Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BC THỰC TẬP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.45 KB, 43 trang )

Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chữ viết tắt
NHTM
NHNN
NHTMCP
NHCT
NHCTVN
XLRR
TCKT
KTQD
KTNQD
XNK

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân


Đọc là
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng công thương
Ngân hàng công thương Việt Nam
Xử lý rủi ro
Tổ chức kinh tế
Kinh tế quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh
Xuất nhập khẩu

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân
MỤC LỤC

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân
LỜI CẢM ƠN


Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các cô giáo, thầy giáo trường Đại
học Điện lực đã trao cho em kiến thức bổ ích trong quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy Th.S Phạm Quốc
Huân cùng với sự giúp đỡ của các anh, chị, cô, chú trong phòng giao dịch số 2 của
ngân hàng TMCP Công Thương Hưng Yên đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bản
báo cáo này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thế Quân

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị truờng, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, mà đặc
biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan
và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng gắn
liền với sự phát triển kinh tế cuả mỗi quốc gia. Sự an toàn trong kinh doanh của các
ngân hàng thương mại luôn là mối quan tâm của xã hội, bởi vì những vụ phá sản
ngân hàng có ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế hơn bất cứ vụ phá sản ở bất kỳ
loại hình doanh nghiệp nào khác. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến
toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị và xã hội của mỗi nước, trong nền kinh tế thị
truờng cạnh tranh càng khốc liệt thì nguy cơ rủi ro của hệ thống ngân hàng càng dễ
phát sinh.

Trên thế giới người ta đã thống kê được tới 11 loại rủi ro cố hữu trong hoạt động
ngân hàng như rủi ro lãi xuất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi
ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro chính trị, ... Song, được quan tâm nhất là rủi ro
tín dụng, bởi vì trong thực tiễn hiện nay, phần lớn thu nhập của các ngân hàng
thương mại là từ hoạt động kinh doanh tín dụng, mặt khác đây lại là mặt trận kinh
doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng .
Trước thực trạng nợ quá hạn hiện nay thì vấn đề rủi ro tín dụng lại cần phải được
quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa, để từ đó, có thể rút ra được nhiều bài học kinh
nghiệm. Và đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro, góp phần làm
giảm rủi ro tín dụng xuống mức có thể chấp nhận được.
Nhiệm vụ trọng tâm của các nhà quản lý ngân hàng thương mại là phải nâng cao chất
lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với
các thành phần kinh tế nói chung và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói
riêng.
Tuy nhiên, do trình độ nhận thức còn chưa sâu sắc nên chuyên đề không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của
các thầy cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng
_ Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt Nam
_ Tên viết tắt :Vietinbank
_ Trụ sở chính :108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam
_ Khẩu hiệu : Nâng giá trị cuộc sống
_ Vốn điều lệ : 9,000 tỷ đồng
_ Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Công thương Việt Nam:
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại
lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.
Các mốc lịch sử quan trọng:
Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh, (theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành
Ngân hàng Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ
trưởng).
Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công
thương Việt Nam, (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt
Nam).
Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết
định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
TMCP Công Thương Việt Nam
Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân
hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).
Ngày 25/12/2008: Tổ chức thành công đợt IPO trong nước. Ngày 04/06/2009: Nghị
quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân


Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 142/GP-NHNN của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 1573/GP-NHNN).
Hiện tại, hệ thống mạng lưới của VietinBank có 01 sở giao dịch và 151 chi nhánh và
hơn 1000 phòng giao dịch phủ khắp các tỉnh, thành trên cả nước, ngoài ra hệ thống
Vietinbank còn có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công
ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty
Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty
Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự
nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò.
VietinBank còn đang vươn mình mạnh mẽ ra thế giới, nỗ lực thực hiện chủ trương
tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và gia nhập nền
tài chính toàn cầu. VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên có mặt tại thị trường
Châu Âu với hai chi nhánh tại Frankfurt và Berlin, CHLB Đức; 01 Chi nhánh
VietinBank tại Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Thời gian tới,
VietinBank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới ra các trung tâm kinh tế lớn của thế giới
như: Ba Lan, Anh, Pháp, Nhật…
Bám sát chủ trương của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, VietinBank đã và
sẽ tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại: nâng cao
năng lực cạnh tranh; đổi mới công tác tổ chức và quản trị điều hành, đồng thời, đẩy

nhanh quá trình cổ phần hóa, nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực,
đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, kiểm
soát nợ xấu, kiện toàn mô hình tổ chức Đảng, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở,
minh bạch, công khai, tích cực đóng góp cho công tác an sinh xã hội, thể hiện trách
nhiệm VietinBank với cộng đồng, chăm lo cải thiện tốt nhất đời sống vật chất tinh
thần, điều kiện làm việc cho cán bộ nhân viên của VietinBank.
Lịch sử hình thành và phát triển của VietinBank là quá trình chinh phục những gian
nan, vượt qua nhiều thách thức đầy cam go nhưng cũng hết sức tự hào. Từ những

