Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học ở các trường mầm non thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC PHÚC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC PHÚC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành

: GIÁO DỤC HỌC

Mã số

: 60 .14 .01.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRỊNH THÚY GIANG

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập chương trình cao học chuyên nghành Giáo Dục tại
trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội và đặc biệt là quá trình làm luận văn tốt nghiệp,
tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô, gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Giáo PGS. TS Trịnh
Thúy Giang người trực tiếp hướng dẫn, chỉ vẽ, giải thích tận tình cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn. Bằng sự tận tâm và lòng nhiệt huyết của mình, cô đã
giúp tôi rất nhiều để bản thân vượt qua những khó khăn nhất định và hoàn thành
luận văn đúng thời hạn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý Thầy Giáo, Cô Giáo Khoa Tâm
lý- Giáo dục học đã mang lại nhiều kiến thức hay về Giáo Dục Học cũng như các lĩnh
vực khác, các kiến thức bổ trợ cho luận văn tốt nghiệp của tôi trong suốt 2 năm học
qua.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Ban Chủ Nhiệm khoa Tâm lý- Giáo dục học đã tạo nhiều điều kiện
cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp
của Thầy / Cô và các anh chị học viên, các bạn đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt luận

văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Phúc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Phúc


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 4
6. Giới hạn và pha ̣m vi nghiên cứu của đề tài ........................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 6
LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA
HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI ................................................................. 7
Chương 1.

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt nam ............................................................................... 10
1.2. Hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .............................. 12
1.2.1. Khái niệm khám phá khoa học .......................................................................... 12
1.2.1.1. Khoa học............................................................................................................. 12
1.2.1.2. Khám phá ........................................................................................................... 14
1.2.1.3. Khám phá khoa học ............................................................................................ 15

1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............................................. 15
1.2.3. Ý nghĩa của hoạt động khám phá khoa học của trẻ 5-6 tuổi ở mầm non .......... 18
1.2.4. Đặc điểm hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............... 19


1.2.4.1. Mục tiêu của hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ........... 19
1.2.4.2. Nội dung của hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.......... 20
1.2.4.3. Hình thức khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi................................. 21

1.3. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi................. 22
1.3.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động khám phá khoa học .......................................... 22

1.3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ...................................................................................... 22
1.3.1.2. Đảm bảo tính khoa học và phát triển .................................................................. 22
1.3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................................... 23
1.3.1.4. Đảm bảo tính trực quan, thẩm mỹ ...................................................................... 23
1.3.1.5. Đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ ............................................................ 23

1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi ở các trường mầm non ................................................................................ 23
1.3.3. Nội dung tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .... 24
1.3.4. Cách thức của việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo
5- 6 tuổi ....................................................................................................................... 25
1.4. Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở các trường mầm non ................................................................................... 27
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 28
Chương 2.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA

HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON........... 30
2.1. Khái quát về các trường mầm non thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên............. 30
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng ............................................................ 30
2.2.1. Mục tiêu khảo sát .............................................................................................. 30
2.2.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 31
2.2.3. Nội dung khảo sát.............................................................................................. 31
2.2.4. Phương pháp khảo sát ....................................................................................... 31
2.2.4.1. Phương pháp quan sát sư phạm: ......................................................................... 31
2.2.4.2. Phương pháp đàm thoại: ..................................................................................... 32
2.2.4.3. Phương pháp điều tra giáo dục: .......................................................................... 32
2.2.4.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: ................................... 32



2.2.5. Thời gian khảo sát: ............................................................................................ 32
2.2.6. Xử lí kết quả khảo sát........................................................................................ 32
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
của các trường mầm non thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. ................................. 32
2.3.1. Nhận thức của giáo viên, Ban Giám hiệu các trường mầm non thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động khám phá
khoa học cho trẻ, tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát
triển toàn diê ̣n đă ̣c biê ̣t là trí tuê ̣ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. ..................................... 33
2.3.2. Địa điểm và thời điểm tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ..................................................................................................................
2.3.3. Mục tiêu tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
các trường mầm non thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ............................................ 36
2.3.4. Các hoạt động khám phá khoa học được tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
ở các trường mầm non thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ......................................... 38
2.3.5. Cách thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
ở các trường mầm non thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ......................................... 41
2.3.5.1. Quy trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo
viên mâm non thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ........................................................... 41
2.3.5.2. Cơ sở tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ ......................................... 45

2.3.6. Kết quả tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .... 47
2.4. Nguyên nhân của thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5
– 6 tuổi ở trường mầm non Phường 9 và trường mầm non Hòa Kiến tại thành
phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ..................................................................................... 51
2.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ................................................................................................. 51
2.4.2. Những nguyên nhân khác.................................................................................. 53
2.4.2.1. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................................... 53
2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................................... 54


2.4.3. Biện pháp khắc phục ......................................................................................... 55
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 57

34


Chương 3.

