Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá sự biểu hiện của MicroRNA 122 ở bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ SỰ BIỂU HIỆN CỦA microRNA-122 Ở
BỆNH UNG THƢ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
(HEPATOCELLULAR CARCINOMA)
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VI SINH – SINH HỌC PHÂN TỬ

GVHD: PGS. TS. LÊ HUYỀN ÁI THÚY
ThS. LAO ĐỨC THUẬN
SVTH: TRẦN KIẾN ĐỨC
MSSV: 1153010181
Khóa: 2011 – 2015

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, trong suốt khoảng thời gian thực hiện đề
tài thực tập tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, dìu dắt, góp ý
chân thành của tất cả mọi người.
Đầu tiên, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ông, bà, ba, mẹ đã sinh ra con và cực
khổ nuôi con khôn lớn, lo cho con ăn học thành ngƣời, luôn sát cánh, động viên con
vƣợt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong khoa Công nghệ sinh học, trƣờng
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, bồi đắp kiến thức cho em


trong suốt bốn năm đại học.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô PGS. TS. Lê Huyền Ái Thúy
và thầy ThS. Lao Đức Thuận – Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt, chỉ dạy, theo
dõi và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Thầy không những chỉ dạy cho em kiến thức bổ ích, tinh thần thái độ làm việc mà còn
dạy bảo, động viên em rất nhiều trong công việc học tập. Đó là những điều rất cần thiết
cho em trong quá trình học tập và làm việc sau này.
Kính gửi lời tri ân đến các Thầy, Cô, các anh chị, các bạn trong phòng thí nghiệm
Sinh học phân tử, Trƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình, quan
tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài khóa luận
tốt nghiệp.
Cuối lời tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi ngƣời!
Sinh viên thực hiện

Trần Kiến Đức


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFB1

Aflatoxin B1

AFP

Alpha-fetoprotein

CT


Computed Tomography – Chụp cắt lớp vi tính

DCP

Descarboxy Prothrombin

DNA

Deoxyribonucleic Acid

HBV

Hepatitis B virus

HCC

Hepatocellular carcinoma – Ung thƣ biểu mô tế bào gan

HCV

Hepatitis C virus

IDT

Integrated Device Technology

miRNA

microRNA


MRI

Magnetic Resonance Imaging - Chụp cộng hƣởng từ

mRNA

Messenger ribonucleic acid nucleic

OD

Optical density

NCBI

National Center for Biotechnology Information

PCR

Polymerase Chain Reaction

pH

Potential of Hydrogen

RISC

Ribonucleic acid-Induced Silencing Complex

RNA


Ribonucleic acid

Tm

Temperature melting – Nhiệt độ nóng chảy

TRBP

TAR RNA binding protein

WHO

World Health Organization

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang i


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thống kê các loại ung thƣ phổ biến với sự tác động của miRNA-122
Bảng 3.2. Thống kê tính chất biểu hiện của miRNA-122 ứng với từng nguồn mẫu sử
dụng trong nghiên cứu bệnh ung thƣ biểu mô tế bào gan
Bảng 3.3. Thống kê số lƣợng bài báo sử dụng các phƣơng pháp phát hiện bệnh ung thƣ
biểu mô tế bào gan trên miRNA-122
Bảng 3.4. Trình tự pre-miRNA-122
Bảng 3.5. Các thông số vật lý của cấu trúc kẹp tóc pre-miRNA-122
Bảng 3.6. Trình tự miRNA-122 trƣởng thành

Bảng 3.7. Các thông số vật lý của miRNA-122 trƣởng thành
Bảng 3.8. Thông số khảo sát cặp mồi theo IDT

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang ii


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẩu vị trí gan
Hình 1.2. Tóm tắt sự tác động của HBV và HCV dẫn đến bệnh ung thƣ biểu mô tế bào
gan
Hình 1.3. Quá trình hình thành phân tử miRNA
Hình 2.1. Một số mẫu huyết tƣơng dùng trong thí nghiệm
Hình 2.2. Bộ kit sử dụng cho tách chiết RNA và phản ứng Reverse Transcription
Hình 3.1. Cấu trúc kẹp tóc của các pre-miRNA-122
Hình 3.2. Trình tự và vị trí của miRNA-122 trƣởng thành
Hình 3.3. Kết quả BLAST nucleotide mồi GAPDH-F
Hình 3.4. Kết quả BLAST nucleotide mồi GAPDH-R
Hình 3.5. Kết quả kiểm tra vị trí bắt cặp của cặp mồi trên trình tự gen GAPDH của
ngƣời
Hình 3.6. Kết quả phản ứng Real-time PCR

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang iii



Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về ung thƣ ....................................................................................... 3

1.2.

Tổng quan về ung thƣ biểu mô tế bào gan ........................................................ 3

1.2.1. Cấu tạo giải phẫu gan và chức năng gan ...................................................... 3
1.2.2. Ung thƣ biểu mô tế bào gan (HCC – Hepatocellular carcinoma) ................ 5
1.2.3. Nguyên nhân ung thƣ biểu mô tế bào gan .................................................... 5
1.2.4. Tình hình ung thƣ biểu mô tế bào gan trên thế giới và tại Việt Nam......... 10
1.3.

microRNA ....................................................................................................... 11

1.3.1. microRNA là gì?......................................................................................... 11
1.3.2. Sinh tổng hợp miRNA ................................................................................ 13
1.3.3. miRNA là một dấu chứng sinh học cho ung thƣ trong đó có ung thƣ biểu
mô tế bào gan.............................................................................................. 14
1.3.4. Khuynh hƣớng sử dụng miRNA trong điều trị ung thƣ ............................. 16
1.3.5. microRNA-122 ........................................................................................... 17

1.4.

Tổng quan về phƣơng pháp PCR .................................................................... 18

1.4.1. Phƣơng pháp Reverse transcription PCR (RT – PCR) ............................... 19
1.4.2. Phƣơng pháp Real – time PCR ................................................................... 19
2.

