Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của các hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng cụm, tuyến dân cư trên địa bàn huyện vĩnh hưng tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________

LÊ PHƯỚC DUẨN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAY ĐỔI
THU NHẬP CỦA CÁC HỘ DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
ĐỂ XÂY DỰNG CỤM, TUYẾN DÂN CƯ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH HƯNG,
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập
của các hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng cụm, tuyến dân cư trên địa huyện
Vĩnh Hưng, tỉnh Long An” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của bản luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Tác giả

LÊ PHƯỚC DUẨN


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu và
thiết thực cho tôi trong suốt quá trình học tập. Những kiến thức, phương pháp
nghiên cứu mà tôi đã tiếp thu trong quá trình học tập tại Trường đã và sẽ giúp tôi rất
nhiều trong quá trình làm việc thực tế tại cơ quan tôi đang công tác.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,
quý Thầy, Cô Khoa Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện cho bản thân tôi và các
anh, chị học viên cùng lớp hoàn thành khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Đinh Phi Hổ đã hướng
dẫn, chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm quý báo và tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè và cơ quan đã giúp đỡ,
động viên kịp thời trong suốt thời gian tôi tham gia học tập và thực hiện hoàn thành
luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016


iii

TÓM TẮT

Huyện Vĩnh Hưng là huyện vùng sâu thuộc khu vực Đồng Tháp Mười và là
huyện biên giới của tỉnh Long An, điều kiện về phát triển kinh tế còn nhiều khó
khăn, hạn chế với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đặc biệt là điều kiện về kết cấu
hạ tầng. Tiến trình xây dựng các cu ̣m, tuyế n dân cư để đưa dân vào ở ổ n đinh
̣ dẫn
đến việc thu hồi đất đang diễn ra trên phạm toàn huyê ̣n. Tuy nhiên, việc quy hoạch,
thu hồi đất ở nhiều nơi thực hiện chưa tốt, phát sinh tiêu cực, chưa đảm bảo lợi ích
người dân. Thực trạng thu hồi đất tác động đến sự phân hóa giàu nghèo, gây nhiều
bất ổn xã hội, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, tình hình khiếu nại, tố cáo
về đất đai diễn biến phức tạp. Với những thiệt hại như vậy thì cuộc sống của người
nông dân sẽ như thế nào? Ai là người quan tâm vấn đề trên? Thông qua bài viết này,
với số mẫu thu thập được tại các xã trên điạ bàn huyê ̣n Viñ h Hưng, tin
̉ h Long An;
bằng phương pháp thu thập số liệu mẫu trên địa bàn huyê ̣n Viñ h Hưng và phương
pháp phân tích thống kê mô tả và hồi quy định lượng Binary Logistic, tác giả xác
định 05 yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập người nông dân gồm: Tuổi của
chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc, đầu tư sản xuất kinh doanh, tái đinh
̣ cư và diê ̣n tích đấ t thu
hồ i. Các nhân tố này vừa đảm bảo về mặt thống kê, hồi quy và các kiễm định đã có
mức độ giải thích rất mạnh đến ảnh hưởng thu nhập của người dân trong điều kiện
sinh kế mới. Hơn nữa, bài viết căn cứ vào kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý những chính
sách cho chính quyền địa phương nơi tiến hành nghiên cứu để đề ra những giải pháp
tích cực trong công tác tái định cư cho những hộ dân trong diện bị thu hồi đất và
nhận tiền đền bù từ chính quyền. Bài viết hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo và có
những đóng góp cho chính quyền làm tốt công tác thu hồi và ổn định đời sống
người dân theo hướng bền vững.


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. x
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... xi
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. xv
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. xx
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................... xxiii

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 1
1.1. Lý do nghiên cứu...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 4
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5


v

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................................ 5
1.7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 6


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 8
2.1. Khái niệm về thu nhập và thu nhập hộ gia đình ....................................................... 8
2.1.1. Thu nhập ....................................................................................................... 8
2.1.2. Thu nhập hộ gia đình .................................................................................... 8
2.2. Khái niệm về đất đai và phân tích Luật Đất đai trong việc thu hồi đất của người
dân ................................................................................................................................... 9
2.2.1. Khái niệm về đất đai ..................................................................................... 9
2.2.2. Phân tích Luật Đất đai trong việc thu hồi đất của người dân ..................... 11
2.3. Sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp .................................... 13
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập dựa trên khung sinh kế bền vững
(DFID, 2003) ................................................................................................................. 14
2.4.1. Khung sinh kế bền vững ............................................................................ 16
2.4.2. Các yếu tố tạo nên khung sinh kế bền vững .............................................. 17
2.5. Phân tích khung lý thuyết ...................................................................................... 20
2.5.1. Nhóm biến động ....................................................................................... 21
2.5.2. Nhóm tài sản sinh kế ................................................................................. 21
2.5.3. Nhóm sinh kế chiến lược ...............................................................................22
2.5.4. Nhóm kết quả sinh kế ................................................................................. 23
2.6. Xây dựng khung phân tích nghiên cứu ................................................................. 23
2.6.1. Khái quát về các nghiên cứu trước đây ...................................................... 23
2.6.2. Xây dựng khung phân tích ..............................................................................27


