Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV Nhảy xa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.11 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN NGỌC QUÂN

XÂY DỰNG NỘI DUNG HUẤN LUYỆN THỂ LỰC
CHUYÊN MÔN CHO NAM VĐV NHẢY XA LỨA TUỔI 13 – 15
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VĐV HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN NGỌC QUÂN

XÂY DỰNG NỘI DUNG HUẤN LUYỆN THỂ LỰC
CHUYÊN MÔN CHO NAM VĐV NHẢY XA LỨA TUỔI 13 – 15
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VĐV HẢI PHÒNG

Chuyên ngành:


Huấn luyện thể thao

Mã số:

60.14.01.04

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học

GS.TS. Nguyễn Đại Dương

BẮC NINH – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Quân


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

HLTT

-


Huấn luyện thể thao

LVĐ

-

Lượng vận động

NĐC

-

Nhóm đối chứng

NTN

-

Nhóm thực nghiệm

TLC

-

Thể lực chung

TLCM

-


Thể lực chuyên môn

TDTT

-

Thể dục thể thao.

TĐC

-

Tốc độ cao

XPC

-

Xuất phát cao

CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN VĂN

m

-

Mét

“s”


-

Giây


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TT
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6

Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19

Nội dung

Trang
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn
39
luyện Nhảy xa của Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.
Đội ngũ HLV Điền kinh của Trung tâm đào tạo VĐV Hải
41
Phòng.
Nội dung huấn luyện thể lực cho nam VĐV nhảy xa lứa
42
tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.
So sánh khối lượng huấn luyện VĐV Nhảy xa của Trung
tâm đào tạo VĐV Hải Phòng với tài liệu tham khảo (Điền
43
kinh 2000).
Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể lực chuyên
46
môn cho nam VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 – 15.
Mối tương quan giữa các test đánh giá trình độ thể lực
chuyên môn với thành tích thi đấu của nam VĐV nhảy xa
47
lứa tuổi 13 – 15.
Mối tương quan giữa hai lần kiểm tra các test đánh giá
trình độ thể lực chuyên môn cho nam VĐV nhảy xa lứa
48
tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.
Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nam VĐV nhảy
49
xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.
Phân phối thời gian huấn luyện từ 1/8/2014 - 2/8/2015.
53

Định hướng, phương tiện và lượng vận động thời kỳ
54
chuẩn bị chung.
Giáo án huấn luyện đặc trưng thời kỳ chuẩn bị chung.
56
Định hướng, phương tiện và lượng vận động thời kỳ
57
chuẩn bị chuyên môn.
Giáo án đặc trưng thời kỳ chuẩn bị chuyên môn.
59
Định hướng, phương tiện và lượng vận động trong thời kỳ
60
thi đấu.
Giáo án đặc trưng trong thời kỳ thi đấu.
62
Định hướng, phương tiện và lượng vận động thời kỳ
64
chuyển tiếp.
Kết quả kiểm tra ban đầu của 2 nhóm, Nhóm đối chứng và
65
Nhóm thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra ở thời kỳ chuẩn bị chung của Nhóm đối
66
chứng và Nhóm thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra ở thời kỳ chuẩn bị chuyên môn của
67


Nhóm đối chứng và Nhóm thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra ở thời kỳ thi đấu của Nhóm đối chứng và

Bảng 3.20
Nhóm thực nghiệm.
Nhịp độ tăng trưởng các test của 2 nhóm trong quá trình
Bảng 3.21
thực nghiệm.
So sánh kết quả thi đấu giải Vô địch ĐK các lứa tuổi trẻ
Bảng 3.22
Quốc gia của Nhóm đối chứng và Nhóm thực nghiệm.
Biểu đồ Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện thời kỳ chuẩn bị
3.1
chung.
Biểu đồ
Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chung.
3.2
Biểu đồ Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện thời kỳ chuẩn bị
3.3
chuyên môn.
Biểu đồ
Biểu đồ Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chuyên môn.
3.4
Biểu đồ
Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện thời kỳ thi đấu.
3.5
Biểu đồ
Diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu.
3.6

67
68
70

55
55
58
58
61
62


MỤC LỤC
1.5. BÀI TẬP THỂ CHẤT TRONG HUẤN LUYỆN THỂ THAO...............22
1.6. ĐẶC ĐIỂM TÂM - SINH LÝ LỨA TUỔI 13 – 15..................................25
3.2. XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NAM VĐV NHẢY XA LỨA TUỔI 13 –
15 TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VĐV HẢI PHÒNG..........................................51


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới cùng với
những thành tựu về chính trị - kinh tế - văn hoá xã hội, sự nghiệp Thể dục Thể
thao (TDTT) nước ta đã có bước phát triển mới và thu được kết quả đáng ghi
nhận cả về Thể dục thể thao quần chúng và Thể thao thành tích cao.
Hiện nay, phong trào TDTT phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông
thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc với nhiều thành phần tham gia, đó là
thanh thiếu niên, người cao tuổi, người khuyết tật, công nhân viên chức, lực
lượng vũ trang... Số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt xấp xỉ 23% dân số
cả nước. Thể thao thành tích cao có sự tiến bộ vượt bậc, Việt Nam luôn đứng ở
tốp các quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, một số môn có trình độ đứng
đầu Châu Á và thế giới như: Pencak Silat, Wushu, Taekwondo... Bên cạnh đó,
những công tác khác như: tổ chức giải thi đấu, đào tạo Vận động viên (VĐV),

xây dựng mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu được chú
trọng và ngày càng hoàn thiện. Đến nay, ngành TDTT đã xây dựng được hệ
thống thi đấu quốc gia của khoảng 40 môn thể thao, hàng năm đào tạo tập trung
khoảng trên 10.000 VĐV các môn thể thao từ địa phương tới Trung ương, cơ
chế quản lý ở một số môn thể thao chuyển dần sang chuyên nghiệp, bán chuyên
nghiệp... Có thể khẳng định các hoạt động TDTT đã góp phần nâng cao sức
khoẻ, thể lực, đời sống tinh thần, lòng tự hào dân tộc, phục vụ đường lối đối
ngoại hoà bình, hữu nghị, hội nhập, hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước.
Điều đó cũng đã được khẳng định rất rõ tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X: "Đẩy mạnh các hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng...
Phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các tổ
chức liên đoàn, hiệp hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao
cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện".
Để phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT của đất nước theo xu hướng phát triển
tất yếu đó đồng thời cũng là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành
TDTT cần có lộ trình để thực hiện nhiệm vụ này một cách bài bản, khoa học.