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

ngày đầu thành lập cho tới nay, VietinBank đã trải qua nhiều khó khăn về cơ sở vật
chất và trình độ nhân lực để đổi mới từ bộ máy nhân sự, công nghệ, đến các sản
phẩm, dịch vụ..., phát triển nhanh và lớn mạnh, vươn lên trở thành một ngân hàng
thương mại quy mô lớn, tiên tiến, hiện đại.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, VietinBank luôn ý thức được cần phải đổi mới
để trở thành một ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh, đáp ứng được các
chuẩn mực tài chính của Việt Nam và các chuẩn mực tài chính quốc tế, nâng cao
năng lực cạnh tranh, hội nhập tích cực với các ngân hàng khu vực và thế giới.
_ Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên
Ngân hàng Công Thương Hưng Yên là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công
Thương Việt Nam.Trụ sở chính đóng tại số 01- đường Điện Biên I- Tỉnh Hưng YênThành phố Hưng Yên.

Trước năm 1988, Ngân hàng Công Thương HY có tên gọi là Ngân hàng Nhà nước
thị xã Hưng Yên. Tháng 8/1988 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thị xã Hưng Yên
được chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng đa năng, với tên gọi là chi
nhánh Ngân hàng Công Thương thị xã Hưng Yên, trực thuộc Ngân hàng Công
Thương Hải Hưng. Đến ngày 01/01/1997 nâng cấp thành chi nhánh Ngân hàng Công
Thương Tỉnh Hưng Yên (nay là Ngân hàng Công Thương thành phố Hưng Yên),
thực hiện cơ chế hạch toán kinh tế phụ thuộc: tổ chức kiểm soát hạch toán theo chế
độ kế toán tài chính hiện hành: thực hiện thanh toán trong và ngoài hệ thống, chấp
hành mọi chế độ kho quỹ đảm bảo an toàn tài sản.

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

*Sản phẩm mà Ngân hàng TMCP Công Thương Hưng Yên cung cấp ra thị
trường:
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hưng Yên đang thực hiện kinh
doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ, đến nay ngân hàng đang từng
bước nỗ lực để mở rộng lĩnh vực kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong
muốn ngày càng tăng của khách hàng và thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển
kinh tế Thành Phố Hưng Yên. Cơ cấu lĩnh vực kinh doanh bao gồm các nghiệp vụ
sau:
Mở tài khoản, nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ với nhiều hình
thức đa dạng, phong phú: không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm
bậc thang, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và nhiều hình thức hấp dẫn khác.

Cho vay ngắn hạn, trung- dài hạn, tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ
hàng xuất, cho vay đồng tài trợ, hạn mức thấu chi, cho vay tài trợ ủy thác, cho vay
tiêu dùng bằng VND và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế.
Thực hiện bảo lãnh, tái bảo lãnh( trong nước và quốc tế): bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn..
Thực hiện chuyển tiền điện tử trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối, chi trả lương
cho khách hàng qua tài khoản, qua ATM.
Phát hành và thanh toán L/C xuất nhập khẩu.
Mua – Bán ngoại tệ, các chứng từ có giá.
Thu – Chi hộ tiền mặt bằng VND và ngoại tệ.
Phát hành và thanh toán các loại thẻ: ATM, cash card, thẻ tín dụng quốc tế VISA,
MASTER CARD.
Dịch vụ INTERNET BANKING, TELEPHON BANKING, MOBILE BANKING và
các dịch vụ ngân hàng hện đại khác.
*Về cơ cấu tổ chức bộ máy
Về mô hình tổ chức: chi nhánh có 12 phòng ban, trong đó có 5 phòng giao dịch.
Ban lãnh đạo gồm: 1 giám đốc, và 2 phó giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều
hàh mọi hoạt động của Ngân hàng.