vi

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 31
3.1. Giới thiệu quy trình nghiên cứu ............................................................................. 31
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 32
3.2.1. Phân tích định tính các yếu tố tác động đến thu nhập hộ bị thu hồi đất .... 33
3.2.1.1 Nhóm yếu tố con người ......................................................................33

3.2.1.2 Nhóm yếu tố tự nhiên ..................................................................... 36
3.2.1.3 Nhóm yếu tố việc làm ..................................................................... 37
3.2.1.4 Nhóm yếu tố tài chính, đầu tư ............................................................37
3.2.1.5. Yếu tố tái định cư ........................................................................... 38
3.2.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị ....................................................................... 38
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 42
3.4. Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu ...................................... 43
3.5. Thu thập và xử lý dữ liệu ....................................................................................... 43

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 45
4.1. Thố ng kê chung về các biế n nghiên cứu ............................................................... 45
4.1.1. Biế n phu ̣ thuô ̣c (Y: Thu nhâ ̣p của chủ hô ̣ sau khi bi ̣thu hồ i đấ t) ............. 45
4.1.2. Nhóm biế n thuô ̣c đă ̣c điể m chung của chủ hô ...........................................
46
̣
4.1.3. Nhóm biế n liên quan tới viê ̣c bi ̣thu hồ i đấ t ............................................... 50
4.1.4. Tóm tắ t thố ng kê các biế n đô ̣c lâ ̣p ............................................................. 52
4.2. Kiể m đinh
̣ mô hiǹ h................................................................................................. 52
4.2.1. Kiể m đinh
̣ chung dữ liê ̣u đưa vào mô hình ................................................ 53
4.2.2. Kiể m đinh
̣ Wald ........................................................................................ 54


vii

4.2.3. Kiể m đinh
̣ mức đô ̣ phù hơ ̣p của mô hin
̣ Omnibus)............... 56

̀ h (Kiể m đinh
4.2.4. Kiể m đinh
̣ mức đô ̣ giải thić h của mô hình ................................................. 56
4.2.5. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình ............................. 57
4.2.6. Phân tích sự tương quan và đa cộng tuyến ................................................. 57
4.2.7. Thảo luâ ̣n kế t quả hồ i quy .......................................................................... 58
4.2.8. Vai trò ảnh hưởng của các yế u tố ............................................................... 61
4.2.9. Mô hình dự báo khả năng thay đổi thu nhập của các hộ dân bị thu hồi
đất .................................................................................................................................. 62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 65
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 65
5.2. Các khám phá, đóng góp của nghiên cứu .............................................................. 66
5.3. Gợi ý chính sách ..................................................................................................... 68
5.3.1. Đố i với chính quyế n điạ phương ................................................................ 68
5.3.2. Đố i với các hô ̣ dân ...................................................................................... 70
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và mở ra hướng nghiên cứu mới .................................... 71


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững ........................................................................... 16
Hình 2.2. Khung phân tích ....................................................................................... 28
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 32
Hình 4.1. Nhóm số năm đi học của chủ hộ .............................................................. 46
Hình 4.2. Nhóm tuổi của chủ hộ ............................................................................... 47
Hình 4.3. Nghề nghiệp của chủ hộ ........................................................................... 48
Hình 4.4. Tỷ lê ̣ phụ thuộc.......................................................................................... 48
Hình 4.5. Số thành viên tạo ra thu nhập trong hộ ..................................................... 49

