Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài điều kiện về nhận thức lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.9 KB, 11 trang )

Đề bài : Nhận thức lịch sử và hiện thực lịch sử có mối quan hệ như thế
nào? Nhận thức lịch sử có đạt tới sự khách quan hay không? Chứng minh.
Bài làm
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có ai đó đã từng nói: “ Sự quyến rũ của lịch sử và bài học bí ẩn mà nó
cho ta chính là điều nay: thời đại nối thời đại trôi qua, chẳng gì thay đổi nhưng
không gì giống như trước nữa”. Đúng vậy lịch sử luôn có vẻ đẹp riêng của nó
mà con người cứ hoài công nghiên cứu để nhận thức được nó, biết rõ về nó.
Tuy nhiên biết về lịch sử lại không phải là vấn đề đơn giản, bởi lịch sử là
quá khứ, là những gì đã qua và ta không thể trực tiếp nắm bắt nó. Phải chăng
lịch sử nằm ngoài nhận thức, hiểu biết của con người?
Đây là một vấn đề thuộc lí luận sử học. Muốn có sự tường trình rõ ràng,
thì cần phải có một phương pháp luận sử học đúng đắn. Có rất nhiều phương
pháp luận sử học khác nhau: của các sử gia phong kiến, sử gia phương Tây, …
nhưng một trong những phương pháp luận khoa học nhất là phương pháp luận
mácxit.
Trong nhiều vấn đề lí luận sử học thì có một vấn đề đặt ra nhiều luận giải
nhất là “ hiện thực lịch sử” và “ nhận thức lịch sử”. Mối quan hệ giữa “ hiện
thực lịch sử” và “nhận thức lịch sử” là ra sao? Liệu con người có nhận thức
khách quan về hiện thực lịch sử được không? Đây là những vấn đề cần luận
giải.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1.Khái niệm
Lịch sử bao gồm hai nghĩa cơ bản: bản thân hiện thực quá khứ khách
quan và sự nhận thức lịch sử.
Hiện thực lịch sử chính là quá trình hiện thực khách quan của xã hội loài
người trước đây hoặc lịch sử của những sự kiện, hiện tượng, nhân vật đã từng
1


tồn tại trong quá khứ, tức là lịch sử của một hiện thực khách quan, trở thành đối


tượng nhận thức của những người nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử.
Nhận thức lịch sử là sự nhận thức lịch sử của con người qua các nguồn sử
liệu, thể hiện kết quả của sự nhận thức lịch sử, tức là lịch sử của chủ thể đối với
việc dựng lại quá khứ lịch sử khách quan có thực mà ngay không còn nữa.
2.2. Mối quan hệ giữa “hiện thực lịch sử” và “ nhận thức lịch sử”
Xung quanh vấn đề “ hiện thực lịch sử” và “ nhận thức lịch sử” có
nhiều cách hiểu khác nhau.
2.2.1. Các nhà sử học theo chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa thực
chứng.
Theo các nhà sử học theo chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa thực chứng hay
chủ nghĩa kinh nghiệm khẳng định rằng, họ chỉ tin cái gì là chân lí khi các giác
quan của chính mình nhận thấy cái ấy. Họ không thừa nhận cái gì ngoài trực
quan là có thực, mà chỉ là ảo ảnh. Vì vây, đối với học quá khứ lịch sử không có
thực và như sử gia Pháp Xâynhobot nói nhà sử học không nhìn thấy “ cái gì
hiện thực ngoài những tờ giấy đang viết” và nếu lịch sử có hiện thực thì “ hiện
tại là hiện thực duy nhất.” Quan điểm này dẫn tới việc hoài nghi sự tồn tại của
quá khứ và khả năng nhân thức lịch sử của con người và chính nó mở rộng cửa
cho việc xuyên tạc lịch sử.
2.2.2. Một số sử gia tư sản theo chủ nghĩa chủ quan khác.
Họ cho rằng quá khứ là cái gì không hiện thực, vì những con người thời
đại cũ đã chết đi không bao giờ trở lại, cho nên khái niệm lịch sử của cúng ta
không thể là cái phản ánh về quá khứ không tồn tại, mà chỉ là sự phản chiếu,
những quan điểm khát vọng của riêng ta về cái đã qua. Do đó, nội dung kiến
thức lịch sử hoàn toàn có tính chất chủ quan, không hề có chân lý khách quan.
Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì nó đồng nhất hiện thực lịch sử khách
quan với việc nhận thức lịch sử và quy cái thứ nhất vào cái thứ hai. Quan điểm
này xuất phát từ nguyên lý triết học xem quá trình lịch sử như sự tổng hợp hoạt
2



