Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 134 trang )

Header Page 1 of 50.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thư Hà

RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG
VIÊN Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

Footer Page 1 of 50.


Header Page 2 of 50.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thư Hà

RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG
VIÊN Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành :


Tâm lý học

Mã số

60 31 04 01

:

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRƯƠNG CÔNG THANH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

Footer Page 2 of 50.


Header Page 3 of 50.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình
khác.
Tác giả luận văn

TRẦN THƯ HÀ

Footer Page 3 of 50.



Header Page 4 of 50.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô Trường Đại học sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những Thầy/Cô Khoa Tâm lý giáo dục và những
Thầy/Cô khác đã giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường. Tôi xin
gửi lời tri ân sâu sắc tới Tiến sĩ Trương Công Thanh, người hướng dẫn khoa học đã
tận tình chỉ bảo, nhận xét, góp ý, hỗ trợ cũng như động viên tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Điều dưỡng viên của bốn bệnh viện tại Thành
phố Hồ Chí Minh: bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện
Nhi đồng 2, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã tạo điều kiện tối ưu, nhiệt tình hỗ trợ
và tích cực tham gia cùng tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị, các bạn lớp
Tâm lý K22; đến những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong
khi học cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.

Trần Thư Hà

Footer Page 4 of 50.


Header Page 5 of 50.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
T

1

Lời cảm ơn
T
1

Mục lục
T
1

1T

1T

1T

Danh mục các chữ viết tắt
T
1

Danh mục các bảng
T
1

1T

Danh mục các biểu đồ
T
1


1T

1T

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
T
1

1T

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA ĐIỀU
T
1

DƯỠNG VIÊN ........................................................................................................... 5
1T

1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 5
T
1

T
1

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 5
T
1

T
1


1.1.2. Những nghiên cứu trong nước.................................................................... 6
T
1

T
1

1.2. Khái niệm rối nhiễu tâm lý ............................................................................. 10
T
1

T
1

1.3. Rối nhiễu lo âu, căng thẳng nghề nghiệp, rối nhiễu nhân cách ...................... 15
T
1

T
1

1.3.1. Rối nhiễu lo âu ......................................................................................... 15
T
1

1T

1.3.2. Căng thẳng nghề nghiệp ........................................................................... 24
T

1

T
1

1.3.3. Rối nhiễu nhân cách ................................................................................. 29
T
1

T
1

1.4. Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên ............................................................ 33
T
1

T
1

1.4.1. Nghề điều dưỡng ...................................................................................... 33
T
1

1T

1.4.2. Vai trò và đặc điểm tâm lý của điều dưỡng viên...................................... 36
T
1

T

1

1.4.3. Biểu hiện rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên ...................................... 40
T
1

T
1

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 43
T
1

1T

Chương 2. THỰC TRẠNG RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG
T
1

VIÊN Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............... 44
T
1

2.1. Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu........................................... 44
T
1

T
1


2.1.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 44
T
1

1T

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 46
T
1

Footer Page 5 of 50.

T
1


Header Page 6 of 50.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ........................................................................ 54
T
1

T
1

2.2.1. Rối nhiễu lo âu của điều dưỡng viên ....................................................... 54
T
1

T

1

2.2.2. Căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng viên......................................... 66
T
1

T
1

2.2.3. Rối nhiễu nhân cách của điều dưỡng viên ............................................... 82
T
1

T
1

2.2.4. Quan điểm của điều dưỡng viên với những đánh giá hiện nay của
T
1

xã hội về nghề điều dưỡng ....................................................................... 87
T
1

2.3. Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa những biểu hiện RNTL của
T
1

điều dưỡng viên .............................................................................................. 89
1T


2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ........................................................................... 89
T
1

T
1

2.3.2. Một số biện pháp cụ thể ........................................................................... 94
T
1

T
1

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 98
T
1

1T

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 99
T
1

T
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 102
T

1

Footer Page 6 of 50.

1T


Header Page 7 of 50.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Footer Page 7 of 50.

CTNN

:

căng thẳng nghề nghiệp

RNLA

:

rối nhiễu lo âu

RNNC

:

rối nhiễu nhân cách


RNTL

:

rối nhiễu tâm lý


Header Page 8 of 50.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Biểu hiện RNNC theo DSM ................................................................ 31

Bảng 2.1.

Phân bố khách thể nghiên cứu............................................................. 44

Bảng 2.2.

Biểu hiện RNLA về mặt sinh lý – thể chất ......................................... 55

Bảng 2.3.

