Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập hộ gia đình ở tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

VÕ THÀNH CÔNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNTHAY ĐỔI
THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH
Ở TỈNH BÌNH THUẬN
: Kinh tế học
: 60030101

Ế HỌC

:
TS.LÊ THỊ THANH LOAN

, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình
giữa hai thời kỳ ở Bình Thuận” là bài nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của Tiến
sĩ Lê Thị Thanh Loan.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp
ở những nơi khác.
Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


Tác giả luận văn

VÕ THÀNH CÔNG

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận đã hỗ trợ kinh phí, lãnh đạo
Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Bình Thuận đã tạo điều kiện về thời gian để tôi được
tham gia học chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô đã giúp tôi trang bị những kiến thức về kinh tế; từ
những kiến thức đó đã giúp tôi rất nhiều khi thực hiện luận văn và trong quá trình công
tác của tôi sau này.
Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, chia sẻ của gia đình và những người bạn tôi;
sự giúp đỡ quý báu, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy, cô trong quá trình tôi thực hiện luận
văn. Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Thanh Loan đã tận tình hướng
dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian qua để tôi hoàn thành tốt luận
văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!

ii


TÓM TẮT
Từ đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những
năm qua, đề tài nay xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia
đình giữa hai thời kỳ (năm 2010 và năm 2015) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Qua đó
kiến nghị các giải pháp nâng cao hơn thu nhập hộ gia đình trong thời gian tới góp phần
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với biến giả là hai thời kỳ cần so sánh;
biến phụ thuộc là thu nhập hộ gia đình; các biến độc lập là tuổi của chủ hộ, giới tính
của chủ hộ, thành phần dân tộc của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, khu vực sinh
sống của hộ, tổng số nhân khẩu của hộ, ngành nghề của hộ, tình trạng kinh tế của hộ
(hộ thuộc diện hộ nghèo, không phải thuộc diện hộ nghèo), diện tích đất nông nghiệp
của hộ, vay vốn sản xuất kinh doanh, tham gia các chương trình hỗ trợ của nhà nước.
Thông qua công cụ phần mềm Excel, SPSS, Stata với dữ liệu thứ cấp do Cục
Thống kê tỉnh Bình Thuận cung cấp từ kết quả điều tra mức sống hộ gia đình trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận của năm 2010 và năm 2015. Số lượng mẫu điều tra mỗi năm là 1.500 hộ
gia đình, được lựa chọn phân bổ tương ứng theo khu vực, theo ngành nghề sản xuất kinh
doanh chủ yếu của hộ gia đình ở 10 huyện, thị xã và thành phố ở tỉnh Bình Thuận.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh hai hồi quy
sử dụng biến giả để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình giữa hai
thời kỳ (năm 2010 và năm 2015) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biết thu nhập bình quân của hộ gia đình
năm 2010 tăng hơn 2,8 lần so với năm 2015; đồng thời kết quả phân tích hồi quy cho
thấy có 10 yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập bình quân của hộ gia đình ở
Bình Thuận giữa 02 thời kỳ 2010 và 2015; đó là: Độ tuổi của chủ hộ; thành phần dân
tộc của chủ hộ; trình độ học vấn của chủ hộ; tổng số nhân khẩu của hộ gia đình; ngành
nghề nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ; hộ gia đình thuộc
diện hộ nghèo hoặc không thuộc diện hộ nghèo; tham gia các chương trình hỗ trợ của
Nhà nước.
Từ kết quả phân tích nghiên cứu đã có những kiến nghị các giải pháp nâng cao
hơn thu nhập hộ gia đình trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
iii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.6. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.7. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 5
1.7.1. Điểm mới của đề tài ............................................................................................. 5
1.7.2. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 5
1.8. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................. 7
2. 1. Các khái niệm có liên quan .............................................................................. 7
2.1.1. Khái niệm hộ gia đình ................................................................................ 7
iv


2.1.2. Khái niệm về thu nhập ................................................................................. 7
2.2. Cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ....... 8
2.2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 8
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình................................... 10

2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan ................................................................... 12
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 12
2.3.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...... 18
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 18
3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 20
3.2.1. Giải thích các biến ...................................................................................... 23
3.2.2. Kiểm định mô hình ...................................................................................... 26
3.4. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 26
3.5. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 28
3.4.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 28
3.4.2. Cách lấy dữ liệu và số lượng mẫu nghiên cứu ............................................ 29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 30
4.1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận ............................ 30
4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................ 34
4.3. Ma trận tương quan ............................................................................................ 42
4.3.1. Kết quả hồi quy OLS trước khi kiểm định sai phạm mô hình ...................... 42
4.3.2. Kiểm định sai phạm mô hình ........................................................................ 43
4.4. Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu ........................................................... 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 54
v