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

Sơ đồ tổ chức điều hành của NHTMCP công thương Hưng Yên:
Ngân hàng TMCP công thương Hưng Yên


Ban lãnh đạo

Phòng khách
Phòng
hàngkhách
DN hàng
Phòng
cá nhân
kếPhòng
toán giao
tổngdịch
hợp
Phòng
và quản
kiểmlýtrarủikiểm
roPhòng
soáttiền
nội bộ
Phòng
tệ kho tổ
quỹchức02
hành
phòng
chính
giao03dịch
phòng
loại giao
1 dịch loại 2


Phòng khách hàng doanh nghiệp với nhiệm vụ:
Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác nguồn vốn bằng
VND và ngoại tệ.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù
hợp với chế độ, thể lệ và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.
Thực hiện việc phân loai nợ đối với từng khách hàng, quản lý và xử lý các khoản nợ
nhóm 2.
Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ liên quan đến
tín dụng cho các doanh nghiệp.
Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo
quy định của NHCTVN.
Phòng khách hàng cá nhân làm nhiệm vụ:
Trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác nguồi vốn bằng VND và
ngoại tệ.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù
hợp với chế độ, thể lệ và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

Thực hiện phân loại nợ đối với từng khách hàng, quản lý và xử lý các khoản nợ
nhóm 2.
Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ liên quan đến
tín dụng cho các khách hàng cá nhân.

Phòng kế toán giao dịch làm nhiệm vụ:
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc
liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh; cung cấp các
dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao
dịch.
Quản lý và chịu trách nhiêm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền
mặt trên từng giao dịch viên theo quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam.
Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng như
sản phẩm tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, thẻ…
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh. Bảo
trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo cho hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh hoạt
động được thông suốt.
Phòng Tổng hợp và quản lý rủi ro có trách nhiệm:
Tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch quý, năm trình
NHCTVN cũng như dự kiến, giao chỉ tiêu kế hoạch quý, năm cho các phòng nghiệp
vụ.
Thực hiện cá loại báo cáo thống kê gửi Ngân hàng cấp trên, một số ban ngành liên
quan theo quy định; Tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 6
tháng, năm của chi nhánh…
Quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư
tín dụng đối với từng khách hàng.
Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Ngân hàng
theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam.
Chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý đối với các khoản nợ xấu, nợ đã XLRR, nợ được
chính phủ xử lý.
Là đầu mối khai thác và xử lý TSBĐ tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu
hồi nợ xấu.

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân


Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ làm nhiệm vụ:
Thực hiện kiểm tra theo chương trình kiểm tra của ban kiểm tra kiểm soát NHCTVN
Thực hiện kiểm tra trên tất cả các mặt hoạt động của chi nhánh về nguồn vốn, tín
dụng, thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh… nhằm đảm bảo an toàn tài sản của
Ngân hàng.
Phúc tra việc chỉnh sửa sai sót của các phòng nghiệp vụ, để từ đó có biện pháp ngăn
ngừa, hạn chế được rủi ro.
Phòng tiền tệ kho quỹ làm nhiệm vụ:
Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và
NHCTVN.
Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các giao dịch viên trong và ngoài quầy.
Thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn…
Phòng tổ chức hành chính thực hiện;
Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương
chính sách của Nhà nước và quy định của NHCTVN.
Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh.
Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
Các phòng giao dịch làm nhiệm vụ;
Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, cá nhân để khai thác nguồn
vốn bằng VNĐ và ngoại tệ.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng theo ủy quyền của Giám đốc Chi
nhánh, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ và hướng dẫn của

NHCTVN.
Thực hiện phân loại nợ đối với từng khách hàng, quản lý và xử lý các khoản nợ
nhóm 2
Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền
mặt đến giao dịch viên theo đúng quy định hiện hành.
Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ cho khách
hàng…

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, dưới sự chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc
Chi nhánh,các phòng ban đã triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ
được giao phù hợp với mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ, đồng thời luôn có sự
phối hợp, hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung, duy trì hoạt động kinh
doanh có hiệu quảm, nâng cao uy tín, vị thế của NHCT, tạo niềm tin đối với khách
hàng.