2
Cùng với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, phong trào thể thao Hải
Phòng có những bước phát triển, Hải Phòng đã đóng góp cho Thể thao Việt Nam
nhiều VĐV xuất sắc như: Phan Thị Hà Thanh (TDDC), Nguyễn Hữu Việt (Bơi
lội), Vũ Mỹ Hạnh, Bùi Thị Nhung, Nguyễn Ngọc Quân (Điền kinh)… Mục tiêu
mà TDTT Hải Phòng là phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng, đẩy
mạnh công tác đào tạo tài năng thể thao nhằm tăng nhanh tốc độ thành tích thể
thao.
Điền kinh là môn thể thao cơ sở (cơ bản), có vị trí quan trọng cả trong
giáo duc thể chất cũng như trong huấn luyên thể thao thành tích cao. Điền kinh
là hoạt động rất phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, phương pháp luyện
tập và là phương tiện quan trọng để rèn luyện thể chất cho mọi người. Chính vì

thế Điền kinh chiếm vị trí quan trọng trong trương trình thi đấu của các Đại hội
thể thao Olympic và Điền kinh còn đươc các nhà chuyên môn ưu ái gọi là môn
thể thao “Nữ hoàng”.
Trong Điền kinh nội dung Nhảy xa là nội dung có “thâm niên” lâu đời.
Trong lịch sử Điền kinh hiện đại, cuộc thi đấu nhảy xa chính thức đầu tiên được
tổ chức tại Anh vào năm 1864 thành tích lập được là 5,48m. Đại hội Olympic
đầu tiên tổ chức ở Aten (Hy lạp). Năm 1960 nữ VĐV Xô Viết nhảy xa nữ đầu
tiên giành huy chương vàng tại Olympic tổ chức ở Rôm.
Trong huấn luyện luôn có mục tiêu lớn là chinh phục được đỉnh cao thành
tích, HLV, VĐV cùng các nhà khoa học luôn nghiên cứu và tìm ra những
phương pháp có hiệu quả cao nhất trong huấn luyện, thi đấu nhảy xa.
Nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện thể lực trong môn Điền kinh
có sự đóng góp to lớn của các chuyên gia, các nhà chuyên môn, HLV kỳ cựu của
nước nhà như: Nguyễn Đại Dương 1995 - 1997, Vũ Đức Thượng 1991 - 1993;
Hoàng Vĩnh Giang 1985 - 1987.... Những năm gần đây cũng có một số công
trình của các tác giả như: Nguyễn Thị Hồng Anh (2011), Bùi Thị Liễu (2011).


3
Với điều kiện, đối tượng, mục đích cần nghiên cứu khác nhau, vì thế đi
sâu nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam
VĐV Nhảy xa trẻ của Hải Phòng chưa có tác giả nào đề cập và nghiên cứu.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng
nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 –
15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng”.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn
cho VĐV Nhảy xa của Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng, đề tài sẽ nghiên cứu
xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV Nhảy xa lứa
tuổi 13 – 15 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện từ đó nâng

cao thành tích thi đấu cho VĐV.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các nhiệm vụ cụ thể
sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn
cho nam VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.
Nhiệm vụ 2: Xây dựng và đánh giá hiệu quả nội dung huấn luyện thể lực
chuyên môn cho nam VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải
Phòng.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN NHẢY XA
Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và
phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, Điền
kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các Đại hội thể
thao Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại.
Quá trình đào tạo VĐV Nhảy xa được chia làm 4 giai đoạn: - huấn luyện
ban đầu – chuyên môn hóa ban đầu – chuyên môn hóa sâu và hoàn thiện thể
thao.
Huấn luyện nhảy xa cho lứa tuổi 13 – 15 nằm trong giai đoạn chuyên môn
hóa ban đầu. Giai đoạn này VĐV cần đạt tiêu chuẩn VĐV cấp 3 ở môn Nhảy xa,
chạy 60m hoặc chạy 100m. Vào cuối giai đoạn cần đạt tiêu chuẩn VĐV Nhảy xa
cấp 2.
Mục đích chủ yếu của giai đoạn này chuyên môn hóa ở môn Nhảy xa trên
cơ sở huấn luyện nhiều môn
Nhiệm vụ:

- Tiếp tục phát triển các tố chất thể lực nhanh, mạnh, mềm dẻo, khéo léo,
sức bền chung và sức bền chuyên môn.
- Hoàn thiện kĩ thuật các môn nhảy, chạy ngắn, chạy vượt rào và ném đẩy
của Điền kinh.
- Nắm vững kĩ thuật Nhảy xa hợp lý.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí.
- Tích lũy kinh nghiệm thi đấu.
Đặc điểm huấn luyện: Cần tăng cường sự cá biệt hóa của quá trình giảng
dạy, huấn luyện do có sự khác nhau đáng kể về phát triển thể lực của các em ở
cùng độ tuổi nhưng có giới tính khác nhau. Cần chú ý theo dõi sự phù hợp của
lượng vận động với khả năng của các VĐV nhảy xa trẻ. Nếu có thể, nên hạn chế


