Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã hoài hải, huyện hoài nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG
CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI XÃ HOÀI HẢI, HUYỆN HOÀI NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2017
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG
CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI XÃ HOÀI HẢI, HUYỆN HOÀI NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm


Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thanh Sơn

Hà Nội – 2017
2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các
công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin,
số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng,
đảm bảo tính chính xác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận án.

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Nhung

3


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Võ Thanh Sơn –Viện
Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) - ĐHQGHN đã động viên, hướng dẫn
và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Khoa Các khoa học liên ngành (tiền thân là
Khoa Sau đại học) – Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Bình Định, UBND Huyện
Hoài Nhơn, UBND cùng toàn thể người dân tại xã Hoài Hải đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi thực hiện nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp Khoa Các khoa học liên ngành –
Đại học Quốc gia Hà Nội đã ủng hộ và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa vật
chất và tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn của mình.

4


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... 8
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... 9
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ........................................................................................ 10
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 11
Mục tiêu, nội dung, câu hỏi nghiên cứu ..................................................................... 12
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 12
Nội dung nghiên cứu: ...................................................................................... 13
Câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................................ 13
Lựa chọn địa bàn nghiên cứu ..................................................................................... 13
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 15
1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và sinh kế
hộ gia đình ................................................................................................................. 15
1.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái ................................ 15
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ............................... 15
1.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lương thực, thực phẩm.. 16
1.1.4. Tác động đến vấn đề sử dụng năng lượng .............................................. 18
1.1.5. Biến đổi khí hậu làm tăng gánh nặng lên sinh kế hộ gia đình ................. 19
1.2. Tổng quan về thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng và vai trò của phụ nữ
trong thích ứng với BĐKH ........................................................................................ 20
1.3. Tác động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan tới sức khỏe và đời sống xã

hội của phụ nữ ........................................................................................................... 22
1.3.1. Tác động của nắng nóng đối với sức khoẻ và đời sống xã hội của phụ nữ ..
........................................................................................................... 24
1.3.2. Tác động của bão đối với sức khoẻ và đời sống xã hội của phụ nữ......... 25
1.3.3. Tác động của nước biển dâng, mưa lớn và lũ lụt đối với sức khoẻ và đời
sống xã hội của phụ nữ.................................................................................... 25
1.3.4. Tác động của hạn hán đối với sức khoẻ và đời sống xã hội của phụ nữ .. 26
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP ................... 28
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 28
2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 28
2.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu . 28
2.1.2. Đặc điểm khí hậu ở khu vực nghiên cứu ................................................ 32
2.1.3. Một số biểu hiện của Biến đổi khí hậu khu vực nghiên cứu ................... 32
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 38
2.2.1. Đối tượng .............................................................................................. 38
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 38
5


2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 39
2.3.1. Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu thứ cấp ..................... 39
2.3.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia ................................... 39
2.3.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi ......................................... 43
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 43
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 45
3.1. Đánh giá sự gia tăng tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan qua điều
tra, phỏng vấn người dân địa phương ......................................................................... 45
3.2. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến các lĩnh vực của đời sống, sinh
hoạt, sản xuất người dân Hoài Hải ............................................................................. 49
3.2.1. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến đời sống, sinh hoạt. 50

3.2.2. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến trồng trọt, chăn nuôi
........................................................................................................................ 52
3.2.3. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến đánh bắt, nuôi trồng
thủy sản........................................................................................................... 53
3.2.4. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến hoạt động tiểu thủ
công nghiệp và kinh doanh buôn bán .............................................................. 55
3.2.5. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến môi trường và sức
khỏe người dân ............................................................................................... 57
3.2.6. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến an toàn cộng đồng, tổ
chức xã hội...................................................................................................... 58
3.3. Đánh giá mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng tại xã Hoài
Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. ..................................................................... 58
3.3.1. Các hoạt động thích ứng trong đời sống sinh hoạt.................................. 59
3.3.2. Thích ứng trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi .................................... 60
3.3.3. Các hoạt động thích ứng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và đánh bắt
hải sản ............................................................................................................. 61
3.3.4. Các hoạt động thích ứng trong lĩnh vực buôn bán, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ, an toàn cộng đồng, sức khỏe và môi trường ....................................... 62
3.4. Phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ tại xã Hoài Hải trong
các hoạt động thích ứng với BĐKH ........................................................................... 63
3.5. Đề xuất một số giải pháp thích ứng với BĐKH phù hợp cho người dân căn cứ theo
thực tế của địa phương ............................................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................. 69
Kết luận ..................................................................................................................... 69
Khuyến nghị .............................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 72
Tài liệu Tiếng Việt ..................................................................................................... 72
Tài liệu tiếng Anh ...................................................................................................... 73
Các trang web ............................................................................................................ 76
6



PHỤ LỤC 1 : MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN .................. 78
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH .................................................... 80
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......... 94

7


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ:

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

ĐBTS:

Đánh bắt thủy sản

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

FAO:

Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc


GNRRTT: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
HLHPN:

Hội liên hiệp Phụ nữ

HST:

Hệ sinh thái

IFAD :

Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp

IPCC:

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KTTS:

Khai thác thủy sản

NBD:

Nước biển dâng

NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

QLRRTT Quản lý rủi ro thiên tai

RRTT

Rủi ro thiên tai

STNV:

Sinh thái nhân văn

UBND:

Ủy ban nhân dân

UNDP:

Chương trình phát triển Liên hợp quốc

8


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Số ngày mưa lớn trên 50 mm tại Bình Định trung bình nhiều năm, 19712008 ..................................................................................................................... 34
Bảng 2: Phân bố số ngày mưa lớn trên 50 mm trung bình nhiều năm, 1979-2008 . 34
Bảng 3: Mực nước biển trung bình tại Trạm hải văn Quy Nhơn (cm) ................... 34
Bảng 4: Tần suất bão đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam, 1961-2008 .............. 36
Bảng 5: Một số cơn bão lớn (từ cấp 8 trở lên) xuất hiện trên vùng bờ biển ........... 37
Bảng 6: Danh sách phỏng vấn sâu cá nhân ........................................................... 41
Bảng 7: Các hiện tượng thời tiết cực đoan, tần suất và thời gian ........................... 45
Bảng 8: Nhận thức của người dân về biến động của thời tiết trong khoảng 10 năm
vừa qua ................................................................................................................. 47
Bảng 9: Mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan ........................... 48

Bảng 10: Kênh thông tin về BĐKH ...................................................................... 49
Bảng 11: Lĩnh vực chịu tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan ................ 50
Bảng 12: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến một số hoạt động sinh
hoạt hàng ngày theo phỏng vấn người dân ............................................................ 51
Bảng 13: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến trồng trọt theo phỏng
vấn người dân ....................................................................................................... 52
Bảng 14: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến chăn nuôi theo phỏng
vấn người dân ....................................................................................................... 53
Bảng 15: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến đánh bắt, nuôi trồng
thủy sản theo phỏng vấn người dân....................................................................... 55
Bảng 16: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến hoạt động tiểu thủ
công nghiệp và kinh doanh buôn bán .................................................................... 56
Bảng 17: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến sức khỏe và môi
trường theo phỏng vấn người dân ......................................................................... 57
Bảng 18: Tác động của thời tiết cực đoan lên lĩnh vực an toàn cộng đồng ............ 58
Bảng 19: Thích ứng trong lĩnh vực các điều kiện sống cơ bản .............................. 59
Bảng 20: Thích ứng trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi....................................... 60
Bảng 21: Thích ứng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản ............. 61
Bảng 22: Thích ứng trong lĩnh vực buôn bán kinh doanh, dịch vụ, an toàn cộng
đồng, sức khỏe & môi trường ............................................................................... 62
Bảng 23: Tỷ lệ sở hữu nhà ở theo giới .................................................................. 64
Bảng 24: Những thông tin người dân quan tâm..................................................... 65
Bảng 25: Các khóa tập huấn người dân mong muốn được tham gia ...................... 66
Bảng 26: Mong muốn của người dân về sự hỗ trợ của các cấp, ngành .................. 67

