Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hệ thống thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ giá trị thấp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.79 KB, 6 trang )

Hệ thống thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ giá trị thấp tại Việt Nam
(P1)
08:59 PM 03/11/2015 In bài viết
Thị trường thanh toán tại Việt Nam cần một hệ thống thanh toán quốc gia làm hạ
tầng cho thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ giá trị thấp (Automated
Clearing House-ACH).
HỆ THỐNG THANH TOÁN BÙ TRỪ TỰ ĐỘNG - ACH
Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều hệ thống thanh toán khác nhau do các ngân hàng/tổ
chức tín dụng triển khai và quản lý vận hành, nhằm phục vụ hoạt động thanh toán của
khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Đó là Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
(IBPS) của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng, hệ
thống song phương giữa các ngân hàng, hệ thống thanh toán thẻ qua các thiết bị đầu
cuối ATM/POS; ngoài ra còn có các hệ thống thanh toán qua InternetBanking, SMS
Banking, Mobile Banking... Mặc dù đã có nhiều hệ thống thanh toán khác nhau, nhưng
vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng gia tăng của khách hàng. Thị trường
thanh toán tại Việt Nam cần một hệ thống thanh toán quốc gia làm hạ tầng cho thanh
toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ giá trị thấp (Automated Clearing House-ACH).
Hệ thống thanh toán này sẽ phục vụ khách hàng ở các nhóm dịch vụ mang tính tự
động, định kỳ; đáp ứng yêu cầu xử lý một lượng lớn giao dịch giá trị thấp, chủ yếu là
các giao dịch bán lẻ. Các giao dịch này có thể được xử lý trực tuyến hoặc theo lô.
Hệ thống ACH là hệ thống kết nối điện tử giữa các tổ chức tài chính với nhau để thực
hiện chuyển tiền điện tử qua lại giữa các tổ chức tài chính này (tức cho phép ghi nợ/ghi
có tài khoản của khách hàng tại các tổ chức tài chính). Hệ thống ACH cung cấp các
nhóm dịch vụ nhằm phục vụ rộng rãi các thành phần kinh tế tham gia thị trường thanh
toán như:
+ Chính phủ: Thuế và hoàn thuế, các dịch vụ thu phí công.
+ Doanh nghiệp: Thanh toán giữa doanh nghiệp - doanh nghiệp, ủy nhiệm thu, trả
lương cho nhân viên.


+ Cá nhân: Thanh toán các loại hóa đơn, bảo hiểm, các khoản vay mượn cá nhân và các


dịch vụ có tính chất định kỳ.
Các thành phần tham gia vào việc xử lý một giao dịch liên quan đến ghi nợ/ghi có tài
khoản của khách hàng bao gồm (Hình 1):

- Bên gửi lệnh (Originator) là cá nhân hoặc tổ chức khởi tạo các lệnh thanh toán tới hệ
thống ACH theo một thỏa thuận với bên nhận lệnh (Receiver) để yêu cầu ghi có hoặc
ghi nợ tài khoản của bên nhận lệnh;
- Tổ chức tài chính gửi lệnh (ODFI) là tổ chức tài chính với tư cách đại diện cho bên
gửi lệnh. ODFI tiếp nhận lệnh thanh toán từ bên gửi lệnh, xử lý và chuyển tiếp các
thông tin đến trung tâm vận hành hệ thống ACH;
- Trung tâm vận hành hệ thống ACH là tổ chức đại diện cho các tổ chức tài chính, từ đó
các tổ chức tài chính tham gia gửi hoặc nhận các thông tin giao dịch qua hệ thống
ACH. Trung tâm vận hành hệ thống ACH cung cấp các dịch vụ xử lý giao dịch ghi nợ
hoặc ghi có đến các tổ chức tài chính theo một thỏa thuận bằng văn bản hoặc hợp đồng.


