Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động các tỉnh, thành phố duyên hải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HẢI TRIỀU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC
TỈNH, THÀNH PHỐ DUYÊN HẢI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã ngành: 60.31.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐINH PHI HỔ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao
động các tỉnh, thành phố duyên hải Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được
sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2016


Nguyễn Hải Triều

i


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ là giảng viên Trường
đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học làm
nền tảng cho tôi thực hiện nghiên cứu này.
Tôi chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Phi Hổ đã tận tình hướng dẫn khoa học cho
tôi.
Luận văn này là món quà dành tặng người bạn đời của tôi, người đã thay tôi chăm
sóc gia đình và các con trong những ngày tôi xa nhà theo học.
Tôi cảm ơn Công ty TNHH MTV cao su Bình Thuận, đơn vị thành viên của Tập
đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, đã tài trợ tài chính cho tôi.
Cuối cùng, tôi gửi đến các bạn đồng môn, những người đã cùng tôi chia sẽ những
kiến thức, kinh nghiệm trong khóa học, những tình cảm chân thành nhất.

ii


TÓM TẮT

Luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động các tỉnh, thành
phố duyên hải Việt Nam” nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao
động các tỉnh, thành phố duyên hải; đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố; gợi ý
một số chính sách để ổn định và tạo ra việc làm mới cho người lao động.
Tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: phân tích định tính và phân
tích định lượng. Phương pháp phân tích định tính dùng để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng

đến việc làm của người lao động các tỉnh, thành phố duyên hải; đề xuất biến mới; xây dựng
mô hình nghiên cứu và kỳ vọng dấu của các biến.
Phương pháp phân tích định lượng được tiếp cận bằng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng
nhằm kiểm tra sự phù hợp của mô hình, mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với
biến phụ thuộc, mức độ tác động của các yếu tố.
Dữ liệu phân tích gồm 224 mẫu quan sát của 28 tỉnh, thành phố duyên hải trong thời
gian 8 năm từ 2007 – 2014. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, không phải tất cả
các yếu tố trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm đều có đủ bằng chứng để kết luận rằng
chúng có tác động đến việc làm của người lao động các tỉnh, thành phố duyên hải; mà chỉ
có 7 yếu tố, bao gồm: cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp; tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế; thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp; năng lực cạnh tranh của các
tỉnh, thành phố; trình độ học vấn của người lao động; quy mô thị trường hàng hóa; quy mô
tàu đánh bắt hải sản.
Điều đáng quan tâm là các yếu tố cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, tốc
độ tăng trưởng kinh tế, theo thứ tự, có tác động đến việc làm mạnh hơn tất cả các yếu tố
khác. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được tác giả kỳ vọng khá nhiều thì không
phải là yếu tố mạnh. Một điều đáng chú ý nữa là quy mô tàu đánh bắt hải sản xa bờ lại có
tác động yếu nhất, trong khi đây là một trong những yếu tố mang đặc thù của các tỉnh,
thành phố duyên hải rất được tác giả quan tâm. Các yếu tố còn lại có mức độ tác động vừa
phải.
Từ kết quả này, để ổn định và tạo ra việc làm mới cho người lao động các tỉnh, thành
phố duyên hải, theo tác giả, cần tập trung vào 7 nhóm chính sách: (i) ưu tiên phát triển công
iii


nghiệp; (ii) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (iii) cải thiện thu nhập và điều kiện kinh tế cho
người lao động; (iv) cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; (v) nâng
cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động; (vi) phát triển mạnh thị
trường hàng hóa; và (vii) hỗ trợ ngư dân trang bị phương tiện khai thác, đánh bắt hải sản.
Tuy còn một số hạn chế, nhưng những kết quả mà nghiên cứu này chỉ ra có những

giá trị khoa học và thực tiễn nhất định, giúp các nhà hoạch định trong việc đưa ra các chính
sách nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề ổn định và tạo việc làm mới cho người lao động các
tỉnh, thành phố duyên hải Việt Nam.

iv


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn nghiên cứu ............................................................................................... 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ................................................................................ 4
1.8. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 7
2.1. Các khái niệm .............................................................................................................. 7

2.1.1. Việc làm ......................................................................................................... 7
2.1.1.1. Một số quan điểm của nước ngoài về việc làm ............................... 7
v


