Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN: Một số kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện Mô hình “Em yêu Biển đảo Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.57 KB, 9 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện Mô hình
“Em yêu Biển đảo Việt Nam”

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I/ Lý do chọn đề tài
II/ Mục đích đề tài nghiên cứu
III/ Đối tượng, phạm vi, phương pháp, tài liệu và thời gian nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Tài liệu nghiên cứu
5. Thời gian nghiên cứu
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I/ Khảo sát tình hình thực tiễn
II/ Xây dựng và thực hiện mô hình “Em yêu Biển đảo Việt Nam”
1. Xây dựng kế hoạch và triển khai đến HĐSP
2. Tổ chức thực hiện mô hình
3. Kết quả thực hiện
C. ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. Đánh giá
II. Bài học kinh nghiệm
D. ĐỀ TÀI NĂM SAU

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I/ Lý do chọn đề tài
Từ nhiều năm nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất
quyết liệt và phức tạp. Hoàng sa bị cưỡng đoạt năm 1974, Trường sa bị xâm chiếm


và đồn trú bởi nhiều quốc gia. Biển Đông tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác
động đến quốc phòng, an ninh nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước. Thời gian gần đây, thái độ gây hấn và
các hành động quân sự của Trung Quốc ở biển Đông tiếp tục là mối lo ngại lớn với
các nước trong khu vực và các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam nước ta.
Biên giới, biển đảo là một phần lãnh thổ trọng yếu của đất nước. Việc tuyên
truyền, giáo dục tình yêu quê hương, tình yêu biển đảo cho các thế hệ, đặc biệt là
thế hệ trẻ là việc làm rất quan trọng. Bác Hồ từng nói rằng: “Dân ta có một lòng
nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báo của ta. Từ xưa đến nay, mỗi
khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Và Lịch sử Việt Nam đã chứng minh và khẳng
định truyền thống yêu nước và lòng quật cường đó. Và Bảo vệ chủ quyền biển, đảo,
lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của cả dân tộc Việt Nam, trong đó có thế hệ
trẻ, những mầm non tương lai của đất nước. Nhưng lòng yêu nước không nên đặt
trên cơ sở tự phát mà cần phải được tuyên truyền, giáo dục và bồi dưỡng thường
xuyên. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra chỉ thị phải coi trọng hơn nữa
việc đưa vào sách giáo khoa vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước, trong đó có bảo vệ
chủ quyền biên giới trên đất liền và hải đảo.
Ý thức được tầm quan trọng này, theo sự chỉ đạo của Hội đồng Đội và phòng
GD&ĐT huyện, những năm gần đây, trường Tiểu học Búng Tàu đã đưa việc tuyên
truyền biển đảo vào chương trình hoạt động của Đội bằng nhiều hình thức và mang
lại hiệu quả khá cao. VỚi những trăn trở của bản than là làm cách nào việc tuyên
truyền Biển đảo đến với từng em học sinh cụ thể hơn, thiết thực hơn nữa, trong năm
học 2015-2016, bản thân tôi đã xây dựng mô hình giáo dục tình yêu biển đảo tổ
quốc cho các em học sinh bao gồm nhiều phương pháp như: lồng ghép nội dung
tuyên truyền vào tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức ngoại khóa, cuộc thi đố
vui chủ đề tìm hiểu biển đảo yêu thương, vẽ tranh Hoàng Sa – Trường Sa trong trái
tim em… Việc tuyên truyền được đẩy mạnh triển khai bằng nhiều hình thức phong
2