5.1. Kết luận ............................................................................................................... 54
5.2. Khuyến nghị chính sách .................................................................................... 54
`

5.3. Những hạn chế của đề tài .................................................................................. 60


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 61
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 65

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Bình Thuận ............................................ 1
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình ............. 19
Hình 3.2. Minh họa 04 trường hợp sẽ xảy ra khi so sánh 02 hồi quy .......................... 21
Hình 4.1: Biểu đồ Giới tính của chủ hộ ....................................................................... 35
Hình 4.2: Biểu đồ mô tả số lượng hộ sinh sống tại khu vực nông thôn, thành thị ...... 39

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan ..............................................15
Bảng 3.1. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu ............................................ 23
Bảng 4.1: Thống kê biến tuổi của chủ hộ ......................................................................... 35
Bảng 4.2. Thống kê thu nhập bình quân của hộ gia đình theo giới tính chủ hộ .......... 36
Bảng 4.3. Thống kê thu nhập bình quân của hộ gia đình theo thành phần dân tộc ......36
Bảng 4.4. Trình độ học vấn của chủ hộ ....................................................................... 37
Bảng 4.5. Số nhân khẩu trong hộ ................................................................................ 38
Bảng 4.6: Thống kê thu nhập bình quân của hộ gia đình theo khu vực .......................39
Bảng 4.7: Thống kê thu nhập bình quân theo nghề nghiệp của chủ hộ ...................... 40
Bảng 4.8. Thống kê thu nhập bình quân của hộ gia đình theo tình trạng hộ................ 41
Bảng 4.9. Thống kê số hộ có diện tích đất sản xuất .................................................... 41

Bảng 4.10. Thống kê số lượng hộ có vay vốn sản xuất ............................................... 41
Bảng 4.11. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ......................... 42
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy OLS ................................................................................. 43
Bảng 4.13. Kết quả chạy vif ......................................................................................... 44
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ........................................... 44
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của sai số .......................................... 46
Bảng 4.16. Kết quả hồi quy robust trên Stata ............................................................... 47

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DFID

Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh

UBND

Ủy ban Nhân dân

USD

Đô la Mỹ, đơn vị tiền tệ của Mỹ

ix


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu

Bình Thuận là tỉnh Duyên hải cực Nam Trung Bộ; Bình Thuận có 01 thành phố,
01 thị xã và 08 huyện với tổng số 127 xã, phường, thị trấn (gồm 19 phường, 12 thị trấn
và 96 xã); diện tích 7,813 km2 (trong đó, tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm đến 86.71%);
dân số hơn 1.2 triệu người. Bình Thuận thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm
trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc của
tỉnh giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp
Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài
192 km. Ngoài khơi có đảo Phú Quy cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trung tâm
tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách thành phố Nha Trang 250 km, có quốc
lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía
Nam của cả nước, quốc lộ28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây
Nguyên, quốc lộ 55 nối với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu. Ngoài ra,
các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng
khác cũng đang được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng
cấp, mở rộng và kéo dài thêm đảm bảo cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và đi lại của
nhân dân.
Bình Thuận là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển
sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi.Bình Thuận đã đầu tư
xây dựng các quần thể du lịch, nghỉ mát, thể thao, leo núi, du thuyền, câu cá, đánh
gôn, nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết),
huyện Hàm Tân, huyện Tuy Phong phục vụ du khách. Đồng thời, với vị trí địa lý thuận
lợi, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía
Nam, Bình Thuận sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với
các tỉnh Tây Nguyên và cả nước. Sức hút của các thành phố và trung tâm phát triển
như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang đã tạo điều kiện cho tỉnh đẩy
mạnh sản xuất hàng hoá, tiếp cận nhanh khoa học và kỹ thuật.

