Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

đề tài: Nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.67 KB, 20 trang )

PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn là môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông, là môn học
nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp nên có vị trí quan trọng đối với các
môn học khác. Cùng với việc rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng
Việt, phần làm văn cũng rất quan trọng vì đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng
thực hành và sáng tạo của học sinh. Đối với học sinh phần làm văn nghị luận
luôn là một yêu cầu khó bởi đặc trưng của văn nghị luận là yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức tổng hợp để tạo lập văn bản đặc biệt là dạng bài nghị luận văn
học. Đa số học sinh không nắm chắc kĩ năng viết văn nghị luận văn học mà chủ
yếu là diễn xuôi, kể lại câu chuyện. Học sinh hiểu và cảm thụ được tác phẩm
văn học đã là khó nên vận dụng kiến thức để viết một bài nghị luận văn học lại
càng khó hơn.
Phân môn Làm văn ở chương trình Ngữ văn 12 gồm hai dạng cơ bản là
nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Trong đó dạng bài nghị luận văn học về
một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi chiếm một tỷ lệ khá cao vì trong chương trình
Ngữ văn 12 các tác phẩm, đoạn trích văn xuôi chiếm một vị trí cơ bản nhất là
chương trình học kì II. Vì thế, trong đề thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng và các
kì thi cấp quốc gia những câu hỏi về tác phẩm văn xuôi chiếm tỷ lệ cao từ 50%
đến 70%. Trong thực tế qua các kì thi học sinh lại thích lựa chọn câu hỏi về tác
phẩm, đoạn trích văn xuôi nhiều hơn, có thể do những lý do sau:
Học sinh không tự tin với dạng đề phân tích một bài thơ, đoạn thơ vì dạng
bài này đòi hỏi sự tinh tế, trình bày phải biểu cảm.
Nhiều em nghĩ rằng dạng đề nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi dễ
hơn bởi các em đã nắm được cốt truyện, nhân vật, nội dung tác phẩm, diễn đạt
không cần nhiều sự biểu cảm.
Thế nhưng, thực tế cho thấy các câu hỏi về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
phong phú, đa dạng hơn nhiều, yêu cầu cao hơn về việc hiểu đề và xây dựng hệ
thống luận điểm. Trong những năm gần đây cùng với việc đổi mới kiểm tra đánh
giá theo hướng phát triển năng lực học sinh nhiều câu hỏi nhằm kiểm tra mức độ
1




thông hiểu và vận dụng tập trung nhiều vào dạng bài nghị luận về tác phẩm,
đoạn trích văn xuôi, khiến không ít học sinh bỡ ngỡ như dạng bài phân tích ý
nghĩa nhan đề, ý nghĩa tình huống truyện, phân tích chi tiết, tình tiết, giá trị hiện
thực, giá trị nhân đạo...
Trong khi đó chương trình Ngữ văn lớp 12 phân môn Làm văn lại chiếm
một dung lượng rất ít, chưa hình thành cho học sinh những kĩ năng phân tích các
dạng đề, cách xây dựng luận điểm... Cụ thể, trong chương trình Ngữ văn 12 cơ
bản chỉ có tiết 63 là bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhưng
lại hình thành cho học sinh cách làm bài rất chung chung ở phần ghi nhớ như
sau:
Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một
khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
Rõ ràng, những định hướng như vậy còn quá chung chung, xa rời với dạng
đề thi mới hiện nay. Nếu chỉ dừng lại ở những nội dung kiến thức đó thì học sinh
chúng ta rất khó hiểu đề, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng. Vì
vậy, đa số học sinh khi làm dạng bài này thường không nắm được luận điểm mà
đề bài yêu cầu nên bài làm thường rơi vào kể lại câu chuyện, kể về nhân vật
chung chung...
Vì những lí do trên bản thân là giáo viên nhiều năm giảng dạy môn Ngữ
văn lớp 12 nhận thấy rất rõ những bất cập của chương trình, hạn chế của học
sinh nên đã lựa chọn đề tài: "Nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận về tác
phẩm, đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông"
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra cách làm bài nghị văn học về một tác phẩm,
đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 ở trường trung học phổ thông.
3. Đối tượng nghiên cứu