phú nhằm đem đến những hiểu biết liên quan biển đảo và giáo dục tình yêu biển đảo
đối với học sinh.
Với kết quả đã đạt được ở Liên đội mình, tôi quyết định chia sẻ đề tài: Một
số kinh nghiệm tổ chức thực hiện mô hình “Em yêu Biển đảo Việt Nam” với mục
đích khẳng định chất lượng từ mô hình này cũng như chia sẻ kinh nghiệm để các
Liên đội nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục tình yêu Biển đảo ở tại đơn vị
của mình.
II/ Mục đích đề tài nghiên cứu
Giáo dục, nuôi dưỡng tình yêu biển, đảo cho thế hệ trẻ ngay từ khi các em ở
bậc tiểu học biết được sự hy sinh to lớn trong việc giữ gìn non sông Việt Nam của
bao thế hệ đi trước và biết được tầm quan trọng của tài nguyên biển, hải đảo, để các
em có những hiểu biết nhất định, có nhận thức đúng đắn... nhằm góp sức xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền và tài nguyên môi trường biển, đảo Việt Nam.
Thông qua những hoạt động cụ thể, giúp cho các em thiếu nhi hiểu hơn về vị
trí, vai trò, tầm quan trọng cũng như tiềm năng của biển, đảo nước ta.
Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh biết được vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của biển đảo Việt Nam; ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước trong
thời đại mới.
III/ Đối tượng, phạm vi, phương pháp, tài liệu và thời gian nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: Toàn thể học sinh Liên đội tiểu học Búng Tàu
2. Phạm vi nghiên cứu: cấp Liên đội
3. Phương pháp nghiên cứu: Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, bản thân tôi
đã sử dụng một số phương pháp sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu luật biển 1982, tài liệu
minh chứng chủ quyền Biển đảo Việt Nam, công ước quốc tế về Luật Biển,..
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Căn cứ kết quả triển khai mô hình
ở Liên đội và kinh nghiệm của bản than để viết.
Nhóm phương pháp hỗ trợ: Lập kế hoạch, thiết kế nội dung, bảng biểu thống

kê,…

3


4. Tài liệu nghiên cứu: luật biển 1982, Việt Nam và vấn đề phân định Biển theo
công ước luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển đông năm
2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), Cơ sở pháp lỹ về chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
5. Thời gian nghiên cứu: trong năm học 2015-2016
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I/ Khảo sát tình hình thực tiễn:
1. Đặc điểm tình hình: Liên đội Tiểu học Búng Tàu nằm trên tuyến tỉnh lộ …..
thuộc thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, một mảnh đất có truyền thống cách
mạng và yêu nước nồng nàn.
Liên đội có ………. Đội viên, ……. Nhi đồng, những năm qua Liên đội đều
đạt danh hiệu Liên đội vững mạnh xuất sắc.
Liên đội có 02 điểm: 01 điểm chính tại ấp …………., 01 điểm phụ tại ấp…..
Tổng số phòng học có …. phòng, chia ra kiên cố: ….. phòng, bán kiên cố: ..
phòng….
2. Tình hình thực tiễn:
Biên giới, biển đảo là một phần lãnh thổ trọng yếu của đất nước, Bác Hồ từng
khẳng định rằng: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có
được không?”. Khẳng định biển đảo là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, Bác
nói: “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”. Đó chính là mệnh lệnh phải được
thấm nhuần tới mỗi người dân con cháu Vua Hùng từ đời này sang đời khác. Lời
nói của Bác tuy thật giản dị nhưng giúp chúng ta hiểu thêm đất nước ta- “Tổ quốc
nhìn từ biển”, muốn giữ nước phải giữ được biển.
Thực tế lâu nay việc tuyên truyền được đẩy mạnh triển khai bằng nhiều hình
thức nhằm đem đến những thông tin chính thống liên quan biển đảo và công tác

phân giới, cắm mốc chủ quyền. Song với kết quả thực tế cho thấy, công tác tuyên
truyền còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Đòi hỏi công tác tuyên truyền cần tiến hành thường xuyên, liên tục, đi sâu vào các
đối tượng cụ thể, đặc biệt chú trọng lớp trẻ, các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà
trường.