5
sử dụng các bài tập nhảy từ trên cao xuống (nhảy sâu) và các bài tập với tạ nặng.
Chú ý thông qua các bài tập phong phú để phát triển các khả năng phối hợp
động tác và phát triển thể lực. Khi hoàn thiện kĩ thuật nhảy cần xác định cự ly đà
phù hợp với trình độ chuyên môn. Nên tăng cường số lần tham gia thi Nhảy xa.
Để đạt thành tích cao trong nhảy xa, VĐV cần có tầm vóc tốt, có trình độ
cao về sức mạnh – tốc độ và nắm vững kỹ thuật nhảy.
Thành tích nhảy xa về cơ bản phụ thuộc vào góc bay của tổng trọng tâm
khi rời đất và tốc độ bay ban đầu. Tốc độ bay phụ thuộc nhiều vào tốc độ đà tối
đa có được trước lúc giậm nhảy và giậm nhảy.
Để phân tích, kỹ thuật nhảy xa có thể chia thành 4 giai đoạn: Chạy đà,
giậm nhảy, bay trên không và rơi xuống đất.
Chạy đà:
Mục đích của chạy đà là tạo ra tốc độ tối đa theo phương nằm ngang trước
khi giậm nhảy và chuẩn bị tốt cho việc đặt chân giậm nhảy chính xác vào ván
giậm nhảy.
Số bước chạy đà ở các VĐV nữ xuất sắc là 18 – 24 bước (khoảng 38 –

48m), còn ở các VĐV nữ là 16 – 22 bước (khoảng 32 – 42m). Số lượng bước
chạy đà tối ưu phụ thuộc vào trình độ huấn luyện chuyên môn về chạy của VĐV.
Tính chất chuẩn xác của chạy đà phụ thuộc vào độ dài chuẩn và nhịp điệu
thực hiện các bước chạy trong đà.
Hai phương án chạy đà thường được dùng là: Tăng tốc độ đều trên toàn
đà và đạt tới tốc độ tối đa ở các bước cuối cùng (cách này phù hợp với những
người mới tập nhảy); cố gắng chạy nhanh ngay từ đầu, duy trì tốc độ cao trên cự
ly và lại cố gắng tăng tốc độ ở cuối cự ly. Thông thường độ dài bước cuối nên
ngắn hơn bước trước đó 15 – 20cm (nữ 5 – 10cm). Tuy vậy cũng có VĐV có độ
dài 2 bước cuối như nhau và thậm chí có trường hợp bước cuối dài hơn bước
trước đó (R. Bimơn khi lập kỷ lục thế giới 8.90m).
Giậm nhảy:
Phần lớn các VĐV đặt bàn chân xuống ván giậm nhảy bằng gót hoặc cả
bàn chân.


6
Vào thời điểm đó VĐV phối hợp toàn thân làm động tác rời ván giậm
nhảy: Duỗi thẳng các khớp của chân giậm, đồng thời gập gối đưa nhanh đùi của
chân lăng về trước – lên trên. Tay bên chân giậm vung về trước – lên trên và
dừng khi cánh tay song song với mặt đất. Tay bên chân lăng gập ở khuỷu và
đánh sang bên để nâng cao vai. Kết thúc động tác giậm nhảy cơ thể ở tư thế
bước bộ trên không.
Bay trên không:
Sau khi rời đất cơ thể bay theo đường vòng cung. Toàn bộ các động tác
của VĐV trong lúc bay là nhằm giữ thăng bằng và tạo điều kiện thuận lợi để rơi
xuống hố cát có hiệu quả nhất.
Sự khác biệt giữa các kiểu nhảy xa chính là ở giai đoạn này. Có 3 kiểu
chính: “ngồi”, “ưỡn thân” và “cắt kéo”.
- Kiểu “ngồi”: Đây là kiểu đơn giản, tự nhiên nhất, phù hợp với người

mới tập. Sau khi bay ở tư thế “bước bộ” được 1/3 – 1/2 cự ly, VĐV kéo chân
giậm lên song song với chân ở phía trước (chân lăng) và nâng 2 đùi lên sát ngực.
Ở tư thế này, thân trên không nên gập nhiều về trước. Tiếp đó, trước khi rơi
xuống hố cát 2 chân hầu như được duỗi thẳng hoàn toàn đồng thời 2 tay đánh
thẳng xuống dưới – về trước và ra sau. Động tác có tính chất bù trừ này tạo điều
kiện tốt cho việc duỗi thẳng chân trước khi rơi xuống và giữ thăng bằng.
- Kiểu “ưỡn thân”: Sau khi cơ thể rời đất và bay lên ở tư thế "bước bộ”,
chân lăng phía trước được hạ xuống dưới, về sau sát cùng với chân giậm. Lúc
này hai chân dường như ở phía sau, chân lăng duỗi thẳng hơn, còn chân giậm
gập ở khớp gối. Đồng thời với việc chủ động đưa vùng hông về trước, người nhảy
ưỡn căng vùng thắt lưng và ngực. Hai tay lúc này hơi gập ở khuỷu và đưa sang
ngang hoặc đưa sang ngang – ra sau – lên trên cũng tạo điều kiện cho việc “ưỡn
thân” tích cực. Do “ưỡn thân” mà các cơ ở mặt trước thân được kéo dãn tạo điều
kiện cho VĐV gập thân trên mạnh và dễ dàng đưa chân về trước xa hơn khi rơi
xuống cát.
Khi rơi xuống hai chân gấp ở khớp gối và đưa nhanh lên trên về trước, còn
hai tay đánh nhanh về trước, xuống dưới và người nhảy ở tư thế chuẩn bị chạm cát.


7
- Kiểu “cắt kéo”: Ngay sau khi rời đất hai chân làm tiếp các động tác như
chạy trên không. Hai tay duỗi thẳng (hoặc hơi co ở khuỷu), thực hiện động tác
đánh vòng tròn, đuổi nhau lấy vai làm trục và so le với chân, vừa hỗ trợ cho
động tác chân vừa để giữ thăng bằng. Thông thường có thể thực hiện 2.5 bước
chạy trên không nhưng cũng có thể thực hiện tới 3.5 bước.
Kiểu nhảy này có hiệu quả hơn do duy trì được cấu trúc phối hợp của bước
chạy khi chuyển từ đà sang giậm nhẩy và các động tác trong giai đoạn bay. Song
để phát huy được những ưu thế của kỹ thuật, người nhảy cần có trình độ tập luyện
tốt, có độ linh hoạt cao ở khớp hông để thực hiện động tác “cắt kéo” với biên độ
lớn và có cảm giác không gian chính xác khi thực hiện kỹ thuật trên không.