Tỷ lệ mức độ RNLA về mặt sinh lý – thể chất .................................. 57

Bảng 2.4.

Biểu hiện của RNLA về mặt tâm lý .................................................... 59


Bảng 2.5.

Tỷ lệ mức độ RNLA về mặt tâm lý ..................................................... 60

Bảng 2.6.

Sự khác biệt RNLA theo lứa tuổi và khoa làm việc............................ 61

Bảng 2.7.

Những nguyên nhân chủ quan của RNLA .......................................... 64

Bảng 2.8.

Biểu hiện CTNN về mặt sinh lý – thể chất ........................................ 66

Bảng 2.9.

Tỷ lệ mức độ CTNN về mặt sinh lý – thể chất .................................. 69

Bảng 2.10.

Biểu hiện CTNN về mặt tâm lý .......................................................... 70

Bảng 2.11.

Tỷ lệ mức độ CTNN về mặt tâm lý .................................................... 73

Bảng 2.12.


Sự khác biệt CTNN theo lứa tuổi và khoa làm việc............................ 74

Bảng 2.13.

Những nguyên nhân khách quan của CTNN ...................................... 77

Bảng 2.14.

Biểu hiện RNNC ................................................................................. 82

Bảng 2.15.

Tỷ lệ mức độ RNNC ........................................................................... 84

Bảng 2.16.

Sự khác biệt RNNC theo lứa tuổi và khoa làm việc ........................... 85

Bảng 2.17.

Nguyên nhân RNNC .......................................................................... 86

Bảng 2.18.

Quan điểm của điều dưỡng viên với những đánh giá hiện nay

T
1


T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1


T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1


T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1


T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

của xã hội về nghề điều dưỡng. ........................................................... 87
T
1

Bảng 2.19.
T
1

Đánh giá của điều dưỡng viên về mức độ cần thiết của nhóm
biện pháp điều dưỡng thực hiện .......................................................... 90
T
1


Bảng 2.20.
T
1

Đánh giá của điều dưỡng viên về mức độ cần thiết của nhóm
biện pháp bệnh viện thực hiện............................................................. 92
T
1

Bảng 2.21.
T
1

Đánh giá của điều dưỡng viên về mức độ cần thiết của nhóm
biện pháp từ phía xã hội ...................................................................... 93

Footer Page 8 of 50.


Header Page 9 of 50.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.

Các mức độ rối nhiễu tâm lý theo APA ............................................ 11

Biểu đồ 2.1.

Biểu hiện RNLA về mặt sinh lý – thể chất ....................................... 56


Biểu đồ 2.2.

Tỷ lệ mức độ RNLA về mặt sinh lý – thể chất ................................. 58

Biểu đồ 2.3.

Tỷ lệ mức độ RNLA về mặt tâm lý .................................................. 61

Biểu đồ 2.4.

Biểu hiện CTNN về mặt sinh lý – thể chất ....................................... 68

Biểu đồ 2.5.

Tỷ lệ mức độ CTNN về mặt sinh lý – thể chất ................................. 69

Biểu đồ 2.6.

Tỷ lệ mức độ CTNN về mặt tâm lý ................................................. 74

Biểu đồ 2.7.

Biểu hiện RNNC ............................................................................... 83

Biểu đồ 2.8.

Tỷ lệ mức độ RNNC ......................................................................... 84

T

1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

Footer Page 9 of 50.

T
1


T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1

T
1


Header Page 10 of 50.