9


DANH MỤC HÌNH, BIỂU
Danh mục hình

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Hoài Nhơn....................................................... 29
Hình 2: Hệ thống xử lý nước ở xã Hoài Hải (do UNICEF tài trợ) hiện không hoạt
động ..................................................................................................................... 30
Hình 3: Bản đồ nước và vệ sinh xã Hoài Hải ........................................................ 30
Hình 4: Các bể chứa nước tập trung ở xã Hoài Hải ............................................... 31
Danh mục biểu
Biểu 1: Thời điểm diễn ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ................................. 46
Biểu 2: Lịch thời vụ .............................................................................................. 46
Biểu 3: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến đời sống, sinh hoạt ... 51
Biểu 4: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến trồng trọt, chăn nuôi . 52
Biểu 5: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến đánh bắt, nuôi trồng
thủy sản ................................................................................................................ 54
Biểu 6: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến hoạt động tiểu thủ công
nghiệp và kinh doanh buôn bán ............................................................................ 56
Biểu 7: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến môi trường và sức khỏe
người dân ............................................................................................................. 57
Biểu 8: Kênh thông tin người dân ưa thích ........................................................... 67

10


MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại.
Vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và
an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn
hoá, kinh tế, thương mại [3].
Theo nhận định của các chuyên gia, tình trạng nghèo đói ở các khu vực của châu Á
có thể trở nên trầm trọng do những tác động tiêu cực từ BĐKH [18,42]. Tác động của
biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến phụ nữ và nam giới khác nhau và
những người nghèo nhất là dễ bị tổn thương nhất. 70% số người nghèo trên thế giới là

phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu nhưng đồng thời họ
đóng một vai trò quan trọng trong việc thích ứng và các hành động giảm thiểu [2,
44,46,86,87].
Trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, có ba mục tiêu tập trung cụ thể vào
phụ nữ: mục tiêu 3, 4 và 5, nhưng vấn đề của phụ nữ cũng xuyên suốt tất cả 8 mục
tiêu. Những mục tiêu này bao gồm tất cả các khía cạnh của đời sống của phụ nữ bao
gồm cả kinh tế, y tế, và sự tham gia chính trị. Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc
(FAO) cũng đã thông qua một khung chiến lược 10 năm vào tháng 11 năm 2009 bao
gồm các mục tiêu chiến lược về bình đẳng giới trong việc tiếp cận các nguồn tài
nguyên, hàng hóa, dịch vụ và ra quyết định ở các khu vực nông thôn, và lồng ghép
bình đẳng giới vào trong các chương trình của FAO về nông nghiệp và phát triển nông
thôn [45]. Mặc dù Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng
giới và trao quyền cho phụ nữ, vẫn còn khoảng cách giữa mục tiêu và kỳ vọng được đề
cập trong các văn bản của chính phủ với con số thực tế về sự tham gia của phụ nữ
[19,20]. Sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động phát triển cũng như vị thế của phụ
nữ trong xã hội là một trong những thước đo bình đẳng giới.
Việt Nam được đánh giá là một trong số ít quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu [8,9,44]. Đối với một quốc gia có đường bờ biển dài và hai đồng bằng
châu thổ lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thì những mối đe
dọa do mực nước biển dâng cao, bão, lũ lụt, xói lở bờ biển và xâm nhập mặn… là thực
sự nghiêm trọng. Điều này đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người
dân ven biển, đặc biệt là đối với các hộ nghèo, các đối tượng có nguy cơ bị tổn thương
cao như phụ nữ, trẻ em… sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy
cảm với biến đổi khí hậu[11].
Tỉnh Bình Định là địa phương ven biển, chịu tác động nặng nề của BĐKH. Trong
đó, dải ven biển các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và TP Quy Nhơn sẽ bị tác
11


động mạnh hơn so với các huyện phía trong đất liền. Xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn

là một trong khu vực của tỉnh có khả năng chịu tác động mạnh nhất do địa hình của
một xã đảo. Bên cạnh đó, xã Hoài Hải là một xã nghèo với tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo
khoảng 30%, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển, nuôi trồng thủy sản, sinh
kế các hộ phụ thuộc chặt chẽ vào tài nguyên thiên nhiên khu vực. Tại Hoài Hải, hội
phụ nữ được đánh giá là hiệu quả. Các ban ngành đoàn thể, tổ chức khác, phụ nữ có
thể tham gia, tuy nhiên họ chủ yếu đóng vai trò thành viên, và số lượng phụ nữ “có
tiếng nói quyết định” còn thấp. Do quan niệm cho rằng “nam giới thì khoẻ mạnh, có
thời gian và năng lực để trở thành nhà lãnh đạo trong khi phụ nữ không có thời gian để
tham gia vào việc ra quyết định”, phụ nữ hiếm khi được bầu làm lãnh đạo trong các tổ
chức cộng đồng. Nam giới thường là chủ hộ, đứng tên trong hộ khẩu, trừ khi chồng
chết, bị tàn tật hoặc phụ nữ làm mẹ đơn thân. Điều này được cho là phổ biến ở địa
phương.
Phụ nữ được mặc định là phái yếu nhưng lại chính là người chịu trách nhiệm chính
chăm lo đời sống của các thành viên trong gia đình từ ăn uống, tắm giặt, sinh hoạt…
Hơn thế nữa “phụ nữ có vai trò quan trọng trong các hoạt động ứng phó với thiên tai
và biến đổi khí hậu. Họ là những người đầu tiên chăm sóc các thành viên trong gia
đình khi thiên tai xảy ra. Quá trình lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng
với biến đổi khí hậu sẽ chưa thể thành công nếu không có những ý kiến đóng góp của
phụ nữ. Phục hồi sau thiên tai ở cộng đồng sẽ không thể đạt được nếu chúng ta không
tăng cường năng lực phục hồi của phụ nữ. Chúng ta cần tận dụng khả năng và nguồn
lực của họ khi ứng phó với biến đổi khí hậu”, bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện UN
Women tại Việt Nam chia sẻ [79]. Để công tác phòng chống thiên tai, cũng như giảm
nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu được thành công cần có sự tham gia của cả nam
giới và phụ nữ. Tại Việt Nam, ở nhiều nơi phụ nữ đang đóng vai trò chủ động trong
các hoạt động này. Khả năng, kiến thức và kỹ năng của họ còn có thể được phát huy
nhiều hơn nữa, tuy nhiên, vai trò và những đóng góp của họ trong công tác quản lí rủi
ro thiên tai còn chưa được ghi nhận. Phụ nữ ít được tham gia vào bộ máy hoạch định
chính sách trong hệ thống chính trị và quản lí ở cấp địa phương. Điều này đã có những
ảnh hưởng đến khả năng ứng phó thiên tai có nhạy cảm về giới.
Vì các lý do trên, tác giả đã chọn nghiên cứu về “Đánh giá sự tham gia của phụ

nữ trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện
Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” từ đó mong muốn đặt ra được định hướng để tiến hành
các nghiên cứu về vấn đề này sâu hơn về sau.
Mục tiêu, nội dung, câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
12