2.1.1.2. Một số quan điểm ở Việt Nam về việc làm ..................................... 8
2.1.1.3. Quan điểm của luận văn về việc làm ............................................. 10
2.1.2. Phân loại việc làm ....................................................................................... 10
2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc làm ....................................................................... 11
2.1.4. Một số khái niệm liên quan đến việc làm .................................................... 12
2.2. Lý thuyết về việc làm ................................................................................................ 14
2.2.1. Adam Smith (1723 - 1790) .......................................................................... 14
2.2.2. Henry Ruttan (1792 - 1871) và Masaru Hayami (1925 - 2009) .................. 14
2.2.3. Các Mác ....................................................................................................... 15
2.2.4. Alfred Marshall (1842 - 1924) .................................................................... 15
2.2.5. Arthur Pigou (1877 - 1959) ......................................................................... 15
2.2.6. John Maynard Keynes (1883 - 1946) .......................................................... 16
2.2.7. Alban William Phillips (1914 - 1975) ......................................................... 17
2.2.8. William Arthur Lewis (1915 - 1991) .......................................................... 17
2.2.9. Michael Paul Todaro (sinh 1942) ................................................................ 18
2.2.10. Harry T.Oshima (1918 - 1998) .................................................................. 18
2.3. Các nghiên cứu trước ................................................................................................. 19
2.3.1. Nghiên cứu của nước ngoài ......................................................................... 19
2.3.2. Nghiên cứu của Việt Nam ........................................................................... 26
2.3.3. Nghiên cứu về việc làm ở các tỉnh, thành phố duyên hải Việt Nam ........... 28
2.2.4. Nhận xét chung về các nghiên cứu trước .................................................... 30
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm ........................................................................... 31
2.4.1. Các yếu tố kinh tế ........................................................................................ 31
2.4.1.1. Quy mô nền kinh tế ....................................................................... 31
2.4.1.2. Quy mô sản xuất ............................................................................ 32

vi


2.4.2. Các yếu tố về môi trường đầu tư ................................................................. 33
2.4.2.1. Năng lực cạnh tranh ...................................................................... 33
2.4.2.2. Thị trường hàng hóa ...................................................................... 33
2.4.2.3. Dân số ............................................................................................ 34
2.4.3. Các yếu tố về nhân khẩu học ....................................................................... 35
2.4.3.1. Giới tính ......................................................................................... 35
2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực ............................... 36
2.4.4.1. Trình độ ......................................................................................... 36
2.4.4.2. Sức khỏe ........................................................................................ 37
2.4.4.3. Kinh tế ........................................................................................... 37
2.5. Mô hình lý thuyết đề xuất .......................................................................................... 40
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........... 41
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 41
3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................. 42
3.3. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm .............................................................................. 42
3.4. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa mô hình nghiên cứu này với các mô hình
nghiên cứu trước ............................................................................................................... 54
3.5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................ 56
3.6. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 57
3.6.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 57
3.6.2. Nguồn dữ liệu .............................................................................................. 57
3.6.3. Phương pháp truy xuất dữ liệu .................................................................... 58
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 59
4.1. Thực trạng lao động có việc làm của các tỉnh, thành phố duyên hải giai đoạn 20072014 .................................................................................................................................. 59
vii



4.2. Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................................... 66
4.3. Thống kê mô tả .......................................................................................................... 66
4.4. Quy trình phân tích mô hình hồi quy ......................................................................... 69
4.4.1. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng ...................................................................... 69
4.4.2. Lựa chọn mô hình hồi quy ........................................................................... 71
4.5. Kết quả nghiên cứu định lượng ................................................................................. 71
4.5.1. Kết quả hồi quy theo mô hình các nhân tố tác động cố định (FEM) .......... 72
4.5.2. Kết quả hồi quy theo mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM) ... 73
4.5.3. Lựa chọn mô hình hồi quy bằng kiểm định Hausman ................................ 74
4.5.4. Phân tích kết quả nghiên cứu ....................................................................... 74
4.5.4.1. Đối với các biến có ý nghĩa thống kê ............................................ 74
4.5.4.2. Đối với các biến không có ý nghĩa thống kê ................................. 80
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .................................................... 83
5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 83
5.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................................ 83
5.2.1. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ......................................................... 84
5.2.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ...................................................................... 84
5.2.3. Cải thiện thu nhập và điều kiện kinh tế cho người lao động ....................... 84
5.2.4. Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh ....................... 85
5.2.5. Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động ....... 85
5.2.6. Phát triển mạnh thị trường hàng hóa ........................................................... 86
5.2.7. Hỗ trợ ngư dân trang bị phương tiện khai thác, đánh bắt hải sản ............... 86
5.3. Những hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. xiii
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ xx
viii