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Vật liệu ............................................................................................................ 21

2.1.1. Mẫu bệnh phẩm .......................................................................................... 21
2.1.2. Hóa chất dụng cho tách chiết small RNA .................................................. 21
2.1.3. Hóa chất sử dụng cho phản ứng Real-time RT PCR .................................. 22
2.1.4. Thiết bị và dụng cụ ..................................................................................... 22
2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 23

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang iv


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

2.2.1. Khai thác dữ liệu và khảo sát in silico ........................................................ 23
2.2.2. Khảo sát in vitro ......................................................................................... 24

3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.

Khai thác dữ liệu ............................................................................................. 29

3.2.

Khảo sát in silico cấu trúc của miRNA .......................................................... 32

3.2.1. Trình tự pre-miRNA-122 và cấu trúc kẹp tóc ............................................ 32
3.2.2. Trình tự miRNA-122 trƣởng thành ............................................................ 34
3.3.

Khảo sát in silico cặp mồi làm chứng nội ....................................................... 36

3.3.1. Đánh giá các thông số vật lý của mồi ......................................................... 36
3.3.2. Đánh giá độ đặc hiệu của mồi .................................................................... 39
3.4.

Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 42

3.4.1. Kết quả đo mật độ quang sản phẩm tách chiết RNA ................................. 42
3.4.2. Kết quả phản ứng Real-time PCR .............................................................. 43
4.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1.


Kết luận ........................................................................................................... 45

4.2.

Đề nghị ............................................................................................................ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 47

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang v


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thƣ là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo
thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2012 ƣớc tính có hơn 14 triệu
ngƣời mắc bệnh ung thƣ, trong đó có khoảng 8,2 triệu ngƣời tử vong. Ung thƣ biểu mô
tế bào gan (HCC – Hepatocellular carcinoma) là loại ung thƣ gan nguyên phát xuất
phát từ sự tăng sinh mất kiểm soát của tế bào gan (hepatocyte). Ung thƣ biểu mô tế bào
gan là loại ung thƣ thƣờng gặp nhất chiếm từ 70% – 85% các trƣờng hợp ung thƣ gan
và có tỷ lệ tử vong cao thứ ba ở các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, theo nghiên
cứu của Phạm Thị Hoàng Anh và cs., ung thƣ biểu mô tế bào gan đứng thứ 3 ở nam
giới và thứ 6 ở nữ giới với tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi tƣơng ứng là 22,6/100.000 và
5,8/100.000. Tỉ lệ ung thƣ biểu mô tế bào gan đứng hàng đầu ở thành phố Hồ Chí
Minh và cao hơn ở Hà Nội.
Hiện nay, việc chẩn đoán sớm ung thƣ biểu mô tế bào gan hiện nay chủ yếu dựa
trên kiểm tra X quang, lấy sinh thiết nhuộm mô tế bào, kiểm tra AFP
(Alphafetoprotein) và chụp CT/MRI theo dõi để phát hiện sự tăng trƣởng của các khối

u…Tuy nhiên, các phƣơng pháp này còn gặp nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán sớm
cho những ngƣời mắc bệnh trong giai đoạn đầu hoặc những ngƣời chƣa rõ bị mắc
bệnh. Do đó, các nhà khoa học trên thế giới đang cố gắng trong việc tìm kiếm, phát
triển một phƣơng pháp chẩn đoán sớm bệnh ung thƣ biểu mô tế bào gan. Một trong các
hƣớng nghiên cứu đƣợc tập trung phát triển, tiếp cận theo hƣớng sử dụng các phân tử
miRNA nhƣ một dấu chứng sinh học chỉ thị cho việc chẩn đoán ung thƣ biểu mô tế bào
gan, tiến tới xa hơn là ứng dụng trong việc điều trị. Chẳng hạn, một nghiên cứu mới
đây đƣợc công bố trên tạp chí ung thƣ lâm sàng của Hoa Kỳ năm 2011, các nhà khoa
học đã xác định đƣợc ít nhất 7 microRNA bao gồm miR-122, miR-192, miR-21, miR223, miR-26a, miR-27a và miR-801 có thể đƣợc sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh
ung thƣ biểu mô tế bào gan. Một số ví dụ điển hình về chức năng của phân tử miRNA
trong ung thƣ biểu mô gan: miR-122 có vai trò điều hòa sự phiên mã và khả năng nhân

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 1


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

bản của HCV, miR-122 ảnh hƣởng đến sự phát triển của ung thƣ biểu mô tế bào gan do
nhiễm HBV bằng cách tác động lên các yếu tố phiên mã cho sự biểu hiện của HBV,
điều hòa tăng sinh tế bào và quá trình tự chết của tế bào ung thƣ gan. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể nào liên quan đến hƣớng liên quan đến
việc sử dụng các phân tử miRNA trong chẩn đoán sớm bệnh ung thƣ biểu mô tế bào
gan. Vì vậy, chuyên đề khóa luận tốt nghiệp đƣợc thực hiện với tên đề tài “ĐÁNH
GIÁ SỰ BIỂU HIỆN CỦA microRNA-122 Ở BỆNH UNG THƢ BIỂU MÔ TẾ
BÀO GAN (HEPATOCELLULAR CARCINOMA)”.

SVTH: Trần Kiến Đức


Trang 2


PHẦN 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

1.1.

Tổng quan về ung thƣ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, ung thƣ (cancer) là một thuật ngữ chỉ

sự phân chia và phát triển mất kiểm soát của tế bào, hình thành nên các khối u ác tính.
Di căn là một cơ chế xâm lấn của ung thƣ, các khối u xâm lấn đến các cơ quan khác
trên cơ thể thông qua hệ thống máu và bạch huyết, dẫn đến ung thƣ thứ cấp và gây tử
vong [114].
Ung thƣ đƣợc phát sinh từ một tế bào đơn lẻ bị tổn thƣơng. Qua một quá trình
nhiều giai đoạn, từ một tế bào bị tổn thƣơng phát triển thành các khối u ác tính. Các
nguyên nhân chính dẫn đến ung thƣ bao gồm: yếu tố di truyền từ bố mẹ hoặc do tác
động của các yếu tố môi trƣờng bên ngoài lên hệ thống di truyền nhƣ: tác nhân vật lý
(bức xạ tử ngoại, ion hóa), tác nhân hóa học (chất aflatoxin trong thực phẩm, khói độc),
tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh). Các nguyên nhân này dẫn
đến sự tổn thƣơng trong cấu trúc di truyền chẳng hạn nhƣ đột biến, methyl hóa, mất
khả năng sửa sai DNA… Kết quả của sự tổn thƣơng này là dẫn đến sự tăng cƣờng biểu
hiện bất thƣờng của các gen liên quan đến ung thƣ chẳng hạn nhƣ gen tiền sinh ung
(pro-oncogene) hay bất hoạt các gene ức chế khối u (tumor suppressor gene) [114].