Hình 4.6. Diê ̣n tić h đấ t bi ̣thu hồ i .............................................................................. 50
Hin
̣ cư trên cu ̣m, tuyế n dân cư.............................................. 51
̀ h 4.7. Tỷ lê ̣ hô ̣ tái đinh


ix

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Các hoàn cảnh dễ bi ̣tổ n thương ............................................................... 18
Bảng 2.2. Biến và cơ sở chọn biến ..........................................................................29
Bảng 3.1. Biến và kỳ vọng các biến .......................................................................... 41
Bảng 4.1. Thu nhâ ̣p của hô ̣ sau khi bi ̣thu hồ i đấ t ..................................................... 45
Bảng 4.2. Số thành viên tạo ra thu nhập trong hộ .................................................... 49
Bảng 4.3. Tỷ lê ̣ đầ u tư sản xuấ t kinh doanh sau khi bi ̣thu hồ i đấ t ........................... 51
Bảng 4.4. Tóm tắ t thố ng kê các biế n đô ̣c lâ ̣p với 150 biế n quan sát ........................ 52
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định chung dữ liệu đưa vào mô hình.................................. 53
Bảng 4.6. Dependent Variable Encoding .................................................................. 53
Bảng 4.7. Classification Tablea,b ............................................................................... 53
Bảng 4.8. Kết quả của kiểm định Wald .................................................................... 54
Bảng 4.9. Kết quả mức độ phù hợp của mô hình ...................................................... 56
Bảng 4.10. Kết quả mức độ giải thích của mô hình .................................................. 56
Bảng 4.11. Kết quả mức độ dự báo tính chính xác của mô hình .............................. 57
Bảng 4.12. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập ................................................. 58
Bảng 4.13. Bảng tiń h xác xuấ t tăng thu nhập của các hộ dân bị thu hồi đất ............ 59
Bảng 4.14. Tổ ng hơ ̣p các biế n có ý nghiã thố ng kê .................................................. 61
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định Wald sau khi loại trừ các biến không có ý nghĩa
thống kê ..................................................................................................................... 62
Bảng 4.16. Kết quả dự báo theo kich
̣ bản các yế u tố tác đô ̣ng ................................. 63



x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban Nhân dân
CHXNCN: Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã
GDP: Tổ ng thu nhâ ̣p quố c nô ̣i
ĐT: Đường tỉnh
BTC: Bô ̣ Tài chính


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Lý do nghiên cứu
Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ở Đồng bằng
sông Cửu Long được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1548/QĐ-TTg
ngày 05/12/2001 về Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ. Theo Ban
Điều phối Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ, qua hai giai đoạn thực
hiện (2001-2008 và 2008-2014), Chương trình đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
to lớn, giải quyết chỗ ở cho khoảng 200.000 hộ dân (tương đương 1.000.000 người)
ở Đồng bằng Sông Cửu Long với tổng vốn đầu tư hơn 8000 tỷ đồng, góp phần hạn
chế được thiệt hại trong mùa mưa lũ, nhất là thiệt hại về người, ổn định sản xuất,
đời sống, giáo dục, y tế, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bảo đảm cuộc sống an
toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân vùng lũ, đồng thời góp phần nâng cao đời
sống, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, ở giai đoạn hai,
Chương trình đã triển khai tôn nền, đắp bờ bao 178 cụm, tuyến dân cư (174 cụm
tuyến đã hoàn thành đạt 97% kế hoạch), hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong

cụm tuyến đạt 90%, đảm bảo an toàn cho 49.540 hộ dân (đạt 88%), di dời 27.185 hộ
vào ở trong các cụm, tuyến (đạt 76%).
Long An cũng là một tỉnh được đầu tư xây dựng cụm, tuyến dân cư theo
Quyết định số 1548/QĐ-TTg. Thấy được sự cần thiết của việc xây dựng cụm,
tuyến dân cư vượt lũ cho người dân ổn định nơi ở và an toàn, UBND tỉnh Long
An đã ban hành Quyết định số 2321/2002/QĐ-UB ngày 08/7/2002 về việc giao kế
hoạch 200 cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An
đã có 165 cụm, tuyến dân cư vượt lũ cho 32.786 hộ trong 92 xã, thị trấn của 10
huyện, thị xã vùng lũ: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Kiến Tường, Mộc Hóa, Tân Thạnh,
Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ.
Trong đó huyện Vĩnh Hưng là huyện vùng sâu thuộc khu vực Đồng Tháp
Mười và là huyện biên giới của tỉnh Long An, điều kiện về phát triển kinh tế còn