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập


GVHD: Phạm Quốc Huân

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HƯNG YÊN
2.1.Tình hình hoạt động huy động vốn của Vietinbank Hưng Yêngiai đoạn 2012
-2014
Bảng 2.1.Tình hình hoạt động huy động vốn của Vietinbank Hưng Yêngiai đoạn
2012 -2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số

Số

Số

tiền
Tổng nguồn

%


912,4 100

tiến
1.431

%

tiền

%

So sánh

So sánh

2012/2013

2013/2014

Số

Số

%

tiền

100

1.866


100

518,6 156,84

33,79 276,1 214,66

tiền
435

%
130,4

huy động
Phân theo đối tượng khách hàng
1. Tiền gửi

240,8 26,4

516,9

36,12

630,6

113,7 122

671,6 73,6

914,4


63,88

1235,4 66,21 242,8 136,15

321

của các
TCKT
2. Tiền gửi

135,1

của dân cư
Phân theo loại tiền
1.Tiền gửi

712,4 78,08

1287,6 89,98

1.745

93,5

575,2 180,74

457,4 135,5

VNĐ

2. Tiền gửi

200

143,4

121

6,5

-56,6

-22,4

21,92

10,02

71,7

quy ra VNĐ
(Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP công thương Hưng yên các năm 2012, 2013,
2014)
Bảng số liệu cho thấy trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnh tranh
giữa các ngân hàng như: Agribank, Sacombank, Bac A Bank, MB, BIDV trên địa bàn
trong việc đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng
dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng nên tổng nguồn vốn huy động của CN
đều tăng, giữ ổn định và cân đối trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Sinh viên: Nguyễn Thế Quân


Lớp: D6-TCNH2

84,4


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

Vốn huy động từ các TCKT tăng nhanh qua các năm, tỷ trọng vốn tiền gửi từ
các TCKT không cao do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gửi tiền vào CN để đáp
ứng nhu cầu vốn sản xuát kinh doanh và thanh toán.Tiềngửi chủ yếu là tiền gửi
không kỳ hạn đáp ứng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng giữa
các đơn vị trên cùng địa bàn có mở tài khoản tại CN và các đơn vị khác trên địa bàn.
Đây chủ yếu là vốn tạm thời nhàn rỗi đang chờ đầu tư vào sản xuất.Trên địa bàn tập
trung ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Năm 2013 tăng 518,6 tỷ đồng và bằng
156,84% so với năm 2012, năm 2013 tăng 435 tỷ đồng, bằng 130,4% so với năm
2012. Tốc độ tăng của năm 2013/2012 cao hơn so với tốc độ tăng của 2014/2013.
Vốn huy động từ dân cư tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn.Điều này chứng tỏ nguồn tiền gửi của dân cư là một nguồn rất quan trọng
của ngân hàng. Năm 2013 tăng 242,8 tỷ đồng gấp 1,36 lần so với năm 2012. Năm
2014 tăng 321 tỷ đồng gấp 1,35 lần so với năm 2013. Tuy số tiền tăng nhiều hơn
nhưng tốc độ tăng của năm 2014/2013 nhỏ hơn năm 2013/2012. Với đặc thù của tỉnh
nên nguồn vốn huy động của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm theo các thời hạn
khác nhau, lãi suất tiền gửi phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương và lãi suất
cơ bản theo quy định do Tổng Giám Đốc NHCT quy định trong từng thời kỳ. Khi
khách hàng gửi tiền vào ngân hàng sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi như được bảo
toàn, bảo hiểm, được rút ra theo yêu
cầu, được đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn cả vốn và lãi, được đảm bảo bí mật, được
ngân hàng công khai mức lãi suất. CN đã không ngừng củng cố và xây dựng lòng tin

với người dân bằng nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi
của dân cư như thái độ, tác phong của các cán bộ giao dịch tại quầy: khiêm tốn, nhã
nhặn, văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo, khắc phục kịp thời những sai sót khi được
góp ý. CN vừa động viên khách hàng cũng duy trì số dư tiền gửi vừa tích cực tìm
kiếm khách hàng mới như giới thiệu các dịch vụ tiện ích tại các doanh nghiệp mới và
các khu dân cư.. Bên cạnh đó, CN đã đầu tư nâng cấp trang bị cơ sở vật chất khang
trang, đầy đủ tiện nghi: pano thông báo lãi suất, bàn ghế tủ quầy giao dịch, hệ thống
máy tính giao dịch nhanh chóng với khách hàng…