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nguyên nhân tử vong của bệnh nhân rối loạn tâm
thần” được đăng trên “Tạp chí thông tin Y dược” năm 2002 của Trần Văn Cường về
mối quan hệ giữa rối nhiễu tâm lý và bệnh tật đưa ra kết luận của Tổ chức y tế Thế
giới (WHO): “Trong số các bệnh không truyền nhiễm, ước lượng rằng nhóm bệnh
do rối nhiễu tâm lý gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong nhiều hơn các nhóm khác,
nhiều hơn cả nhóm bệnh ung thư và nhóm bệnh tim mạch. Rối nhiễu tâm lý là yếu
tố nguy cơ quan trọng làm tăng thêm những bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, tiêu
hóa… Trong nhiều bệnh thực thể, những người có sẵn rối nhiễu tâm lý từ trước sẽ
chậm trễ trong việc điều trị, tìm kiếm sự giúp đỡ khiến cho bệnh nặng hơn. Ngược
lại, những người mắc bệnh mãn tính, bệnh nan y dễ bị rối nhiễu tâm lý” [4]. Ngoài
ra, theo WHO, những người sống trong các tình trạng rối nhiễu tâm lý, như: rối loạn
trầm cảm, lo lắng, căng thẳng thần kinh, rối loạn hành vi sẽ dễ sa sút trong học tập,
làm việc và có thể bị thất học, thất nghiệp, nặng hơn có thể tự tử…
Nguyên nhân dẫn đến rối nhiễu tâm lý không chỉ là yếu tố bệnh lý mà còn do
rất nhiều yếu tố khác. Điều kiện xã hội, hoàn cảnh sống, áp lực học tập - công
việc… cũng làm cho con người rơi vào tình trạng rối nhiễu tâm lý.
Rối nhiễu tâm lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, trong đó có điều
dưỡng viên. Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng biểu hiện chủ yếu là: lo âu; căng
thẳng, mệt mỏi; rối nhiễu hành vi và nhân cách khiến họ mất tập trung trong công
việc, sinh hoạt cuộc sống hàng ngày gặp nhiều trở ngại, sức khỏe giảm sút…
Điều dưỡng viên được coi là một trong những đối tượng dễ bị rối nhiễu tâm lý
vì ba nguyên nhân chính sau đây:

• Thứ nhất, do môi trường làm việc có nhiều yếu tố bất lợi, như: vi sinh vật gây
bệnh làm cho người điều dưỡng có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm cao; đối
tượng tiếp xúc thường xuyên của điều dưỡng viên là người bệnh, nhiều khi
bệnh nhân “giận” bệnh, sẽ “giận” lây sang cả điều dưỡng; yêu cầu của bệnh


Footer Page 10 of 50.


Header Page 11 of 50.

2
viện với điều dưỡng viên khá cao, thường xuyên kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất kỹ năng lâm sàng và kiến thức nghề nghiệp của điều dưỡng…

• Thứ hai, do đặc trưng nghề nghiệp, thời gian làm việc thất thường (phải trực
đêm, trực trong các ngày nghỉ lễ, làm theo ca kíp). Điều dưỡng viên cũng chịu
áp lực khi không được quyền tự quyết trong công việc của mình, luôn phải
thực hiện theo y lệnh của bác sĩ. Đối tượng công việc là người bệnh, chỉ một
sơ xuất nhỏ của điều dưỡng viên rất có thể gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng
bệnh nhân.

• Thứ ba, do bản thân điều dưỡng viên, rất nhiều người ở vào tình thế “nghề
chọn mình chứ không phải mình chọn nghề”. Họ trở thành điều dưỡng vì “bất
đắc dĩ” nên không toàn tâm toàn ý trong công việc, dễ có tâm trạng chán nản
khi làm việc.
Điều dưỡng viên là lực lượng chiếm số lượng tương đối đông trong hoạt động
nghề Y. Tuy nhiên, những đề tài cũng như những bài viết về đối tượng này chưa
nhiều, chưa sâu và chưa hệ thống, thường chỉ là viết về một nhóm điều dưỡng của
một bệnh viện hay một địa phương nào đó. Đặc biệt, nghiên cứu về đặc điểm rối
nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên càng hạn chế. Năm 2009, nhóm tác giả Trương
Đình Chính, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Đỗ Nguyên, Ngô Tích Linh có đề tài nghiên cứu:
P

P


“Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Một nghiên cứu
khác cho ra kết quả: rối loạn tâm thần ở điều dưỡng trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm
thần là 48,32%, và ở nhân viên y tế trực tiếp phục vụ bệnh nhân lao phổi là 15,5% [3].
Các đề tài đó mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu mối liên quan của căng thẳng với công
việc của điều dưỡng. Cũng chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu RNTL của điều
dưỡng viên đang làm việc tại các bệnh viện lớn của thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những nội dung trình bày trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên ở một số bệnh viện tại thành phố Hồ
Chí Minh”.

Footer Page 11 of 50.


Header Page 12 of 50.

3
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên ở một số bệnh viện
tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp điều
dưỡng viên phòng tránh, giảm thiểu rối nhiễu tâm lý.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên bệnh viện.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Điều dưỡng viên đang làm việc ở một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên trong công việc và cuộc
sống hàng ngày biểu hiện qua 3 nhóm: nhóm rối nhiễu lo âu, nhóm căng thẳng nghề
nghiệp và nhóm rối nhiễu nhân cách.