2

nhiều khó khăn, hạn chế với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đặc biệt là điều kiện
về kết cấu hạ tầng cụ thể như: Hàng năm đều bị ảnh hưởng của lũ, dễ gây rủi ro cho
sản xuất, hư hỏng cơ sở hạ tầng, hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; cơ sở hạ
tầng nông thôn (như đường giao thông, nước sinh hoạt, trạm y tế, điện, trường
học...) chưa phát triển, xa thị trường tiêu thụ nên hạn chế lớn đến việc phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; tình hình an ninh trên tuyến biên giới
Campuchia còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, nạn buôn lậu vẫn còn gia tăng, gây tác động
xấu đến sản xuất và đời sống. Nhận thức được sự khó khăn đó, Cấp ủy Đảng và
chính quyền huyện Vĩnh Hưng qua các nhiệm kỳ luôn xác định quan điểm phát
triển của huyện đến năm 2015 phải quy hoạch xây dựng nhiều cụm, tuyến dân cư
vượt lũ để đưa các hộ dân vào ở ổn định góp phần hạn chế được thiệt hại trong mùa
mưa lũ, nhất là thiệt hại về người, ổn định sản xuất, đời sống, giáo dục, y tế, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn bảo đảm cuộc sống an toàn tính mạng và tài sản cho
nhân dân vùng lũ, đồng thời góp phần nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững và

xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mặt bằng
dân trí, đảm bảo quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Mở rộng sản xuất đi đôi với
bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái, ngăn chặn mọi nguy cơ gây ô nhiễm. Phát
triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng, giữ vững và củng cố tuyến
phòng thủ biên giới.
Cụ thể, từ năm 2000 đến nay, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh huyện Vĩnh
Hưng đã chủ trương quy hoạch xây dựng nhiều cụm, tuyến dân cư vượt lũ. Đến
nay, toàn huyện Vĩnh Hưng đã xây dựng hoàn chỉnh 20 cụm, tuyến dân cư, hiệu
quả của việc xây dựng cụm, tuyến dân cư của huyện Vĩnh Hưng mang lại là rất
lớn. Cụ thể, đến cuối năm 2015 đã có 2300 hộ dân vào ổn định chỗ ở tại các
cụm, tuyến dân cư đảm bảo cuộc sống an toàn, chổ ở ổn định, tinh thần của
người dân được cải thiện, có điều kiện để tiếp cận với các chế độ chính sách, an
sinh xã hội. Song song với quá trình này, việc quy hoạch xây dựng các cụm,
tuyến dân cư vượt lũ để ổn định chỗ ở cho người dân cũng đồng nghĩa với việc
thu hồi đất của người nông dân sống tại khu vực này để giải phóng mặt bằng.


3

Chính vì thế, cuộc sống của người nông dân tại các vùng quy hoạch xây dựng cụm,
tuyến dân cư và những người bị thu hồi đất này sẽ như thế nào? Và làm sao để cuộc
sống của những hộ dân này sẽ tốt hơn trước? Đó chính là hai câu hỏi mà các cấp
chính quyền địa phương cần phải quan tâm. Thực tế và những nghiên cứu về vấn
đề này trước đây cũng đã cho thấy, một số hộ dân sau khi bị thu hồi đất thì thu nhập
của họ tốt hơn nhưng cũng phần lớn cho thấy thu nhập người dân bị đảo lộn, mất
cân bằng, không được như ban đầu. Đứng trên góc độ đó, nghiên cứu nhận định
một trường hợp điển hình là tại huyện Vĩnh Hưng, chính quyền đã tiến hành thu
hồi đất và cuộc sống của hộ dân phải chịu nhiều ảnh hưởng. Từ động lực đó,
nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân bị thu hồi đất để
xây dựng cụm, tuyến dân cư trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An” đứng

trên góc độ kinh tế và xem xét ở khía cạnh nguồn thu nhập, tác giả muốn xem xét
những nhóm yếu tố sẽ tác động đến nguồn thu nhập của hộ dân trong điều kiện
sống mới, để từ kết quả nghiên cứu của đề tài gợi ra những chính sách phù hợp cho
các cấp chính quyền địa phương làm tốt công tác ổn định cuộc sống của người dân
và đặc biệt nâng cao nguồn thu nhập cho hộ dân. Khi hộ dân có nguồn thu nhập
cao và ổn định thì đời sống sinh kế sẽ phát triển theo chiều hướng bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân sau khi bị thu hồi đất và
mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thu nhập của hộ dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu chung của đề tài, tác giả đề ra những mục tiêu cụ
thể như sau:
- Từ đặc điểm kinh tế vùng nghiên cứu, dựa trên số liệu thu thập được để làm
nổi bật lên vấn đề nghiên cứu là việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng sinh kế và đặc biệt
là thu nhập của các hộ dân.


