Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CỦA TỔ CHỨC TẠI XÃ GIAO THỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.4 KB, 32 trang )

MỤC LỤC

1


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là loại tài nguyên không tái tạo
trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là địa bàn phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Xác định được tầm quan trọng của đất đai, vấn đề đăng ký thống kê, kiểm kê đất đai
đang là một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay, là
một quốc gia "đất chật người đông", còn thiếu thốn về vật chất thì vấn đề đăng ký
thống kê, kiểm kê đất đai là một vấn đề cần thiết. Nhà nước và Chính phủ đang thi
hành những chính sách đưa việc đăng ký thống kê, kiểm kê đất đai vào quy chế chặt
chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất trong cả nước.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai, Nhà nước đã xây dựng một hệ
thống chính sách đất đai chặt chẽ nhằm tăng cường công tác đăng ký thống kê, kiểm
kê đất đai trên phạm vi cả nước. Thông qua Luật đất đai, quyền sở hữu Nhà nước về
đất đai được xác định duy nhất và thống nhất. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính là một trong các nội dung quan
trọng trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Nó xác lập quyền và nghĩa vụ
đối với người sử dụng đất và là cơ sở để Nhà nước thực hiện công tác quản lý đất đai.
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá trình phát
triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng. Các vấn đề
trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có những biện pháp
giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính đáng của các đối tượng trong
quan hệ đất đai vậy nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan
trọng.Xã Giao Thịnh nằm ở phía Tây Nam huyện Giao Thủy cách trung tâm huyện
13km có diện tích tự nhiên là 1030,68ha. Những năm qua nền kinh tế của xã liên tục


tăng cao, vì vậy yêu cầu sử dụng đất để cho các ngành cùng phát triển nhanh, bền
vững cũng trở nên cấp thiết. Với tình hình ruộng đất manh mún như hiện nay cùng với
sự gia tăng dân số vấn đề đất ở của người dân ngày càng bức xúc. . Với yêu cầu cấp
thiết trên em xin thực hiện đề tài: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho tổ chức tại xã Giao Thịnh
,huyện Giao Thủy,Tỉnh Nam Định

2


PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ GIAO THỊNHHUYỆN GIAO THỦY-TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Giao Thịnh nằm ở phía Tây Nam huyện Giao Thủy cách trung tâm huyện 13km
có diện tích tự nhiên là 1030,68 ha, dân số năm 2012 là 12.616 người, có vị trí địa lý
như sau:
- Phía Bắc giáp xã Giao Tân;
- Phía Đông giáp xã Giao Yến;
- Phía Nam giáp TT Quất Lâm và xã Giao Phong;
- Phía Tây giáp H.Hải Hậu và H.Xuân Trường;
Xã Giáp Thịnh giáp TT Quất Lâm nên thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa
như rau,thực phẩm…,vì Quất Lâm là 1 thị trấn có biển phát triển các loại hình dịch vụ
và du lịch.Vị trí đạ lý của xã đảm bảo về mặt an ninh ,quốc phòng và bảo vệ tài
nguyên môi trường
2.1.2. Địa hình
Xã Giao Thịnh có vị trí thuận lợi tiếp giáp với khu du lịch Quất Lâm, có địa
hình tương đối bằng phẳng có xu hướng thấp dần từ Bắc đến Nam, đất đai phì nhiêu
khí hậu ôn hòa, xã có truyền thống và trình độ thâm canh lúa nước lâu đời, điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
2.1.3.Khí hậu

Xã Giao Thịnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đồng bằng
Bắc Bộ. Là khu vực nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, có bốn mùa rõ rệt. Mùa nóng mưa
nhiều từ tháng 4 – 10, mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
• Nhiệt độ không khí độ trung bình trong năm: 23-24o C
-

Nhiệt độ trung bình mùa hạ:27 o C
Nhiệt độ trung bình mùa đông:18,9 o C
Nhiệt độ trung bình cao nhất 24 o C
Nhiệt đô trung bình thấp nhất 13 o C


-

Lượng mưa:
Lượng mưa phân bố không đều trong năm.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1700mm.
Lượng mưa năm lớn :1800mm
●Nắng
Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng,tổng số giờ nắng từ 1.650-1700
giờ.Mùa hè có số giờ nắng khoảng 1.100-1200 giờ,chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
●Gió,bão
-Mùa đông hướng gió thịnh hành là Đông Bắc với tốc đọ gió 2,4-2,6m/s,những
tháng cuối mùa đông gió có xu hướng chuyển dần về phía đông.
3


-Mùa hè hướng gió là gió Đông nsm với tốc độ gió trung bình từ 1,9-2,2m/s,đầu
mùa hạ thường xuyên xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây
trồng.

-Tốc độ gió lớn nhất:40m/s
-Bão:Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm thhuowfng chịu ảnh
hưởng của gió bão hoặc áp thấp nhiệt đới,bình quân từ 4-6 cơn bão trên năm.
* Nhìn chung khí hậu Giao Thịnh có điều kiện thuận lợi cho phát triển nền
nông nghiệp đa dạng và phong phú. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
gieo trồng có thể tiến hành quanh năm, cây cối 4 mùa ra hoa kết trái, đồng ruộng mỗi
năm canh tác được 2-3 vụ. Tuy nhiên mùa mưa kéo dài suốt trong 6 tháng cũng ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây
2.1.4. Thủy văn
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của hệ thống sông như: Sông Sò và chế độ
thủy triều. Các sông trong đồng đều chảy theo hướng nghiêng của địa hình là Tây BắcĐông Nam và đều bắt nguồn từ các cống ở các đê sông, dòng chảy các con sông này
đều theo con người điều khiển theo yêu cầu của sản xuất.
* Dòng chảy của nước theo sự điều khiển của con người sẽ chủ động trong vấn
đề canh tác ,tưới tiêu và thâm canh cây trồng.Tuy nhiên chế độ thủy triều lên xuống
thất thường cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc thâm canh và trồng trọt của người
dân.Mùa khô kéo dài,lượng nước trong các con sông không đủ đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt của nhân dân,xã không có lợi thế trong việc phát triển giao thông đường thủy.
2.1.5. Các nguồn tài nguyên.
2.1.5.1.Tài nguyên đất
Xã Giao Thịnh được bồi đắp bởi phù sa Sông Sò cho nên đất đai tương đối màu
mỡ, thuận lợi cho việc gieo cấy và nuôi trồng thủy sản.
- Đất mặn do ảnh hưởng của nước mạch: phân bố đều trong xã có khả năng
thâm canh lúa nước và nuôi trồng thủy sản.
- Đất mặn ít do ảnh hưởng của mạch ngầm, vụ khô hanh.
2.1.5.2.Tài nguyên nước
Tài nguyên nước huyện Giao Thịnh bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm.
- Nguồn nước mặt: Giao Thịnh có nước mặt dồi dào do có hệ thống sông Hồng
chảy qua, kết hợp với lượng mưa hàng năm tương đối cao, đồng thời lại có rất nhiều
ao, hồ, đầm chứa nước. Các sông chảy qua địa phận xã đều thuộc hạ lưu nên lòng
sông thường rộng và không sâu lắm, có quá trình bồi đắp phù sa ở cửa sông. Do chịu

ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và khí hậu nên chế độ nước sông chia làm hai mùa rõ
rệt : mùa lũ và mùa cạn.