1



Hình 1.1: Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Bình Thuận

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận)
Trong những năm gần đây, Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp
nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đã giúp cho kinh tế Bình Thuận phát
triển tương đối ổn định, GRDP tăng trưởng bình quân 9% năm (tính từ 2010 đến
2015). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tỷ trọng các khu vực công nghiệp và
dịch vụ tăng qua các năm; cụ thể tỷ trọng khu vực dịch vụ năm 2010 chiếm 41% thìnăm
2015 tăng lên 42.79%,khu vực công nghiệp – xây dựng năm 2010 chiếm 26.1% thì năm
2015 tăng lên 28.32% ,khu vực nông – lâm – thủy sản năm 2010 chiếm 32.9% thì đến
năm 2015 giảm còn 28.9% (UBND tỉnh Bình Thuận, 2011 – 2015).Hoạt động du lịch
phát triển tăng lên cả về số lượng du khách và doanh thu; các giải pháp huy động vốn
và mở rộng cho vay được đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn phát
triển sản xuất kinh doanh của tổ chức và cá nhân; các loại cây trồng có lợi thế như
thanh long, cao su... phát triển theo từng năm, hình thành các vùng chuyên canh, đặc
biệt là thanh long phát triển rất nhanh (năm 2015 toàn tỉnh có diện tích trồng cây thanh
long là 26,101 ha, tăng 211.5% so với năm 2010) giúp cho đời sống nông dân được cải
thiện rõ rệt; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng theo từng năm tỷ lệ lao động qua đào
tạo nghề tăng từ 28% (năm 2010) lên 55% (năm 2015); các chính sách giảm tỷ lệ hộ
nghèo được quan tâm thực hiện tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 đã giảm còn 1.6% so với
năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 3.9%.
2


Với những kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần
đây, đời sống kinh tế của người dân được cải thiện qua từng năm. Theo Báo cáo của
UBND tỉnh Bình Thuận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 thì
thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 1,676 USD (tăng 1.72 lần so với năm
2010 là 970 USD).Kết quả này còn khá thấp so với chỉ tiêu đề ra đến năm 2015 là
2,220 USD và cũng thấp hơn so với thu nhập bình quân của cả nước (theo Tổng Cục

Thống kê thì thu nhập bình quân đầu người năm 2015 của Việt Nam là 2109 USD).
Trong nhiệm kỳ qua (2010 – 2015), Bình Thuận đã ban hành và thực hiện nhiều
chính sách để huy động các nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, thúc đẩy
kinh tế tỉnh nhà phát triển vàđã có những bước tiến nhất định trong việc cải thiện đời
sống kinh tế, nâng cao thu nhập bình quân của người dân như:chính sách hỗ trợ lãi
suất; giảm, giãn thuế; hỗ trợ chi phí học tập, sinh hoạt cho học sinh dân tộc thiểu số,
hộ nghèo và tín dụng ưu đãi cho sinh viên nghèo; hỗ trợ, đổi mới công nghệ đối với các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm lợi thế phục vụ xuất khẩu; chính sách bảo trợ xã hội,
bảo hiểm y tế cho người nghèo; chính sách khuyến công và các biện pháp hỗ trợ các cơ
sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp về ưu đãi tín dụng, mặt bằng sản xuất,
thông tin thị trường, tư vấn về kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực... Tuy nhiên hiệu quả
thực hiện chưa cao, thu nhập bình quân đầu người của Bình Thuận đến năm 2015 còn
khá thấp so với chỉ tiêu đề ra, đồng thời cũng chưa ngang bằng thu nhập bình quân đầu
người của cả nước như đã nêu trên.
Là người làm việc trong khu vực công, trước thực trạng đó, tác giả nhận thấy
việc phân tích các yếu tốchủ yếu làmthay đổi thu nhập hộ gia đình giữa năm 2010 và
năm 2015 trên địa bàn tỉnh để từ đó kiến nghị các giải pháp khả thi nâng cao hơn thu
nhập hộ gia đình,góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời
gian tớilà rất cần thiết. Đây chính là lý do mà vấn đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến thay
đổi thu nhập hộ gia đình ở tỉnh Bình Thuận” được tác giả chọn làm đề tài nghiên
cứu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Với vấn đề nghiên cứu được đặt ra, đề tài này mong muốn đạt các mục tiêu sau:
(i) Phân tích các yếu tố tác động đến sự thay đổi thu nhập hộ gia đình trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận giữa năm 2010 và năm 2015.
3


(ii) Đưa ra những kết luận và khuyến nghị liên quan đếnthu nhập của hộ gia
đình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung vào giải quyết những
câu hỏi nghiên cứu sau:
(i) Những yếu tố nào làm thay đổi thu nhập hộ gia đình giữa năm 2010 và năm
2015 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận?
(ii) Những giải pháp nào giúp tăng thêm thu nhập hộ gia đình trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận trong thời gian tới?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định lượng: Dựa trên số liệu thứ cấp do Cục Thống kê Bình
Thuận điều tra, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình hồi quy tương tác dùng biến giả làm
biến tương tác(interactive variable)để đánh giá sự tác động của các yếu tố làm thay đổi
thu nhập của hộ gia đình giữa năm 2010 và năm 2015.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụngphương pháp thống kê, mô tả để phân tích và so
sánh sự thay đổi thu nhập giữa năm 2010 và năm 2015.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đến các yếu tố làm thay đổi thu nhập hộ gia đình
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giữa năm 2010 và năm 2015. Do đó, đối tượng khảo sát
là thu nhập hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Có nhiều yếu tố tác động đến sự thay đổi thu nhập hộ gia đình; tuy nhiên, đề tài tập
trung nghiên cứu một số yếu tố sau: độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, trình độ học
vấn của chủ hộ, số lượng nhân khẩu, diện tích đất sản xuất, ngành nghề hoạt động, khu
vực sinh sống của hộ gia đình, vay vốn sản xuất kinh doanh, hộ thuộc diện nghèo sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến sự thay đổi thu nhập hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Thuậngiữa
năm 2010 và năm 2015.