1.2.


Tổng quan về ung thƣ biểu mô tế bào gan

1.2.1. Cấu tạo giải phẫu gan và chức năng gan
Gan là cơ quan nội tạng có trọng lƣợng lớn nhất trong cơ thể. Đồng thời gan cũng
là tuyến tiêu hóa lớn nhất của cơ thể. Về vị trí, gan nằm phía dƣới cơ hoành, bên phải ổ
bụng, phía dƣới lồng ngực phải [115].
Về hình thể bên ngoài, gan đƣợc chia thành bốn thùy chính (lobes) dựa trên các
đặc điểm bề mặt gồm: thùy trái, thùy phải, thùy vuông và thùy đuôi [115].

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 3


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

Hình 1.1. Giải phẩu vị trí gan [109]
Về chức năng, gan có vai trò sản xuất các enzyme tham gia vào quá trình tiêu hóa
của cơ thể, sản xuất dịch mật giúp phân giải chất béo. Đƣờng glucose đƣợc lƣu trữ tại
gan dƣới dạng glycogen, glycogen sẽ chuyển hóa thành glucose cung cấp năng lƣợng
cho cơ thể khi cần thiết. Gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thu,
chuyển hóa lipid và cholesterol từ thức ăn thành các phân tử lipoprotein. Gan là cơ
quan chính trong việc sản xuất và thoái biến protein. Mỗi ngày gan sản xuất khoảng
12g albumin, một trong những protein quan trọng nhất trong cơ thể có vai trò trong
việc vận chuyển các chất lƣu hành trong máu,… Bên cạnh đó, gan còn có vai trò quan
trọng trong việc giải độc và loại bỏ các chất độc hại trong máu, xử lý chuyển hóa rƣợu
bảo vệ cơ thể không bị tổn hại vì rƣợu, ngoài ra gan còn là nơi phân giải và chuyển hóa
các loại thuốc. Gan tổng hợp các yếu tố đông máu, fibrinogen (yếu tố I), thrombin
[107][113]


.

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 4


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

1.2.2. Ung thƣ biểu mô tế bào gan (HCC – Hepatocellular carcinoma)
Ung thƣ biểu mô tế bào gan là loại ung thƣ gan nguyên phát xuất phát từ sự tăng
sinh mất kiểm soát của tế bào gan (hepatocyte). Đây là loại ung thƣ thƣờng gặp đứng
thứ năm trên thế giới và là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tử vong do ung thƣ ở các quốc
gia trên thế giới [85]. Theo thống kê, HCC là loại ung thƣ đứng thứ năm ở nam giới và
đứng thứ bảy gặp ở nữ giới trên toàn cầu [34]. Bệnh HCC thƣờng phát triển từ hậu quả
tiềm ẩn của bệnh viêm gan và thƣờng kết hợp với xơ gan. Tỷ lệ bệnh HCC đang gia
tăng ở các bệnh nhân xơ gan và nhóm bệnh nhân khác nhƣ nhiễm virus gây suy giảm
miễn dịch. Bên cạnh đó, HCC xuất phát từ biến đổi di truyền chẳng hạn nhƣ đột biến
gen, các hiện tƣợng biến đổi ngoại di truyền trong một tế bào gan, hậu quả của những
biến đổi này gây mất kiểm soát quá trình tăng sinh tế bào. Bệnh HCC có biểu hiện triệu
chứng khởi phát tiêu biểu là vàng da, cổ trƣớng. Bệnh thƣờng ở dạng ác tính, có tỷ lệ
tử vong cao sau khi triệu chứng khởi phát. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đã biểu hiện
triệu chứng, bệnh nhân không đƣợc điều trị thƣờng chỉ sống thêm đƣợc một tháng, nếu
điều trị có phƣơng pháp thì cũng gặp nhiều giới hạn và không còn hiệu quả cao [34].
1.2.3. Nguyên nhân ung thƣ biểu mô tế bào gan
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thƣ biểu mô tế bào gan chủ yếu do nhiễm
HBV, HCV với ƣớc tính có khoảng 75% sự xâm nhiễm này dẫn đến xơ gan và phát
triển thành HCC


[77]

. Các yếu tố gây bệnh khác chủ yếu gồm: sự tiếp xúc với hóa chất

độc hại, lạm dụng rƣợu quá mức và thức ăn bị nhiễm chất độc aflatoxin [106]. Ngoài ra,
một số nguyên nhân gây bệnh ung thƣ biểu mô tế bào gan ít gặp nhƣ: thiếu alpha-1antitrypsin, di truyền thặng dƣ sắt trong mô, viêm gan tự miễn dịch, rối loạn chuyển
hóa porphyria và bệnh Wilson [24].
1.2.3.1. Hepatitis B virus
Nhiễm virus HBV (Hepatitis B virus) là nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất của
bệnh HCC trên toàn cầu. Ƣớc tính có khoảng 300 triệu ngƣời trên thế giới mắc bệnh

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 5


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

viêm gan siêu vi B mạn tính. Nguy cơ mắc bệnh HCC ở những ngƣời nhiễm HBV mạn
tính tăng tăng cao gấp 5 – 15 lần so với bình thƣờng

[24]

. Những vùng có tỷ lệ nhiễm

HBV cao kéo theo nguy cơ mắc bệnh HCC cao, sự lây truyền chủ yếu từ mẹ sang con
(lây truyền dọc) với khoảng 90% ngƣời bị nhiễm mạn tính. Nhiễm HBV cấp tính với
hơn 90% lây truyền qua đƣờng tiêm chích và quan hệ tình dục (lây truyền ngang)
thƣờng có tỷ lệ mắc HCC thấp hơn. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc bệnh HCC hàng
năm do nhiễm HBV mạn tính dao động khoảng 0,4% – 0,6% ở châu Á [66].

Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ mắc bệnh HCC tăng lên ở những
bệnh nhân có nồng độ bản sao HBV cao, ở những ngƣời lớn tuổi, những ngƣời nhiễm
HBV kéo dài, ngƣời mắc bệnh xơ gan, lịch sử gia đình đã từng mắc HCC, sự đồng
nhiễm HBV và HCV, tiêu thụ nhiều rƣợu, bia, thuốc lá và nhiễm aflatoxin [47].
Có 3 cơ chế nhiễm HBV mạn tính trong việc hình thành ung thƣ gan. Cơ chế đầu
tiên là sự tích hợp DNA virus vào hệ gen vật chủ, gây nên sự bất ổn định nhiễm sắt thể
[69] [84]

. Thứ hai, cơ chế liên quan đến nhiều đột biến di truyền bằng cách gắn chèn, tích

hợp bộ gen HBV vào các điểm cụ thể làm kích hoạt một số gen nội sinh (RAR βretinoic acid receptor β, Cyclin A, TRAP1)

[36][77]

. Cơ chế thứ ba liên quan đến việc

điều hòa tín hiệu tăng sinh tế bào bởi biểu hiện của protein virus, đặc biệt là HBV X
protein (HBx) với 154 amino acid có thể biểu hiện vƣợt mức ở nhiều gen virus và tế
bào [36][71].
Về cơ chế tác động của HBV dẫn đến bệnh HCC, nhiều nghiên cứu đã chứng minh
rằng sự tích hợp DNA virus vào hệ gen vật chủ gây nên sự bất ổn định nhiễm sắt thể
trong các tế bào gan bị nhiễm HBV. Sự tích hợp này dẫn đến việc tái sắp xếp nhiễm
sắc thể, hình thành các dạng đột biến nhƣ lặp đoạn, chuyển đoạn và mất đoạn, từ đó
làm các tế bào gan gia tăng sự bất ổn về mặt di truyền. Đột biến chuyển đoạn và mất
đoạn làm mất đi một có gen có chức năng điều hòa quan trọng trong tế bào, gây nên sự
biến đổi trong quá trình tăng trƣởng và trao đổi chất tế bào. Sự tích hợp bộ gen HBV
đƣợc quan sát thấy ở một số gen RAR-alpha, RAR-beta, Cyclin A, những gen này có

SVTH: Trần Kiến Đức


Trang 6


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

vai trò điều hòa chu kỳ tế bào và các quá trình phiên mã, khi bộ gen virus xâm nhập
vào hệ thống các gen này gây nên sự bất ổn di truyền, làm chu kỳ tế bào và các quá
trình tăng sinh tế bào bị biến đổi. Protein HBx có chức năng gián tiếp kích hoạt các quá
trình phiên mã bằng cách gây ảnh hƣởng đến con đƣờng truyền tín hiệu tế bào RasRaf-MAPK. Ngoài ra HBx còn tƣơng tác với gen có vai trò ức chế khối u trong tế bào
nhƣ p53, từ đó cho thấy HBx có ảnh hƣởng đến cơ chế truyền tín hiệu tăng sinh tế bào.
Một cơ chế gián tiếp của sự xâm nhiễm HBV vào tế bào gan làm gan bị viêm nhiễm,
tổn thƣơng dẫn đến xơ gan và cuối cùng dẫn đến ung thƣ biểu mô tế bào gan [8].
1.2.3.2. Hepatitis C virus
Nhiễm HCV (Hepatitis C virus) mạn tính là một yếu tố nguy cơ chính cho sự khởi
phát và tiến triển của bệnh HCC. Trong một nghiên cứu xét nghiệm miễn dịch liên kết
với enzyme cho thấy nguy cơ mắc HCC tăng 17% ở các bệnh nhân nhiễm HCV so với
bệnh nhân âm tính với HCV. Sau khi nhiễm HCV, tỷ lệ xơ gan là 15 – 35% từ 25 – 30
năm, khi chuyển sang giai đoạn xơ gan, HCC phát triển với tỷ lệ 1 – 4% hàng năm [31].
Ở bệnh nhân nhiễm HCV, yếu tố môi trƣờng và ký chủ quan trọng hơn yếu tố virus
trong việc xác định sự tiến triển đến xơ gan. Những yếu tố này bao gồm tuổi già, tiêu
thụ nhiều chất cồn (50g/ngày), bệnh tiểu đƣờng, béo phì và sự đồng nhiễm với HBV
hoặc nhiễm HIV [18].
Nghiên cứu về sinh bệnh học bệnh HCC của Levrero (2006) cho thấy viêm gan
siêu vi C mạn tính và ảnh hƣởng của các cytokine đƣợc xem là những cơ chế chính gây
bệnh HCC. Nhiễm HCV kéo dài và những biểu hiện protein virus làm thúc đẩy trực
tiếp sự tiến triển của HCC [1][54].
HCV là một dạng RNA virus, khác với HBV, HCV không thể tự tích hợp bộ gen
của nó vào hệ gen tế bào chủ. Quá trình virus gây ung thƣ chủ yếu thông qua sự tƣơng
tác của protein virus lên protein tế bào chủ làm ảnh hƣởng đến các con đƣờng truyền
tín hiệu của tế bào và các quá trình sinh hóa trong tế bào [6][93].


SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 7


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

Có hai loại protein virus ảnh hƣởng đến con đƣờng truyền tín hiệu tế bào là protein
lõi HCV và protein NS5A HCV. Theo nghiên cứu của Ray và cs (1996) cho thấy
protein lõi HCV có khả năng gây ung thƣ rất cao [79]. Protein lõi có khả năng kích hoạt
con đƣờng tín hiệu MAPK, tăng điều hòa con đƣờng Wnt/β-catenin, ngăn chặn quá
trình chết của tế bào, tăng điều hòa phiên mã TGF-β trong tế bào gan, hoạt hóa con
đƣờng PI3K/Akt/mTOR, kích hoạt NF-κB điều hòa quá trình tự chết của tế bào, ức chế
gen p53 và p21 phiên mã, thúc đẩy tăng sinh tế bào. Sự kích hoạt Stat3 của protein lõi
HCV cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh HCC, ngoài ra, protein lõi
HCV còn có vai trò tăng cƣờng biểu hiện yếu tố tăng trƣởng nội mạc mạch máu, tạo
điều kiện cho quá trình hình thành mạch [46].
Protein NS5A đóng vai trò quan trọng trong sự nhiễu loạn con đƣờng truyền tín
hiệu MAPK của các tế bào gan bị nhiễm HCV. Protein NS5A hoạt hóa và tƣơng tác
với β-catenin, bảo vệ chống lại LPS hoặc quá trình tự chết của tế bào qua trung gian
TNF-α, hoạt hóa tính hiệu TGF-β, hoạt hóa con đƣờng PI3K/Akt/mTOR và tín hiệu
NF-κB. Ngoài ra protein NS5A ảnh hƣởng đến sự biểu hiện gen p53 [46].
Nhiễm HCV mạn tính gây áp lực lên mạn lƣới nội chất của tế bào do sự tích tụ và
phản ứng của protein mở ra thông qua áp lực của các chất cảm ứng hiện diện trong
mạng lƣới nội chất nhƣ ATF-6, IRE1 và PERK. Các gen liên quan đến kiểm soát các
quá trình nhƣ tăng sinh tế bào gan, gây viêm và quá trình tế bào tự chết xảy ra đáng kể
ở bệnh nhân nhiễm HCV mạn tính. Bệnh nhân nhiễm HCV có hàm lƣợng sắt tích tụ
cao trong gan, hàm lƣợng sắt quá mức tạo ra nhiều gốc tự do oxy hóa trong gan, gây
đột biến 8-hydroxy-2’-deoxyguanosine (8-OHdG) trong DNA. Ngoài ra nghiên cứu

cho thấy khoảng 70% bệnh nhân nhiễm HCV đều mắc chứng gan nhiễm mỡ. Gan
nhiễm mỡ là một trung những nguy cơ gây xơ hóa gan và dẫn đến bệnh HCC [46].

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 8


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

Hình 1.2. Tóm tắt sự tác động của HBV và HCV dẫn đến bệnh
ung thƣ biểu mô tế bào gan [112]
1.2.3.3. Rƣợu
Hiện nay có rất ít bằng chứng về tác dụng gây ung thƣ trực tiếp của rƣợu, mặc
dùng tiêu thụ lƣợng rƣợu nhiều (hơn 50 – 70 g/ngày) có liên quan chặt chẽ đến sự phát
triển của xơ gan. Có bằng chứng cho thấy tác động đồng thời của việc uống nhiều rƣợu
với nhiễm HBV, HCV gây thúc đẩy tích cực quá trình biến chứng xơ gan và tăng nguy
cơ mắc bệnh HCC rất cao. Điển hình là trong nghiên cứu của Donato cho thấy những
ngƣời uống rƣợu nhiều hơn 60g/ngày thì nguy cơ mắc HCC là rất cao

[22]

. Tuy nhiên,

với sự hiện diện đồng thời của HCV thì nguy cơ mắc HCC tăng gấp đôi so với những
ngƣời sử dụng rƣợu nhƣng không bị nhiễm HCV [24].

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 9



Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

1.2.3.4. Aflatoxin
AFB1 (Aflatoxin B1) là một mycotoxin, đƣợc sinh ra từ nấm Aspergillus, thƣờng
tìm thấy trong các loại thực phẩm nhƣ ngô, đậu bảo quản trong điều kiện ẩm ƣớt. Khi
ăn vào, AFB1 chuyển hóa thành chất hoạt động trung gian AFB1-exo-8,9-epoxide, chất
này có thể liên kết với DNA, gây đột biến đặc trƣng trên gen ức chế khối u p53. Đột
biến này quan sát thấy với tỷ lệ 33 – 60% ngay vùng khối u của bệnh HCC có sự hiện
diện của aflatoxin. Nghiên cứu cho thấy aflatoxin bài tiết từ nƣớc tiểu có liên quan với
sự gia tăng gấp 4 lần nguy cơ mắc bệnh HCC. Ở những ngƣời vừa nhiễm aflatoxin vừa
mang virus HBV sẽ có nguy cơ mắc HCC tăng gấp 60 lần [24].
1.2.4. Tình hình ung thƣ biểu mô tế bào gan trên thế giới và tại Việt Nam
Hàng năm, hơn nữa triệu ngƣời trên thế giới đƣợc chẩn đoán mắc bệnh HCC.
Nghiên cứu của Jemal A. và cộng sự (2011) cho thấy ƣớc tính có khoảng 748.300
trƣờng hợp mới mắc bệnh HCC và có 695.900 ngƣời tử vong vì bệnh này [44].
Bệnh HCC chiếm tỷ lệ cao ở các nƣớc đang phát triển khu vực phía Đông Á, Đông
Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ, bệnh chiếm tỷ lệ trung bình ở khu vực Nam Âu và chiếm
tỷ lệ thấp ở các quốc gia phát triển [9].
Theo ƣớc tính của Globocan trong năm 2008 cho thấy tỷ lệ mắc HCC là
3,5/100.000, tử vong 3,4/100.000 đối với nam và tỷ lệ mắc 1,2/100.000, tử vong
1,1/100.000 ở phụ nữ. Kết quả là có thêm 477 trƣờng hợp mắc bệnh HCC mới mỗi
năm.
Ở các nƣớc đang phát triển tỉ lệ mắc bệnh cao hơn các phát triển từ 2 đến 3 lần.
Khu vực có tỉ lệ mắc bệnh theo tuổi thấp nhất, dƣới 5,0/100000 nam giới, là Bắc Âu,
Úc, New Zealand, dân Cáp-ca sống ở Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh. Các vùng địa lý có tỉ lệ
cao nhất là Đông Á với tỉ lệ 27,6 – 36,6/100000 nam giới; Trung Phi với tỉ lệ 20,8 38,1/100000 nam giới; một vài nƣớc Tây Phi với tỉ lệ 30 – 48/100000 nam giới. Tỷ lệ
HCC theo giới nam/nữ trên thế giới từ 1,5 đến 3,0 [111].


SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 10


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

Trong năm 2008, ở nam và nữ lần lƣợt có đến 520.000 ca và 230.000 ca nhiễm ung
thƣ biểu mô tế bào gan và có khoảng 500.000 trƣờng hợp tử vong do HCC ở nam,
220.000 trƣờng hợp tử vong ở nữ

[27]

. Tỷ lệ mắc bệnh HCC ở nam thƣờng cao hơn nữ

2 – 3 lần. Trên thế giới, vùng có tỷ lệ mắc bệnh HCC cao nhất là khu vực Đông và
Đông Nam châu Á với tỷ lệ mắc bệnh ở nam là hơn 20/100.000, ở nữ là hơn
10/100.000, vùng Trung và Tây Phi với 15 – 20/100.000 ở nam và khoảng 8 –
19/100.000 ở nữ. Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao nhƣ Mỹ, Úc, các quốc gia
phía Tây và Bắc Âu, tỷ lệ đều dƣới 7,5/100.000 ở nam và dƣới 2,5/100.000 ở nữ.
Trong khi đó tại Nam Âu tỷ lệ trung bình mắc bệnh khoảng 10/100.000 ở nam và
3/100.000 ở nữ [5] [11] [111]. Trung Quốc là nƣớc có số ngƣời mắc ung thƣ gan chiến gần
½ trên toàn thế giới, mặc dù vậy vẫn chƣa có dữ liệu cụ thể về số ngƣời mắc bệnh ở
quốc gia này [25].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh và cs (2000), ung thƣ
biểu mô tế bào gan đứng thứ 3 ở nam giới và thứ 6 ở nữ giới với tỉ lệ mắc chuẩn theo
tuổi tƣơng ứng là 22,6/100.000 và 5,8/100.000. Tỉ lệ ung thƣ biểu mô tế bào gan đứng
hàng đầu ở thành phố Hồ Chí Minh và cao hơn ở Hà Nội. Tuy nhiên ở phụ nữ tỷ lệ hai
nơi lại tƣơng tự nhau. Độ tuổi thƣờng gặp nhất là 40 – 60. Theo Trần Văn Huy – Bệnh
viện Trung Ƣơng Huế cho thấy HCC là loại ung thƣ phổ biến nhất trong các loại ung

thƣ tuyến tiêu hóa ở nam giới, đứng thứ hai sau ung thƣ dạ dày, tỷ lệ bênh nhân ung
thƣ gan có HBsAg là 82,5% (năm 1995) và tăng lên 90,5% (năm 2000) [78].

1.3.

microRNA

1.3.1. microRNA là gì?
miRNA (microRNA) là một nhóm các phân tử RNA nhỏ, dài khoảng 19 – 24
nucleotide, không có chức năng mã hóa, miRNA có vai trò điều hòa sự biểu hiện gen.
Từ khi phát hiện ra miRNA vào năm 1993, các phân tử miRNA này đã đƣợc chứng
minh đóng một vai trò quan trọng trong việc quy định một loạt các quá trình sinh học

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 11


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

và bệnh lý [53]. Tùy theo mức độ, tính chất biểu hiện mà miRNA có thể đóng vai trò là
gen gây ung thƣ hoặc gen ức chế khối u. Các phân tử miRNA góp phần vào quá trình
gây ung thƣ bằng cơ chế điều hòa tiêu cực biểu hiện của gen bằng cách gắn đặc hiệu
vào vùng 3’ không dịch mã của các mRNA, làm mất ổn định bản mã sao chép, dẫn đến
ức chế quá trình dịch mã diễn ra [28]. Hơn nữa, có hơn 30% mRNA ở ngƣời đƣợc điều
hòa bởi các miRNA

[7]

. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây còn cho thấy miRNA còn có


đích nhắm vào vùng 5’ không dịch mã và vùng mã hóa của phân tử mRNA

[75][81]

.Về

mặt sinh lý, các miRNA đƣợc chứng minh có liên quan đến quá trình tăng sinh, phát
triển, biệt hóa và quá trình tự chết của tế bào [52].
Các miRNA đƣợc tìm thấy trong hầu hết các mẫu mô, huyết thanh, huyết tƣơng,
nƣớc tiểu, nƣớc bọt và các chất dịch cơ thể khác. Phân tích sinh hóa cho thấy miRNA
có khả năng chống chịu tốt với hoạt động của RNase, cũng nhƣ điều kiện pH, nhiệt độ
khắc nghiệt

[14][70]

. Sự biểu hiện của các miRNA lƣu thông trong huyết thanh, huyết

tƣơng và dịch cơ thể có mối tƣơng quan chặt chẽ với các bệnh khác nhau nhƣ ung thƣ,
tiểu đƣờng hay sự tổn thƣơng mô

[104]

. Đặc biệt, miRNA đƣợc chứng minh lƣu thông

nhiều với tính ổn định cao trong máu. Vì thế, phân tích biểu hiện của các miRNA lƣu
thông trong dịch cơ thể đƣợc dự báo có tiềm năng to lớn cho việc sử dụng dấu ấn sinh
học không xâm lấn trong chẩn đoán và theo dõi ung thƣ ở ngƣời [17].

SVTH: Trần Kiến Đức


Trang 12


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

1.3.2. Sinh tổng hợp miRNA

Hình 1.3. Quá trình hình thành phân tử miRNA [89]
Trong nhân, các phân tử miRNA đƣợc phiên mã bởi các RNA polymerase II để tạo
thành các miRNA sơ cấp (pri-miRNA) có thể bao gồm một hoặc nhiều cấu trúc kẹp
tóc, pri-miRNA còn gắn với đuôi –AAA

[50]

. Các pri-miRNA sau đó đƣợc cắt thành

tiền phân tử miRNA (pre-miRNA) bởi một phức hợp các protein gọi là bộ vi xử lý bao
gồm: Drosha, RNase III và DGCR8/Pasha, pre-miRNA có chiều dài khoảng 70
nucleotide, có cấu trúc cuộn vòng với đầu 5’ phosphate và đầu 3’ nhô ra 2 nucleotide
[38]

. Pre-miRNA đƣợc vận chuyển ra tế bào chất thông qua cơ chế phụ thuộc vào Ran-

GTP và nhờ màng nhân có các thụ thể nhận biết 2 nucleotide của pre-miRNA

[74]

.