DANH MỤC HÌNH


Trang
Hình 1.1: Bản đồ hành chính các tỉnh, thành phố duyên hải Việt Nam ............................. 6
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết đề xuất ................................................................................. 40
Hình 4.1: Đồ thị thể hiện tỷ lệ lao động có việc làm (%) và tốc độ tăng trưởng tỷ lệ lao
động có việc làm (%) của các tỉnh, thành phố duyên hải ................................................. 61
Hình 4.2: Đồ thị thể hiện tỷ lệ lao động có việc làm (%) trong mối tương quan giữa nhóm
5 tỉnh có tỷ lệ cao nhất và nhóm 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ thấp nhất .............................. 62
Hình 4.3: Đồ thị thể hiện tỷ lệ lao động có việc làm (%) của nhóm 5 tỉnh có tỷ lệ cao nhất
trong mối tương quan với cả nước ................................................................................... 63
Hình 4.4: Đồ thị thể hiện tỷ lệ lao động có việc làm (%) của nhóm 5 tỉnh, thành phố có tỷ
lệ thấp nhất trong mối tương quan với cả nước ................................................................ 64
Hình 4.5: Đồ thị thể hiện tỷ lệ lao động có việc làm (%) của các tỉnh, thành phố duyên hải
trong mối tương quan với cả nước ................................................................................... 65

ix


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp biến phụ thuộc và các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm ................... 38
Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ...................................................... 55
Bảng 4.1: Tỷ lệ lao động có việc làm (%) của các tỉnh, thành phố duyên hải ................. 59
Bảng 4.2: Tỷ lệ lao động có việc làm (%) và tốc độ tăng trưởng tỷ lệ lao động việc làm (%)
của các tỉnh, thành phố duyên hải .................................................................................... 61
Bảng 4.3: Tỷ lệ lao động có việc làm (%) trong mối tương quan giữa nhóm 5 tỉnh có tỷ lệ
cao nhất và nhóm 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ thấp nhất ..................................................... 62
Bảng 4.4: Tỷ lệ lao động có việc làm (%) của nhóm 5 tỉnh có tỷ lệ cao nhất trong mối tương
quan với cả nước ............................................................................................................... 63
Bảng 4.5: Tỷ lệ lao động có việc làm (%) của nhóm 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ thấp nhất

trong mối tương quan với cả nước ................................................................................... 64
Bảng 4.6: Tỷ lệ lao động có việc làm (%) của các tỉnh, thành phố duyên hải trong mối
tương quan với cả nước .................................................................................................... 65
Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ....................................... 67
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình các nhân tác động cố định (FEM) ................... 72
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo mô hình các nhân tác động ngẫu nhiên (REM) ............. 73
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman .......................................................................... 74

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB: Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển châu Á
AFTA: ASEAN Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông-Nam Á
ANU: Australian National University - Đại học quốc gia Úc
BTA: Bilateral Trade Agreement Vietnam-US - Hiệp định thương mại song phương Việt
Nam-Hoa Kỳ
OLS: Ordinary Least Square - Bình phương bé nhất thông thường
EU: European Union - Liên minh Châu Âu
EAEU: Eurasian Economic Union - Liên minh kinh tế Á – Âu
FDI: Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEM: Fixed Effects Model - Mô hình các nhân tố tác động cố định
GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
GMM: General Method of Moments - Phương pháp hồi quy ước lượng
GSO: General Statistics Office of Vietnam - Tổng cục thống kê
ILO: International Labour Organization - Tổ chức lao động quốc tế
LFS: Abour Force Survey - Khảo sát lực lượng lao động
MOLISA: Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs - Bộ Lao động thương binh
và xã hội

PCI: Provincial Competitiveness Index - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
REM: Random Effects Model - Mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên
TFP: Total factors productivity - Năng suất các nhân tố tổng hợp
THPT: Trung học phổ thông
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TPP: Trans-Pacific Partnership Agreement - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
xi