4


-Nguồn nước ngầm:Ngoài những nguồn nước mặt, bên dưới còn có những tầng
nước ngầm được khai thác bằng giếng đào và giếng khoan phục vụ nhu cầu sinh hoạt và
sản xuất kinh doanh của nhân dân . Tuy nhiên tình trạng khai thác và sử dụng nước ngầm
đang tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững, đó là hiện tượng nhiễm bẩn do nước thải sinh
hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải làng nghề.
2.1.5.3. Tài nguyên rừng
Được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ thông qua chương trình 327 , chương
trình trồng mới 5 triệu ha rừng ( chương trình 661 )và đầu tư của hội chữ thập đỏ Đan
Mạch trên những bãi triều có thể trồng rừng được , Sở NN&PTNT đã tổ chức trồng
rừng hàng năm khá đều đặn.
Giao Thịnh có diện tích rừng phòng hộ là 3.18 ha , diện tích đất này cso tác
dụng chắn sóng ,chắn gió , chắn cát …
2.1.5.4. Tài nguyên nhân văn
Dân số tính đến năm 2012 là 12616 người.
Mật độ dân số trung bình là 1297 người/km 2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,23%
Dân số xã thuần nhất là dân tộc Kinh. Lao động Nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn,
thừa lao động giản đơn, thiếu lao động kỹ
Nguồn nhân lực của xã là 1 thế mạnh nổi bật, dân số đông tạo ra thị trường to
lớn về mọi mặt. Nhân dân cần cù lao động, hiếu học…Tuy nhiên, số lao động trình độ
kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nếu thường xuyên được đào tạo và tổ chức bố trí hợp lý sẽ
là 1 trong những yếu tố phát triển kinh tế của xã.
* Nhìn chung xã Giao Thịnh là xã có tiềm năng về kinh tế, thương mại, dịch
vụ tiểu vùng phía nam huyện Giao Thủy, có khả năng phát triển công nghiệp và dịch

vụ thương mại, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Là một xã có điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và môi trường thuận lợi, có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu,
khí hậu ôn hòa. Có trình độ cao trong thâm canh trong sản xuất nông nghiệp trồng lúa.
Phát triển đa dạng cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, có nguồn nhân lực lao động
dồi dào cần cù chịu khó sáng tạo trong lao động, chịu học hỏi kinh nghiệm trong sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, có nền văn hóa nông thôn đồng bằng sông
hồng đa dạng. Trong những năm qua thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, Đảng bộ và nhân dân xã Giao Thịnh đoàn kết thống nhất tập trung phát triển
kinh tế xã hội xây dựng nông thôn xã Giao Thịnh ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công
bằng, văn minh, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển
ngày càng hiện đại. Đảng bộ chính quyền trong sạch, vững mạnh, có đủ các tổ chức
trong chính trị cơ sở theo quy định: Chi bộ đạt chuẩn, các đoàn thể tổ chức chính trị

5


của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên, an ninh-quốc phòng trật tự an toàn xã hội
chính trị được giữ vững .
2.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Thuận lợi
Xã Giao Thịnh có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa. Xã có
truyền thống và trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện tự nhiên
sinh thái thuận lợi cho việc phát triển đa dạng về cây trồng vật nuôi cho năng suất và
sản lượng cao.
Có hệ thống giao thông tương đối phát triển, là điều kiện thuận lợi cho giao lưu
kinh tế - xã hội trao đổi hàng hóa với bên ngoài
Là một xã nằm ở ven Sông Sò đất đai phì nhiêu màu mỡ, xã Giao Thịnh có lợi
thế lớn về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Nguồn nhân lực dồi dào là thế mạnh để phát triển kinh tế về nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán

Tiềm năng đất đai rất lớn do xã có khả năng thâm canh tăng vụ để tăng năng
suất cây trồng vật nuôi.
Khó khăn
-Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch chậm, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao
chủ yếu là trồng trọt, ngành nghề và dịch vụ thương mại chưa phát triển, sản xuất
mang tính nhỏ lẻ hiệu quả thấp.Ngành chăn nuôi mấy năm gần đây có phát triển hơn
nhưng chưa mạnh,ngành tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ thương mại chưa được chú
trọng phát triển.
-Mật độ dân số lớn,lao động dư thừa,việc bố trí sản xuất tạo công ăn việc làm
rất khó khăn,xã vẫn còn nghèo về cơ sở hạ tầng.Vốn đầu tue còn thiếu nhiều và chưa
dồng bộ.Đây cũng là thách thức lớn của việc sử dụng tài nguyên đất đai trong chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội của xã trước mắt cũng như lâu dài.
-Thiên nhiên ngoài những ưu đãi cho Giao Thịnh thì bão gió vùng nhiệt đới với
sức tàn phá nặng nề là một mối đe dọa tiềm tang đối với sản xuất và đời sống,đòi hỏi
con người phải đề phòng,thường xuyên đầu tư,chăm lo củng cố vững chắc các công
trình thủy lợi,xây dựng cơ bản,phải có cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp.
Vấn đề môi trường trong những năm gần đây cũng đang ngày một ô nhiễm do
tập quán canh tác nông nghiệp thuần túy dẫn đến tình trạng sử dụng phân bón cả hữu
cơ và vô cơ chưa khoa học cũng đã phần nào làm ảnh hưởng tới môi trường không khí
và nguồn nước của xã. Trong một vài năm tới khu sản xuất vật liệu xây dựng, những
cơ sở sản xuất dịch vụ tiểu thủ công nghiệp…..ra đời sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
Do đó để đảm bảo môi trường sinh thái, trong tương lai xã cần chú ý bảo đảm môi
6


trường không bị ô nhiễm bằng các biện pháp như trồng thêm nhiều cây xanh, tuyên
truyền cho người dân có ý thức bảo vệ môi trường.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Tăng trưởng và tốc độ phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2010-2016 nền kinh tế của xã có mức tăng trưởng

khá, tổng giá trị sản phẩm của xã tăng lên theo các năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): 9,54% đạt chỉ tiêu đại hội đề ra. Thu nhập
bình quân đầu người đạt 15.6 triệu đồng/người/năm, tăng 1,00 triệu đồng so với chỉ
tiêu đại hội.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Nông nghiệp : -Thủy sản chiếm tỷ trọng 55%.
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 20%.
-Thương mại - Dịch vụ 25%.
Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 7033 tấn/năm.
Bảng 01: Tổng hợp một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội
TT

