Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

DE CUONG QUAN LY HANH CHINH NHA NUOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.37 KB, 8 trang )

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ
KHOA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
CÂU HỎI THẢO LUẬN PHẦN 1
Câu 1: Tại sao nói “QLHCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp”? Anh (chị) hãy
giải thích và cho ví dụ minh họa?
Bài làm:
1. Khái niệm:
- Quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định.
- Quản lý nhà nước là một dạng xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước do tất
cả các cơ quan nhà nước tiến hành, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của mọi cá
nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan
trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng
và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa
mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Hoạt động thực thi quyền hành pháp
2.1.Hành pháp là thực thi pháp luật
- Hành pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất mang tính
quyền lực chính trị. Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp cao nhất (cơ quan chấp
hành của Quốc hội) thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với toàn dân, toàn xã hội.
Nhưng, Chính phủ thực hiện chức năng của mình thông qua hệ thống thể chế hành. chính
của nền hành chính nhà nước cao nhất. Hành pháp là quyền lực chính trị; quản lý hành chính
nhà nước là thực thi quyền hành pháp, nó phục tùng và phục vụ quyền hành pháp nhưng bản
thân nó không phải là quyền lực chính trị.
- Trong bất cứ nhà nước nào, quyền hành pháp đều được xem như quyền năng trực
tiếp trong hoạch định, đệ trình chính sách và thực thi chính sách. So với quyền lập pháp và
quyền tư pháp, thì quyền hành pháp có đặc trưng cơ bản: “hành động để đưa pháp luật vào
cuộc sống”. Nếu Quốc hội có chức năng ban hành pháp luật, các cơ quan tư pháp xét xử các
hành vi vi phạm pháp luật, thì “hành động” của chính phủ là đề xuất chính sách, pháp luật để


quốc hội phê chuẩn, thông qua, để rồi theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chính phủ lại
thực thi chính sách, pháp luật, truy tố tội phạm và đưa các hành vi vi phạm pháp luật (công
tố) để tòa án xét xử. Vì thế, chính phủ luôn là chủ thể chính bảo đảm hiệu quả hoạt động của
các nhánh quyền lực trong cơ cấu quyền lực nhà nước.


- Hành pháp hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bó hẹp ở chấp hành pháp luật, mà còn cả
ở việc định hướng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách. Nếu coi chấp hành pháp luật
vừa có chủ thể là đối tượng thi hành (xã hội), vừa có cả việc triển khai thực thi pháp luật, thì
không chỉ chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính, mà cả các cơ quan xét xử, viện kiểm
sát (kiểm sát việc tuân thủ, chấp hành pháp luật) cũng có nhiệm vụ này. Trong điều kiện Việt
Nam, có thể hiểu cả hệ thống chính trị là cơ quan chấp hành pháp luật.
- Không thể giới hạn hành pháp trong khuôn khổ hành chính. Cần hiểu rằng, hành
chính là một phương diện của hành pháp, là hệ quả tất yếu của chính sách vĩ mô khi đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt (quyết định). Như vậy, nếu hành
pháp là hoạch định, đề xuất chính sách và định hướng vĩ mô thì hành chính là triển khai thực
hiện chính sách đó (vi mô). Ở một phương diện khác, hành chính cũng chính là đưa pháp
luật vào đời sống quản lý.
2.2.Là sự thống nhất của hai quyền: quyền lập quy và quyền hành chính
- Quyền lập quy là ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.
Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật để cụ thể hóa các quy định pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành. Hoạt động lập
quy hành chính tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước. Cụ thể:
+ Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị định; nghị quyết liên tịch.
+ Thủ tướng Chỉnh phủ có thầm quyền ban hành quyết định.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền ban hành thông tư,
thông tư liên tịch.
+ Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định, chỉ thị
- Quyền hành chính là tổ chức quản lý, điều hành, giải quyết các mối quan hệ phát

sinh trong quản lý hành chính nhà nước dựa trên quyết định của pháp luật.
Để thực hiện quản lý, điều hành trong nội bộ các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước và đối với mọi mặt của đời sống xã hội, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban
hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính.
Thực hiện việc ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính giúp hệ
thống hành chính vận động và phát triển theo yêu cầu chung của xã hội. Đồng thời, ban hành
và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
cũng duy trì sự vận động và phát triển của các đối tượng tham gia vào quá trình kinh tế, xã
hội theo mục tiêu quản lý đã định trước.
2.3.Vai trò của quản lý hành chính nhà nước:
- Góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, đường lối chính trị.
Thông qua việc sử dụng chính sách, pháp luật để tổ chức triển khai các hoạt động quản lý
đối với xã hội, quản lý hành chính nhà nước góp phần hiện thực hóa quan điểm, đường lối
chính trị của Đảng.