Rơi xuống cát:
Để đạt được độ xa của lần nhảy, việc thực hiện đúng kỹ thuật rơi xuống
cát có ý nghĩa rất lớn.
Trong tất cả các kiểu nhảy, việc thu chân chuẩn bị rơi xuống cát được bắt
đầu khi tổng trọng tâm cơ thể ở cách mặt cát ngang với mức khi họ kết thúc
giậm nhảy.
Để chuẩn bị rơi xuống cát, đầu tiên cần nâng đùi, đưa hai đầu gối sát lên
ngực và gập thân trên nhiều về trước. Cẳng chân lúc này được hạ xuống dưới,
hai tay chuyển từ trên cao ra phía trước. Tiếp đó là duỗi chân, nâng cẳng chân để
gót chân chỉ thấp hơn mông một chút. Thân trên lúc này không nên gập về trước
quá nhiều vì sẽ gây khó khăn cho việc nâng chân lên cao. Tay lúc này hơi gấp ở
khuyủ và được hạ xuống theo hướng xuông dưới ra sau. Sau khi hai gót chân
chạm cát cần gập chân ở khớp gối để giảm chấn động và tạo điều kiện chuyển
trọng tâm cơ thể xuống dưới – ra trước vượt qua điểm chạm cát của gót. Thân
trên lúc này cũng cố gập về trước để giúp không đổ người về sau làm ảnh hưởng
tới thành tích [8].
1.2. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HUẤN LUYỆN TỐ CHẤT THỂ LỰC
CHUYÊN MÔN TRONG HUẤN LUYỆN THỂ THAO
Huấn luyện thể thao là chuẩn bị cho VĐV giành được thành tích thể thao
cao nhất trong thi đấu. Do đó các nhiệm vụ chính của huấn luyện thể thao trước


8
hết phải bắt nguồn từ các yêu cầu cụ thể trong thi đấu thể thao, ngoài ra còn xuất
phát từ bản thân các yêu cầu của lượng vận động trong huấn luyện. Các nhiệm
vụ chính của huấn luyện thể thao bắt nguồn từ cấu trúc thành tích. Các yếu tố
xác định thành tích cá nhân được sắp xếp thành 5 nhóm như sau: [15], [16],
[18], [21].
- Các phẩm chất cá nhân của VĐV.
- Các tố chất thể lực.

- Các khả năng kỹ thuật, phối hợp vận động và kỹ xảo.
- Khả năng chiến thuật và trí tuệ.
- Sự hiểu biết của VĐV trong lĩnh vực khoa học TDTT.
Để đạt được thành tích thể thao cao, người ta phải sử dụng các phương
tiện khác nhau.
- Các bài tập thể chất.
- Các điều kiện tự nhiên (môi trường, không khí, nước, ánh sáng...).
- Các yếu tố vệ sinh.
Trong đó, bài tập thể chất là nhóm phương tiện chính để huấn luyện thể
thao, là phương tiện quan trọng nhất để nâng cao thành tích thể thao. Các bài tập
thể chất phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấn luyện và
không được sử dụng một cách bừa bãi, không chọn lựa. Tính mục đích của một
bài tập trong huấn luyện thể thao thành tích cao thể hiện ở chỗ chúng được sử
dụng để phát triển thành tích trong môn chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu cấu
trúc thành tích lâu dài, nâng cao khả năng chịu đựng lượng vận động một cách
liên tục và phát triển thành tích thể thao một cách nhanh chóng.
Thông qua việc lựa chọn hợp lý từng bài tập thể chất và thông qua việc
phân chia một cách tối ưu lượng vận động của từng bài tập và nhóm bài tập có
thể bảo đảm cho VĐV phát triển đầy đủ năng lực của họ trong lứa tuổi đạt thành
tích thể thao cao nhất.
Hiện nay, thể thao thành tích cao là một trong những lĩnh vực được quan
tâm đặc biệt không kém các lĩnh vực văn hoá xã hội, thể hiện khát vọng vươn
lên khả năng cao nhất của con người. Vì vậy, tiềm năng của con người đã và


9
đang được khai thác triệt để, nhằm đạt thành tích thể thao cao trong các cuộc thi
đấu [18]. Các khả năng về kỹ - chiến thuật, thể lực, hoạt động tâm lý, ý chí, tri
thức của VĐV là những yếu tố quyết định đến thành tích thể thao [21]. Trong
đó, khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là thể lực chung và thể lực chuyên môn

là nhân tố quan trọng nhất [27]. Điều đó đã được các nhà khoa học, chuyên gia
hàng đầu trong và ngoài nước nghiên cứu, các HLV luôn quan tâm chú trọng
trong quá trình huấn luyện các tố chất thể lực chung cũng như thể lực chuyên
môn. Trong tuyển chọn VĐV, khả năng chịu đựng lượng vận động là một trong
những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá. Khả năng chịu đựng lượng vận động lớn của
con người nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng là sự phát triển
thể lực.
Do vậy, huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là mặt cơ bản để
nâng cao thành tích thể thao. Song, về bản chất mức độ phát triển các tố chất thể
lực, phụ thuộc vào các trạng thái chức năng, cấu tạo của nhiều cơ quan và hệ cơ
quan trong cơ thể [18]. Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực, cũng
chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng có vai trò chủ yếu trong
mỗi hoạt động của cơ bắp cụ thể [21].
Theo quan điểm của Zusalovxki V.P. Philin cho rằng: “Các tố chất thể lực
phát triển có tính giai đoạn và không đồng đều, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ của
lứa tuổi” [38]. Vì vậy, người HLV không những phải nắm vững quy luật phát
triển tự nhiên, đặc biệt là thời kỳ nhạy cảm (thời kỳ thuận lợi cho việc phát triển
các tố chất) trong cơ thể, mà còn phải hiểu sâu sắc những đặc điểm phát triển tố
chất thể lực theo độ tuổi của từng cá thể VĐV.
Theo Harre D 1996, Macximenco G 1980, Novicop Matveep L.P 1990,
Pankov B.A 2002, Phomin H 1980, Philin V.P 1996... thì cho rằng: “Dù bất kỳ
giai đoạn nào của quá trình đào tạo VĐV, công tác huấn luyện thể lực chung
được coi là then chốt, bởi thể lực chung cùng với thể lực chuyên môn được coi
là nền tảng của việc đạt thành tích cao” [18], [36], [38].
Song một điều cần ghi nhận ở một số công trình nghiên cứu của các tác giả:
Nabatnhicova 1985, Ozolin 1980 thì: “Việc huấn luyện tố chất thể lực chung phải