Chỉ tiêu

Năm
2012
Triệu/năm 85032
Triệu/năm 48468.2
%
57
Đơn vị

1 Tổng giá trị sản xuất
1.1 Nông,lâm thủy sản
Tỷ trọng
Công nghiệp - TTCN
1.2
Triệu/năm 17006.4
- XD
Tỷ trọng

%
20
1.3 Thương mại-dịch vụ Triệu/năm 19557.4
Tỷ trọng
%
23
Tổng sản lượng
4
Tấn
6217
lương thực
Bình quân lương thực
5
Kg/Năm
493
đầu người
6

Thu nhập bình quân

7

Tỷ lệ hộ nghèo

Năm
2013
91536
51260.2
56


Năm
2014
96970
52363.8
54

Năm
2015
102560
54356.8
53

Năm
2016
108490
54245
50

19222.6

20363.7

22563.2

24952.7

21
21053.3
23


21
24242.5
25

22
25640
25

23
29292.3
27

6515

6700

6893

7033

510

518

526

531

Triệu/năm


10

11.5

12,7

14.1

15.6

%

7.3

6.5

5,5

5

4

( Nguồn: UBND xã Giao Thịnh)

7


2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Xã Giao Thịnh đã có những bước chuyển biến đáng kể trong sản xuất nông

nghiệp góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp là ngành sản
xuất chính của địa phương.
Về trồng trọt:
-Tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất đã có bước chuyển hướng tăng tỷ trọng
ngành trồng trọt đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây trồng.
-Tổng diện tích gieo cấy lúa là 969.67 ha; năng suất lúa đạt 66.7 tạ. Sản lượng
lương thực đạt 6672 tấn đạt kế hoạch
-Tổng diện tích đất gieo trồng cây công nghiệp, hoa màu hàng năm là 117ha;
giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 65tr đồng.
Về chăn nuôi:
-Chăn nuôi phát triển theo quy mô trang trại, gia trại là ngành sản xuất có lượng
hàng hóa nhiều, tuy nhiên chăn nuôi tại hộ gia đình có xu hướng giảm. Tính đến hết
năm 2016 đạt được kết quả sau:
Tổng đàn lợn có 10870 con tăng 14.43% so với năm 2012.
-Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 784 tấn đạt 5,98% so với năm
2012.
-Đàn trâu bò có 225 con tăng so với năm 2012.
-Đàn gia cầm có 53100 con tăng 0.64% so với năm 2012.
Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm được triển khai tích cực hoàn
thành chỉ tiêu tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, áp dụng cacs biện pháp phòng
ngừa không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Về nuôi trồng thủy sản:
Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 92.35 ha, trong đó diện tích ao hồ là
66.85ha.
- Diện tích chuyển đổi từ lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản là 10ha.
Diện tích dự án chuyển đổi vùng 95ha là 15,5ha.
- Tổng sản lượng thủy sản năm 2016 đạt gần 238 tấn tăng gấp nhiều lần so với
năm 2012.

Bảng 02:Kết quả sản xuất nông nghiệp qua một số năm.

Chỉ tiêu
1. Lúa xuân: -Diện tích
8

Đơn vị
Ha

Năm
2012
525.21

Năm
2013
518.8

Năm
2014
509.3

Năm
2015
500.1

Năm
2016
485.17


- Năng suất
- Sản lượng

2.Lúa mùa : - Diên tích
- Năng suất
- Sản lượng
3.Cây khoai tây: -D.tích
- Năng suất
- Sản lượng
4. Cây ngô:-Diện tích
-Năng suất
- Sản lượng
4.Rau:-Diện tích
-Năng suất
- Sản lượng
5.Tổng đàn trâu bò
Trong đó:-Kéo cày
- Thịt
6.Tổng đàn lợn
Trong đó:-Lợn nái
- Lợn thịt
7.Tổng đàn gia cầm
Trong đó:- Gà
- Vịt
- Ngan ngỗng
8.Thủy sản: - Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
IV. Tổng sản lượng lương
thực
V. Bình quân Lương
thực/người


Tạ/Ha
Tấn
Ha
Tạ/Ha
Tấn
Ha
Tạ/Ha
Tấn
Ha
Tạ/Ha
Tấn
Ha
Tạ/Ha
Tấn
Con
Con
Con
Con
Con
Con
Con
Con
Con
Con
Ha
Tấn/Ha
Tấn
Tấn
Kg/năm


58.9
3093.5
524.7
58.3
3059
1.1
165
18.2
5
41.7
20.9
3.5
132
46.2
182
50
132
9499
960
8539
52760
36971
8535
7254
68,93
2..43
167.5

62.6
3247.7

517.4
61.2
3166.5
3
172
51.6
6
43.2
25.9
3.5
139
48.7
189
47
142
9654
995
8659
52885
34213
12543
6129
71,96
2.64
189.9

64.7
3295.2
508.9
63.2

3216.2
4.5
182
81.9
7.5
45
33.8
7.5
141
105.8
158
45
113
9826
1005
8821
52910
33456
12354
7100
75.2
2.66
200

65.5
3275.7
499.7
64.9
3243.1
12

192
230.4
15
47
70.5
10
143
143
178
42
132
10318
1032
9286
53000
33114
13687
6199
80.8
2.58
208.5

66.9
3245.8
484.5
66.5
3221.9
17.5
200
350

19.8
50
99
14.6
147
214.6
225
40
175
10870
1069
9801
53100
33289
14675
5136
91.35
2.61
238.4

6217

6515

6700

6893

7033


493

510

518

526

531

(Nguồn: UBND xã Giao Thịnh)
2.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, như đan, móc túi sợi thu hút lao động sản xuất
lúc nông nhàn tiếp tục mở rộng sản xuất. Sản xuất công nghiệp gò, hàn xì, nhôm kính,
thợ mộc, cắt may do thường xuyên cắt điện lưới nên sản xuất không ổn đinh. Giá trị
sản xuất các ngành nghề 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 2,5 tỷ đồng.
2.2.2.3.Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ
Khối thương nghiệp các thể phát triển mạnh có khoảng 148 hộ, thu hút 671 lao
động. Mức bán lẻ hàng hóa hàng năm và dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 16 tỷ đồng.

9


Ngành dịch vụ đang được phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh
tế làm cho việc lưu thông hàng hóa thuận tiện, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất
tiêu dung của nhân dân.
2.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
2.2.3.1. Hệ thống giao thông
Diện tích đất giao thông của xã đến nay là 69,12ha chiếm 6.71% tổng diện tích
đất tự nhiên của xã.

