Tiết PPCT: TN 17
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp
12A1
12A2
12D1
12D2
12D3
12D4
12D9
12D10
Ngày giảng
Sĩ số lớp
ÔN TẬP
BÀI 3 - CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Khắc sâu kiến thức về các khái niệm bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng
trước pháp luật về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.
Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của
công dân trước pháp luật .
2. Về kĩ năng:
Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của công trong
thực tế.
Lấy được ví dụ chứng minh mọi công dân đều bình đẳng trong việc hưởng
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật.
Kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm khách quan.
3. Về thái độ:
Có niềm tin đối với pháp luật, đối với Nhà nước trong việc bảo đảm cho công
dân bình đẳng trước pháp luật.
Có thái độ học tập đúng đắn.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học
1. Giáo viên:
SGK, SGV GDCD lớp 12.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD.
Tài liệu hướng dẫn ôn thi THPT QG năm 2017.
Bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
Phiếu học tập.
2. Học sinh:
SGK GDCD lớp 12.
Vở, bút.
Tài liệu hướng dẫn ôn thi, bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Tiến trình tổ chức ôn tập.
A. Nhắc lại nội dung lý thuyết của bài (12 phút)
Khái niệm công dân bình đẳng trước pháp luật
Công
dân
bình
đẳng
trước
pháp
luật
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền
bình đẳng của công dân trước pháp luật
Hoạt động của GV và HS
GV: Trong bài 3: Công dân bình đẳng
trước pháp luật các em đã được tìm hiểu
bao gồm những nội dung nào?
HS: Kể tên các nội dung chính của bài.
GV: Hệ thống các nội dung chính của bài.
HS: Nhắc lại từng nội dung của bài học.
HS nêu khái niệm Bình đẳng trước pháp
luật.
GV: Nhấn mạnh, gạch chân các từ khóa
trong khái niệm, phân tích rõ các từ khóa
đó.
HS nêu khái niệm Công dân bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ.
GV: Gạch chân từ khóa và phân tích
thêm:
Quyền ở đây được hiểu là khả năng của
mỗi công dân được tự do lựa chọn hành
động được ghi nhận trong Hiến pháp.
Các quyền được hưởng như quyền bầu cử,
ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các
quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự,
chính trị khác…
Nghĩa vụ là cái phải làm. Các nghĩa vụ phải
thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa
vụ đóng thuế,…
Không đề cập đến bình đẳng về độ tuổi.
Nội dung kiến thức
1. Khái niệm bình đẳng trước pháp
luật:
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là
mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc,
tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác
nhau đều không bị phân biệt đối xử trong
việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và
chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định
pháp luật.
2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ :
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền
và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã
hội theo quy định của pháp luật . Quyền
của công dân không tách rời nghĩa vụ của
công dân.
+ Một là: Bất kì công dân nào, nếu đáp ứng
các quy định của pháp luật đều được hưởng
các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ một
cách bình đẳng theo quy định của pháp luật.
+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân
không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính,
tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã
hội .
Trong cùng một điều kiện như nhau, công
dân được hưởng các quyền và làm nghĩa
vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các
quyền đó đến đâu phụ thuộc vào khả
năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi
người….
HS nêu khái niệm Công dân bình đẳng về
trách nhiệm pháp lí.
GV: Gạch chân các từ khóa, phân tích
cho HS được rõ các từ khóa đó.
Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì
khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách
nhiệm pháp lí ( trách nhiệm hành chính,
dân sự, hình sự, kỉ luật).
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính
chất và mức độ như nhau đều phải chịu
trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân
biệt đối xử.
HS nêu trách nhiệm của nhà nước trong
việc bảo đảm quyền bình đẳng của công
dân trước pháp luật.
GV: Gạch chân từ khóa và phân tích cho
học sinh HS rõ nghĩa của các từ khóa đó.
Những điều kiện vật chất và tinh
thần….
Xử lí nghiêm minh….
Thường xuyên sửa đổi, bổ sung các
Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn
của xã hội…
3. Công dân bình đẳng về trách nhiệm
pháp lí:
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất
kì công dân nào vi phạm pháp luật đều
phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm
của mình và bị xử lí theo quy định của
pháp luật.
4. Trách nhiệm của Nhà nước trong
việc bảo đảm quyền bình đẳng của
công dân trước pháp luật .
Nhà nước và xã hội tạo ra các điều kiện
vật chất và tinh thần để đảm bảo cho công
dân có khả năng thực hiện được quyền và
nghĩa vụ của công dân đã được quy định
trong Hiến pháp và pháp luật.
Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành
vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân,
của xã hội.
Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn
thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo quyền
và nghĩa vụ của công dân trong từng giai
đoạn.
