Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------

DƯƠNG THỊ KIM HOÀNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Mã số chuyên ngành

: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:
TS. DƯƠNG QUỲNH NGA

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn nghiên cứu với nội dung “Các yếu tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai
đoạn 2011 - 2015” là bài nghiên cứu của chính tôi.


Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP.HCM, ngày 26 tháng 10 năm 2016
Người cam đoan

Dương Thị Kim Hoàng

i


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình nỗ lực nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ. Ngoài
những nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Trường Đại học Mở
TP.HCM và những thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian tôi theo học chương
trình thạc sĩ của trường. Những kiến thức quý báu thầy cô cung cấp cho tôi không chỉ
giúp tôi ứng dụng trong quá trình làm luận văn mà còn trong cả thực tiễn công việc
của tôi.
Tôi đặc biệt xin gửi lời tri ân chân thành tới giảng viên hướng dẫn khoa học
của tôi, TS. Dương Quỳnh Nga, cô đã luôn theo sát, động viên và tận tình hướng dẫn
tôi từ khi bắt đầu định hướng đề tài cho đến quá trình thực hiện luận văn.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Việt Hà, giáo viên chủ nhiệm
của lớp MFB5A. Cô đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình học cao
học của tôi, cũng như những lời khuyên chân thành cô dành cho tôi.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Lê Thị Thanh Loan, giảng viên môn Phân
tích định lượng của tôi, cô đã nhiệt tình hướng dẫn và tư vấn cho tôi trong quá trình

tôi thực hiện chạy mô hình hồi quy của luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn gia đình, người thân và bạn bè đã ủng hộ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn và mãi mãi khắc ghi!
TP.HCM, ngày 26 tháng 10 năm 2016

Dương Thị Kim Hoàng

ii


TÓM TẮT
Luận văn này được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai
đoạn 2011 – 2015. Trong đó, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) được thể hiện bằng
chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Ngoài
ra, các biến độc lập gồm có: chỉ số HHI, chỉ số Lerner, thị phần, dự trữ, quy mô ngân
hàng, rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động nhằm đánh giá tác động của các yếu tố này
đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.
Luận văn tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng cân
bằng được lấy từ mẫu nghiên cứu bao gồm 27 ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam trong giai đoạn 2011 - 2015. Luận văn thực hiện hồi quy với 2 phương pháp
thường được sử dụng với dữ liệu bảng là mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình
tác động ngẫu nhiên (REM). Sau khi thực hiện các bước lựa chọn giữa FEM và REM,
và kiểm định những vi phạm của mô hình, luận văn sử dụng mô hình phù hợp nhất là
mô hình PCSE (mô hình sau khi xử lý vi phạm của mô hình FEM) để phân tích kết
quả thực nghiệm.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, các yếu tố bao gồm chỉ số HHI, chỉ
số Lerner, dự trữ, chi phí hoạt động có ảnh hưởng cùng chiều lên tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên, trong khi yếu tố quy mô ngân hàng có ảnh hưởng ngược chiều lên tỷ lệ thu nhập

lãi cận biên. Trong nghiên cứu này, hai yếu tố thị phần và rủi ro tín dụng không có
ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong giai đoạn 2011 – 2015. Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đã đưa ra kết
luận và các kiến nghị liên quan nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân
hàng và lợi ích kinh tế của xã hội.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………...i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………ii
TÓM TẮT …………………………………………………………………………… iii
MỤC LỤC …………………………………………………………………………… iv
DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………………….. viii
DANH MỤC HÌNH ………………………………………………………………... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………………………... ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ……………………………………….…………………1
1.1. Lý do nghiên cứu …………………………………………….…………………..1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ……………………………………………………………... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………. 3
1.6. Ý nghĩa ……………………………………………………………….…………..4
1.7. Kết cấu của luận văn nghiên cứu ……………………………………………… 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN …... 7
2.1. Cơ sở lý thuyết …………………………………………………………………...7
2.1.1. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ………………………………………………….. 7
2.1.2. Khung lý thuyết Sức mạnh thị trường ……………………………………… 8
2.1.2.1. Giả thuyết Cấu trúc - Ứng xử - Hiệu suất (SCP) ………………………..8

2.1.2.2. Giả thuyết Sức mạnh thị trường tương đối (RMP) …………………….10
2.1.3. Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES) …………….……………………………. 10
2.1.4. Hai cách tiếp cận phổ biến mô hình thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng ……………………………………. 11
2.1.4.1. Theo mô hình lý thuyết công ty ………………………..………...……... 12
iv


2.1.4.2. Theo mô hình đại lý ………..………………………………………..….. 13
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng……17
2.2. Các nghiên cứu trước …………………………………………………………. 19
2.2.1. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên xuyên
quốc gia ……………………………………………………………………………... 19
2.2.2. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của
quốc gia riêng lẻ ……………………………………………………………………..21
2.2.3. So sánh với các nghiên cứu trước ………………………………………….23
2.2.3.1. Giống nhau ……………………………………………………………… 23
2.2.3.2. Khác nhau ………………………………………………………………. 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.. 25
3.1. Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………………… 25
3.1.1. Chỉ số sự tập trung thị trường (Herfindahl-Hirschman – HHI) …………. 25
3.1.2. Chỉ số sự cạnh tranh của thị trường (Lerner – LI)………………………...28
3.1.3. Thị phần (Market Share – MS)…………………………………………….. 29
3.1.4. Dự trữ (Reserves – RES)……………………………………………...……..31
3.1.5. Quy mô ngân hàng (SIZE)…………………………………………………. 32
3.1.6. Rủi ro tín dụng (Credit risk – CR)……………………………….………….34
3.1.7. Chi phí hoạt động (Operating cost – OC)………………………………….. 36
3.2. Mô hình nghiên cứu ……………………………………………………………38
3.3. Đo lường các biến ……………………………………………………………... 40
3.3.1. Biến phụ thuộc ……………………………………………………………... 40

