí, tòa báo hay các
trang web các bài viết có giá trị như:
- Từ Khôi (1999), “Lại bàn về chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch
bản văn học”, Tạp chí Điện ảnh ngày nay, (57).
- Thu Lan (1999), “Từ tiểu thuyết đến phim”, Tạp chí Điện ảnh ngày
nay, (49).
- Huyền Thanh (2003), “Tác phẩm chuyển thể: những mặt mạnh và
yếu”, Tạp chí Điện ảnh ngày nay, (113).
- Nguyễn Mai Loan (2005), “Phim chuyển thể tiểu thuyết”, Tạp chí Văn
hóa nghệ thuật, (6).
- Nguyễn Mai Loan (2005), “Phim chuyển thể: Những khái niệm”, Tạp
chí Điện ảnh ngày nay, (124).
- Nguyễn Mai Loan (2005), “Các cấp độ chuyển thể”, Tạp chí Điện ảnh
ngày nay, (124).

5



- Hoàng Cẩm Giang (2015), “Hai thế hệ đạo diễn Trung Quốc và vấn đề
tiếp nhận văn chương trong điện ảnh hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu
và điện ảnh, (7+8) .
- Hoàng Cẩm Giang (2016), “Phiên dịch và cải biên: sự chuyển hóa liên
ký hiệu”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (2).
Các bài viết nêu trên hầu hết đều đưa ra ý kiến nghiên cứu của mỗi tác
giả về vấn đề lý thuyết của điện ảnh và chuyển thể điện ảnh từ văn học. Bên
cạnh đó cũng còn rất nhiều các công trình nghiên cứu dựa trên các tác phẩm
điện ảnh cụ thể như:
- Nguyễn Kiều Linh (2000), “Sắc màu đỏ trong phim của Trương Nghệ
Mưu”, Tạp chí Điện ảnh ngày nay, (64).
- Thu Trang (2004), “Mê Thảo thời vang bóng, bi kịch của sự ngược
dòng”, Tạp chí Điện ảnh ngày nay, (114).
- Nguyễn Nam (2006), “Từ chùa đàn đến Mê Thảo - Liên văn bản trong
văn chương và điện ảnh”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (12).
- Nguyễn Kiều Linh (2006), “Bố già đã ra đi”, Tạp chí Điện ảnh ngày
nay, (34).
- Dương Thùy Dung (2014), Tiếp nhận và tái tạo thế giới nghệ thuật
của truyện Đỗ Bích Thúy trong tác phẩm điện ảnh Chuyện của Pao, khóa
luận tốt nghiệp, khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
2.3. Nghiên cứu Kim Dung và tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ” (từ văn học
đến điện ảnh) ở Việt Nam
Kim Dung là một tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng của văn học hiện đại
Trung Quốc và trên văn đàn thế giới. Ông cũng được biết đến rất nhiều với
bạn đọc yêu truyện kiếm hiệp ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới qua các
tác phẩm bất hủ như: Thư kiếm ân cừu lục (1955), Bích huyết kiếm (1956), Xạ