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

CN nhận tiền gửi bằng VNĐ của cả công dân Việt Nam và công dân nước ngoài
đang cư trú tại Việt Nam. Tiền gửi bằng VNĐ tăng đều qua các năm. CN chủ yếu
nhận tiền gửi bằng VNĐ. Năm 2013 tăng 575,2 tỷ đồng gấp 1.8 lần so với năm 2012.
Năm 2014 tăng 457,4 tỷ đồng gấp 1.35 lần so với năm 2013.
CN nhận tiền gửi tiết kiệm bằng các loại ngoại tệ mạnh như USD, DEM, GBP, JPY,
AUD, HKD, CAD, CHF..của cư dân Việt Nam và nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Khi rút vốn khách hàng có thể nhận cả vốn và lãi bằng đồng ngoại tệ hoặc VNĐ theo
yêu cầu. Tiền gửi ngoại tệ quy ra VNĐ giảm dần qua các năm. Năm 2013 giảm 56,6
tỷ đồng giảm 28,3% so với năm 2012, năm 2014 giảm 22,4 tỷ đồng giảm 15,6% so
với năm 2013.
Số liệu cho thấy tỷ trọng tiền gửi của các TCKT và dân cư giảm dần sự chênh
lệch.Tiền gửi của dân cư và tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu, tốc độ

tăng năm 2013/2012 lớn hơn năm 2014/2013.
2.2. Hoạt động sử dụng vốn
2.2.1. Cơ cấu dư nợ của ngân hàng
Tốc độ tăng trưởng về cơ cấu dư nợ tại Vietinbank Hưng Yên giai đoạn 2012 – 2014
được thể hiện rõ nét qua biểu đồ dưới đây:
Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng về cơ cấu dư nợ tại Vietinbank Hưng Yên giai
đoạn 2012 – 2014
Dư nợ: Tỷ đồng
(Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP công thương Hưng Yên)
Dư nợ năm 2013 tăng 131.3 tỷ đồng so với năm 2012, tốc độ tăng 6.72%.Năm 2014,
dư nợ tăng 75.9 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ tăng là 3.64%.

Theo đối tượng khách hàng, chiếm chủ yếu trong dư nợ cho vay của ngân
hàng là cho vay các KHDN: năm 2012 các khoản cho vay các khách hàng doanh
nghiệp chiếm 62.59% tổng dư nợ; năm 2013 chiếm 59.55%; năm 2014 là 1,289.1 tỷ
đồng chiếm 59.64%. trong năm 2014 cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng là 40.35% so
Năm
Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

với tổng dư nợ. Có thể thấy tỷ trọng của các khoản cho vay cá nhân khá ổn định
trong tổng dư nợ.
2.2.2. Hoạt động cho vay
3.1.3.2 Hoạt động cho vay

Các quy định trong cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần công thương.
Đối tượng cho vay:
Viettinbank cho vay với các nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu
động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trừ trường hợp mà pháp luật cấm.
- Tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu vốn hợp lý đều có thể được
VietinBank đáp ứng với nhiều hình thức vay vốn để lựa chọn, chi phí vốn hợp lý,
thủ tục vay vốn nhanh chóng thuận tiện, được tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, chu
đáo và chuyên nghiệp mà không cần trả thêm bất cứ một khoản chi phí nào.
- Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của khách hàng trong cả một
chu kỳ kinh doanh, từ đó giúp ổn định nguồn tài chính và tăng tính chủ động trong
việc lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Quý khách hàng có thể vay vốn để đầu tư mua sắm, xây dựng các tài sản
cố định mới; đầu tư sửa chữa, hoán đổi, nâng cấp các TSCĐ hiện có; thực hiện các
hình thức thanh toán trong nước và quốc tế liên quan đến các hoạt động trên và các
nhu cầu cần thiết khác.
Điều kiện cho vay:
- Có năng lực Pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của Pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và đời sống.
- Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, nếu lỗ thì
phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ.
- Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp
luật Việt Nam quy định phải mua bảo hiểm.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2



Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu
quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương
án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước và NHCTVN.
+ Có trụ sở làm việc cùng địa bàn tỉnh, thành phố với NHCT cho vay.
- Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của
pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau:
+ Pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ
quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức
dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn
vị phụ thuộc không trả được nợ.
+ Pháp nhân khác: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn
vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn
vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả
được nợ. Ngoài ra, phải có văn bản bảo lãnh của NHTMQD, NHĐT&PT, Quỹ hỗ
trợ đầu tư phát triển cho đơn vị chính vay hoặc được Tổng giám đốc NHCTVN
chấp thuận bằng văn bản.
Thời hạn cho vay:
NHCT và khách hàng thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản
xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án dầu tư, khả năng trả nợ
của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NHCT. Thời hạn cho vay được chia làm
3 loại sau:
- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở
lên
Năm 2013 và 2014 nhờ có nhiều chính sách áp dụng thúc đẩy hoạt động cho vay nên
tổng doanh số cho vay đã tăng nhiều so với năm 2012 được thể hiện qua bảng số
liệu dưới đây:

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

GVHD: Phạm Quốc Huân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

Bảng 2.2. Tình hình cho vay của NHTMCP Công thương Hưng Yên
Đơn vị: tỷ đồng
2012


2013

So sánh

So sánh

2013/2012

2014/2013

%

Số tiền %

Số tiền

%

100

282,2

119,3

209,3

112

2014


Dư nợ
Số
Tổng dư nợ

%

tiền
1462,5 100

Số
tiền
1744,

%

Số

100

tiền
1954

1280

73,3

1566,7 80,18

160


114,2

286,7

122,39

464,7

6
26,6

387,3

122,9

135.9

(77,4)

83.34

0
209,3

0
112

7
1.Theo thời hạn
Ngắn hạn

Trung-dài hạn

1120,7 76,6
341,8

3
23,3
7

2.Theo TPKT
KTQD
KTNQD

0
0
1462,5 100

19,82

4
0
1744,

0
100

6
0
1954


0
100

0
282,2

7
3.Theo tiền tệ
VNĐ
Ngoại tệ quy đổi

0
119,2
9

1279,5 87,5

1440,

82,5

1639,4 83,9

161,1

112,6

198,8

113,8


183

6
304,1

7
17,4

314,6

121,1

166,1

10,5

103,4

12,5

16,1

VNĐ
3
(Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP công thương Hưng Yên)

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

7


Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

Qua số liệu của bảng 2 có thể thấy dư nợ cho vay của NHTMCP Công thương Hưng
Yên năm 2013 tăng 19.3% so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 282,2 tỷ đồng; và
năm 2014 tăng 12.0% so với năm 2013 với con số tuyệt đối là 209,3 tỷ đồng.
- Khi xem xét dư nợ theo kỳ hạn, năm 2012 dư nợ ngắn hạn là 1120,7 tỷ đồng chiếm
6.63% đến năm 2013 là 1280 tỷ đồng chiếm 73.36% và năm 2014 là 1566,7 tỷ đồng
chiếm 80.18%. So sánh với nguồn huy động ngắn hạn ta thấy dư nợ ngắn hạn ở CN là
tương đối hợp lý.
- Khi xem xét dư nợ theo thành phần kinh tế, ta thấy toàn bộ dư nợ tập trung ở thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh, dư nợ thành phần kinh tế quốc doanh bằng 0. Qua đó
thấydoanh nghiệp ngoài quốc doanh là khách hàng truyền thống của chi nhánh, điều này
cũng phù hợp với Nghị định của Chính phủ về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà
nước.Sau khi có Nghị đinh số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998, sau đó thay
thế bằng Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ thì
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi tành
công ty cổ phần.
- Khi xem xét theo tiền tệ, ta thấy dư nợ bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, có xu hướng
giảm. Dư nợ bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng tăng.

2.3. Quản trị rủi ro tín dụng
2.3.2. Tình hình chung về nợ quá hạn
Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng.
Trên thực tế, mỗi Ngân hàng đều xác định khẩu vị rủi ro cho hệ thống của mình và

từ đó đưa ra các biện pháp áp dụng phòng ngừa và hạn chế rủi ro, nhưng do rất nhiều
nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan và khách quan, rủi ro tín dụng vẫn phát sinh
gây ra những thiệt hại đối với ngân hàng.
Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP công thương Hưng Yên được thể
hiện dưới dạng nợ quá hạn.
Nợ quá hạn
Là khoản vay đã đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa trả được đúng thời hạn như
thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, cũng không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ,
do đó phải chuyển sang nợ quá hạn. Đó là 1 trong 3 loại rủi ro tín dụng nhưng ở mức
độ rủi ro thấp, có nhiều khả năng thu hồi.
Nợ quá hạn vì nhiều lý do khác nhau như hàng hoá sản xuất ra nhưng vì nhiều lý do
khác nhau nên tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lâu ngày với số lượng lớn, hàng đã bán
ra nhưng chưa thu được tiền.v..v..do đó chưa trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Đây là loại rủi ro tín dụng thường gặp và hầu hết các ngân hàng khác đều có nợ quá
hạn.
Bảng 2.3. Tình hình nợ quá hạn tại NHTMCP công thương Hưng Yên
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Tổng dư nợ
Nợ nhóm 2

Nợ xấu

Năm 2012
Số tiền
Tỷ

1.462,5
0
0

Năm 2013
Số tiền Tỷ

Năm 2014
Số tiền Tỷ

2013/2012
Số tiền Tỷ

trọng

trọng

trọng

trọng

%

%


%

%
+19,3
0
0

0
0

1.744,7
0
0

1.954
0
9,7

0
0

0
0,5

282,2
0
0

(Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP công thương Hưng Yên)