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN .................. 58
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp.................................................................................... 58
3.1.1. Căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo .... 58
3.1.2. Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục mầm non của thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên ....................................................................................................... 58
3.1.3. Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên ....................................................................................................... 59
3.1.4. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển giáo dục của các trường mầm non
thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ............................................................................... 59
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động khám phá khoa học
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú
Yên. .......................................................................................................................... 60
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường và đồ dùng cho hoạt động, gây hứng thú
cho trẻ khi tham gia trò chơi thực nghiệm và hoạt động khám phá khoa học theo
chủ đề. 60
3.2.2. Biện pháp 2: Thiết kế và tổ chức các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 5 - 6 tuổi
khám phá khoa học...................................................................................................... 61
3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học phải theo
chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ....................... 63

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học
theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ ...................................... 64
3.2.5. Biện pháp 5: Chú trọng phát triển cho trẻ một số kỹ năng cơ bản, giúp trẻ
khám phá khoa học có hiệu quả: kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, kỹ năng phân
loại, kỹ năng phán đoán, kỹ năng suy luận. ................................................................ 65
3.3. Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................... 68
3.3.1. Khái quát quá trình thực nghiệm sư phạm ........................................................ 68
3.3.1.1. Mục tiêu thực nghiệm......................................................................................... 68


3.3.1.2. Đối tượng thực nghiệm....................................................................................... 68
3.3.1.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................ 68
3.3.1.4. Quy trình thực nghiệm ....................................................................................... 69
3.3.1.5. Xử lý kết quả thực nghiệm ................................................................................. 70

3.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 71
3.3.2.1. Kết quả đo trước khi tiến hành thực nghiệm ...................................................... 71
3.3.2.2. Kết quả khảo sát sau khi thực nghiệm ................................................................ 75

3.3.3. Kết luận về thực nghiệm sư phạm..................................................................... 82
Kết luận chương 3. .................................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 85
1.Kết luận. ................................................................................................................ 85
2. Khuyến nghị. ........................................................................................................ 87
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo .......................................................................... 87
2.2. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên ..................................................... 87
2.3. Đối với các trường mầm non của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.................. 88
2.4. Đối với phụ huynh học sinh ................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 91
PHỤ LỤC


94

PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. 94
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................... 102
PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................... 103
PHỤ LỤC 4 ........................................................................................................... 107
PHỤ LỤC 5 ........................................................................................................... 113
PHỤ LỤC 6 ........................................................................................................... 119


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt

Diễn giải

GDMN

Giáo dục mầm non

GV

Giáo viên

GVMN

Giáo viên mầm non




Hoạt động

HĐKPKH

Hoạt động khám phá khoa học

KPKH

Khám phá khoa học

KNNT

Kỹ năng nhận thức

MN

Mầm non

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thử nghiệm sư phạm

ĐC

Đối chứng


NCKH

Nghiên cứu khoa học


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1 Nhận thức của GV, Ban Giám Hiệu các trường MN thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên về tầm quan trọng của việc tổ chức HĐKPKH cho trẻ .........................33
Bảng 2. 2 Địa điểm tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............................34
Bảng 2. 3 Thời điểm tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ..........................35
Bảng 2. 4 Kỹ năng nhận thức mà giáo viên thường chú ý phát triển cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi ...............................................................................................................37
Bảng 2. 5 Các HĐKPKH được tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các
trường MN thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ....................................................................38
Bảng 2. 6 Các HĐKPKH từng tổ chức........................................................................40
Bảng 2. 7 Quy trình tổ chức HĐKPKH cho trẻ 5 – 6 tuổi .........................................41
Bảng 2. 8 Cơ sở tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .................................46
Bảng 2. 9 Mức độ thực hiện của trẻ sau khi cô hướng dẫn khám phá khoa học.........47
Bảng 2. 10 Kỹ năng khám phá khoa học trẻ đạt được ................................................48
Bảng 2. 11 Hiểu biết của trẻ về các chủ đề hoạt động ................................................48
Bảng 2. 12 Hiểu biết của trẻ về các vấn đề cụ thể trong mỗi chủ đề ..........................49
Bảng 2. 13 Khó khăn khi tổ chức HĐKPKH cho trẻ ..................................................51
Bảng 3. 1 Kết quả kiểm tra trước TN (tính theo %) ....................................................72
Bảng 3. 2 Kết quả kiểm tra trước TN (tính theo tiêu chí) ...........................................73
Bảng 3. 3 Kết quả kiểm tra sau TN (tính theo %) .......................................................76
Bảng 3. 4 Bảng điểm kỹ năng khám phá khoa học của trẻ sau TN (tính giá trị
trung bình) ............................................................................................................................76
Bảng 3. 5 Kết quả kiểm tra sau TN (tính theo tiêu chí) ..............................................79