Các dạng bài nghị luận văn học về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi ở
trường trung học phổ thông.
2


4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế giảng dạy các giờ Ngữ văn, đặc biệt là phân môn Làm
văn ở trường trung học phổ thông Vinh Xuân.
Qua nghiên cứu một số tài liệu tham khảo về phương pháp làm văn nghị
luận văn học và nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi bản thân tôi đã
tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát nhằm đưa ra cách làm bài văn nghị luận
văn học về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi giúp học sinh và giáo viên nâng
cao kĩ năng giảng dạy và làm tốt dạng bài này.

3


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm văn nghị luận
Nghị luận là kiểu văn bản được dùng để trình bày, phát biểu các tư tưởng,
quan điểm, thái độ bằng luận cứ và lập luận trước một vấn đề đặt ra trong cuộc
sống nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó
hoặc hướng đến giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Văn nghị luận gồm hai loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
1.1.2. Khái niệm văn nghị luận văn học
Nghị luận văn học là dạng bài nghị luận mà đối tượng của nó là tác phẩm

văn chương, cũng chính là cuộc sống của con người đã được phản ánh vào văn
học. Nghị luận văn học sẽ xem xét, bàn luận, đánh giá về cuộc sống đã được
điển hình hóa thành hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm.
Ở bậc trung học phổ thông nghị luận văn học gồm ba dạng bài: Nghị luận
về một bài thơ, đoạn thơ; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; nghị luận về
một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
1.1.3. Khái niệm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi là quá trình vận dụng các
thao tác lập luận để làm rõ hoặc đánh giá, nhận xét, so sánh, phản bác những vấn
đề đặt ra trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi ấy.
1.2. Các thao tác để làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích
văn xuôi
1.2.1. Giải thích
Mục đích: Để người khác hiểu rõ vấn đề cần bàn luận.
Yêu cầu: Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lí giải nội
dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề

4


một cách cụ thể để người đọc hiểu được một cách thấu đáo vấn đề đang được đề
cập khi chúng còn đang mơ hồ.
Các bước cụ thể:
Bước 1: Đi vào giải thích từ ngữ, điển tích, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa
bóng, nghĩa rộng, nghĩa hẹp, những cách nói tế nhị, bóng bẩy để hiểu được đến
nơi đến chốn điều người ta muốn nói và lí do khiến người ta nói như vậy.
Bước 2: Trong quá trình giải thích ta vừa dùng lí lẽ để phân tích, lí giải là
chủ yếu vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập một cách hiểu đúng
đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy
đủ, không hết ý về vấn đề.

Bước 3: Rút ra điều cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lí, phương
hướng để vận dụng chân lí ấy vào cuộc sống.
1.2.2. Chứng minh
Mục đích: Để người ta tin vào điều mình muốn nói.
Yêu cầu: Làm sáng tỏ chân lí bằng các dẫn chứng và lí lẽ, khi ta chấp nhận
một chân lí thể hiện trong một phát ngôn nào đó tức là ta có nhiệm vụ phải
thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình bằng những dẫn chứng rút ra
từ thực tiễn, từ lịch sử, từ văn học và kèm theo dẫn chứng là những lí lẽ dẫn dắt,
phân tích tạo ra lập luận vững chắc mang đến niềm tin cho người đọc.
Các bước cụ thể:
Bước 1: Xác định điều cần phải chứng minh, phạm vi chứng minh để không
chỉ bản thân mình hiểu mà phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với
mình về cách hiểu đúng.
Bước 2: Lựa chọn dẫn chứng từ tác phẩm văn học, tư liệu lịch sử, ta phải
tìm và lựa chọn những dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu và toàn diện nhất. Dẫn
chứng được chọn phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ. Kèm theo dẫn
chứng phải có lí lẽ, phân tích để chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật
trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lí lẽ có sức thuyết phục cao ta phải
sắp xếp chúng thành một hệ thống chặt chẽ theo trình tự thời gian, không gian:

5


từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại… miễn sao hợp
lô gíc.
Bước 3: Vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống, đề xuất phương
hướng nỗ lực. Chân lí chỉ có giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta
cần tránh công thức và rút ra kết luận thỏa đáng, thích hợp với từng người, từng
hoàn cảnh.
1.2.3. Bình luận

Mục đích: Để người khác đồng tình với mình về vấn đề cần bình luận.
Yêu cầu: Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc của
giải thích lẫn chứng minh nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng
là yêu cầu của văn bình luận. Nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô
đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ một thao thác chứng minh hoặc giải thích để tập
trung cho phần việc quan trọng là bình luận – phần mở rộng vấn đề.
Các bước cụ thể:
Bước 1: Trước khi bình luận ta thường bày tỏ thái độ, để khách quan và
tránh phiến diện ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có ba
khả năng: hoàn toàn nhất trí, chỉ nhất trí một phần (có giới hạn, có điều kiện),
không chấp nhận (bác bỏ).
Bước 2: Bình luận, mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn
diện hơn.
Bước 3: Chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lí luận vào áp dụng trong
thực tế cuộc sống.
1.2.4. Phân tích
Mục đích: Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu
tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong cũng như
bên ngoài của đối tượng.
Yêu cầu: Phải nắm vững đặc điểm, cấu trúc của đối tượng để chia tách một
cách hợp lí, sau khi phân tích, tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp, khái
quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.
Các bước cụ thể:
6


Bước 1: Xác định mục đích của việc phân tích là làm sáng tỏ vấn đề nào?
Bước 2: Chia nhỏ đối tượng phân tích để tìm hiểu sâu hơn, chính xác hơn.
1.2.5. So sánh
Mục đích: Nhằm đối chiếu giữa hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các

mặt của một đối tượng để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau từ đó thấy
được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Yêu cầu: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh
giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa
chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
Các bước cụ thể:
Bước 1: Xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng
hay tương phản hoặc cùng so sánh hai đối tượng cùng lúc.
Bước 2: Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của các đối tượng.
Bước 3: Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.
1.2.6. Bác bỏ
Mục đích: Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định
đúng đắn và bảo vệ ý kiến, lập trường đúng đắn của mình.
Yêu cầu: Muốn bác bỏ một ý kiến sai trái thì phải dẫn đầy đủ ý kiến đó, sau
đó làm sáng tỏ hai phương diện: Sai ở chỗ nào? Vì sao như thế là sai? Trả lời
câu hỏi vì sao như thế là sai? Chính là thao tác lập luận bác bỏ.
Các bước cụ thể:
Bước 1: Xác định vấn đề cần bác bỏ (luận điểm, luận cứ, cách lập luận).
Bước 2: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ.
Trên đây là sáu thao tác lập luận có thể vận dụng để làm bài văn nghị luận
về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhưng tùy vào từng dạng đề để áp dụng
các thao tác một cách phù hợp.
1.3. Những yếu tố tạo thành bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn
trích văn xuôi
1.3.1. Luận điểm