- Đánh giá được tác động của BĐKH gây ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến đời sống
người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ trong các hoạt động sinh kế, kinh tế, xã
hội; sinh hoạt trong gia đình, sức khoẻ, môi trường.
- Đánh giá vai trò phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với BĐKH tại xã Hoài Hải,
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Nội dung nghiên cứu:
 BĐKH tác động đến người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ trong các lĩnh vực
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, môi trường, bệnh tật
như thế nào. Người dân có hoạt động thích ứng nào với BĐKH
 Mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với BĐKH tại xã Hoài
Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định:
 Độ tuổi, giới tính, khu vực sống (thôn) của người trả lời tác động đến sự tham gia
của họ trong các hoạt động thích ứng với BĐKH
Câu hỏi nghiên cứu:
 BĐKH tác động đến các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đời sống sinh hoạt, đánh bắt
hải sản, môi trường…ở Hoài Hải như thế nào
 Phụ nữ xã Hoài Hải có tham gia vào các hoạt động thích ứng với BĐKH không?
Hoạt động thích ứng với BĐKH nào phụ nữ tham gia cao, hoạt động nào tham gia
ít hoặc không tham gia? Lý do khiến phụ nữ tham gia nhiều hoặc ít vào các hoạt
động thích ứng với BĐKH?
Phụ nữ xã Hoài Hải có nhu cầu tìm hiểu thông tin về BĐKH, nâng cao năng lực thích
ứng với BĐKH không?

Lựa chọn địa bàn nghiên cứu
- Với đặc điểm địa hình giáp biển nên Hoài Hải là khu vực được xem là một trong
những vùng hứng chịu nhiều tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan và
dưới ảnh hưởng của BĐKH, các hiện tượng thời tiết ngày càng khó dự báo, dự
đoán hơn. Tại xã Hoài Hải, đã có sự cố sạt lở bờ biển ở 2 thôn Kim Giao Bắc và
Kim Giao Trung, làm hư hỏng tài sản của vài chục hộ gia đình và khiến họ phải di
tản đến khu tái định cư mới ở thôn Diêu Quang. Bên cạnh đó, địa hình ba mặt
giáp biển, một mặt giáp sông, đất cát khiến cho địa bàn xã có nguồn nước nhiễm
mặn và phèn. Nguồn nước cho sinh hoạt của người dân không đảm bảo nên các
hộ đều phải mua nước sinh hoạt từ Hoài Mỹ chuyển sang. Nghề nghiệp chính của
người dân trong xã là đi biển và nuôi trồng thủy sản. Những vấn đề bức xúc nhất
13


của người dân trong xã theo thứ tự ưu tiên là: (1) nguồn nước bị nhiễm mặn,
phèn; (2) sạt lở ven biển; (3) ngập lụt cục bộ.
-

Ở xã Hoài Hải, đã có ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn do
Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã làm phó ban và
các thành viên khác trong UBND xã làm ủy viên. Xã cũng có một đội dân phòng
chịu trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trước, trong và sau thiên tai. Tuy nhiên, thành
viên của các ban, nhóm này hầu hết là nam giới. Bên cạnh đó, người dân trong xã
mới nghe thông tin về BĐKH qua các phương tiện truyền thông đại chúng như
tivi, loa phát thanh chứ chưa thực sự hiểu về BĐKH. Cũng không có dự án hay
lớp tập huấn nào cho người dân biết về BĐKH, tác động của nó đến đời sống của
người dân. Trong khi đó, mỗi khi thiên tai xảy ra, cùng với tác động của BĐKH
càng làm sâu thêm các ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực trong đời sống người
dân đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ đang hàng ngày, hàng giờ tham gia vào các hoạt
động thích ứng với BĐKH nhưng lại chưa ý thức được tầm quan trọng của mình

mà mới chỉ coi đó là nghĩa vụ, là bổn phận của mình.

- Trong khi đó, nghiên cứu giới nói chung và giới và BĐKH nói riêng ở trên thế giới
và Việt Nam tập trung vào đối tượng phụ nữ và trẻ em gái – những đối tượng
được coi là dễ bị tổn thương do BĐKH. Những nghiên cứu này tập trung rất nhiều
vào tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực cụ thể, trong đó có tác động lên đối
tượng phụ nữ. Ngoài ra, các nghiên cứu trường hợp cũng đưa ra nhiều hình thức
thích ứng với BĐKH ở trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, ở Hoài Hải chưa có
dự án hay nghiên cứu nào liên quan đến giảm thiểu rủi ro thiên tai, thích ứng với
BĐKH.

14


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và
sinh kế hộ gia đình
Các nhà khoa học thuộc Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã chỉ ra
rằng, trong 100 năm của thế kỷ trước (1901-2000) nhiệt độ không khí bề mặt Trái đất
đã tăng lên trung bình khoảng 0,6°C - 0,74°C [50]. Sự tăng lên của nhiệt độ trung bình
toàn câu đã tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và biểu hiện rõ rệt thông
qua một số lĩnh vực như: Môi trường, hệ sinh thái, đời sống kinh tế, xã hội, sinh kế và
sức khỏe con người.
1.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái
Tác động tiềm tàng của BĐKH lên rừng ngập mặn ở Việt Nam có thể gồm: nhiệt độ
tăng sẽ làm rừng ngập mặn chuyển dịch lên phía bắc; lượng mưa tăng thì rừng ngập
mặn sẽ tốt lên, nếu giảm thì suy thoái; bão với cường độ tăng sẽ hủy hoại rừng ngập
mặn. Các hoạt động: phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi sử dụng đất (làm muối,
trồng cói, cấy lúa), khai thác quá mức (gỗ, củi) và ô nhiễm nước cũng làm gia tăng tác

động của BĐKH đến rừng ngập mặn. Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập
nước ven biển Việt Nam, diện tích rừng ngập mặn có nguy cơ bị thu hẹp; nghiêm
trọng nhất là khu vực rừng ngập mặn dễ bị tổn thương ở Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu và Nam Định [24]
Khi nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 2-3°C so với mức nhiệt độ thời kỳ tiền
công nghiệp, nhiều loài được đánh giá có thể sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngày
càng cao. Nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng vượt quá 1,5 - 2,5oC, kết hợp với hàm
lượng khí CO2 trong khí quyển tăng, sẽ dẫn đến những thay đổi cơ bản trong cấu trúc
và chức năng của các hệ sinh thái. Quá trình này gây ra những hậu quả tiêu cực đối với
tính đa dạng sinh học, các sản phẩm và dịch vụ của các hệ sinh thái [24]
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước
Theo IPCC (2007) những tác động của BĐKH lên nguồn nước ngọt chủ yếu là do
sự nóng lên toàn cầu gây ra những biến đổi hoàn lưu khí quyển và đại dương, đặc biệt
là trong những trường hợp liên quan đến hoạt động của El Nino, La Nina [50].
Những tác động cụ thể của BĐKH đến tài nguyên nước ngọt đã được biết đến như
làm suy giảm dòng chảy, nguồn dự trữ nước trong các khối băng tuyết, giảm lượng
mưa, tình trạng mất cân bằng nước tại các khu vực... Hậu quả gây ra là tần suất lũ lụt
và hạn hán phức tạp hơn, gây ra sự khó tiếp cận với nguồn nước, đặc biệt là nhóm dễ
bị tổn thương, bao gồm phụ nữ [62]. Tuy nhiên ngoài vấn đề thiên tai, lũ lụt, hạn hán
15