4


Mấy năm gần đây, tại Liên đội Tiểu học Búng Tàu đã đưa việc tuyên truyền
biển đảo vào chương trình học tập, phong trào hội thi, hội diễn bằng nhiều hình
thức. Song, để việc tuyên truyền sinh động, thu hút hơn đối với lứa tuổi đội viên,
nhi đồng rất cần một mô hình được thiết kế tổng thể, giáo dục, tuyên truyền từng
bước. Nhằm giúp các em có định hướng và nhận thức đững đắn về tình hình biển
đảo hiện nay.
Từ năm học 2015-2016, tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức mô hình “Em yêu
Biển đảo Việt Nam” với những nội dung được thiết kế mang tính thực tế, liên tục,
từng bước nâng cao nhận thức của các em học sinh, bên cạnh đó vẫn amng tính sôi
nổi, hứng thú thu hút các em tham gia tìm hiểu.
II/ Xây dựng và thực hiện mô hình “Em yêu Biển đảo Việt Nam”
1. Xây dựng kế hoạch và triển khai đến HĐSP
Vào tháng 7 năm 2015, tôi đã lên ý tưởng và xây dựng kế hoạch thực hiện mô
hình “Em yêu Biển đảo Việt Nam” tại Liên đội Tiểu học Búng Tàu. Kế haochj xây
dựng có 8 chủ đề theo, mỗi tháng thực hiện một chủ đề, song song đó có …. Phong
trào hội thi, hội diễn được tổ chức nhằm kiểm tra và đánh giá mức độ tiếp thu cũng
như nhận thức của các em đội viên, nhi đồng.
Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường triển khai trong Hội đồng sư phạm,
tạo sự đồng thuận và ủng hộ của Ban giám hiệu và thầy cô trong nhà trường. Và
ngay từ đầu năm học 2015-2016, mô hình “Em yêu Biển đảo Việt Nam” đã được
triển khai thực hiện.

2. Tổ chức thực hiện mô hình
Kế hoạch xây dựng mô hình “Em yêu Biển đảo Việt Nam” có quy định cụ thể
từng nội dung và phân chia bộ phận phụ trách, trong đó:
2.1 Bộ phận Đội TNTP Hồ Chí Minh: xây dựng kế hoạch, tham mưu triển
khai, triển khai tuyên truyền thông qua các hoạt động của Đội như:
Tổ chức phong trào đố vui Chúng em là con cháu Lạc Hồng trong tiết sinh
hoạt dưới cờ hàng tuần với 02 chủ đề: chủ điểm của tháng và biển đảo quê hương.
Trong phong trào này, mỗi tuần sẽ tổ chức cho một khối tham gia dự thi với hình
thức trả lời trắc nghiệm ngắn gọn trên bảng con, học sinh nào trả lời đúng chính xác
15 câu liên tục sẽ nhận được một phần quà. Tuần cuối của tháng sẽ là cuộc thi tháng

5


dành cho các bạn đã vượt qua câu số 10 ở các tuần thi và nội dung chính là tìm hiểu
Biển đảo Việt Nam.
Tổ chức tuyên truyền về chủ quyền Biển đảo, các bằng chứng pháp lý về chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta, tuyên truyền tiểu
sử các anh hùng dân tộc, về lịch sử nước ta theo chủ đề hang tháng cho các em học
sinh tìm hiểu phục vụ tốt cho phong trào đố vui “Chúng em là con cháu Lạc Hồng”,
… thông qua chương trình phát thanh măng non và bảng thông tin liên đội. Trong
hoạt động này, đội phát thanh măng non sẽ thiết kế nội dung tuyên truyền dưới sự
gợi ý và hướng dẫn của giáo viên tổng phụ trách. Chương trình phát thanh sẽ được
tổ chức vào thứ ba và thứ sáu hàng tuần, giúp các em học sinh nắm chắc các nội
dung của chủ đề để tìm hiểu và tham gia tốt cuộc thi đố vui hàng tuần. Cuối năm sẽ
tổ chức cuộc thi năm dành cho các em học sinh vượt qua câu số 10 của cuộc thi
tháng. Tổng kết và khen thưởng những chi đội tham gia hội thi chất lượng nhất.
Xây dựng kế hoạch và phát động cuộc thi vẽ tranh “Hoàng Sa, Trường Sa
trong trái tim em”. Đây là sân chơi để khuyến khích sự phát triển tài năng nghệ
thuật của học sinh đồng thời phát hiện những nhân tố mới trong bộ môn hội họa để

