Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Ngôn ngữ thơ nôm nguyễn khuyến từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.43 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
--------

NGUYỄN THỊ THƠM

NG¤N NG÷ TH¥ N¤M NGUYÔN KHUYÕN
Tõ GãC NH×N V¡N HãA
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÃ NHÂM THÌN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của
cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là
trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình
nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thơm


LỜI CẢM ƠN


Luận văn này được hoàn thành tại Bộ môn Ngữ Văn, Khoa Ngữ Văn,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Lã Nhâm Thìn, người đã tận tình
hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo trong Bộ môn Ngữ Văn, Khoa
Ngữ Văn, Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã dạy dỗ, tạo điều
kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, rèn luyện, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn và thực
nghiệm đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ chân thành và quý báu đối với bạn bè,
đồng nghiệp cũng như gia đình để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Thơm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 6
6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 7
NỘI DUNG ...................................................................................................... 8
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........ 8
1.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ thơ Nôm và văn hóa................................. 8

1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ thơ Nôm............................................................. 8
1.1.2. Ngôn ngữ thơ Nôm từ góc nhìn văn hóa .......................................... 10
1.1.3. Ngôn ngữ thơ Nôm là một phƣơng tiện của văn hóa. ...................... 11
1.2. Môi trƣờng văn hóa cá nhân và xã hội ảnh hƣởng tới ngôn ngữ
thơ Nôm Nguyễn Khuyến ............................................................................ 14
1.2.1. Môi trƣờng văn hóa cá nhân ............................................................ 14
1.2.2. Môi trƣờng văn hóa xã hội ............................................................... 21
1.3. Khảo sát, thống kê, hệ thống hóa ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn
Khuyến từ góc nhìn văn hóa ........................................................................ 29
1.3.1. Khảo sát thành phần ngôn ngữ văn học dân gian: thành ngữ, tục
ngữ, ca dao.................................................................................................. 29
1.3.2. Khảo sát thành phần ngôn ngữ giao tiếp: khẩu ngữ, đại từ nhân
xưng, nói lái … ........................................................................................... 33
1.3.3. Khảo sát thành phần ngôn ngữ Hán học: Điển cố, thi liệu - văn
liệu Hán học, thuật ngữ Hán học … ........................................................... 37


Chương 2: NGÔN NGỮ THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN VỚI VĂN
HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC .......................................................... 41
2.1. Văn hóa truyền thống qua ngôn ngữ văn học dân gian với thành
ngữ, tục ngữ, ca dao...................................................................................... 41
2.1.1. Phong tục, tập quán .......................................................................... 41
2.1.2. Lễ hội ................................................................................................ 56
2.1.3. Lao động sản xuất ............................................................................ 60
2.2. Văn hóa sinh hoạt làng quê qua ngôn ngữ đời sống với thành
phần ngôn ngữ giao tiếp, khẩu ngữ............................................................. 64
2.2.1. Sinh hoạt gia đình với các mối quan hệ cha mẹ - con cái,
vợ - chồng… .............................................................................................. 64
2.2.2. Sinh hoạt cộng đồng với các mối quan hệ bạn bè, làng xóm … ....... 68
2.3. Văn hóa địa phƣơng qua ngôn ngữ mang sắc thái địa phƣơng ........ 73

Chương 3: NGÔN NGỮ THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN VỚI VĂN
HÓA NGOẠI NHẬP .................................................................................... 84
3.1. Ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Khuyến với văn hóa Nho giáo ............... 84
3.1.1. Văn hóa ứng xử theo quan niệm Nho giáo qua các thuật ngữ,
điển cố, thi liệu – văn liệu Hán học ............................................................ 85
3.2. Ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Khuyến với ảnh hƣởng văn hóa
phƣơng Tây ................................................................................................... 93
3.2.1. Văn hóa giao thời phong kiến - thực dân qua sự kết hợp giữa
ngôn ngữ cổ điển và ngôn ngữ vay mƣợn mới du nhập ............................. 93
3.2.2. Văn hóa sinh hoạt, lối sống, quan niệm đạo đức phƣơng Tây qua
lớp từ ngữ sinh hoạt, từ ngữ vay mƣợn mới du nhập. ................................ 98
KẾT LUẬN ................................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 114


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhà cách mạng người Ấn Độ Mahatma Gandhi cho rằng: Nền văn
hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn nhân dân. Nói như vậy
đủ xác nhận văn hóa là khái niệm vô hình, trìu tượng. Văn hóa không chỉ là
những gì chúng ta đã học được, văn hóa là tất cả những gì còn lại sau khi
chúng ta tiếp thu những điều đã học. Nền văn hóa một quốc gia bao giờ cũng
để lại những dấu ấn riêng trên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trên phương diện vật chất, đó là biểu hiện của những di sản hữu thể trong đời
sống xã hội. Còn trên phương diện tinh thần, đó là những di sản văn hóa hữu
hình, được lưu truyền và biến đổi qua thời gian. Hai phương diện văn hóa hữu
thể và vô hình gắn bó với nhau, lồng vào nhau, như thân xác và tâm trí con
người, cùng tạo nên bộ mặt văn hóa của một dân tộc. Những nét văn hóa đặc
trưng của một quốc gia biểu hiện khá đậm nét trong sự nghiệp văn chương
của người nghệ sỹ. Cái đẹp trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn chính là

những hình tượng nghệ thuật. Để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, người
nghệ sỹ không thể không sử dụng hệ thống ngôn từ. Ngôn ngữ chính là
phương tiện cơ bản tạo chất liệu cho việc tổ chức, hình thành tác phẩm. R.
Jakobson đã nhận định “ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ trong chức năng nghệ
thuật thẩm mỹ” và “văn học không phải gì khác mà chính là ngôn ngữ được tổ
chức một cách đặc biệt”. Văn học là nghệ thuật ngôn từ - ngôn từ thuộc
phương diện hình thức nhưng không phải là hình thức đơn thuần mà là hình
thức mang tính nội dung. Bởi vậy khi nghiên cứu tác phẩm nghệ thuật, người
nghiên cứu luôn phải quan tâm đến, thậm chí không thể thoát ly khỏi chất liệu
ngôn ngữ được sử dụng trong tổ chức tác phẩm văn học. Nếu nghiên cứu
nghệ thuật điêu khắc dựa trên đường nét, hình khối; nghiên cứu hội họa dựa
trên màu sắc, nghiên cứu âm nhạc dựa vào giai điệu, âm thanh… thì nghiên
cứu văn học không thể không bắt đầu từ ngôn ngữ.
1