6


điêu anh hùng truyện (1957), Thiên long bát bộ (1963), Tiếu ngạo giang hồ
(1967), Lộc Đỉnh ký (1969 - 1972), ….Theo nhà nghiên cứu Vũ Đức Sao Biển
trong công trình khảo luận Kim Dung giữa đời tôi thì: “Trong những năm
trước 1975 tại miền Nam người đọc xem Kim Dung tiên sinh, tiểu thuyết gia
Hongkong, là một nhà văn lớn. Những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông,
được đăng báo dưới dạng feuileton hoặc in thành sách, đã hấp dẫn hàng triệu
người đọc Việt Nam. Văn của ông đã được truyển trạch để đưa vào giáo trình
văn cấp trung học và đại học tại Đài Loan, Hongkong và Hoa Lục. và ngay
trong lòng nước Mỹ, người Hoa đã lập ra “Kim Dung học hội”, chuyên
nghiên cứu, giới thiệu và dịch những tác phẩm của ông ra tiếng Anh, Pháp,
Tây Ban Nha,...” [2;5].
Các tác phẩm kinh điển của ông luôn thể hiện khả năng bút lực văn
chương dồi dào và cũng luôn là mảnh đất màu mỡ để các đạo diễn phim kiếm
hiệp cổ trang mặc sức khai thác, tạo dựng lên rất nhiều những bộ phim
chuyển thể đặc sắc và độc đáo.
Kim Dung bắt đầu được biết đến ở Việt Nam từ những năm 60 của thế
kỷ trước. Sau 1975, các tác phẩm của ông bị cấm lưu hành trên nước ta.
Nhưng đến những năm đầu thập niên 90, khi chính sách giao lưu văn hóa, văn
nghệ bắt đầu được mở rộng thì các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung được
phổ biến rộng rãi hơn đến bạn đọc Việt Nam. Nghiên cứu chuyên sâu về tác
giả Kim Dung, cả từ việc dịch đến thẩm bình tác phẩm là học giả Vũ Đức Sao
Biển. Bên cạnh các bản dịch tiểu thuyết Kim Dung, ông còn dày công nghiên
cứu các tác phẩm của nhà văn, viết nên công trình khảo luận đầu tiên, gồm
trọn bộ 4 quyển Kim Dung giữa đời tôi. Cùng với đó là không ít các công
trình nghiên cứu khác như:
- Vũ Đức Sao Biển, Phạm Tú Châu, Huỳnh Ngọc Chiến,… (2001), Kim
Dung, tác phẩm và dư luận, Trần Thức sưu tầm và tuyển chọn, NXB Văn

học, Hà Nội.
7


- Nguyễn Duy Chính (2002), Đọc Kim Dung tìm hiểu văn hóa Trung
Quốc, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
- Vương Hải Hồng, Trương Hiểu Yến (2002), Giải mã tiểu thuyết Kim
Dung, Cao Tự Thanh dịch, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
- Huỳnh Ngọc Chiến (2002), Lai rai chén rượu giang hồ, Nhà xuất bản
Văn học, Hà Nội.
- Trần Mặc (2003), Bàn về các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung, Lê
Khánh Trường dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.
- Dương Ngọc Dũng (chủ biên), Nguyễn Tôn Nhan, Huỳnh Ngọc
Chiến, Nguyễn Anh Vũ (2005), Bút kiếm Kim Dung, Nhà xuất bản Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, T.p Hồ Chí Minh.
Tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ được xem là một trong những tác phẩm
hay nhất của nhà văn Kim Dung, được chuyển thể thành phim ở rất nhiều
phiên bản khác nhau, cả lĩnh vực phim truyền hình và phim điện ảnh như các
bản truyền hình sản xuất năm 1994, 1996, 2001, 2013... và các bản điện ảnh
ra đời năm 1978, 1991, 1992,.. Tuy nhiên, để bàn về các bản chuyển thể khác
nhau của tác phẩm này, đặc biệt là ở bản chuyển thể mới nhất năm 2013 của
đạo diễn Vu Chính, chưa thực sự có một công trình nghiên cứu nào tiến hành
đi sâu khảo sát và tìm hiểu. Hầu hết các tài liệu bàn về vấn đề này được tìm
thấy là các tài liệu lấy từ các trang web, blog cá nhân, báo chí online và quảng
cáo về phim như:
- Như Anh, 8 bộ kiếm hiệp Kim Dung nhiều lần được chuyển thể thành
phim,

/>
kim-dung-nhieu-lan-duoc-chuyen-the-thanh-phim-3317051.html

- Anh Dương, Tân Tiếu ngạo giang hồ bị ném đá vì hư cấu quá tay,
/>
8


- Hải

Lan,

Tân

Tiếu

ngạo

giang

hồ

bị

chê

tơi

tả,

/>- Long Hy, Tân Tiếu ngạo giang hồ hủy hoại nguyên tác Kim Dung,
/>- Bối Lặc, Đông Phương Bất Bại nào ấn tượng nhất trong Tiếu ngạo
giang hồ?, />- Anh Dương, Điểm danh 7 diễn viên đóng vai Lệnh Hồ Xung,