Giao thông xã đã được nâng cấp, cải tạo nhưng nhìn chung đường còn hẹp chưa
đáp ứng được nhu cầu của các phương tiện đi lại của nhân n
Giao Thịnh có tỉnh lộ 498 với tổng chiều dài 3,8km; nền đường từ 7-8m.
Đường trục xã, liên xã dài 12,2km, nền đường từ 7-8m.
Đường giao thông nội đồng chiều dài 68,8km; nền đường 3-5m.
Các tuyến đường xã, xóm xây dựng trên nền đường vốn có, nề rộng từ 3,5-4m,
mặt đường rộng từ 2-3m, không có lớp móng, chưa có rãnh thoát nước. Các phương
tiện như xe công nông, ô tô qua lại không chuyển làn được gây ra trọng tải lún 2 vệt
bánh xe làm hỏng đường.
Cầu trên các tuyến đường hiện có: Đường 51b có cầu Thức Hóa. Đường 56 có
Cầu Hà Nạn bắc qua sông Sò. Trên tuyến đường trục rải nhựa xã có 10 chiếc cầu. Có 6
chiếc chất lượng đảm bảo tốt còn 4 chiếc xuống cấp hỏng-Tuyến đường liên xã có 1
chiếc bắc qua sông Cồn Giữa nối tiếp đường trục xã Giao Tân, Giao Yến. Cầu chất
lượng xấu hỏng nặng. Trên các tuyến trục thôn, xóm, ra đồng có 89 chiếc có 42 chiếc
chất lượng đảm bảo tốt còn 47 chiếc xuống cấp, hỏng nặng. Cống Bản và cống Cuốn
xây gạch khẩu độ rộng từ 3,2-4,8 mét. Có 2 chiếc bắc qua sông Cồn Giữa rộng 16 mét
có 2 nhịp chất lượng tốt, hệ thống giao thông của xã mật độ cầu đảm bảo đường giao
thông tốt thuận lợi cho lưu thông đi lại, giao lưu vận chuyển hàng hóa. Song hiện nay
gần một nửa cầu đã xuống cấp.
Nhìn chung hệ thống giao thông của xã khá thuận tiện cho việc đi lại của người
dân,lưu thông các phương tiện giao thông và giao lưu với các xã lân cận

10


2.2.3.2.Hệ thống thủy lợi
Xã Giao Thịnh có hệ thống sông Sò chảy qua với tổng diện tích là 16,96ha.
Để duy trì và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, trong những năm tới phải củng cố
bở kênh, nạo vét khơi thông dòng chảy, xây dựng them 1 số đoạn kênh mương nội
đồng để giải quyết tình trạng hạn úng và phân cách đất sản xuất với khu dân cư.

Xã Giao Thịnh có lợi thế về thủy lợi. Phía Tây xã tiếp giáp là con sông
Sò, cửa sông Sò là cửa biển, nước chảy lên xuống theo thủy triều. Dòng sông lớn thoát
nước tốt. Trên tuyến đê tả sông Sò có 3 cống lớn
Hệ thống tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tự chảy. Phần lớn được
tưới tiêu chủ động dưới sự điều hành của các HTX dịch vụ và công ty TNHH khai thác
công trình thủy lợi một thành viên Xuân Thủy.
Toàn xã có 130 con kênh với tổng chiều dài là 131,1 km, kênh cấp 2 là 62 con
vời chiều dài là 39,9 km với tổng diện tích kênh cấp 3 là 6.2975 m 2 mới có được 0,4
km kiên cố hóa.
Cống tưới tiêu có 82 chiếc trong đó cống lớn nhỏ là 66 chiếc. Cống lớn bê tông
cốt thép xây đúc khẩu độ từ 3,5-5 mét cống nhỏ xây gạch mặt bê tông khẩu độ từ 2-3
mét. Hiện tại có 63 chiếc chất lượng đảm bảo còn lại 19 chiếc xuống cấp, hỏng nặng
cần phải xây dựng lại, và xây bổ xung 8 chiếc nữa cho vùng chuyển đổi nuôi trồng
thủy sản đê sông Sò.
2.2.3.3.Cơ sở Giáo dục – Đào tạo
Xã có một trường phổ thông cơ sở, có 39 phòng học và 1 phòng hội đồng với
tổng số 41 giáo viên.
Khối tiểu học có 2 điểm trường với 32 phòng học. Khối mầm non có 14 lớp và
mẫu giáo có 14 phòng học và 26 giáo viên mầm non.
a. Trường Mầm non: Có 2 khu:
- Khu A HTX Thịnh Thắng ở xóm 6:
- Khu B HTX Thịnh Tiến ở xóm 13:
Tổng diện tích là 7.860 m2
Tổng số phòng học: 2 nhà mới, nhà 6 phòng 2 tầng = 12 phòng
Số phòng học là 12 phòng, số phòng đạt chuẩn 12 phòng
Số phòng đang học 11 phòng. Số phòng học còn thiếu 6 phòng.
Số phòng chức năng: Chưa có: Thiếu 6 phòng, phòng bảo vệ chưa có.
b. Trường Tiểu học có 2 trường: Tiểu học A và tiểu học B
* Trường Tiểu học A: nằm ở xóm 6 HTX Thịnh Thắng
Tổng diện tích: 5.040 m2.

Sân chơi: 1.013 m2, bãi tập: 2.012 m2.
11


Có 3 nhà, 1 nhà 2 tầng 10 phòng, 1 nhà 2 tầng 4 phòng, 1 nhà 1 tầng cấp 4 lợp
ngói 3 phòng học.
Tổng số phòng = 17 phòng.
Số phòng đạt chuẩn 4:
Số phòng xuống cấp 10.
Số phòng xuống cấp nghiêm trọng 3 phòng.
Số phòng học còn thiếu 5 phòng.
Phòng chức năng mới có 1 phòng, còn thiếu 5 phòng.
Nhà công vụ: Chưa có.
* Trường Tiểu học B: nằm ở xóm 13 HTX Thịnh Tiến.
Tổng diện tích: 5.988 m2.
Sân chơi: 1.620 m2, bãi tập: 950 m2.
Có 3 nhà, 1 nhà 2 tầng 6 phòng, 1 nhà 2 tầng 4 phòng, 1 nhà 2 tầng 4 phòng
Tổng số phòng = 17 phòng.
Số phòng đạt chuẩn 4:
Số phòng xuống cấp 13.
Phòng chức năng có 6 phòng thiếu 5 phòng.
Phòng học 14 phòng đủ.
Phòng chức năng 2 phòng thiếu 4 phòng
Nhà công vụ: Chưa có: Còn thiếu 2 phòng.
c. Trường THCS: Nằm ở xóm 9 trung tâm xã:
Tổng diện tích: 6.943 m2.
Sân trường: 2.400 m2, bãi tập: 1.800 m2.
Có 5 nhà, 1 nhà 3 tầng 12 phòng, 1 nhà 2 tầng 6 phòng, 1 nhà 2 tầng hướng Bắc
6 phòng,
1 nhà mái bằng 1 tầng 3 phòng , 1 nhà cấp bốn 3 phòng