Tuy nhiên nếu như chỉ phân tích tác phẩm văn học đơn thuần theo góc
nhìn ngôn ngữ hẳn đã quá quen thuộc. Văn học chính là một bộ phận của văn
hóa. Điều đó đem đến cơ hội mở ra hướng tiếp cận mới trong việc nghiên cứu
các sáng tác nghệ thuật. Dưới góc nhìn văn hóa, nhà nghiên cứu sẽ khám phá
được không gian văn hóa trong đó tác phẩm đã ra đời, mối quan hệ giữa con
người với môi trường tự nhiên, với môi trường xã hội và mối quan hệ với
chính bản thân mình, xác định được sự chi phối của các quan niệm triết học,
tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mỹ nào đã tác động tạo sự hình
thành tác phẩm cũng như sự chi phối của các phương diện khác nhau trong
đời sống hiện thực ... từng tồn tại trong không gian văn hóa cụ thể. Nhờ chiếc
chìa khóa vạn năng này, người đọc sẽ hình dung được vị thế của tác phẩm,
của tác giả trong sự đối sánh với nền văn học dân tộc ở các thời kì khác nhau.
1.2. Bên cạnh các nhà thơ tiêu biểu của thời kì văn học trung đại Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến được xem

là nhà thơ tiêu biểu và là một trong số những đại diện lớn cuối cùng của thời kì
văn học trung đại. Trong bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX –
đầu thế kỉ XX, Nguyễn Khuyến mang tầm cỡ là một phong cách đa dạng và
thống nhất, mang dấu hiệu chuyển mình của tƣ duy thơ dân tộc [21, tr 54-79]
(Nguyễn Huệ Chi). Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến đậm đà bản sắc văn hoá dân
tộc, vừa tiếp thu vừa có sự sáng tạo từ thơ Đường luật trong hình thức cũng như
nội dung, có ảnh hưởng của vùng giao thoa với văn học phương Tây. Nhà thơ
vùng đồng bằng chiêm trũng này đã góp phần không nhỏ trong việc “nâng cấp”
ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ đời sống thành ngôn ngữ văn học. Điều đó dẫn
đến thơ văn Nguyễn Khuyến hàm chứa và kết tinh sâu sắc những yếu tố văn hóa
đặc trưng của dân tộc, của khu vực cũng như màu sắc văn hóa thời đại.
Tìm hiểu văn học trung đại Việt Nam, người nghiên cứu không thể bỏ qua
mảng thơ văn Nguyễn Khuyến, trong đó người ta khá chú trọng đến mảng thơ
2


Nôm của ông. Nghiên cứu những vần thơ Nôm bình dị của Cụ Tam Nguyên rất
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Khuyến là một phong cách có sự kết hợp
phức điệu và tài hoa: chất liệu ngày thƣờng và thi tứ khác thƣờng [21, tr317323] (Trần Lê Văn), phức điệu giữa trào phúng và trữ tình [21, tr 330-336]
(Nguyễn Hữu Sơn), biến động trong nguyên tắc phản ánh thực tại của văn
chƣơng nhà Nho đến bức tranh bức tranh sinh hoạt ở nông thôn [21, tr 137-142]
(Trần Nho Thìn) để trở nên một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam (Xuân Diệu).
Có thể thấy đó là những mảng đóng góp mang tính phát hiện thú vị và có giá trị
của các nhà nghiên cứu khi nhìn thơ văn Nguyễn Khuyến dưới góc độ ngôn ngữ,
góc độ nguyên tắc phản ánh, tư duy nghệ thuật. Ý thức được giá trị thơ Nôm
Nguyễn Khuyến và mong muốn nghiên cứu mảng thơ Nôm này trong ảnh
hưởng qua lại với văn hóa, người viết đã chọn đề tài: Ngôn ngữ thơ Nôm
Nguyễn Khuyến từ góc nhìn văn hóa để có cơ hội được tiếp cận thơ Nôm Tam
nguyên Yên Đổ với kiến thức tổng hợp liên ngành văn hóa và văn học. Việc tìm
hiểu ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Khuyến theo góc nhìn văn hóa là tâm nguyện

chân thành của người viết nhằm phần nào bày tỏ niềm tri ân trước nhà thơ lớn
của văn học dân tộc, đồng thời hướng đến cơ hội tìm hiểu một tác giả quen thuộc
với những phát hiện từ góc nhìn mới.
1.3. Một lí do không thể không nhắc đến là việc nghiên cứu ngôn ngữ
thơ Nôm Nguyễn Khuyến từ góc nhìn văn hóa sẽ mang đến ý nghĩa vô cùng
thiết thực trong việc giảng dạy từ bậc trung học đến bậc đại học. Với góc nhìn
văn hóa về phương diện ngôn ngữ, cả đối tượng người dạy và người học sẽ có
những hiểu biết sâu sắc hơn về tác giả cũng như những đặc điểm cơ bản về
văn hóa của một giai đoạn từng tồn tại trong lịch sử dân tộc thông qua hiện
tượng Nguyễn Khuyến.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương không phải chỉ có
một hướng tiếp cận duy nhất. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
3


triển của nhiều lĩnh vực đời sống thì văn hóa là một lĩnh vực khá được quan
tâm. Vậy nên nhiều vấn đề của văn học đã được soi rọi từ điểm nhìn văn hóa.
Kết quả là với góc nhìn mới mẻ này nhiều công trình nghiên cứu đã tạo được
tiếng vang và đóng góp không nhỏ vào cơ sở lí luận cho văn học dân tộc.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến sở hữu tổng số khoảng trên dưới 467 bài, bao
gồm cả thơ văn chữ Hán và chữ Nôm, trong đó có 109 sáng tác Nôm (với gần
90 bài thơ Nôm). Từ trước tới nay đã có tương đối nhiều công trình nghiên
cứu về sự nghiệp văn chương của ông. Nhất là khi hòa bình được lập lại ở
miền Bắc, công tác sưu tầm, dịch thuật, phê bình, nghiên cứu thơ Nguyễn
Khuyến càng được chú ý nhiều hơn. Nguyễn Khuyến là một tài năng khá dồi
dào về số lượng, phong phú về thể loại thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình khi tìm đến với văn học thời kì trung đại. Phan Kế Bính là
người đầu tiên có ý kiến về Nguyễn Khuyến khi phân tích sơ lược bài thơ Câu
cá mùa thu, tác giả Biện Văn Điền trong Luận án tiến sĩ có đề tài Phong cách