UNFPA: United Nations Population Fund (United Nations Fund for Population Activities)
- Quỹ dân số của Liên hợp quốc
UNIDO: United Nations Industrial Development Organization - Tổ chức phát triển công
nghiệp của Liên hiệp quốc
UNSD: United Nations Statistics Division - Phòng thống kê của Liên hợp quốc
VAR: Value at risk - Phương pháp phương sai
VCCI: Vietnam Chamber of Commerce and Industry - Phòng thương mại và công nghiệp
Việt Nam
VHLSS: Vietnam Household Living Standard Survey - Điều tra mức sống hộ gia đình Việt
Nam
VLSS: Vietnam Living Standard Survey - Điều tra mức sống dân cư Việt Nam
VMS: Vietnam Migration Survey - Điều tra di cư Việt Nam
WB: World Bank - Ngân hàng thế giới
WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
WHO: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới

xii


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN


Chương 1 giới thiệu lý do chọn nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực
tiễn của nghiên cứu.
1.1. Lý do chọn nghiên cứu
Nằm trong chuỗi các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, kinh tế biển được
Việt Nam hết sức chú trọng. Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều
nghị quyết, chỉ thị về phát triển kinh tế biển từ những năm đầu thập niên 1990. Đáng chú
ý nhất là Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X đã thông qua nghị
quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Quan
điểm chỉ đạo của chiến lược biển là đến năm 2020, Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh
về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện
các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền
vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp
khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn
đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển (Ban
Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 2007).
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, trên 1 triệu km2 thềm lục địa với nhiều
đảo, quân đảo; nhiều tài nguyên biển như hải sản, dầu khí; tiềm năng kinh tế biển như du
lịch, cảng biển, giao thông biển, sửa chữa tàu, thuyền, dịch vụ hậu cần… rất lớn, có thể
hình thành vùng phát triển cao, tạo hiệu ứng thúc đẩy các vùng, miền kinh tế khác cùng
phát triển.
Tuy nhiên, để phát triển kinh tế biển ngoài việc khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế
về biển cần chú trọng khai thác tốt nguồn lực lao động, trong đó đáng chú ý là lực lượng
lao động các tỉnh, thành phố duyên hải. Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với ổn định
đời sống cho người lao động các tỉnh, thành phố duyên hải, về lâu dài phải hạn chế được
phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong các vùng, miền duyên hải mà một trong những
1



giải pháp quan trọng là phải có các chính sách để ổn định việc làm và tạo việc làm mới cho
người lao động. Dữ liệu thống kê cho thấy, giai đoạn 2007 - 2014, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi
trở lên có việc làm so với tổng dân số ở các tỉnh, thành phố duyên hải có xu hướng gia
tăng. Tùy từng tỉnh, thành phố, tỷ lệ này có thể dao động từ trên 45% - 55% hoặc 50% 60%. Đây là kết quả đáng kể về việc làm của người lao động các tỉnh, thành phố duyên hải
mà chiến lược biển được Việt Nam nỗ lực thực thi có một phần đóng góp quan trọng.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có việc làm giữa các tỉnh, thành phố duyên hải có sự khác
nhau. Nhìn chung, những tỉnh, thành phố có bờ biển tương đối dài như Thái Bình, Thanh
Hóa, Bến Tre thì tỷ lệ lao động có việc làm cao hơn - tỷ lệ này những năm gần đây dao
động từ 55% - 60%. Trong khi các tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh có chiều dài bờ biển khá khiêm tốn thì tỷ lệ lao động có việc làm thấp
hơn – những năm gần đây dao động từ 50% - 51%. Điều đó cho cho phép chúng ta nghĩ
tới vai trò của biển, kinh tế biển trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động.
Với một loạt các hiệp định thương mại tự do được Việt Nam ký kết với các tổ chức,
các nước, như: Liên minh châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông - Nam
Á (AFTA), Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây nhất là
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra cho Việt Nam những triển
vọng phát triển kinh tế nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, trong đó có thách thức
về việc làm. Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên biển Đông những năm gần đây
diễn ra găy gắt, quyết liệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro đang đe dọa đến việc làm và đời sống của
hàng triệu ngư dân và người lao động ở nhiều ngành nghề kinh tế biển như dầu khí, du lịch
biển, cảng biển, giao thông biển, khai thác, đánh bắt hải sản…
Vì vậy, cần thiết phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người
lao động các tỉnh, thành phố duyên hải Việt Nam; để từ đó, có các chủ trương, chính sách,
giải pháp hợp lý nhằm ổn định và tạo việc làm mới cho người lao động.
Với lý do trên, luận văn này nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của
người lao động các tỉnh, thành phố duyên hải Việt Nam”.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Luận văn này tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người
lao động các tỉnh, thành phố duyên hải Việt Nam.
2