/>Hầu hết các ý kiến đưa ra để tìm hiểu về bộ phim chuyển thể của đạo
diễn Vu Chính chỉ đề cập, nhìn nhận từ góc độ cá nhân chứ chưa thực sự đi
sâu tìm hiểu và khai thác kỹ từ các yếu tố liên quan khác, đặc trưng cho ngôn
ngữ văn học và điện ảnh, như cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, âm
thanh, nhạc điệu,… từ trên góc độ lý thuyết khoa học. Những bài viết này chỉ
mang tính chất khởi đầu, chưa có sự liên kết tạo nên hệ thống nên mối quan
hệ còn khá rời rạc. Đó cũng là phần lớn những khó khăn đặt ra khi chúng tôi
tiến hành nghiên cứu, triển khai đề tài này.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chưa đủ điều kiện để có thể tìm
hiểu và nghiên cứu chuyên sâu vào nhiều bản chuyển thể phim Tiếu ngạo
giang hồ mà chỉ dừng lại ở việc tiến hành phân tích những sự tiếp nhận và
sáng tạo của bản phim 2013 (đạo diễn Vu Chính) so với nguyên tác, từ đó
bước đầu đưa ra sự thẩm bình với tác phẩm chuyển thể và hiểu rõ được ý đồ
của đạo diễn trong việc dựng phim.

9


4. Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên các đối tượng sau:
- Tác phẩm văn học: Tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ, trọn bộ 8 tập của
nhà văn Kim Dung, do Vũ Đức Sao Biển, Trần Hải Linh, Lê Thị Anh Đào
dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2001.
- Tác phẩm điện ảnh: Bộ phim Tân Tiếu ngạo giang hồ, 42 tập, Đạo
diễn Vu Chính, do Công ty truyền thông Hoa Hạ, Phòng chế tác Vu Chính và
Đài Truyền hình Hồ Nam phối hợp sản xuất năm 2012, công chiếu lần đầu
vào 6/2/2013 trên Đài Truyền hình Hồ Nam (Trung Quốc), phim được dịch và
thuyết minh trên kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu

Các kiến thức chủ yếu được chúng tôi sử dụng trong đề tài luận văn này
là các lý thuyết về liên văn bản giữa văn học và điện ảnh, phân tích điện ảnh
và phân tích văn học dựa trên các hướng tiếp cận liên ngành. Đồng thời chúng
tôi cũng sử dụng những khái niệm của lĩnh vực điện ảnh như: Ngôn ngữ điện
ảnh, kỹ thuật điện ảnh , khuôn hình, dựng phim, quay phim, bối cảnh, âm
thanh, ánh sáng, khuôn hình, cốt truyện, nhạc phim, diễn viên… trong quá
trình phân tích, tìm hiểu đối tượng.
Bên cạnh đó, bài viết còn sử dụng một số thao tác khoa học cụ thể khi
tiến hành nghiên cứu như:
- Phân tích các chi tiết được kế thừa và cải biên trong bản phim chuyển
thể so với nguyên tác;
- Tổng hợp các chi tiết cải biên trong bản phim truyền hình và lý giải lý
do cải biên của đạo diễn;
- Đối chiếu, so sánh về cốt truyện, nhân vật và các yếu tố không gian,
thời gian khi đi từ tác phẩm văn học đến tác phẩm chuyển thể.

10


6. Đóng góp của luận văn
Thông qua sự tìm hiểu vấn đề tiếp nhận một tác phẩm điện ảnh từ văn
học, kết hợp với trình bày mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh để thấy được
điện ảnh đã tiếp nhận những gì từ văn học và tái tạo, sáng tạo chúng ra sao.
Xem xét trong một trường hợp cụ thể là tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ từ
nguyên tác của nhà văn Kim Dung đến bản chuyển thể truyền hình của đạo
diễn Vu Chính, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ hơn một vài vấn đề xoay
quanh bộ phim, như sự chuyển thể cải biên từ nội dung đến nhân vật, từ
không gian đến thời gian của câu chuyện, qua đó mà hiểu được dụng ý nghệ
thuật của đạo diễn Vu Chính trong sự đồng sáng tạo tác phẩm nguồn.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đính
kèm, luận văn bao gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1: Chuyển thể cốt truyện
Chương 2: Chuyển thể nhân vật
Chương 3: Chuyển thể không gian và thời gian