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1 Kết quả kiểm tra trước TN (tính theo %) ................................................72
Biểu đồ 3. 2 Độ phân tán điểm số lớp TN và ĐC trước TN .......................................73
Biểu đồ 3. 3 Kết quả kiểm tra trước TN (tính theo tiêu chí) .......................................74
Biểu đồ 3. 4 Kết quả kiểm tra sau TN (tính theo %). ..................................................77
Biểu đồ 3. 5 Độ phân tán điểm số lớp TN và ĐC sau TN ...........................................78
Biểu đồ 3. 6 Kết quả kiểm tra sau TN (tính theo tiêu chí) ..........................................79


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Con người từ khi mới sinh ra đã có những nhu cầu nhất định và phát triển dần
các nhu cầu đó theo thời gian. Hay nói khác đi đó là khả năng nhận thức của mỗi
con người về mọi sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
Khả năng nhận thức đó không giống nhau ở từng người mà gọi chung là sự phát
triển trí tuệ và sự gia tăng về khối lượng tri thức, sự phong phú, đa dạng về nhu cầu
hứng thú.
Các nhà tâm lý học trên thế giới đã khẳng định về giai đoạn vàng để trẻ phát
triển trí tuệ đó là từ lúc lọt lòng đến lúc trẻ 6 tuổi: “ Tất cả những cái gì mà đứa trẻ
có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận trong thời ấu thơ. Trong quãng đời
còn lại những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà
thôi”. Phó tiến sĩ Phạm Mai Chi – Viện Nghiên Cứu trẻ em khẳng định: “ Sự phát
triển trí tuệ của con người đạt được ở giai đoạn bào thai đến 4 tuổi là 50%, từ 4 - 8
tuổi đạt 30% và tiếp tục hoàn thiện đến tuổi trưởng thành nhưng tốc độ chậm dần”.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển trí tuệ cho trẻ một cách hiệu quả nhất?
Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị BCHTW Đảng khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định quan điểm cốt lõi
nhằm đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT là thay đổi cách dạy học, cụ thể là
chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện

năng lực và phẩm chất người học.
Hơn thế, “từ thời khắ c chào đời, trẻ đã chin
́ h thức đươ ̣c bước vào mô ̣t thế giới
đầ y màu sắ c, phức ta ̣p và tràn ngâ ̣p những điề u bấ t ngờ đang chờ đơ ̣i phía trước trẻ.
Trẻ chưa có khả năng giải thić h, khả năng ghi nhớ có ha ̣n, hơn nữa cơ hồ chưa có
năng lực liên hê ̣, hành đô ̣ng và lí giải những sự viê ̣c xung quanh. Tuy nhiên, chỉ mô ̣t
vài năm sau đó, sau khi bắ t đầ u đế n trường đi ho ̣c, trẻ đã có đươ ̣c khả năng sử du ̣ng
ngôn ngữ phức ta ̣p để diễn đa ̣t với ba ̣n tâm tư và tin
̀ h cảm của min
̀ h” [14]. Điề u đó
nhấ n ma ̣nh tầ m quan tro ̣ng của giáo du ̣c tiề n ho ̣c đường tức là GDMN có ý nghiã
cực kỳ quan tro ̣ng đố i với sự phát triể n toàn diê ̣n của trẻ.

1


Nhiề u nghiên cứu đã cho thấ y cách tiế p câ ̣n kiế n thức của trẻ không giố ng như
người lớn. Trong thực tế , muốn học, muốn làm đều phải dựa trên sách vở, lời giảng
giải, dẫn chứng...thì với trẻ điều này là vô nghĩa, trẻ không khám phá thế giới bằng
những lý thuyết khó hiểu mà bằng chính những gì mà trẻ đã trải qua, chính những
điều trẻ trải nghiệm được trẻ lại nhớ và khắc ghi rất lâu. Hơn 2000 năm trước,
Khổng Tử (551 - 479 TCN) cũng đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì
tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”, tư tưởng này thể hiện tinh thần
chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Cùng thời gian đó, ở phương Tây, nhà
triết học Hy Lạp – Xôcrát (470 - 399 TCN) cũng nêu lên quan điểm: “Người ta phải
học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ
thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”. Trẻ thích khám phá mọi thứ xung
quanh, thích tự mình tìm ra lời giải cho mọi thắc mắc bằ ng chin
́ h trải nghiê ̣m của
bản thân. Đố i với trẻ nhỏ thì viê ̣c học tập, trải nghiệm thực chất là HĐ chơi đùa, là