động của những cá nhân riêng lẻ và không có quy luật khách quan tác động
trong đời sống xã hội.
2.2.3. Các nhà sử gia theo chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Đối với họ, quá khứ như cái gì “ tồn tại” một chỗ nào đấy, ở bên cạnh hay
phía sau cái thực tế hiện nay. Quan điểm này dẫn tới sự thần bí về sự tồn tại
khách quan của “ ý niệm tuyệt đối” và “ tinh thần tuyệt đối”.
2.2.4 Các sử gia tư sản
Các sử gia tư sản phủ nhận sự tồn tại thực tế của lịch sử nên họ cũng phủ
nhận khả năng nhận thức lịch sử.
Sử gia Mỹ, Biêcco đưa những luận cứ để bào chữa cho việc phủ nhận sự
hiểu biết lịch sử. Theo ông ta:
- Trong nghiên cứu lịch sử, chúng ta không thể tiến hành việc quan sát
trực tiếp nên không hiểu được lịch sử.
- Không bao giờ chúng ta có đầy đủ tài liệu lịch sử để miêu tả đầy đủ quá
khứ
- Nếu có chút tài liệu gì, thì tài liệu ấy bao giờ cũng mang tính chất chủ
quan của người nghiên cứu, bởi vì người nghiên cứu không thể có thái độ vô tư,
không thiên lệch đối với tài liệu.
Dựa vào những lí do đó, Biếcco đi đến kết luận rằng, nội dung của kiến
thức lịch sử cũng như mọi kiến thức khác đều do những nhu cầu và quyền lợi
trước mắt của sử gia quy định, chứ không phải là sự phản ánh chân lý lịch sử
khách quan, điều mà không bao giờ chúng ta đạt đươc
2.2.5 Các nhà sử học macxit – lenninit
Những nhà sử học macxit – lenininit khẳng định rằng, xã hội loài người
là một bộ phận của thế giới vật chất, là sự tiếp tục của lịch sử quả đất trước khi
có con người và xã hội loài người xuất hiện. Vì vậy, nó là một hiện thực khách
quan, tồn tại như giới tự nhiên. Trong lịch sử, con người hoạt động có ý thức,
theo đuổi mục đích của mình khi tạo nên lịch sử, nhưng lại phải tuân theo
3



những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và hoạt động trong những
mối quan hệ xã hội nhất định. Cái hệ thống những mối quan hệ xã hội tồn tại
khách quan, độc lập với ý muốn của con người, là “ cơ sở thực tại”, là đối tượng
nghiên cứu của sử học.
Thừa nhận sự tồn tại của hiện thực lịch sử khách quan, sử học macxit
cũng thừa nhận khả năng nhận thức được hiện thực này. Mục đích của sử học
mácxit không phải là miêu tả thực đầy đủ, chi tiết toàn bộ đời sống xã hội trong
quá khứ. Điều này không cần thiết phải làm, vì nghiên cứu quá khứ không phải
là mục đích cuối cùng của sử học. Hơn nữa, cũng không thể nào miêu tả tỷ mỷ
mọi chi tiết của quá khứ. Như Lênin đã nói: “ ngay đến 70 ông Mác cũng không
thể đủ bao quát toàn thể những sự thay đổi trong các ngành của nền kinh tế tư
bản thế giới được. Nhiều lắm là phát hiện ra được những quy luật của sự thay
đổi đó và vạch ra được những mặt chủ yếu và cơ bản của cái lôgic khách quan
của những sự thay đổi ấy.
Như vậy trong nghiên cứu lịch sử, điều quan trọng nhất không phải là
thu nhập thật nhiều tài liệu, mà quan trọng hơn là phải có những tài liệu cần
thiết như thế nào để khôi phục được chính xác lịch sử quá khứ.
Nội dung khách quan của sự kiện lịch sử và việc sử dụng tài liệu, sự kiện
theo yêu cầu chủ quan của nhà sử học phải phù hợp, nhằm đạt được mục đích
của việc nghiên cứu là tìm ra được chân lý.
Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như thực tiễn
nghiên cứu, đã hoàn toàn xác nhận rằng, chúng ta có khả năng hiểu biết được
lịch sử. Cơ sở của khả năng nhận thức lịch sử chính là chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vât lịch sử chẳng những là cơ sở duy nhất, mà còn là cơ sở thực
tiễn làm cho nhận thức chủ quan của con người phù hợp với tiến trình khách
quan của lịch sử.
Phương pháp khách quan mácxit khẳng định rằng những hiện tượng lịch
sử là khách quan tồn tại ngoài ý muốn của con người: nhưng con người bằng tư
4