11


CHƯƠNG 1: CHUYỂN THỂ CỐT TRUYỆN
1.1. Cốt truyện văn học và cốt truyện điện ảnh
Mỗi bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học sẽ luôn luôn được đặt
trong mối tương quan so sánh với tác phẩm nguồn khi tiến hành nghiên cứu.
Sự so sánh đó tất nhiên không nhằm mục đích đánh giá thành công ở mỗi loại
hình nghệ thuật, bởi lẽ thị hiếu và sự quan tâm của độc giả với mỗi loại hình
là khác nhau. So sánh là để thấy được mức độ tiếp nhận và sáng tạo của đạo
diễn trên phim chuyển thể. Sự so sánh có thể xảy ra trên nhiều phương diện
khác nhau của văn học và điện ảnh như: cốt truyện, nhân vật, không gian và
thời gian nghệ thuật, …
1.1.1. Khái niệm
Khi nhắc đến một văn bản tự sự văn học, không thể không nhắc đến khái
niệm cốt truyện. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi, “cốt truyện là hệ thống các sự kiện cụ thể, được tổ
chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ
bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các
loại tự sự và kịch” [26;88]. Còn trong điện ảnh, khái niệm cốt truyện (plot)
thường đi kèm với khái niệm câu chuyện (story). Trong cuốn Hướng dẫn viết
về phim, Timothy Corrigan phân biệt rõ hai khái niệm câu chuyện và cốt
truyện trong điện ảnh: “Câu chuyện là tất cả các sự kiện được trình bày trước
mắt chúng ta hoặc những sự kiện chúng ta có thể suy luận là đã xảy ra. Cốt

truyện là sự sắp xếp hoặc tổ chức những sự kiện đó theo một trật tự hoặc một
cấu trúc nào đó” [7;94]. Bên cạnh đó, cốt truyện của phim, ngoài các sự kiện
của câu chuyện, còn bao hàm cả các tư liệu nằm ngoài truyện kể như danh
sách đạo diễn, diễn viên, nhạc phim,… Trong văn bản tự sự, cốt truyện chính
là linh hồn của tác phẩm, tạo nên sợi dây liên kết các nhân vật và sự kiện với

12


nhau. Trong điện ảnh, cốt truyện cũng đóng một vai trò không hề nhỏ. Như
cách nói của Phạm Thùy Nhân trong Làm sao viết kịch bản phim thì “Mặc
dầu mọi thành phần kịch bản đều quan trọng và tồn tại trong mối liên hệ hữu
cơ, song quan trọng nhất và không nghi ngờ gì nữa, thành phần khó nhất của
kịch bản chính là cốt truyện” [42;109].
Tóm lại, dù là trong văn học hay điện ảnh, cốt truyện cũng đều mang cốt
lõi là các sự kiện, biến cố. Nói đến cốt truyện chính là đề cập đến hệ thống
các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra trong tác phẩm, có liên quan đến sự tồn
tại của các nhân vật. Các sự kiện ấy có thể được kể theo trật tự biên niên, theo
dòng ý thức hay bởi bất kì thủ pháp nào khác nhưng khi hệ thống cốt truyện,
cuộc đời của mỗi nhân vật trong tác phẩm sẽ được hiện ra trong mối liên hệ
với các nhân vật khác. Chúng ta cũng có thể từ đó mà nhận ra, phân loại được
các tuyến nhân vật chính – phụ, chính diện – phản diện, …
1.1.2. Sự khác nhau giữa cốt truyện văn học và cốt truyện điện ảnh
Tuy rất gần gũi nhau và có mối liên hệ mật thiết nhưng cốt truyện trong
văn học và cốt truyện trong điện ảnh (với các bản phim được chuyển thể từ
văn học) luôn luôn không thể trùng khớp nhau, do giữa hai loại hình nghệ
thuật này có những nét đặc trưng khác biệt. Sự khác biệt giữa tiểu thuyết (đại
diện cốt truyện văn học) và điện ảnh đã được hai nhà nghiên cứu Ngải Minh
Chi và Kha Linh tập hợp trong cuốn Đặc điểm của truyện phim thành các yếu
tố sau:

- Thứ nhất, sự biểu hiện của tiểu thuyết bó hẹp trong con chữ, còn điện
ảnh thì đem đến cho khán giả sự tác động trực tiếp cả thị giác và thính giác;
- Thứ hai, tiểu thuyết không bị giới hạn về dung lượng, còn điện ảnh,
thời gian cho mỗi tập phim, bộ phim là yếu tố quan trọng phải cân nhắc;
- Thứ ba, những câu văn có tính chất thuyết minh, giới thiệu mang lại
hiệu quả cho tiểu thuyết nhưng lại không phù hợp với phương pháp biểu hiện
của điện ảnh;
13