4



1.6. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ dữ liệu thứ cấpdo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận
cung cấp từ kết quả điều tra mức sống hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Số lượng
mẫu điều tra đại diện cho tỉnh mỗi năm là 1500 hộ gia đình.Tổng số mẫu điều tra của cả
2 năm 2010 và 2015 được sử dụng trong nghiên cứu này là 3000 mẫu (hộ gia đình).
1.7. Ý nghĩa của đề tài
1.7.1. Điểm mới của đề tài
Đã có các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nhưng
tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu phân tích các yếu tố làm thay đổi thu nhập hộ gia
đình giữa 2 mốc thời gian, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
1.7.2. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu các yếu tố chủ yếu tác động đến sự thay đổi thu nhập của hộ
gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm
tăng thêm thu nhập hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.Kết quả nghiên cứu của
đề tài sẽ là cơ sở khoa học giúp chính quyền địa phương có những giải pháp nâng cao
thu nhập cho hộ gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn
tỉnh.
1.8. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 05 chương:
Chương 1. Giới thiệu
Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, ý
nghĩa củađề tài và kết cấu của đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Trình bày các khái niệm, tổng quan các lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan
đến đề tài để làm cơ sở đưa ra mô hình lý thuyết.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu
xây dựng mô hình nghiên cứu.
5



Từ cơ sở lý thuyết trình bày ở chương 2 và các nghiên cứu có liên quan, tác giả
hình thànhphương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, các công cụ nghiên cứu và
kỹ thuật phân tích số liệu để đo lường các biến trong mô hìnhsẽ được trình bày trong
chương này.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu, phân
tích các kết quả nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứuvà
kiểm định các giải thuyết được đặt ra.
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị
Nội dung chương này tóm tắt các kết quả nghiên cứu, kết luận và đưa ra các
khuyến nghị có liên quan;đồng thời,cũng chỉ ra giới hạn trong nghiên cứu

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2. 1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1. Khái niệm hộ gia đình
Theo Haviland (2003): Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ, là một đơn vị xã
hội bao gồm một hay một nhóm người ở chungvà ăn chung. Đối với những hộ có từ 2
người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc
thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người
trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn
nhân hoặc cả hai.
Theo Tổng Cục Thống kê: Hộ là một đơn vị xã hội, bao gồm một hay một
nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành
viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có thể có hoặc không có quan
hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân; hoặc kết hợp cả hai. Chỉ tiêu thống kê này
chỉ bao gồm loại “hộ dân cư”, không tính các loại “hộ đặc thù” (do quân đội, công an

hoặc các đơn vị do ngành Lao động– Thương binh xã hội quản lý theo chế độ
riêng,…).
Tương tự như Tổng cục Thống kê, theoCục Thống kê Bình Thuận (2010): Hộ gia
đình là 1 người hay 1 nhóm người ở chung trong 1 ngôi nhà (bất kể đã đăng ký hay chưa
đăng ký nhân khẩu thường trú). Đối với hộ gia đình có 2 người trở lên thì giữa họ có thể
có hoặc không có quỹ thu chi chung; có thể có hoặc không có mối quan hệ hôn nhân,
ruột thịt hoặc nuôi dưỡng. Những người đi làm ăn nơi xa có quan hệ thường xuyên đến
nguồn thu nhập, chi tiêu hộ gia đình: quy ước tính chung nhân khẩu trong hộ.
2.1.2Các khái niệm về thu nhập
2.1.2.1. Khái niệm thu nhập
Theo Tổng cục Thống kê: Thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia
đình kiếm được trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng, hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì
mà người ta thu được khi bỏ sức lao động một cách chính đáng được gọi là thu nhập.
2.1.2.2 Khái niệm thu nhập hộ gia đình
Theo Tổng cục Thống kê: Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật
quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận
7


được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.Thu nhập của hộ bao gồm: Thu
nhập từ tiền công, tiền lương; thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi
đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu khác được tính vào thu
nhập như thu cho, biếu, mừng, lãi tiết kiệm… Các khoản thu không tính vào thu nhập
gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển
nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …
Trong nghiên cứu này thì nguồn thu nhập của hộ gia đìnhcũng thống nhất với khái
niệm của Tổng cục Thống kê, thu nhập của hộ bao gồm thu nhập từ các ngành nghề sản
xuất kinh doanh (sau khi đã trừ đi chi phí); từ tiền công, tiền lương; các khoản thu khác
(quà tặng, lãi tiết kiệm, tiền cho thuê nhà, lương hưu, trợ cấp,...).