7


Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn. Là linh hồn

của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng
đắn, chân thật đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. Nó được thể
hiện dưới hình thức một câu khẳng định hay phủ định và được diễn đạt sáng tỏ,
dễ hiểu, nhất quán. Không có luận điểm thì không thành bài văn nghị luận.
1.3.2. Luận cứ
Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm.
Luận cứ phải xác thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm mới có sức thuyết
phục.
1.3.3. Luận chứng
Luận chứng là sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh
cho luận điểm. Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều.
1.3.4. Lập luận
Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ,
hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. Có thể xem lập luận như nghệ thuật
của bài văn nghị luận.
1.4. Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
1.4.1. Tìm hiểu đề
Tìm hiểu đề là tìm hiểu các yêu cầu về nội dung nghị luận mà đề bài đặt ra,
xác định phương pháp nghị luận, giới hạn nội dung nghị luận và giới hạn dẫn
chứng. Vì vậy, phần tìm hiểu đề học sinh phải trả lời được bốn câu hỏi sau:
- Đề bài đặt ra vấn đề gì cần phải giải quyết?
- Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào?
- Cần sử dụng các thao tác nghị luận nào? Thao tác nào là chính?
- Để giải quyết vấn đề nghị luận cần sử dụng những dẫn chứng nào? Lấy ở
đâu?
1.4.2. Tìm ý
Tìm ý là xác định từng yếu tố của nội dung nghị luận mà đề bài đặt ra. Cần
lưu ý các ý trong bài văn phải là bộ phận của luận đề và phải tương ứng với mỗi

8



thao tác theo yêu cầu nghị luận. Muốn làm được điều đó học sinh phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
Tự tái hiện lại về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
đang bàn đến.
Tác phẩm, đoạn trích văn xuôi ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là
những nội nào? Mỗi nội dung tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Gửi gắm
thông điệp gì?
Xác định giá trị nghệ thuật làm nổi bật nội dung. Từ việc tái hiện kiến thức
đã học học sinh có thể:
Xác định luận điểm cơ bản của bài làm, các luận điểm phụ.
Tìm luận cứ làm cơ sở cho từng luận điểm.
1.4.3. Lập dàn ý
Lập dàn ý là cách tổ chức, sắp xếp các ý đã tìm được thành một bố cục
khoa học, hợp lí bằng các thao tác đã chọn cho bài làm. Dàn ý phải đảm bảo bố
cục ba phần của bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài và kết bài.
Dàn ý của bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi có bố cục
như sau:
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
Nêu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Bàn luận về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích
văn xuôi theo định hướng của đề bài.
Lần lượt nêu các luận điểm, luận cứ đã tìm được.
Kết bài:
Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cả hai mặt nội dung và
nghệ thuật.
1.4.4. Dựng đoạn và liên kết đoạn

Dựng đoạn:

9


Học sinh cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn
văn nghị luận. Kết thúc luận điểm phải xuống dòng, lùi đầu dòng và viết hoa.
Một đoạn văn nghị luận phải có các loại câu sau: Câu chủ đề của đoạn là
câu nêu luận điểm của cả đoạn cần viết ngắn gọn, rõ ràng; Câu phát triển đoạn
gồm một số câu liên kết với nhau như câu giải thích, chứng minh, bình luận;
Câu kết đoạn là câu nhận xét, đánh giá về vấn đề cần triển khai.
Liên kết đoạn:
Các đoạn trong một bài văn nghị luận cần phải có sự liên kết chặt chẽ với
nhau dựa trên hai mối liên kết là nội dung và hình thức:
Liên kết về nội dung: Tất cả các đoạn trong bài văn nghị luận bắt buộc phải
có liên kết về nội dung, nghĩa là mỗi đoạn đều hướng vào luận đề, làm rõ luận
đề, nếu không bài văn sẽ lan mang, lạc đề.
Liên kết hình thức: Có thể thấy qua các từ nối, từ liên kết đứng ở đầu mỗi
đoạn văn làm cho bài văn mạch lạc, rõ ràng.
1.4.5. Viết bài văn
Nguyên tắc chung khi viết bài văn học sinh phải dựa vào dàn ý đã lập để
viết thành bài văn, không viết một cách tùy tiện. Như vậy, bài văn mới thống
nhất, cân đối, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Tuy nhiên, khi viết cũng không
nên quá gò bó vào dàn ý khiến câu văn trở nên khô khan, cứng nhắc mà phải
dành cho ngòi bút một khoảng sáng tạo để thổi hồn vào bài viết tạo khí sắc cho
bài văn nghị luận. Người viết phải tạo cho mình một giọng điệu riêng phù hợp
với từng bài viết cụ thể.
1.4.6. Đọc lại và sửa bài:
Đây là bước quan trọng nhưng học sinh thường xem nhẹ bước này nên mắc
phải những lỗi không đáng có. Vì vậy, học sinh cần phải rèn luyện thói quen đọc

