Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN dạy truyện hiện đại ngữ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.9 KB, 21 trang )

Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học đồ sộ của nhân loại, tác phẩm tự sự chiếm một vị trí
rất quan trọng, góp phần làm nên sức hấp dẫn của bộ môn khoa học mang tính
nghệ thuật đọc đáo mà ở đó truyện ngắn giữ một vai trò khá đặc biệt. Tuy xuất
hiện muộn trong lịch sử văn học nhưng nó lại có nội dung và hình thức nghệ thuật
phong phú và đa dạng.
Truyện ngắn chiếm một phần lớn trong thể loại tự sự. Qua những câu
chuyện người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm, thái độ, cách ứng xử đúng
đắn giữa con người với thiên nhiên, con người với con người, gây ấn tượng sâu
đậm về cuộc đời và tình người... Qua đó giúp người đọc, đặc biệt là lứa tuổi thanh
thiếu niên có nhận thức, tình cảm và định hướng đúng. Những câu chuyện ngắn là
những thông điệp làm sáng lên, đẹp hơn tâm hồn, tình cảm, nhân cách của người
đọc. Đó cũng chính là lí do góp mặt của các tác phẩm tự sự nói chung và truyện
ngắn nói riêng trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Việc tiếp cận các tác phẩm tự sự - truyện ngắn và hiểu cho đúng, đủ không
phải là đơn giản bởi mỗi tác phẩm có hiệu quả thẩm mĩ riêng, thể hiện rất rõ đặc
trưng thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng,
phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con
người, bởi vậy tác phẩm rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp... Truyện ngắn rất gần
gũi với đời sống hàng ngày, lại súc tích, gợi trường liên tưởng, suy ngẫm với ý
nghĩa sâu xa... Mỗi tác phẩm lại mang một văn phong, kết cấu, cốt truyện... khác
nhau đòi hỏi người đọc phải tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo mang tính nghệ
thuật... Vì thế, khoa học về phương pháp dạy học trong nhà trường cần đặt ra vấn
đề: Dạy học tác phẩm tự sự - truyện ngắn như thế nào cho phù hợp với phương


pháp dạy học mới, lấy học sinh làm chủ thể sáng tạo.
Từ những vấn đề trên đây, bản thân tôi xin mạnh dạn trao đổi với các bạn
đồng nghiệp “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần truyện hiện đại Việt
Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tại trường TH&THCS Lý Thường

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 1


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

Kiệt” mà bản thân tôi - một giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn 9 đã đúc kết
được qua nhiều năm.
2. Cơ sở lý luận
Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung
và phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Phân tích một tác phẩm truyện là trình
bày những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ
thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát
từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác
phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm
truyện phải rõ ràng, đúng đắn, có sức thuyết phục.
Tác phẩm truyện hiện đại là một phần quan trọng trong tổng thể các tác
phẩm văn học được đưa vào giảng dạy ở lớp 9. Đặc biệt nhiều năm, kì thi học sinh
giỏi, kì thi vào lớp 10 THPT chọn phần này làm đề thi. Thông qua việc đọc và học
tác phẩm văn học, học sinh sẽ có một vốn khá phong phú về kiến thức văn học
(tác phẩm, thể loại …)và cũng đã được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân
tích, bình giá tác phẩm ….Đó là một thuận lợi. Vì vậy học sinh cần phải nắm

vững được những yêu cầu cũng như mức độ cần đạt được khi phân tích tác phẩm.
Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ: “ Dạy văn lấy cảm làm đầu”.
Người giáo viên dạy học trò phân tích tác phẩm truyện không thể nghèo nàn cảm
xúc. Bởi những trang truyện hay, những số phận của các nhân vật trong truyện đều
có cuộc đời riêng, có tư tưởng, tình cảm, nội tâm… phong phú và đa dạng. Cho
nên, trong hướng gợi ý học sinh trình bày những cảm nhận, đánh giá về nhân vật,
sự kiện, chủ đề… trong tác phẩm truyện phải xuất phát từ những rung cảm chân
thật, thẩm mĩ. Trong quá trình hướng dẫn học sinh cách phân tích, giáo viên cần
chú ý phát huy, động viên tính tích cực, sáng tạo của từng học sinh, tránh gò ép
học sinh theo những khuôn mẫu nhất định. Người giáo viên phải biết khơi gợi
những cảm xúc của học sinh, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở học sinh
những nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua hình tượng nhân
vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại…Vì vậy, nếu ai đó tự cho rằng mình đã gợi đầy
đủ các ý tưởng của tác phẩm qua từng trang truyện thì chưa hẳn là một giáo viên
Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 2