- Thứ tư, sự khác biệt trong phương pháp mô tả nhân vật của tiểu thuyết
và điện ảnh (xuất thân, ngoại hình, tính cách, tình cảm, …);
- Thứ năm, cách tiếp nhận của quần chúng đối với tiểu thuyết và phim là
khác nhau (về thời gian tiếp nhận, hoàn cảnh tiếp nhận,…).
Do có sự khác biệt đó, khi chuyển thể một tác phẩm văn học lên thành
tác phẩm điện ảnh, dù có bám sát nguyên tác, nhà đạo diễn cũng luôn luôn
phải có những sự thay đổi cốt truyện văn học, bằng sự lược bỏ hoặc bổ sung
thêm một số chi tiết cho phù hợp.
1.2. Từ cốt truyện tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ (Kim Dung) đến cốt truyện
phim Tân tiếu ngạo giang hồ (đạo diễn Vu Chính)
1.2.1. Cốt truyện tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung
Trong bản dịch chúng tôi sử dụng để nghiên cứu, khảo sát, dịch giả Vũ
Đức Sao Biển đã tóm tắt cốt truyện tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ của nhà
văn Kim Dung như sau: “Câu chuyện bắt đầu khi phái Thanh Thành của Dư
Thương Hải từ Xuyên Tây xuống Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, tấn công và tiêu
diệt Phước Oai tiêu cục, đẩy chàng trai Lâm Bình Chi vào cảnh nhà tan người
chết, phải quy đầu làm môn hạ phái Hoa Sơn. Đại đệ tử phái Hoa Sơn Lệnh
Hồ Xung là một chàng trai lãng mạn, đã gây sự với phái Thanh Thành và ra
tay giải cứu ni cô Nghi Lâm của phái Hằng Sơn thoát khỏi con người dâm ác
Điền Bá Quang, đã bị sư phụ Nhạc Bất Quần phạt lên đỉnh núi sám hối một

năm. Chính trong thời gian sám hối này, Lệnh Hồ Xung đã mất người tình,
người bạn nhỏ Nhạc Linh San. Cô gái nông nổi này đã phụ rẫy mối tình của
đại sư ca, đi theo gã mặt trắng Lâm Bình Chi điển trai và hát khúc sơn ca
Phúc Kiến “Chị em lên núi hái chè…”
Lệnh Hồ Xung học được của thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương chín
thế kiếm vô địch của bậc tiền bối Độc Cô Cầu Bại, gọi là Độc Cô cửu kiếm.
Nhạc Bất Quần của phái Hoa Sơn cũng nuôi âm mưu chiếm đoạt Tịch tà kiếm

14


phổ họ Lâm như Dư Thương Hải nhưng lão thi hành thủ đoạn tinh vi hơn và
đã thành công. Lão tự thiến bộ phận sinh dục của mình (dẫn đao tự cung) để
luyện Tịch tà kiếm phổ. Để đánh lừa dư luận, đánh lừa Tả Lãnh Thiền,
chưởng môn phái Tung Sơn đang lăm le chiếm đoạt ngôi minh chủ Ngũ nhạc
kiếm phái, Nhạc Bất Quần chép một bản Tịch tà kiếm phổ giả, tạo điều kiện
cho đẹ tử của Tả Lãnh Thiền ăn cắp đưa về Tung Sơn. Mặt khác, lão vu cáo
cho đệ tử Lệnh Hồ Xung đã ăn cắp được Tịch tà kiếm phổ, và yêu cầu đồng
đạo giang hồ giết hộ Lệnh Hồ Xung.
Trên đường lưu lạc, Lệnh Hồ Xung đã gặp Thánh cô Nhậm Doanh
Doanh, con gái của giáo chủ Triêu dương thần giáo Nhậm Ngã Hành và ngỏ
hết đau thương của đời mình. Lệnh Hồ Xung tặng cho Doanh Doanh khúc
nhạc Tiếu ngạo giang hồ. Họ trở thành đôi bạn rồi đôi tình nhân. Khi Lệnh Hồ
Xung ngất đi, Doanh Doanh cõng chàng lên chùa Thiếu Lâm, đề nghị nhà sư
Phương Chứng cứu chữa cho chàng. Còn cô, cô tự nguyện để phái Thiếu Lâm
cầm tù, đổi lấy sinh mạng cho Lệnh Hồ Xung. Khi Lệnh Hồ Xung hoàn toàn
bình phục, chàng quay về Giang Nam, kết giao với quang minh hữu sứ của
Triêu Dương thần giáo là Hướng Vấn Thiên. Biết Lệnh Hồ Xung đã học được
chân truyền Độc Cô cửu kiếm, Hướng Vấn Thiên dàn cảnh cho chàng xuống
đáy Tây Hồ cứu thoát giáo chủ Nhậm Ngã Hành. Họ kéo nhau về đỉnh Hắc