duy logic của mình có thể nhận thức được một cách đúng đắn những hiện tượng
khách quan lịch sử. Không có hiện thực lịch sử thì cũng không có nhận thức
lịch sử, không có nhận thức lịch sử thì lịch sử vẫn là ẩn số, là bí hiểm mà con
người không biết được. Giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau.
Tóm lại rằng, không có hiện thực lịch sử thì cũng không có nhận thức
lịch sử, không có nhận thức lịch sử thì lịch sử vẫn là ẩn số, là bí hiểm mà con
người không biết được. Giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau.
3. Nhận thức lịch sử có đạt tới sự khách quan hay không?
Lịch sử quá khứ là hiện thực khách quan mà con người có thể nhận
thức được, và nhận thức đúng nhất là nhận thức phù hợp với hiện thực khách
quan. Tuy nhiên sự nhận thức của mỗi con người lại bi chi phối bởi thời đại, giai
cấp trình độ bản thân, nên khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Hơn nữa, đặc
điểm của nhận thức xã hội nói chung, lịch sử nói riêng có ảnh hưởng đến kết
quả nhận thức của con người. Bởi vì con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể
của sự nhận thức lịch sử - xã hội, cho nên cũng là một thành viên của xã hội,
của lịch sử, nằm trong đối tượng của sự nhận thức. Nhưng con người tạm “trừu
xuất” thoát khỏi xã hội, lịch sử để nhận thức xã hội đối tượng khách quan, trong
đó có bản thân mình. Do đó, ranh giới giữa chủ thể và khách thể trong nhận
thức rất mờ nhạt dể làm cho việc nhận thức mang tính chủ quan, không phản
ánh đúng hiện thực. Đó là một nguyên nhân quan trọng của việc “xuyên tạc lịch
sử”; “bóp méo lịch sử” để phục vụ cho ý đồ giai cấp mà nhà sử học phục vụ.
Việc xuyên tạc lịch sử đã “bóp chết lịch sử”.
Để giải thích là nhận thức lịch sử có đạt tới sự khách quan hay không?
trước tiên chúng ta phải phân biệt và rút ra những nét khác biệt giữa nhân thức
lịch sử so với việc nhận thức các khoa học khác; xem xét lịch sử dưới góc độ là
lịch sử của chủ thể hóa.
3.1. Những điểm chung và những điểm khác nhau giữa đối tượng
nhận thức của khoa học lịch sử với các khoa học khác.

5


3.1.1. Những điểm chung:
Thứ nhất, hiện tượng và sự vật của lịch sử xã hội loài người và giới tự
nhiên đều là hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất. Điểm chung
căn bản của xã hội loài người và giới tự nhiên là tính thực tại khách quan của
nó.
Thứ hai, xã hội loài người – kết quả của sự phát triển lâu dài của giới tự
nhiên, một bộ phận của thế giới vật chất – cũng như tự nhiên đều tuân theo
những quy luật chung nhất của sự vận động của thế giới vật chất, như quy luật
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định,
quy luật biến đổi qua lại của chất và lượng... Đây là những quy luật mà lịch sử
xã hội loài người cũng như các hiện tượng tự nhiên phải tuân theo.
3.1.2. Những điểm khác nhau:
Thứ nhất, sự vận động của lịch sử khách quan xã hội loài người là hoạt
động thực tiễn của loài người có ý thức với tính năng động và tính tư tưởng cao,
còn sự vận động của giới tự nhiên nói chung là sự vận động tự thân với tính
năng động tương đối thấp của tự nhiên không có ý thức tư tưởng.
Trong giới tự nhiên, những hiện tượng về sự hình thành tài nguyên
khoáng sản, sự sinh trưởng của thực vật, sự vận động của vỏ trái đất, sự thay đổi
của khí hậu...đều là kết quả của sự vận động mà giới tự nhiên dựa vào quy luật,
diễn ra một cách tự phát, không thể hiện ý đồ, không có mục đích của bản thân
tự nhiên.
Việc nhận thức những hoạt động của con người mang những chí hướng,
những tư tưởng, tình cảm khác nhau, việc nhận thức một cách chính xác quá
trình phát triển lịch sử xã hội do những con người có ý thức tiến hành sẽ phức
tạp và khó khăn hơn nhiều so với sự nhận thức sự vật hiện tượng của giới tự
nhiên.
Thứ hai, đối tượng nhận thức của khoa học lịch sử nhìn chung mang tính