và sửa lại bài sau khi viết để tránh những lỗi sau:
Lỗi về nội dung: viết thiếu ý, ý chưa hoàn chỉnh, hoặc chưa lôgíc.
Lỗi về kiến thức: Sai tên tác giả, tác phẩm, dẫn chứng thiếu chính xác.

10


CHƯƠNG 2
CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VỀ
MỘT TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
2.1. Dạng bài phân tích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm
2.1.1. Đề tài
Dạng bài này thường tập trung vào những tác phẩm, đoạn trích văn xuôi có
nhan đề hay, độc đáo.
Trong chương trình Ngữ văn 12 những tác phẩm, đoạn trích có nhan đề hay
có thể dùng để ra đề như: "Vợ nhặt" của Kim Lân, "Rừng xà nu" của Nguyễn
Trung Thành, "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu...
2.1.2. Cấu trúc tổng quát của bài văn
- Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Trình bày xuất xứ của nhan đề: Phải nói rõ nhan đề ấy được lấy từ đâu,
trong hay ngoài tác phẩm. Đặc biệt chú ý đến nhứng trường hợp nhan đề mà tác
giả có trải qua quá trình lựa chọn, thay đổi.
- Phân tích ý nghĩa cụ thể và ấn tượng của nhan đề đối với tác phẩm.
- Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của nhan đề trong việc nêu bật chủ đề, tư
tưởng của tác phẩm.
2.1.3. Đề bài tham khảo
Đề: Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn "Vợ nhặt" của
Kim Lân?
Gợi ý cách làm

Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Kim Lân và tác phẩm "Vợ Nhặt".
- Nêu xuất xứ của nhan đề: Tiền thân là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư", khi viết
lại lấy tên là "Vợ nhặt". Nhan đề này lấy tình tiết Tràng nhặt vợ trong nạn đói
năm 1945 để đặt tên.
Thân bài:

11


- Ý nghĩa cụ thể của nhan đề: "Vợ nhặt" tạo ấn tượng kích thích sự tò mò,
chú ý của người đọc vì thân phận rẻ rúng của con người trong nạn đói.
- Ý nghĩa chủ đề của nhan đề: "Vợ nhặt" nhan đề đã định hướng được chủ
đề của tác phẩm: phản ánh tình cảnh thê thảm và thân phận rẻ rúng, tủi nhục của
người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945; Phản ánh sự đen
tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Kết bài:
Nhan đề "Vợ Nhặt" đã góp phần rất lớn vào sự thành công của tác phẩm,
hướng đến bộc lộ chủ đề của tác phẩm.
2.2. Dạng bài phân tích ý nghĩa tình huống truyện
2.2.1. Đề tài
Dạng bài này thường xuất phát từ những tác phẩm, đoạn trích văn xuôi có
tình huống độc đáo làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Trong chương trình Ngữ văn 12 những tác phẩm, đoạn trích có tình huống
hay có thể dùng để ra đề như: "Vợ nhặt" của Kim Lân, "Những đứa con trong
gia đình" của Nguyễn Thi, "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu...
2.2.2. Cấu trúc tổng quát của bài văn
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Nêu tóm tắt tình huống truyện.