Trong tế bào chất, các pre-miRNA đƣơc xử lý tạo thành chuỗi kép với 22 nucleotide
nhờ enzyme ribonuclease Dicer và enzyme TRBP/PACT

SVTH: Trần Kiến Đức

[15]

. Cuối cùng, hai sợi

Trang 13


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

miRNA đƣợc tháo ra tạo nên các miRNA hoàn thiện. Những miRNA này tiếp tục gắn
với phức chất kích hoạt ức chế gen (RISC) để nhận biết các phân tử mRNA đích thông
qua việc bắt cặp không hoàn hảo với miRNA dẫn đến việc ức chế khả năng phiên mã
hoặc làm mất ổn định các mRNA đích [51].
1.3.3. miRNA là một dấu chứng sinh học cho ung thƣ trong đó có ung thƣ biểu
mô tế bào gan
Việc phát hiện ra miRNA hơn hai thập kỷ trƣớc đây cho thấy rõ sự phát triển trong
lĩnh vực nghiên cứu về ung thƣ. Cho đến nay đã xác định đƣợc hơn 1000 miRNA ở
ngƣời, các miRNA này đƣợc đề xuất với nhiều chức năng hữu ích trong chẩn đoán
hoặc tiên lƣợng chỉ điểm khối u ở các loại ung thƣ khác nhau. Ngoài ra, miRNA đƣợc
chứng minh lƣu thông nhiều và có mức độ ổn định cao nên việc phát hiện mức độ lƣu
thông trong huyết thanh bệnh nhân ngày càng đƣợc công nhận nhƣ một công cụ không
xâm lấn có triển vọng cho tiên lƣợng và chẩn đoán ung thƣ [12]. Các miRNA lƣu thông
trong máu và có thể theo máu di chuyển đến các tế bào khác để hoạt động. Các miRNA
cùng với protein liên kết mRNA có thể đƣợc đóng gói vận chuyển bởi exosome hoặc
microvesicle. Tƣơng tự nhƣ vậy, miRNA trong máu có thể đƣợc đƣa đến các tế bào

nhận thông qua quá trình nhập bào và gắn kết với các protein nội bào nhƣ các thụ thể
(toll-like receptors) [42].
Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy sự biểu hiện của các miRNA trong các mô
ung thƣ có sự khác biệt so với mô bình thƣờng thông qua phƣơng pháp microarray, dựa
vào miRNA có thể phân biệt đƣợc bệnh lý ác tính của vú, phổi, tuyến tụy, gan và ung
thƣ máu với các mẫu đối chứng bình thƣờng [94]. Một số miRNA đã đƣợc báo cáo có ý
nghĩa trong tiên đoán cho ung thƣ phổi và bệnh ung thƣ máu [10].
Wenxi Li (2008) đã nghiên cứu phân tích trên 78 miRNA từ các mẫu mô ung thƣ
và không ung thƣ gan từ bệnh nhân HCC và tìm thấy có 69 miRNA có biểu hiện khác
thƣờng giữa bệnh HCC và mô gan không ung thƣ. Đặc biệt, đây là nghiên cứu đầu tiên

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 14


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

cho thấy miRNA-125 ức chế sự tăng trƣởng tế bào và quá trình phosphryl hóa Akt
(tính hiệu trung gian của phosphoinositide 3-kinase, có vai trò kiểm soát sự tăng sinh tế
bào) trong tế bào gan, miRNA-125 mất chức năng điều hòa là nguyên nhân dẫn đến sự
gia tăng ồ ạt các khối u gan [58].
miRNA nhƣ một dấu hiệu cho tiên lƣợng bệnh HCC. Sự giảm điều hòa một số
miRNA nhƣ: miR-22, miR29, miR-122, miR-199 có liên quan đến tiên lƣợng bệnh
xấu, tăng nguy cơ khối u tái phát, xâm lấn, tuổi thọ giảm. Tƣơng tự, sự tăng điều hòa
của miR-21, miR-221, miR222, miR155 cũng liên quan đến tiện lƣợng bệnh xấu. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các miRNA đƣợc bảo vệ không bị phân giải bởi enzyme
RNase trong máu nên tính biểu hiện của miRNA trong huyết thanh và huyết tƣơng là
dấu hiệu để chấn đoán bệnh. Có hơn 20 miRNA trong huyết thanh hoặc huyết tƣơng
liên quan đến việc phát hiện bênh HCC. Ngoài ra, nghiên cứu của Zhou và cộng sự

(2011) đã chứng minh miR-122, -192, -21, -223, -26a, -27a và -801a giúp phát hiện
bệnh sớm HCC với độ chính xác cao [48][105].
miRNA có thể hoạt động nhƣ một gen ức chế khối u (antagomirs) hoặc gen sinh
khối u (oncomirs). miRNA là mục tiêu đích đƣợc sử dụng trong điều trị cho các bệnh
nhân ung thƣ đang đƣợc nghiên cứu rất nhiều thông qua sự gia tăng biểu hiện của
antagomirs hoặc thêm các chất ức chế để ngăn chặn oncomirs [12].
Một số miRNA có vai trò nhƣ gen ức chế khối u bằng việc gây kết thúc chu kì tế
bào, giảm sự hình thành mạch khối u và di căn. Các miRNA đặc biệt quan trọng trong
HCC là miRNA 122 và miRNA-199. miRNA-122 xuất hiện nhiều trong gan, có vai trò
quan trọng trong việc điều chỉnh sự phát triển và sự khác biệt của tế bào gan. miRNA
giảm điều hòa trong các mô khối u HCC và các dòng tế bào ung thƣ, sự biểu hiện vƣợt
mức của miRNA-122 đƣợc tìm thấy trong quá trình chết và ngăn chặn sự gia tăng của
tế bào HepG2 và Hep3B. Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy rằng pha G1 là mục tiêu
trực tiếp của miRNA-122, miRNA 122-pha G1 tƣơng tác gây biến đổi hoạt động của
p53 và ảnh hƣởng đến độ nhạy kháng sinh doxorubicin trong tế bào bệnh HCC ở ngƣời

