Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Trắc nghiệm ứng dụng DTH vào chọn giống (Có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.22 KB, 9 trang )

1.Kĩ thuật di truyền là loại kĩ thuật:
a. Tác động làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể.
b. Tác động làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.
c. Làm biến đổi cấu trúc gen.
d. Thao tác trên vật liệu di truyền.
ĐÁP ÁN d
2.Kĩ thuật cấy gen là:
a. Tác động làm tăng số lượng gen trong tế bào.
b. Chuyển gen từ cơ thể này sang cơ thể khác cùng loài.
c. Chuyển gen từ cơ thể này sang cơ thể khác không cùng loài.
d. Chuyển 1 đoạn AND từ tế bào này sang tế bào khác thông qua sử dụng thể truyền.
ĐÁP ÁN d
3.Thể truyền được dùng trong kĩ thuật cấy gen có thể là:
a. Nhiễm sắc thể.
b. Các loại bào quan khác nhau.
c. Plasmit hoặc thể thực khuẩn.
d. Nhân tế bào.
ĐÁP ÁN c
4.Plasmit là:
a.Các bào quan trong tế bào chất của vi khuẩn.
b. Thành phần của virus.
c. Cấu trúc chứa phân tử AND dạng vòng của vi khuẩn.
d. Nhiễm sắc thể ở động vật.
ĐÁP ÁN c
5.ADN của plasmid có khả năng nào sau đây?
a. Chứa gen qui định tính trạng cơ thể.
b. Tự nhân đôi độc lập với AND của nhiễm sắc thể.
d. Sao mã và điều khiển tổng hợp protein.
d. Cả a, b, c đều đúng.
ĐÁP ÁN d
6.Trong kĩ thuật cấy gen, AND của plasmid sau khi đã được nối them vào 1 đoạn AND của tế bào


cho, được gọi là:
a. AND tế bào cho
b. AND tế bào nhận
c. AND tái tổ hợp
d.Thểtruyền
ĐÁP ÁN c
7.Thứ tự nào sau đây đúng với trình tự của các khâu trong kĩ thuật cấy gen?
a. Tạo AND tái tổ hợp → phân lập AND → đưa vào tế bào nhận.
b. Phân lập AND→ tạo AND tái tổ hợp → đưa vào tế bào nhận.
c. Phân lập AND→ cắt AND tế bào cho → đưa vào tế bào nhận.
d. Phân lập AND tế bào cho→ chuyển AND vào tế bào nhận.
ĐÁP ÁN b
8.Trong kĩ thuật cấy gen, enzin restrictaza được sử dụng để:
a. Cắt tách 1 đoạn gen của AND.
b. Nối gen vào plasmid.
c. Phân lập AND khỏi nhiễm sắc thể.
d. Đưa nhiễm sắc thể rời khỏi tế bào cho.
ĐÁP ÁN a
9.Enzim ligaza được sử dụng trong kĩ thuật cấy gen nhằm mục đích:
a. Cắt gen rời khỏi AND của tế bào cho.
b. Cắt 1 đoạn gen khỏi plasmid của vi khuẩn.
c. Nối 1 đoạn gen của tế bào cho vào AND của plasmid.
d. Đưa AND tái tổ hợp vào tế bào nhận.
ĐÁP ÁN c
1
10.Khi chọn tế bào nhận trong kĩ thuật cấy gen, người ta quan tâm đến điều nào sau đây?
a. Có cấu tạo ở mức độ hoàn thiện.
b. Có khả năng sinh sản nhanh.
c. Có các bào quan phân hóa.
d. Có cấu trúc nhiễm sắc thể đặc trưng.