Mộc Nhai, trừng trị gã phản đồ Đông Phương Bất Bại. Nhậm Ngã Hành lên
ngôi giáo chủ, mời Hồ Xung tham gia thần giáo nhưng chàng bỏ ra đi. Chàng
đi theo mối tình của Doanh Doanh.
Nhạc Bất Quần sử dụng Tịch tà kiếm phổ (thứ thiệt) đánh cho Tả Lãnh
Thiền thua to, chiếm được ngôi minh chủ Ngũ nhạc phái (bỏ chữ kiếm). Lão
dùng thủ đoạn tàn bạo, giết Định Nhàn và Định Dật, những người cầm đầu
phái Hằng Sơn. Trước khi chết, hai lão ni này truyền lại cho Lệnh Hồ Xung
chức chưởng môn Hằng Sơn. Thế là chàng trai lên chấp chưởng, cầm đầu một
phái toàn nữ nhi, trở thành chuyện hi hữu trong võ lâm Trung Hoa. Trong
15


chính giáo, lẫn lộn bọn tà đạo. Trong tà giáo, lại có những người chính nhân
quân tử. Kim Dung đã giải quyết vấn đề chân – giả, thiện – ác, chính – tà ấy
như thế nào?
Vâng, cuộc sống vốn rất sòng phẳng. Toàn bộ những âm mưu, thủ đoạn
trá ngụy của nhân vật gọi là Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần bị phanh phui. Lão
đã bị đền tội dưới bàn tay của ni cô Nghi Lâm, một người chưa bao giờ biết
oán thù, căm giận ai. Lâm Bình Chi, gã tiểu ngụy quân tử cũng đã giết chết vợ
mình là Nhạc Linh San rồi sau đó, nhận sự trừng phạt của cuộc sống. Nhậm
Ngã Hành qua đời, cái tham vọng thống nhất giang hồ của gã tan theo mây
khói. Doanh Doanh trở về với Lệnh Hồ Xung. Họ cưới nhau và hợp tấu cầm
tiêu nhạc khúc Tiếu ngạo giang hồ, thành toàn ước mơ hạnh phúc, hòa bình
cho cuộc sống, điều mà hai vị tiền bối là Lưu Chính Phong và Khúc Dương
chưa làm được.” [10 - tập 1; 6-7-8].
Như vậy có thể thấy, tác giả Kim Dung đã xây dựng trong tác phẩm của
mình hai mạch nội dung chính. Một là những tranh chấp giữa hai phe chính –
tà và các môn phái trên võ lâm, tranh giành ngôi vị minh chủ như với các tiểu
thuyết kiếm hiệp khác của ông. Hai là mạch truyện xoay quanh mối tình đẹp
đẽ, trong sáng và viên mãn, hợp lòng người của hai nhân vật chính trong tác

phẩm là Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh.
1.2.2. Cốt truyện phim của đạo diễn Vu Chính
Mặc dù cốt truyện phim, ngoài các sự kiện của câu chuyện còn bao
hàm các yếu tố, tư liệu nằm ngoài câu chuyện như danh sách đạo diễn, diễn
viên, … nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi xin phép
không nhắc đến các yếu tố này, mà chỉ tập trung so sánh các tình tiết, sự kiện
của cốt truyện phim so với cốt truyện tiểu thuyết, để thấy được những sáng
tạo, cải biên của đạo diễn Vu Chính trong quá trình chuyển thể và những mục
đích, dụng ý nghệ thuật của ông.