Tổng số phòng = 30 phòng.
Số phòng đạt chuẩn 12:
Số phòng xuống cấp 15.
Số phòng hỏng nặng 3 phòng.
Số phòng đang học 16 phòng
Phòng chức năng giáo vụ 14: Còn thiếu 3 phòng học.
Nhà công vụ: Chưa có.
Trung tâm giáo dục học tập cộng đồng chưa có: Để sử dụng hoạt động phải
nhờ vào trường Tiểu học A

12


2.2.3.4.Y tế
Trạm y tế của xã nằm tại Xóm 9, đã được đầu tư khá đồng bộ về cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế. Còn 5 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Công tác kế
hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo, tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm 1,29%
năm 2012 xuống 1,23% năm 2016
2.2.3.5 Thể dục thể thao
Giao Thịnh có 2 sân thể thao nằm ở xóm 3 và xóm 9 đã đáp ứng phần nào
phong trào thể dục thể thao của nhân dân trên địa bàn.
Phong trào văn hóa thể dục-thể thao được quan tâm và triển khai khá toàn
diện ,góp phần nâng cao sức khỏe,đời sống tinh thần của nhân dân,phong trào thể dụcthể thao quần chúng được duy trì phát huy.Tuyển chọn tham gia các hội diễn văn nghệthể thao do huyện ,xã tổ chức.Được xã đánh giá là xã có phong trào văn hóa,văn
nghệ-thể dục thể thao mạnh.
2.2.3.6.Năng lượng
Toàn xã có 5 trạm biến thế, tổng công suất 1350KVA, có 2,5km đường cao thế,
29,8km đường hạ thế. 100% điểm dân cư có điện và 100% số hộ trên địa bàn xã dung
điện. Điện cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và dân sinh.
2.2.3.7. Bưu chính viễn thông
Bưu điện văn hóa xã nằm ở Xóm 9 là hợp lý, là nơi phục vụ bưu chính viễn

thông và dịch vụ internet tại trung tâm xã và nhu cầu đọc sách báo của nhân dân. Toàn
xã có trên 98% số hộ có điện thoại liên lạc.Diện tích khu đất và quy mô công trình
chưa đáp ứng được tiêu chí quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2.2.3.8 Đất chợ
Hiện tại trên địa bàn xã chưa có chợ, trong định hướng cần quy hoạch chợ để
phục vu nhu cầu dân sinh của nhân dân
2.2.4. Dân số, lao động
2.2.4.1.Hiện trạng phân bố dân cư
Dân số xã Giao Thịnh đến năm 2016 là 13256 người và tổng số hộ là 2942 hộ,
trong đó nữ giới là 6497 nhân khẩu chiếm 49,01% và nam giới là 6596 nhân khẩu
chiếm 50,99%
Dân số xã Giao Thịnh phân bố đều trên các thôn, các cụm dân cư khá gần nhau,
là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất lớn và thuận lợi
cho việc phát triển cơ sở hạ tầng.
2.2.4.2.Lao động và việc làm
Xã Giao Thịnh có tổng số lao động toàn xã: 10288 người chiếm 77,61% dân số
xã. Trong đó:
-Lao động nông nghiệp 9617 người chiếm 93.48% tổng lao động xã.
13


-Lao động phi nông nghiệp 671 người chiếm 6.52% tổng lao động xã.
Nhìn chung nguồn nhân lực của xã là một thế mạnh nổi bật, dân số đông góp
phần tạo ra thị trường to lớn về mọi mặt. Nhân dân cần cù lao động, hiếu học…tuy
nhiên số lao động trình độ kỹ thuật còn hạn chế, nếu được thường xuyên đào tạo và tổ
chức bố trí hợp lý sẽ là một trong những yếu tố phát triển quan trọng của xã.
2.2.4.3.Thu nhập và mức sống
Trong công cuộc đổi mới đời sống của nhân dân đang dần được nâng cao,
những nhu cầu về sinh hoạt thường ngày như: ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh
ngày càng tốt hơn. Chương trình xóa đói giảm ngèo đã được triển khai tích cực, đồng

bộ đem lại hiểu quả thiết thực. Đến nay xã còn 117 hộ nghèo, số hộ trung bình, số hộ
khá, số hộ giàu ngày càng tăng, xong những hộ này tập trung chủ yếu ở những hộ có
nghề phụ. Bình quân mỗi người đạt 15.6tr/người/năm.
Việc thực hiện các chính sách xã hội được quan tâm, đặc biệt đối với các gia
đình đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt
sỹ, già cả cô đơn, các đối tượng chất độc hóa học…
2.2.4.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc
sử dụng đất
Thuận lợi
Những năm qua nhờ có sự lãnh đạo đúng hướng của Đảng ủy,UBND xã và sự
quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Giao Thủy,nền kinh tế của xã đã có những bước
phát triển đáng kể,đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.
-Sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã,do đó đã
được các hộ xã viên quan tâm đầu tư đúng mức,kết hợp với trình độ thâm canh được
nâng lên,cây vụ đông được đưa vào trồng tăng vụ trên diện tích 2 lúa ngày càng
tăng,đặc biệt là ngành chăn nuôi phát triển mạnh.Do đó bước đầu đã đem lại hiệu quả
kinh tế cho ngành và tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
-Cùng chung với sản xuất nông nghiệp trên lĩnh vực ngành nghề dịch vụ cũng
từng bước phát triển,số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang dịch vụ,thương mại
phát triển tập trung tai khu vực chợ và trung tâm xã,chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ nhằm
phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân.
-Giao Thịnh nằm ở phía Tây Nam của huyện Giao Thủy,có các trục đường liên
xã chạy qua nối liền với các xã lân cận,trung tâm huyện,thuận lợi cho việc đi lại,giao
lưu với các xã lân cận tạo đà cho việc phát triển kinh tế đa dạng và bền vững.
-Có nguồn lao động dồi dào,cần cù,chịu khó,giàu kinh nghiệm,có trình độ thâm
canh cao,có ý thức hướng tới sản xuất hàng hóa.Đây là những yếu tố rất quan trọng để
tăng nhanh năng suất cây trồng,vật nuôi trong thời gian tới.
14