thì vấn đề thiếu nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cũng cần phải được xem
xét. Có khoảng 900 triệu người trên thế giới không có điều kiện tiếp cận với nước
sạch, và hơn 2.6 tỉ người phải sử dụng nguồn nước mất vệ sinh, một phần lớn trong số
đó là phụ nữ và trẻ em gái [36,44]. Một nghiên cứu tại khu vực Châu Phi cận Sahara
cho thấy phụ nữ và trẻ em gái dành tới 40 tỉ giờ mỗi năm để lấy nước, thời gian này
tương đương với tổng thời gian lao động của toàn bộ lực lượng lao động tại Pháp-một
quốc gia phát triển ở Châu Âu [59].
Trong hầu hết các quốc gia đang phát triển, gánh nặng của việc thu thập nước cho

sinh hoạt gia đình, tưới tiêu đặt lên vai của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái
[48,55]. Trong thời gian khủng hoảng nước và năng lượng do ảnh hưởng của BĐKH,
trách nhiệm này là cực nhọc nhất do khối lượng và thời gian thu thập nước/năng lượng
tăng lên, phụ nữ và trẻ em gái phải đi bộ một khoảng cách xa hơn để tìm kiếm
nước/năng lượng [35,56].
Phụ nữ tại các nước đang phát triển chỉ có thể lấy nước từ các nguồn miễn phí, dành
cho cộng đồng như sông, hồ…nhưng khi nguồn nước trở nên khan hiếm thì thiếu nước
sinh hoạt là vấn đề hay xảy ra. Khi nguồn cung cấp nước sạch bị tư nhân hóa, các chi
phí nước sinh hoạt phải chi trả cao, điều này gây khó khăn đối với phụ nữ khi nguồn
thu nhập của họ thấp. Nếu muốn thực hiện được việc sử dụng nước sạch từ nhà cung
cấp, họ phải vay mượn nhiều để chi trả, hệ quả là họ rơi vào vòng xoáy của khó khăn
khi công việc của họ không đủ giúp họ chi trả khoản nợ [30].
1.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lương thực, thực phẩm.
Trong bối cảnh BĐKH, khi hàm lượng CO2 cao có thể tăng năng suất. Sản lượng
một số cây trồng, như lúa mì và đậu nành có thể tăng 30% hoặc nhiều hơn khi tăng
gấp đôi nồng độ CO2. Năng suất các loại cây trồng khác như ngô tăng ít hơn 10%.
Tiềm năng sản xuất lương thực toàn cầu sẽ tăng lên với sự gia tăng nhiệt độ trung bình
toàn cầu lên đến khoảng 3°C, nhưng nếu nhiệt độ tăng cao hơn giá trị này thì sản
lượng lại có chiều hướng giảm. Tại những vùng vĩ độ trung bình đến vĩ độ cao, sự
nóng lên chút ít đem lại lợi ích cho sản xuất ngũ cốc và chăn nuôi vùng đồng cỏ,
nhưng sự tăng nhiệt độ này lại làm giảm sản lượng lương thực ở vùng nhiệt đới và khô
hạn theo mùa. Thời tiết cực đoan, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán có thể gây hại cho cây
trồng, giảm sản lượng. Điều này gây ra các thách thức các vấn đề về dinh dưỡng, sức
khỏe và sinh kế của phụ nữ và cộng đồng của họ [48,54,57,75,76].
Biến đổi khí hậu làm gia tăng hạn hán, từ đó có thể đe dọa đến các đồng cỏ là nguồn
cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Đối với động vật mà sống dựa vào lương thực thì
những thay đổi trong sản xuất cây trồng do hạn hán cũng có thể trở thành một vấn đề.
Biến đổi khí hậu có thể làm tăng tỷ lệ ký sinh trùng và các bệnh ảnh hưởng đến hoạt
16



động chăn nuôi. Mùa xuân bắt đầu sớm hơn và mùa đông ấm hơn có thể khiến một số
ký sinh trùng và các mầm bệnh tồn tại một cách dễ dàng hơn.
Biến đổi khí hậu làm giảm sản lượng đánh bắt, nuôi trồng của các loài cá và động
vật có vỏ. Một số bệnh ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh có thể trở nên phổ biến hơn
trong nước ấm. Thay đổi về nhiệt độ và sự dịch chuyển của các mùa có thể ảnh hưởng
đến thời gian sinh sản và di cư. Nhiều giai đoạn trong vòng đời của một động vật thủy
sản bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và thay đổi của các mùa.
Trong khi xu thế về sản lượng lương thực và diện tích canh tác nông nghiệp có
chiều hướng giảm thì dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng, từ mức 6.2 tỉ người vào năm
2010 có thể tăng lên 9.5 tỉ người vào năm 2050. Vì vậy, một câu hỏi lớn đặt ra cho thế
giới là làm sao để cung ứng lương thực đủ nuôi sống dân số thế giới trong điều kiện cả
đất đai và nguồn nước suy giảm [44]. Theo đánh giá, BĐKH có thể trở thành động lực
chủ đạo cho sự mất mát của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học vào cuối thế kỷ này
[38,39]. Điều này ảnh hưởng nhiều đến người nghèo, phụ nữ - những người phụ thuộc
nhiều vào các tài nguyên thiên nhiên đó [22].
Tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu đói là nguyên nhân của hơn 3.5 triệu người chết
mỗi năm trên toàn cầu, tuy nhiên giá trị này sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh BKH.
Các nghiên cứu chỉ ra vào năm 2050 sẽ có thêm 25 triệu trẻ em suy dinh dưỡng, chết
đói do nguyên nhân từ thiếu đất canh tác và giá cả lương thực tăng [45]. Tình trạng bất
bình đẳng giới, phân chia lương thực thiếu cân bằng là nguyên nhân khiến trẻ em gái
bị suy dinh dưỡng bên cạnh lý do chịu ảnh hưởng mạnh từ việc thiếu lương thực. Có
thể lấy ví dụ từ Đông Nam Á, nơi mà bất bình đẳng giới xảy ra trong các gia đình và
xã hội, phụ nữ và trẻ em gái chịu rủi ro trong vấn đề cung cấp lương thực ngay cả khi
tình trạng thiếu lương thực ít xảy ra [73].
Vào năm 2050, chúng ta cần thêm 40% lương thực, 30% lượng nước sử dụng, 50%
nguồn năng lượng, tuy vậy trong bối cảnh BĐKH, đất đai gần như không thể tăng
thêm diện tích. Hơn nữa, trong bối cảnh BĐKH, nhiều đánh giá cho rằng vào năm
2050, sản lượng lương thực có thể bị suy giảm đến 50% ở một vài nước khu vực Châu
Phi [44]. Mặt khác, với tình trạng bất bình đẳng giới như hiện nay, nguồn tài nguyên

trên thế giới khó có thể phân phối cân bằng cho phụ nữ, điều này rất đáng lo ngại. Có
nhiều vấn đề nghiêm trọng khi thiếu thốn lương thực, thực phẩm, tác động mạnh đến
giới và đời sống phụ nữ.
Tỷ lệ phụ nữ lao động trong nông nghiệp chiếm đa số tại các quốc gia đang phát
triển, đặc biệt cao ở Châu Phi với 70%, chúng ta dễ dàng thấy tác động của BĐKH lên
giới và đời sống phụ nữ tại các quốc gia này trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
17