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

dạy tốt, nắm chắc phương pháp hướng dẫn học sinh cách phân tích tác phẩm
truyện.
3. Cơ sở thực tiễn
Trong một thời gian giảng dạy, tôi chưa chú trọng đến đặc trưng của thể loại
truyện ngắn nên chưa khai thác được hết và có hệ thống các yếu tố quan trọng của
nó nên chưa giúp học sinh nắm được vấn đề theo đặc trưng của thể loại.
Khi học môn Ngữ Văn, đặc biệt là khi phân tích tác phẩm truyện đòi hỏi

học sinh không chỉ hiểu mà còn cần phải có những cảm nhận, cách đánh giá về tác
phẩm.
Thực tế cho thấy, học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi phân tích tác phẩm
truyện hiện đại. Không hiếm trường hợp, học sinh tỏ ra lúng túng trước một tác
phẩm truyện. Thậm chí có những diễn đạt tỏ ra bế tắc, ngô nghê.
4. Thực trạng
Hơn mười năm đứng trên bục giảng, tôi thường trăn trở với những bài giảng
của mình. Có những bài giảng thành công. Tuy nhiên, không ít bài giảng chưa đạt
hiệu quả cao. Chính điều đó khơi dậy trong tôi khao khát tìm tòi để khắc phục. Một
trong những thể văn mà cả thầy và trò, trong thực tế đều rất “ngại” đối mặt, đó là
thể truyện hiện đại với những đặc trưng nổi bật của nó. Trên lý thuyết, ai nắm được
quy luật, bản chất của vấn đề thì người đó sẽ chiến thắng. Mặc dầu vậy, tính thực
tiễn luôn dạy cho tôi bài học rằng: Mọi điều không dễ dàng như ta tưởng. Đặc biệt
môn Ngữ văn, môn học đòi hỏi tính nghệ thuật cao ngay cả trong quá trình cảm
thụ. Tôi đã khảo sát thực trạng để làm phép so sánh hiệu quả của giải pháp mà
mình đã đưa ra. Đây là kết quả khảo sát cho đối tượng học sinh khi tôi chưa áp
dụng hướng dẫn phương pháp cho các em.
Số
lượng
41

Giỏi
SL %
12.
5
2

Khá
SL %
17.

7
1

Tb
SL
21

%
51.
2

Yếu
SL %
17.
7
1

Kém
SL

%

1

2.4

Thực trạng cho thấy, khả năng phân tích và cảm thụ về truyện của các em
còn hạn chế. Vì vậy, kết quả thu được không mấy khả quan.

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng


Trang 3


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

PHẦN II

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát về truyện và đặc trưng của truyện
Truyện được sáng tác theo thể văn xuôi, sử dụng phương thức biểu đạt tự sự
là chính. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống qua các sự kiện, biến cố và hành
vi con người trong toàn bộ tính khách quan của nó. Ở đây, tư tưởng và tình cảm
của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động của con người, nhà văn
kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác
rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là một thế giới tạo hình xác định
đang tự tồn tại, phát triển, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của người viết.
Tức là kể chuyện để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm tư con người. Đã là
truyện thì phải có câu chuyện, tức là có tình tiết. Tình tiết làm cho những sự việc
ngẫu nhiên, hằng ngày ngưng đọng lại thành truyện. Tình tiết là dấu hiệu đầu tiên
của truyện. Dù biến hóa trăm màu nghìn vẻ, tình tiết luôn tồn tại trong truyện, dù
là truyện dân gian, cổ điển, cận đại hay hiện đại.
Tình tiết mặc dầu là yếu tố tất nhiên của truyện nhưng không phải là yếu tố
quan trọng nhất. Tình tiết là sự việc, là biến cố đang vận động, đang phát triển.
Nhưng trung tâm của sự việc, của biến cố là con người, trung tâm của tình tiết là
nhân vật. Đối tượng chủ yếu của văn học là những con người với cuộc sống bên
trong và cuộc đời bên ngoài của họ. Truyện không phải chỉ kể về các sự việc, các
biến cố. Bởi vì khoa học cũng làm việc đó. Nhà lịch sử cũng có thể kể lại một trận

đánh. Truyện là văn học, truyện kể về con người, về vận mệnh của những con
người.
Đã là truyện thì phải có lời kể. Lời kể là một yếu tố rất quan trọng của
truyện. Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng của truyện được dệt nên qua lời
kể đó. Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống thành hình tượng
trong truyện, mặt khác cũng lại là phương tiện để thể hiện thái độ, tình cảm, tư
tưởng, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống.

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 4


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

Một truyện hay thường khi do bản thân câu chuyện được kể đồng thời còn
do cách kể chuyện. Có khi từ những truyện không có gì ghê gớm, đặc biệt mà
người kể có thể kể thành rất lý thú, sâu sắc. Đó là vì người kể thường hay thể hiện
cách nhìn, cách nghĩ, cách nhận xét, cách đánh giá, nói chung là thể hiện thái độ
của người kể đối với sự việc và con người trong truyện.
Lời kể đó là cái nền ngôn ngữ đồng thời là cái nền tình cảm của truyện. Lời
kể trong truyện thường khắc họa nên hình tượng một nhân vật thường khi là vô
hình mà lại vô cùng quan trọng; đó là hình tượng tác giả hay rộng hơn hình tượng
người kể chuyện. Khi phân tích, đọc, giảng truyện ta không thể nào bỏ qua yếu tố
quan trọng này.
Một tác phẩm tự sự (truyện) tất nhiên cũng giống như bất kì một tác phẩm
văn học nào khác, đòi hỏi phải được phân tích toàn diện, cặn kẽ và đúng phương
hướng. Điều đặc biệt ở tác phẩm truyện là cấu tạo hình tượng tác phẩm dựa vào 3