Việc làm của lao động một số tỉnh, thành phố duyên hải đã từng được đề cập trong
các nghiên cứu của Nguyễn Thế Tràm và ctg. (2005), Nguyen Thi Kim Dung và ctg.
(2005), Lưu Thị Bích Ngọc (2011), Trần Đình Chín (2012) và Nguyễn Dũng Anh (2014).
So với các nghiên cứu trên, lần đầu tiên nghiên cứu này đưa vào mô hình một số
biến mới, bao gồm: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, diện tích đất sản xuất muối,
số lượng tàu đánh bắt hải sản xa bờ, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tỷ lệ giới tính, tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp THPT.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động các tỉnh, thành
phố duyên hải;
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc làm của của người lao động
các tỉnh, thành phố duyên hải;
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, gợi ý một số chính sách để ổn định và tạo ra việc làm
mới cho người lao động các tỉnh, thành phố duyên hải.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc làm của người lao động các tỉnh, thành phố
duyên hải?
- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này đến việc làm của người lao động các tỉnh,
thành phố duyên hải như thế nào?
- Chính sách nào cần được thực hiện để ổn định và tạo việc làm mới cho người lao
động các tỉnh, thành phố duyên hải?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm của người
lao động các tỉnh, thành phố duyên hải Việt Nam.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: 8 năm, từ 2007 - 2014.
- Không gian: 28 tỉnh, thành phố duyên hải. Cụ thể:

3


+ 5 tỉnh, thành phố duyên hải vùng đồng bằng sông Hồng, gồm: Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình;
+ 14 tỉnh, thành phố duyên hải vùng Trung bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;
+ 2 tỉnh, thành phố duyên hải vùng Đông Nam bộ, gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh;
+ 7 tỉnh duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của Tổng cục thống kê (GSO), cục thống kê của 28
tỉnh, thành phố duyên hải và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Dữ liệu
được tác giả truy xuất, tổng hợp và xử lý vào tháng 12 năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm
của người lao động các tỉnh, thành phố duyên hải, đề xuất biến mới, xây dựng mô hình
nghiên cứu và xác định kỳ vọng dấu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu. Sử dụng mô
hình hồi quy phù hợp để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm. Phân tích kết quả
nghiên cứu, đưa ra kết luận và gợi ý chính sách.
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động các tỉnh, thành
phố duyên hải Việt Nam” nhằm cung cấp những thông tin tin cậy, những cơ sở khoa học
cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chính sách về việc làm cho người lao
động các tỉnh, thành phố duyên hải.
Các doanh nhân, nhà đầu tư đang kinh doanh, hoạt động tại các tỉnh, thành phố
duyên hải Việt Nam cũng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này để tham chiếu, làm cơ sở
cho việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động cho tổ chức, doanh nghiệp mình.


4


Nghiên cứu này còn cung cấp những thông tin hữu ích về việc làm các tỉnh, thành
phố duyên hải nên những cá nhân muốn tham gia vào thị trường lao động và làm việc tại
các tỉnh, thành phố này có thể tham khảo để cân nhắc trước khi đưa ra các quyết định.
1.8. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan. Chương này giới thiệu lý do chọn nghiên cứu, vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Chương này giới thiệu các khái
niệm về việc làm, quan điểm của luận văn về việc làm, các khái niệm liên quan đến việc
làm, cơ sở lý thuyết; nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động các
tỉnh, thành phố duyên hải; giới thiệu các nghiên cứu trước và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Chương này giới thiệu
tổng quan về địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, dữ liệu
nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này phân tích thực trạng tỷ lệ lao động có
việc làm của các tỉnh, thành phố duyên hải; trình bày các kết quả nghiên cứu: nghiên cứu
định tính, kiểm định các giả thuyết của mô hình và phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Chương này đưa ra các kết luận, gợi ý một
số chính sách, chỉ ra các hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5


Hình 1.1: Bản đồ hành chính các tỉnh, thành phố duyên hải Việt Nam
(Bản đồ này chưa bao gồm các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam)


Nguồn: , tác giả vẽ lại (2016)