không lặp lại cả về thời gian và không gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ

6


xảy ra trong một thời gian nhất định, còn đối tượng của khoa học tự nhiên thì
tính lặp lại rất rõ ràng của không gian và thời gian.
Rõ ràng bất kì hoạt động nào của xã hội loài người cũng đều được tiến
hành trong thời gian và không gian nhất định, trong thời gian và không gian
khác nhau. Không có một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào hoàn toàn giống nhau,
lặp lại thì vẫn có sự kế thừa, phát triển, “sự lặp lại trên cơ sở không lặp lại” như
đã nêu trên. Đời sống xã hội loài người trong quá trình phát triển lịch sử của
mình đã trải qua những sự thay đổi lớn lao. Tất cả mọi lĩnh vực từ trình độ sản
xuất, chế độ chính trị, quan hệ xã hội đến ăn mặc, đi lại, tư tưởng triết lý, đạo
đức đều trải qua những thay đổi, biến hóa không ngừng. Chính điều đó buộc
nhà nghiên cứu khi xem xét một sự kiện hay hiện tượng nào đó trong lịch sử xã
hội loài người, phải xem xét tính cụ thể về thời gian làm nảy sinh sự kiện, hiện
tượng đó.
Thứ ba, khoa học lịch sử nhận thức những biến cố, hiện tượng, nhân vật
đã xảy ra trong đời sống xã hội, không lặp lại, không thể tái tạo và cũng không
thể quan sát. Còn đối tượng nhận thức của khoa học tự nhiên lại mang tính lặp
lại, nên khả năng quan sát của nhà nghiên cứu trên đối tượng, việc biếu diễn
trong phòng thí nghiệm của đối tượng trong khoa học tự nhiên có thể tiến hành
thường xuyên, thuận tiện, nhằm khôi phục hiện tượng khách quan.
3.2. Lịch sử của chủ thể hóa:
3.2.1.Khái quát
Lịch sử của chủ thể hóa chính là kết quả sự nhận thức của con người đối
với lịch sử khách quan. Những sự kiện của lịch sử xã hội loài người chỉ xảy ra
có một lần, song khi con người nhận thức, viết thành các tác phẩm, các cuốn
sách, các bài nghiên cứu thì đó là lịch sử của chủ thể nhận thức đối với khách

thể. Sự nhận thức này thông qua những con người có trình độ, quan điểm khác
nhau, bị ảnh hưởng, chi phối của các quyền lợi giai cấp, điều kiện xã hội khác
nhau. Vì vậy, nó không hoàn toàn giống khách thể, tức lịch sử hiện thực, thậm
chí có nhiều điểm khác biệt, trái ngược nữa. Chỉ sự nhận thức nào phù hợp nhất,
tiếp cận hiện thực mới đạt được chân lý.
7