2.2. Cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình
2.2.1. Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu của Scoones (1998) về khung sinh kế nông thôn bền vững
(sustainable rural livehood) cho thấy các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình
ở nông thôn bao gồm: Vốn tự nhiên, vốn con người, vốn tài chính và vốn xã hội. Theo
khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (2001), thì sinh kế con người tác động bởi
5 yếu tố: Vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn con người, vốn xã hội và vốn vật chất.
Trong đó:
(i) Vốn tự nhiên(Natural capital):Là nguyên vật liệu tự nhiên làm cơ sở cho tất
cả các hoạt động kinh tế của con người. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện quy mô và chất
lượng đất đai, quymô và chất lượng nguồn nước, qui mô và chất lượng các nguồn tài
nguyên khoáng sản, quymô và chất lượng tài nguyên thủy sản và nguồn không khí.
Đây là những yếu tố tự nhiên màcon người có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động
sinh kế như đất, nước, khoáng sản vàthủy sản hay những yếu tố tự nhiên có tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của conngười như không khí hay sự đa dạng
sinh học.
(ii)Vốn con người(Human capital):Đại diện cho các kỹ năng, khả năng làm việc,
giáo dục và giới tính. Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình người lao
động tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả công
việc của họ. Đối với hộ gia đình, vốncon người biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và
8


chất lượng lao động ở trong giađình đó.Loại vốn này khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ
của hộ, trình độ giáo dục, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng quản lý.
(iii) Vốn tài chính(Financial capital): Vốn tài chính là các nguồn tài chính
màngười ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế.Các nguồn đó bao
gồmnguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn
tíndụng từ bên ngoài như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau.
(iv)Vốn xã hội(Social capital):Phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con

người với nhau, tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau và sự chia sẻ những giá trị đạo đức,
phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau.
Theo Bourdieu (1983), vốn xã hội được xem là sự tin cẩn giữa các thành viên khác
nhau trong cùng một cộng đồng, sự tuân theo lề thói hay phong tục tập quán của cộng
đồng ấy.
(v) Vốn vật chất (Physical capital):Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản
vàhàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn vốn vật
chấtthể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình. Trên góc độ cộng đồng, đó
chínhlà cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ
thống điện,đường, trường trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống
tưới tiêu và hệthống chợ . Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát
huy hiệu quả.Ởgóc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy móc,
dụng cụ sảnxuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng
ngày như nhàcửa và thiết bị sinh hoạt gia đình.
Mô hình Ricardo: cho thấy nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tài nguyên đất
nông nghiệp. Ricardo cho rằng giới hạn của đất làm cho lợi nhuận của người sản xuất
có hướng giảm và giới hạn của đất làm cho năng suất lao động nông nghiệp thấp
(Ricardo, 1823, trích từ Đinh Phi Hổ, 2006).
Mincer (1993) cho rằng con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế bao gồm các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo; trong nghiên
cứu của Acemoglu và Angrist (1999) ở Mỹ cho thấy mỗi năm học thêm mức lương
trung bình tăng 7,5% hay nghiên cứu của Caponi và Plesca (2007) chỉ ra rằng những
người tốt nghiệp đại học thu nhập cao hơn người chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học từ
30% đến 40%; trong trường hợp nghiên cứu ở vùng Tây Nam Kenya, Ellis và Feeman
9


(2005) phát hiện rằng các hộ nghèo tham gia vào các hoạt động nông nghiệp có thu
nhập thấp hơn so với các hộ tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Nguyễn Xuân Thành
(2006) cho rằng thu nhập của mỗi lao động bị ảnh hưởng bởi yếu tố số năm đi học và