4

- Xác định các nhóm yếu tố và mức độ tác động của từng yếu tố đến thu nhập
hộ dân bị thu hồi đất qua quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ dân, xử lý và phân
tích dữ liệu để đưa ra.
- Đưa ra những nhóm giải pháp phù hợp cho chính quyền địa phương trong
việc cải thiện thu nhập cho người dân bị thu hồi đất để xây dựng các cụm tuyến,
dân cư nơi địa bàn nghiên cứu, khảo sát.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thu nhập của hộ dân tăng hay không tăng (hoặc giảm) sau khi bị thu hồi đất
để xây dựng cụm, tuyến dân cư?
- Những yếu tố tác động đến thu nhập của hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng

các cụm, tuyến dân cư?
- Mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến sự thay đổi thu nhập của hộ dân bị thu hồi
đất?
- Những giải pháp nào giúp cho các hộ dân bị thu hồi đất đảm bảo ổn định thu
nhập?
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là thu nhập của các hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng
các cụm, tuyến dân cư từ năm 2000 đến năm 2010 trên địa bàn các xã, thị trấn
thuộc huyện Vĩnh Hưng.
- Đối tượng phỏng vấn là chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Các yếu tố tác động đến thu nhập của các hộ dân sau khi
bị thu hồi đất để xây dựng cụm, tuyến dân cư ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Vĩnh
Hưng, tỉnh Long An. Tập trung vào các hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng cụm,


5

tuyến dân cư trong quá trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ ở các xã, thị trấn
trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng.
- Phạm vi thời gian: Những hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng cụm, tuyến dân
cư từ năm 2000 đến năm 2010.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu sơ bộ dựa trên kết quả thảo luận nhóm, tham khảo chuyên gia,
các nghiên cứu trước để tìm ra những yếu tố mới sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Qua
đó, những yếu tố mới sẽ được kết hợp với những yếu tố được rút ra từ cơ sở lý

thuyết để xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn. Bên cạnh đó, nghiên cứu sơ bộ sẽ loại
bỏ những câu hỏi không phù hợp với hoàn cảnh thực tế mà các nghiên cứu trước đề
cập.
- Nghiên cứu chính thức sẽ được thực hiện bằng phương pháp xây dựng mô
hình định lượng, do biến phụ thuộc (biến Y: thay đổi thu nhập) thuộc dạng nhị
phân nhận hai giá trị 0 và 1 để ước lượng xác suất tăng thu nhập của hộ nông dân
nên đề tài tiếp cận bằng mô hình hồi quy Binary Logistic. Đề tài dùng kỹ thuật
thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp, xử lý số
liệu, chạy mô hình hồi quy, kiểm định mô hình từ đó đưa ra kết luận và gợi ý chính
sách.
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nhìn một cách tổng quát, khi hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng cụm, tuyến
dân cư thì thu nhập của các hộ dân sẽ thay đổi, những hộ dân dùng số tiền đền bù để
đầu tư sản xuất kinh doanh thì khã năng thay đổi thu nhập theo hướng tăng thu nhập
sẽ cao hơn. Các yếu tố về tuổi nằm trong độ tuổi lao động và tỷ lệ phụ thuộc thấp sẽ
giúp hộ gia đình tạo ra khã năng lao động để có thêm thu nhập. Điều kiện về tái
định cư sẽ giúp cho các hộ dân có chổ ở ổn định, từ đó an tâm lao động tạo ra thu


6

nhập và giúp nâng cao thu nhập cho hộ gia đình. Riêng yếu tố diện tích đất thu hồi
càng thấp sẽ giúp cho hộ dân có nhiều đất để sản xuất nông nghiệp, đây là yếu tố
giúp ổn định thu nhập cho các hộ dân
Nghiên cứu này giúp xác định được những vấn đề khó khăn thực tại của huyện
Vĩnh Hưng đó là thực trạng thu nhập của các hộ dân bị thu hồi đất, vấn đề việc làm,
phương hướng đầu tư kinh doanh, nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ dân, vấn đề ổn định
chổ ở... giúp cho Lãnh đạo tại địa phương hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng thu
nhập và an sinh xã hội của người dân bị thu hồi đất. Từ đó, chính quyền sẽ có
những giải pháp tốt hơn trong việc tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân

trong điều kiện sinh sống mới.
Nghiên cứu còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các học viên những khóa
sau tiếp tục nghiên cứu dựa trên những hạn chế mà đề tài chỉ ra.
1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn đươ ̣c kế t cấ u thành 05 chương, gồ m:
Chương 1. Tổng quan: Trin
̀ h bày tóm lươ ̣c vấ n đề nghiên cứu, mu ̣c tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đố i tươ ̣ng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kế t cấ u của luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết : Trình bày tổng quan các lý thuyết về thu nhập,
thu hồi đất và khung sinh kế bền vững.
Chương 3. Thiết kế nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên
cứu có liên quan, chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên
cứu và nguồn dữ liệu cho mô hình nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Thống kê, mô tả, phân tích dữ liệu nghiên
cứu, kết quả phân tích của mô hình hồi quy kinh tế lượng; xác định các yếu tố tác
động đến thay đổi thu nhập của các hộ dân, kiểm định mô hình và dự báo thu nhập.
Chương 5. Kết luận, gợi ý chính sách: Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả
gợi ý một số chính sách nhằm giúp hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu tăng thu