nghệ thuật Nguyễn Khuyến, Dương Quảng Hàm xếp Nguyễn Khuyến vào
khuynh hướng thơ trào phúng. Và trên thực tế đã xuất hiện các công trình
nghiên cứu về Thơ văn Nguyễn Khuyến dƣới góc nhìn văn hóa, Thơ văn
Nguyễn khuyến dƣới góc nhìn ngôn ngữ... Hầu hết các nhà nghiên cứu đã khá
để tâm đến mảng thơ văn Nguyễn Khuyến từ góc độ của lý luận văn học,
phong cách học, nghiên cứu phê bình, sưu tầm, dịch thuật... Nhưng thực tế
chưa nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ thơ Nguyễn
Khuyến dưới góc nhìn văn hóa – tiền đề để hiểu hơn về văn hóa giao tiếp, về
tư duy của một nhà đại Nho, cũng như đại diện văn hóa cho một lối sống Việt
dưới thời đại ấy.
Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến không thể không chú ý đến hai
mảng ngôn ngữ Hán và Nôm, nhất là mảng ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn
Khuyến, một ngôn ngữ vốn được xem là thành tựu văn hóa của văn học trung

4


đại. Trong cuốn Thơ Nôm Đƣờng luật, tác giả Lã Nhâm Thìn đã xem Nguyễn
Khuyến như một hiện tượng tiêu biểu của ngôn ngữ thơ Nôm, Lê Chí Dũng
đã chú ý đến sự sáng tạo trong thơ luật Đường Nguyễn Khuyến, Đào Thản
quan tâm đến mảng chơi chữ với một số ví dụ tiêu biểu, Hữu Đạt lại nghiên
cứu về ngôn ngữ thơ trên cấp độ phổ quát, Mai Ngọc Chừ lại khám phá thơ
Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn ngôn ngữ....
Như vậy có thể nói chắc rằng ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến dưới góc
nhìn văn hóa là một vùng đất tương đối mới mẻ, chưa mấy ai đặt chân vào.
Điều đó tạo động lực mạnh mẽ thôi thúc người viết khám phá mảnh đất này.
Với góc nhìn văn hóa, người viết tin rằng chúng ta sẽ có cơ hội thấy phần nào
những điểm mới của ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến – ngôn ngữ thơ Nôm
Đường luật, thấy những nét riêng về văn hóa thời trung đại ghi nhận sự tồn tại
của một trong những “cây đại thụ của văn học dân tộc... cây đại thụ không

rợp bóng thời đại suốt bao thế kỷ...nhƣng gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất
Việt, góp phần tạo nên tâm hồn Việt” [21, tr 11].
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi lấy các tác phẩm thơ Nôm Nguyễn Khuyến,
bao gồm 90 bài (kể cả phần phụ chép thơ Nôm) mà tác giả Xuân Diệu giới
thiệu trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến, do NXB Văn học Hà Nội, tái bản
năm 1979 làm đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra bổ sung cuốn Nguyễn Khuyến
thơ và đời do nhóm Trí thức Việt Tuyển chọn và giới thiệu năm 2012. Từ đó
đi đến những nhận định khoa học về yếu tố văn hóa biểu hiện qua ngôn ngữ
thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Hướng nghiên cứu cụ thể:
- Nghiên cứu cuộc đời, con người Nguyễn Khuyến đề cập tới ảnh
hưởng của văn hóa.
- Nghiên cứu văn chương Nguyễn Khuyến đề cập tới tác động qua lại
giữa văn học - văn hóa.
5


- Nghiên cứu ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Khuyến đề cập tới ảnh hưởng
qua lại giữa ngôn ngữ và văn hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Mối quan hệ tương tác giữa ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Khuyến với
môi trường văn hóa truyền thống, văn hóa Nho giáo, văn hóa giao thời
phương Đông - phương Tây.
- Hệ thống ngôn ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến thể hiện những
nét văn hóa truyền thống, văn hóa Nho giáo, văn hóa buổi giao thời phương
Đông - phương Tây.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ với môi trường văn hóa đương
thời, thấy sự tác động của thời đại đối với ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến nói

riêng và ngôn ngữ văn học nói chung.
- Tìm hiểu ngôn ngữ thơ dưới góc nhìn mới của kiến thức liên ngành văn
học - ngôn ngữ, văn học - văn hóa, hướng về bản sắc đậm đà của dân tộc Việt.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp liên ngành: sử dụng tổng hợp phương pháp liên ngành
khoa học lịch sử – xã hội, văn hóa - văn học. Đặt văn học trong bối cảnh văn
hóa để cắt nghĩa ngôn ngữ văn học, phân tích những biểu hiện văn hóa trong
ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Khuyến.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, hệ thống hóa các hiện tượng ngôn ngữ
thể hiện nét văn hóa trong giao tiếp, ứng xử trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm mục đích làm sáng tỏ ngôn
ngữ thơ Nôm Nguyễn Khuyến khi thể hiện nét văn hóa Việt, văn hóa ảnh
hưởng Nho giáo, văn hóa buổi giao thời.
6


- Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng để phân tích những
biểu hiện văn hóa trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Khuyến.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận, hướng nghiên cứu ngôn ngữ thơ Nôm của một tác giả
văn học trung đại Việt Nam từ góc văn hóa sẽ tạo ra ưu thế nhất định trong việc
thấy rõ những biểu hiện của văn hóa truyền thống, những ảnh hưởng và tiếp
nhận từ văn hóa ngoại lai, từ đó thấy đặc điểm của một thời kì văn hóa, đóng góp
của văn học làm nên nét bản sắc riêng vào tổng thể nền văn hóa dân tộc.
- Về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể ứng
dụng trong học tập, giảng dạy một tác phẩm văn học ở trường phổ thông theo
chiều hướng liên quan về văn hóa, hoặc có thể góp phần gợi mở hướng
nghiên cứu các lĩnh vực khác từ góc nhìn văn hóa.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
luận văn gồm ba chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung có liên quan tới đề tài.
Chƣơng 2: Ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Khuyến với văn hóa truyền
thống dân tộc.
Chƣơng 3: Ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Khuyến với văn hóa ngoại nhập