[26,27,30]. Khi lượng giáng thủy trở nên khó dự báo, công việc của phụ nữ trong nông
nghiệp trở nên cực nhọc hơn, họ phải đảm bảo được việc canh tác khi các điều kiện
cho sản xuất nông nghiệp bị hạn chế chẳng hạn như phải làm thủy lợi, bơm nước
chống hạn vào mùa khô và tiêu úng vào mùa lũ. Các nghiên cứu chỉ rõ ra rằng nữ giới
bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với nam giới do thiếu lương thực, và hạn hán xảy
ra, suy giảm sản lượng lương thực gây tử vong cho phụ nữ nhiều hơn nam giới [69].
Phụ nữ phải đối mặt với những rủi ro mất mùa do hạn hán và lũ lụt nhiều hơn nam
giới với tỷ lệ 48% ở Burkina-Faso, 73% ở Công-gô và 64% ở Việt Nam [13,45]. Bên
cạnh đó, phụ nữ cũng tham gia vào hầu hết các công việc như cày cuốc, làm cỏ, thu
hoạch, chuẩn bị đất, đập lúa, vận chuyển và sử dụng [56]. Nghiên cứu được thực hiện
bởi IFAD ở một số khu vực miền núi Ấn Độ cho thấy phụ nữ đảm nhiệm công việc
trong nông nghiệp nhiều hơn nam giới từ 4,6 đến 5,7 lần và ở Nê-pan là từ 6,3 đến 6,6
lần [51]. Lũ lụt và hạn hán không chỉ làm mất đi nguồn sinh kế chủ yếu của họ mà còn
làm tăng gánh nặng trong công việc đồng áng. Họ phải bỏ nhiều thời gian và công sức
để chuẩn bị đất, lấy nước, tưới nước, bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh [7]. Một số
nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng lan rộng và sâu sắc làm cho phụ nữ và trẻ em gái bị
ảnh hưởng nghiêm trọng hơn và chết nhiều hơn nam giới trong bối cảnh BĐKH
[59,62].
Trong điều kiện hiện nay, khi sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, việc sử dụng
máy móc hỗ trợ và phân bón hóa học, thuốc trừ sâu là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên,
nguy cơ về bất bình đẳng giới khiến cho phụ nữ không có cơ hội tiếp cận và điều kiện

kinh tế để mua máy móc và phân bón, thuốc trừ sâu. Ngoài ra, áp lực về sử dụng thời
gian hoặc nhiên liệu như xăng dầu trong vận hành máy nông nghiệp khiến cho phụ nữ
đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn ít cơ hội, ít thời gian sản xuất, cơ hội lao động tăng thu
nhập cho gia đình cũng thấp hơn, trái ngược với nam giới. Thêm vào đó, BĐKH làm
gia tăng sự mất mùa, phụ nữ gặp bất lợi do giảm thu nhập, lại thiếu các tài sản và
quyền sở hữu tài sản nên khó khăn hơn khi đầu tư chuyển đổi sinh kế phù hợp hơn
[32]. Trái lại, nam giới thường được lợi thế hơn nên có thể chuyển đổi sang các công
việc phi nông nghiệp khác, đi làm ăn xa nên dễ dàng vượt qua các tác động bất lợi kể
trên.
1.1.4. Tác động đến vấn đề sử dụng năng lượng
Hiện tại, có trên 1.6 tỉ người – chiếm gần ¼ dân số thế giới, đặc biệt là khu vực
Nam Á, và khu vực Châu Phi gần Sahara thiếu khả năng tiếp cận với các nguồn năng
lượng tân tiến của thế giới. Có khoảng gần 2.4 tỉ người đang tiếp tục phải sử dụng
năng lượng từ tự nhiên như củi đốt, chất thải nông nghiệp trong đun nấu, sinh hoạt,
sưởi ấm, và con số này có thể tăng lên mức 2.6 tỉ người vào năm 2030 [49].
18


Có thể nhận thấy mối liên quan chặt chẽ giữa vấn đề sử dụng năng lượng và vấn đề
giới. Trong gia đình, việc đun nấu, chuẩn bị thực phẩm là công việc phụ nữ đảm nhận.
Họ gặp rất nhiều khó khăn khi đun nấu, sử dụng năng lượng trong điều kiện thiếu điện
năng. Họ phải đi xa tìm kiếm nguồn cung cấp chất đốt, sức khỏe bị ảnh hưởng khi sử
dụng chất đốt trong các bếp đốt truyền thống. Nghiên cứu tại khu vực nông thôn châu
Phi chỉ ra, nhiều phụ nữ phải mang vác khoảng 20kg củi khô và đi trùng bình 5km một
ngày [49]. Trong bối cảnh BĐKH, phụ nữ và trẻ em gái phải đi xa để thu thập chất đốt,
nguy cơ bị tai nạn, tổn thương trong điều kiện thời tiết nắng nóng như say nắng, chóng
mặt, ngất xỉu, stress và kiệt sức dễ xảy ra.
Việc đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, giảm thiểu phát thải khí nhà
kính quy mô hộ gia đình như bếp năng lượng mặt trời, đèn dùng pin mặt trời còn chưa
được rộng rãi. Tuy nhiên, việc đưa vào sử dụng nguồn năng lượng lại vấp phải vấn đề

giá cả có thể gây kho khăn cho người dung có thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ, vì
việc sử dụng năng lượng này chiếm tỉ lệ cao trong thu nhập của họ [63].
Để tiếp cận được phương hướng giải quyết, cũng như tìm ra giải pháp phù hợp, một
vài nghiên cứu chọn hướng tiếp cận về kinh tế - xã hội, nhằm giúp phụ nữ nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần, đồng thời phát triển kinh tế đi đôi với nhận thức về bảo vệ
môi trường [66].
1.1.5. Biến đổi khí hậu làm tăng gánh nặng lên sinh kế hộ gia đình
Phụ nữ và trẻ em gái chịu tác động mạnh do thiên tai và áp lực môi trường, đồng
thời phải đảm nhận các công việc khắc phục hậu quả sau thiên tai [33]. Điều này khiến
thu nhập của họ bấp bênh, không có thời gian học tập, hơn nữa, các chi phí y tế gia
tăng cao, cuộc sống của họ càng khó khăn hơn. Tình trạng giáo dục thấp hạn chế phụ
nữ tiếp cận thông tin y tế hoặc các hệ thống cảnh báo sớm. Điều này cũng có nghĩa là
trẻ em gái và phụ nữ kiểm soát cuộc sống cá nhân của họ kém hơn.
Khoảng gần 2/3 dân số thế giới sống ở các nước nghèo là phụ nữ, đối tượng chịu sự
tổn thương mạnh của BĐKH. Sự khác biệt về sức chịu tác động của BĐKH giữa nam
giới và nữ giới liên quan đến các chuẩn mực xã hội chung, các giá trị truyền thống và
sự khác biệt về cơ cấu phân công lao động trong gia đình. Phụ nữ trong gia đình phải
chịu trách nhiệm về chuẩn bị thực phẩm, nhưng họ hiếm khi đánh giá, kiểm soát được
nguồn thực phẩm cần thiết một cách chi tiết. Vấn đề BĐKH tác động đến năng suất
nông nghiệp, mất mùa, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, gây nguy hại cho người
dân trong các vùng nông nghiệp. Hơn nữa, phụ nữ ít có cơ hội tìm hiểu về kiến thức
công nghệ ứng dụng vào nông nghiệp, không có tiếng nói, không được tham gia đóng
góp vào việc xây dựng các chương trình hành động về BĐKH, mặc dù tác động bất lợi
của BĐKH gây ra cho phụ nữ là vô cùng nặng nề [33,36,46].
19