bồi dưỡng tham gia hội thi các cấp. Tạo điều kiện để các em hcoj sinh thể hiện trách
nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Biển – Đảo Việt Nam, cùng
chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh. Từ đó giáo
dục và nâng cao nhận thức của thiếu nhi về biển đảo quê hương; chủ quyền, lãnh
thổ thiêng liêng của đất nước Việt Nam.
Xây dựng nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm hàng tháng và
lồng ghép nội dung tuyên truyền về Biển đảo trong từng tiết hoạt động ngoài giờ lên
lớp (NGLL). Tiết hoạt động được thực hiện bởi các em học sinh, giáo viên tổng phụ
trách chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho các em tổ chức. Đây là điều kiện để
các em tự tìm hiểu và đưa ra những nhận định của bản thân về tình hình biển đảo
hiện nay và thể hiện tình yêu Biển đảo bằng hành động cụ thể thông qua chuyên
mục nhỏ trong tiết hoạt động NGLL, chuyên mục “Yêu Biển đảo, em sẽ làm gì?”
Thiết kế nội dung hoạt động ngoại khóa, mỗi tuần tổ chức cho một chi đội
đến tham quan và nghe tuyên truyền về Biển đảo tại mô hình Biển đảo Việt Nam tại
Đoàn thanh niên thị trấn Búng Tàu. Đến tham quan mô hình, các em sẽ được anh
chị trong Đoàn thanh niên thị trấn tuyên truyền về ý nghĩa của mô hình, khẳng định
chủ quyền biển đảo của nước ta,…
6


2.2 Bộ phận thư viện – thiết bị: xây dựng riêng một tủ sách nói về biển đảo
Việt Nam, các bài báo, tư liệu hình ảnh để học sinh đến thư viện tìm đọc và có thêm
kiến thức. Chọn vị trí thích hợp trước cửa thư viện và treo bản đồ Việt Nam, Bản đồ
phải được đóng khung, có hình ảnh nổi bật về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
có chú thích kèm theo về vị trí địa lý, vai trò, tầm quan trọng của 2 quần đảo này.
Các trường chọn vị trí trang trọng, dễ nhìn để treo bản đồ nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho học sinh quan sát, tìm hiểu.
2.3 Giáo viên âm nhạc, mỹ thuật: Giáo viên âm nhạc chịu trách nhiệm tìm
và tiến hành dạy cho các em học sinh ở các khối lớp những bài hát về Biển đảo, từ
những lời ca tiếng hát sẽ giúp các em thêm yêu quý biển đảo quê hương. Bồi dưỡng

đội tuyên truyền măng non để làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền những bài
hát về biển đảo. Giáo viên mỹ thuật chọn chủ đề vẽ tranh về biển đảo để hướng dẫn
học sinh, một mặt giáo dục cho các em, mặt khác giúp các em tham gia hội vẽ tranh
Hoàng sa, Trường sa trong trái tim em đạt chất lượng cao.
2.4 Giáo viên chủ nhiệm: Lồng ghép tuyên truyền về Biển đảo trong từng
nội dung giảng dạy cho phù hợp và hiệu quả.
3. Kết quả thực hiện
Qua một năm triển khai thực hiện, mô hình “Em yêu Biển đảo Việt Nam” đã
đạt được những kết quả thiết thực, góp phần cùng với nhà trường giáo dục đạo đức,
tình yêu quê hương đất nước, hướng về Biển đảo tổ quốc trong các em học sinh:
Đã tổ chức 22 cuộc thi tuần, 8 cuộc thi tháng trong phong trào đố vui Chúng
em là con cháu Lạc Hồng trong tiết sinh hoạt dưới cờ, thu hút 1.850 lượt đội viên
nhi đồng tham gia, cổ vũ. Đã trao trưởng 36 phần quà cho 36 thí sinh xuất sắc nhất
tổng trị giá trên 3 triệu đồng. Kinh phí khen thưởng được phụ huynh học sinh và
ban giám hiệu hỗ trợ. Hội thi đã tạo nên một phong trào thi đua sôi nổi trong việc
học tập lịch sử và tìm hiểu về Biển đảo trong các em học sinh, được giáo viên, phụ
huynh học sinh và chính các em hưởng ứng mạnh mẽ.
(hình thi đố vui)
Tổ chức được 120 buổi phát thanh măng non thu hút hơn 78.240 lượt đội
viên, nhi đồng lắng nghe. Với chủ đề hàng tháng của Đội, về tiểu sử các anh hùng
dân tộc, kỷ niệm các ngày lễ lớn và tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của nước
ta, Đội phát thanh măng non đã phát huy được vai trò của mình và tiến hành phát
7