4.2. Về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 200 điều dưỡng viên đang làm việc ở một số khoa
của 4 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh: bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh
viện Thống Nhất, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Nhi Đồng 2.
Mỗi bệnh viện nghiên cứu 50 điều dưỡng viên.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Điều dưỡng viên bệnh viện có những biểu hiện của rối nhiễu tâm lý, như: rối
nhiễu lo âu, căng thẳng nghề nghiệp và rối nhiễu nhân cách. Xét trên tổng thể mức
độ xuất hiện các biểu hiện thì có những điều dưỡng đã bị rối nhiễu tâm lý.
Nếu tìm hiểu được thực trạng và nguyên nhân rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng
viên sẽ đề xuất được một số biện pháp phù hợp giúp điều dưỡng viên bệnh viện
phòng tránh, giảm thiểu rối nhiễu tâm lý.

Footer Page 12 of 50.


Header Page 13 of 50.

4

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến rối nhiễu tâm
lý, rối nhiễu tâm lý trong hoạt động nghề nghiệp, từ đó hình thành cơ sở lý luận cho
đề tài.
- Khảo sát thực trạng rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên bệnh viện.
- Đề xuất một số biện pháp giúp điều dưỡng viên bệnh viện phòng tránh,
giảm thiểu rối nhiễu tâm lý.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề để nghiên cứu, phân tích, tổng

hợp các tài liệu, như: rối nhiễu tâm lý, đặc điểm tâm lý người điều dưỡng, đặc điểm
nghề điều dưỡng, rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên,... phục vụ cho việc nghiên
cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phối hợp với nhau, trong đó
điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất, các phương
pháp còn lại là phương pháp bổ trợ.
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn.
7.2.3. Phương pháp quan sát.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê toán học
Sử dụng phương pháp xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 for
window để xử lý và phân tích số liệu của luận văn.

Footer Page 13 of 50.


Header Page 14 of 50.

5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI NHIỄU TÂM LÝ
CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN
1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Hầu hết các nghiên cứu về RNTL và điều trị RNTL được tiến hành ở các nước
nói tiếng Anh và các nước Phương Tây.
Vào những năm 1955, một số tác giả đã quan tâm đến việc nghiên cứu yếu tố
tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe [24], Naiemeh Seydefatamie, Maryam Tfreshi và
Hamid Hagani nghiên cứu khách thể là sinh viên năm nhất đã thu được kết quả: rối

nhiễu tâm lý của sinh viên là 65,8%; stress trong môi trường tình huống không quen
thuộc là 64,2%; stress nhiều hơn đáng kể so với sinh viên năm thứ tư.
Một nghiên cứu ở Tehran với mẫu khảo sát có đặc điểm: hầu hết các sinh viên
là nữ tỉ lệ 87,2% từ 18 đến 24 tuổi, khoảng 57% sinh viên sống trong ký túc xá của
trường học đến từ các nước khác. Kết quả nghiên cứu, sinh viên gặp khó khăn khi
stress thì mới tìm kiếm bạn bè tỉ lệ 76,2% và thay đổi các mối quan hệ trong xã hội
tỉ lệ 63,4%. [28]
Kết quả một nghiên cứu định tính của nhóm tác giả H.J Hoekstra, B.B Van
Meijel, T.G Vande Hoflemen trên sinh viên Điều dưỡng năm nhất về nhận thức đối
với các bệnh nhân tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến sự lựa
chọn của họ về chuyên môn trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần và tương lai
làm việc trong lĩnh vực này. Phương pháp phỏng vấn sinh viên tại một trường học
của Hà Lan. Kết quả, 70% sinh viên có nhận thức tiêu cực đối với người bệnh bị
tâm thần. [26]
Khi tìm hiểu: “Sức khỏe tâm lý của nữ hộ sinh Úc trong lúc mang thai và sau
khi sinh”, tác giả Mc.Cann, T.V. Klark.E và cộng sự đã khảo sát các nữ hộ sinh này
tại các bệnh viện phụ sản Melbourne, Australia. Kết quả cho thấy: những phụ nữ có
niềm tin tôn giáo thì mức độ rối nhiễu tâm lý thấp hơn nhiều so với các nhóm còn
lại. Như vậy yếu tố niềm tin trong bản thân mỗi nữ hộ sinh giúp họ giảm thiểu
những vấn đề rối nhiễu tâm lý. [25]

Footer Page 14 of 50.


Header Page 15 of 50.