- Phân tích ý nghĩa của tình huống: Sự hấp dẫn, độc đáo của tình huống
truyện; tác dụng của tình huống đối với sự phát triển cốt truyện và nhân vật.
- Đánh giá, nhận xét về ý nghĩa của tình huống trong việc thể hiện nội dung
tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.
2.2.3. Đề bài tham khảo
Đề: Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa tình huống truyện trong tác phẩm
"Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu?
Gợi ý cách làm
Mở bài:

12


- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Minh Châu và tác phẩm "Chiếc thuyền
ngoài xa".
- Nêu tình huống truyện của tác phẩm là hai phát hiện trái ngược nhau của
nghệ sĩ Phùng.
Thân bài:
- Phân tích sự độc đáo, đặc sắc của tình huống:
+ Bức tranh thiên nhiên thì tuyệt đẹp, hoàn mỹ, toàn bích.
+ Bức tranh cuộc sống lại đen tối, xấu xa, đầy nghịch lí.
- Ý nghĩa của tình huống:
+ Giá trị hiện thực: Phản ánh hiện thực cuộc sống mưu sinh đầy cam go
của gia đình thuyền chài và nạn bạo hành gia đình do cuộc sống đói nghèo.
+ Giá trị nhân đạo: Bày tỏ cái nhìn nhân đạo của tác giả về con người và
cuộc sống qua sự cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của người đàn bà hàng
chài.
+ Bày tỏ quan niệm nghệ thuật của nhà văn: Nghệ thuật chân chính không
bao giờ rời xa cuộc đời, phải xuất phát từ cuộc đời và luôn vì cuộc đời mà có.
Kết bài:

Đây là một tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa nhận thức, khám phá và
phát hiện về đời sống xã hội, con người.
2.3. Dạng bài phân tích nhân vật
2.3.1. Đề tài
Dạng bài này thường tập trung vào các nhân vật trung tâm, nhân vật chính
làm nổi bật nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Có khi đề
bài chỉ yêu cầu phân tích một khía cạnh của nhân vật.
2.3.2. Cấu trúc tổng quát của bài văn
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Phân tích nhân vật về ngoại hình, số phận, tính cách, phẩm chất, diễn biến
tâm trạng...

13


- Đánh giá nhân vật: Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của
tác phẩm; nghệ thuật xây dựng nhân vật thành công ở mặt nào: tâm lí, số phận,
phẩm chất, tư tưởng...
Đánh giá khái quát về nhân vật vừa phân tích đối với sự thành công của tác
phẩm.
2.3.3. Đề bài tham khảo
Đề: Phân tích sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị trong
đêm tình mùa xuân qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài ?
Gợi ý cách làm
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Tô Hoài và tác phẩm "Vợ chồng A Phủ".
- Nêu khái quát về nhân vật Mị.
Thân bài:
- Hoàn cảnh và số phận của Mị:

+ Mị là cô gái trẻ đẹp, bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.
+ Mị bị chiếm đoạt nhan sắc, bị bóc lột sức lao động.
+ Cuộc sống của Mị khổ hơn cả trâu ngựa.
+ Mị trở thành con người vô cảm trước cuộc sống.
- Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị trong đêm tình mùa
xuân:
+ Hành động:
. Mị lén lấy hủ rượu uống ừng ực từng bát đến lúc say.
. Mị nghe tiếng sáo gọi bạn tình và ngồi nhẩm theo lời bài hát của người
đang thổi sáo.
. Mị vào phòng xắn thêm mỡ bỏ vào đèn cho sáng, quấn lại tóc, lấy váy
hoa chuẩn bị đi chơi.
+ Ý thức:
. Mị ý thức được cuộc sống đau khổ thực tại, Mị nhận ra mình còn rất trẻ,
mình và A Sử không có lòng mà phải ở với nhau, Mị muốn đi chơi.