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 15


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

[30] [37]

. Sự giảm điều hòa của miRNA-199 cũng tƣơng tự miRNA-122 làm cho khối u

ngày càng phát triển và xâm lấn. Mục tiêu của miRNA-199 trong tế bào là CD44 - đây
là một glycoprotein xuyên màng liên quan đến sự tƣơng tác giữa các tế bào, sự kết dính
và di cƣ của tế bào [42].

miRNA-221 và -222 là hai miRNA tƣơng đồng và có vai trò tăng điều hòa trong
một số khối u ở ngƣời. Sự biểu hiện vƣợt mức của miRNA-221 trong tế bào bệnh HCC
cho thấy sự gia tăng ồ ạt các tế bào ung thƣ, có khả năng di cƣ và xâm lấn. miRNA-21
là một gen gây ung thƣ có biểu hiện vƣợt mức trong các khối u ung thƣ. Sự biểu hiện
miRNA-21 đƣợc kích thích bằng nhiều con đƣờng liên quan đến ung thƣ nhƣ tình trạng
thiếu oxi, viêm, hoạt hóa protein (AP)-1 và hormone steroid. miRNA điều chỉnh sự
tăng sinh tế bào HCC bằng cách chuyển biểu mô thành trung mô thông qua con đƣờng
AKT/ERK [42].
Một số miRNA đã đƣợc chứng minh có vai trò điều hòa tế bào nhƣ miRNA-26a và
-195 đƣợc chứng minh giảm điều hòa đáng kể trong HCC, có thể khóa các pha G1 và S
trong chu kì tế bào bằng cách cắt đứt tín hiệu retinoblastoma – (Rb) – E2F thông qua
nhiều phân tử mục tiêu nhƣ CDK6, E2F3. miRNA-34a có chức năng liên kết giữa tính
hiệu p53 và điều hòa chu kì tế bào thông qua mục tiêu CDK4, CDK2 và chu kì D1 [42].
1.3.4. Khuynh hƣớng sử dụng miRNA trong điều trị ung thƣ
Các kỹ thuật chụp cộng hƣởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) đƣợc sử dụng
phổ biến để theo dõi sự tiến triển của khối u. Tuy nhiên phƣơng pháp này khá tốn kém,
không đƣợc phổ biến ở các nƣớc đang phát triển và khó phục vụ cho phát hiện và chẩn
đoán sớm HCC. Ngoài ra phƣơng pháp xét nghiệm huyết thanh học (AFP) và phƣơng
pháp DCP là công cụ cho phát hiện dấu ấn của ung thƣ. Tuy nhiên, độ chính xác của
AFP không cao, ƣớc tính độ nhạy chỉ từ 39 – 65%, độ đặc hiệu từ 76 – 94% [45].
miRNA có vai trò nhƣ gen mục tiêu trong điều trị HCC. miRNA ức chế khối u
biểu hiện trong gan bình thƣờng và có sự giảm điều hòa trong mô khối u trong suốt quá

SVTH: Trần Kiến Đức

Trang 16


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp


trình sinh u và di căn. Phƣơng pháp thử nghiệm điều trị thay thế miRNA đƣợc thực
hiện ở các miRNA-26a, miRNA-122, miRNA-124. Ngƣợc lại, viêc ức chế
oncomir-221 bằng antagomir giúp kéo dài thời gian sống và giảm thiểu khối u. Liệu
pháp gen nhắm trúng mục tiêu là phƣơng pháp đang đƣợc quan tâm trong điều trị ung
thƣ, miRNA có tiềm năng nhƣ một mục tiêu điều trị cho hiệu quả cao vì chuỗi đơn
miRNA có thể kiểm soát nhiều gen sai hỏng trong HCC [48].
Ngoài ra, hàng loạt các nghiên cứu gần đây đã chứng minh miRNA có mối liên
quan chặt chẽ đến ung thƣ, miRNA đƣợc xem nhƣ tín hiệu cho sự hình thành, tiến triển
và di căn của ung thƣ, đặc biệt là bệnh HCC. Sự biểu hiện của các miRNA thay đổi tùy
vào từng loại ung thƣ, tùy loại khối u và căn nguyên, mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Vì thế liệu pháp miRNA chiếm ƣu thế trong việc nâng cao độ chính xác trong chẩn
đoán, tiên lƣợng và điều trị bệnh. Một lợi thế nữa là các miRNA không mã hóa tạo ra
protein và không gây đáp ứng miễn dịch nên liệu pháp miRNA là một dấu ấn sinh học
đầy tiềm năng phục vụ điều trị ung thƣ có thể thay thế các liệu pháp gen cổ điển [59].
1.3.5. microRNA-122
miRNA-122 là một loại miRNA đƣợc bảo tồn ở các loài có xƣơng sống và không
hiện diện ở các loài không xƣơng sống. Ở dạng trƣởng thành, miRNA-122 có chiều dài
22 nucleotide với chuỗi trình tự 5’ UGGAGUGUGACAAUGGUGUUUG 3’. Hiện tại
chƣa có một gen bản sao nào của miRNA-122 đƣợc phát hiện, miRNA-122 biểu hiện
đặc trƣng ở gan, chiếm 70% số lƣợng microRNA khu trú ở gan, liên quan đến quá trình
điều hòa chuyển hóa acid béo trong gan. miRNA-122 giảm mức độ biểu hiện có mối
liên quan đến bệnh ung thƣ biểu mô tế bào gan và đóng vai trò quan trọng trong việc
điều hòa quá trình sao chép của HCV [72][110].
Ở gan, miRNA-122 đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự phát triển tế
bào gan, sự biệt hóa tế bào, quá trình trao đổi lipid và các phản ứng stress của tế bào
gan. Đối với bệnh ung thƣ biểu mô tế bào gan, miRNA-122 đóng vai trò là một gen ức
chế khối u, ức chế sự phát triển của ung thƣ biểu mô tế bào gan bằng cách liên kết với

SVTH: Trần Kiến Đức


Trang 17


×