- Tổ chức tài chính nhận lệnh (RDFI) là tổ chức tài chính nhận các lệnh trực tiếp hoặc
gián tiếp từ trung tâm vận hành hệ thống ACH để phục vụ cho việc ghi có hay ghi nợ
vào tài khoản của Bên nhận lệnh;
- Bên nhận lệnh (Receiver) là cá nhân hoặc tổ chức có tài khoản được ghi nợ hoặc ghi
có bởi Tổ chức tài chính nhận lệnh theo thoả thuận đã được ký kết giữa bên nhận lệnh
và Bên gửi lệnh.
- Bên cung cấp dịch vụ bên thứ ba (Third Party) là các đơn vị trung gian tham gia vào
việc xử lý giao dịch ghi có hoặc ghi nợ.
HỆ THỐNG ACH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Nhiều nước trên thế giới đã triển khai hệ thống ACH. Tùy vào điều kiện cụ thể mà mỗi
quốc gia chỉ có duy nhất một hệ thống ACH hoặc có từ hai hệ thống ACH trở lên. Tuy
vậy, số các quốc gia có từ 02 hệ thống ACH trở lên chiếm một tỷ lệ rất ít, mà phần lớn
chỉ có một hệ thống ACH.
- Các nước khu vực Đông Nam Á: khảo sát các nước như Thái Lan, Malaysia,

Singapore, Campuchia,... cho thấy, mỗi nước chỉ có duy nhất 01 trung tâm quản lý, vận
hành hệ thống thanh toán bù trừ tự động ACH với nhiệm vụ cung cấp hạ tầng thanh
toán cho các định chế tài chính tham gia để triển khai các dịch vụ: thanh toán tiền
lương, hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán thuế thu nhập; thanh toán các dịch vụ giá trị gia
tăng như tiền điện, tiền nước; thanh toán tiền bảo hiểm, tiền thẻ tín dụng, tiền thuê nhà;
thanh toán tiền mua cổ phiếu, tiền cổ tức cho các cổ đông; thanh toán phí thành viên.
Ví dụ, ở Thái Lan: NITMX là công ty chuyển mạch quốc gia duy nhất với nhiệm vụ
cung cấp hạ tầng hỗ trợ tất cả các loại giao dịch điện tử và chuyển tiền từ các kênh
khác nhau như thanh toán liên ngân hàng, ATM, quầy thu tiền (counter), Internet, SMS
và các kênh thanh toán qua di động. NITMX cũng đã đầu tư, xây dựng và đang quản
lý, vận hành hệ thống ACH quốc gia (Bulk Payment System - BPS) để xử lý các giao
dịch thanh toán giá trị thấp. Hệ thống thanh toán BPS này xử lý khoảng 3 triệu giao
dịch/ngày.
- Thụy Điển chỉ có duy nhất hệ thống ACH với tên gọi là Trung tâm thanh toán bù trừ
BGC (Bankgirocentralence). Trung tâm BGC vận hành và phát triển hệ thống thanh


toán Giro qua ngân hàng (Bankgirot). Bankgirot thành lập năm 1959 và hiện đang
được sở hữu bởi 07 ngân hàng thương mại lớn của Thụy Điển với nhiệm vụ chính xử
lý bù trừ các lệnh thanh toán giữa các ngân hàng thành viên. Đến nay, Bankgirot là một
trong 20 trung tâm ACH lớn của Châu Âu và được xem "trái tim“ đối với hoạt động
thanh toán bán lẻ tại Thụy Điển với vốn điều lệ 100 triệu SEK (khoảng hơn 15 triệu
USD). Bankgirot là thành viên của hệ thống thanh toán RIX (hệ thống thanh toán giá tiị
cao do Ngân hàng Trung ương Thụy Điển xây dựng, quản lý vận hành), mỗi ngày
Bankgirot thực hiện khoảng 6 triệu giao dịch thanh toán với giá trị bình quân đạt 30 tỷ
SEK; xử lý hình ảnh (scan) hơn 15.000 hóa đơn; chuyển tiếp được 70.000 hóa đơn điện
tử và cấp hơn 400.000 chữ ký số cho khách hàng.
- Ở Mỹ hiện đang tồn tại đồng thời hai hệ thống thanh toán bù trừ tự động: (i)
FEDACH được thành lập và quản lý, vận hành bởi Cục Dữ trữ liên bang Mỹ - FED;
(ii) EPN được thành lập và quản lý vận hành bởi một số ngân hàng thương mại lớn ở