6
Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho biết mức độ phổ biến của các RNTL ngày
càng gia tăng.
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (NIMH), khoảng 26% người

Mỹ trưởng thành trên 18 tuổi bị một số loại RNTL. Năm 1994 nghiên cứu khảo sát
trên toàn quốc gia (NCS) cho biết 30% số người được hỏi đã từng có biểu hiện triệu
chứng của RNTL ít nhất một năm trước. Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng gần một
nửa số người lớn đã từng trải qua một vài loại rối nhiễu tâm lý tại một số thời điểm
trong cuộc sống của họ. [24]
X.N.Miaxisshev đã có công trình nghiên cứu rối nhiễu nhân cách và chỉ ra:
rối nhiễu nhân cách là một căn bệnh của nhân cách có căn nguyên tâm lý. Sự rối
loạn các quan hệ đóng vai trò xuất phát điểm và quyết định. Từ những rối nhiễu đó
dẫn đến rối nhiễu sự tiếp nhận và rối nhiễu các chức năng tâm lý tùy theo cách tiếp
nhận và xử lý hiện thực thế nào. Ông nhấn mạnh, nguyên nhân chính làm phát sinh
rối nhiễu hành vi ở trẻ em và con người nói chung là do sự mâu thuẫn tâm lý, nghĩa
là sự mâu thuẫn nội tâm. [28]
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về RNTL của nhiều đối tượng nói chung và
của điều dưỡng viên bệnh viện nói riêng, điển hình là những nghiên cứu sau đây:
 Trước hết là những nghiên cứu về RNTL, sức khỏe tâm thần của một số đối
tượng, như: nông dân, sinh viên, cộng đồng dân cư, trẻ em, cha mẹ khi nuôi dạy con
cái, cụ thể:
• “Sức khỏe tâm thần của sinh viên Y tế công cộng và sinh viên Điều dưỡng
trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh - một
nghiên cứu tại thời điểm xác định các vấn đề về sức khỏe tâm thần và các yếu tố
liên quan (bao gồm yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ) có tác động đến sức khỏe tâm
thần của sinh viên khoa Y tế công cộng và khoa Điều dưỡng tại Đại học Y dược
thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cho thấy sinh viên nữ có khuynh hướng lo âu
nhiều hơn nhưng lại ít trầm cảm hơn sinh viên nam. Những yếu tố gia đình có ảnh
hưởng đến mức độ trầm cảm của sinh viên nam. Đối với mức độ trầm cảm của sinh

Footer Page 15 of 50.



Header Page 16 of 50.

7
viên nữ, những yếu tố liên quan đến môi trường học tập có tác động mạnh mẽ.
Chiều hướng tích cực của sức khỏe tâm thần được đo lường thông qua các thang đo
về hạnh phúc và hy vọng trên sinh viên nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên
quan đến nhà trường. Đối với nữ, tất cả các yếu tố bao gồm các đặc điểm về gia
đình, nhà trường và xã hội đều có tác động đến cảm nhận về hạnh phúc và hy vọng
của họ. [15]
• Nhóm tác giả Trần Ngọc Đăng và cộng sự (2010) xác định tỷ lệ RNTL và
các yếu tố liên quan đến RNTL (bao gồm yếu tố nhà trường, gia đình và bản thân)
của sinh viên khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
là: 58,47%, không có sự khác biệt về tỷ lệ rối nhiễu tâm lý giữa nam và nữ. Ngoài
ra, nhóm cũng tìm thấy một số yếu tố gia đình, nhà trường, bản thân có liên quan
đến RNTL. [15]
• Một nhóm tác giả khảo sát nhận thức về sức khỏe tâm thần trong dân số
chung ở Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2002 của Bệnh viện tâm thần cho thấy
cộng đồng hiểu biết về sức khỏe tâm thần còn ít và phiến diện, tuy nhiên có sự đồng
ý cao với khái niệm “Cuộc sống hạnh phúc là cuộc sống không có bệnh tật và chan
hòa tình cảm của bản thân với mọi người xung quanh”. [15]
• Nghiên cứu về mới đây bạo lực tình dục tại Việt Nam, những người cung
cấp thông tin tin rằng bạo lực không chỉ ảnh hưởng về thực thể mà còn cả về sức
khỏe tâm lý của phụ nữ. Lạm dụng tình dục được đề cập ít nhất. Bạo lực tình dục
được xem là riêng tư và không được thảo luận cởi mở trong cộng đồng. Phụ nữ sẽ
tìm kiếm sự chăm sóc sức khỏe chỉ trong những trường hợp rất nghiêm trọng. Các
nhóm hòa giải ở địa phương được dùng để dàn xếp các trường hợp bạo lực tình dục.
Nhân viên y tế có nhận thức về bạo lực tình dục và lên án nó nhưng không được
chuẩn bị để can thiệp. Tình trạng này thường do không biết biểu hiện của vấn đề,
hoặc không được đào tạo đầy đủ. [5]
• Một nghiên cứu stress trong việc nuôi con cái của các gia đình có con nhỏ

chậm phát triển trí tuệ ở Miền Trung Việt Nam: 106 người mẹ và 93 người cha có
con được phát hiện chậm phát triển trí tuệ, được thực hiện với cha mẹ có con tàn tật

Footer Page 16 of 50.