14


. Khi bị A Sử trói Mị vẫn không thấy đau đớn mà tâm hồn vẫn theo những
cuộc chơi.
- Từ những hành động và ý thức đó chứng tỏ tâm hồn Mị vẫn chưa hoàn
toàn chết hẳn mà luôn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc
mãnh liệt dù cuộc sống bị vùi dập đọa đày.
Kết bài:
Dù cuộc sống tủi nhục bị áp bức, đày đọa nhưng trong Mị luôn ẩn chứa
một sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt đó chính là phẩm chất
đáng qúy của người lao động miền núi.
2.4. Dạng bài phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm
2.4.1. Đề tài

Dạng bài này thường tập trung vào những tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
phản ánh giá trị hiện thực rõ ràng để qua đó làm nổi bật nội dung của tác phẩm.
Dạng đề này hiện nay rất thông dụng phù hợp với mục đích kiểm tra khả năng
vận dụng cao của học sinh.
2.4.2. Cấu trúc tổng quát của bài văn
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích khái niệm thế nào là giá trị hiện thực?
- Biểu hiện của giá trị hiện thực qua tác phẩm:
+ Tác phẩm phản ánh hiện thực gì của xã hội? Làm rõ hiện thực mà nhân
vật chính phải gánh chịu.
+ Nguyên nhân của hiện thực đó là gì?
+ Thái độ, cách giải quyết của nhà văn trước hiện thực đó ra sao?
+ Giá trị hiện thực đó có sức tố cáo hay ngợi ca xã hội?
- Đánh giá ý nghĩa của giá trị hiện thực đối với sự thành công của tác
phẩm.
2.4.3. Đề bài tham khảo
Đề: Qua truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân anh (chị) hãy phân tích giá
trị hiện thực của tác phẩm?
15


Gợi ý cách làm:
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Kim Lân, tác phẩm "Vợ nhặt".
- Nêu giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh nạn đói năm 1945.
Thân bài:
- Giá trị hiện thực là khả năng phản ánh đời sống xã hội một cách khách
quan trung thực qua tác phẩm văn học.
- Biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm "Vợ nhặt":

+ Tái hiện chân thật, sinh động nạn đói năm 1945 qua hình ảnh xóm ngụ
cư, gia cảnh của Tràng, người vợ nhặt, bữa cơm ngày đói đón nàng dâu.
+ Nguyên nhân gây ra nạn đói là do bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật.
+ Thái độ của nhà văn: Kim Lân đã thương cảm sâu sắc với những người
nghèo khổ, và giúp họ tìm được niềm tin trong cuộc sống qua sự nương tựa vào
nhau để vượt qua cái đói, cái chết, cùng nhau hướng về sự sống.
Kết bài:
Giá trị hiện thực là một trong những thành công lớn của truyện ngắn "Vợ
nhặt" trong việc thể hiện tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám.
2.5. Dạng bài phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm
2.5.1. Đề tài
Dạng bài này thường tập trung vào các tác phẩm, đoạn trích văn xuôi thể
hiện cái nhìn đầy nhân ái của nhà văn đối với con người và cuộc sống.
2.5.2. Cấu trúc tổng quát của bài văn
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo là gì?
- Những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm:
+ Nhà văn thấu hiểu, đồng cảm với nỗi khổ của nhân vật.
+ Tố cáo những thế lực chà đạp lên thân phận con người.

16


+ Phát hiện, trân trọng và ngợi ca những giá trị, phẩm chất, vẻ đẹp của con
người.
+ Tin tưởng vào khả năng của con người để hướng họ đến một cuộc sống
tốt đẹp hơn.
- Đánh giá sự thành công của giá trị nhân đạo đối với tác phẩm.