Phụ nữ cao tuổi có thể chịu gánh nặng trách nhiệm gia đình gây ra căng thẳng và
mệt mỏi, họ ít cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội rộng lớn hơn. Họ ít có
cơ hội tiếp cận các dịch vụ cộng đồng cơ bản cho về ý tế, chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt

là phụ nữ và nam giới lớn tuổi sống ở nông thôn, người thường không thể đi đến các
cơ sở y tế gần nhất [76].
1.2. Tổng quan về thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng và vai trò của
phụ nữ trong thích ứng với BĐKH
Hiện nay, biến đổi khí hậu và một số hiện tượng thời tiết cực đoan đã và đang tác
động mạnh mẽ, sâu rộng đến nhiều lĩnh vực, địa phương, các vùng, các quốc gia. Việt
Nam là một nước thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiên tai như: bão, lũ lụt, sạt lở
đất, nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, cháy rừng, v.v diễn ra hàng năm, gây
nhiều thiệt hại về người và của. Tính trung bình 5 năm từ 2005 - 2009, mỗi năm thiên
tai làm chết 400 người, thiệt hại về tài sản ước từ 1% - 1,5% tổng sản phẩm quốc gia
[6]. Do đó, vấn đề thích ứng, giảm thiểu mức độ tổn thương do BĐKH và thúc đẩy các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững là thực sự cần
thiết.
Những khái niệm về GNRRTT và thích ứng với BĐKH cũng được trình bày một
cách có hệ thống trong Chương 1, tại mục 1.1.2 [24]. Những khái niệm và nội dung
này đều được thể hiện trong các chính sách lớn của Việt Nam. Theo các trình tự thời
gian, bắt đầu từ việc giảm nhẹ BĐKH, hạn chế những ảnh hưởng có hại của BĐKH,
phòng và chống thiên tai, là 1 trong 9 lĩnh vực ưu tiên về môi trường trong Định
hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (2004). Công tác phòng, chống
thiên tai, đảm bảo phát triển bền vững được làm rõ trong Chiến lược quốc gia về
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai (2007). Trong Chiến lược quốc gia về BĐKH
(2011), việc ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính gắn liền với phát
triển bền vững, hướng tới một nền kinh tế các-bon thấp được coi là nội dung rất quan
trọng. Gần đây, trong Luật Phòng chống thiên tai (2013) những khái niệm như thiên
tai, rủi ro thiên tai, phòng chống thiên tai đã được xác định cụ thể và chú trọng thực
hiện ở các ngành và địa phương, dựa trên quan điểm phát triển bền vững [3,4].
Vai trò của cộng đồng trong chủ động ứng phó và phòng ngừa thiên tai, thích ứng
với BĐKH cũng được đề cập trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Ở cấp quốc gia,
Thủ tường Chính phủ (2009) đã có quyết định phê duyệt đề án nâng cao nhận thức
cộng đồng về QLRRTT dựa vào cộng đồng năm 2009. Theo đó, các tỉnh xây dựng kế

hoạch thực hiện đề án của từng tỉnh, phụ thuộc vào tình hình thiên tai và kinh tế - xã
hội của mỗi tỉnh [24]. Phương châm “bốn tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ
phương tiện, vật tư tại chỗ, và hậu cần tại chỗ là cách giao quyền làm chủ và trách
20


nhiệm quản lý rủi ro của chính quyền và tổ chức cộng đồng cấp cơ sở. Phương châm
này bắt nguồn từ kinh nghiệm trong công tác hộ đê và được mở rộng ra áp dụng cho
lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Quá trình thực hiện các Phương châm này
bắt đầu được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2006 (Khoản d,
Mục 7, Điều 10 trong chương III của Nghị định Số: 08/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006
của Chính Phủ) [6].
Khi các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai xảy ra, việc sử dụng các lực lượng
sẵn có tại địa bàn để ứng cứu, hỗ trợ là nhanh nhất, hiệu quả nhất. Các lực lượng tại
chỗ thường là dân quân, dân phòng, đoàn thanh niên, các đội xung kích, các lực lượng
quân đội đóng trên địa bàn. Các lực lượng tại chỗ thực hiện ứng phó khẩn cấp như di
dời dân chúng ở các khu vực xung yếu đến nơi trú ẩn an toàn, tham gia tìm kiếm cứu
nạn..., đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần như lương thực, nước sạch, thuốc men…
và khắc phục hậu quả của thiên tai như làm vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh,
giúp đỡ các gia đình bị nạn… [6].
Khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ môi trường, phụ nữ thường được đợi chờ để chăm sóc
những người đau ốm. Trách nhiệm này của họ luôn có xu hướng ngày càng tăng thêm,
bởi các thành viên khác trong gia đình dễ bị ốm hơn do phải đương đầu với dịch bệnh
hoành hành như: sốt rét hay bệnh tả, một căn bệnh xuất phát từ nước. Việc chăm sóc
này sẽ hạn chế thời gian của phụ nữ trong hoạt động tạo thu nhập. Điều này lại đi đôi
với việc chi phí thuốc men tăng cao do ốm đau, làm tăng mức nghèo đói. Do đó, cũng
làm giảm sự đóng góp với xã hội - giảm cả sự tham gia vào quá trình ra quyết định
[46].
Mặc dù nữ giới và nam giới ở nông thôn có vai trò bổ sung cho nhau trong việc đảm
bảo an ninh lương thực, nhưng vẫn thường thấy phụ nữ có vai trò lớn hơn trong việc

quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo dinh dưỡng. Phụ nữ luôn gánh vác
tất cả các khâu, từ nuôi trồng, chế biến, đến tiêu thụ các sản phẩm lương thực và các
tài nguyên thiên nhiên khác. Đồng thời họ lại lo toan cả những việc chăn nuôi gia súc,
gia cầm, làm vườn, tìm kiếm chất đốt và nguồn nước sinh hoạt [45]. Sự tham gia của
phụ nữ trong hoạt động nông nghiệp là rất phổ biến ở mọi địa phương, mọi cộng đồng
tộc người, mọi quốc gia. Và cũng chính vì thế, họ cũng bị tác động nhiều nhất từ biến
đổi khí hậu, đặc biệt ở khu vực tiểu sa mạc Sahara – châu Phi và châu Á. Họ cũng lại
gánh cả trách nhiệm thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có cả việc ra tìm cách
thay thế để nuôi sống gia đình mình [26, 27 30]. Nói chung, phụ nữ luôn là người chịu
trách nhiệm chính trong việc cung ứng lượng nước sinh hoạt cho gia đình, trong đó
gồm cả nước dành cho chăn nuôi nhỏ. Còn nam giới thường đảm nhiệm việc thuỷ lợi,
tưới tiêu, nước cho đàn gia súc lớn hay trang trại theo kiểu công nghiệp. Sự khác biệt
21