kinh nghiệm làm việc. Bùi Quang Bình (2008) cũng cho rằng thu nhập của hộ ảnh
hưởng bởi các yếu tố: Trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp và giới tính của chủ
hộ. Theo Howard White and Edoardo Masset (2003) cũng cho rằng những hộ nghèo
thường rơi vào những hộ có trình độ học vấn thấp, thuộc thành phần dân tộc ít người
và chủ hộ là nữ .Karttunen (2009) cũng cho rằng nguồn lực vốn con người của hộ gia
đình và các yếu tố nhân khẩu xã hội như giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ cùng với
tỷ lệ phụ thuộc ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.Theo Reardon và cộng sự (1992), đa
dạng hóa sản xuất kinh doanh ở vùng nông thôn có tác động tăng thu nhập cho nông
hộ.Bên cạnh đó nghiên cứu của Ellis (2000) cũng nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính
sách cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế và xóa đói
giảm nghèo;nghiên cứu khẳng định sự bền vững của sinh kế cộng đồng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ lao động, các mối quan hệ
trong cộng đồng và chính sách phát triển sinh kế.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình
Từ lý thuyết kinh tế và các nghiên cứu khoa học nêu trên, có thể nói có rất nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình, mỗi yếu tố có những ảnh hưởng khác nhau
đến thu nhập và xu hướng thay đổi trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình. Tác giải
tổng hợp một số yếu có thể tác động đến thay đổi thu nhập hộ gia đình để sử dụng
trong đề tài như: tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, thành phần dân tộc, trình độ
học vấn của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, ngành nghề của chủ hộ, diện tích đất sản
xuất, vốn tín dụng, khu vực sinh sống.
2.2.2.1. Yếu tố thuộc vốn tự nhiên
Khu vực sinh sống:Nicholas Minot, Bob Baulch và Michael Epprecht (2003)
trong một nghiên cứu về tình trạng đói nghèo và biến đổi ở Việt Nam đã đưa ra nhận
định: Những khác biệt về mặt địa lý, không gian dẫn tới sự khác biệt về tình trạng đói
nghèo, tình trạng chênh lệch mức sống giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Tương tự như
vậy, nghiên cứu của Võ Thành Nhân (2011) cho thấy có sự khác nhau trong cơ cấu thu
nhập giữa các vùng địa lý.
10



2.2.2.2. Các yếu tố thuộc vốn con người
Tuổi của chủ hộ:Theo nghiên cứu Trần Quang Tuyến (2014) về mức sống hộ
gia đình tại vùng ven đô Hà Nội thì biến tuổi chủ hộ có tác động đồng biến với thu
nhập hộ gia đình. Tương tự như vậy nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Đông Đức
(2014)phân tích tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở Việt
Nam cũng kết luận tuổi chủ hộ có tác động đồng biến với thu nhập hộ gia đình.
Giới tính của chủ hộ:Theo nghiên cứu của Howard White and Edoardo
Masset (2003) hay nghiên cứu của Aikaeli (2010)những hộ gia đình có chủ hộ là nữ
giới có khả năng nghèo cao hơn những hộ có chủ hộ là nam giới. Tương tự như vậy,
nghiên cứu của Phạm Tấn Hòa (2014), nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Đông Đức
(2014) cũng kết luận chủ hộ giới tính nam có tác động đồng biến với thu nhập hộ gia
đình.
Thành phần dân tộc: Người dân tộc thiểu số thường định cư tại miền núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp hơn vùng trung tâm, vùng đô
thị hay vùng đồng bằng, khó tiếp cận các nguồn lực sản xuất của xã hội. Ngoài ra, họ
còn có sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán hay những định kiến của các nhóm
dân tộc đa số nên họ rất dễ bị cô lập và tách biệt khỏi xã hội. Theo Võ Thành Nhân
(2011) trong nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ngãi kết luận rằng: Các hộ là dân tộc Kinh có
thu nhập cao hơn 1,27 lần với các hộ là dân tộc thiểu số. Howard White and Edoardo
Masset (2003) cũng cho rằng hộ nghèo thường rơi vào các hộ dân tộc thiểu số.
Trình độ học vấn của chủ hộ:Giáo dục là điều kiện giúp cho con người thích
nghi dễ dàng hơn với những thay đổi của xã hội và kỹ thuật. Vì vậy, trình độ học vấn
của chủ hộ và những người trong gia đình có ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập
của gia đình.Theo nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2008) và Nguyễn Đức Thắng
(2002) đều kết luận rằng những người có trình độ học vấn cao hơn sẽ có mức thu nhập
cao hơn.
Quy mô hộ gia đình:Theo Đinh Phi Hổ (2006), tại tỉnh Bình Phước, quy mô hộ
trung bình của tỉnh là 4,76 người/hộ, trong khi đó quy mô trung bình của hộ nghèo là
5,46 người/hộ, hộ giàu là 2,82 người/hộ. Cũng theo nghiên cứu khác của Đinh Phi Hổ

và Đông Đức (2014) thìquy mô hộ gia đình có tác động -3,8% đến thu nhập của nông
hộ.
11