7

nhập và phát triển kinh tế của địa phương. Đồng thời, cuối chương này cũng nêu ra
những hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


8

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm về thu nhập và thu nhập hộ gia đình
2.1.1. Thu nhập
Theo Samuelson và Nordhause (1997), thu nhập là số tiền thu được hay tiền
mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là một năm).
Tổng cục Thống kê (2010) định nghĩa như sau:
- Thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong 1
ngày, 1 tuần hay 1 tháng, hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì mà người ta thu được
khi bỏ sức lao động một cách chính đáng được gọi là thu nhập.
- Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu
nhập trong năm của hộ gia đình cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng
cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia
cho 12 tháng.
2.1.2. Thu nhập hộ gia đình
Singh và cộng sự (1986) cho rằng: Thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập từ
nông nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp.
Tổng cục Thống kê (2010), định nghĩa cụ thể hơn: thu nhập của hộ là toàn bộ
số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các
thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Theo Tổng cục Thống kê (2010), thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị
hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của
hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. Thu nhập của hộ bao
gồm: Thu nhập từ tiền công, tiền lương; thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp,


9

thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu nhập từ sản xuất ngành nghề

phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu
khác được tính vào thu nhập như thu cho, biếu, mừng, lãi tiết kiệm… Các khoản thu
không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng
và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất
kinh doanh …
Nguyễn Hải (1995), cho rằng thu nhập bao gồm các khoản thu được do lao
động như tiền lương, tiền công, thù lao lao động, thu nhập bằng tiền và hiện vật
trong kinh tế hộ gia đình. Các khoản thu nhập nhận được ngoài lao động bao gồm
các khoản phụ cấp hưu trí, thương tật, ốm đau, thai sản, an dưỡng, học bổng, các
khoản chuyển nhượng, trúng xổ số, lãi tiết kiệm.
Theo tác giả, thu nhập hộ gia đình ở vùng nghiên cứu chính là số tiền và hiện
vật (như lúa, gạo...) của tất cả các thành viên trong gia đình có thể tạo ra. Riêng
vùng chuyên sản xuất lúa thì thu nhập thường được tính trên một vụ (90 ngày).
2.2. Khái niệm về đất đai và phân tích Luật Đất đai trong việc thu hồi đất của
người dân
2.2.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai có rất nhiều định nghĩa:
- Đối với nhà địa lý nó là cảnh quan, một sản phẩm của quá trình địa chất địa
mạo.
- Đối với nhà kinh tế nó là nguồn tài nguyên cần được khai thác hoặc cần được
bảo vệ để đạt được những phát triển kinh tế tối ưu.
- Đối với những luật gia đất đai là một khoảng không gian trải dài vô tận từ
trung tâm trái đất tới vô cực trên trời và liên quan đến nó là một loạt các quyền lợi
khác nhau quyết định những gì có thể thực hiện được với đất.
- Đối với hầu hết mọi người hiểu theo một cách đơn giản nó là khoảng không
gian cho các hoạt động con người được thể hiện ở nhiều dạng sử dụng đất khác


10


nhau.
Ngày nay đất đai bao gồm các vật thể được gắn liền trực tiếp với bề mặt đất,
kể cả những vùng bị nước bao phủ. Nó bao gồm vô số các tính chất tự nhiên trừu
tượng, từ các quyền lợi đối với sự phát triển hay xây dựng trên đất, đối với nước
ngầm và khoáng sản và các quyền lợi liên quan đến việc sử dụng và khai thác
chúng.
Theo Luật Đất đai năm 2003 thì đất đai được phân loại dựa vào tiêu chí về
mục đích sử dụng đất và được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất
phi nông nghiệp, nhóm đất chưa xác địch mục đích sử dụng .
Theo Luật đất đai năm 2003:
- Nhóm đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống
nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích nông nghiệp,
lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi
tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp.
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây
dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi
ích công cộng, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng
các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ.
+ Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng.