về vai trò, trách nhiệm như thế quy định phụ nữ và nam giới có những nhu cầu và ưu
tiên khác nhau liên quan đến sử dụng nước.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, được dự báo đến năm 2025 rằng 2/3 dân
số thế giới sẽ bị thiếu nước sinh hoạt. Biến đổi khí hậu cũng dẫn đến sự gia tăng lụt lội
và giảm chất lượng nước. Những điều này tác động đặc biệt tiêu cực đến phụ nữ, bởi
vai trò quan trọng của họ gắn với sử dụng nước và những nguy cơ đặc thù khi có
những thảm hoạ xảy ra. Ở những khu vực dễ bị khô hạn, bị sa mạc hoá, thời gian kiếm
tìm và vận chuyển nước về sẽ phải tăng lên. Như thế, phụ nữ và trẻ em (chủ yếu là các
em gái) sẽ phải vất vả hơn [2,36,51].
Phụ nữ không chỉ là nạn nhân của biến đổi khí hậu, mà còn là nhân tố tích cực để
giảm thiểu và thích ứng với nó. Những kiến thức và kỹ năng mà phụ nữ đang sở hữu
cần được sử dụng tích cực trong những chiến lược giảm thiểu tác nhân gây biến đổi
khí hậu cũng như thảm hoạ và chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu [21]. Những
trách nhiệm mà phụ nữ đang gánh vác trong gia đình và cộng đồng, với tư cách là
những người quản lý nguồn lực tự nhiên, đã đặt phụ nữ vào vị trí luôn phải đưa ra

những chiến lược sinh kế để thích ứng với mọi biến đổi môi trường. Mặc dầu vậy, phụ
nữ vẫn có xu hướng bị đứng ngoài việc ra quyết định về những vấn đề liên quan đến
phát triển bền vững, trong đó bao gồm vấn đề biến đổi khí hậu. Chính điều này đã hạn
chế phụ nữ đóng góp những quan điểm và năng lực đặc biệt của họ trong ứng phó với
biến đổi khí hậu [9].
1.3. Tác động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan tới sức khỏe và đời sống
xã hội của phụ nữ
Theo các kết quả đã trình bày về những tác động của BĐKH, các nghiên cứu mới
chỉ tập trung nhiều vào môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học, còn rất ít nghiên cứu
về tác động đến đời sống, sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ. Sự đóng góp của
phụ nữ trong nền tảng kiến thức, hiểu biết…về BĐKH không được chú ý và quan tâm
ngay cả ở cấp độ dự án quy mô vùng, đến các nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu.
Trong suốt một thời gian dài, các nghiên cứu về chính sách phát triển đã bỏ qua vấn
đề bình đẳng giới, và nghiên cứu về giới mới chỉ được lưu ý gần đây sau khi có báo
cáo của UNDP và của IPCC vào 2007. Vấn đề về giới là vấn đề lớn liên quan đến
BĐKH thể hiện ở 2 khía cạnh:
 Phụ nữ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, chịu tác động của BĐKH và dễ bị
tổn thương hơn so với nam giới.
 Hơn nữa, đàn ông và phụ nữ chịu tác động rất khác nhau bởi BĐKH
Khi xem xét các tác động liên quan đến vấn đề giới, các nghiên cứu cũng chỉ ra cụ
thể tính dễ bị tổn thương của nhóm những người nghèo trong xã hội không chỉ do họ
22


phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, mà còn bởi họ thiếu hiểu biết liên quan
đến các giải pháp thích ứng BĐKH. Các báo cáo cũng nói thêm rằng phụ nữ, trẻ em
chịu tác động do các thảm hoạ thiên nhiên và có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 14 lần
[28]. Điều này có thể giải thích rằng vấn đề văn hoá – xã hội khi thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng: các cảnh bảo về thảm hoạ ở khu vực công cộng
thường khó tiếp cận đối với phụ nữ là một ví dụ. Hơn nữa trong lúc xảy ra các thảm

hoạ, thiên tai do vấn đề về sức khỏe, sinh lý cũng như khả năng chống chịu kém hơn,
phụ nữ thường chịu các rủi ro về sức khoẻ, tai nạn cao hơn nhiều so với nam giới.
Ngoài ra, sau thảm hoạ, việc khôi phục lại cuộc sống khó khăn hơn khi họ phải đối
mặt với các công việc dọn dẹp, chăm sóc y tế. Vì các lý do trên, họ ít cơ hội tham gia
vào các công việc tăng thu nhập nhưng họ lại chịu nhiều rủi ro khi có thảm hoạ.
Đến năm 2030, chi phí cho bệnh tiêu chảy ở các vùng có thu nhập thấp ước tính gia
tăng thêm khoảng 2-5%. Vào năm 2050, ước tính sự gia tăng hàng năm là 5-18% đối
với các cộng đồng thố dân ở Úc. Các trường họp ngộ độc thực phẩm ước tính cũng sẽ
tăng lên ở Vương quốc Anh khi nhiệt độ tăng từ 1-3°C [76].
Vào năm 2085, số người có nguy cơ bị bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng lên do BĐKH,
ước tính đạt khoảng 3.5 tỷ người. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chỉ rõ BĐKH
là nguyên nhân gây ra khoảng 140,000 cái chết mỗi năm [76]. Trong điều kiện nghiên
cứu rất khó để đưa ra được các dữ liệu chính xác về mối liên hệ giữa BĐKH và vấn đề
sức khỏe con người. Tuy nhiên, các tác động của BĐKH biểu hiện thông qua hiện
tượng cực đoan trở nên nghiêm trọng hơn, thiên tai, thảm họa gây tử vong cho con
người, bệnh dịch bùng phát… Nhiệt độ tăng cao có thể làm gia tăng lây truyền bệnh
sốt rét ở một số địa điểm. Việc này đã gây ra 300 triệu bệnh cấp tính và giết chết gần 1
triệu người mỗi năm [76]. Phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị bệnh sốt rét vì họ "hấp dẫn"
gấp hai lần so với phụ nữ không mang thai đối với muỗi mang sốt rét. Một nghiên cứu
so sánh tương đối về "tính hấp dẫn" muỗi giữa phụ nữ mang thai và không mang thai ở
nông thôn Gambia. Trong khi mang thai, lưu lượng máu đến da tăng, giúp tản nhiệt,
đặc biệt là ở tay và chân, bụng của phụ nữ mang thai nóng hơn trung bình 0,7°C so với
phụ nữ không mang thai. Có thể có sự gia tăng trong việc phát hành các chất dễ bay
hơi từ bề mặt da và dấu hiệu lớn hơn từ người cho phép muỗi phát hiện những người
này dễ dàng hơn trong phạm vi gần. Thay đổi sinh lý và hành vi xảy ra trong khi mang
thai có thể giải thích một phần rủi ro này tăng đối với sự nhiễm trùng [75]. Sốt rét ở
người mẹ làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu và sinh nhẹ cân.
Một số nghiên cứu đã tìm thấy sự gia tăng tỷ lệ biến chứng trong thai kỳ trong điều
kiện khí hậu có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao hoặc lượng mưa cao, với tỷ lệ tăng đặc biệt
cao trong những tháng đầu tiên của mùa mưa [76].