yếu tố: Tình tiết (cốt truyện), nhân vật và lời kể. Vì vậy khi phân tích truyện cần
lưu tâm đến ba yếu tố này. Đó cũng là đặc trưng phân biệt cấu tạo một tác phẩm
truyện với một bài thơ trữ tình hay một bài văn chính luận.
2. Các giải pháp
Khi phân tích một truyện hiện đại, ngoài việc cung cấp để học sinh nắm
chắc kiến thức về thân thế, sự nghiệp sáng tác của tác giả, hoàn cảnh lịch sử, xuất
xứ cũng như động cơ, mục đích viết tác phẩm của nhà văn. Đồng thời giúp học
sinh cảm nhận sâu sắc giá trị nội dung của tác phẩm… (như phân tích một tác
phẩm văn học nói chung) thì giáo viên cần đặc biệt chú ý hướng dẫn học sinh theo
những giải pháp quan trọng sau:
2.1. Giúp học sinh nắm vững bối cảnh xã hội.
Chúng ta đều biết rằng, khi đọc – hiểu bất kì một tác phẩm thuộc thể loại
nào cũng nên chú ý tới bối cảnh xã hội (hoàn cảnh sáng tác) mà tác phẩm ra đời.
Đây là yêu cầu quan trọng để thấy được tính lịch sử cụ thể của diễn biến đời sống
được miêu tả trong truyện từ đó hiểu thêm ý nghĩa của truyện.
Mỗi tác phẩm văn học nói chung đều hình thành trong một hoàn cảnh cụ
thể, trong đó các yếu tố: lịch sử, xã hội, văn hoá đều ít nhiều chi phối tới nội dung
Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 5


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

tư tưởng của tác phẩm. Có những vấn đề trong tác phẩm từ thời trung đại nhưng
đến nay còn nguyên giá trị, chẳng hạn thái độ cứng cỏi trước những bất công
ngang trái, trước cái ác của Ngô Tử Văn trong Chuyện chức Phán sự đền Tản
Viên của Nguyễn Dữ đến nay vẫn là bài học quý giá cho mỗi người. Nhưng cũng

có những truyện đề cập tới những vấn đề lịch sử mà nếu không hiểu được hoàn
cảnh xã hội lúc đó thì không thể nào nắm bắt được cái thần thái, dụng ý mà nhà
văn muốn đề cập; chẳng hạn vấn đề: ngợi ca những con người lao động như anh
thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Nếu học sinh không
biết rằng truyện ra đời trong hoàn cảnh miền Bắc đang đẩy mạnh công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam, trong hoàn
cảnh ấy, truyện mang dấu ấn của một thời điểm lịch sử mà mọi người đều có ý
thức sống cho cái chung và dường như quên đi bản thân mình thì sẽ không thấy
được vẻ đẹp của anh thanh niên cũng như giá trị của tác phẩm. Đó là một ví dụ
cho rất nhiều ví dụ để ta có thể khẳng định vai trò quan trọng của việc tìm hiểu
“lai lịch xuất thân” của tác phẩm.
Đối với các văn bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9,
tôi luôn chú trọng và yêu cầu học sinh nắm bắt thật chắc bước tìm hiểu bối cảnh
xã hội, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
Một số hình thức giúp HS nắm vững hoàng cảnh sáng tác của các tác
phẩm: Tuỳ thuộc vào điều kiện dạy học (phòng học truyền thống hay phòng ti vi
thông minh) để giáo viên đưa ra phương pháp phù hợp bằng cách yêu cầu các em
trình bày ngắn gọn, cho các em xem các đoạn video minh họa (Cảnh bom đạn
chiến tranh khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa thời đánh Mĩ cho văn
bản Những ngôi sao xa xôi hay trích đoạn phim Cánh đồng hoang cho văn bản
Chiếc lược ngà), tranh ảnh hoặc giáo viên tái hiện...
2.2. Giúp học sinh hiểu được giá trị của tình huống truyện.
Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại,
nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho
tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả được bộc lộ
sắc nét nhất.
Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 6



Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

Trong truyện ngắn, tình huống truyện là nhân tố tổ chức của thiên truyện.
Tức là nó bao trùm và chi phối các thành tố khác như nhân vật, cảnh vật, bố cục,
kết cấu, lời trần thuật... Nhìn ở chiều ngược lại, những thành tố kia lại làm sống
dậy cái tình huống này. Diện mạo của một truyện ngắn, xét đến cùng, là do tình
huống truyện quyết định.
Từ đó có thể khẳng định rằng, đặt vào tình huống truyện, tính cách, tâm lí
nhân vật sẽ tự bộc lộ rõ nét, đồng thời chủ đề tác phẩm cũng thể hiện sâu sắc.
Ngoài ra tình huống truyện còn tác động đến kịch tính của tác phẩm, tạo nên sức
hấp dẫn cho truyện. Do đó, "Tạo tình huống là phần lao động quan trọng nhất của
quy trình sáng tạo một truyện ngắn. Người viết có được một tình huống đặc sắc là
đã có một tiền đề khá vững chắc cho thành công của cả truyện gắn. Còn người đọc
nắm được tình huống thì xem như đã có một chìa khóa tin cậy để mở vào thế giới
bí ẩn của tác phẩm" (Tiến sĩ Chu Văn Sơn).
Vậy ta sẽ khai thác tình huống truyện như thế nào? Đầu tiên, học sinh phải
nắm được khái niệm tình huống truyện. Khi các em đã hiểu, ở từng đơn vị bài học
giáo viên có thể đặt câu hỏi giúp học sinh tìm ra được tình huống truyện ở mỗi
văn bản.
Ngay từ truyện ngắn đầu tiên là văn bản “Làng” của Kim Lân, giáo viên cung cấp
cho HS khái niệm “tình huống truyện”: Tình huống truyện là một hoàn cảnh có
vấn đề xuất hiện trong tác phẩm. Trong hoàn cảnh đó, nhân vật sẽ có hành động,
lời nói, suy nghĩ… bộc lộ rõ nhất, điển hình nhất bản tính của mình. Qua đó chủ
đề tác phẩm sẽ thể hiện trọn vẹn. Sau đó có thể yêu cầu học sinh chỉ ra ý nghĩa
của tình huống. Từ đây giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn để học sinh đi vào tìm hiểu
văn bản.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Làng” của nhà văn Kim Lân, sau khi cho HS