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trong chương 2, nghiên cứu giới thiệu các khái niệm về việc làm, các khái niệm
liên quan đến việc làm, trình bày các cơ sở lý thuyết, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến
việc làm của người lao động các tỉnh, thành phố duyên hải, giới thiệu các nghiên cứu trước
liên quan và đề xuất mô hình nghiên cứu.
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Việc làm
Có khá nhiều khái niệm về việc làm dựa trên các quan điểm khác nhau về chính trị,
kinh tế, văn hóa, pháp luật… Các cá nhân, quốc gia và tổ chức khác nhau cũng có thể có
những khái niệm khác nhau về việc làm.
2.1.1.1. Một số quan điểm của nước ngoài về việc làm
Tại hội nghị quốc tế lần thứ 13, năm 1983, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định
nghĩa, việc làm là một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có sự
tham gia tích cực, trực tiếp, có tính chất cá nhân vào một hoạt động sản xuất ra hàng hóa
hoặc cung cấp dịch vụ để được trả lương hoặc tìm kiếm lợi nhuận (Phú Huỳnh, 2014).
Như vậy, việc làm là một phạm trù kinh tế xác định hệ thống quan hệ giữa con
người với con người về việc bảo đảm cho họ những chỗ làm việc và tham gia vào hoạt
động sản xuất. Định nghĩa này được nhiều nước trên thế giới áp dụng vì tính chất phổ quát
của nó đã tạo cơ sở để các quốc gia có thể vận dụng những thành tố phù hợp vào điều
kiện thực tiễn của đất nước mình.
Các nhà kinh tế học Anh cho rằng, việc làm – hiểu theo nghĩa rộng – là toàn bộ các
hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì liên quan đến cách kiếm sống
của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ

của quá trình kinh tế (Trần Đình Chín, 2012).
Theo quan điểm này, tất cả những hoạt động tạo ra thu nhập không cần biết có
được pháp luật cho phép hay không đều được gọi là việc làm. Quan điểm này nhìn
7


nhận việc làm dước góc độ kinh tế học, trong khi đó, một nguyên tắc cơ bản là tính pháp
lý của việc làm chưa được đề cập đến.
Ở Liên bang Nga, định nghĩa về việc làm được nêu rõ trong bộ luật Việc làm của
cư dân Liên bang Nga. Theo đó, việc làm được hiểu là hoạt động của công dân nhằm thỏa
mãn nhu cầu của xã hội và cá nhân, đem lại cho họ thu nhập và không bị pháp luật Nga
nghiêm cấm (Trần Đình Chín, 2012).
Quan điểm này cho thấy, vấn đề việc làm được Chính phủ Nga rộng mở trên tất cả
các hoạt động của con người, trên cơ sở bảo đảm các tiêu chí: Hoạt động đó nhằm thỏa
mãn những nhu cầu của xã hội và cá nhân, đem đến cho họ thu nhập; không bị luật pháp
Liên bang Nga nghiêm cấm. Theo đó, những hoạt động trái với những quy định trên đều
không được Chính phủ Nga công nhận là việc làm, những hoạt động mang lại lợi ích cho
xã hội và cá nhân được Chính phủ Nga khuyến khích, bảo vệ và được xem là việc làm.
Cũng theo quan điểm này, việc làm bao gồm công việc mang lại thu nhập hoặc không
mang lại thu nhập, miễn là không bị luật pháp ngăn cấm. Đây là một quan điểm rất tiến
bộ, phù hợp với điều kiện phát triển của thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam.
2.1.1.2. Một số quan điểm ở Việt Nam về việc làm
Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm việc làm được thể hiện trong bộ luật Lao động
2012 và luật Việc làm 2013.
Bộ luật Lao động 2012 định nghĩa, “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp
luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.” Còn theo luật Việc làm 2013, “Việc làm là hoạt
động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Như vậy, cách diễn đạt tuy hơi
khác nhau nhưng cả hai bộ luật đều thống nhất về nội dung. Đó là: Việc làm là hoạt động
tạo ra thu nhập và không bị pháp luật nghiêm cấm.
Trên thực tế, việc làm có thể được hiểu: Trước hết, là làm công việc để nhận được

tiền lương, tiền công hoặc hiện vật từ công việc đó; hai là, công việc đem lại lợi ích cho
bản thân, mà bản thân có quyền sử dụng hay sở hữu một phần hay toàn bộ tư liệu sản xuất
để thực hiện công việc; ba là, làm công việc cho chính gia đình mình và không được trả
thù lao dưới bất cứ hình thức nào.
Người có việc làm bao gồm tất cả những người làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân, trong hệ thống các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội có hưởng thù lao dưới các
8