Header Page 17 of 50.

8
trong một số trường mẫu giáo ở Huế. Những bà mẹ có con gái hoặc có con hoạt
động tư duy kém hơn thì có mức độ stress cao hơn. Kết quả cho thấy, những bà mẹ
có chồng gặp các vấn đề về sức khỏe cũng bị stress nhiều hơn những bà mẹ khác.
Có mối tương quan giữa mức độ hoạt động tư duy của trẻ và tress của cha mẹ. Cả
bố và mẹ đều stress khi bị tủi nhục. Cha mẹ càng tủi nhục nhiều thì họ càng bị stress
nhiều. Tình trạng kinh tế xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến sự tủi nhục.[5]
• Kết quả điều tra dịch tễ mẫu, do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát
triển cộng đồng tiến hành trên 1.000 trẻ trong độ tuổi từ 8 - 17 tuổi ở 31 xã thuộc 5
tỉnh: Lào Cai, Hưng Yên, Đà Nẵng, Phú Yên, Bến Tre từ năm 2001 đến 2005, cho
thấy: cứ 10 trẻ thì có 2 trẻ bị RNTL. Một khảo sát khác cũng của trung tâm này
trong năm 2008 với nhóm phụ nữ mang thai 3 tháng cuối hoặc mới sinh con trong
vòng 2 tháng đầu tại Hà Nội và Hà Nam cho thấy, tỷ lệ chị em bị RNTL tương ứng
với mỗi tỉnh là 22% và 33%. [18]
• Kết quả điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2008 mới được công bố cho thấy, trong số hơn 10.000 thanh thiếu niên có hơn 73%
người từng có cảm giác buồn chán, hơn 4% từng nghĩ đến chuyện tử tử. So với số
liệu cuộc điều tra trước đó vào năm 2003, các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ thanh thiếu
niên trải qua cảm giác buồn chán đã tăng lên. Đặc biệt, cảm giác nghĩ đến chuyện tự
tử tăng lên khoảng 30%. [18]
• “Những trẻ sống trong gia đình có bố mẹ thường xuyên đánh, chửi nhau có
nhiều nguy cơ bị trầm cảm và có hành vi sai trái. Các biểu hiện này tỉ lệ thuận với

mức độ bạo lực trong gia đình mà trẻ chứng kiến hàng ngày”. Đây là nhận định
được đưa ra tại kết quả nghiên cứu “Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình
có bạo lực” của tác giả Nguyễn Bá Đạt tại Hội nghị Quốc gia về phòng, chống bạo
lực gia đình. Kết quả nghiên cứu được tiến hành trên 145 trẻ trong độ tuổi từ 12 đến
15 đang học Trung học cơ sở ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cùng 52 phụ
huynh của 52 trẻ đang sống trong những gia đình có bạo lực cho thấy: Trong số 52
trẻ sống trong gia đình bạo lực thì có đến 36,5% trẻ bị lo âu, trầm cảm ở mức độ
nhẹ; 15,4% trẻ ở mức độ vừa và 15,3% trẻ trầm cảm ở mức độ nặng. Từ chỗ lo âu,

Footer Page 17 of 50.


Header Page 18 of 50.

9
trầm cảm dẫn đến trẻ có những hành vi gây hấn, sai phạm. Có 11,5% trẻ có nhiều
hành vi gây hấn. Hơn 30% trẻ có hành vi sai phạm, trong đó 7,7% trẻ có nhiều hành
vi sai phạm. [5]
 RNTL của điều dưỡng viên cũng được một số tác giả chú ý tìm hiểu, cụ thể
là những nghiên cứu sau:
• Đề tài nghiên cứu “Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2009” của nhóm tác giả Trương Đình Chính, Cao Ngọc Nga,
Nguyễn Đỗ Nguyên và Ngô Tích Linh được thực hiện trên 382 điều dưỡng và nữ hộ
sinh được chọn ngẫu nhiên hệ thống tại các cơ sở y tế công của tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ có rối loạn tâm thần là 59%. Những yếu
tố thuộc môi trường làm việc có liên quan đến khả năng mắc rối loạn tâm thần là
làm việc tại các khoa nhiều bệnh nhân hoặc bệnh nhân nặng, công việc đòi hỏi quan
sát hoặc lựa chọn chính xác. Các yếu tố gia đình và xã hội có liên quan với
khả năng mắc các rối loạn tâm thần là bất hòa với hàng xóm. [2]
• Nhóm tác giả Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh thực hiện đề tài