*Nhìn chung ,cơ cấu các ngành kinh tế của Giao Thịnh phát triển theo hướng
tích cực.Tuy nhiên,những năm tới Giao Thịnh cần tăng cường đầu tư,đẩy mạnh sự phát
triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ-thương mại hơn nữa.Tăng nhanh tỷ
trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của xã,tiếp tục giảm dần và giữ mức ổn định
ngàng nông-ngư nghiệp.
Khó khăn
-Cơ cấu của nền kinh tế chuyển dịch chậm,ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng
cao chủ yếu là trồng trọt,ngành nghề và dịch vụ thương mại chưa phát triển,sản xuất
mang tính nhỏ lẻ,hiệu quả thấp
- Nguồn lao động có số lượng dồi dào nhưng chất lượng chưa đồng bộ và chưa
cao, địa phương hiện còn thiếu nhiều lao dộng trình độ cao đẳng, đại học. Lao động lại
chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các lĩnh vực khác thiếu lao động và
cũng chưa phát triển nên thiếu việc làm cho họ, từ đó kìm hãm sự phát triển của địa
phương.
- Do hạn chế về ngành nghề, sản xuất còn mang tính tự phát, chưa có mô hình
sản xuất tập trung nên tiểu thủ công nghiệp mặc dù chưa được quan tâm và có những
bước phát triển đáng kể, nhiều hộ đầu tư tiền vốn mua sắm máy móc, thiết bị mở rộng
quy mô sản xuất ở các lĩnh vực như: mây tre đan và nghề mộc, tuy giá trị ngày công
chưa cao nhưng đã giải quyết được nhiều lao động ở nhiều lứa tuổi, cùn với các ngành
nghề khác như xây dựng, cơ khí, vận tải, chế biến thực phẩm cũng khá phát triển xong
không đủ mạnh để chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã.
-Các nguồn tài nguyên khoáng sản,nguyên liệu hầu như không có,xã chưa có
chưa có chợ ,thu nhập thấp vì vậy phần nào hạn chế đến sự phát triển kinh tế.
-Hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất đã xuống cấp,hư hỏng,hệ thống
tưới tiêu chưa được cứng hóa nên việc điều tiết nước gặp nhiều khó khăn
Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế,xã hội lâu dài của xã,cần phải xem
xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học cơ sở: tiết
kiệm,hợp lý và có hiệu quả cao,bố trí sử dụng đất phải đáp ứng được nhu cầu về sử
dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội về hiện tại cũng như lâu dài
2.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Giao Thịnh

Tình hình quản lý đất đai của xã trước năm 2013
Trước khi có Luật đất đai năm 2013,tình hình quản lý đất đai của xã Giao Thịnh
đã đạt được những thành tựu đáng kể như:
- Thực hiện quản lý nhà nước về đất đai theo điều 6/LDĐ 2003.
- Thực hiện đo đạc bản đồ giải thửa theo chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính
phủ.
15


- Thực hiện chỉ thị 364/HĐBT về việc xác định ranh giới đất đai. Thực hiện
giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân theo chỉ thị 64 của Chính phủ ngày
27/07/1993, thực hiện quy hoạch đất ở nông thôn giai đoạn 1992-1996.
Nhưng nhìn chung tình hình quản lý đất đai của xã vẫn còn nhiều thiếu xót:
Công tác trữ hồ sơ tài liệu; công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch; công tác giao đất,
thu hồi đất, thanh tra, kiểm tra đất đai, thu chi tài chính từ quỹ đất còn yếu kém, sai sót
dẫn đến tình trạng khiếu kiện và tranh chấp đất đai vẫn xảy ra trên địa bàn xã.
2.3.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
Phân tích, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai của
kỳ trước năm quy hoạch sử dụng đất
Theo luật đất đai 2013 có 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai áp dụng trên
pháp vi cả nước nhưng trong phạm vi cấp xã như xã Giao Thịnh thì chỉ phù hợp thực
hiện theo các nội dung sau :
1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp Luật về quản lý sử dụng
đất đai
UBND xã ban hành và tổ chức tốt việc thực hiện các văn bản của nhà nước,
tỉnh và huyện về công tác quản lý sử dụng đất như chính sách giao đất sử dụng ổn định
lâu dài, chủ trương dồn ruộng đất, chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích
phát triển kinh tế trang trại
2.Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ
hành chính

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo
Chỉ thị 364/CT. Ranh giới giữa xã Giao Thịnh và các xã giáp ranh đã được xác định
bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.
3. Đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Nhìn chung công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được
mục tiêu của ngành.
Xã đã hoàn thành việc đo đạc bản đồ giải thửa 299 theo Chỉ thị 299/TTg, tỷ lệ
1/2.000. Tài liệu đo đạc đã được cấp có thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu và được sử
dụng làm căn cứ để giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân.
Trên cơ sở tài liệu đo đạc xã đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ
1/5.000, bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000.
16


4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất
Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của xã Giao Thịnh được thực hiện
tốt và đúng thời gian quy định. Luôn tổng hợp nhu cầu mới phát sinh để đề nghị tỉnh
bổ sung kế hoạch sử dụng đất, nhất là các công trình để tạo vốn từ quỹ đất theo chỉ đạo
của Uỷ ban nhân dân huyện. Lập kế hoạch sử dụng đất của xãluôn theo hướng chuyển
dịch cơ cấu sử dụng đất góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất và tạo điều kiện phát triển nhanh các
thành phần kinh tế.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, huyện về thực hiện giao đất nông nghiệp
theo Nghị định 64/CP , xã đã giao đất cho các thành phần kinh tế quản lý và sử dụng.

Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất luôn được thực
hiện đúng kế hoạch, đúng diện tích, đúng mục đích sử dụng, đúng đối tượng. Có thể
nói công tác này được cán bộ xã làm rất tốt, đạt hiệu quả cao, mang lại nguồn thu ổn
định cho ngân sách địa phương, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh
tế của người dân và thực hiện được các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà địa
phương đã đề ra.
6. Quản lý bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được UBND xã Giao Thịnh
thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư; mức bồi thường, hỗ trợ đồng thời áp dụng các chính sách hỗ trợ sau thu hồi
đất để người dân được ổn định cuộc sống và sản xuất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hồ sơ địa chính được giao cho cán bộ địa chính xã quản lý, để theo dõi cập
nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên theo yêu cầu của ngành và đảm bảo hồ sơ địa
chính luôn phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Tuy nhiên ở văn phòng địa chính xã
Giao Thịnh lại chưa có sổ địa chính, sổ mục kê chưa được cập nhật đầy đủ và còn
thiếu rất nhiều , thay vào đó là cuốn sổ tự chế của địa chính xã ghi toàn bộ các giao
dịch, nhu cầu cần cấp GCN.
8.Thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Phòng Tài nguyên và Môi
trường, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn xã được triển khai khá tốt. Đất
đai của xã đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành.

17


9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Hiện nay việc xây dựng hệ thống thông tin địa lý tại xã Giao Thịnh vẫn chưa
được tiến hành, cán bộ địa chính xã và UBND xã đang quản lý hồ sơ dưới dạng giấy.