2.5.3. Đề bài tham khảo
Đề: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của tác phẩm văn học. Anh
(chị) hãy phân tích giá trị đó trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của
Nguyễn Minh Châu?
Gợi ý cách làm
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Minh Châu và tác phẩm "Chiếc thuyền
ngoài xa".
- Nêu vấn đề cần nghị luận là giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Thân bài:
- Giá trị nhân đạo: là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân
chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của con
người trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với
những nét đẹp tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của họ dù trong bất
kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống.
- Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa":
+ Tác phẩm thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn với cuộc sống nghèo
khổ của người dân làng chài sau chiến tranh qua hình ảnh người đàn bà hàng
chài phải chịu đựng những đắng cay, vất vả trong cuộc sống.
+ Lên án nạn bạo hành gia đình trong xã hội đẩy người đàn bà đến cuộc
sống đau khổ qua hành động thô lỗ, vũ phu và độc ác của người đàn ông.
+ Tác phẩm là sự khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của người lao động mà tiêu
biểu là người đàn bà hàng chài và niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ: đó là
vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hy sinh, sự thấu hiểu lẽ đời. Dù trong hoàn cảnh đau

17


khổ, tăm tối vẫn ngời lên vẻ đẹp của tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng trong
tâm hồn người đàn bà.

+ Nhà văn đã đặt ra vấn đề cần phải làm gì để giải thoát con người khỏi bi
kịch của gia đình và cuộc sống đó cũng là tư tưởng nhân đạo cao cả của tác giả.
Kết bài:
Giá trị nhân đạo trong "Chiếc thuyền ngoài xa" là một sự thành công lớn
của tác phẩm. Thể hiện sự cảm thông, băn khoăn trăn trở của Nguyễn Minh
Châu đối với thân phận con người.
Trên đây là một số dạng đề bài cơ bản thường gặp trong dạng bài nghị luận
về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Ngoài những dạng đề này còn có nhiều
dạng đề khác nhưng ở sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ tập trung vào những
dạng đề thường gặp trong thực tế.

18


PHẦN III. KẾT LUẬN
Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
cho học sinh là một yêu cầu hết sức cần thiết. Vì đây là kiểu bài không chỉ rèn
luyện kĩ năng tạo lập văn bản mà còn rèn luyện khả năng tư duy logíc, tư duy
khoa học, khả năng phân tích và cảm thụ tác phẩm văn học, sự nhạy cảm trước
những vấn đề của đời sống xã hội. Công việc đó không phải làm trong ngày một
ngày hai mà cả một quá trình lâu dài đòi hỏi sự tâm huyết, lòng yêu nghề của
mỗi giáo viên. Với kinh nghiệm nhiều năm liền giảng dạy môn Ngữ văn lớp 12
bản thân tôi đã tham khảo, nghiên cứu để đúc rút lại một số kinh nghiệm rèn
luyện kĩ năng giúp học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm, đoạn trích
văn xuôi. Sáng kiến kinh nghiệm này hy vọng sẽ giúp các em có thêm kiến thức,
kĩ năng để làm tốt kiểu bài này trong những kì thi sắp tới.
Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ là một tài liệu bổ ích, thiết thực đối với thầy
cô giáo đặc biệt là các em học sinh lớp 12. Trong quá trình nghiên cứu, phân
tích, hệ thống chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự góp ý của
bạn bè đồng nghiệp, bạn đọc để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn.


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bí quyết giỏi văn - Vũ Ngọc Khách
2. Chuẩn bị kiến thức - kĩ năng làm bài thi môn văn - TS Nguyễn Xuân Lạc
3. Chuẩn kiến thức – kĩ năng lớp 12
4. Hướng dẫn đọc văn - làm văn lớp 12 - Nguyễn Hữu Lê
5. Hướng dẫn ôn tập kì thi THPT quốc gia năm học 2014-2015
6. Những bài văn nghị luận đặc sắc - Tạ Thanh Sơn, TS Lê Bảo Châu
7. Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông - Nguyễn Quốc Siêu
8. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11, 12
9. Sách giáo viên Ngữ văn 10, 11, 12
10. Thiết kế bài dạy Ngữ văn 12 tập 2 – Lưu Đức Hạnh (chủ biên)

20



×