7


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ thơ Nôm và văn hóa
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ thơ Nôm
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu được quy ước trong một cộng đồng
xã hội nhất định. Trong bối cảnh giao tiếp đa dạng, ngôn ngữ được dùng để
thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau, phục vụ nhu cầu bộc lộ tình cảm,
nhận thức và hành động ở con người. Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ được tạo
ra trên cơ sở lao động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nhà văn, nhà
thơ là những người thợ khéo tay nhào nặn ngôn ngữ toàn dân thành phát ngôn
mang phong cách riêng tạo tác những hình tượng nghệ thuật sinh động làm
thay đổi tư tưởng, tình cảm của người đọc.
Nói như vậy để hiểu rằng phải có ngôn ngữ chung mới có ngôn ngữ cá
nhân và ngôn ngữ nghệ thuật. Theo R.Jakobson, ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ
trong chức năng thẩm mỹ của nó và văn học không gì khác chính là ngôn ngữ
đƣợc tổ chức một cách đặc biệt. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và ngôn
ngữ nghệ thuật là điều không thể phủ nhận. Hơn ai hết, các nhà thơ, nhà văn
là người cảm thụ sâu sắc và tinh tế nhất mọi yếu tố thuộc về cái hay, cái đẹp,

cái đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ là yếu tố quan trong đặc biệt đối
với văn học, như màu sắc đối với hội họa, tiết tấu đối với âm nhạc, hình khối
đối với kiến trúc. Nói cho cùng, văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Những
nhà thơ, nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt. Trong lao động
nghệ thuật, nhà văn luôn phải gia công tinh lọc để lựa chọn hệ thống ngôn từ
nghệ thuật. Giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn học có sự khác biệt.
Theo M. Gor-ki ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói "nguyên liệu" còn ngôn

8


ngữ văn học là tiếng nói đã được những người thợ tinh xảo, nhào luyện. Thực
tế cho thấy ngôn ngữ thơ chính là một dạng đặc thù của ngôn ngữ nghệ thuật.
Ngôn ngữ thơ là sản phẩm hoàn mĩ được người nghệ sỹ toàn tâm toàn ý gọt
giũa, chưng cất một cách tỉ mỉ, công phu nhằm diễn đạt tinh tế và sắc nét ý đồ
tư tưởng nghệ thuật của mình.
Hình thức ngôn ngữ đầu tiên trong sáng tác văn chương của văn học
Việt Nam là bộ phận chữ Hán, tiếp đến bộ phận chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và
dần hoàn thiện thành ngôn ngữ tiếng Việt như ngày nay. Sự xuất hiện của chữ
Nôm và ngôn ngữ thơ Nôm là bước tiến đầy vinh quang trong thành tựu của
văn học trung đại, cũng là nền móng đầu tiên, cơ bản tạo tính ổn định của văn
chương nghệ thuật bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
Văn học Nôm là những sáng tác thơ văn được viết dưới hình thức chữ
Nôm. Do tiến trình lịch sử, do ý thức dân tộc về văn hóa phát triển mạnh,
cùng những yêu cầu thiết yếu của đời sống xã hội, chữ Nôm đã ra đời. Chữ
Nôm được hình thành trên cơ sở dựa vào một trong các tiêu chí âm, hình,
nghĩa của ngôn ngữ Hán, được nhân dân Việt hóa theo những cách thức khác
nhau, tạo cách đọc, cách viết riêng của người Việt. Cũng có khi chữ Nôm vay
mượn từ tiếng Mường, Thái, Mã Lai, Campuchia chứ không hoàn toàn dùng
từ Hán - Việt. Sự xuất hiện của chữ Nôm và thơ văn Nôm thể hiện sự cố gắng

nâng cao địa vị tiếng Việt trong việc xây dựng nền văn học dân tộc, là bƣớc
ngoặt quan trọng đánh dấu sự trƣởng thành của ý thức dân tộc, của nền văn
hóa dân tộc. Ngôn ngữ thơ Nôm đã thực sự trở thành một trong số hình thức
ngôn ngữ quan trọng của các thể loại văn học dân tộc thời trung đại. Ngôn
ngữ thơ Nôm là kết quả của việc sử dụng các chất liệu Hán học, tiếp thu tự
nhiên chất liệu văn học dân tộc và mộc mạc bằng lời ăn tiếng nói hàng ngày
của nhân dân lao động. Ngôn ngữ thơ Nôm được xem là thành tựu của văn
học thời kì trung đại từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XIX.
9


1.1.2. Ngôn ngữ thơ Nôm từ góc nhìn văn hóa
Theo Trần Quốc Vượng, văn hóa được định nghĩa là “sản phẩm do con
người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người” [34, tr 17 11].
Trần Ngọc Thêm lại cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình.” [22, tr 27]. Hiểu theo cách định nghĩa nào cũng đủ thấy văn hóa là
khái niệm rất rộng và trìu tượng. Nó là sản phẩm của cộng đồng và ngược lại
nó góp phần tạo ra cộng đồng.
Khi nghiên cứu về ngôn ngữ, Bromit nhận định: Ngôn ngữ là một trong
những hệ thống biểu tƣợng quan trọng nhất trong bất kì nền văn hóa nào.
Ngôn ngữ thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam vốn là thành tựu của
một giai đoạn lịch sử mà văn hóa và văn tự có sự giao lưu và tiếp biến văn
hóa Trung Hoa, văn hóa khu vực Đông Nam Á và ảnh hưởng văn hóa phương
Tây. Chính vì thế, ngôn ngữ thơ Nôm sẽ mang những đặc điểm riêng trong hệ
thống nghệ thuật ngôn từ, với tư cách là sản phẩm tinh thần do con người thời
đại sáng tạo ra. Tuy nhiên nhìn vào đại thể, chính ngôn ngữ thơ Nôm lại phản
ánh rõ hơn ai hết linh hồn, tính cách, sinh hoạt cộng đồng cùng sự phát triển
của con người thời kì ấy.

Về mặt địa lý, Việt Nam ở góc tận cùng phía đông – nam nên thuộc
loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình [22, tr. 22] đặc trưng chủ yếu là nghề
trồng trọt. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, do phụ thuộc vào thiên
nhiên, người phương Đông phải sống theo lối định cư, dẫn đến ý thức tôn
trọng mọi mối quan hệ giao lưu, tiếp xúc. Xét về tư duy nhận thức, con người
thời trung đại thiên về tư duy tổng hợp, ưa lối sống ổn định dẫn đến xu hướng
trọng sự cân đối, hài hòa. Đó là tiền đề cho tinh thần dung hợp của con người
trong quá trình tiếp nhận, đối phó với xung quanh. Vì những lẽ đó, ngôn ngữ
10