Do đó, xã còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, sử dụng và xử lý công việc địa
chính. Người dân khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin liên quan đến lĩnh vực đất
đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai
Nhìn chung công tác quản lý tài chính về đất đai của xãđược thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, Uỷ ban
nhân dân xã đã tổ chức việc thu các loại thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế chuyển
quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn
bản đã ban hành; ngoài ra còn có các nguồn kinh phí do Nhà nước cung cấp.
11. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất
Nhìn chung công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân xã quan tâm thông qua việc quản lý, giám
sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất,... góp
phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên do
còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên
phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai.
Xã đã phối hợp tốt với đoàn thanh tra cấp trên trong các đợt thanh tra, kiểm tra
đất đai của các đơn vị sử dụng đất trên địa bàn, kiểm tra các đối tượng sử dụng đất trái
phép và đề nghị cấp trên xử lý.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
Trong những năm qua, việc tuyên truyền pháp luật đất đai đến người dân đã được
triển khai, nhận thức của người dân về quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất đã được
nâng lên, tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai đã giảm đi theo từng năm. Tuy
nhiên, việc sử dụng đất trái mục đích, việc sang nhượng đất trái phép, tranh chấp đất đai
vẫn còn xảy ra trên địa bàn xã.
Để tiếp tục nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân
trong thời gian tới chính quyền xã cần nỗ lực hơn nữa trong việc tuyên truyền , phổ biến

sâu rộng pháp luật đất đai để đưa luật đất đai đi sâu vào đời sống của người dân, từ đó góp
phần tích cực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn

18


Việc cập nhật những thay đổi của những văn bản pháp luật hiện hành và phổ biến
tới các cán bộ, đoàn thể và các hộ gia đình đã góp phần tích cực giảm thiểu những vụ
tranh chấp cũng như những sai sót trong quá trình quản lý đất đai của địa phương.
14 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết việc khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất
Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực
hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất
không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm,...Do vậy cần có sự quan tâm nhiều hơn
nữa của các cấp trong công tác quản lý đất đai nhằm ngăn chặn việc vi phạm pháp luật
về đất đai.
15.Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
Do là một xã nông thôn nên hoạt động dịch vụ về đất đai tại địa phương rất ít
phát triển. Hầu hết các trường hợp chuyển nhượng đất đai diễn ra dưới sự thỏa thuận
của các bên chứ không qua hình thức mô giới hay sàn giao dịch. Tuy nhiên trong năm
2015 hoạt động kiểm kê đất đai đồng thời tiến hành với việc đo đạc lại diện tích toàn
xã nên hoạt động dịch vụ về tư vấn, đo đạc là hoạt động nổi trội trong năm qua.
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016
2.3.2.1.Phân tích hiện trạng sử dụng đất các loại
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1030.68 ha,trong đó đất nông nghiệp 710.69
ha,đất phi nông nghiệp 319.58ha đất chưa sử dụng 0.41ha.Cụ thể diện tích các loại đất
như sau:
Đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 710.69 ha,chiếm 68.95% tổng diện
tích đất tự nhiên của xã

Bảng Hiện trạng sử dụng đất xã Giao Thịnh năm 2016
TT

Loại đất

I
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.1.1
1.1.1.1.2
1.1.2
1.1.3
1.2
1.3
1.4
2
19

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng lúa nước còn lại
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp

Mã đất
NNP
SXN
CHN
LUA
LUC
LUK
HNK
CLN
LNP
NTS
NKH
PNN

Năm 2016
Diện tích Cơ cấu(%)
1030.68
100
710.69
68.95
596.31
57.86
513.72
49.78
513.72
49.78

503.66
48.87
10.06
0.98
4
0.39
78.59
7.63
3.06
0.3
92.35
8.96
18.97
1.84
319.58
31.01


TT

Loại đất

2.1
2.2
2.2.1
2.2.2

Đất ở nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng trụ sở cơ quan

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

2.2.2.1
2.2.2.2

Đất xây dựng cơ sở văn hóa
Đất xây dựng cơ sở y tế
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào
tạo
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ
gốm
Đất có mục đích công cộng
Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất có di tích lịch sử-văn hóa
Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất khu vui chơi giải trí công cộng
Đất công trình năng lượng
Đât công trình bưu chính viễn thông
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất quốc phòng
Đất cơ sở tôn giáo
Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
NHT
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất chưa sử dụng


2.2.2.3
2.2.3
2.2.3.1
2.2.3.2
2.2.4
2.2.4.1
2.2.4.2
2.2.4.3
2.2.4.4
2.2.4.5
2.2.4.6
2.2.4.7
2.2.6.8
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
3

20

Năm 2016
Diện tích Cơ cấu(%)
ONT
70.86
6.88
CDG
229.46

22.26
TSC
0.47
0.04
DSN
3.41
0.33
0.057
DVH
0.59
DYT
0.29
0.028
0.25
DGD
2.53
0.54
CSK
5.55
SKC
2.86
0.28
0.26
SKX
2.69
CCC
220.03
21.35
DGT
81.12

7.87
DTL
133.57
12.96
DDT
0.49
0.05
DSH
1.41
0.14
DKV
1.37
0.13
DNL
0.06
0.01
DBV
0.01
0.01
DRA
2
0.19
DQP
0
0
TON
7.19
0.70
TIN
1.04

0.1
1.03
NTD
10.64
MNC
0.39
0.038
CSD
0.41
0.04
(Nguồn UBND xã Giao Thịnh)
Mã đất


2.3.2.2.Phân tích,đánh giá biến động các loại đất
Tổng diện tích kiểm kê đất tự nhiên của xã kỳ kiểm kê năm 2014 là 1030.68 ha
so với Tổng kiểm kê năm 2010 tăng 49.21ha.
●Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp năm 2016 là 710,69 ha giảm so với năm 2010 là 8.77
ha trong đó :
Đất trồng lúa : Diện tích đất trồng lúa hiện có 513.72 ha, thực giảm 10.46 so
với năm 2010 do chuyển sang các mục đích sử dụng các loại đất khác.
● Đất phi nông nghiệp.
Diện tích đất phát triển hạ tầng hiện có là 145,46 ha tăng 71.57 ha so với năm
2010 .Trong đó :
+ Đất giao thông hiện có 81,12 ha tăng 12 ha so với năm 2010
+ Đất thủy lợi hiện có 133.57 ha tăng 59.25 ha so với năm 2010
+ Đất nghĩa trang , nghĩa địa hiện có 10,64 ha tăng 0,32 ha so với năm 2010
● Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sủ dụng hiện có 0.41 ha giảm 16.22 ha so với năm

2010.Phần diện tích đất chưa sử dụng chuyển sang đất phát triển hạ tầng.