ĐÁP ÁN b
11.Tế bào nhận trong kĩ thuật cấy gen thường được chọn là:
a. Tế bào vi khuẩn
b. Tế bào thực vật bậc thấp
c. Tế bào thực vật bậc cao
d. Tế bào động vật
ĐÁP ÁN a
12. Để sản xuất nhanh loại hoocmôn điều trị bệnh đái tháo đường, người ta cấy gen nào sau đây vào
cơ thể truyền để đưa vào tế bào nhận?
a. Gen mã hóa insulin.
b. Gen điều khiển sản xuất kháng thể.
c. Gen điều khiển sản xuất kháng sinh.
d. Gen điều khiển sản xuất enzim.
ĐÁP ÁN a
13.Virus được sử dụng làm thể truyền trong kĩ thuật cấy gen thường là dạng virus sống kí sinh ở tế
bào của:
a. Động vật
b. Vi khuẩn
c. Thực vật bậc thấp
d. Thực vật bậc cao
ĐÁP ÁN b
14.Dạng vi sinh vật nào sau đây có gen điều khiển tổng hợp chất kháng sinh và được cắt để chuyển
vào tế bào nhận qua thể truyền?
a. Nấm pênixilin và vi khuẩn E. Coli
b. Xạ khuẩn và vi khuẩn E. Coli
c. Nấm pênixilin và xạ khuẩn
d. Tất cả các dạng vi khuẩn
ĐÁP ÁN c
15.Việc đưa AND tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E. Coli trong kĩ thuật cấy gen nhằm mục
đích:

a. Làm tăng hoạt tính của gen được ghép.
b. Để gen được ghép tái bản nhanh nhờ tốc độ sinh sản mạnh của E. Coli
c. Để AND tái tổ hợp kết hợp với nhân của vi khuẩn.
d. Để kiểm tra hoạt động của AND tái tổ hợp.
ĐÁP ÁN b
16.Các tia phóng xạ có khả năng gây ra:
a. Đột biến gen
b. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
c. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
d. Cả a, b, c đều đúng
ĐÁP ÁN d
17.Việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng nhằm mục đích gì sau đây?
a. Kích thích sinh trưởng cho vật nuôi, cây trồng.
b. Làm tăng khả năng đề kháng của chúng.
c. tạo ra nguồn biến dị để chọn lọc tạo giống mới.
d. Làm tăng sức sinh sản của vật nuôi, cây trồng.
ĐÁP ÁN c
18.Trong công tác chọn giống ở vật nuôi, cây trồng, biện pháp nàp sao đây thường được sử dụng để
tạo ra nguồn biến dị?
a. Nhân giống vô tính
b. Lai hữu tính và gây đột biến nhân tạo
c. Chiết cành
d. Giâm cây
ĐÁP ÁN b
19.Trong chọn giống thực vật, để gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân phóng xạ, người ta chiếu xạ
với cường độ và liều lượng thích hợp lên:
a. Hạt khô hay hạt đang nảy mầm. b. Đỉnh sinh trưởng của thân cành.
2
c. Hạt phấn, bầu nhụy. d. Cả a, b, c đều đúng.
ĐÁP ÁN d

20.Tia tử ngoại chỉ được sử dụng để gây đột biến ở vi sinh vật, bào tử, hạt phấn do:
a. Không có khả năng xuyên sâu.
b. Có tác dụng gây ion hóa mạnh.
c. Có khả năng phá hủy khi xử lí trên các đối tượng khác.
d. Không gây được đột biến gen.
ĐÁP ÁN a
21.Tác dụng chủ yếu của cônxisin khi thấm vào mô đang phân bào là:
a. Làm đứt gãy nhiền nhiễm sắc thể.
b. Ức chế hình thành thoi vô sắc.
c. Gây chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
d. Gây lặp đoạn nhiễm sắc thể.
ĐÁP ÁN b
22.Mục đích của việc sử dụng hóa chất cônxisin là để gây dạng đột biến nào sau đây?
a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
b. Đột biến dị bội thể
c. Đột biến đa bội thể
d. Đột biến gen
ĐÁP ÁN c
23.Gây đột biến bằng dung dịch cônxisin thường tạo ra hiệu quả ở:
a. Động vật bậc tháp
b. Động vật bậc cao
c. Vi sinh vật
d. Thực vật
ĐÁP ÁN d
24.Tác nhân làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể để tự bảo vệ không khởi động kịp, gây chấn
thương bộ máy di truyền làm phát sinh đột biến là:
a. Cônxisin
b. Phóng xạ
c. Tia tử ngoại
d.Sốc nhiệt