10
là một quá trình liên tục, nhiều năm trong suốt quá trình đào tạo VĐV. Tuỳ thuộc

vào mục đích của từng giai đoạn huấn luyện mà tỷ trọng giữa huấn luyện thể lực
chung và thể lực chuyên môn được xác định cho phù hợp” [37].
Một vấn đề không kém phần quan trọng (theo quan điểm của các tác giả
Matveep 1990, Pankov 2002, Phomin 1980 cho thấy: Quá trình huấn luyện thể
lực là sự phù hợp của các phương tiện (bài tập thể thất) cũng như các phương
pháp sử dụng, trong quá trình huấn luyện phải phù hợp với các quy luật phát
triển của đối tượng (lứa tuổi, trình độ tập luyện...) [36].
Huấn luyện thể lực (còn gọi là quá trình giáo dục các tố chất thể lực
chung và chuyên môn) là một quá trình tác động liên tục, thường xuyên và theo
kế hoạch được sắp xếp hợp lý bằng những bài tập TDTT nhằm phát triển các
mặt chất lượng và khả năng vận động. Quá trình ấy tác động sâu sắc đối với hệ
thần kinh, cơ bắp cũng như đối với các cơ quan nội tạng của con người [21].
Đương nhiên, muốn có thành tích xuất sắc trong môn Nhảy xa, trước tiên cần có
tố chất thể lực tốt phù hợp với yêu cầu chuyên môn, song không có nghĩa là coi
nhẹ các mặt khác như kỹ - chiến thuật. Thông thường tố chất thể lực được chia
thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng mềm dẻo, khả
năng phối hợp vận động (khả năng linh hoạt) [18].
Khi đề cập đến vấn đề thể lực chung cũng như đề cập đến giáo dục các tố
chất thể lực chuyên môn, chúng ta hiểu rõ, trong hoạt động chung của con người
thì hoạt động cơ bắp là dạng đặc trưng và mang tính trọng tâm. Hoạt động cơ
bắp được thể hiện ở 3 phương diện:
- Sự co cơ (phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ cấu trúc sợi cơ, số lượng sợi cơ và
thiết diện cơ).
- Sự trao đổi chất (tức là các quá trình sản sinh năng lượng).
- Sự dẫn truyền kích thích (hoạt động thần kinh cơ) [25], [26].
Theo các tác giả Ozolin 1980, Philin 1996, Phomin 1980 cho rằng, ba
phương diện trên đây luôn có mối tương quan với khả năng hoạt động của tố
chất thể lực [38]. Đặc biệt, chúng luôn có mối tương quan chặt chẽ với 3 tố chất
thể lực cơ bản: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền. Trong đó, độ lớn của sức mạnh



11
quan hệ chủ yếu tới khả năng co cơ, thể hiện theo hướng thay đổi giữa yếu tố
thời gian duy trì và cường độ vận động của cơ bắp. Do vậy ta có: Sức mạnh tối
đa, sức mạnh nhanh và sức mạnh bền. Độ lớn của sức nhanh quan hệ chủ yếu tới
khả năng dẫn truyền của hệ thần kinh và liên quan đến thành phần của sợi cơ.
Do vậy ta có: Nhanh phản ứng, nhanh vận động và nhanh động tác. Độ lớn của
sức bền quan hệ chủ yếu tới hoạt động trao đổi chất. Mà mối quan hệ này dựa
trên cơ sở sinh năng lượng yếm khí và ưa khí. Chính vì vậy ta có sức bền cự ly
ngắn, sức bền cự ly dài và sức bền cự ly trung bình [25].
Song phải ghi nhớ rằng, tất cả các tố chất vận động trên luôn hiện diện
trong mối tương tác lẫn nhau (không có biểu thị riêng tuyệt đối). Ví dụ: động tác
giữ cung được coi là động tác của sức mạnh tối đa là chủ đạo, song trong đó lại
chứa đựng yếu tố sức mạnh bền khi thực hiện động tác. Có thể biểu diễn mối
quan hệ lẫn nhau giữa sức mạnh, sức nhanh và sức bền theo sơ đồ sau.
Như vậy, thông qua sơ đồ tương tác giữa các tố chất vận động ở trên,
chúng ta có thể coi đó là những luận điểm cơ bản nhất trong quá trình giáo dục
các tố chất thể lực chung và chuyên môn cho VĐV.
Hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyện thể lực cho các VĐV
trẻ, song đề tài cho rằng với công trình “Hệ thống huấn luyện thể thao hiện đại”
của tác giả N.G. Ozolin - 1980, thì hệ thống các quan điểm của tác giả là đầy đủ
hơn cả. Tác giả cho rằng: “Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là việc hướng
đến củng cố các hệ thống cơ quan của cơ thể, nâng cao khả năng chức phận của
chúng, đồng thời là việc phát triển các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh,
sức bền, mềm dẻo, khéo léo)”. Quá trình chuẩn bị thể lực cho VĐV bao gồm:
Chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn: [37]
- Chuẩn bị thể lực chung là nền tảng cho việc nâng cao thể lực chuyên môn.
- Chuẩn bị thể lực chuyên môn cần thiết phải chia làm 2 phần:
+ Chuẩn bị thể lực chuyên môn cơ sở - là hướng đến việc xây dựng các
nền tảng cơ bản phù hợp với đặc thù chuyên môn của môn thể thao nhất định.