21


PHẦN III. KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT,
QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CỦA TỔ CHỨC
TẠI XÃ GIAO THỊNH
* Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất, sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận (GCN ) là chứng thư pháp lý xác
nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đâu tư, cải
lạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất
theo pháp luật. Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để
bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, GCN chính là cơ sở pháp
lý đê Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của chủ sử dụng. GCN có
vai trò rất quan trọng, nó là các căn cứ để xây dựng các quy định về đăng ký, theo
dõi biến động đất đai, kiểm soát giao dịch dân sự về đất đai, các thấm quyền và
trình tự giải quyết các tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ về tài chính của người
sử dụng đất, đền bù thiệt hại về đất đai, xử lý vi phạm về đất đai.
* Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản
lý. Nhà nước giao cho các tố chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
và mọi người sử dụng đất đều phải tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất. Đây là
một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với mọi đối tượng sử dụng đất trong các
trường họp như: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi
những nội dung quyền sử dụng đất đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng

ký và cấp GCN bởi vì:
- GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử
dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong
việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự
ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng
đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ
cung cấp thông tin đây đủ nhát và làm cơ sở pháp lý đê Nhà nước xác định quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp,
xâm phạm ... đất đai.
22


- GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất
trong phạm vi lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý,tiết kiệm
và có hiệu quả cao nhất.
Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích trong phạm
vi lãnh thổ các cấp hành chính. Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ đối với toàn bộ
đất đai, thì trước hết phải nắm vững toàn bộ các thông tin về đất đai theo yêu cầu
của quản lý. Các thông tin cần thiết cho quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:
Đối với đất đai Nhà nước đã giao quyền sử dụng, cần có các thông tin sau:
tên chủ sử dụng đất, vị trí, hình thể, kích thước (góc, cạnh), diện tích, hạng đất,
mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những
thay đổi trong quá trình sử dụng và cơ sở pháp lý.
Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cần có là: vị trí, hình thể,
diện tích, loại đất.
Tất cả các thông tin trên phải được thế hiện chi tiết tới từng thửa đất. Thửa
đất chính là đơn vị nhỏ nhất mang các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã
hội và pháp lý của đất đai theo yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.

- GCN đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường, góp
phần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản
Từ trước đến nay, ở nước ta thị trường bất động sản vẫn chỉ phát triển một
cách tự phát (chủ yếu là thị trường ngầm). Sự quản lý của Nhà nước đối với thị
trường này hầu như chưa tương xứng. Việc quản lý thị trường này còn nhiều khó
khăn do thiếu thông tin. Vì vậy, việc kê khai đăng ký, cấp GCN sẽ tạo ra một hệ
thống hồ sơ hoàn chỉnh cho phép Nhà nước quản lý các giao dịch diễn ra trên thị
trường, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích. Từ đó góp phần mở rộng và
thúc đẩy sự phát triển của thị trường này.
- Cấp GCN là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung,
nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai.Việc xây dựng các văn bản pháp
quy về quản lý, sử dụng đất phải dựa trên thực tế của các hoạt động quản lý sử
dụng đất, trong đó việc cấp GCN là một cơ sở quan trọng. Ngược lại, các văn bản
pháp quy lại là cơ sở pháp lý cho việc cấp GCN đúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng
quyền và nghĩa vụ sử dụng đất. Đối với công tác điều tra đo đạc: Kết quả điều tra
đo đạc là cơ sở khoa học cho việc xác định vị trí, hình thế, kích thước, diện tích,
loại đất và tên chủ sử dụng thực tế để phục vụ yêu cầu tổ chức cấp GCN.
Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Trước hết kết quả của
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động gián tiếp đến công tác cấp GCN thông
qua việc giao đất. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chính là căn cứ cho việc giao
đất, mặt khác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc

23


cấp GCN vì nó cung cấp thông tin cho việc xác minh những mảnh đất có nguồn gốc
không rõ ràng.
Công tác giao đất, cho thuê đất: Quyết định giao đất cho thuê đất của Chính
phủ hoặc UBND các cấp có thẩm quyền là cơ sở pháp lý cao nhất để xác định
quyền hợp pháp của người sử dụng đất khi đăng ký.

Công tác phân hạng đất và định giá đất: Dựa trên két quả phân hạng và định
giá đất để xác định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đất trước và sau khi
đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời nó là cơ sở xác định
trách nhiệm của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất của họ.
Đối với công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất: Nó giúp việc xác định
đúng đối tượng được đăng ký, xử lý triệt để những tồn tại do lịch sử để lại, tránh
được tình trạng sử dụng đất ngoài sự quản lý của Nhà nước.
Như vậy, việc đăng ký và cấp GCN nằm trong nội dung chi phối của quản lý
Nhà nước về đất đai. Thực hiện tốt việc cấp GCN sẽ giúp cho việc thực hiện tốt các
nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai.
* Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất
1. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử
dụng đúng mục đích.
2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
được giải quyết như sau:
a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng
mục đích, cho mượn, cho thuê trái pháp luật, diện tích đất để bị lấn, bị chiếm;
b) Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện để quản lý; trường hợp đất ở phù hợp với quy hoạch sử dụng
đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì người sử dụng đất ở
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất; trường hợp doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đã được Nhà nước giao đất mà doanh nghiệp
đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở trước ngày 01
tháng 7 năm 2004 thì phải lập phương án bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt trước khi bàn giao cho địa
phương quản lý.

3. Đối với tổ chức đang sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước cho thuê đất
quy định tại Điều 56 của Luật này thì cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh làm thủ tục
24


ký hợp đồng thuê đất trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Được Nhà nước cho phép hoạt động;
b) Không có tranh chấp;
c) Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng
7 năm 2004.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1.Thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của tổ chứctại xã Giao
Thịnh
Hiện nay , xã Giao Thịnh có 61 tờ bản đồ địa chính trong đó có 21 tờ bản đồ đất
thổ cư và 41 tờ bản đồ giao ruộng . Với hệ thống bản đồ địa chính khá đầy đủ , đảm
bảo việc thực hiện các công tác quản lý đất đai trong xã Toàn bộ đất đai trên địa bàn xã
Giao Thịnh được viết đầy đủ vào 02 sổ mục kê và quản lý một cách chặt chẽ và hợp
lý.
Trong sổ mục kê, thông tin về thửa đất và chủ sử dụng được thể hiện lần lượt
theo từng tờ bản đồ từ , trong đó thể hiện các thông tin về đối tượng chiếm đất tạo
thành thửa đất.
Giống như công tác cấp GCN trên cả nước, công tác cấp GCN trên địa bàn xã
sau năm 2013 có phần thuận lợi hơn nhưng những khó khăn mà trước đó để lại thì còn
nhiều, vì vậy đòi hỏi cần phải có những giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCN
của xã Giao Thịnh nói riêng góp phần đẩy nhanh công tác cấp GCN của tỉnh Nam

Định nói chung.
-Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận
Người dân có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tại phòng địa
chính xã. Cán bộ xã có trách nhiệm hướng dẫn người dân làm hồ sơ. Sau khi có xác
nhận của UBND xã và cán bộ địa chính xã là đất đó hiện không nằm trong quy hoạch
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hay đất hiện không trong tình
trạng bị tranh chấp thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đó sẽ được gửi lên cấp trên
để xem xét, xét duyệt và trả kết quả lại cho người dân thông qua phòng địa chính xã.
Trường hợp mà hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận của người dân không hợp lệ hay
không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận thì cán bộ địa chính sẽ hướng dẫn
người dân bổ sung hồ sơ và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Nhìn chung công tác
hỗ trợ người dân trong quá trình lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận của cán bộ địa

25


×