nắm vững khái niệm tình huống truyện, giáo viên có thể hỏi: Sự kiện nào bao
trùm và chi phối toàn bộ truyện này? Hoặc: Sự kiện bao trùm nào đã giúp tác giả
dựng lên toàn bộ truyện ngắn này là gì?

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 7


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên có thể gợi ý (khi HS không phát hiện được) để HS thấy được tình
huống truyện: Ông hai là người yêu làng nhưng ở nơi tản cư, ông Hai nghe được
tin làng Chợ Dầu theo giặc, lập tề nên ông rất đau khổ, tủi nhục.
Ví dụ 2: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn
Thành Long, giáo viên có thể hỏi: Những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên
hiện lên khi nào?
HS xác định được: Những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên hiện lên
trong cuộc gặp gỡ giữa anh và ông hoạ sĩ, cô kĩ sư.
Từ đó giáo viên khái quát về tình huống truyện: Truyện xoay quanh cuộc
gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn một mình
trên đỉnh Yên Sơn với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư qua lời giới thiệu của bác lái xe. Từ
đó khám phá ra vẻ đẹp của Sa Pa và anh thanh niên.
Khi HS đã xác định được tình huống truyện, giáo viên có thể nâng cao bằng
việc yêu cầu các em xác định ý nghĩa (chủ đề) của văn bản.
Ví dụ: Sau khi HS xác định được tình huống trong truyện ngắn “Làng” của
Kim Lân, giáo viên có thể hỏi: Tình huống truyện này có ý nghĩa gì? Hoặc: Qua
tình huống đó điều gì sẽ được hiện lên?

Định hướng để các em thấy được: Tình huống truyện đã làm nổi bật lòng
yêu làng gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai (cũng là
của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp).
2.3. Hướng dẫn học sinh cảm thụ sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhân vật
qua các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm.
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật. Nhân vật chính là nơi
mang chở nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan
niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn.
Bởi thế, phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến
giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của
nhà văn.
Một nhân vật văn học thành công cũng như một con người sinh động ngoài
đời. Đó là “con người này” trong sự phân biệt với con người khác. Nó có tính cách
Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 8


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

riêng, số phận riêng không thể lẫn. Bởi thế, phân tích một nhân vật làm sáng tỏ
một tính cách, một số phận.
Song vấn đề là nhà văn không trực tiếp bước vào tác phẩm mà nói lên điều
ấy. Tính cách, số phận nhân vật hiện lên sinh động trong tác phẩm qua nhiều
phương diện cụ thể như:
- Lai lịch
- Ngoại hình
- Cử chỉ, hành động

- Ngôn ngữ
- Nội tâm (được thể hiện thông qua các yếu tố trên, đặc biệt là qua lời độc
thoại và độc thoại nội tâm)
- Lời của các nhân vật khác.
Tuy nhiên, không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy
đủ các phương diện này. Sau đây, tôi xin trình bày lần lượt cách khai thác các
yếu tố trên:
2.3.1. Lai lịch
Đây là phương diện đầu tiên góp phần hình thành đặc điểm tính cách cùng
cuộc đời của nhân vật. Lai lịch có quan hệ trực tiếp và quan trọng với đường đời
của một người cũng như mục đầu tiên ta thường khai trong bản “Sơ yếu lí lịch” là
thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình vậy. Chính vì vậy, khai thác được yếu tố
này cũng góp phần giúp HS thấy được tính cách của nhân vật.
Ví dụ 1: Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê,
nhân vật chính Phương Định vốn là một cô gái Hà Nội từng có một thời học sinh
hồn nhiên, vô tư lự bên mẹ, trong căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trước
chiến tranh. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp phần tạo nên ở Phương Định nét tính
cách có vẻ hơi điệu, thích làm duyên, mơ mộng, giàu cảm xúc, nhạy cảm, yêu đời –
những nét thanh lịch đáng yêu của một cô gái Hà thành ngay cả trong hoàn cảnh
khốc liệt của chiến trường.