mô ̣t hiǹ h thức ho ̣c đúng nghĩa. Do đó, ho ̣c trở thành mô ̣t công viê ̣c rấ t thoải mái và
vui vẻ. Viê ̣c sáng ta ̣o có thể giúp cho trẻ thông qua các trò chơi liñ h hô ̣i rấ t nhiề u
kiế n thức.
Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các đồ
dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các HĐ tìm hiểu cây cối, con vật, các hiện
tượng tự nhiên, qua làm quen với toán và khám phá xã hội. Trẻ cần có cơ hội nhìn,
nghe, tiếp xúc, nếm, ngửi. Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển trong giải
quyết vấn đề, suy luận và hình thành kiến thức về các sự vật và hiện tượng xung
quanh. Chơi là con đường chủ yếu để trẻ khám phá và nhận thức thế giới xung
quanh.
Vì vâ ̣y trong chương trình GDMN HĐKPKH là một trong những HĐ có sức
hấp dẫn và gây được sự chú ý của trẻ cao nhất.
KPKH với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên. Đó là quá
trình trẻ tích cực tham gia HĐ thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên, là quá trình quan
sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề,
đưa ra quyết định. Nhờ đó nuôi dưỡng và phát triển trí tò mò tự nhiên của trẻ về thế

2


giới. Đây là cơ hội cho trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mới mà trước đó trẻ chưa có.
Thông qua các buổi trải nghiệm với HĐKPKH tư duy của trẻ được kích thích, được
rèn luyện nhiều hơn, khơi dậy trí tưởng tượng, sự suy luận có hệ thống logic trước
sau, hình thành nền tảng kiến thức phong phú nhằm phát triển trí tuệ đến mức cao
hơn.[28,tr 67, 68]
Mặc khác qua quá trình trẻ tham gia vào HĐKPKH hình thành ở trẻ nhiều phẩm
chất đạo đức và thái độ đúng đắn của bản thân với thiên nhiên, với thế giới xung
quanh trẻ, góp phần rèn luyện kỹ năng, hình thành nhân cách sau này. Đó cũng là
mục tiêu chung của giáo dục con người về các mặt: Đức – Trí - Thể - Mĩ – Lao
động.

Tuy nhiên hầu hết ở các trường MN hiện nay, việc tổ chức các HĐ thử nghiệm
giúp trẻ KPKH còn nhiều bất cập. Một phần do mất quá nhiều thời gian trong việc
chuẩn bị và tổ chức HĐ, đa số các GV truyền đạt đến trẻ những kiến thức suông qua
việc xem tranh ảnh, ít tạo điều kiện cho trẻ được trực tiếp tham gia vào HĐ khám
phá. Vì thế trẻ chưa có nhiều cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu trên các đồ vật hoặc các
sự vật, hiện tượng dẫn đến trẻ chưa được mở rộng hơn về nhận thức, chưa làm giàu
được vốn kiến thức, kỹ năng và ngôn ngữ của trẻ. Các HĐ còn đơn điệu chưa phong
phú nên ít gây cho trẻ sự lôi cuốn để kích thích bộ não HĐ.
Kiến thức khoa học của mỗi đứa trẻ cần được xây dựng đa dạng, phong phú và
linh hoạt dựa trên nền tảng của HĐ vui chơi và mối quan hệ thực giữa việc học và
cuộc sống thông qua các HĐ hàng ngày, sự hứng thú và những thắc mắc cần tìm ra
câu trả lời cho chính bản thân trẻ.
Qua HĐKPKH, GVMN sẽ thường xuyên cho trẻ chơi những trò chơi, thực hành
những thí nghiệm khoa học đơn giản để trẻ tự mình khám phá thế giới xung quanh,
khám phá những biến đổi của sự vật khi có tác động của con người, từ đó càng kích
thích sự say mê tìm tòi, nuôi dưỡng trí tưởng tượng và sáng tạo ở trẻ.
Từ những lí do trên đây, đề tài nghiên cứu được chọn là: “ Tổ chức HĐKPKH
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổ i ở các trường MN thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”.

3


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về viê ̣c tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi và đánh giá thực trạng này ở các trường MN thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú
Yên, từ đó đề xuất các biện pháp tổ chức HĐKPKH nhằ m phát triể n trí tuê ̣ cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi của Thành phố, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của
Tỉnh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục ở các trường MN thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú

Yên
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa HĐKPKH và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
HĐKPKH đươ ̣c coi là mô ̣t HĐ quan tro ̣ng nhằ m kích thích khả năng sáng
ta ̣o, tư duy của trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên HĐKPKH vẫn chưa được chú trọng và phát
huy hết thế mạnh của nó. Nếu thiết kế và tổ chức được một hệ thống các HĐKPKH
theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ thì sẽ phát triển được
toàn diê ̣n cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của Thành phố.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi của Thành phố.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại các trường MN thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biê ̣n pháp tổ chức HĐKPKH cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
6. Giới hạn và pha ̣m vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứu về viê ̣c tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổ i ta ̣i các trường MN thành phố Tuy Hòa, tin
̉ h Phú Yên.