“Tình hình căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng” [16] với mục đích
nhằm xác định tỉ lệ nhân viên điều dưỡng bị CTNN tại bệnh viện đa khoa Trung
ương Cần Thơ, bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Châu
Thành - Hậu Giang, đồng thời xác định các yếu tố có thể gây CTNN cho 378 nhân
viên điều dưỡng ở ba tuyến bệnh viện này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ
45,2% bị căng thẳng ở mức cao; 42,8% ở mức trung bình. Tại bệnh viện Đa khoa
Trung ương Cần Thơ, tỉ lệ điều dưỡng bị căng thẳng cao nhất với 53,1%. Các tác giả
cũng đưa ra một số yếu tố có thể gây CTNN cho điều dưỡng, bao gồm:
- Yếu tố cá nhân: thâm niên công tác.
- Tính chất công việc: làm việc quá giờ (>8h/ngày) và công việc nhiều áp lực.
- Không hứng thú với công việc.
- Làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị; đông người, ồn ào;
tiếp xúc nhiều vi khuẩn, virus, dễ tổn thương bởi các vật sắc nhọn và thường gặp phản
ứng của bệnh nhân và người nhà, như: chửi mắng, đe dọa, hành hung....

Footer Page 18 of 50.


Header Page 19 of 50.

10
- Mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên; công việc thiếu an toàn.
- Thu nhập từ nghề nghiệp chưa thỏa đáng và công việc ít có cơ hội thăng tiến.
• Ba tác giả Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Sinh Phúc cho
biết: các chủ xí nghiệp, các nhà kinh doanh, các nhân viên y tế đặc biệt là điều
dưỡng viên và tất cả những ai làm nghề có liên quan đến sự cạnh tranh, làm nghề
đòi hỏi có trách nhiệm cao và thường xuyên đấu tranh với hoàn cảnh, công việc
thường có các biểu hiện tổn thương về sinh học trong một thời điểm nào đó với một
mức độ nhất định. [12]
• Bác sỹ Đặng Phương Kiệt với: "Stress sức khỏe" đã đưa ra các số liệu phản

ánh một phần căng thẳng nghề nghiệp trong ngành Y tế qua khảo sát 80 cán bộ làm
việc trong các khoa Hồi sức cấp cứu, Điều trị tích cực, Điều trị bỏng của 6 bệnh
viện trung ương và 6 bệnh viện địa phương trong vòng 5 năm. Đó là: 100% cán bộ
nhân viên giảm trọng lượng so với ngày mới làm việc và không một ai tăng cân trở
lại, 15% người mắc một số bệnh, như: loét dạ dày, bệnh truyền nhiễm, suy nhược
thần kinh. Cũng trong tài liệu này, tác giả giới thiệu thêm một cuộc khảo sát khác
tại 3 bệnh viện tuyến tỉnh và cho thấy: có đến 20% cán bộ nhân viên mắc bệnh viêm
gan, 100% bị giảm bạch cầu hạt, 9% bị tổn thương thể nhiễm sắt. [9]
Như vậy những đề tài trong nước nghiên cứu về RNTL của điều dưỡng chỉ
tập trung vào việc phân tích thực trạng CTNN và tìm hiểu nguyên nhân gây nên
CTNN của người điều dưỡng. Tuy nhiên, người điều dưỡng bị RNTL không chỉ là
CTNN mà còn có thể có nhiều biểu hiện khác nữa. Chính vì thế, việc nghiên cứu
RNTL của điều dưỡng viên là rất cần thiết.
1.2. Khái niệm rối nhiễu tâm lý
 Ở nước ngoài: có một số tổ chức và cá nhân đã xây dựng khái niệm rối
nhiễu tâm lý như sau:
• APA – Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ trong DSM – IV – TR (Dignosic &
statistical Manual of Mental díosdess - Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu
tâm thần) đã đưa ra khái niệm: “RNTL một hành vi có ý nghĩa lâm sàng hoặc một
hội chứng tâm lý xuất hiện ở một cá nhân gây ra sự đau khổ, bất lực, rối loạn chức

Footer Page 19 of 50.