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 9


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm


Khi giúp HS tìm hiểu và khái quát được nét tính cách trên, giáo viên có thể
đặt câu hỏi: Tại sao sống trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nguy hiểm nhưng cô
vẫn có được nét tính cách như vậy?
Giáo viên định hướng để cho HS tìm thấy được lai lịch của cô, từ đó chỉ ra
nguyên nhân chính là hoàn cảnh xuất thân như trên. Chính cái lai lịch đó đã làm
dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.
Ví dụ 2. Nhân vật ông Hai (trong “Làng” của Kim Lân), người nông dân
làng chợ Dầu vốn gắn bó với mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, từng yêu nó như máu
thịt, người thân. Thế nên, khi chạm mặt với “thử thách”, thì tình yêu ấy cháy bùng
lên dữ dội hơn bao giờ hết…Rõ ràng, cái “lai lịch” của ông Hai có ảnh hưởng rất
quan trọng, logic đến tính cách của ông sau này.
Tương tự như ví dụ trên, giáo viên có những câu hỏi định hướng để HS thấy
được mỗi quan hệ giữa “lai lịch” của nhân vật với phần nào tính cách của họ.
Có thể nói, tính cách, số phận nhân vật được lí giải một phần bởi thành phần
xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó.
2.3.2. Ngoại hình
Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm
hé mở tính cách nhân vật. Phần lớn trường hợp, đặc điểm tính cách, chiều sâu nội
tâm (cái bên trong) của nhân vật được thống nhất với ngoại hình (vẻ bên ngoài).
Tuy vậy, cũng như “lai lịch”, yếu tố ngoại hình trong các truyện ngắn hiện
đại Việt Nam trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 không được các tác giả chú
trọng. Tuy nhiên nó vẫn góp phần làm nổi bật tính cách của nhân vật.
Ví dụ 1. Trong “Những ngôi sao xa xôi”, nhân vật Phương Định được miêu
tả là cô gái khá, với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh
như đài hoa loa kèn”, còn đôi mắt thì các anh lái xe bảo “Cô có cái nhìn sao mà xa
xăm?”. Chính vẻ đẹp đó làm cho cô có vẻ “kiêu kì” một cách đáng yêu và cũng
giúp người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng của cô gái Hà Nội
này.
Ví dụ 2. Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, anh
thanh niên chỉ được tác giả lướt qua với nét tả ngoại hình: nụ cười thường trực trên

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 10


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

môi, cũng đủ để giúp người đọc cảm nhận được một tâm hồn yêu sống, lạc quan,
cởi mở chân thành…
Chính vì vậy khi cho HS tìm hiểu các văn bản này giáo viên phải giúp các
em hiểu được rằng yếu tố ngoại hình đã giúp làm nổi bật những nét tính cách đáng
yêu của các nhân vật.
2.3.3. Cử chỉ, hành động
Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây
là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của
mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng,
phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó.
Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã
được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển
của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện... Thông qua các
mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau,
người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật.
Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với
những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có
một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử
dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc
miêu tả nhân vật.
Chính vì vậy, khi hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật, người giáo viên cần dẫn

dắt các em tìm được những cử chỉ, hành động tiêu biểu để thông qua đó thấy được
nội tâm, tính cách, phẩm chất của nhân vật.
Để làm được điều này giáo viên cần có các câu hỏi phát hiện, câu hỏi nêu
vấn đề và dạng câu hỏi để HS đánh giá...
Ví dụ 1. Khi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản “Chiếc lược ngà” của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng, để giúp HS thấy được thái độ và tâm trạng của bé Thu khi
nghe anh Sáu gọi con, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Khi nghe anh Sáu gọi con, bé
thu có phản ứng như thế nào?

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 11


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

HS có thể tìm ra chi tiết (hoặc giáo viên gợi ý): con bé giật mình, tròn mắt
nhiền, ngơ ngác, lạ lùng; mặt bổng tái đi, vụt chạy, kêu thé lên: “Má! Má!”.
Đây là những chi tiết thể thể hiện thái độ ngạc nhiên và tâm trạng lo lắng,
sợ hãi của bé Thu khi thấy người đàn ông xa lạ gọi mình là con lại thêm người này
có vết thẹo trên má rất đáng sợ.
Khi tìm được chi tiết, giáo viên yêu cầu HS chỉ ra được nội tâm của nhân
vật thông qua các chi tiết đó: Qua các chi tiết trên, em thấy bé Thu có thái độ và
tâm trạng như thế nào khi gặp ông Sáu?
Có thể HS sinh sẽ thấy được đó là sự ngạc nhiên và nỗi lo lắng, sợ hãi.
Ví dụ 2. Cũng trong “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng,
khi bé Thu vụt chạy thì ông Sáu rơi vào tình trạng đau khổ, thất vọng vì phản ứng
không như mong muốn của con gái. Tâm trạng đó cũng được thể hiện qua nhiều

cử chỉ của anh như: anh đứng sững lại, nhìn theo con, mặt anh sầm lại, hai tay
buông xuống như bị gãy.
Tương ứng với nội dung trên có hai câu hỏi: Sau khi bé Thu bỏ chạy thì anh
sáu có phản ứng như thế nào? Qua các cử chỉ đó la thấy anh đang ở trong tâm
trạng ra sao?
Trong thực tế dạy học, tôi thấy các em rất dễ dàng trả lời được hai câu hỏi
này.
Cử chỉ, hành động là yếu tố rất quan trọng trong truyện hiện đại lớp 9 nên
giáo viên cần khai thác tốt để HS có thể dễ nắm vững nội dung bì học.
2.3.4. Ngôn ngữ và nội tâm
Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác
phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng,
tâm lí, thị hiếu... Ðằng sau mỗi câu câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng
của nó. Sêđrin cho rằng: "Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu
nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất
hiện...Trong cuộc sống, không thể có những hành động, những câu nói mà đàng
sau lại không có một lịch sử riêng". Quả là trong cuộc sống không thể có những

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 12


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

người nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy nhà văn cần phát hiện những nét riêng của
ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm.
Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ

ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động
và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật.
Trong các trào lưu văn học hiện thực, việc cá thể hóa nhân vật qua ngôn
ngữ nhân vật được nhà văn đặc biệt quan tâm và được thực hiện bằng nhiều cách
khác nhau.
Ngôn ngữ (ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm)
của nhân vật trong tác phẩm truyện thường được cá thể hóa cao độ, nghĩa là mang
đậm dấu ấn của một cá nhân. Qua đó ta có thể nhận ra tính cách của nhân vật.
Ví dụ: Trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, đoạn đối thoại giữa ông
Hai và đứa con trai là chi tiết rất quan trọng. Đó là lời giải bày nỗi lòng mình để
vơi bớt đi sự đau đớn, tủi nhục, day dứt. Đồng thời nó như là lời khẳng định tình
yêu làng cũng như thái độ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ của ông Hai.
Trước đó, ta biết rằng ông Hai rơi vào tình thế tuyệt vọng, bế tắc; ông day
dứt, giằng xé dữ dội. Để tiếp tục tìm hiểu về diễn biến tâm trạng của nhân vật ta có
thể hỏi:
? Trong tâm trạng bế tắc ấy, ông Hai đã tâm sự với ai?
? Nội dung của cuộc nói chuyện là gì?
? Theo em lời tâm sự đó thực chất là lời gì của ông?
? Qua đoạn tâm sự đó ta thấy ông Hai là người như thế nào?
Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua
nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai
đoạn trước, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Tác
phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ,
tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động.
Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của
nhân vật. Nói như L. Tônxtôi: "Mục đích chính của nghệ thuật...là nói lên sự thật
về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ
Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 13



Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

thông thường được". Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống
và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời
sống bên trong của nhân vật.
Khi phân tích nhân vật, cần quan tâm đến thế giới bên trong với những cảm
giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ… Thế giới bên trong này thường tương tác với
thế giới bên ngoài (môi trường thiên nhiên, sự biến chuyển của đời sống xã hội,
quan hệ và hành vi của các nhân vật khác) đồng thời cũng có qui luật vận động
riêng của nó. Một nghệ sĩ tài năng thường cũng là một bậc thầy trong việc nắm bắt
và diễn tả tâm lí con người. Miêu tả chân thực, tinh tế đời sống nội tâm nhân vật là
điều kiện thử thách tài nghệ nhà văn và cảm nhận, phân tích được một cách kĩ
lưỡng, thuyết phục. Mặt này cũng thành nơi chứng tỏ năng lực của người phân tích
tác phẩm.
Ví dụ 1: Cũng trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, giáo viên yêu cầu
HS tìm các câu độc thoại nội tâm của ông Hai ở trang 169:
“…Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi
bây giờ?…
Thật là tuyệt đường sinh sống! Mà không gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở
Nhã Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi
như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì
mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản
cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?…
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng

ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ…”
Khi HS tìm được đoạn độc thoại nội tâm trên, giáo viên có thể hỏi: Qua
đoạn trên các em thấy tâm trí ông Hai đang ở trong tình trạng như thế nào?
Giáo viên định hướng, gợi dẫn để HS thấy được rằng ông Hai rơi vào tình
thế tuyệt vọng, bế tắc; ông day dứt, giằng xé dữ dội.

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 14


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

Ví dụ 2: Tâm lý của Phương Định (trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê
Minh Khuê) trong một lần phá bom được Lê Minh Khuê miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết
đến từng cảm giác, ý nghĩ, dù chỉ thoáng qua trong giây lát: “Thỉnh thoảng lưỡi
xẻng chạm vào vỏ quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi.
Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả
bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành” “ Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến
năm lần. Ngày nào ít ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt
không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm
cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh
bom ghim vào cánh tay thì khá phiền.”. Mặc dù đây là một công việc khá quen
thuộc nhưng mỗi lần bắt đầu, Định lại có những cảm giác như thế: hồi hộp, lo
lắng,căng thẳng…. Kề bên cái chết im lìm, đáng sợ, bất ngờ từng cảm giác của cô
gái trở nên sắc nhọn hơn. Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang
cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ
nhắn, nhạy cảm, giàu mơ mộng mà cũng thật anh hùng. Đó là diễn biến tâm lí rất

chân thực mà chỉ có người trong cuộc mới có thể tả như vậy.
2.3.5. Lời các nhân vật khác về nhân vật
Để khắc họa tính cách, bản chất một nhân vật, nhà văn còn mượn lời nói, lời
đánh giá của các nhân vật khác. Lắm khi, nhà văn còn “tổ chức” cho các nhân vật
khác thảo luận, bàn bạc về nhân vật ấy. Trong tác phẩm văn học, các nhân vật
thường ở giữa những mối quan hệ tương tác, ràng buộc nhiều khi rất phức tạp,
thường nhận (hoặc chịu) sự nhận xét, đánh giá của các nhân vật khác.
Ví dụ: Một trong những thành công của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn
Thành Long là khắc họa nhân vật chính qua cái nhìn của các nhân vật phụ khác:
Anh thanh niên không xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện mà nhà văn đã để
cho bác lái xe giới thiệu về anh với hai người khách trong chuyến xe khách lên Sa
Pa (ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ). Lời giới thiệu đầy ấn tượng của bác đã làm cho ông
họa sĩ, cô kĩ sư và cả người đọc đón chờ sự xuất hiện của nhân vật: “Tôi sắp giới
thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích
vẽ hắn.”. Cũng qua lời kể của bác mà ta biết được những nét sơ lược về nhân vật
Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 15