4


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Trên cơ sở phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa các tài
liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về HĐKPKH của trẻ mẫu giáo
và những tài liệu khác có liên quan, từ đó rút ra kết luận khái quát làm cơ sở lí luận
cho đề tài nghiên cứu.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Tiến hành dự giờ để quan sát HĐ giảng dạy của GV và những biểu hiện
trong giờ HĐKPKH của trẻ nhằm thu thập thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với GVMN, Ban Giám Hiệu các trường MN thành phố Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên về một số vấn đề liên quan đến HĐKPKH ở MN nhằm thu thập thông
tin có liên quan, phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
7.2.3. Phương pháp điều tra giáo dục
Xây dựng bảng hỏi bao gồm hệ thống các câu hỏi đóng và mở dành cho các
GVMN, Ban Giám Hiệu các trường MN về các vấn đề liên quan đến HĐKPKH ở
MN nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm HĐ giáo dục được sử dụng trong việc
nghiên cứu kết quả HĐKPKH của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Đồng thời, nghiên cứu
giáo án tổ chức HĐKPKH của các GVMN nhằm thu thập những thông tin cần thiết
cho việc nghiên cứu đề tài.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia Tâm lý - Giáo dục và các chuyên gia GDMN về các vấn
đề liên quan đến phát triển trí tuệ của trẻ và biện pháp tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổ i, từ đó có những thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài.
7.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

5


Tiến hành TN các biện pháp tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổ i
nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp mà đề tài xây dựng
được.
7.2.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Lựa chọn và nghiên cứu 02 trường hợp là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm
nghiên cứu quá trình phát triển trí tuệ của trẻ trước khi và sau khi tham gia
HĐKPKH trong điều kiện tự nhiên và trong điều kiện thử nghiệm nhằm nghiên cứu
quá trình tham gia HĐKPKH của trẻ.
7.2.8. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các tham số trong thống kê toán học thông qua phần mềm SPSS để
xử lý thông tin thu được, làm cơ sở rút ra những kết luận cần thiết cho đề tài nghiên
cứu.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được cấu trúc thành
03 chương:
Chương 1: Lí luận về việc tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổ i.
Chương 2: Thực trạng tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường
MN thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên;
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi cho các trường MN thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên và thực nghiệm sư phạm.

6


Chương 1: LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA
HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Với tư cách là một phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học
khám phá có lịch sử nghiên cứu khá lâu đời. Khởi nguồn cho việc nghiên cứu
phương pháp dạy học khám phá là những quan điểm, tư tưởng của Socrat. Socrat
cho rằng phương pháp vấn đáp đi từ những gì trẻ biết để giúp trẻ vận dụng trực
giác, khả giác và tinh thần của mình khám phá ra những sự thật quá hiển nhiên. Ở
đây chúng ta nhận thấy manh nha của khoa sư phạm HĐ, một khoa sư phạm dựa

vào sự quan sát thế giới bên ngoài để giúp trẻ khám phá ra cái bản chất của những
hiện tượng, sự vật được quan sát. Nói cách như Socrat quan niệm là dựa vào sự
quan sát thế giới bên ngoài đó để giúp trẻ đi vào thế giới của những ý niệm.
Rutxo J. J, nhà tư tưởng, nhà giáo dục Pháp, kế tục triết học giáo dục của
Comenski Ia.A là giáo dục thích ứng với thiên nhiên và phát triển tư tưởng đó bằng
quan điểm “Tôn trọng thiên nhiên bao hàm sự tự do”. Trên cơ sở quan điểm triết
học giáo dục đó ông đã đề ra trong giáo dục phải dựa vào tính tò mò tự nhiên, lòng
khao khát hiểu biết của trẻ mà không phải dạy cho trẻ chân lí mà là chỉ cho trẻ cách
phải làm sao để lúc nào cũng có thể khám phá chân lí. Điều đó đã khẳng định rằng
quan điểm quan trọng của dạy học không phải là nhồi nhét kiến thức cho nhiều, mà
là sự cố gắng của cá nhân nắm vững phương pháp khai thác tri thức. Và sau này
Distecvec nhà giáo dục nổi tiếng người Đức đã chỉ ra rằng: “ Người thầy tồi là
người truyền thụ chân lí cho người học, người thầy giỏi là làm cho người học khám
phá ra chân lí”.[7, tr 92]
Cuối thế kỉ thứ XIX và nửa đầu thế kỉ XX John Deway đã đề ra những
nguyên tắc giáo dục cho việc xây dựng “nhà trường cho ngày mai” mà một nguyên
tắc đó là: Giáo dục không phải là thu nhận, mà là hành động; học bằng cách làm.
Hành động ở đây theo ông phải là sáng kiến, khám phá, phát hiện.