ĐÁP ÁN d
25.Loại hóa chất có tác dụng làm thay cặp nuclêôtit và tạo ra đột biến gen là:
a. 5- brôm uraxin (5- BU)
b. Êtylmêtan sunfômat (EMS)
c. Cônxisin
d. Hai câu a và b đúng
ĐÁP ÁN d
26. Để gây đột biến bằng tác nhân hóa học, có thể xử lí bằng cách nào sau đây?
a. Ngâm hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất.
b. Quấn bông có tẩm dung dịch hóa chất vào đỉnh sinh trưởng thân hay chồi.
c. Tác dung dịch hóa chất lên tinh hoàn hay buồng trứng của vật nuôi.
d. Cả 3 cách trên đều đúng.
ĐÁP ÁN d
27.Trên thực tế, việc gây đột biến nhân tạo để tạo và chọn giống thường không có hiệu quả tốt đối
với động vật bậc cao vì:
a. Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể.
b. Động vật bậc cao dễ bị chết.
c. Chúng có thể bị rối loạn cơ chế sinh sản.
d. Cả a, b, c đều đúng.
ĐÁP ÁN d
28.Phép lai nào sau đây được xem là giao phối cận huyết?
a. Lai giữa các vật nuôi cùng bố mẹ.
b. Lai giữa các cây trồng có cùng bố mẹ.
c. Lai ngẫu nhiên giữa các vật nuôi khác nhau.
d. Lai ngẫu nhiên các cây trồng khác nhau.
ĐÁP ÁN a
29.Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau khi thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là:
3
a. Sinh trưởng và phát triển mạnh.
b. Xuất hiện nhiều tính trạng xấu

c. Có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường.
d. Sức sinh sản tăng.
ĐÁP ÁN b
30.Khi cho giao phối cận huyết ở vật nuôi, hiện tượng nào sau đây thường không xuất hiện ở con lai?
a. Sức sinh sản giảm.
b. Tăng khả năng chống chịu với các điều kiện môi trường.
c. Nhiều tính trạng xấu, có hại bộc lộ.
d. Tăng tỉ lệ bệnh di truyền
ĐÁP ÁN b
31.Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi tiến hành giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là:
a. Sự đa hình về kiểu gen trong quần thể.
b. Tăng tần số đột biến gen.
c. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể.
d. Tăng tần số hoán vị gen ở các cá thể.
ĐÁP ÁN c
32.Ứng dụng của tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong công tác chọn giống và hoạt động sản
xuất là:
a. Tạo ra các dòng thuần chủng làm giống.
b. Củng cố 1 tính trang nào đó ở vật nuôi, cây trồng.
c. Phát hiện và loại bỏ những gen xấu ra khỏi quần thể.
d. Cả a, b, c đều đúng.
ĐÁP ÁN d
33.Phép lai biểu hiện ưu thế lai rõ nhất là:
a. Giao phối cận huyết.
b. Lai khác dòng.
c. Lai khác loài.
d. Tự thụ phấn.
ĐÁP ÁN b
34. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai F
1

trong trường hợp lai khác dòng là do:
a. F
1
có tỉ lệ thể dị hợp cao nhất.
b. F
1
đều là những dòng thuần về các gen
trội có lợi.
c. F
1
không bị di truyền gen xấu từ bố mẹ.
d. Cả a, b, c đều đúng.
ĐÁP ÁN a
35.Phép lai nào sau đây có con lai biểu hiện ưu thế lai rõ nhất?
a. AaBbDd x AaBbDd
b. AAbbdd x aaBBDD
c. AaBbDd x aabbdd
d. AABBDD x AABBDD
ĐÁP ÁN b
36.
A x B
C x G H
D x E G
C→