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

chính (tuổi tác, hoàn cảnh sống, công việc và nỗi thèm được gặp người của anh
thanh niên khi mới lên sống một mình trên đỉnh núi cao “bốn bề chỉ cây cỏ và mây
mù lạnh lẽo”.
Đặc biệt là qua những quan sát, suy nghĩ của ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh
thanh niên ta thấy như một ánh sáng được lọc qua nhiều lớp kính nó trở nên trong
trẻo và rực rỡ hơn. Anh hiện lên rõ nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm trở nên sâu,

rộng hơn.
Tuy nhiên, không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy
đủ các phương diện này (lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động,
qua lời của nhân vật khác). Tùy trường hợp mà có chỗ nhiều, chỗ ít, chỗ đậm, chỗ
nhạt. Bởi thế, không phải cứ máy móc tìm đủ, phân tích đủ mà cần biết tập trung,
xoáy sâu vào các phương diện thành công nhất của tác phẩm. Cũng không cứ phải
tuần tự theo sáu phương diện như thế mà nên sắp xếp theo thực tế, theo ý chủ quan
của người phân tích.
Cuối cùng, tổng hợp các mặt phân tích về nhân vật thành một nhận định khái
quát, nêu bật được ý nghĩa tác dụng nhận thức cũng như giáo dục của nhân vật gợi
ra. Những vấn đề liên hệ, suy nghĩ, thảo luận, tranh luận về nhân vật. Phân tích
nhân vật theo từng mặt như trên là nhằm tìm hiểu được đầy đủ, sâu sắc về tính
cách của nhân vật. Tuy các nhân vật trong truyện thường có tính cách hoặc ít nhiều
đa dạng nhưng những tính cách đó bao giờ cũng thống nhất, cũng quy tụ về một
vài nét nào đó là quan trọng, chủ yếu nhất. Mỗi nhân vật như vậy thường tập trung
phản ánh một cuộc sống thực tế và tập trung biểu hiện một tư tưởng nào đó của
nhà văn. Do đó, nhân vật cũng thường gợi ra thiện cảm hay ác cảm. Những suy
nghĩ và thảo luận nhiều khi gợi ra nhiều liên tưởng đến những con người tương
đồng hay tương phản trong văn học, trong cuộc sống, xui người ta liên hệ với thực
tế, với bản thân mình. Tác dụng giáo dục của các nhân vật văn học được phát huy
từ chính đặc điểm của bản thân nhân vật. Vì vậy khi phân tích nhân vật không chỉ
dừng lại ở chỗ phân tích mà tổng hợp, khái quát lại, đi sâu vào ý nghĩa xã hội giáo
dục của hình tượng văn học.

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 16


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt


Sáng kiến kinh nghiệm

2.4. Giáo dục tư tưởng
Những năm gần đây, ngành giáo dục quan tâm nhiều đến việc giáo dục giá
trị sống, lí tưởng sống, kỹ năng sống cho học sinh với mong muốn con người
ngoài kiến thức khoa học còn cần trái tim và tâm hồn thực sự biết yêu thương, trân
trọng bản thân và đồng loại, biết sẻ chia, cảm thông, giúp đỡ và nhất là biết sống
đúng với những giá trị tốt đẹp của con người. Việc dạy học các tác phẩm văn
chương chính là quá trình tiếp xúc với những giá trị tốt đẹp đã được thanh lọc qua
thời gian và được thể hiện bởi những nhà văn, nhà thơ có tình yêu thiết tha với con
người. Các tác phẩm văn chương có ý nghĩa rất lớn đối với tâm hồn và nhân cách
học sinh bởi dạy văn chính là dạy cách làm người, học văn chính là học cách làm
người. Chính vì vậy, trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản người
giáo viên cần phải lồng ghép vào đó việc giáo dục kĩ năng sống và giáo dục tư
tưởng cho học sinh.
Trước hết, giáo viên cần xác định rõ những nội dung giá trị sống có thể giáo
dục cho học sinh thông qua những tác phẩm:
Với văn bản: Làng (Kim Lân): từ việc tìm hiểu, cảm thụ văn học, HS có
thái độ bình tĩnh xử lí được những tình huống bất thường xảy ra trong cuộc sống,
trân trọng, học tập những phẩm chất truyền thống cao đẹp của người nông dân:
yêu làng, yêu nước, giàu lòng tự trọng, giàu đức hy sinh, trung thành với cách
mạng với lãnh tụ...; rút ra bài học sâu sắc khi đọc truyện là tình yêu đất nước, lòng
tự hào dân tộc
Với văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long): học sinh học tập ở anh
thanh niên sự cống hiến âm thầm lặng lẽ, một lối sống đẹp, khiêm tốn, nhân hậu,
đầy trách nhiệm với cuộc đời và con người, có ý thức trách nhiệm cao đối với
công việc, với đất nước.
Thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, cách giáo tiếp của anh thanh niên, học sinh có
ý thức lựa chọn từ ngữ để giao tiếp một cách văn minh, cởi mở chan hòa với

người đối thoại, biết cố gắng tự hoàn thiện mình để sống có ích cho quê hương,
đất nước....
Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 17