7


Cousinet Roger, nhà giáo dục người Pháp vào nửa đầu thế kỉ XX, đứng trên
quan điểm dạy học HĐ, ông đã đề ra phương pháp làm việc tự do theo nhóm trong
quá trình dạy học. Theo ông, làm việc theo nhóm có nghĩa là học sinh phải tìm tòi,
khám phá, phải thực hiện những cuộc khảo cứu hay quan sát, phải cố gắng phân
tích, tìm hiểu, diễn đạt. Cần phải làm sao đòi hỏi ở trẻ một sự cố gắng sáng tạo cá
nhân để GV đưa trẻ đến việc tự mình khám phá trong các tình huống khác nhau,
nhằm khơi dậy ở trẻ tinh thần nghiên cứu. Gần đây David Johnson và Roger
Johnson đã phát triển quan điểm đó trong cuốn “ Học cùng nhau và học một mình”

Quan điểm của Jerome Bruner (1915) cho rằng học tập khám phá là “lối tiếp
cận dạy học mà qua đó, học sinh được tương tác với môi trường của họ, bằng cách
khảo sát và sử dụng các đối tượng, giải đáp các thắc mắc và tranh luận hoặc là biểu
diễn thí nghiệm” [36]. Khi tự mình khám phá ra khái niệm, trẻ sẽ nhớ nhiều hơn.
Các nhà sư phạm cho rằng, học tập khám phá sẽ thành công khi trẻ đã có được một
số vốn kiến thức nào đó và đã trải nghiệm việc xây dựng những kiến thức ấy.
R.R.Singh chỉ ra rằng trong quá trình dạy học, GV không chỉ là người truyền
thụ những tri thức rời rạc mà còn giúp người học thường xuyên gắn với cơ cấu lớn
hơn. GV cũng đồng thời là người hướng dẫn, người cố vấn, người mẫu mực của
người học…trong việc hoàn thiện quá trình dạy học. Người dạy và người học là
những người bạn cùng làm việc, cùng nhau tìm hiểu và khám phá.
Trong công trình nghiên cứu của Geoffrey Petty cho rằng có hai cách tiếp
cận trong dạy học đó là: Dạy học bằng cách giải thích và dạy học bằng cách đặt câu
hỏi. Dạy học bằng cách giải thích, trẻ được GV giảng kiến thức mới, trẻ phải sử
dụng và ghi nhớ những kiến thức mới này. Còn với dạy học bằng cách đặt câu hỏi,
GV đặt câu hỏi hoặc giao bài tập yêu cầu trẻ phải tự tìm ra kiến thức mới - mặc dù
vậy vẫn có sự hướng dẫn hoặc chuẩn bị đặc biệt. Kiến thức mới này được GV chỉnh
sửa và khẳng định lại. Khám phá có hướng dẫn là một ví dụ của cách tiếp cận này.
Dạy học khám phá chỉ có thể sử dụng nếu người học có khả năng rút ra được bài
học mới từ kiến thức và kinh nghiệm có sẵn của mình.

8


Lev Vugotski cho rằng, toàn bộ việc học được thực hiện trong vùng “Vùng
phát triển gần”, vùng này chính là sự khác biệt giữa những gì trẻ có thể tự mình làm
với những gì trẻ có thể làm được khi có sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, bạn
bè…Bằng cách dựa vào kinh nghiệm của trẻ và cung cấp những nhiệm vụ khám phá
vừa sức, GV có thể cung cấp “cơ sở tri thức” để giúp trẻ học và đạt được sự tiến bộ
qua các giai đoạn phát triển khác nhau.

Những nghiên cứu về việc KPKH dành cho trẻ nhỏ. Những nhà khoa học
giáo dục ở phương Tây ngày càng nhận thức rõ hơn về những học thuyết, quan
điểm trong đó đứa trẻ phát triển hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên. Những xuất
bản của Driver (1983) và Osborne cùng Freyberg (1985) đã khuyến khích trẻ khám
phá thử nghiệm những gì liên quan đến “khoa học dành cho trẻ nhỏ”. Tuy nhiên nó
vẫn chưa phải là một chỉ báo về tiềm năng tự nhiên của trẻ trong việc thử lĩnh hội
những KPKH của chúng. Ở một khía cạnh khác, Metz (1995) lại đưa ra tranh luận
rằng điều đó phù hợp với những gì chúng ta biết về trẻ nhỏ nhằm hỗ trợ những nỗ
lực của trẻ khi xây dựng lý thuyết thông qua việc xác thực khoa học phù hợp. John
Loke (1632- 1704) đã công bố quan điểm cho rằng “nhận thức của đứa trẻ như một
tấm bảng trắng, trên đó những trải nghiệm của cuộc sống sẽ được viết lên”. Đây là
một quan điểm trái ngược với quan điểm đã tồn tại trước đó rất lâu về sự định đoạt
trước hành vi và trí tuệ của đứa trẻ.[13,tr 6]
Phương pháp giáo du ̣c Montessori là mô ̣t phương pháp sư pha ̣m giáo du ̣c trẻ
em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiê ̣m của bác si ̃ và là nhà giáo du ̣c ý Maria
Montessori năm 1870-1952. “Phương pháp Montessori khác rất nhiều so với
phương pháp truyền thống ở chỗ nó chú trọng tới việc tự đào tạo của chính trẻ nhỏ
trong một môi trường lớp học được chuẩn bị cẩn thận”[13,tr 8]. Phương pháp này
nhằ m mu ̣c đích cho trẻ ho ̣c tâ ̣p và khám phá thế giới xung quanh tinh tế bằ ng các
giác quan của mình từ đó hin
̀ h thành nên tin
́ h đô ̣c lâ ̣p và tự xây dựng những nét
riêng của từng cá nhân. Thông qua viê ̣c cho trẻ ho ̣c hỏi, tìm hiể u kiế n thức bằ ng
những trải nghiê ̣m thực tế với các đồ dùng ho ̣c tâ ̣p mang tính chấ t khám phá, xây
dựng hơn là ho ̣c theo sự chỉ dẫn trực tiế p từ phiá GV. Phương pháp giáo du ̣c này đã