23


Ngoài ra, phụ nữ dễ bị suy dinh dưỡng vì nhu cầu dinh dưỡng của họ ít, đặc biệt là
khi họ đang mang thai hoặc cho con bú, và một số nền văn hóa đã phân cấp thực phẩm
hộ gia đình. Ví dụ, ở Nam Á và Đông Nam Á, 45-60 % phụ nữ ở độ tuổi sinh sản bị
thiếu cân và 80% phụ nữ mang thai thiếu sắt. Ở vùng châu Phi cận Sahara, phụ nữ
mang thai phải mang vác nặng hơn so với nam giới nhưng nhận được một lượng calo
thấp hơn do quy chuẩn văn hóa là cho nam giới nhận được nhiều thực phẩm hơn [45].
Đối với trẻ em gái và phụ nữ , tình trạng dinh dưỡng kém có liên quan đến tỷ lệ tăng
của bệnh thiếu máu, mang thai và sinh nở, và tăng tỷ lệ thai nhi chậm phát triển trong
tử cung, sinh non và tử vong. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), ở
những nơi thiếu sắt là phổ biến, nguy cơ phụ nữ chết trong khi sinh có thể tăng lên đến
20% [45]. Phụ nữ mang thai và cho con bú phải đối mặt với những thách thức khác
như nhu cầu gia tăng về thực phẩm và nước, và tính năng động hạn chế của họ [65].
Những yếu tố sinh học tạo ra những người dân dễ bị tổn thương trong một nhóm mà
vốn đã có nguy cơ dễ bị tổn thương [75].
Tình trạng dinh dưỡng quyết định phần nào đến khả năng đối phó với những ảnh
hưởng của thiên tai. Các dự báo về rủi ro vào năm 2030 cho thấy sự gia tăng tình trạng
thiếu đói, suy dinh dưỡng,các hậu quả khác liên quan tới tăng trưởng và phát triển của
trẻ em, đặc biệt là ở Châu Phi, Châu Á [75].
Những phụ nữ đã phải chịu hậu quả gia tăng sau thảm họa, họ có thể bị ly tách ra
khỏi gia đình, bạn bè và các hỗ trợ tiềm năng và các hệ thống bảo vệ khác. Sau một
thảm họa tự nhiên, phụ nữ có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình
và bạo lực tình dục, và có thể họ sẽ tránh sử dụng nơi trú ẩn do sợ hãi [76]. Tâm lý
căng thẳng có thể sẽ nghiêm trọng hơn sau khi thiên tai, đặc biệt là khi các gia đình
phải di dời và phải sống trong tình trạng khẩn cấp hoặc nhà tạm. Sự đông đúc, thiếu
tính riêng tư và sự mất đi thói quen và mô hình sinh kế hàng ngày có thể góp phần dẫn
đến sự tức giận, thất vọng và bạo lực, với trẻ em và phụ nữ - đối tượng dễ bị tổn
thương nhất. Trẻ em gái vị thành niên đặc biệt dễ bị quấy rối và lạm dụng tình dục cao

do hậu quả của thiên tai và họ phàn nàn về việc thiếu sự riêng tư trong nơi trú ẩn khẩn
cấp [31]
1.3.1. Tác động của nắng nóng đối với sức khoẻ và đời sống xã hội của phụ nữ
Một số nghiên cứu, chủ yếu là ở các thành phố ở các nước đang phát triển, đã chỉ ra
rằng tỷ lệ tử vong tăng lên khi nhiệt độ tăng, theo hai hướng, từ nhiệt độ tối ưu đối với
dân số đó. Do đó, có sự quan ngại rằng mặc dù nhiệt độ ấm hơn có thể dẫn đến tử
vong ít hơn trong mùa đông, thì tỉ lệ này lại có khả năng tăng vào mùa hè. Theo một số
nghiên cứu ở nước Anh, số ca tử vong liên quan đến thời tiết lạnh do BĐKH được dự
báo là giảm đi nhiều hơn số ca tử vong tăng do nắng nóng; nhiệt độ cứ tăng 2°C sẽ làm
24


tăng gấp đôi tỷ lệ tử vong hàng năm do các đợt nóng tại nhiều thành phố [54,57]. Ước
tính sự gia tăng số người có nguy cơ tử vong do nóng nực sẽ tăng nhưng khác nhau
giữa các quốc gia, tùy thuộc vào địa điểm, số người có tuổi, và các biện pháp thích
ứng tại chỗ. .
Có bằng chứng cho rằng tính dễ bị tổn thương là khác nhau tùy thuộc giới tính: số
phụ nữ đã chết trong đợt nắng nóng châu Âu năm 2003 cao hơn nhiều so với nam giới,
và phần lớn các nghiên cứu châu Âu đã chỉ ra rằng phụ nữ có nhiều nguy cơ chết trong
những sự kiện như vậy [54]. Có thể có một số lý do sinh lý dẫn nguy cơ gia tăng ở phụ
nữ cao tuổi [34,47].
1.3.2. Tác động của bão đối với sức khoẻ và đời sống xã hội của phụ nữ
Trong tháng năm 2008, cơn bão Nargis đã đổ bộ vào Ayeyarwady của Myanmar.
Trong số 130,000 người chết hoặc mất tích sau cơn bão, 61% là nữ [2]. Thảm họa bão
trong năm 1991 đã giết chết 140,000 người ở Bangladesh , 90 % nạn nhân là phụ nữ
[27]. Tỷ lệ tử vong ở những người trong độ tuổi từ 20-44 là 71 trên 1000 phụ nữ, so
với 15 trên 1000 nam giới [43]. Giải thích cho điều này bao gồm thực tế là phụ nữ phải
ở nhà nhiều hơn nam giới, chăm sóc trẻ em và trông coi tài sản. Thậm chí nếu có cảnh
báo được ban hành, nhiều phụ nữ đã tử vong trong khi chờ đợi người thân của họ trở
về nhà để đưa họ đi cùng đến nơi trú ẩn an toàn. Lý do khác cho rằng phụ nữ được ăn

uống kém dinh dướng hơn và do đó ít có khả năng thể chất hơn để đối phó với những
tình huống này so với nam giới [43].
Phụ nữ, và những người có tình trạng kinh tế xã hội thấp được cho là có nguy cơ lo
âu và rối loạn tâm trạng tương đối cao sau khi thảm họa [75,76]. Một nghiên cứu về
rối loạn lo âu và tâm trạng (theo định nghĩa của ấn bản thứ tư của Chẩn đoán và thống
kê các rối loạn tâm thần; DSM-IV ) sau cơn bão Katrina cho thấy tỷ lệ mắc bệnh liên
quan tới các yếu tố sau: độ tuổi dưới 60 tuổi; là phụ nữ; trình độ học vấn thấp hơn cấp
đại học; thu nhập gia đình thấp; tình trạng việc làm trước khi có bão (phần lớn là thất
nghiệp và người tàn tật); và là người chưa kết hôn.
1.3.3. Tác động của nước biển dâng, mưa lớn và lũ lụt đối với sức khoẻ và đời
sống xã hội của phụ nữ
Biến đổi khí hậu làm gia tăng mực nước biển, tăng nguy cơ lũ lụt và nhân rộng
hiểm họa đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ có một số ít nghiên cứu và phân tích giới có
tính hệ thống về tình trạng sức khỏe do ngập lụt [64]. Đến năm 2030, lũ lụt vùng ven
biển được dự đoán sẽ gây ra sự gia tăng lớn tỉ lệ tử vong. Nhìn chung, dân số có nguy
cơ chịu lũ lụt dự kiến tăng lên từ 2 đến 3 lần vào năm 2080. Nhiễm mặn nguồn nước
phục vụ sản xuất, sinh hoạt dự kiến sẽ trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu và nước
biển dâng [63, 65].
25


×