hình thức thể hiện qua mức thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật, nhằm phục vụ nhu cầu cho
bản thân và gia đình. Những người làm việc, phục vụ trong lực lượng vũ trang, được
hưởng lương từ ngân sách Chính phủ cũng được thừa nhận là có việc làm.
Các Mác (1818 - 1883) là người có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam. Quan điểm của
Mác về việc làm và lao động được thể hiện trong tác phẩm “Tư bản” nổi tiếng viết chung
với Ăng-ghen được phát hành lần đầu tiên năm 1867. Theo Mác, việc làm là phạm trù
để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản
xuất và kỹ thuật) để sử dụng sức lao động. Vì vậy, bất cứ sự mất cân bằng nào giữa sức lao
động và các điều kiện cần thiết để làm việc đều bị xem là thiếu việc làm hay mất việc làm.
Theo Đại từ điển kinh tế thị trường, việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực
lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để được trả thù lao
hoặc thu nhập kinh doanh (Nguyễn Hữu Quỳnh và ctg, 1998).
Theo quan điểm này, việc làm được coi là hoạt động sản xuất ra của cải vật chất,
tinh thần cho xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường của nước ta, với quan điểm trên
thì sẽ có nhiều hoạt động không được xem là việc làm, như hoạt động bảo đảm sự ổn định
phát triển của xã hội, hỗ trợ cho những người thân tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh
để có thu nhập ổn định. Chính những hoạt động này đã tạo nên sự ổn định xã hội và các
điều kiện cần thiết cho các hoạt động trực tiếp sản xuất diễn ra suôn sẻ. Quan điểm này
cũng không đề cập đến tính pháp lý của việc làm, tức là những hoạt động mang lại thù
lao hoặc thu nhập nhưng phải được luật pháp cho phép.
Theo Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (1997), việc làm là hoạt động lao

động được thể hiện ở một trong ba dạng sau: làm các công việc để nhận tiền công, tiền
lương bằng tiền hoặc bằng hiện vật cho công việc đó; làm các công việc để thu lợi cho bản
thân; làm các công việc cho gia đình.
Với quan điểm này, vấn đề việc làm được hiểu rộng hơn. Ngoài những hoạt động
mang lại thu nhập (như tiền công, tiền lương, lợi nhuận), các công việc gia đình tuy
không trực tiếp mang lại thu nhập cũng được xem là việc làm. Tuy nhiên, quan điểm này
chưa đề cập đến một số hoạt động khác, như hoạt động của thanh niên thực hiện nghĩa
vụ quân sự. Những hoạt động này dù không mang lại thu nhập nhưng bảo đảm an ninh
xã hội và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ cho sự nghiệp
9


xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những hoạt động mang lại lợi ích to lớn như vậy cần phải
được xem là việc làm. Cũng như một số quan điểm được nêu trên, quan điểm này không
đề cập đến tính pháp lý của việc làm.
Theo Bùi Anh Tuấn (2011), việc làm được hiểu là phạm trù để chỉ trạng thái phù
hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải
vật chất và tinh thần cho xã hội.
Quan điểm này xem việc làm là một chỗ làm việc cụ thể nào đó để quá trình lao
động được diễn ra, nhằm phân biệt với tình trạng thất nghiệp hoặc không làm việc. Quan
niệm này nêu lên được các đặc trưng về việc làm, như:
- Là sự biểu hiện quan hệ của hai yếu tố là sức lao động kết hợp với tư liệu sản
xuất. Là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương
tiện mà họ sử dụng để làm việc. Quan điểm này khá phù hợp với quan điểm của Mác về
việc làm.
- Lấy lợi ích vật chất và tinh thần mà các hoạt động đem lại để xem xét hoạt động
đó có được coi là việc làm hay không. Tuy nhiên, cũng như một số quan điểm đã nêu trên,
quan điểm này không đề cập đến tính pháp lý của việc làm.
2.1.1.3. Quan điểm của luận văn về việc làm
Luận văn này nghiên cứu về việc làm của người lao động các tỉnh, thành phố duyên

hải Việt Nam. Vì vậy, tác giả sử dụng định nghĩa của pháp luật Việt Nam mà cụ thể là định
nghĩa của bộ luật Lao động 2012: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm
đều được thừa nhận là việc làm.”
2.1.2. Phân loại việc làm
Có nhiều cách phân loại việc làm, phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu.
Nếu dựa vào thời lượng làm việc, việc làm có thể chia thành việc làm chính và việc
làm phụ. Việc làm chính là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất hay có
thu nhập cao nhất; việc làm phụ là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất
sau việc làm chính.
Nếu dựa vào nguồn gốc thu nhập, việc làm có thể chia thành: làm những công việc
để nhận thu nhập bằng tiền công, tiền lương; làm những công việc thu lợi nhuận cho bản
10