+ Chuẩn bị thể lực chuyên môn cơ bản mà mục đích của nó là việc phát triển
một cách rộng rãi các tố chất vận động thoả mãn những đòi hỏi của môn thể thao.


12
Qua nghiên cứu tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau trong lĩnh vực huấn
luyện thể lực cho VĐV, chúng ta thấy rằng, về nguyên tắc trong một chu kỳ
huấn luyện lớn đầu tiên phải tiến hành việc huấn luyện thể lực chung, trên nền
tảng đó mới tiến hành việc huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở. Đây chính là
nền tảng để tiến hành việc huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở, mà nhờ vào đó
tiến hành bước thứ 3 - phát triển ở mức cao hơn các tố chất chuyên môn cơ bản,
phù hợp với đòi hỏi của môn thể thao.
Như vậy có thể nói rằng, việc phát triển các tố chất thể lực chung ở bước 1
càng chặt chẽ bao nhiêu thì ở bước 2 và bước 3 mới có điều kiện phát triển một
cách cao hơn, chất lượng hơn. Sự phát triển tố chất vận động phải phù hợp với
đặc thù mỗi môn thể thao. Song cần phải nhớ rằng, mức độ phát triển thể lực
chung và chuyên môn cơ sở (ở bước 1 và bước 2) là một quá trình liên tục không
gián đoạn và phải được duy trì một cách ổn định. Nó chỉ thay đổi – phát triển ở
mức mới do những yêu cầu của nhiệm vụ huấn luyện trong giai đoạn sau [18].
Mặt khác, trong một chu kỳ huấn luyện cần thiết phải đảm bảo sự hợp lý,
giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở.
Quá trình huấn luyện thể lực theo 3 bước cho các VĐV được áp dụng
trong một chu kỳ huấn luyện, mà thông thường 2 bước đầu được tiến hành ở
thời kỳ chuẩn bị, còn bước 3 ở thời kỳ thi đấu. Ở thời kỳ chuyển tiếp, thường chỉ
còn lại việc chuẩn bị thể lực chung. Với quy trình đào tạo VĐV hiện đại, quá
trình này được tiến hành nhiều năm và liên tục. Vì thế, quy trình huấn luyện thể
lực 3 bước nêu trên cũng là một quá trình liên tục, nhiều năm. Song, đòi hỏi phải
có sự tăng lên cả về mặt số lượng, chất lượng và như vậy, có thể tồn tại nhiều
phương án pha trộn khác nhau về tỷ lệ giữa huấn luyện thể lực chung với huấn
luyện thể lực chuyên môn cơ sở và huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản [21].

Cuối cùng, cần chú ý quá trình huấn luyện thể lực theo 3 bước trên cho
VĐV, chỉ là một phần của quá trình đào tạo VĐV.
Trong quá trình huấn luyện thể lực chung, VĐV phát triển thể lực một
cách toàn diện, mà sự phát triển này được gọi là năng lực thể chất. Nó được
đánh giá bởi mức độ phát triển về khả năng sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm


13
dẻo, khéo léo, khả năng làm việc của tất cả các cơ quan chức phận. Dưới ảnh
hưởng của quá trình chuẩn bị thể lực chung, sức khoẻ của VĐV được tăng
cường các hệ thống cơ quan, chức phận của cơ thể được hoàn thiện. Và như vậy,
khả năng tiếp nhận lượng vận động của VĐV cũng được nâng lên. Chính điều
này đã dẫn đến mức độ phát triển tố chất thể lực cao hơn. Quá trình phát triển
thể lực chung có một ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục các phẩm chất tâm
lý và ý chí, vì trong quá trình thực hiện các bài tập phát triển thể lực chung,
VĐV phải vượt qua những khó khăn ở mức độ khác nhau do việc thực hiện các
bài tập mang lại [8], [21].
Việc huấn luyện thể lực chung phải đạt được khả năng làm việc của các
cơ quan chức phận ở mức độ cao. Đó chính là nhiệm vụ cơ bản của quá trình
chuẩn bị thể lực chung. Chuẩn bị thể lực chung cho VĐV nhờ vào các bài tập có
và không có dụng cụ, đồng thời cũng có thể nhờ vào việc sử dụng bài tập của
các môn thể thao khác. Vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị thể lực chung
là việc chọn lựa các bài tập buộc cơ thể phải huy động một số lượng lớn cơ bắp,
các cơ quan chức phận của cơ thể tham gia (bài tập chạy, bài tập thể dục...).
Song, mặt khác cũng cần thiết phải chọn lựa các bài tập chỉ có những ảnh hưởng
nhất định. Nói một cách khác, các bài tập này phải hướng tới việc phát triển một
bộ phận nào đó của cơ thể hoặc tổng hợp các bộ phận, các tố chất vận động, có
tác dụng làm tăng cường khả năng thể chất VĐV nói chung. Điểm đặc biệt của
quá trình chuẩn bị thể lực chung là phải củng cố được những điểm còn yếu trong
cơ thể, những cơ quan chậm phát triển [21], [27].

Huấn luyện thể lực chuyên môn là hướng đến việc củng cố và nâng cao
khả năng làm việc của các cơ quan chức phận, các tố chất vận động phù hợp với
đòi hỏi của mỗi môn thể thao lựa chọn.
Thể lực chuyên môn cơ sở được hình thành và phát triển trên cơ sở phát
triển thể lực chung - huấn luyện thể lực chung là nền tảng, còn việc chọn lựa các
biện pháp phù hợp mang những nét đặc trưng riêng của môn thể thao, là tiền đề
hình thành nên các tố chất thể lực chuyên môn sau này. Việc hình thành thể lực