11


+ Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
2.2.2. Phân tích Luật Đất đai trong việc thu hồi đất của người dân
Theo như Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992) khẳng định quyền của
công dân được sử dụng và bảo vệ quyền sử dụng đất. Đồng thời, chính phủ cũng
đã ban hành nhiều luật, nghị định, các quy định pháp lý làm cơ sở cho việc hình
thành khung chính sách về thu hồi, đền bù, tái định cư. Chính sách thu hồi đất
làm cho người dân có nhiều thay đổi về sinh kế sống về mặt kinh tế, xã hội, môi
trường sống.
Luật Đất đai năm 2003 đã quy định cụ thể về các trường hợp thu hồi đất (Điều
38); thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng (Điều 39), phát triển kinh tế (Điều 40); việc thu hồi đất và quản lý
quỹ đất đã thu hồi (Điều 41); bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi
(Điều 42); những trường hợp thu hồi đất mà không bồi thường; thẩm quyền thu
hồi đất (Điều 44); nguyên tắc xác định giá đất (khoản 1, Điều 56). Nhìn chung,
những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho quá trình thu hồi đất, từng
bước được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, đáp
ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp
của người bị thu hồi đất. Việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư của Trung tâm phát triển quỹ đất bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần
đáp ứng nhu cầu “đất sạch” để thực hiện các dự án đầu tư. Cơ chế tự thỏa thuận đã
tạo điều kiện cho nhà đầu tư chủ động quỹ đất thực hiện dự án, rút ngắn thời gian
giải phóng mặt bằng, giảm tải gánh nặng cho các cơ quan có thẩm quyền trong thu
hồi đất. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thu hồi đất hiện nay cho thấy còn nhiều
vướng mắc, đó là:
- Về trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế: Luật đất đai 2003
quy định Nhà nước thu hồi đất ngoài mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc



12

gia, lợi ích công cộng, còn có thể thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế. Quy
định này đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thu hồi đất một cách ồ ạt, xây dựng cơ
sở hạ tầng cho các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp dịch vụ, khu
dân cư nông thôn, đô thị… Nhiều doanh nghiệp không có kinh nghiệm, năng lực tài
chính lợi dụng quy định này để “giữ đất”, “ôm đất”, “chạy dự án” để bán dự án
kiếm lời. Nhiều dự án “treo” cũng sinh ra từ đây. Trong khi người dân bị thu hồi đất
không có đất để sinh sống và sản xuất, phải di cư tự phát tới các đô thị làm thuê
hoặc đi xuất khẩu lao động...
- Về cơ chế thu hồi đất: Luật Đất đai 2003 cho phép áp dụng hai cơ chế: một
là, Nhà nước thu hồi đất; hai là, tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất.
Điều này tạo ra sự chênh lệch lớn về giá đất khi thu hồi, tạo ra sự bất bình đẳng
trong việc bồi thường cho người sử dụng đất, gây nên nhiều tranh chấp, khiếu kiện
về đất đai.
- Về xác định giá đất: Luật đất đai 2003 quy định nguyên tắc xác định giá đất
“sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều
kiện bình thường” (khoản 1, Điều 56) và không có bất cứ một văn bản pháp luật nào
hướng dẫn cụ thể về việc thi hành quy định này.
Theo TS Nguyễn Hoàng Bảo (2010), “Nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất
phục vụ bồi thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam”, kết quả khảo sát ý kiến của
người bị thu hồi đất có rất nhiều ý kiến cho rằng người được bồi thường rất lo ngại
khi nhận tiền đền bù, hỗ trợ nhưng không thể mua được đất khác để sử dụng,
người dân dễ chi tiêu vào những việc chưa cần thiết như mua sắm phương tiện đi lại
cao cấp, mua các đồ gia dụng đắt tiền, thậm chí đưa tiền vào chi cho những tiêu
cực xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy, và các tệ nạn xã hội khác cho đến khi hết
tiền. Người dân thất nghiệp, mọi hoạt động của gia đình bị ngừng lại, người lớn
không đi làm và trẻ con cũng không đủ điều kiện đi học. Hoàn cảnh này tác động
rất lớn đến đời sống của hầu hết những người bị thu hồi đất. Khi một cộng đồng rơi
vào hoàn cảnh này thì vấn đề sinh kế của cả một khu dân cư sẽ trở thành vấn đề xã