9


đươ ̣c cô ̣ng đồ ng quố c tế công nhâ ̣n và đã đươ ̣c áp du ̣ng ở nhiề u nước trên thế giới

đă ̣c biê ̣t là Mỹ và các nước Châu Âu.
J.J.Rutxo (1972-1778) – Nhà giáo dục người Pháp đã gọi thời kỳ từ 2 đến 12
tuổi là thời kỳ của giác quan. Ông cho rằng tri thức của trẻ được hình thành bằng
cách tiếp xúc với đồ vật và qua HĐ thực tiễn. Chính trong quá trình tiếp cận với thế
giới xung quanh mà tri thức của trẻ được hình thành.
I.G.Pextalozi (1746 -1827); P.H.Phrebel (1782-1852); M.Montessori (18701952) cho rằng việc nhận biết thế giới khách quan (về đặc điểm, tính chất) là rất
quan trọng đối với trẻ trước tuổi đi học. Chính những quan sát, tiếp xúc với thiên
nhiên và xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển năng lực, trí tuệ của
con người.[16,tr15]
Như vậy HĐKPKH thực chất là một cách dạy học khám phá đã được nhắc
đến từ rất lâu dưới nhiều quan niệm khác nhau. Qua đó trẻ được trực tiếp tác động
vào đối tượng, được tham gia và HĐ tích cực cùng hướng vào một mục đích đó là
làm thế nào để nắm và nhớ được nhiều kiến thức và lâu nhất.
Những nghiên cứu trên đây là nền tảng quan trọng cho những nghiên cứu
tiếp theo ở Việt Nam
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt nam
Vấn đề cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thuộc bộ môn KPKH
ngày nay đã được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm từ những năm 50 - 60 của
thế kỷ XX. Thời kỳ đó cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được coi là
phương tiện nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ. Các nội dung làm quen với môi
trường xung quanh được đưa vào phần “Nhận xét và tập nói” trong chương trình
giáo dục mẫu giáo. Nội dung và phương pháp của phần này còn rất phiến diện và
đơn điệu. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) nội dung của “Nhận xét
và tập nói” được bổ sung, cải tiến và mang tên gọi mới “Tìm hiểu môi trường xung
quanh và tập nói”. Trong chương trình đào tạo GVMN, nội dung trên được đưa vào
môn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ”. Từ những năm 1980, khi chương trình dự
thảo và cải cách mẫu giáo được biên soạn thì làm quen với môi trường xung quanh