14
chuyên môn cơ sở của các môn thể thao không có chu kỳ là tương đối khó khăn,
ở đây có 2 cách lựa chọn.
- Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần những hoạt động chính, đặc trưng
của môn thể thao chọn lựa.
- Thứ hai: Lặp lại nguyên vẹn các bài tập thi đấu của chính môn thể thao đó.
Trên đây là các quan điểm của các chuyên gia nước ngoài về huấn luyện
thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn trong huấn luyện thể thao.
Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa học của
nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực lý luận và phương pháp huấn luyện
thể thao trong nước như: Lê Văn Lẫm, Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Phạm Trọng
Thanh, Nguyễn Toán, Nguyễn Thế Truyền, Phạm Danh Tốn..., chúng ta thấy các
nhà khoa học đều cho rằng: “Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là hướng
đến việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơ quan trước
lượng vận động thể lực (bài tập thể chất) và như vậy đồng thời đã tác động đến
quá trình phát triển của các tố chất vận động”. Đây có thể coi là quan điểm có xu
hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vận động [18], [21].
Một quan điểm khác theo xu hướng y sinh học của các nhà khoa học Việt
Nam như: Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp, Nguyễn Ngọc Cừ, Lưu
Quang Hiệp, Trịnh Hùng Thanh, Phan Hồng Minh, Lê Nguyệt Nga..., cho rằng:
“Nói đến huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyện thể thao là

nói tới những biến đổi thích nghi và dự báo về mặt sinh học (cấu trúc và chức
năng) diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở
năng lực hoạt động cao hay thấp” [4], [9], [14], [32], [42].
Theo quan điểm tâm lý học của một số chuyên gia Việt nam đề cập vấn đề
này như: Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem... thì cho rằng: “Quá trình chuẩn bị thể
lực chung và chuyên môn cho VĐV là quá trình giải quyết những khó khăn liên
quan đến việc thực hiện các hành động kĩ thuật là sự phù hợp những yếu tố tâm
lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV” [58], [59].
Như vậy, từ các quan điểm nêu trên cho thấy: Chuẩn bị thể lực nói chung
và chuẩn bị thể lực chuyên môn nói riêng cho VĐV là sự tác động có hướng


15
đích của lượng vận động (bài tập thể chất) đến VĐV nhằm hình thành và phát
triển lên một mức độ mới của khả năng vận động biểu hiện ở sự hoàn thiện các
năng lực thể chất, đồng thời còn nhằm nâng cao khả năng hoạt động của các cơ
quan chức phận tương ứng với các năng lực vận động của VĐV nâng cao các
yếu tố tâm lý trước hoạt động đặc trưng của mỗi môn thể thao.
1.3. NHỮNG CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN TỐ CHẤT
THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO VĐV NHẢY XA
1.3.1. Cơ sở phương pháp giáo dục sức mạnh
Sức mạnh là khả năng con người khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống
lại lực cản đó nhờ sự nỗ lực của cơ bắp. Các môn thể thao nói chung và trong
nhảy xa nói riêng, sức mạnh là yếu tố không thể thiếu được trong huấn luyện,
đặc biệt là huấn luyện thể lực. Do vậy, phải nghiên cứu tìm ra phương pháp để
làm sao giáo dục nâng cao được sức mạnh. Hiệu quả huấn luyện thường được
kiểm soát bằng trọng lượng, số lần lặp lại, số tổ luyện tập và nhịp độ bài tập.
Sự phát triển tố chất sức mạnh ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ hình thành
tổ chức xương, cơ và dây chằng, tức là phụ thuộc vào bộ máy vận động.
Theo Diatrocop (1963), Goikhơman (1978), Gotovsen P.I, Dulerovxiki

(1983), trong quá trình phát triển của cơ thể, nhờ vào sự hoàn thiện điều hoà
thần kinh, sự thay đổi cấu tạo và bản chất hoá học của các cơ, khối lượng cơ bắp
biến đổi đáng kể. Từ 04 - 20 tuổi khối lượng cơ bắp tăng lên 7 lần, sức mạnh tối
đa của các nhóm cơ khác cũng tăng 09 - 14 lần. Sức mạnh của các nhóm cơ tăng
không đồng đều, vì vậy tỷ lệ sức mạnh giữa các nhóm cơ thay đổi tuỳ theo lứa
tuổi. Sức mạnh của nhóm cơ duỗi thân mình, đùi, co bàn chân, cẳng tay, cổ tay...
phát triển yếu hơn, do đó mỗi lứa tuổi lại có một tỷ lệ phân bổ sức mạnh giữa
các nhóm cơ đặc trưng của mình. Về nguyên tắc, sức mạnh của các nhóm cơ
duỗi phát triển nhanh hơn sức mạnh của các cơ co, các cơ hoạt động nhiều sẽ
phát triển nhanh hơn [17], [21].
Sức mạnh cơ bắp phát triển với nhịp độ nhanh trong giai đoạn 13 - 15, đến
các năm sau đó sức mạnh phát triển chậm lại (nếu không có tập luyện).


16
Các năng lực sức mạnh nói chung và trong Nhảy xa nói riêng được phân
thành 4 hình thức chính:
- Năng lực sức mạnh bột phát: Là năng lực biểu hiện trị số sức mạnh lớn
nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Đây là một dạng quan trọng của sức
mạnh và nó có ý nghĩa đặc biệt đối với việc huấn luyện Nhảy xa.
- Năng lực sức mạnh tối đa: Là sức mạnh cao nhất mà VĐV có thể thực
hiện được khi co cơ tối đa.
- Năng lực sức mạnh nhanh: Là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co
cơ cao của VĐV.
- Năng lực sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV khi
hoạt động sức mạnh kéo dài.
Nhiệm vụ chung trong quá trình giáo dục trong nhiều năm của tố chất sức
mạnh là phát triển toàn diện sức mạnh và tạo khả năng phát huy cao sức mạnh
trong các hình thức vận động khác nhau (trong thể thao, lao động...). Vậy giáo
dục sức mạnh là phải tạo nên sự căng cơ tối đa, huy động số lượng sợi cơ tham

gia hoạt động một cách tối đa [21]. Những nhiệm vụ cụ thể là:
Tiếp thu và hoàn thiện khả năng thực hiện các hình thức gắng sức cơ bản:
Tĩnh lực và động lực, sức mạnh đơn thuần và sức mạnh tốc độ, khắc phục và
nhượng bộ.
Phát triển cân đối về sức mạnh của tất cả các nhóm cơ của hệ vận động.
Phát triển năng lực sử dụng hợp lý sức mạnh trong những điều kiện khác
nhau.
Trong huấn luyện sức mạnh có các khuynh hướng: [17]
- Khắc phục trọng lượng chưa tới giới hạn với số lần lặp lại cực hạn.
- Sử dụng trọng lượng tối đa và gần tối đa.
- Sử dụng căng cơ đẳng trường (các bài tập tĩnh).
1.3.2. Cơ sở của phương pháp giáo dục sức nhanh
Sức nhanh là một tổ hợp những đặc điểm chức năng của con người xác
định trực tiếp và chủ yếu tính chất nhanh của động tác, cũng như xác định thời
gian của phản ứng vận động.