2.3.2 Phân tích nợ quá hạn
Bảng 2.4.Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Số tiền TTr Số tiền TTr Số
TTr
%

%

tiền

%

2013/2012
Số
%

2014/20
Số

tiền

tiền

tăng

giảm

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập
Tổng dư nợ
Nợ nhóm 2
Nợ xấu
-Nợ nhóm 3
-Nợ nhóm 4
-Nợ nhóm 5

GVHD: Phạm Quốc Huân
1.462,5
0
0

0
0

1.744,7
0
0

0
0


1.954
0
9,7
5,7
4,0
0

0
0,5
0,29
0,2
0

282,2
0
0

+19,3
0
0

(Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP công thương Hưng Yên)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình nợ nhóm 2 của NHTMCP công thương Hưng
Yên qua các năm 2012, 2013, 2014 đều không có.
Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng: Năm 2012, 2013 không có; Năm 2014 là: 9,7 tỷ đồng
tỷ lệ 0,5%/Tổng dư nợ cả Chi nhánh. Trong đó: Nợ nhóm 3 chiếm 0,29%/Tổng dư nợ;
Nợ nhóm 4 chiếm 0,2%/Tổng dư nợ.
Trong 3 năm qua, đặc biệt là năm 2013, 2014 do ảnh hưởng chung của việc suy thoái
kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế trong nước đương đầu với nhiều khó khăn, đặc biệt
khi thị trường tiêu thụ hàng hoá thu hẹp, hàng tồn kho tăng cao và nhiều doanh nghiệp

rất khó khăn, bất động sản thì giảm mạnh, Ngân hàng phải đối mặt với nhiều áp lực,
nhiều thử thách trong việc tăng trưởng tín dụng và đảm bảo an toàn vốn. Với tỷ lệ Nợ
quá hạn 0,5%/Tổng dư nợ (năm 2014) của Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam –
Chi nhánh Hưng yên so với mặt bằng của các tổ chức tín dụng là rất thấp và cho thấy
hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công thương Hưng yên luôn trong phạm vi kiểm soát
được, chất lượng tín dụng tốt, ổn định, đảm bảo an toàn.
2.4. Các hoạt động khác
* Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh chủ yếu là mua bán ngoại tệ với khách
hàng kiều hối, khách hàng gửi tiền tiết kiệm và khách hàng nhập khẩu nên kết quả chỉ
đạt được ở mức độ nhất định. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được Chi nhánh chú trọng
và phát triển mạnh trong thời gian qua, thể hiện qua các chỉ tiêu:

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2

209,3
0
+ 9,7


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

Bảng 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank Hưng Yên giai
đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu

Doanh số mua

So sánh

Năm

Năm

Năm

2012

2013

2014

2013 - 2012
(+/-)
(%)

27,849

61,292

64,322

33,443

2014 - 2013
(+/-)

(%)

120.09 3,030

4.94

27,798 61,298
64,693
33,500 120.51 3,395
ngoại tệ
(Nguồn: Báo cáo KQKD Vietinbank Hưng Yên năm 2012 – 2014)

5.54

ngoại tệ
Doanh số bán

Trong những năm gần đây Chi nhánh Vietinbank Hưng Yên đã có những biện pháp phù
hợp để có thể khai thác tối đa nguồn ngoại tệ hiện có vì vậy mà trong giai đoạn này tình
hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh tăng mạnh thể hiện ở cả doanh số
ngoại tệ mua vào và doanh số ngoại tệ bán ra.
* Hoạt động ngân quỹ:
Tình hình thu chi tiền mặt, ngân phiếu, nội tệ tăng trưởng cả về chất lượng, chính
nhờ và sự uy tín trong hoạt động kinh doanh ngày càng cao mà tính hình ngày càng khả
quan hơn thể hiện quan bảng số liệu:
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động ngân quỹ của Vietinbank Hưng Yên giai đoạn 20122014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng thu
tiền mặt

Tổng chi
tiền mặt

Năm

Năm

Năm

2012

2013

2014

So sánh
2013 - 2012
(+/-)
(%)

2014 - 2013
(+/-)
(%)

5486,18 6298,88 7463,44 802,7

14,60

1164,56 18,49


4687,37 5375,74 5825,8

14,60

450,06

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

688,37

8,37

Lớp: D6-TCNH2


Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

Chênh lệch thu

808,81 923,14 1637,64 114,33 14,14
- chi
(Nguồn: Báo cáo KQKD Vietinbank Hưng Yên năm 2012 – 2014)