thơ Nôm của văn học Việt trong quá trình tiếp thu nền Hán học đã rất mềm
dẻo, linh hoạt. Tất cả các quan niệm về đạo lí, cương thường trong ứng xử và
tu dưỡng nhân cách đa phần đều mang bóng dáng hình mẫu Nho giáo nhưng
không rập khuôn hoàn toàn. Trái lại, nó mang sắc diện mới: tính biểu trưng,
ước lệ, tính hài hòa cân đối. Nhờ tính cân xứng, ngôn ngữ thơ Nôm đã tạo ra
sản phẩm ngôn ngữ ngắn gọn, cô đúc, nhịp nhàng xuôi tai; mang được cái
uyên thâm của chiều sâu triết lí; truyền tải nhiều quan niệm về tư tưởng, đạo lí
phương Đông. Trong khi đó người phương Tây với xu hướng thiên về tư duy
phân tích, lối sống coi trọng sức mạnh, ứng xử trên nguyên tắc độc đoán, duy
lí; dẫn tới tinh thần coi trọng vai trò cá nhân, đối phó cứng nhắc, hiếu thắng
trong mọi mối quan hệ với môi trường thiên nhiên và xã hội… Cơ sở văn hóa
này đã trở thành nền tảng giúp phân biệt sự khác nhau cơ bản của thơ ca
phương Đông với thơ ca phương Tây.
Về mặt tổ chức cộng đồng, người nông nghiệp ưa lối sống trọng tình và
tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể. Trong môi trường làng xã, vì phải sống
lâu dài, phải sống tối lửa tắt đèn có nhau, người Việt đã tự tạo cuộc sống hòa
thuận trên cơ sở lấy cái tình làm đầu: Một bồ cái lý không bằng một tí cái
tình, Bán anh em xa mua láng giềng gần… Đó là cơ sở khiến cho thơ Nôm
Việt Nam giàu chất biểu cảm. Tính biểu cảm trong ngôn ngữ thơ Nôm thể

hiện rõ trong cách sử dụng đại từ nhân xưng (ở các ngôi), trong những khẩu
ngữ, cách nói lái đầy cảm xúc, trong ngôn ngữ sinh hoạt của đời sống giao
tiếp hàng ngày.
1.1.3. Ngôn ngữ thơ Nôm là một phương tiện của văn hóa.
Ngôn ngữ là âm thanh và chữ viết có ý nghĩa, tồn tại gắn với ngữ cảnh
để thực hiện mục đích giao tiếp nhất định. Ngôn ngữ là kho lưu trữ, đồng
thời là biểu hiện của ký ức tập thể hoặc ký ức văn hóa của cả cộng đồng. Mỗi
từ, với tính chất liên văn bản đều khiến ta liên tưởng đến những từ khác và

11


những văn bản khác, gắn với kinh nghiệm chung mà cả cộng đồng chia sẻ.
Ngôn ngữ là một trong những phương tiện chính để lưu truyền văn hóa. Việc
lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ dưới hình thức nói hoặc viết thể hiện văn hóa
biểu ý và biểu cảm. Như vậy, ngôn ngữ thực chất là văn hóa.
Ngôn ngữ Nôm là một thành tố của văn hóa nhưng là thành tố chi phối
mạnh mẽ các thành tố văn hóa khác cùng thời. Nhờ có ngôn ngữ Nôm, với tư
cách phương tiện của văn hóa, sản sinh các sáng tác văn học Nôm trong giai
đoạn nhất định mà những yếu tố của đời sống văn hóa xã hội đó có cơ hội
được biểu hiện.
Trong văn học Việt Nam, bộ phận thơ văn chữ Nôm xuất hiện sau bộ
phận văn học chữ Hán. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có kết luận
chính xác thời điểm ra đời của chữ Nôm. Chỉ có điều rằng trước Nguyễn Trãi,
chữ Nôm đã xuất hiện và gắn liền với những tác phẩm tiêu biểu. Theo tương
truyền, Hàn Thuyên được xem là người đầu tiên làm thơ Nôm Đường luật và
làm cho nó được nhân lên rộng khắp. Thơ Nôm bắt đầu được phát triển ở thời
nhà Trần (qua một số bài phú quốc âm còn lưu giữ trong cuốn Thiền tông bản
hạnh và các bài dịch kinh Phật như Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng
kinh giả âm vào khoảng thời Lê Sơ). Đến thời nhà Lê với Quốc âm thi tập,

Nguyễn Trãi đã góp một dấu son thành tựu về ngôn ngữ thơ Nôm cho nền văn
học Đại Việt. Từ đây ngôn ngữ thơ Nôm đã trở thành một phương tiện của
văn hóa, là tác nhân chính cho việc phát triển văn học Nôm.
Xuôi dòng theo tiến trình lịch sử, ngôn ngữ thơ Nôm đã dần hoàn thiện
và gặt hái nhiều thành tựu rực rỡ với các tên tuổi lớn như: Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn
Khuyến ... Bông hoa thơ Nôm đầu mùa Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi,
viên ngọc quý không lần nào lỡ nhịp ngang cung Truyện Kiều của Nguyễn Du
đều được xem là những kiệt tác nghệ thuật Nôm kết tinh những giá trị văn hóa
tinh thần của người Việt.
12


GS, Viện sĩ Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa rằng: “Văn hoá là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo và
tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội” [22, tr.10]. Theo cách hiểu tổng quát này
thì chữ Nôm – ngôn ngữ thơ Nôm đích thực là sản phẩm văn hoá trên cả hai
phương diện vật chất và tinh thần. Xét về phương diện vật chất, chữ Nôm –
ngôn ngữ thơ Nôm là một tập hợp hệ thống các ký tự, âm tiết để ghép tiếng,
tạo từ. Trên phương diện tinh thần, nhờ sự tổ chức sắp xếp, nó tạo nên hệ
thống ngôn từ nghệ thuật, đem lại mỹ cảm trong tư duy trìu tượng về những
mối quan hệ: con người với cộng đồng, con người với tự nhiên, con người với
chính bản thân mình.
Sự có mặt của ngôn ngữ thơ Nôm tạo môi trường thuận lợi cho văn
chương nghệ thuật phát huy tinh hoa của văn học dân gian, Việt hóa ngôn ngữ
Hán, gắn kết văn chương bác học với văn học bình dân. Với ngôn ngữ thơ
Nôm, các nhà thơ có thể phản ánh cuộc sống đời thường bằng ngôn từ mộc
mạc mà không hề bị cho là quê mùa, thô kệch. Với ngôn ngữ Nôm, các tác
giả trung đại còn có thể đưa vào thơ hệ thống ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ

khẩu ngữ, ngôn ngữ sinh hoạt để lưu giữ những nét truyền thống của phong
tục tập quán, những đặc điểm riêng của văn hóa sinh hoạt làng quê cùng văn
hóa địa phương từ cuộc sống thuần hậu, dân dã. Đó chính là cơ sở khẳng định
ngôn ngữ thơ Nôm, một phương tiện hữu hiệu của văn hóa Việt.
Là phương tiện đắc lực của văn hóa thế kỉ XV - XIX, ngôn ngữ thơ
Nôm đã làm hiện lên bức tranh văn hóa truyền thống của người Việt Nam với
loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, gắn với nền văn minh nông nghiệp lúa
nước. Mọi phong tục – tập quán, lễ Tết – lễ hội hay lao động – sản xuất trong
đời sống xã hội đều gắn với không gian làng xã và môi trường cộng đồng, tập
thể. Thông qua ngôn ngữ thơ Nôm, chúng ta còn nhận ra những nét văn hóa
13


sinh hoạt làng quê cùng với cuộc sống và con người trên địa bàn cư trú. Bên
cạnh đó, không thể không nhắc tới dấu ấn của lịch sử xã hội với văn hóa
ngoại nhập qua ngôn ngữ thơ Nôm. Sự tiếp nhận về văn hóa giai đoạn giao
lưu, tiếp xúc cũng là nét đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam giai đoạn
trung đại. Màu sắc của văn hóa Nho giáo và phương Tây trong văn hóa Việt
Nam là minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn lịch sử không thể quên đối
với mỗi con dân đất Việt.
1.2. Môi trƣờng văn hóa cá nhân và xã hội ảnh hƣởng tới ngôn ngữ
thơ Nôm Nguyễn Khuyến
1.2.1. Môi trường văn hóa cá nhân
1.2.1.1. Nho sinh Nguyễn Thắng
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), hiệu là Quế Sơn, nguyên lúc nhỏ có tên
là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, sinh tại quê ngoại – xã Hoàng Xá (nay là xã
Ý Yên, tỉnh Nam Định, lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội là làng Và (tên chữ
là Vị Hạ) – xã Yên Đổ – huyện Bình Lục (nay thuộc xã Trung Lương, huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Cậu bé Thắng xuất thân trong một gia đình nhà Nho
nghèo. Ông thân sinh nhà thơ là Nguyễn Liễn theo Nho học và từng đỗ ba

khoa tú tài. Tính tình ông hào phóng, thích giao lưu, hay vui rượu nên “khách
khứa bạn bè thường đầy nhà”. Cả đời ông chuyên nghề dạy học, lại thêm
phẩm chất giản dị, thanh bạch, trọng đạo lí nên hình như cả đời không có
thƣớc đất cắm dùi. Tính cách của cha đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách
cũng như phần đời của đứa con sau này, chính là Nguyễn Khuyến. Có hai
điểm cơ bản Nguyễn Khuyến giống cha là hay vui rượu và lối sống thanh
liêm giữ mình của một phẩm chất cao quý. Bằng chứng hùng hồn chính là
chân dung nhà thơ vùng Yên Đổ khi lưu lại hậu thế là trang phục áo dài khăn
lượt, cái chén hạt mít trong những ngón tay dài, chòm râu dài, bạc trắng, lơ
thơ. Đó là tư thế điềm nhiên, trịnh trọng, thanh thản mà ông muốn chủ động
14


giữ thế để không lẫn với bất cứ quan viên nào. Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần
Thị Thoan, quê ở huyện Ý Yên (nay thuộc Nam Định), đáng xếp bậc nữ lưu
mẫu mực trong khuôn khổ xã hội phong kiến.
Ngay từ thuở nhỏ, anh khóa Thắng đã được sống trong môi trường gia
đình khuôn mẫu, nề nếp thuận lợi cho công danh sự nghiệp và phát triển tài
năng thi phú. Bên cạnh đó, khóa Thắng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi
tư tưởng thi cử lập công danh của nền học vấn cửa Khổng sân Trình. Ngoài
việc được ăn học tử tế, anh được cha dẫn dắt cùng tiến tới trên con đường thi
cử, được mẹ chăm lo động viên về vật chất cũng như tinh thần. Nhờ cha nối
chí, nhờ mẹ nối quyết tâm, anh khóa thuở nào sau bao lần miệt mài học hành,
sôi kinh nấu sử đã quyết tâm thi thố tài năng chốn danh lợi. Đó là những tiền
hình thành tài năng, nhân cách làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời anh
khóa Thắng sau này.
Năm 1825, Nguyễn Thắng lấy vợ và tham gia thi hương lần thứ nhất
với cha nhưng không đỗ. Ngay năm sau, địa phương có dịch thương hàn, anh
và rất nhiều người khác mắc bệnh (trong đó có cha và em ruột, bố mẹ vợ).
May mắn qua khỏi nhưng anh lại rơi vào gia cảnh đói rách, tiêu điều, xơ xác.

Thấm thía hoàn cảnh cá nhân, anh khóa nghèo đã tạo tác hàng loạt những bài
thơ tự trào về gia cảnh, thân thế, cái nghèo của mình. Thơ văn Nguyễn
Khuyến cũng vì thế mà nói được cái sự thực ở đời (Nam Cao) từ ngay những
sáng tác đầu tay. Không trải nghiệm cái nghèo, không “sở kiến” cảnh nghèo
thì làm sao thấu triệt để tạo nên thơ tự trào? Khó khăn là vậy nhưng nhờ mẹ
động viên và nghiêm khắc dạy con không thoái chí, khóa Thắng tiếp tục đi
học, đi thi song cả ba khoa thi hương đều bị trượt. Nản lòng với khoa cử, hàn
sĩ Nguyễn Thắng định chuyển hẳn sang con đường dạy học để kiếm sống và
nuôi gia đình. Được một người bạn của cha giúp đỡ nên đến năm 1864 đã đỗ
cử nhân đầu trường Hà Nội. Lại hăm hở trong những kì thi tiếp theo (1865,
15