- Định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hệ thống pháp luật và
chính sách của Nhà nước. Thông qua đó, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước chủ động
dự kiến những mục tiêu và phương hướng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.
Làm như vậy sẽ hướng các hoạt động kinh tế - xã hội vận hành để đạt được những mục tiêu
phát triển Nhà nước đã đặt ra.
- Điều hành xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Hoạt động quản lý hành chính
nhà nước có vai trò điều hành các quá trình kinh tế - xã hội, điều chỉnh, điều hòa các quan hệ
xã hội nhằm hướng tới sự phát triển ổn định, hài hòa của xã hội.
- Hỗ trợ, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong quá trình tham gia hoạt
động kinh tế - xã hội, các chủ thể có năng lực và điều kiện khác nhau nên hiệu quả thu được
cũng khác nhau. Thông qua các chính sách ưu tiên phát triển trong một số lĩnh vực, đối với
một số đối tượng, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước hỗ trợ kinh tế - xã hội phát triển
hài hòa.
Hoạt động quản lý hành chính còn có vai trò duy trì sự phát triển của xã hội thông

qua việc tạo môi trường phát triển cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
Thông qua hoạt động quản lý hành chính, nhà nước tạo động lực thúc đẩy hoạt động
kinh tế - xã hội có hiệu quả của các chủ thể.
- Trọng tài, giải quyết các mâu thuẫn ở tầm vĩ mô. Trong quá trình tham gia vào các
hoạt động kinh tế - xã hội, các chủ thể có thể có những mâu thuẫn không thể tự điều hòa,
giải quyết được. Ví dụ những tranh chấp trong thực hiện các hợp đồng kinh tế - xã hội, vì lợi
nhuận vi phạm các quy định trong các hợp đồng kinh tế - xã hội. Trong những trường hợp
như vậy, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền sử dụng pháp luật để giải
quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày chủ thể, khách thể QLHCNN? Bài tập về khách thể?
Bài làm:
1. Chủ thể và khách thể quản lý hành chính nhà nước.
1.1. Khái niệm:
- Chủ thể quản lý: là các cá nhân, tổ chức có một quyền lực nhất định buộc các đối
tượng quản lý phải tuân thủ các quy định do mình đề ra để đạt được những mục tiêu đã định
trước.
- Khách thể quản lý: là trật tự quản lý mà chủ thể quản lý bằng sự tác động lên các
đối tượng quản lý bằng các phương pháp quản lý và công cụ quản lý nhất định mong muốn
thiết lập được để đạt được những mục tiêu định trước.
- Chủ thể quản lý hành chính nhà nước:
+ Chủ thể quản lý về mặt pháp lý là Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước,
bao gồm cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền riêng.


+ Là các cán bộ công chức:
Được trao quyền lãnh đạo, quản lý thông qua bầu cử, bổ nhiệm. Ví dụ: Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch UBND …;
Được trao quyền chuyên môn, được Nhà nước tuyển dụng thông qua thi tuyển, xét
tuyển. Ví dụ: Công chức chuyên môn, chuyên viên của các Sở, Phòng, Bộ, Hải quan, Kiểm
lâm …