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

Với văn bản Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng): từ việc học tập nghiên
cứu, khai thác nghệ thuật, tình huống truyện đặc sắc; cảm nhận được tình cha con
sâu nặng, tình đồng chí đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh,
truyền thống cách mạng yêu nước của người dân Nam Bộ, học sinh biết trân trọng
lịch sử dân tộc, biết ơn các thế hệ cha ông đã hi sinh anh dũng, biết trân trọng tình
cảm gia đình, biết phản ứng và xử lí những tình huống bất thường xảy ra trong
cuộc sống để từ đó có một thái độ sống nhân văn, tích cực...
Với văn bản Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): khơi dậy cho học
sinh lòng yêu quê hương đất nước, học tập phẩm chất anh hùng bất khuất, sự bình
tĩnh tự tin, khéo léo trong khi xử lí điều hành công việc, năng đông sáng tạo, dám
nghĩ, dám nghĩ, dám làm và có lí tưởng sống tốt đẹp: Sống là cống hiến, là có ích
cho xã hôi.... Mặt khác học sinh có kĩ năng sống thích nghi với hoàn cảnh, hòa
hợp với môi trường; cho dù cuộc sống có muôn vàn khó khăn vất vả nhưng hãy
giữ cho lòng mình mãi mãi thanh xuân, trẻ trung lãng mạn....
Sau khi xác định được nội dung, giáo viên cần xây dựng một số biện pháp,
phương pháp giáo dục giá trị sống trong quá trình giảng dạy như sau: Đặt vấn đề,
dẫn dắt học sinh vào việc giáo dục giá trị sống
Ví dụ: Qua việc tìm hiểu về nhân vật Phương Định em rút ra được bài học
gì cho bản thân?

Nêu những hiện tượng đời sống có liên quan để học sinh suy ngẫm, đánh
giá và rút ra bài học cho bản thân…
Trên đây là những biện pháp chung nhất trong việc hướng dẫn HS tìm hiểu
một nhân vật trong truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp9.

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 18


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

PHẦN III

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết quả nghiên cứu
Qua giờ những giờ dạy Ngữ văn như thế, học sinh tích cực suy nghĩ, chủ
động tham gia các hoạt động học tập để khám phá, lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt các
em đã mạnh dạn trình bày ý kiến của mình và khai thác tác phẩm có chiều sâu.
Cụ thể qua giờ học và qua việc chấm bài kiểm tra một tiết về thơ và truyện
hiện đại ở lớp 93, 94 và 95 như sau:
Số
lượng
112

Giỏi
SL %
22.

25
3

Khá
SL %
27.
31
7

Tb
SL
41

%
36.
6

Yếu
SL %
11.
13
6

Kém
SL

%

2


1.8

2. Kết luận
Với sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày ở trên, chúng tôi xin nhấn mạnh tác
dụng của những giải pháp hữu hiệu trong thao tác hướng dẫn học sinh phân tích và
cảm thụ tác phẩm truyện hiện đại. Các giải pháp cần được vận dụng logic trong
một giờ giảng văn. tuy nhiên, giáo viên linh hoạt lồng vào các hoạt động của thầy
và trò.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần
truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tại trường
TH&THCS Lý Thường Kiệt” góp phần nhỏ nâng cao chất lượng bộ môn đối với
học sinh. Đồng thời khơi dựng ở các em hứng thú học văn, hứng thú khám phá tìm
tòi hình tượng văn học.
Kết quả và thành công của việc dạy tác phẩm văn học nói chung, dạy truyện
hiện đại nói riêng phụ thuộc vào mức độ cảm thụ và hiểu của người thầy đối với
tác phẩm về mặt tư tưởng, nội dung và hình thức, đồng thời phụ thuộc vào phương
pháp dẫn dắt đưa học sinh vào chiều sâu, nhận ra được vẻ đẹp của tác phẩm.
Phương pháp chúng tôi nêu trên chỉ là một hướng chung để đi tìm lời giải, còn lời
giải chính thức, mỗi thầy cô có một cách lựa chọn riêng. Trong một vấn đề tế nhị
và phức tạp như vấn đề giảng dạy tác phẩm truyện hiện đại, chúng tôi mong những
Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 19


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

kinh nghiệm ít ỏi vừa trình bày ở trên sẽ là những gợi ý đối với đồng nghiệp đang

tìm tòi, nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy tác phẩm truyện hiện đại đạt hiệu
qủa cao góp phần nâng cao chất lượng dạy- học văn nói riêng, chất lượng giáo dục
của huyện Lương Tài nói chung. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp chân thành, thẳng thắn của các đồng chí.
3. Kiến nghị
- Với lãnh đạo nhà trường, tạo điều kiện cho tổ chuyên môn tổ chức những
chuyên đề về dạy học theo đặc trưng thể loại liên qua tới những tác phẩm được dạy
học trong chương trình.
- Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, triển khai vấn đề dạy học tác phẩm
theo thể loại, từ đó áp dụng vào dạy học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, tổ Ngữ văn đã tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
Phường 1, ngày 15 tháng 12 năm
2016
Ý kiến của Thủ trưởng đơn vị
(nơi áp dung sáng kiến)

Người viết sáng kiến
(kí, ghi học và tên)

.................................................................................................
.................................................................................................

Nguyễn Đức Dũng

.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................


Hội đồng khoa học (hoặc Hội đồng sáng kiến)
..........................................................................................................................................................................................
.
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 20


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm

..........................................................................................................................................................................................
.
..........................................................................................................................................................................................
.
..........................................................................................................................................................................................
.
..........................................................................................................................................................................................
.

Giáo viên: Nguyễn Đức Dũng

Trang 21




×