Sự nhận thức hiện thực lịch sử ít nhất đã trải qua hai lần trở lên, chứa
đựng lập trường quan điểm giai cấp, ý thức dân tộc, tính cách của người ghi
chép đầu tiên đến những người nhận thức sự kiện đó. Cho nên tất cả những
nhận thức lịch sử, tất cả các tác phẩm lịch sử đều là lịch sử của chủ thể hóa. Đây
là một trong những vấn đề phức tạp nhất của phương pháp luận sử học macxit,
được đưa ra bàn cãi nhiều nhất trong lý luận sử học và cũng dễ bị lợi dụng nhất
trong công tác nghiên cứu lịch sử.
3.2.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nhận thức lịch sử:
Thứ nhất, thiếu sót về tư liệu. Nhiều sự kiện, hiện tượng trong lịch sử
(dân tộc và thế giới) do thiếu tư liệu khoa học nên việc khôi phục quá khứ thiếu
chính xác, hay chưa đầy đủ, nên có những kết luận không phản ánh đúng hiện
thực. Ví dụ năm 1982, trong hội nghị thảo luận về công tác chuẩn bị kỉ niệm
500 năm ngày Colombo “phát hiện” ra châu Mỹ vào tháng 10/1492, do Liên
hợp quốc tổ chức, một đoàn đại biểu đã đưa ra kháng nghị và cho rằng vinh dự
phát hiện ra châu Mỹ đầu tiên là người Nauy có tên là Ôricxon. Họ cho rằng đến
năm 2000, Liên hợp quốc nên tổ chức 1000 năm phát hiện ra châu Mỹ. Các nhà
thuyết giáo Ailen từ sớm đã đến châu Mỹ trước Colombo. Tây Ban Nha và
nhiều nước châu Mỹ cũng sôi nổi đưa ra nhiều ý kiến khác.
Hay trong lịch sử dân tộc ta thời kì Hùng Vương vẫn còn nhiều bí ẩn và
tranh cãi và thời kì đó nước ta vẫn chưa có chữ viết hay các tư liệu hành văn
viết. Nên khi viết về việc có thực sự tồn tại 18 vị vua Hùng hay không thì vẫn
còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Không những lịch sử cổ đại, trung đại có rất nhiều sự thực lịch sử do hạn
chế về sử liệu nên đến nay vẫn chưa rút ra được kết luận xác đáng, mà ngay cẩ
lịch sử cận, hiện đại cũng có tình hình như vậy. Nhiều sự thực lịch sử về các
cuộc cách mạng, các cuộc chiến tranh, cũng như lĩnh vực kinh tế, văn hóa, đời
sống xã hội cũng có nhiều cách ghi chép mâu thuẫn với nhau, và cho đến nay
vẫn chưa có kết luận nào xác đáng.
8


Thứ hai, việc hạn chế về lập trường giai cấp và lập trường chính trị của
người nghiên cứu. Các nhà sử học từ trước đến nay đều đứng ở những quyền lợi
của giai cấp mình, đều chịu sự chi phối, đương nhiên đều ở mức độ hoàn toàn
không giống nhau, của thời đại. Lịch sử phát triển của sử học đã chứng minh
điều đó, cũng như được thể hiện hết sức rõ rệt trong lịch sử các khoa hộc xã hội.
Không cos một tác phẩm lịch sử nào lại không thể hiện quan điểm và lập trường
giai cấp của người biên soạn. Điều này càng được phát triển tinh vi trong thời
đại tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là từ khi chủ nghĩa Mác ra đời. Như Lênin đã
từng khẳng định : “không một người nào đang sống mà lại có thể không đứng
về phía một giai cấp này hay giai cấp nọ (một khi họ hiểu được mối quan hệ
giữa những giai cấp đó) mà lại có thể không vui sướng vì thắng lợi của một giai
cấp ấy, đau buồn vì những thất bại của nó, tức giận đối với kẻ thù của nó”.
Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả mọi nhận thức lịch sử và
tác phẩm lịch sử đều là lịch sử đã chủ thể hóa, phản ánh hiện thực lịch sử. Cho
nên, mối quan hệ giữa lịch sử của chủ thể hóa và khách thể là một nguyên tắc,
phương pháp luận quan trọng của nghiên cứu lịch sử.
Thứ ba, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong nhận thức sự
thực lịch sử. Nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu lịch sử nói riêng
không phải là công việc tùy tiện mà đòi hỏi phải có phương pháp đúng đắn.
Cùng một khối lượng tư liệu như nhau, phương pháp nghiên cứu khác nhau
cũng sẽ dẫn đến kết quả nghiên cứu khác nhau. Việc sử dụng đúng đắn các