3.3.2. Biến độc lập…………………………………………………………………. 41
3.3.2.1. Chỉ số HHI (HH)………………………………………………………... 41
3.3.2.2. Chỉ số Lerner (LI)………………………………………………………. 42
3.3.2.3. Thị phần (MS)…………………………………………………………… 43
v


3.3.2.4. Dự trữ (RES)………………………….………….……………………… 43
3.3.2.5. Quy mô ngân hàng (SIZE)………………………………………………. 44
3.3.2.6. Rủi ro tín dụng (CR)……………………………………………………. 44
3.3.2.7. Chi phí hoạt động (OC)…………………………………………..……... 45
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ………………………………………….………………….47
3.5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………... 48
3.5.1. Xử lý số liệu nghiên cứu ……………………………………………………48
3.5.2. Phương pháp ước lượng mô hình…………………………………………..49
3.5.3. Trình tự thực hiện phương pháp ước lượng mô hình…………………….. 49
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………….………………52
4.1. Phân tích thống kê mô tả ………………………………………………………52
4.2. Phân tích ma trận hệ số tương quan …………………………………………. 57
4.3. Kết quả ước lượng hồi quy ………………………………….…………………59
4.3.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ………………………………………...59
4.3.2. Lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp với mô hình………………… 59
4.3.3. Kiểm định các vi phạm của mô hình lựa chọn – mô hình FEM………….. 60
4.3.4. Hồi quy mô hình PCSE để xử lý vi phạm của mô hình FEM…………….. 61
4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm ………………………………………………..63
4.4.1. Chỉ số HHI (HHI)…………………………………………………………...64
4.4.2. Chỉ số Lerner (LI) ………………………………………………………….. 65
4.4.3. Dự trữ (RES) ……………………..………………………………………… 66
4.4.4. Quy mô ngân hàng (SIZE)………………………………………………… 66
4.4.5. Chi phí hoạt động(OC)…………………………………………………….. 67

4.4.6. Thị phần (MS)………………………………………………………………. 67
4.4.7. Rủi ro tín dụng (CR)………………...……………………………………… 68

vi


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………... 70
5.1. Kết luận …………………………………………………………………………70
5.2. Kiến nghị ……………………………………………………….……………….71
5.3. Đóng góp của đề tài …………………………………….………………………72
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ……………………………………... 73
5.4.1. Hạn chế……………………………………………………………………... 73
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo………………………………………………...74
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………... 75
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………… 82
Phụ lục A: Dữ liệu bảng cân bằng ………………………………………………………… 82
Phụ lục B: Danh sách các NH trong nghiên cứu………………………………………… 85
Phụ lục C: Thống kê mô tả …………………………………………………………………. 87
Phụ lục D: Ma trận hệ số tương quan ……………………………………………………..87
Phụ lục E: Kiểm định VIF …………………………………………………………………...88
Phụ lục F: Mô hình FEM …………………………………………………………………… 88
Phụ lục G: Mô hình REM ……………………………………………………………………89
Phụ lục H: Kiểm định Hausman …………………………………………………………… 90
Phụ lục I: Kiểm định Wald …………………………………………………………………. 90
Phụ lục J: Kiểm định Wooldridge………………………………………………………….. 91
Phụ lục K: Mô hình PCSE ………………………………………………………………… 91

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến NIM từ các nghiên cứu trước ..… 18
Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến ………………………………………..…………….. 45
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ………...………52
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan ……………………………………...………….57
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nhân tử phóng đại VIF ………………………………..59
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM ………...….60
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Wald ………………………………………………..…60
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Wooldridge ………………………………………...… 61
Bảng 4.7: Bảng kết quả hồi quy mô hình PCSE xử lý vi phạm của mô hình FEM…..62
Bảng 4.8: Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu và kết quả thực nghiệm ………………..… 63

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Khung tiếp cận mô hình nghiên cứu …………………………...………….39

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCTC: Báo cáo tài chính
ES: Cấu trúc hiệu quả (Efficient Structure)
EU: Liên Minh Châu Âu (European Union)
FEM: Mô hình tác động cố định (Fixed effects model)
GDP: Gross Domestic Product
HHI: Chỉ số Herfindahl-Hirschman (Herfindahl-Hirschman Index)
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin)

OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)
PCSE: Linear Regression with Panel-Corrected Standard Errors
Pooled OLS: Mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát
REM: Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model)
RMP: Relative Market Power
SCP: Structure – Conduct – Performance
SEE: Đông Nam Châu Âu (South Eastern European)
TMCP: Thương mại cổ phần

ix


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do nghiên cứu
Ngân hàng thương mại là một trong những chủ thể kinh tế có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế của một quốc gia. Đặc biệt đối với một nước có nền kinh tế vẫn còn
phụ thuộc vào sự hiện diện của các ngân hàng là nguồn tài trợ chính cho các hoạt
động kinh tế. Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, ngân hàng là một trong những phương tiện để
truyền tải chính sách tiền tệ; trong khi đó ở cấp độ kinh tế vi mô, ngân hàng cung cấp
nguồn vốn chính cho các doanh nghiệp và cá nhân (Koch và MacDonald, 2000).
Vì chức năng trung gian tài chính do ngân hàng thực hiện có ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng kinh tế và ổn định nền kinh tế của một quốc gia, các ngân hàng thương
mại được yêu cầu phải có một hiệu suất tốt. Ngược lại, các ngân hàng hoạt động kém
dẫn đến thất bại của ngân hàng có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng niềm tin vào
hệ thống ngân hàng và dẫn đến một sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế hoặc dẫn
đến tăng trưởng kinh tế âm. Như vậy, nếu ngành ngân hàng là phát triển mạnh và có
khả năng tạo ra lợi nhuận, nó sẽ có thể chịu được những cú sốc và đóng góp vào sự ổn
định của hệ thống tài chính (Athanasoglou và ctg, 2005). Trong một đất nước mà
ngành tài chính bị chi phối bởi các ngân hàng thương mại, bất kỳ sự thất bại trong lĩnh