16


Như đã nói ở trên, việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm
điện ảnh luôn luôn không thể thiếu đi sự thay đổi, do chênh lệch về đặc trưng
của hai loại hình nghệ thuật. Do đó, việc đạo diễn Vu Chính bỏ đi hàng loạt
chi tiết về nhóm nhân vật Đào Cốc lục tiên, Ngũ độc giáo hay Bất Giới hòa
thượng cũng là điều dễ hiểu. Đây là nhóm nhân vật phụ, có vai trò không lớn
trong sự phát triển của các nhân vật và tình tiết khác, bỏ đi có thể sẽ tránh cho
bộ phim sự rườm rà về khâu lựa chọn diễn viên, phục trang và các phân cảnh
liên quan.
Tuy nhiên, đạo diễn Vu Chính lại có phần cải cách khá sâu nội dung
tiểu thuyết trong một số tình tiết mới, được thêm vào khác. Mạch thứ nhất của
cốt truyện tiểu thuyết là những ân oán, tranh đấu trên giang hồ hầu như vẫn
được giữ nguyên, với các môn phái tương ứng của hai phe chính – tà (danh
môn chính phái và Nhật Nguyệt thần giáo) như trong nguyên tác. Mạch
truyện thứ hai về mối tình đẹp đẽ, lãng mạn của Lệnh Hồ Xung và Thánh cô
Nhậm Doanh Doanh, dưới bàn tay “nhào nặn” của đạo diễn Vu Chính, lại bị
phân tán, gián đoạn, thậm chí bị lu mờ bởi một mạch truyện khác hoàn toàn
mới lạ, đó là: mối tình của nam chính Lệnh Hồ Xung và tên phản đồ Đông

Phương Bất Bại của Nhật Nguyệt thần giáo. Kẻ ái nam ái nữ Đông Phương
Bất Bại giờ đây lại mang một thân phận hoàn toàn khác: là một nữ nhi xinh
đẹp, yêu kiều, vì cuộc sống mà phải cải nam trang trong nhiều năm, ở lại trên
Hắc Mộc Nhai mưu đồ sự nghiệp xưng danh, xưng bá thiên hạ. Đông Phương
cô nương tình cờ gặp gỡ chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung, kết nghĩa huynh đệ,
cùng chàng đối ẩm, luyện kiếm, chăm sóc và hi sinh cho chàng. Hai người
đều dành cho nhau tình cảm sâu đậm nhưng sau cùng, Lệnh Hồ Xung lại vì
nghĩa mà cùng nhóm người Nhậm Ngã Hành lên Hắc Mộc Nhai để tiêu diệt
tên “đại ma đầu” của Ma giáo, trừ hại cho võ lâm và giúp Nhậm Ngã Hành
giành lại ngôi vị giáo chủ. Chuyện tình của Lệnh Hồ Xung với Doanh Doanh

17


đã không còn giữ được vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết và cao cả như vốn có.
Mối tình ấy tuy vẫn đến từ song phương nhưng Thánh cô Nhậm Doanh
Doanh vô tình lại trở thành “người thứ ba”, chen ngang vào hạnh phúc của
Lệnh Hồ Xung và Đông Phương cô nương. Khán giả giờ đây, nếu là những
khán giả trẻ hoặc chưa tiếp xúc với nguyên tác, chắc chắn sẽ thiếu đi phần
thiện cảm với nhân vật nữ chính Doanh Doanh mà Kim Dung đã dày công
xây dựng. Họ sẽ cảm thấy nuối tiếc cho mối tình chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung
cùng Đông Phương cô nương xinh đẹp, nặng tình và sẵn sàng hi sinh, chỉ cần
người mình yêu được hạnh phúc, thậm chí bá nghiệp thiên thu cũng không
màng nữa.
Lựa chọn làm mới cốt truyện nguyên tác bằng một câu chuyện tình yêu
mang đậm tính chất ngôn tình hiện đại, với mô típ: gặp gỡ, yêu thương - trắc
trở - chia lìa trong sự hi sinh âm thầm và cái chết, bộ phim truyền hình Tân
tiếu ngạo giang hồ đã chạm đến trái tim khán giả, không phải ở “cuộc hành
trình tìm về những suối nguồn tư tưởng của phương Đông, một phương Đông
lãng mạn bay bổng” [10 - tập 1;10] hay ở việc “Kim Dung đã giải quyết các