+ Là một số tổ chức, cá nhân được ủy quyền, không phải là cán bộ công chức nhà
nước.
- Khách thể quản lý hành chính nhà nước.
Khách thể quản lý hành chính nhà nước là những gì mà hoạt động quản lý hướng tới,
tác động tới. Bao gồm:
+ Trật tự quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ: Trật tự quản lý hành chính nhà nước
trong An toàn giao thông, trong xây dựng …;
+ Là hành động của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý
+ Là hành vi hoạt động của con người được quy phạm pháp luật hành chính điều
chỉnh.
1.2. Đặc điểm của chủ thể và khách thể quản lý hành chính nhà nước.
- Đặc điểm của chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
+ Chủ thể quản lý hành chính nhà nước có tính quyền lực nhà nước, phải gắn liền
thẩm quyền, tách rời thẩm quyền thì không có chủ thể.
+ Lĩnh vực hoạt động quản lý rất rộng, bao gồm tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị xã hội.
+ Quản lý chủ yếu thông qua các quyết định quản lý và hành vi hành chính.
- Đặc điểm của khách thể quản lý hành chính nhà nước.
+ Được phân thành nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm riêng. Phân loại khách thể để
có phương pháp quản lý riêng cho từng loại.
+ Khách thể luôn luôn vận động, có khả năng tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn
cảnh và môi trường của điều kiện hoạt động.
+ Hiểu được các mặt của khách thể, công tác quản lý hành chính nhà nước tạo
được sự vững chắc và ổn định xã hội, tạo điều kiện cho khách thể luôn luôn vận động và
phát triển.
1.3. Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể.
- Chủ thể quản lý làm nảy sinh ra các tác động quản lý. Khách thể quản lý chịu tác
động của chủ thể để sản sinh ra các giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Chủ thể quản lý tồn tại chính là vì nhu cầu xã hội và vì khách thể quản lý, nếu
không quan tâm đến khách thể thì chủ thể tồn tại và hoạt động không có mục đích.



- Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý, nhân dân lao động vừa là chủ thể
vừa là khách thể.
- Bất kỳ cơ quan nào, một công chức lãnh đạo nào dù ở vị trí cao nhất cũng vừa là chủ
thể, vừa là khách thể.
2. Bài tập về khách thể quản lý hành chính nhà nước:
Câu 3: Phân biệt khiếu nại và tố cáo?
Bài làm:
Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Khái niệm Là việc công dân, cơ quan, tổ chứcLà việc công dân theo thủ tục quy định báo
hoặc cán bộ, công chức theo thủ tụccho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức,quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của
cá nhân có thẩm quyền xem xét lạibất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây
quyết định hành chính, hành vi hànhthiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích
chính của cơ quan hành chính nhàcủa Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
nước, của người có thẩm quyềncông dân, cơ quan, tổ chức.
trong cơ quan hành chính nhà nước
hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức khi có căn cứ cho rằng
quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của mình.
Luật điều Luật khiếu nại 2011
chỉnh


Luật tố cáo 2011

Mục đích Nhằm hướng tới lợi ích, đi đòi lại Nhằm hướng tới việc xử lý hành vi vi phạm
hướng tới lợi ích mà chủ thể khiếu nại cho làvà người có hành vi vi phạm
họ đã bị xâm phạm
Chủ
thể - Công dân.
thực hiện - Cơ quan, tổ chức.
quyền
- Cán bộ, công chức,
Đối tượng

- Công dân

- Quyết định hành chính.
- Hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
- Hành vi hành chính của cơ quanquan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại
hành chính nhà nước, của người cóhoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà
thẩm quyền trong cơ quan hànhnước, quyền, lợi ích hợp pháp của công
chính nhà nước.
dân, cơ quan, tổ chức.


- Quyết định kỷ luật cán bộ, công
chức.
Yêu cầu về Không quy định người khiếu nạiNgười tố cáo phải trung thực và chịu trách
thông tin
chịu trách nhiệm về việc khiếu nại nhiệm về việc tố cáo sai sự thật nếu cố tình,
sai sự thật
thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm

hình sự về tội vu cáo, vu khống theo quy
định của Bộ luật Hình sự 1999.
Thái độ xử Không được khuyến khích


Được khuyến khích

Khen
thưởng

Được
khen
thưởng
theo
Nghị
định 76/2012/NĐ-CP với các giải:
- Huân chương Dũng cảm.
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Bằng khen của các Bộ, cơ quan ngang
Bộ…
Riêng với việc tố cáo hành vi tham nhũng
còn được xét tặng thưởng với số tiền lên
đến 3.45 tỷ đồng theo Thông tư liên tịch
01/2015/TTLT-TTCP-BNV.