B. Bài tập vận dụng: (30 phút)
(GV phô tô phiếu học tập cho học sinh)
Cách thực hiện: GV hướng dẫn HS làm từng câu. Cho HS lựa chọn đáp án trước, sau
đó hỏi HS căn cứ vào từ, cụm từ nào để khẳng định đó là đáp án đúng hoặc đáp án
sai. GV chốt đáp án, phân tích, bổ sung (nếu có).
Lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: (Các đáp án gạch chân là đáp án
đúng).
Câu 1: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân:
A. Đều có quyền như nhau.
B. Đều có nghĩa vụ như nhau.
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 2: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí về
hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện
công dân bình đẳng về:
B. Trách nhiệm xã hội.
A. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm kinh tế.
D. Trách nhiệm chính trị.
Câu 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy vào địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của đơn vị, tổ chức,
đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ
và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Câu 4: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:
A. Công dân ở bất kì lứa tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ
luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải
chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 5: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét
xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân:
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 6: Anh H là người dân tộc kinh, trình độ văn hóa 9/12; anh T là người dân tộc
Dao, trình độ văn hóa 5/12. Cả anh H và anh T đi xe máy không đội mũ bảo hiểm,
trong trường hợp này, CSGT sẽ xử phạt:
A. Anh H nhiều tiền hơn
B. Anh T nhiều tiền hơn
C. Xử phạt bằng tiền nhau
D. Anh T không bị xử phạt
Câu 7: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói “công dân bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ”:
A. Công dân ở bất kì độ tuổi nào cũng có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và
Hội đồng nhân dân
B. Công dân ở bất kì độ tuổi nào cũng phải làm nghĩa vụ quan sự.
C. Mọi công dân đều có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ lao động, học tập.
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói công dân bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ:
A. Mọi công dân đều được hưởng quyền học tập như nhau.
B. Mọi công dân đều có nghĩa vụ lao động và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như nhau.
C. Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.
theo quy định của pháp luật.
D. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế như nhau
Câu 9: Anh K là cán bộ công chức nhà nước, anh D là thợ xây. Khi tham gia giao
thông sẽ:
A. Anh K được ưu tiên đi trước vì đi làm công việc nhà nước.
B. Anh D được ưu tiên đi trước vì công việc nặng nhọc.
C. Cả hai anh đi song song cùng nhau vì đều đi làm.
D. Cả hai anh đều phải tuân thủ các quy định của luật giao thông đường bộ.
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng học tập giữa các
công dân:
A. Các dân tộc thiểu số được ưu tiên trong học tập.
B. Công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Dân tộc đa số phải học tất cả các môn học trong cấp học phổ thông.
D. Các dân tộc thiểu số không cần học ngoại ngữ.
Câu 11: Phát biểu nào dưới dây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc
bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Tạo điều kiện để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân.
C. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kì nhất định.
D. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
Câu 12: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện
nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là nội dung của khái
niệm nào dưới đây?
B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
A. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng về quyền con người.
Câu 13: Việc hưởng quyền và thực hiện ngĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:
A. Dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi.
B. Dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội.
C. Dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị xã hội.
D. Dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính.
Câu 14: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm
pháp luật đều phải bị xử lí theo:
A. Quyết định của Tòa án.
B. Quyết định của cơ quan.
C. Quy định của nhà nước.
D. Quy định của pháp luật.
Câu 15: Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được
hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước.
D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước nhà nước.
Câu 16: Quy định về điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số trong tuyển
sinh Đại học, cao đẳng là:
A. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tập của công dân.
B. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và cơ hội học tập của công dân.
C. Không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tập của công dân.
D. Không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
Câu 17: Luật nghĩa vụ quân sự quy định, trong thời bình, thanh niên nam đủ 17 tuổi
phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không phải thực hiện. Điều này thể
hiện việc công dân:
A. Bất bình đẳng về quyền.
B. Bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Bình đẳng về quyền.
D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Câu 18: Anh A và anh B làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như
nhau. Anh A sống độc thân, anh B có mẹ gà và con nhỏ. Anh A phải đóng thuế thu
nhập cao gấp đôi anh B. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ
thuộc vào:
A. Điều kiện làm việc cụ thể của A và B.
B. Địa vị của A và B trong cơ quan.
C. Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của A và B.
D. Độ tuổi của A và B.
Câu 19: Bất kì công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có
quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện:
A. Công dân bình đẳng về quyền.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Công dân bình đẳng về mặt xã hội.
Câu 20: Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là
cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Việc hai người này đều xử
phạt như nhau là thể hiện bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước xã hội.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
C. Hướng dẫn HS tự học (3 phút)
Xem lại nội dung bài học và phần bài tập đã thực hiện trên lớp.
Làm thử các câu hỏi trong quyển Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 12.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................