1868, 1869) nhưng anh khóa nghèo vẫn thi trượt, thậm chí phải tự đổi tên
thành Khuyến để khích lệ động viên mình cố gắng hơn nữa. Mãi đến năm
1871, anh Thắng mới vẻ vang đón nhận liên tiếp tin vui đỗ đầu hai kì thi hội
và thi đình.
Cuộc đời thi cử của khóa Thắng cũng thật khó nhọc. Lận đận gần ba
mươi năm đèn sách, song hành cùng chín khóa lều chõng anh khóa cuối cùng
cũng thành danh. Kết quả đó trước hết là nhờ sự kiên trì, nỗ lực đến mức phi
thường của bản thân, nhờ những lời động viên ân cần của mẹ, nhờ cả sự tảo
tần, chắt chiu của người vợ tao khang. Nếu so với Tú Xương (tám khoa chƣa
khỏi phạm trƣờng quy) thì công danh Nguyễn Khuyến quả vẫn chưa đến nỗi
quay lưng bạc bẽo. Bởi lẽ dẫu sao con đường khoa cử của Nguyễn Thắng cuối
cùng cũng được hiển đạt với danh thơm Tam nguyên Yên Đổ. Chính con
đường vinh quang trọng vọng mà anh khóa Thắng có được đã tạo tiền đề
không nhỏ để con người này tắm mình trong vốn kiến thức Hán học uyên
thâm, thỏa sức vẫy vùng trong vốn văn chương bác học, quý phái.
1.2.1.2. Quan trạng Tam nguyên Yên Đổ
Trong khi Nguyễn Khuyến đang còn dùi mài kinh sử thì năm 1858 thực

dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên vào xâm lược Đà Nẵng, sau đó quay ra chiếm
ba tỉnh miền Đông Nam Kì, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Trong hoàn cảnh
ấy, giống như rất nhiều trí thức phong kiến, con đường duy nhất của Nguyễn
Khuyến sau đỗ đạt là ra làm quan, đem sở học của mình ra cứu nước, giúp đời.
Đầu tiên ông được bổ làm ở Sử quán trong triều. Năm 1873, ông ra làm
Đốc học Thanh Hóa, rồi thăng nhanh lên Án sát tỉnh ấy. Đó cũng là lúc thực
dân Pháp mở rộng đánh chiếm bốn tỉnh Bắc Kì lần thứ nhất (trong đó có quê
hương ông). Bọn đội lốt theo tả đạo Thiên Chúa giáo làm tay sai cho giặc và
cả triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thỏa hiệp khiến cho tình thế ngày thêm rối
loạn, mục nát. Với trọng trách của quan Án sát đứng đầu tỉnh Thanh, quan

16


trạng Nguyễn Khuyến phải cầm quân dẹp loạn ở vùng Tĩnh Gia, Nông Cống.
Đúng lúc ấy thì hay tin mẹ mất tại tỉnh đường Thanh Hóa, ông đã lựa thời xin
nghỉ ba năm về quê chịu tang thân mẫu.
Hết tang , ông lại tiếp tục trở lại chốn quan trường và giữ chân Biện lí
bộ Hộ, rồi Bố chính Quảng Ngãi. Theo dõi từng bước đường hoạn lộ của
Nguyễn Khuyến, ta thấy hầu như mọi cơn sóng gió ba đào của quốc biến cứ
dồn dập đổ lên đầu ông quan trạng mới xuất chính. Lịch sử cũng như đang
muốn trêu ngươi người học trò ưu tú của thời đại bằng cách đặt ra hàng loạt
các vấn đề chính sự, trị quốc, đối nội, đối ngoại phức tạp và biến đổi khôn
lường. Quảng Ngãi, nơi mà ông tiếp quản thường xuyên xảy ra đại hạn, dân
tình đói khổ, loạn lạc khắp nơi, các quan viên đầu tỉnh vừa già yếu, bất tài vừa
ăn chơi trác táng, một mình ông xoay sở không nổi nên kết quả tất thảy quan
viên đứng đầu (trong đó có Nguyễn Khuyến) đều bị đàn hặc, phạt lương, thậm
chí sau đó ông còn bị giáng phạt điều về Sử quán. Lúc này, ông càng thêm
thấm thía về cái sở học – “Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si” (Phan Bội
Châu). Thật đúng là Sách vở ích gì cho buổi ấy? sách thánh hiền cũng chịu bó

tay bất lực trước thế thời điên đảo!
Bốn năm làm Toản tu ở Sử quán (1879 – 1883), Nguyễn Khuyến vẫn
sống thanh bần trong cảnh thế thời thời thế, thêm phần sức khỏe suy giảm do
mắt mờ, tai kém ông thực sự thấy chán ngán cảnh quan trường danh lợi.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kì lần thứ hai, Nguyễn Khuyến
được cử làm Phó sứ cùng Chánh sứ là Lã Xuân Oai sang xứ Mãn Thanh.
Nhưng đoàn sứ triều đình chưa kịp đi thì chuyến ấy bị bãi, lấy cớ đau yếu ông
xin tạm về quê dưỡng bệnh. Đến khi được đề cử làm Tổng đốc Sơn – Hưng –
Tuyên, ông đã không chịu đến nhậm chức. Phần vì đau buồn vì vận nước,
phần không muốn cộng tác với giặc, viện cớ đau mắt giữa năm ấy, ông vào
kinh kiên quyết xin được cáo quan từ chức. Mùa thu năm 1884, ông chính
thức trở về Yên Đổ, khi mới năm mươi tuổi.
17


Tiếng rằng bước chân vào chốn quan trường khoảng hơn mười năm
(làm quan với triều Nguyễn từ 1971 đến 1884) song trong quãng thời gian ấy
ông đã về quê cư tang mẹ ba năm, còn khoảng mười năm thì đến hai phần ba
ông làm học quan và sử quan, những chức quan “lạnh” không dính dáng đến
cai trị. Nhưng cái thế thời mà Quan trạng Tam nguyên phải đối mặt là thời
buổi suy vi của triều đình nhà Nguyễn, là cơ hội thực dân Pháp xâm chiếm và
nô dịch, là giai đoạn nhân dân lầm than một cổ hai tròng. Vậy nên nếu như
ban đầu Nguyễn Khuyến kiên trì quyết chí đậu quan thì khi sa chân chốn ấy
quan trạng càng thêm hụt hẫng và muốn thoái trào. Tâm nguyện cứu nước
giúp đời trong lúc này được ông thực thi như trách nhiệm và bổn phận kẻ làm
tôi chứ không tràn đầy nhiệt huyết như buổi ban đầu. Thậm chí có lúc kẻ quan
đương chức đương quyền ấy còn bộc lộ thái độ dửng dưng, muốn nghỉ ngơi
hoặc trốn tránh địa vị trọng vọng của mình khi có cơ hội. Đúng là nhờ đứng
trên cương vị đại quan Nguyễn Khuyến mới có dịp thấy rõ bộ mặt thật của
giai cấp thống trị mà ông đang là một trong những đại diện. Bởi vậy tâm trạng