vực này có một ý nghĩa to lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Điều này do
thực tế là bất kỳ sự phá sản nào xảy ra trong lĩnh vực này có một ảnh hưởng lây lan có
thể dẫn đến phá hủy hệ thống ngân hàng và gây nên cuộc khủng hoảng tài chính tổng
thể và nguy hiểm cho nền kinh tế (Ongore và Kusa, 2013).
Nếu các ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính có hiệu quả, điều
đó sẽ khuyến khích sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia (Levine, 1997). Một trong
những chỉ số có thể được sử dụng trong việc đo lường hiệu quả của các ngân hàng là
tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao
thường gắn liền với sự hiện diện của sự thiếu hiệu quả trong hệ thống ngân hàng, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển, do chi phí phát sinh là kết quả từ sự thiếu hiệu quả
của ngân hàng được chuyển sang cho khách hàng bằng cách tính lãi suất cao (Fry,
1995; Barajas và ctg, 1999). Ngược lại với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thấp hơn, chi phí
xã hội dự kiến phát sinh của công chúng vào các hoạt động trung gian ngân hàng thực
Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 1


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
hiện cũng sẽ thấp. Chi phí trung gian hiệu quả được xác định bằng tỷ lệ lãi suất thấp
và phản ánh hiệu quả của chính sách tiền tệ, ổn định tài chính cũng được duy trì, và hệ
thống ngân hàng cạnh tranh. Chi phí trung gian cao sẽ làm giảm ưu đãi cho các chủ
thể kinh tế (Hadad và ctg, 2003).
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của một ngân hàng được tính bằng chênh
lệch giữa doanh thu lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản của ngân hàng đó (Maudos
và Guevara, 2004). Đây cũng là định nghĩa của NIM được sử dụng phổ biến trong các
nghiên cứu khác (Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Horváth, 2009; Abreu và
Mendes, 2003; Fungáčová và Poghosyan, 2009; Kasman và ctg, 2010). Tỷ lệ thu nhập
lãi cận biên là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời của ngân hàng.
Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì

sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí
dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những
khoản vay trên thị trường tiền tệ) (Rose, 1999). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là một
thước đo quan trọng đối với ngân hàng vì nó thường chiếm từ 70 – 85% tổng thu nhập
của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao (Phạm
Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương, 2013). Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học
để các nhà quản trị ngân hàng có thể đưa ra các quyết định hợp lý, mang lại hiệu quả
cao cho ngân hàng của mình, làm cho cổ phiếu ngành ngân hàng có sức hấp dẫn hơn
trên thị trường. Đồng thời, các nhà quản lý chính sách cũng có thể dựa vào kết quả
nghiên cứu để đưa ra các quyết định có lợi ích cho xã hội. Vì vậy, đề tài nghiên cứu
“Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu ảnh hưởng của 7 yếu tố bao gồm: chỉ số HHI, chỉ số
Lerner, thị phần, dự trữ, quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động đến tỷ
lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu


Trong các yếu tố bao gồm chỉ số HHI, chỉ số Lerner, thị phần, dự trữ, quy mô

ngân hàng, rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động, yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ thu
Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 2


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2011 2015?



Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các

ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập
lãi cận biên (NIM) của các NHTM tại Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài lấy dữ liệu từ báo cáo tài chính của các NHTM
Việt Nam trong thời gian 5 năm gần đây nhất từ 2011 – 2015. Giai đoạn này được
chọn do tính sẵn sàng của dữ liệu và chất lượng của nghiên cứu, bởi vì ngân hàng nhà
nước và các NHTM Việt Nam có thể dựa trên kết quả của nghiên cứu để quyết định
hành vi liên quan đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong thời gian sắp tới.
Do hạn chế về thời gian và điều kiện, tác giả không thu thập được đầy đủ số
liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng liên doanh; ngân hàng nước ngoài và chi
nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các NHTM nhà
nước nên nghiên cứu thực nghiệm chỉ xem xét NIM của 27 NHTM cổ phần tại Việt
Nam. Số liệu được thu thập và chọn lọc sau khi loại bỏ các ngân hàng có quá trình sáp
nhập, hợp nhất và những ngân hàng không công bố thông tin hoặc thông tin không
đầy đủ thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 27 NHTM cổ phần Việt Nam với 135 quan
sát được sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu. Tuy vậy, theo thống kê từ ngân
hàng nhà nước cho thấy, dù liên tục phát triển và mở rộng sự hiện diện tại thị trường
Việt Nam, nhưng thị phần của khối ngân hàng nước ngoài vẫn ở mức thấp. Các
NHTM Việt Nam vẫn đang chiếm thị phần chủ yếu trong cả lĩnh vực huy động vốn và
cho vay. Vì thế, kết quả định lượng của nghiên cứu này có thể được sử dụng để đưa ra
các kết luận khái quát cho cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và áp dụng phương pháp
phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng. Nghiên cứu này sử dụng 2 phương pháp hồi
quy thường sử dụng cho dữ liệu bảng là mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình


Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 3


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
tác động ngẫu nhiên (REM), sau đó thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù
hợp cho phân tích mối quan hệ giữa các biến. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các
báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 27 NHTM Việt Nam được khảo sát trong
thời gian từ 2011 – 2015. Sau khi thu thập dữ liệu cần thiết, tác giả sẽ tính toán và đưa
vào mô hình hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố cũng như mức độ tác động của
các biến này đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam. Dữ liệu sau khi
được thu thập, tính toán bằng phần mềm Excel sẽ được xử lý bằng phần mềm Stata phiên bản 12 để đưa ra kết luận về mối quan hệ cũng như ý nghĩa thống kê của các
biến.
1.6. Ý nghĩa
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
-

Về mặt lý luận:

Có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đã được thực hiện ở các
nước khác, và cũng đã có một số các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện tại Việt
Nam về NIM. Một trong số các nghiên cứu đó, ví dụ, nghiên cứu của Nguyễn Kim
Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014) được thực hiện trong giai đoạn 2008 – 2011 với
một số lượng các biến giải thích cụ thể tại thời điểm đó. Vì vậy, nghiên cứu này củng
cố các yếu tố hiện tại và cung cấp thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi
cận biên (NIM) của các NHTM Việt Nam. Bằng cách nghiên cứu thêm các biến mới
chưa được nghiên cứu tại Việt Nam nhưng các biến đó đã được chứng minh có ảnh
hưởng đến NIM ở nước ngoài nhằm kiểm định xem các biến đó có ảnh hưởng đến tỷ
lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) phù hợp với thực tế của các NHTM Việt Nam hay

không. Nghiên cứu tập trung phân tích tác động của các yếu tố đặc trưng ngành và đặc
trưng ngân hàng lên thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam. Đề tài góp phần vào
việc hoàn thiện mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
của NHTM Việt Nam với sự nghiên cứu chuyên sâu hơn về các biến như chỉ số HHI,
chỉ số Lerner, thị phần, dự trữ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhằm mục đích kiểm
nghiệm lại kết quả của các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam về sự ảnh hưởng của
các yếu tố quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động. Đây cũng chính là
giá trị đóng góp của nghiên cứu này. Nghiên cứu chủ yếu tập trung trong giai đoạn 5
Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 4


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
năm gần đây nhất từ 2011 – 2015 nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NIM phù
hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.
-

Về mặt thực tiễn:

Nghiên cứu này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách kinh tế trong việc xây
dựng chính sách để điều chỉnh tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) bằng sự hiểu biết về
các yếu tố ảnh hưởng đến NIM phù hợp với điều kiện kinh tế thực tế của Việt Nam.
Nếu NIM giảm, nó sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy tiết kiệm và
đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Theo đó, mức đầu tư cao ở trong nước cũng sẽ
mang lại những tác động tích cực khác cho nền kinh tế như: mức tăng việc làm, giảm
tỷ lệ nghèo đói, trình độ sản xuất cải tiến và thúc đẩy xuất khẩu, thông qua đó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng sẽ bổ sung thêm cơ sở về
các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cho hành vi của các NHTM tại
Việt Nam. Từ đó, các ngân hàng đề ra các giải pháp và chính sách để phát huy các yếu

tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ yếu tố tiêu cực, giúp các ngân hàng nâng cao hiệu
quả hoạt động và năng lực cạnh tranh, đáp ứng mục tiêu lợi nhuận và phát triển vững
mạnh của ngân hàng.
1.7. Kết cấu của luận văn nghiên cứu
Luận văn có bố cục như sau:
- Chương 1: Giới thiệu: Chương này nêu ra lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
ý nghĩa và kết cấu của luận văn nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan: Nội dung chương
này trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước của tác giả
trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân
hàng, làm cơ sở tham khảo cho mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu: Mục đích của
chương nhằm mô tả mô hình nghiên cứu, đưa ra các giả thuyết và giải thích các biến
trong mô hình. Ngoài ra, chương này còn đề cập đến cách thu thập, xử lý các số liệu

Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 5


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
dùng trong nghiên cứu, các bước thực hiện hồi quy và các kiểm định cần thiết cho mô
hình nghiên cứu.
- Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: Trong chương này tác giả trình
bày các kết quả phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan giữa các biến và phân
tích hồi quy đồng thời đưa ra các nhận xét trong quá trình phân tích.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Chương này nêu lên các kết luận rút ra từ
quá trình phân tích đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đối với các đối tượng
liên quan dựa trên các kết luận đã nêu. Chương 5 cũng nêu lên những đóng góp và hạn

chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Kết luận chương 1
Chương mở đầu này của nghiên cứu giới thiệu khái quát về lý do nghiên cứu
hay tính cấp thiết trong thực tế mà hình thành nên ý tưởng cho luận văn, xác định mục
tiêu và các câu hỏi đặt ra trong việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu
nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015. Từ đó, luận
văn trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sử dụng
trong quá trình phân tích dữ liệu. Sau cùng là ý nghĩa và kết cấu của luận văn nghiên
cứu. Các chương tiếp theo của luận văn, tác giả sẽ từng bước đi tìm bằng chứng để trả
lời cho các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Nội dung chi tiết về cơ sở lý
thuyết và nghiên cứu trước của các tác giả trong và ngoài nước trong thời gian qua về
các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ được trình bày
cụ thể trong chương 2 tiếp theo.

Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 6


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM)
Hiệu quả hoạt động của một ngân hàng thường được phân tích bằng các tỷ số
như lợi nhuận trên vốn cổ phần, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập lãi cận biên (Rose,
1999). Thu nhập lãi cận biên là một trong những thước đo quan trọng nhất để đo
lường hiệu quả tài chính trong một định chế nhận tiền gửi (Golin, 2001). Tỷ lệ thu
nhập lãi cận biên của một ngân hàng (hay còn được gọi là biên độ lãi suất hoặc lợi
nhuận (lãi) biên hoặc chênh lệch lãi suất ở một số nghiên cứu) được xác định bằng
chênh lệch giữa tổng số tiền lãi nhận được từ hoạt động cho vay và tổng số tiền lãi

phải trả cho các khoản nợ và các tài khoản tiền gửi, rồi chia cho tổng tài sản của ngân
hàng đó (Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Maudos và Guevara, 2004; Abreu và
Mendes, 2003; Horváth, 2009; Fungáčová và Poghosyan, 2009).
Hempel, Coleman và Simonson (1986) cho rằng thu nhập lãi cận biên là rất
hữu ích trong việc đo lường những thay đổi và xu hướng trong biên độ lãi suất và so
sánh thu nhập lãi giữa các ngân hàng. Thông thường, nếu hệ số NIM của ngành ngân
hàng càng cao thì hệ thống trung gian tài chính càng kém hiệu quả (Rudra và Ghost,
2004). Hệ số NIM cao đồng nghĩa với lãi suất tiết kiệm thấp, khiến hạn chế nguồn tiền
gửi, và lãi suất cho vay cao, khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận với
các nguồn tín dụng (Fungáčová và Poghosyan, 2009).
Vì vậy, để giúp cho các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế nói chung, NIM của
các ngân hàng cần được kiểm soát ở một mức thấp, nghĩa là dòng vốn sẽ chảy qua hệ
thống trung gian tài chính với chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu hệ số NIM thấp quá thì sẽ
có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng (Fungáčová và Poghosyan,
2009). Ở đây tồn tại xung đột lợi ích giữa người làm chính sách, có mục tiêu là tối đa
hóa lợi ích của xã hội, và hệ thống ngân hàng thương mại, có mục tiêu là tối đa hóa lợi
nhuận.

Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 7


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
2.1.2. Khung lý thuyết Sức mạnh thị trường (Market Power Framework)
Lý thuyết Sức mạnh thị trường được dựa trên giả thuyết rằng sự tập trung của
ngân hàng và các ràng buộc khác về cạnh tranh tạo ra một môi trường cản trở mà có
tác động đến hành vi và hiệu suất của ngân hàng. Claeys và Vennet (2008) xác định
hai giả thuyết trong khuôn khổ lý thuyết Sức mạnh thị trường: Giả thuyết Cấu trúc Ứng xử - Hiệu suất (SCP: Structure – Conduct – Performance) truyền thống và giả
thuyết sức mạnh thị trường tương đối (RMP: Relative Market Power). Giả thuyết SCP

truyền thống khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa thu nhập lãi cận biên và cấu
trúc thị trường chỉ ra hành vi định giá phi cạnh tranh trong thị trường tập trung hơn.
Giả thuyết SCP về cơ bản được chấp nhận nếu có một mối quan hệ cùng chiều
giữa sự tập trung thị trường (được đo bằng tỷ lệ tập trung) và hiệu suất (được đo bằng
lợi nhuận) bất chấp hiệu quả của công ty (được đo bằng thị phần). Claeys và Vennet
(2008) đã xác định sự tập trung thị trường là mức độ mà một số lượng tương đối nhỏ
của các ngân hàng tạo nên một tỷ lệ tương đối lớn của thị trường. Có thể kết luận rằng
các ngân hàng đang hoạt động tại các thị trường tập trung cao sẽ phát huy sức mạnh
thị trường nhiều hơn và làm cho lợi nhuận nhiều hơn so với các ngân hàng tại các thị
trường ít tập trung, bất kể mức độ hiệu quả của các ngân hàng. Khuôn khổ lý thuyết
SCP được bắt nguồn tại Đại học Harvard và xuất phát từ một phân tích tân cổ điển của
thị trường (American Agricultural Economics Association, 2006).
2.1.2.1. Giả thuyết Cấu trúc - Ứng xử - Hiệu suất (SCP)
Trong mô hình SCP, sự tập trung ngân hàng được coi là chỉ số ngoại sinh của
sức mạnh thị trường hoặc một chỉ số trái ngược của mức độ cạnh tranh. Giá cả ngân
hàng và lợi nhuận được coi là chỉ số nội sinh tương ứng về hành vi và hiệu suất của
ngân hàng.
Theo Berger, Demirguc-Kunt, Levine, và Haubrich (2003), trong suốt những
năm 1990, mô hình thực nghiệm SCP nhìn chung là tĩnh khi so sánh giữa các phần,
hoặc ít nhất là có tính chất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các mô hình có kể từ khi phát
triển đã vượt ra ngoài phương pháp đơn giản này để bao gồm các phân tích động của
cạnh tranh ngân hàng trong đó xem xét các tác động của hành vi ngân hàng theo thời
gian.
Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 8


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
Theo Berger, Demirguc-Kunt, Levine, và Haubrich (2003), phương pháp phổ

biến nhất để đo lường cạnh tranh là chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI). Maudos và
Guevara (2004) định nghĩa HHI, còn được gọi là chỉ số tập trung, như là tổng bình
phương của thị phần của năm mươi doanh nghiệp lớn nhất, hoặc tổng của tất cả chúng
nếu chúng ít hơn năm mươi trong ngành công nghiệp. Nó đo lường quy mô của các
doanh nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp và là một chỉ số về năng lực cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp. Thị phần cá nhân được thể hiện dưới dạng phân số.
Các nghiên cứu gần đây đã đi xa hơn trong việc tổng quát hơn giả thuyết SCP
bằng cách kiểm tra một số mô hình khác nhau của năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó,
nhiều tác giả và các nhà nghiên cứu đã xác định vấn đề bằng phương pháp HHI để đo
lường năng lực cạnh tranh. Kết quả là thước đo thay thế kể từ đó đã xuất hiện, bao
gồm cả các thước đo cấu trúc thị trường có tính đến khả năng rằng các quy mô và các
loại ngân hàng thương mại khác nhau có thể ảnh hưởng đến điều kiện cạnh tranh một
cách khác nhau (Berger, Demirguc-Kunt, Levine, và Haubrich, 2003). Berger và cộng
sự tiếp tục chỉ ra rằng các thước đo mới của ứng xử và hiệu suất trong khuôn khổ SCP
hiện nay bao gồm các chỉ số về hiệu quả, chất lượng dịch vụ, và rủi ro của các ngân
hàng, cũng như tác động của hành vi ngân hàng cho nền kinh tế nói chung.
Berger, Demirguc-Kunt, Levine, và Haubrich (2003) cho rằng, vấn đề mà HHI
là thước đo năng lực cạnh tranh của ngân hàng khả năng áp dụng bị hạn chế để phát
hiện độc quyền, mà phụ thuộc trực tiếp vào định nghĩa thích hợp của một thị trường
cụ thể. Lựa chọn một phạm vi địa lý để xác định mức độ và quy mô của thị trường là
sự trình bày những vấn đề lớn trong việc mô tả một thị trường cụ thể. Ví dụ một ngân
hàng có thể có một thị phần đặc biệt trong một giới hạn địa lý cụ thể, nhưng nó có thể
chênh lệch trong nhiều lĩnh vực khác của quốc gia nơi nó thực thi quyền lực độc
quyền và do đó không cạnh tranh với nhau.
Một chỉ số thay thế của mức độ cạnh tranh là chỉ số Lerner (LI) mà theo
Maudos và Guevara (2004), được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp cụ thể của
các ngân hàng. Chỉ số Lerner được đặt theo tên của nhà kinh tế Abba Lerner, mô tả
sức mạnh thị trường của một công ty. Chỉ số Lerner được định nghĩa là sự khác biệt

Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A


Trang 9


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
giữa giá và chi phí cận biên chia cho giá. Chỉ số Lerner có thể được biểu diễn đại số
như sau:
LI = (P – MC) / P
P là giá thị trường sản phẩm được thiết lập bởi công ty và bằng tổng doanh thu
của ngân hàng (bao gồm cả thu nhập lãi và thu nhập hoạt động khác). MC là chi phí
cận biên của công ty phản ánh chi phí sản xuất đơn vị đầu ra tăng thêm của công ty.
Chỉ số này dao động từ 0 đến 1, với con số cao hơn ngụ ý sức mạnh thị trường lớn
hơn. Đối với một công ty cạnh tranh hoàn hảo, giá cả phải bằng chi phí cận biên tức là
LI = 0. Các công ty có LI = 0 như vậy không có sức mạnh thị trường. Do đó, tỷ lệ này
phản ánh khả năng định giá cao hơn chi phí cận biên. Maudos và Guevara (2004) thừa
nhận rằng mặc dù chỉ số Lerner xuất hiện như là một thước đo tốt hơn so với chỉ số
HHI, vấn đề chính với nó xuất phát từ thực tế là các dữ liệu cần thiết về giá cả và
thông tin chi phí là hầu như không thể có được.
2.1.2.2. Giả thuyết Sức mạnh thị trường tương đối (RMP)
Giả thuyết sức mạnh thị trường tương đối (RMP) cho rằng chỉ những ngân
hàng có thị phần lớn có thể sử dụng quyền lực thị trường để định giá, do đó thu lợi
nhuận biên cao hơn. Theo Jeon và Miller (2005) giả thuyết này cho rằng chỉ có các
ngân hàng lớn với một số đặc điểm nhận diện thương hiệu mới có thể ảnh hưởng đến
giá và tăng lợi nhuận bằng cách thiết lập thu nhập lãi cận biên cao hơn. Sức mạnh thị
trường tương đối phụ thuộc vào số lượng các đối thủ cạnh tranh đại diện bởi thị phần
và độ co giãn của cầu (Ministry of Science and Technology, 2005).
Các nhà phát triển của mô hình Mont - Klein đồng ý rằng sức mạnh thị trường
là một chức năng của thị phần và độ co giãn của cầu, nhưng cũng chỉ ra rằng sức
mạnh thị trường cũng phụ thuộc vào các biến số đặc trưng của từng ngân hàng như là
quy mô ngân hàng, hiệu quả quản lý, rủi ro ngân hàng, thu nhập từ phí và vốn chủ sở

hữu ngân hàng (Ministry of Science and Technology, 2005).
2.1.3. Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES)
Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES) đã được thảo luận rộng rãi bởi Berger (1995),
Demsetz (1973) và Peltzman (1977). Nó được thừa nhận như một giả thuyết cạnh

Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 10


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
tranh để thay thế giả thuyết SCP. Giả thuyết này nổi lên như là một kết quả của sự chỉ
trích về những thiếu sót của giả thuyết SCP. Giả thuyết hiệu quả mặc nhiên cho rằng
hiệu suất của một ngân hàng đang liên quan cùng chiều với hiệu quả của nó. Chỉ số
hiệu quả ngân hàng được sử dụng như là một đại diện cho hiệu suất. Điều này có
nghĩa rằng sự khác biệt trong thu nhập lãi cận biên là do sự khác biệt về hiệu quả hoạt
động qua các ngân hàng (Claeys và Vennet, 2008). Điều này được nhìn thấy từ thực tế
sự tập trung thị trường là kết quả của sự cạnh tranh mà các ngân hàng có cấu trúc chi
phí thấp có thể làm tăng lợi nhuận của họ bằng cách giảm giá và tăng thị phần tại chi
phí của các đối thủ cạnh tranh.
Một mối quan hệ thuận giữa lợi nhuận ngân hàng và cấu trúc thị trường là do
đạt được sự tăng lên trong thị phần của các ngân hàng hiệu quả hơn. Nghiên cứu của
Molyneux và Forbes (1995) chỉ ra rằng các ngân hàng có lợi nhuận là lợi nhuận vì
chúng có hiệu quả hơn và không phải vì hoạt động cấu kết, như giả thuyết SCP truyền
thống đề nghị. Al-Muharrami và Matthews (2009) giải thích thêm rằng các ngân hàng
với sự quản lý cao và/hoặc các công nghệ sản xuất có chi phí thấp hơn và do đó có lợi
nhuận cao hơn.
2.1.4. Hai cách tiếp cận phổ biến mô hình thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng
Các nghiên cứu trước đây (Ví dụ: Ho và Saunders, 1981; Allen, 1988;

Angbazo, 1997; NYS, 2003; Maudos và Guevara, 2004; …) đã xem xét các yếu tố
quyết định của thu nhập lãi cận biên và lợi nhuận của ngân hàng trên các thị trường
khác nhau. Nổi bật nhất trong những mô hình thực nghiệm đã được phát triển qua thời
gian mà hình thành cơ sở cho các nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên sau này là mô
hình lý thuyết công ty (Firm Theoretical Model) và mô hình đại lý (Dealership
Model). Cách tiếp cận mô hình lý thuyết công ty của các ngân hàng – dựa trên cách
tiếp cận của Klein (1971) và Monti (1972) - trong đó coi ngân hàng ở trong một khung
cảnh tĩnh, nơi mà nhu cầu về việc cung cấp tiền gửi và cho vay là xảy ra đồng thời rõ
ràng cho cả hai thị trường. Một cách tiếp cận khác, cách tiếp cận mô hình đại lý xem
ngân hàng là đại lý ngại rủi ro trong thị trường cho vay và huy động vốn, nơi mà các
nhu cầu vay vốn và các quỹ tiền gửi xảy ra không đồng thời tại những thời điểm đến

Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 11


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
một cách ngẫu nhiên hay là trong một khung cảnh động. Thu nhập lãi cận biên ngân
hàng được thể hiện là chi phí tính bởi các ngân hàng cho việc cung cấp thanh khoản.
Mô hình đại lý đã được phát triển bởi Ho và Saunders (1981) và tiếp tục mở rộng bởi
một số các nhà nghiên cứu khác như Allen (1988), McShane và Sharpe (1985),
Angbazo (1997). Mục tiêu của cả hai mô hình là để đạt được một tỷ lệ lãi cận biên tối
ưu cho một NH trong một môi trường cạnh tranh nhất định (Hanweck và Ryu, 2005).
2.1.4.1. Theo mô hình lý thuyết công ty
Mô hình lý thuyết công ty, còn được gọi là mô hình chi phí vốn hàng bán được
phát triển bởi Klein (1971) và Monti (1972). Mô hình này xem các ngân hàng trong
một khung cảnh tĩnh nơi mà nhu cầu và nguồn cung cấp các khoản tiền gửi và cho vay
trong cả hai thị trường rõ ràng cùng một lúc. Khung lý thuyết này được tiếp tục khám
phá bởi Zarruck (1989), người cung cấp một quan điểm khác dựa trên phương pháp

tiếp cận chi phí vốn hàng bán. Quan điểm này xem rủi ro của ngân hàng như được gây
ra bởi một yếu tố ngẫu nhiên của các chức năng cung cấp tiền gửi. Kết quả nghiên cứu
của Zarruck (1989) cho thấy thu nhập lãi cận biên của ngân hàng có mối quan hệ cùng
chiều với số vốn cổ phần, và một mối quan hệ ngược chiều với biến tiền gửi. Ông
cũng gặp vấn đề với hình thức ban đầu của mô hình làm ông tin rằng việc phân tích
ban đầu được dành cho các hoạt động kinh doanh của các đại lý bảo hiểm, và rằng nó
không chiếm một số khía cạnh liên quan các hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu kết
luận rằng khi sự không chắc chắn làm tăng về tổn thất, bảo hiểm tiền gửi, và quy định
vốn, một sự không chắc chắn của tổn thất cho vay cao hơn sẽ có một tác động ngược
chiều lên biên độ lãi suất.
Wong (1997) sử dụng các mô hình lý thuyết công ty phát triển bởi Klein (1971)
để giới thiệu nhiều nguồn rủi ro và lo ngại rủi ro đến cách tiếp cận chi phí vốn hàng
bán để điều tra các yếu tố quyết định của biên độ lãi suất ngân hàng tối ưu. Ông kết
luận rằng các điều kiện chi phí, quy định, rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất cùng nhau
quyết định biên độ lãi suất ngân hàng tối ưu. NYS (2003) dựa vào nghiên cứu của
Goyeau, Sauviat và Tarazi (1999) mà áp dụng phương pháp tiếp cận lý thuyết công ty
trong một hồi quy hai bước để nghiên cứu NIM ở Trung và Đông Âu. Trong nghiên
cứu gốc của Goyeau và cộng sự, các yếu tố quyết định NIM được chia thành hai

Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 12


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
nhóm: nhóm đầu tiên có chứa yếu tố giải thích lợi nhuận biên kỳ vọng chịu sự biến
động và nhóm thứ hai của các biến đã được giả định để nắm bắt những tác động của
chi phí hoạt động, quy định, và những ảnh hưởng của các thao tác danh mục đầu tư
chủ động.
2.1.4.2. Theo mô hình đại lý

Mô hình lý thuyết nổi tiếng nhất để phân tích các yếu tố ảnh hưởng NIM là mô
hình đại lý (Dealership Model) phát triển bởi Ho và Saunders (1981). Nghiên cứu của
Ho và Saunders (1981) tạo tiền đề cho rất nhiều nghiên cứu sau này về tỷ lệ thu nhập
lãi cận biên (NIM). Điều này được minh chứng bởi số lượng các nhà nghiên cứu đã áp
dụng mô hình đại lý cho các nghiên cứu về biên độ lãi suất và lợi nhuận ngân hàng
(Ho và Saunders, 1981; Mcshane và Sharpe, 1985; Allen, 1988; Angbazo, 1997;
Saunders và Schumacher, 2000; Brock và Saurez, 2000; Drakos, 2003; Maudos và
Guevara, 2004; Doliente, 2005). Nó là một sự thay thế cho phương pháp tiếp cận mô
hình lý thuyết công ty. Mô hình này lý tưởng hóa vai trò quan trọng nhất của kinh
doanh ngân hàng là trung gian giữa người gửi tiền và người vay vốn trên thị trường tín
dụng. Kinh doanh của ngân hàng là cung cấp dịch vụ trực tiếp để trao đổi vốn từ
nguồn thặng dư sang nguồn thâm hụt. Hanweck và Ryu (2005) xem mô hình đại lý
được củng cố là cùng giả định cơ bản của hành vi ngân hàng: rằng thu nhập lãi cận
biên phải được tối đa vì lợi ích của các cổ đông.
Tầm quan trọng của mối quan hệ giữa biến động lãi suất và hành vi danh mục
đầu tư ngân hàng ban đầu được công nhận bởi Samuelson (1945), tuy nhiên, điểm
khởi đầu cho việc phân tích các yếu tố quyết định biên độ lãi suất là mô hình của Ho
và Saunders (1981) (Agoraki, 2010). Theo mô hình đại lý của Ho và Saunders (1981),
các ngân hàng được xem như là một đại lý năng động, thiết lập lãi suất cho vay và huy
động để cân bằng thời điểm đến bất đối xứng của nhu cầu vay vốn và các nguồn cung
cấp tiền gửi. Mô hình đại lý được phát triển từ giả thuyết về chênh lệch giá mua – giá
bán (bid – ask price) của các đại lý thị trường chứng khoán. Mô hình này cho rằng các
ngân hàng như là một đại lý ngại rủi ro trong thị trường tín dụng mà tìm cách để đạt
được mức lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Một ngân hàng được xem như là trả tiền cho
các quỹ (tiền gửi) tại một giá mua (bid) và cho vay vốn tại giá bán (ask). Mô hình này

Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 13



Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
xem các nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay của ngân hàng thương mại tương tự như
các giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán, trong đó ngân hàng đóng vai trò
trung gian về vốn, tạo nguồn cầu cho người muốn gửi tiền và tạo nguồn cung cho
người muốn vay vốn. Vì việc kinh doanh này hàm chứa nhiều rủi ro, ngân hàng
thường yêu cầu một phần bù rủi ro bằng khoảng chênh lệch giữa tiền lãi nhận được
khi cho vay, hay “giá bán”, và tiền lãi phải trả khi nhận tiền gửi, hay “giá mua”.
rL = r + b
rD = r – a
và biên độ lãi suất: s = rL – rD = a + b
Trong đó: s là biên độ lãi suất, rL là lãi suất cho vay, rD là lãi suất huy động, r là
lãi suất phi rủi ro kỳ vọng, a và b là phí được tính bởi ngân hàng trong việc cung cấp
vai trò trung gian và do phải chịu rủi ro lãi suất.
Ho và Saunders (1981) cũng giả định rằng các ngân hàng tối đa hóa độ thỏa
dụng kỳ vọng của sự giàu có của nó từ đầu đến cuối. Cuối cùng là họ tìm thấy được
giá trị cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biên như sau:
s = a + b = α/β + ½ Rσ2iQ
Trong công thức trên, vế thứ nhất là tỷ lệ α/β cung cấp một thước đo của yếu tố
thặng dư sản xuất hoặc độc quyền cho thuê trong chênh lệch lãi suất hay lợi nhuận
ngân hàng. Vế thứ hai là một thuật ngữ của điều chỉnh rủi ro đặt hàng lần đầu và phụ
thuộc vào ba yếu tố: R là hệ số quản lý ngân hàng của sự lo ngại rủi ro tuyệt đối; Q là
quy mô của các giao dịch ngân hàng; và σ2i là phương sai tức thời của lãi suất tiền gửi
và cho vay, nghĩa là sự thay đổi của lãi suất. Vế thứ hai ngụ ý rằng, các yếu tố khác
không đổi, mức độ lo ngại rủi ro lớn hơn thì quy mô giao dịch lớn hơn và phương sai
của lãi suất lớn, do đó thu nhập lãi cận biên của ngân hàng lớn hơn. Trong nghiên cứu
của mình, Ho và Saunders (1981) đã kiểm soát các yếu tố mang đặc tính đặc trưng cho
một ngân hàng cá nhân và thu được một lợi nhuận lãi biên thuần túy trên tất cả các
ngân hàng. Họ kết luận rằng lợi nhuận lãi biên thuần túy này phụ thuộc vào mức độ lo
ngại rủi ro quản lý, quy mô của các giao dịch ngân hàng, khả năng cạnh tranh trên thị

trường ngân hàng và rủi ro lãi suất.

Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 14


Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015
Một loạt các nghiên cứu sau đó tranh luận về cách tiếp cận mô hình đại lý, lập
luận rằng mô hình của Ho và Saunders đề xuất vào năm 1981 không thừa nhận ngân
hàng là một công ty có chức năng sản xuất cụ thể liên quan đến việc cung cấp các dịch
vụ ngân hàng (Lerner, 1981). Như là kết quả xác định giới hạn của mô hình, nhiều mở
rộng khác nhau của mô hình Ho và Saunders ban đầu đã xuất hiện theo thời gian. Rất
nhiều nghiên cứu đã được lấy cảm hứng từ những hạn chế của mô hình Ho và
Saunders (1981) ban đầu để phát triển mở rộng và có sự thay đổi của nó so với mô
hình ban đầu. Kết quả là một sự gia tăng của các phiên bản khác nhau của mô hình
ban đầu, nhưng tất cả đều với các giả định lý thuyết giống như mô hình đại lý của Ho
và Saunders (1981).
Tương tự nhưng không giống như trong mô hình ban đầu của Ho và Saunders
(1981), điểm khác biệt chủ yếu trong mô hình của McShane và Sharpe (1985) so với
mô hình của Ho và Saunders là rủi ro gắn liền với sự thay đổi liên tục trong lãi suất
ngắn hạn của thị trường tiền tệ chứ không phải gắn với lãi suất huy động và lãi suất
cho vay. Mặc dù xuất phát từ các giả định phù hợp hơn với thị trường của Australia
nhưng mô hình cuối cùng của hai tác giả này cũng gần tương tự như mô hình của Ho
và Saunders. Allen (1988) mở rộng mô hình Ho và Saunders (1981) cho phép sự tồn
tại các loại khác nhau của các khoản tín dụng và tiền gửi. Chênh lệch lãi suất thuần
túy có thể được giảm khi độ co giãn chéo của cầu giữa các sản phẩm ngân hàng được
xem xét. Ông kết luận rằng một ngân hàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm có thể
làm giảm tính cạnh tranh chênh lệch lãi suất thuần túy của nó.
Dựa trên cách tiếp cận mô hình đại lý của Ho và Saunders (1981) và có mở

rộng, Angbazo (1997) điều tra ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng,
khoản mục ngoại bảng, chi phí cơ hội dự trữ không sinh lãi, quy mô ngân hàng, hiệu
quả quản lý. Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) xem xét các yếu tố của đặc trưng
ngân hàng, chỉ số kinh tế vĩ mô, lãi suất ngân hàng ngầm và minh bạch, cấu trúc tài
chính tổng thể và các chỉ số về quy định thể chế. Saunders và Schumacher (2000)
cũng sử dụng mô hình đại lý để phân tích các yếu tố biến động lãi suất, vốn hóa ngân
hàng, cấu trúc thị trường và yêu cầu điều tiết. Brock và Suarez (2000) điều tra chi phí
hoạt động, thanh khoản, rủi ro vốn, lạm phát và tăng trưởng GDP.

Dương Thị Kim Hoàng – Lớp MFB5A

Trang 15


×