Ngành nghề sinh sống của hộ:Van de Walle và Cratty (2004) nhận thấy trong
trường hợp của Việt Nam, sự tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp có thể là
con đường thoát nghèo. Theo Nguyễn Thị Yến Mai (2011) kết luận rằng tỷ lệ nghèo
của nhóm hộ có chủ hộ làm nghề phi nông nghiệp chỉ có 32,39%, trong khi đó tỷ lệ hộ
nghèo của nhóm hộ có chủ hộ làm nghề nông nghiệp chiếm đến 54,96%.Đồng thời
nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2014) cũng kết luận tỉ lệ lao động tham gia
hoạt động phi nông nghiệp có tác động +18,5% đến thu nhập của nông hộ.
2.2.2.3. Yếu tố thuộc vốn tài chính
Vay vốn sản xuất:Nguồn vốn tín dụng sẽ giúp những hộthiếu vốn cho quá trình
sản xuất có khả năng giải quyết được khó khăn trong sản xuất và góp phần tăng thu
nhập cho hộ. Mwanza (2011) đã kết luận có mối quan hệ tích cực giữa tiếp cận tín
dụng và thu nhập;nếu các yếu tố khác trong mô hình không đổi, các hộ gia đình có tiếp
cận tín dụng có thu nhập trung bình cao hơn 58,9%. Đồng thời tại nghiên cứu của
Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2014) cũng kết luận việc tham gia tín dụng giúp cải thiện
thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của nông hộ lên mức 9,5%.
2.2.2.4. Yếu tố thuộc vốn vật chất
Đất sản xuất:Đất sản xuất là tư liệu chính và mang tính quyết định của hộ gia
đình làm nông nghiệp ở nông thôn để tạo ra thu nhập cho hộ gia đình. Do đó, thiếu đất
sản xuất hoặc không có đất sản xuất thường thì thu nhập thấp. Nghiên cứu của Nguyễn
Sinh Công (2004) và của Mwanza (2011) đã chứng minh cho thấy thu nhập của hộ tỷ
lệ thuận với diện tích đất sản xuất, tức là diện tích đất sản xuất càng nhiều thì thu nhập
của hộ càng cao.
2.3.Các nghiên cứu trước có liên quan
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài
(i) Nghiên cứu của Shrestha và Eiumnoh (2000), nghiên cứu về các yếu tố

quyết định đến thu nhập của nông hộ tại lưu vực sông Sakae Krang củaThái Lan. Với
cỡ mẫu là 192 hộ gia đình nông thôn, kết quả hồi quy đa biến cho thấy những nhân tố
ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ bao gồm nguồn thu từ nông nghiệp, phi
nông nghiệp, trình độ học vấn, diện tích đất sản xuất và số thành viên trong độ tuổi lao
động.
12


(ii) Nghiên cứu của Aikaeli (2010), nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến
thu nhập nông thôn ở Tanzania. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến
tính đa biến với cỡ mẫu hợp lệ là 1.610 hộ gia đình nông thôn cho thấy trình độ học
vấn của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, diện tích đất sản xuất là các yếu tố ảnh hưởng tích
cực đến thu nhập của các hộ gia đình nông thôn. Ngoài ra nghiên cứu cũng phát hiện
hộ có chủ hộ là nữ giới thì có thu nhập thấp hơn so với thu nhập của các hộ có chủ hộ
là nam giới.
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
(i) Nghiên cứu của Võ Thành Nhân (2011), phân tích thu nhập hộ gia đình ở
tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu áp dụng sử dụng phương pháp thống kê, mô tả và phân
tích hồi quy tuyến tính đa biến trên dữ liệu thứ cấp của Cục Thống kê Quảng Ngãi. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về thu nhập hộ gia đình theo thành phần dân
tộc và không có sự khác biệt về thu hập hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ; có sự
khác nhau trong cơ cấu thu nhập giữa hộ thành thị và nông thôn, cũng như giữa các
vùng địa lý.
(ii) Phạm Tấn Hòa (2014), phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ gia đình khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. Nghiên cứu áp dụng mô hình hồi
quy tuyến tính đa biếntrên dữ liệu 525 hộ gia đình để phân tích các nhân tố tác động
đến thu nhập hộ gia đình khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. Kết quả nghiên
cứu cho thấy giới tính chủ hộ là nam, hộ tiếp cận được các chính sách hỗ trợ tín dụng
của chính quyền địa phương, diện tích đất canh tác có tác động đồng biến với thu nhập
của hộ.