714,50

77,40

* Công tác kế toán giao dịch:

Để thực hiện tốt mô hình bán lẻ, Chi nhánh đã bố trí sắp xếp lại lao động kế toán giao
dịch đồng thời triển khai các quy trình nghiệp vụ mới và đào tạo hướng dẫn cán bộ
mới.Các giao dịch đã nhanh chóng ổn định và chấp hành tốt các quy trình nghiệp vụ,
thời gian giao dịch, phong cách giao dịch và khắc phục được nhiều sai sót.
2.5 Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại NHTMCP công thương Hưng Yên
2.5.1 Kết quả đạt được
Qua phân tích tình hình hoạt động của NHTMCP công thương Hưng Yên cho thấy kết
quả đạt được tương đối toàn diện góp phần phát triển kinh tế ổn định. Tổng dư nợ
luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tích cực mở rộng tín dụng để phục vụ
sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng
dịch vụ tiện ích của Ngân hàng.
Để có được kết quả trên ngân hàng đã áp dụng một số giải pháp sau:
- Tăng qui mô kinh doanh đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý,
giám sát khách hàng, vốn vay và dòng tiền trả nợ, hạn chế phát sinh mới nợ quá hạn, nợ
khó đòi.
- Thường xuyên cập nhật diễn biến về tình hình chung của từng ngành, từng lĩnh vực
kinh tế để có định hướng tín dụng chung, cho vay những doanh nghiệp có tình hình tài
chính lành mạnh, phương án có hiệu quả, có khả năng chống đỡ được những khó khăn
của nền kinh tế.
Đối với những doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân vay vốn hiện vẫn đang hoạt động
nhưng có khó khăn tạm thời do hàng tồn kho nhiều chưa bán được hoặc hàng hóa đã bán
nhưng công nợ chưa thu được thì ngân hàng thực hiện cơ cấu nợ, kéo dài thời gian trả
nợ để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho đơn vị duy trì hoạt động, có thời gian giải
phóng hàng tồn kho và thu hồi công nợ để trả nợ ngân hàng.

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2



Báo cáo thực tập

GVHD: Phạm Quốc Huân

- Đối với khoản nợ quá hạn khó đòi với lý do khách quan phát sinh từ các năm trước,
ngân hàng đã sử dụng các biện pháp như: giảm lãi suất quá hạn nhằm bớt khó khăn về
tài chính để đơn vị tiếp tục được đầu tư vốn, duy trì sản xuất kinh doanh để có thể trả
nợ cho ngân hàng.
- Đối với trường hợp tài sản có thế chấp nhưng người vay cố tình không thực hiện
nghĩa vụ trả nợ thì khởi kiện trước pháp luật và niêm phong tài sản thế chấp chờ xử lý.
- Ngân hàng đã thận trọng, xem xét thẩm định kỹ hồ sơ vay vốn của khách hàng, xác
định chính xác đối tượng cho vay, thực hiện đúng các nguyên tắc và các điều kiện
vay vốn. Ngoài ra ngân hàng còn tư vấn cho khách hàng những phương hướng kinh
doanh đúng đắn, nhằm tránh được rủi ro cho khách hàng làm ăn có hiệu quả. Chính
nhờ những biện rủi ro tín dụng đã đạt được những kết quả khả quan trong thời gian gần
đây. pháp này mà công tác phòng ngừa
2.5.2.Những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHTMCP công
thương Hưng Yên.
Về phía khách hàng.
Một số hộ cá thể và cá nhân kiến thức kinh doanh và thị trường còn nhiều hạn chế, vì vậy
khả năng chống đỡ với những yếu tố biến động có tính chất bất lợi và hết sức khó khăn.
Mặt khác nhiều cá nhân còn chưa hiểu biết hết về việc quản lý được nguồn thu qua việc
sử dụng vốn tín dụng Ngân hàng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Sử dụng chưa đúng mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên bấp
bênh. Vì vậy việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn có khó khăn, rủi ro tín dụng xuất hiện.
Về phía ngân hàng.
Do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác:
Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ
cung cấp cho khách hàng. Qúa trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc
trong những năm gần đây và áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ

sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, dễ làm cho cán bộ tín dụng bỏ qua điều
kiện tín dụng cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro.

Sinh viên: Nguyễn Thế Quân

Lớp: D6-TCNH2


×