13

hội đáng quan tâm. Hơn nữa, việc thu hồi đất gây tổn thất về kinh tế như chi phí
giải phóng mặt bằng, hành chính, và các thủ tục khác. Việc khiếu nại, tố cáo sẽ làm
cho người dân mất lòng tin với lãnh đạo địa phương các cấp. Khi người dân
không có lòng tin với cán bộ thì việc quản lý ở địa phương sẽ trở nên rất khó
khăn. Vì vậy, với lý do trên, nếu một chính sách Nhà nước đưa ra không có kế
hoạch phát triển theo hướng bền vững sẽ mang lại những hệ lụy xấu về sau và
không đạt được những kỳ vọng như mong muốn. Do đó, chính sách đưa ra cần
phải được chú ý, phát triển theo hướng bền vững, nâng cao được đời sống của
người dân, xem xét việc thu hồi đất của người dân và ngưỡng đền bù phải mang
lại sự thỏa mãn cho người dân và có những chính sách phụ trợ trong việc ổn định
đời sống. Chính sách thu hồi đất cần phải tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, khoa
học và hợp lý để hạn chế tối đa những xung đột, khuất tất, tránh lạm dụng, nhũng
nhiễu, trục lợi, sử dụng đất sai mục đích thu hồi.
2.3. Sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp
Theo như nhận định Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB, 1995) cho thấy các
quyết định thu hồi đất cần phải chú ý các yếu tố về sinh kế người dân trong vùng
thu hồi đất. Chúng ta cần phải xem xét những yếu tố nào tác động đến sinh kế của
người dân? Mức độ ảnh hưởng ra sao? Và cần chú trọng vào các yếu tố nào ảnh
hưởng đến nguồn thu nhập của người dân để cải thiện mức sống, các giá trị đời
sống tinh thần, phong tục tập quán lối sinh hoạt trước đây?
Theo như nhận định của Ngân hàng thế giới (World Bank, 2004), đất đai bị
thu hồi sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân, đặc biệt là thu nhập bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Ngân hàng thế giới nghiên cứu và đánh giá, khi người dân bị
thu hồi đất cuộc sống thay đổi rất lớn, đặc biệt là các yếu tố tạo nên nguồn thu
nhập bị ảnh hưởng theo ba chiều hướng, thu nhập tăng hoặc giảm đi hoặc duy trì
như ban đầu. Nhưng mục tiêu chung cần phải tăng chỉ tiêu những hộ dân có thu

nhập cao bằng nhiều giải pháp như: Cung cấp tín dụng trực tiếp cho các hộ có
hướng kinh doanh nhỏ và tự làm chủ bản thân; mở các lớp đào tạo hướng


14

nghiệp, hướng dẫn mô hình kinh tế mới thích ứng với thay đổi của điều kiện sống
mới; hỗ trợ kiếm việc hay giới thiệu việc làm cho người dân vào các công ty,
doanh nghiệp mở trên địa bàn thu hồi đất, ưu tiên việc làm cho người dân có đất bị
thu hồi.
Nông dân nước ta chiếm 69,5% tổng dân số cả nước. Lao động nông nghiệp
chiếm 55,7% tổng lao động xã hội và đóng góp tới gần 21% GDP của cả nước.
Chính vì thế, người nông dân có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế đất
nước và sinh kế nông thôn, là bộ phận chính cấu thành của nền kinh tế cả nước. Nếu
vấn đề sinh kế nông thôn không tốt thì đời sống một bộ phận lớn dân cư trong xã
hội (chủ yếu là người nông dân) sẽ không được đảm bảo, tức là khả năng sản xuất
ra của cải vật chất cho xã hội sẽ bị hạn chế. Điều đáng lo là chỉ có khoảng trên 27%
lao động bị thu hồi đất đã tốt nghiệp phổ thông, 14% được đào tạo nghề ngắn hạn.
Đặc biệt, số lượng lao động quá tuổi tuyển dụng (trên 35 tuổi) chiếm rất đông và
hầu như ít có hy vọng tìm được việc làm tốt trong ngành công nghiệp - dịch vụ.
Người nông dân có duy nhất đất nông nghiệp là công cụ sản xuất, khi bị thu hồi đất
rồi thì người ta không còn công cụ sản xuất nữa. Chính vì vậy mà nhu cầu chuyển
đổi việc làm là rất cần thiết. Những người đang trong độ tuổi lao động phải đi tìm
lấy một nghề để học và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Người nông dân phải tự vay kinh phí từ các chương trình và tự học nghề sau
đó họ tự tạo việc làm. Các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, các ngành nghề chưa
phát triển lắm, phần lớn là thuần nông cho nên có sự chênh lệch về trình độ đào tạo,
giáo dục phổ thông so với người dân trong nội thành. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề
tại khu vực nông thôn còn ít.
2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập dựa trên khung sinh kế bền vững

(DFID, 2003)
Thông qua Hình 2.1 khái quát về khung sinh kế (DFID, 2003), bài viết
muốn giải thích sơ lược. Hình vẽ gồm 4 khung hình chữ nhật và 1 khung hình lục
giác. Trong mỗi khung hình chữ nhật thể hiện các nhóm yếu tố sẽ tác động với


×