thanh thu hút các bạn lắng nghe, vì nội dung phát thanh sẽ là chủ đề thi trong cuộc
thi đố vui duới cờ hàng tuần.
(hình đội phát thanh măng non)
Tổ chức ….. tiết giáo dục NGLL với hơn 25 bài chia sẻ của học sinh trong
chuyên mục “Yêu Biển đảo, em sẽ làm gì?”. Qua hoạt động này, học sinh có cơ hội

bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình về biển đảo tổ quốc, các em còn rút ra cho bản
than những việc cần làm để thể hiện tình yêu biển đảo như: ủng hộ bạn nghèo ở
Trường sa, viết thư thăm người lính hải đảo, rèn luyện học tập tốt để không phụ
long những người lính ngày đem canh giữ vùng biển của tổ quốc,…. Tuy những
cảm nhận của các em còn ngắn gọn nhưng nó đã phản ánh được nhận thức của các
em và hơn hết phản ánh được chất lượng của mô hình “Em yêu Biển đảo Việt Nam”
mà liên đội đã triển khai.
(cho hình hs thuyết trình)
Tổ chức 28 buổi hoạt động ngoại khóa tham quan mô hình Biển đảo Việt
Nam tại Đoàn thanh niên thị trấn Búng Tàu thu hút trên 1.220 lượt đội viên nhi
đồng tham gia.
(cho hình thăm mô hình)
C. ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. ĐÁNH GIÁ
Với kết quả đã làm được trong năm học này, với chất lượng từng buổi thi
dưới cờ ngày càng chất lượng, có thể nhận thấy mô hình đã có bước thành công ban
đầu trong công tác tuyên truyền giáo dục tình yêu biển đảo, giáo dục tinh thần yêu
nước cho học sinh.
Liên đội đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục bổ ích, lý thú giúp học sinh
nắm vững kiến thức chủ quyền, làm giàu thêm tình yêu, niềm tự hào với biển đảo
quê hương. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, tại liên đội, buổi chào cờ diễn ra trong không
khí nô nức phấn khởi của các em học sinh khi thể hiện sự hiểu biết của mình qua
từng tuần thi đố vui.
Và một điều hết sức quan trọng, là sự đổi mới, tìm tòi của giáo viên để truyền
đạt, đem lại hứng thú và hiệu quả cho bài giảng. Sự hiểu biết với những kiến thức
cơ bản, khoa học từ nhà trường chính là nền tảng, khởi nguồn tình cảm và ý thức
giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ.
8



II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình triển khai thực hiện mô hình “Em yêu biển dảo Việt Nam” tại
liên đội. Bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
Khi tiến hành mô hình cần phải xây dựng kế hoạch sớm trước khi khai giảng
năm học, từng nội dung trong mô hình phải được xây dựng cụ thể. Làm tốt công tác
tham mưu và tìm sự ủng hộ đồng thuận của Ban giám hiệu nhà trường. Tham mưu
cho Ban giám hiệu triển khai trong hội đòng sư phạm và phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng bộ phận phụ trách. Sau khi kết thúc một hoạt động cần đánh giá và rút
kinh nghiệm để hoạt động sau được thực hiện tốt hơn.
Từng bộ phận phụ trách cần nghiên cứu kỹ tài liệu trong sách, báo uy tín để
có kiến thức nhất định phục vụ cho công tác tuyên truyền gaiso dục các em học sinh
cũng như định hướng cho các em tìm hiểu.
Khi tổ chức các hoạt động các cuộc thi cần thiết kế nội dung phù hợp với
nhu cầu, sở thích của học sinh để thu hút các em tham gia. Bên cạnh đó, cần tuyên
dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích tham gia tốt để động viên các
em tham gia mô hình.
D. ĐỀ TÀI NĂM SAU: “Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống tai nạn
thương tích ở trẻ em thông qua CLB phòng chống tai nạn thương tích”
Búng Tàu, ngày …. tháng ….. năm 2016
DUYỆT CỦA BGH

NGƯỜI VIẾT

9



×