Không có quy định

Kết
quả Quyết định giải quyết.
Xử lý tố cáo

giải quyết (Nhằm trả lời cho người khiếu nại (Nhằm xử lý một thông tin, kết quả xử lý
về những thắc mắc của họ nên phảithông tin và giải quyết tố cáo đó có thể sẽ
ra quyết định giải quyết thể hiện sựrất khác nhau.
đánh giá và trả lời chính thức của cơ Xử lý tố cáo chỉ được gửi đến người tố cáo
quan nhà nước.
chỉ khi họ có yêu cầu)
Quyết định giải quyết khiếu nại bắt
buộc phải được gửi đến người khiếu
nại)
Thời hiệu 90 ngày kể từ ngày nhận được quyếtKhông quy định thời hiệu
thực hiện định hành chính hoặc biết được
quyết định hành chính, hành vi hành
chính.
15 ngày kể từ ngày cán bộ, công
chức, viên chức nhận được quyết


định xử lý kỷ luật với trường hợp
khiếu nại lần đầu.
Các trường Không có quy định cụ thể
hợp không
thụ lý đơn

- Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải
quyết mà người tố cáo không cung cấp
thông tin, tình tiết mới;
- Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những
thông tin người tố cáo cung cấp không có
cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi
phạm pháp luật;

- Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm
quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện
để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp
luật, người vi phạm.

Hậu
quả Cơ quan nhà nước chấm dứt giảiCơ quan nhà nước khôngchấm dứt xử lý.
pháp
lý quyết.
phát sinh
khi rút đơn
Câu 4:Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên tắc tiếp công dân: phải bảo đảm công
khai, dân chủ, kịp thời, thủ tục đơn giản, thuận tiện? Liên hệ thực tiễn tại cơ quan đơn
vị anh (chị).
Bài làm:
Tiếp công dân để lắng nghe, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh của công dân là công việc quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm. Luật tiếp công dân vừa có hiệu lực ngày 01/7/2014 và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP
ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân
là những cơ sở pháp lý quan trọng quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ,
công chức trong cơ quan nhà nước.
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tiếp công dân
đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải
thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo
đúng quy định của pháp luật.
Tiếp công dân bao gồm các nguyên tắc:
- Tiếp công dân phải được tiến hành tại nới tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, tổ
chức.



- Tiếp công dân phải đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận
tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm
khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Phân tích nguyên tắc: Tiế công dân phải đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục
đơn giản, thuận tiện
Thủ tục đơn giản, thuận tiện là mọi thủ tục hành chính phải vì sự thuận lợi cho công
dân chứ không phải vì mang lại thuận tiện và an nhàn cho cơ quan nhà nước mà dẫn đến
sách nhiễu nhân dân.
Câu 5: Phân biệt kiểm tra hành chính và thanh tra nhà nước?
Bài làm:
Câu 6: Áp dụng công cụ SWOT để đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra ở cơ quan
anh (chị) trong thời gian vừa qua.
Câu 7:Tình huống xử phạt:
Ông A, ngụ tại phường X có hành vi vi phạm hành chính. Một hành vi có mức xử
phạt từ 1-3 triệu, một hành vi có mức xử phạt từ 2-5 triệu, hai hành vi đều thuộc thẩm quyền
xử phạt của ông B là chủ tịch UBND phường X, các yếu tố khác đều phù hợp. Khi ra quyết
định ông B tổng hợp lại mức xử phạt là 5,5 triệu. Vậy ông B ra quyết định đúng hay sai? Có
phù hợp thẩm quyền không? Vì sao?
Câu 8: Áp dụng công cụ SWOT để đánh giá hoạt động cải cách thủ tục hành chính ở
cơ quan, đơn vị, địa phương của anh (chị)?
Câu 9: Trong các nội dung cải cách hành chính, theo anh (chị) nội dung cải cách nào
còn bất cập tại cơ quan của các anh (chị), vì sao? Hãy nêu nguyên nhân và đề xuất giải
pháp?



×