thân người lao động; làm các công việc cho chính hộ gia đình mình.
Nếu dựa vào thu nhập, việc làm có thể phân thành việc làm ổn định, việc làm tạm
thời.
Nếu dựa vào số giờ làm việc trong ngày, việc làm có thể chia thành việc làm bán
thời gian, việc làm đầy đủ, thiếu việc làm.
Ngoài ra, việc làm còn được phân thành việc làm thêm, việc làm hiệu quả…
2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc làm
Việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội: đem lại cho con người
nguồn sống, nguồn hạnh phúc; bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Vì vậy, việc làm được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự
phát triển của một nền kinh tế hay một xã hội nhất định; là đòi hỏi không thể thiếu đối với
từng cá nhân và toàn xã hội; là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế và
xã hội; có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, ảnh hưởng đến
toàn bộ hoạt động của cá nhân và xã hội.
Thưở xa xưa, việc làm và lao động đã giúp cho loài người tiến hóa từ vượn người
thành người. Ngày nay, việc làm tạo ra của cải đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần

của con người; giúp xã hội ngày càng phát triển văn minh, thịnh vượng.
Đối với cá nhân, việc làm tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Vì vậy,
nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của mỗi cá nhân. Việc làm ngày nay
đi liền với trình độ học vấn, chuyên môn; tay nghề kỹ thuật của từng cá nhân. Trong dài
hạn, không có việc làm dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp; làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.
Trong bình diện mỗi quốc gia, việc làm tạo ra sự ổn định về an ninh, chính trị. Nếu
thiếu việc làm, cuộc sống sẽ bị xáo trộn, xã hội sẽ rối loại, xung đột giữa các nhóm lợi ích,
các giai cấp sẽ xảy ra. Trong phạm vi quốc gia, việc làm còn tạo ra sự bình đẳng, xóa bỏ
bất công, nô dịch trong xã hội.
Trên trường quốc tế, việc làm tạo ra sự phồn thịnh cho từng quốc gia, dân tộc; nâng
cao vai trò, vị thế của quốc gia, dân tộc đó; khẳng định uy thế, vị trí và tiếng nói chính trị
cho quốc gia, dân tộc.
11


Xác định được vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng của việc làm nên trong quá trình
phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm, nỗ lực tạo ra nhiều việc làm mới
nhằm đem lại cuộc sống ổn định và ngày càng phát triển cho nhân dân.
Tuy nhiên, sự vận động và phát triển nhanh chóng của đời sống xã hội và khoa học
công nghệ đã và đang đặt ra cho Chính phủ Việt Nam nhiều thách thức trong ổn định và
tạo việc làm mới cho người dân, nhất là trong bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến
thuận lợi nhưng cũng rất phức tạp như hiện nay, đe dọa đến sự ổn định về an ninh, chính
trị và sự phát triển của các nền kinh tế, ảnh hưởng tới việc làm và đời sống của người dân.
Thực tiễn đó đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có nhiều nỗ lực với các chính sách
phù hợp nhằm ổn định việc làm và tạo ra việc làm mới cho người lao động, trong đó có
việc làm cho người lao động các tỉnh, thành phố duyên hải.
2.1.4. Một số khái niệm liên quan đến việc làm
Người lao động: Theo bộ luật Lao động 2012, “Người lao động là người từ đủ 15
tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và

chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.” (Quốc hội Việt Nam, 2012). Còn
theo luật Việc làm 2013, “Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có
khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.” (Quốc hội Việt Nam, 2013).
Lực lượng lao động: Theo ILO, lực lượng lao động là số lượng và chất lượng những
người lao động bảo đảm các tiêu chuẩn trung bình về khả năng lao động và có thể được sử
dụng để lao động (Phú Huỳnh, 2014).
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Là tỷ lệ phần trăm (%) những người thuộc lực
lượng lao động chiếm trong tổng số dân trong độ tuổi có khả năng lao động được quy định
và hiện đang sống tại Việt Nam (GSO, 2016). Đối với Việt Nam, tuổi có khả năng lao động
được tính từ đủ 15 tuổi trở lên (Quốc Hội Việt Nam, 2012).
Vị thế việc làm: Là vị trí hay tình trạng của một người có việc làm trong mối quan
hệ với những người khác trong đơn vị, tổ chức mà người đó làm việc. Vị thế việc làm của
một người có thể là chủ cơ sở, tự làm, lao động gia đình, làm công ăn lương hoặc xã viên
hợp tác xã (GSO, 2016).

12


×