vấn đề chân – giả, thiện – ác, chính – tà như thế nào?” [10 - tập 1;8] mà là ở
sự nuối tiếc, đau khổ, đồng cảm cùng mối tình của Lệnh Hồ Xung và Đông
Phương Bất Bại. Cũng bởi lẽ đó, mà dụng ý nghệ thuật ban đầu của nhà văn
Kim Dung dường như có phần bị mờ nhạt, không được chuyển thể nguyên
vẹn lên trên tác phẩm truyền hình.
1.2.3. Các chi tiết cải biên tiêu biểu trong cốt truyện phim so với nguyên tác
Sự cải biên nguyên tác được đạo diễn Vu Chính sử dụng ngay từ sự mở
đầu cốt truyện. Cốt truyện tiểu thuyết được mở đầu bằng tai nạn ập đến với
Lâm gia tại thành Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến. Dư quán chủ Dư Thương Hải
của phái Thanh Thành vì âm mưu chiếm Tịch tà kiếm phổ, đã kéo đến tàn sát
dã man cả Phước Oai tiêu cục, làm cho Lâm gia chỉ trong mấy ngày mà cơ

18


nghiệp tổ tiên bao đời gây dựng đều đã tan thành mây khói. Cũng vì tiếng tăm
lừng lẫy của Tịch tà kiếm phổ mà bao môn phái trên giang hồ ra sức tranh
giành, trong đó có cả Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần – chưởng môn phái Hoa
Sơn, với những âm mưu, toan tính vô cùng nham hiểm và độc ác. Kiếm phổ
Tịch tà cũng trở thành cái cớ để Nhạc Bất Quần vu oan cho Lệnh Hồ Xung,
trục xuất chàng ra khỏi sư môn, bắt đầu cuộc sống phiêu bạt khắp giang hồ,
kết giao cùng anh hùng hào kiệt và gặp gỡ người con gái của cuộc đời chàng
– Nhậm Doanh Doanh.
Trong bản chuyển thể, cốt truyện được mở đầu bằng cảnh anh hùng
Ngũ nhạc kiếm phái kéo lên Hắc Mộc Nhai khiêu chiến. Nhân cơ hội giáo chủ
Nhậm Ngã Hành đang bế quan luyện công, phó giáo chủ Nhật Nguyệt thần
giáo Đông Phương Bất Bại đã ra tay ám hại giáo chủ phu nhân và đổ tội “giáo
chủ hóa điên” để soán ngôi, biệt giam lão vào nhà lao dưới đáy Tây Hồ. Sự
mở đầu mới lạ này ngay lập tức tạo cho người xem sự chú ý đến nhân vật
Đông Phương Bất Bại – vốn dĩ chỉ là một nhân vật phụ trong tiểu thuyết, chỉ

được nhắc đến qua lời kể của các nhân vật khác và chỉ thực sự xuất hiện trong
cảnh nhóm người Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung kéo lên Hắc Mộc Nhai để
giành lại ngôi vị giáo chủ. Nhân vật Đông Phương Bất Bại xuất hiện trong
hình dáng một trang nam tử có ngoại hình tuấn tú, võ công cao cường và lại
“đặc biệt lấy được lòng con gái” – theo lời ngợi khen của giáo chủ phu nhân
[tập 1]. Người đảm nhận vai phó giáo chủ Đông Phương Bất Bại của Nhật
Nguyệt thần giáo là nữ diễn viên Trần Kiều Ân – một ngôi sao nổi tiếng của
điện ảnh Hoa Ngữ, gắn liền tên tuổi với dòng phim ngôn tình hay phim thần
tượng. Chắc hẳn sự xuất hiện của cô ngay từ đầu bộ phim cũng đủ gây tò mò,
cuốn hút người xem mạnh mẽ và cũng phù hợp với dụng ý của đạo diễn Vu
Chính. Thời gian được nhắc đến trong tập phim mở đầu này cũng là khoảng
thời gian không xuất hiện thực tế trong tác phẩm của Kim Dung mà chỉ được

19


×