phương pháp nghiên cứu lịch sử sẽ cho phép kết quả nghiên cứu ít sai lệch hơn
so với thực tế khách quan.
Tuy nhận thức lịch sử chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan nhưng không thể phủ nhận được một điều là nhận thức của con
người hoàn toàn có thể tiệm cận được lịch sử khách quan như nó từng tồn tại,
hay nói một cách cụ thể hơn là nhận thức lịch sử có thể đạt tới sự khách quan.
Vì ngày nay con người không ngừng nghiên cứu và giải đáp về những bí ẩn
trong quá khứ do hạn chế về trình độ và tài liệu nên đã có những kết luận không
9


chính xác hoặc sai lệch. Nhưng cùng với tiến bộ của khoa học kĩ thuật và sự
phát triển của các ngành khoa học liên ngành như : Khảo cổ học, dân tộc học,...
các bí ẩn đã dần hé lộ và con người đã thế lịch sử đã phát triển theo đúng nghĩa
của nó, tồn tại như một khoa học chân chính.
3.2.3.Ví dụ chứng minh nhận thức lịch sử đạt tới sự khách quan
Trong khi nghiên cứu về lịch sử xã hội nguyên thủy là một công việc hết
sức khó khăn và phức tạp, nhiều khi các nhà khoa học, sử học phải đưa ra
những phỏng đoán nhận định. Bởi vì khi đó con người chưa có chữ viết, tư liệu
thành văn hay những tài liệu văn học truyền miệng cũng không có. Vậy làm thế
nào để con người biết được nguồn gốc của mình, mình sinh ra hay tiến hóa từ
con vật gì? Điều gì đã dẫn đến sự thay đổi đó, tổ chức xã hội của con người lúc
đó như thế nào? là hàng chuỗi các câu hỏi mà con người luôn đặt ra cho chính
mình. Không phải đợi đến ngày nay khi trình độ phát triển của khoa học đã vượt
bậc mà từ những thế kỉ XIX con người đã tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này. Tổ
tiên của loài người chính là loài vượn, qua quá trình tiến hóa lâu dài dưới sự tác
động của lao động và những yếu tố của môi trường vượn đã tiến hóa thành
người; quá trình tiến hóa này trải qua một giai đoạn dài. Sau khi lí giải được
nguồn gốc của chính mình thì có nhiều tranh cãi khác nhau đâu là trung tâm của
loài người, có một trung tâm hay nhiều trung tâm. Các phát hiện của các nhà

khảo cổ học đang từng bước chứng tỏ điều đó, cho đến nay thì phát hiện ra sọ
người ở châu Phi chứng tỏ con người xuất hiện ở đây là sớm nhất, nhưng gần
đây việc phát hiện ra sọ người ở dãy Trường Sơn có thể thay đổi lịch sử xuất
hiện của con người và lí giải đâu là trung tâm của loài người. Điều này chính tỏ
nhận thức của con người ngày càng đạt tới sự khách quan, trung thực như nó
từng tồn tại. Con người luôn tìm kiếm chân lí.
3: KẾT LUẬN
Khi tìm hiểu khái niệm về lịch sử, Lịch sử là gì? thì đồng thời con
người cũng đi tìm hiểu mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
10


Xác định khác nhau về mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
là sự phân biệt giữa quan điểm macxit và phi macxit. Quan điểm phi macxit
đồng nhất về hai phạm trù này. Quan điểm macxit lại cho rằng, lịch sử của chủ
thể hóa chính là kết quả của nhận thức của con người đối với hiện thực khách
quan. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là hai mặt khác nhau, tuy có mối
quan hệ nhưng sự kiện lịch sử của xã hội loài người chỉ xảy ra có một lần, là
khách quan, chỉ khi được con người nhận thức, viết thành các cuốn sách, các bài
nghiên cứu thì sự kiện đó là lịch sử của chủ thể nhận thức đối với khách thể.
Nhận thức lịch sử chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, nhưng nhận thức
lịch sử hoàn toàn có thể đạt được sự khách quan, khoa học, trung thực. Đối với
chúng ta những người học tập và nghiên cứu lịch sử thì cần nhận thức đúng lịch
sử khách quan, tìm ra chân lý và phục vụ tốt cho lợi ích của dân tộc, cách mạng.
Đó là sự hiểu rõ mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, khắc
phục những biểu hiện sai lệch để xuyên tạc, bóp méo quá khứ vì mục đích phục
vụ quyền lợi ích kỉ của giai cấp thống trị.

11




×