17
Khi đánh giá các biểu hiện của sức nhanh người ta phân biệt:
- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động.
- Tốc độ của một cử động đơn.
- Tần số động tác.
Những biểu hiện của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Điều này đặc
biệt có liên quan đến những chỉ số về thời gian phản ứng vận động. Trong nhiều
trường hợp các chỉ số phản ứng vận động không tương quan với những chỉ số
tốc độ động tác. Hoàn toàn có căn cứ cho rằng những chỉ số trên phản ánh các
năng lực tốc độ khác nhau. Sự kết hợp 3 chỉ số này cho phép đánh giá tất cả các
trường hợp biểu hiện của sức nhanh. Nhìn chung năng lực tốc độ của con người
mang tính chất chuyên biệt khả rõ nét [17].
Tốc độ như một tố chất vận động được đặc trưng bởi thời gian tiềm tàng

của phản ứng vận động, tần số động tác và tốc độ của một động tác đơn lẻ.
Trong hoạt động thể lực tốc độ thường biểu hiện một cách tổng quát.
Thời gian phản ứng có thể đo được ở lứa tuổi 13 - 15 gần bằng người lớn
(0,11- 0,25 giây). Sự phát triển thời gian phản ứng xảy ra không đồng đều: từ 09
- 11 tuổi thời gian phản ứng giảm nhanh, các năm sau nhất là 14 tuổi, 15 - 17
tuổi thời gian các phản ứng lại giảm chậm. Vì vậy tập luyện TDTT làm giảm
thời gian của phản ứng rõ rệt.
Tốc độ của động tác đơn lẻ cũng biến đổi rõ rệt, trong quá trình phát triển
13 - 14 tuổi nó xấp xỉ mức độ của người lớn, tuy nhiên 15 - 17 tuổi lại hơi giảm
xuống và ở độ tuổi 20 - 30 lại tăng lên. Nếu được tập luyện tốc độ của động tác
đơn lẻ sẽ phát triển tốt hơn. Tần số động tác (trong 10 giây) ở khớp khuỷu từ 04
- 17 tuổi tăng lên gấp 03 lần ở tuổi 11- 12, tần số đạp xe lực kế (không tải) trung
bình 20 lần/10 giây tăng lên 33 lần ở tuổi 17 - 18 [17], [21].
1.3.3. Cơ sở của phương pháp giáo dục sức bền
Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động
nào đó. Trong bất kỳ hoạt động nào cũng xuất hiện các thành phần khác nhau
của các dạng mệt mỏi, song trong lĩnh vực giáo dục thể chất mệt mỏi thể lực do


18
hoạt động cơ bắp gây nên chiếm vị trí chủ yếu. Các phương pháp giáo dục sức
bền bao gồm:
- Phương pháp nâng cao khả năng ưa khí: Trong khi tác động lên khả
năng ưa khí của cơ thể trong quá trình giáo dục sức bền và huấn luyện thể thao
người ta phải giải quyết 3 nhiệm vụ.
+ Nâng cao mức hấp thụ ôxy tối đa của cơ thể.
+ Phát triển khả năng duy trì mức hấp thụ ôxy đó trong thời gian dài.
+ Làm cho quá trình hô hấp nhanh chóng bước vào hoạt động với năng suất
cao.
- Phương pháp nâng cao khả năng yếm khí: Để nâng cao khả năng yếm

khí cần giải quyết 2 nhiệm vụ:
+ Nâng cao khả năng chức phận của cơ chế phốt phocrêatin (CP).
+ Hoàn thiện cơ chế glucôphân [25], [26].
Như vậy, trình tự tác động có ưu tiên lên các mặt khác nhau của sức bền
trong quá trình huấn luyện trước hết cần phát triển những khả năng hô hấp, sau
đó, phát triển những khả năng glucôphân và cuối cùng phát triển những khả
năng sử dụng năng lượng của phản ứng CP. Điều này liên quan đến toàn bộ các
giai đoạn huấn luyện (thí dụ các giai đoạn tập luyện thể thao). Còn đối với các
buổi tập riêng biệt thì thường tiến hành theo trình tự ngược lại [25], [26].
Trong quá trình trưởng thành của cơ thể, tố chất thể lực cũng biến đổi
đáng kể trong các hoạt động tĩnh và hoạt động động. Thể lực tĩnh được đánh giá
bằng thời gian duy trì một gắng sức tĩnh nào đó, chỉ số này tăng dần theo lứa
tuổi, mặc dầu khác nhau đối với các nhóm cơ.
Từ 13 - 18 tuổi thể lực trong các hoạt động treo, chống, trong thể dục có
thể tăng lên từ 4 - 4,5 lần. Thể lực động lực thường được đánh giá thông qua khả
năng hoạt động lực kế, và sự phát triển thể lực này cũng không đồng đều. Sức
bền ưa khí phát triển mạnh ở các lứa tuổi 15, 16, 17 và 18 trong khi sức bền yếm
khí phát triển mạnh ở lứa tuổi 10 - 12 đến 13 - 14 tuổi. Sự phát triển sức bền còn
được đánh giá thông qua chỉ số hấp thụ ôxy tối đa của cơ thể (VO 2 max) ở lứa
tuổi 16 - 17 đạt 3,50 lít/phút.


×