Sơ đồ trên thể hiện phương pháp lai nào sau đây?

a.Lai khác loài
b. Lai khác thứ
c. Lai khác dòng đơn
d. Lai khác dòng kép
ĐÁP ÁN d
37.Vì sao thể dị hợp biểu hiện ưu thế lai cao hơn thể đồng hợp trội?
a. Sự tương tác về mặt chức phận của 2 alen khác nhau của cùng 1gen.
b. Thể bị hợp ít bị tác động của môi trường hơn.
c. Thể dị hợp không chịu ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên.
d. Thể đồng hợp trội dễ lệ thuộc vào tác động môi trường.
4
ĐÁP ÁN a
38.Tính ưu thế của con lai F
1
theo giả thuyết siêu trội được thể hiện dưới đây là:
a. AA > Aa > aa
b. Aa > AA > aa
c. AA > aa > Aa
d. Aa > aa > AA
ĐÁP ÁN b
39.Theo thuyết về tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi thì tính ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở
kiểu gen nào sau đây?
a. AABBdd
b. AAbbDD
c. AaBbDd
d. aaBBDD
ĐÁP ÁN c
40.Sự tương tác giữa 2 alen khác nhau về mặt chức phận của cùng 1 lôcut dẫn đến hiệu quả ưu thế lai
ở thể dị hợp là nội dung giải thích của:
a. Giả thuyết về trạng thái dị hợp.

b. Giả thuyết về tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi.
c. Giả thuyết về tương tác át chế của các gen không alen.
d. Giả thuyết siêu trội.
ĐÁP ÁN d
41.Phương pháp lai kinh tế được sử dụng trong thực tiễn nhằm mục đích:
a. Tận dụng ưu thế lai trong sản xuất.
b. Tạo ra các dòng thuần chủng để làm giống.
c. Củng cố 1 tính trạng nào đó mà con người ưa thích.
d. Cải tiến 1 giống lai nào đó.
ĐÁP ÁN a
42.Trong lai kinh tế, sau khi thu được con lai F
1
:
a.Cho F
1
giao phối với nhau.
b. Đưa ngay F
1
vào sản xuất.
c. Cho F
1
giao phối trở lại với bố hoặc mẹ nó.
d. Cho F
1
giao phối với 1 cá thể bất kì nào đó.
ĐÁP ÁN b
43.Phương pháp phổ biến trong lai kinh tế ở nước ta hiện nay là đưa ngay vào sản xuất con lai F
1
của
phép lai nào sau đây?

a. Cái cao sản nước ngoài x đực cao sản nước ngoài.
b. Cái cao sản nhập nội x đực cao sản trong nước.
c. Cái cao sản trong nước x đực cao sản nhập nội.
d. Cái cao sản trong nước x đực cao sản trong nước.
ĐÁP ÁN c
44.Lai cải tiến giống là:
a. Lai giữa các giống trong nước để làm tăng vốn gen của quần thể.
b. Lai giữa các giống cao sản nước ngoài để tạo vốn gen nhập nội.
c. Lai xa để tạo con lai có nguồn nguyên liệu di truyền mới.
d. Dùng 1 giống cao sản để cải tiến 1 giống có năng suất thấp.
ĐÁP ÁN d
45.Về mặt di truyền học, phương pháp lai cải tiến giống có tác dụng:
a. Làm tăng thể dị hợp trước, sau đó tăng dần thể đồng hợp.
b. Trước và sau đều tăng thể dị hợp.
c. Trước và sau đều giảm thể dị hợp.
d. Làm tăng thể đồng hợp trước, sau đó tăng thể dị hợp.
ĐÁP ÁN a
5

×