kẻ làm quan ở ông đan xen nhiều cấp độ: chán chường, thất vọng, bi quan tới
mức chán đời, chán mình, sẵn sàng đem tất cả để cợt giễu, mỉa mai.
Không đủ dũng khí như nhiều chí sĩ yêu nước Cần vương xông pha nơi
hòn tên mũi đạn, không thể làm một anh hùng cứu quốc thực sự thì ông chủ
trương giữ khí tiết đến cùng để không đứng ngoài cuộc. Nhưng tình ngay lý
gian không đừng được, ông phải ngậm lòng nhận lời làm gia sư tại nhà của
tên tay sai sừng sỏ Hoàng Cao Khải. Thực tế, việc ông làm không hề xấu
nhưng xét về phương diện chính trị ông đã chịu rất nhiều mũi nhọn của dư
luận. Chính điều đó đã khiến Nguyễn Khuyến rơi cảnh há miệng mắc quai, để
rồi muốn làm kẻ giả câm, giả điếc, giả mù hay ẩn danh trong hình hài người
khác (mẹ Mốc, ông phỗng đá, gái góa)
Có thể nói, khi đặt chân vào cái xã hội, Nguyễn Khuyến đã thấy rõ bộ
18


mặt đạo đức giả của phong kiến với cái vỏ bề ngoài bề thế, mẫu mực. Cái
chén hạt mít (như đã nói ở trên) phải chăng là sự thách thức, một sự đắc ý,
một cách tự tách mình ra của Nguyễn Khuyến trước cái “đứng đắn” của bè lũ
quan lại đương quyền. Chính vì thế không ít lần ông tìm cơ hội để trốn tránh
và quyết tâm cao độ xin cáo quan về ở ẩn. Và như vậy có thể nhận định, mặc
dù chưa được tiếp cận với tư tưởng mới nhưng bằng việc nhìn thấy điểm hạn
chế của giai cấp và xã hội đã sinh ra mình, Nguyễn Khuyến đã chứng minh sự
nhạy cảm, tinh tế trước thời đại. Những vần thơ của quan Tam nguyên là dấu
hiệu cáo chung cho vai trò lịch sử của một hệ tư tưởng đang đến kì lỗi thời.
Tâm trạng thất vọng mất niềm tin đã khiến thơ văn của ông mang những nét
riêng của văn hóa thời đại. Một thời đại mục ruỗng, vua chẳng ra vua, quan
chẳng ra quan, mọi mối quan hệ bị đảo lộn đến khôn lường. Có lẽ Nguyễn
Khuyến trở thành người trí thức đầu tiên của thời đại đó “tự bôi nhọ mình, tự
hạ bệ và ăn thịt mình” [21, tr.12] khi chính mình còn đang an tọa trên đỉnh
vinh quang quyền cao chức trọng. Thật bi hài và cay đắng làm sao đối với

một quan viên đã từng giữ đến chức Tổng đốc!
1.2.1.3. Cụ thƣợng Và ẩn sĩ
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn trong thân phận hàn sĩ, sau mười lăm
năm làm quan thanh liêm, Nguyễn Khuyến cương quyết từ bỏ tất cả để trở về
vườn Bùi với cuộc sống thanh bần ngày trước. Từ Quan trạng Tam nguyên,
ông đã yên tâm làm người dân quê đích thực, nhẹ nhàng đến với cuộc sống ẩn
sĩ thôn quê và thanh thản trở thành nhà Nho vui vầy với cuộc sống gần dân,
thân dân vùng đồng bằng chiêm trũng.
Nguyễn Khuyến đã tự đánh giá cách xuất xử của mình là một tư thế
dũng thoái. Không phải do gặp phải vua hôn quân bạo chúa, cũng không phải
do thiếu ơn tri ngộ nhưng thời thế loạn lạc, không hành được thì ông tàng. Và
Nguyễn Khuyến đã chọn cách xuất xử theo ông là an toàn, thanh thản nhất 19


cáo quan về quê nhà ở ẩn. Ông tự nguyện làm một Đào Tiềm trong tư thế ẩn
dật “trồng ba rặng cúc”, ngắm “năm cây liễu”, vui thú như Nguyễn Trãi trong
cảnh “rồi, hóng mát thuở ngày trường”, an nhàn như Nguyễn Bỉnh Khiêm
ngày ngày nhẩm đếm các vật dụng lao động “Một mai, một cuốc, một cần
câu”. Có thể thấy, nhiều khi đạt đến đỉnh cao phú quý danh lợi chưa chắc bút
lực và tâm hồn thơ đã đủ chinh phục trái tim bạn đọc. Ngược lại lúc con
người từ bỏ tất cả lại là khi họ bình tâm nhất để tạo ra những đứa con tinh
thần rung động sâu xa đến gan ruột độc giả. Chân dung Cụ thượng Và ẩn sĩ
qua thơ văn, vì thế là chân dung hội tụ đậm đặc nhất những nét văn hóa đặc
trưng của nông thôn làng quê thời đó.
Cuộc sống ẩn tàng của Nguyễn Khuyến không như Nguyễn Trãi tìm về
rừng núi Côn Sơn, cũng không đến với Bạch Vân am như Nguyễn Bỉnh Khiêm
mà trở lại vùng quê cũ, vùng Bình Lục quê mùa, dân dã. Điều đó khiến cho bản
thân Nguyễn Khuyến cũng như thơ ông đậm màu sắc của ngôn ngữ bình dân,
đời thường giản dị. Những thành phần ngôn ngữ giao tiếp: khẩu ngữ, quán ngữ,
cách nói quen thuộc trong dân gian, hệ thống đại từ xưng hô, cách nói lái, chơi

chữ đã đi vào thơ ông một cách nhuần nhị. Hơn thế nguồn mạch ngôn ngữ văn
học dân gian: thành ngữ, tục ngữ, ca dao khiến thơ văn của bậc đại Nho vừa
mộc mạc, giản dị vừa chân thực, sinh động như cuộc đời thôn dã.
Bao quát ở thơ Nôm Nguyễn Khuyến là mối quan hệ hòa hợp con người
với tự nhiên, con người với con người, con người với chính bản thân mình.
Con người, trước đây mũ áo xênh xang, nay đã sống cuộc sống của người dân
nghèo chân lấm tay bùn, hòa đồng với những tập tục làng quê, thuận lòng cơ
hàn với nạn mất mùa, đói kém vùng chiêm trũng. Với tư cách một nhà đại Nho
học vấn uyên thâm, lại từng trải vì thấm đủ mọi dư vị ngọt bùi, cay đắng nên
mặc dù không chủ đích Cụ thượng Và vẫn phác tả khá đầy đủ về đời sống văn
hóa quê hương ông nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung.
20


×