(iii) Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2014), phân tích tác động
của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam; trong nghiên cứu cũng
phân tích các yếu tố khác tác động đến thu nhập của nông hộ như: Giới tính, tuổi, trình
độ học vấn, diện tích đất đai... Nghiên cứu áp dụng phương pháp sai biệt kép, kết hợp
với mô hình hồi quy POOL_OLS trên bộ dữ liệu VARHS (khảo sát nguồn lực hộ gia
đình Việt Nam) từ 2006 đến 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia tín dụng
giúp cải thiện thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của nông hộ; ngoài ra kết quả
nghiên cứu còn cho biết các nhân tố: Tuổi của chủ hộ, dân tộc Kinh, trình độ giáo dục,
tỉ lệ tham gia hoạt động phi nông nghiệp, diện tích đất canh tác có tác động đồng biến
13


với thu nhập của hộ; đồng thời các nhân tố tỷ lệ người phụ thuộc, quy mô hộ tác động
nghịch biến với thu nhập của hộ.
(iv)Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Phương (2011), nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân làm nghề phi nông nghiệp tại huyện Đức Hòa,
Long An. Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để nghiên cứu
trên 250 mẫu quan sát. Kết quả cho thấy học vấn trung bình của chủ hộ, số người làm
việc trong hộ, quy mô hộ gia đình, được vay vốn tín dụng, số năm đi học của chủ hộ
có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân làm nghề phi nông nghiệp.
(v) Nghiên cứu của Trần Quang Tuyến (2014), nghiên cứu mối quan hệ giữa
đất đai, việc làm phi nông nghiệp và mức sống hộ gia đình ven Hà Nội. Nghiên cứu áp
dụng hồi quy đa biến với cỡ mẫu là 480 hộ gia đình được khảo sát ngẫu nhiên từ 6 xã
thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Kết quả chỉ ra tầm quan trọng của đất đai và việc làm
phi nông nghiệp trong việc nâng cao mức sống hộ gia đình. Đồng thời, tác giả phát
hiện ra rằng giáo dục, tiếp cận vốn tín dụng chính thức tác động tích cực đến mức sống
hộ gia đình.
(vi) Nghiên cứu của Nguyễn Kim Phước và Phạm Tấn Hòa (2015), nghiên
cứu tác động từ Chương trình 135 của Chính phủ (là Chương trình phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ dành cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu,
các thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu sốvà miền núi)đến thu nhập hộ gia

đình khu vực Đồng Tháp của tỉnh Long An. Nghiên cứu áp dụng hồi quy tuyến tính đa
biến với cỡ mẫu 360 hộ được khảo sát tại 6 huyện, thị xã trong khu vực Đồng Tháp
Mười, Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của
chủ hộ, khoảng cách đến cửa khẩu gần nhất, diện tích đất sản xuất bình quân, tỷ lệ lao
động trong hộ, nhận hỗ trợ từ chương trình, giới tính của chủ hộ và hộ có thành viên
tham gia tổ chức chính trị xã hội có tác động đồng biến đến thu nhập hộ gia đình.
(vii)Nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang.Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình
phương bé nhất (OLS) để ước lượng mô hình hồi quy nhằm xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang trên cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp thu
thập từ 598 nông hộ được chọn ngẫu nhiên. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố
như trình độ học vấn, diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi
14


ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ ở An Giang.
Bảng 2.1.Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan
Vấn đề nghiên cứu

Các yếu tố có tác động đến thu
nhập hộ gia đình

Tác giả nghiên
cứu

- Trình độ học vấn của chủ hộ.
Các yếu tố quyết định đến thu -Diện tích đất sản xuất.
nhập của nông hộ tại lưu vực


- Số thành viên trong độ tuổi lao

Shrestha và

sông Sakae Krang củaThái

động.

Eiumnoh (2000)

Lan.

- Nguồn thu từ nông nghiệp.
- Nguồn thu từ phi nông nghiệp.
- Trình độ học vấn của chủ hộ.

Các yếu tố quyết định đến thu - Quy mô hộ gia đình.
nhập nông thôn ở Tanzania

- Diện tích đất sản xuất.

Aikaeli (2010)

- Giới tính chủ hộ.
Phân tích thu nhập hộ gia

- Thành phần dân tộc.

Võ Thành Nhân


đình ở tỉnh Quảng Ngãi.

- Khu vực và vùng sinh sống.

(2011)

Phân tíchcác nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ
gia đình khu vực Đồng Tháp
Mười, tỉnh Long An.

- Giới tính của chủ hộ.
- Hỗ trợ tín dụng.
- Diện tích đất.

Phạm Tấn Hòa
(2014)

- Tuổi của chủ hộ.
- Thành phần dân tộc.
Tác động của tín dụng chính

- Trình độ học vấn chủ hộ.

thức đến thu nhập của nông

- Diện tích đất canh tác.

hộ ở Việt Nam.


- Quy mô hộ.

Đinh Phi Hổ và
Đông Đức (2014)

- Tỉ lệ tham gia hoạt động phi
nông nghiệp.
15


×