Mỹ. Hai đơn vị này hoạt động dưới sự quản lý của Hiệp hội thanh toán điện tử Mỹ
(NACHA). NACHA là đơn vị ban hành quy chế, chính sách, còn FEDACH, EPN là
các đơn vị quản lý vận hành hệ thống ACH tuân thủ những quy định của NACHA. Đến
nay, NACHA có hơn 10.000 thành viên là các tổ chức tài chính bao gồm cả các thành
viên trực tiếp và thành viên gián tiếp thông qua 17 tổ chức/hiệp hội trung gian khu vực.
Hệ thống FEDACH được thành lập năm 1995 trên cơ sở sáp nhập 12 hệ thống ACH
khu vực khi điều kiện kỹ thuật, công nghệ cho phép xử lý tập trung dữ liệu. FEDACH
là hệ thống thanh toán quốc gia lớn nhất ở Mỹ. Hầu hết các khoản thanh toán giá trị
thấp thông thường hoặc định kỳ tại Mỹ đều qua hệ thống ACH này như: thanh toán tiền
lương; thanh toán tiêu dùng; thanh toán các hóa đơn điện, nước, điện thoại; thanh toán
các chương trình an sinh xã hội.Trung bình một ngày hệ thống FEDACH xử lý khoảng
54 triệu giao dịch với giá trị trên 98 tỷ USD.
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG HỆ THỐNG ACH TẠI VIỆT NAM
Hiện tại, để thanh quyết toán các giao dịch có giá trị cao, các ngân hàng ở Việt Nam sử
dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN); Đối với các giao dịch thanh toán giá trị thấp, một phẩn được xử lý qua hệ


thống IBPS, còn phẩn lớn được xử lý qua các hệ thống thanh toán song phương được
kết nối giữa các ngân hàng với nhau. Với các giao dịch thanh toán quốc tế, các ngân
hàng kết nối trực tiếp với hệ thống thanh toán của các tổ chức tài chính quốc tế như
SWIFT, MoneyGram, Western Union,... Điều này cũng đồng nghĩa với việc từng ngân
hàng sẽ phải duy trì kết nối đến từng tổ chức tài chính toàn cẩu (Hình 2).
Hệ thống thanh toán ở Việt Nam đang trong tình trạng kết nối chồng chéo giữa các bên
tham gia, mỗi ngân hàng/tổ chức tài chính để thực hiện việc thanh quyết toán cho các
giao dịch phải duy trì nhiều hệ thống kết nối tới các ngân hàng/tổ chức tài chính khác.
Điều này đã bộc lộ một số hạn chế sau:
- Tốn nhiều nguồn lực để xây dựng, phát triển, duy trì và quản lý vận hành, nâng cấp
mạng lưới thanh quyết toán, gây lãng phí nguồn lực và tài nguyên quốc gia.
- Trường hợp có sự thay đổi về nghiệp vụ, kỹ thuật, hoặc cơ chế, chính sách, thì các

ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí để chỉnh sửa, nâng cấp hệ thống.
- Nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động thanh quyết toán sẽ cao hơn đối với mỗi ngân
hàng/tổ chức tài chính.
- Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ gặp khó khăn hơn trong việc quản lý các hoạt động
thanh quyết toán giữa các ngân hàng/tổ chức tài chính.
Tại mỗi quốc gia trên thế giới thường có 2 hệ thống thanh toán cấp quốc gia: hệ thống
thanh toán giá trị cao do ngân hàng trung ương xây dựng, quản lý vận hành; hệ thống
thanh toán bù trừ giá trị thấp do một đơn vị được uỷ quyền xây dựng và quản lý vận
hành. Việt Nam đã có hệ thống thanh toán giá trị cao (IBPS) do NHNN xây dựng, quản
lý vận hành, và rất cần có thêm một hệ thống thanh toán bù trừ tự động (ACH) các giao
dịch bán lẻ giá trị thấp nhằm mục đích:
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng các giao dịch thanh toán giá trị thấp.
- Giảm thiểu lãng phí về đầu tư, duy trì cơ sở hạ tầng và nguồn lực trong hoạt động
thanh toán, hạn chế rủi ro tiềm ẩn cho các ngân hàng/tổ chức tài chính trong việc quản
lý và kiểm soát hệ thống thanh toán của đơn vị.
- Hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước quản lý tập trung hoạt động thanh quyết toán của các
ngân hàng/tổ chức tài chính ở Việt Nam.


- Tạo hạ tầng thanh toán quốc gia, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
tại
Tam Tinh

Việt

Nam.




×