10



được tách ra như một lĩnh vực tương đối độc lập với tên gọi “ Cho trẻ làm quen với
môi trường xung quanh” và hiện nay được gọi là “Khám phá khoa học” thuộc lĩnh
vực phát triển nhận thức. Dựa trên đặc điểm nhận thức của trẻ về thế giới xung
quanh (theo N.X.Leiitex) là nhu cầu “động não” nhu cầu về sự thỏa mãn suy nghĩ,
niềm vui nhận thức, đây là nhu cầu cơ bản của con người.[16,tr 16,17,18]
Ở Việt Nam những năm gần đây cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa HĐ của học sinh trong đó đề
cập tới một phương pháp dạy học khám phá như Nguyễn Như An, Nguyễn Ngọc
Bảo, Lê Thanh Bình, Hà Thị Đức, Ngô Hiệu, Trần Bá Hoành, Nguyễn Kỷ, Thái
Duy Tuyên...Tuy vậy những nghiên cứu này còn ở mức độ chung chung chưa đi sâu
vào nghiên cứu phương pháp dạy học khám phá trong “đổi mới phương pháp dạy
học, chương trình và SGK”
Trần Bá Hoành đã đề cập đến phương pháp dạy học khám phá qua bài viết “
Học bằng các hoạt động khám phá”. Ông cho rằng tính tích cực học tập của học
sinh thực chất là tính tích cực nhận thức, được đặc trưng ở khát vọng tìm hiểu, cố
gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập bằng con
đường khám phá. Trong dạy học để tổ chức cho học sinh khám phá nội dung tri
thức cần lĩnh hội, GV cần có kỹ năng xác định mục tiêu của HĐ, kỹ năng xây dựng
HĐ khám phá, kỹ năng tổ chức HĐ khám phá,..[12]
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, nếu hình thành và phát triển những
điều kiện tâm lý: hứng thú nhận thức, đặt mục đích, tự kiểm tra và kích thích các
thao tác tư duy ( so sánh, phân loại...) cùng tham gia vào HĐ thực tiễn của trẻ như
HĐ khám phá, HĐ vui chơi...thì phát triển trí nhớ có chủ định của trẻ cuối tuổi mẫu
giáo sẽ đạt hiệu quả cao hơn bình thường (Lê Minh Hà – Luận án Tiến sĩ, Những
điều kiện tâm lí của việc tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng trí nhớ
có chủ định của trẻ 5 - 6 tuổi, 2002). [23, Tr 75]
Tiế n si ̃ Trầ n Thi ̣ Ngo ̣c Trâm Viện Khoa học giáo dục đã thực hiê ̣n đề tài
“Thiế t kế các HĐKPKH cho trẻ mẫu giáo” 2008 đến tháng 10/2013 nhằm đưa ra
các HĐKPKH phù hợp cho trẻ mẫu giáo. Ở cấp độ nhỏ hơn, có vài đề tài, sáng kiến


11


kinh nghiệm như “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi KPKH ” của tác
giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, trường MN Mai Dịch, Hà Nội, “Một số biện pháp tổ
chức các HĐKPKH cho trẻ 5 - 6 tuổi” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang. Trong
nghiên cứu đề tài này, tác giả đã làm sáng tỏ mô ̣t số khái niê ̣m công cu ̣: Nhâ ̣n thức,
khoa ho ̣c, KPKH với trẻ nhỏ, làm sáng tỏ những vấ n đề lí luâ ̣n liên quan đế n
HĐKPKH của trẻ mẫu giáo như sự phát triể n trí tuê ̣ của trẻ mẫu giáo, tầ m quan
tro ̣ng của HĐKPKH với trẻ nhỏ, tổ ng quan cũng giáo du ̣c khoa ho ̣c cho trẻ mẫu
giáo ở mô ̣t số nước, cách tiế p câ ̣n quá trình trong da ̣y khoa ho ̣c cho trẻ nhỏ và vai
trò của GV trong tổ chức HĐKPKH cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay đề tài vẫn chưa
được hoàn thành và công bố.
Trên cơ sở những nghiên cứu trên đây, đề tài của luận văn tiếp tục nghiên
cứu về HĐKPKH ở MN nhằm tìm kiếm những biện pháp mới để tổ chức
HĐKPKH, hướng vào việc phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong giai
đoạn hiện nay.
1.2. Hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1.2.1. Khái niệm khám phá khoa học
1.2.1.1. Khoa học
Khoa học về phương pháp nhận thức quy luật phát triển của tự nhiên ra đời
từ rất sớm. Khoa học là “hệ thống tri thức về mọi qui luật của sự vật và sự vận động
của vật chất, những tư duy logic để nắm bắt những qui luật phát triển của tự nhiên
và xã hội”.[8, tr 8]
Khoa học (tiếng Anh: science) là toàn bộ HĐ có hệ thống nhằm xây
dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể
kiểm tra được về vũ trụ. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử
dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự
nhiên nhằm thu thập thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân

tích nhằm giải thích cách thức HĐ, tồn tại của sự vật, hiện tượng. Một trong những
cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới
điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là

12


toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa
học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống
hóa. [37]
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất
và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ
thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở
thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức
khoa học.
* Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua HĐ sống
hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với
thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên
nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh
nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong HĐ thực tế. Tuy
nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết
các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì
vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định,
nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
* Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ
thống nhờ HĐ NCKH, các HĐ này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp
khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết
quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu
nhiên trong HĐ xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn
khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học,

toán học, sinh học,…[38].
Trong quyển “Từ điển Giáo Dục Học” của nhà xuất bản từ điển Bách
Khoa, [10,tr.214], khoa học là lĩnh vực HĐ của con người nhằm tạo ra và hệ thống
hóa những tri thức khách quan về thực tiễn, đây là một trong những hình thái ý
thức xã hội bao gồm cả HĐ để thu hái kiến thức mới lẫn cả kết quả của HĐ ấy, tức
là toàn bộ những tri thức khách quan làm nên nền tảng của một bức tranh về thế

13


×