Header Page 20 of 50.

11
năng, làm gia tăng hành vi nguy cơ tự hủy hoại bản thân, làm cá nhân mất khả năng
kiểm soát bản thân”. Khái niệm RNTL này được sử dụng nhằm phân biệt RNTL với
những rối loạn sinh lý do tổn thương thực thể hoặc do não bộ gây ra. APA cũng

xây dựng “Các mức độ rối nhiễu tâm lý” – Sức khỏe tâm lý được biểu diễn là hàm
số liên tục khác với quan niệm cũ là “hay có bệnh” . [20]

Hội chứng rối nhiễu tâm lý (nặng)

Triệu chứng nhẹ, thoáng qua: tai nạn; ảnh hưởng trầm cảm;
cảm giác lo lắng, mất người thân, người sống sót tội lỗi; tâm
thể; khó chịu; ngủ khó khăn, tuyệt vọng; nóng nảy; lo ngại;
cảm thấy quan trọng của người khác; tự tử.

Những vấn đề tâm lý, xã hội: tăng hành vi uống rượu; bạo lực;
lạm dụng thuốc, các chất kích thích…

Sức khỏe tâm lý bình thường

Biểu đồ 1.1. Các mức độ rối nhiễu tâm lý theo APA

Footer Page 20 of 50.


Header Page 21 of 50.

12
• Sức khỏe được WHO định nghĩa là sự thoải mái về thể chất, tâm lý và xã
hội. Ngày nay nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ mối quan hệ giữa ba mặt trên
của sức khỏe con người. Đó cũng là chất lượng cuộc sống. Theo định nghĩa về sức
khỏe của WHO thì sức khỏe tâm trí là một bộ phận tạo nên sức khỏe ở mỗi chúng
ta. RNTL (mental disorders) biểu thị sự lệch lạc về sức khỏe tâm thần, đây không
phải là bệnh mới, nói đúng hơn, đó là sự nhìn nhận mới về tình trạng sức khỏe tâm
lí theo hướng dự phòng, điều trị sớm bệnh tâm thần (mental illness).

WHO đã phân loại RNTL như sau: [4]
- RNTL thực thể, như: sa sút trí tuệ, mê sảng và chấn thương não.
- Rối loạn hành vi và tâm lý do việc sử dụng các chất hướng thần, chủ yếu là
rượu và các thuốc hướng thần khác.
- Bệnh tâm lý phân liệt và các rối loạn hoang tưởng có liên quan. Rối nhiễu
tính tình: dễ xúc động, điên cuồng, lưỡng cực – trầm cảm: vui, buồn thất thường.
- Những rối loạn về thực thể về thần kinh liên quan đến stress: sợ hãi, lo lắng,
hoảng loạn…
- Những rối nhiễu hành vi liên quan đến các vấn đề về sinh lý và các yếu tố cơ
thể: rối loạn ăn uống, giấc ngủ và hoạt động tình dục. Những rối nhiễu về hành vi
và nhân cách ở người lớn.
- Những rối nhiễu về phát triển tâm lý. Những rối nhiễu hành vi và cảm xúc
khởi phát từ thời thơ ấu, dậy thì, như: ADHD…
- Những RNTL khác chưa xác định, khác với các thể trên.
• Việc phân loại và chẩn đoán là mối quan tâm lớn đối với các nhà trị liệu
cũng như các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có RNTL, hay bệnh tâm thần. Tổ
chức Y tế Thế giới đưa ra một hệ thống phân loại bệnh tâm thần riêng; hiệp hội tâm
thần của Mỹ, Pháp, Trung Quốc… cũng đưa ra một bảng phân loại riêng. Mặc dù
vậy, những bảng phân loại khác nhau kể trên vẫn có nhiều điểm chung, đặc biệt
giữa chúng có sự thống nhất ở các tiêu chí xác định các bệnh tâm thần phổ biến.
Dựa trên sự ý kiến chung giữa các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần,
hiện nay, việc xác định và chẩn đoán các RNTL được giới hạn lại. Mỗi loại RNTL

Footer Page 21 of 50.


Header Page 22 of 50.

13
có các tiêu chí chẩn đoán rõ ràng, được thừa nhận trên khắp thế giới. Bảng phân loại

rối loạn tâm thần và hành vi của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra năm 1992 (ICD – 10,
1992) và Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại rối loạn tâm thần của các nhà tâm
thần học Mỹ tái bản và bổ sung năm 2000 (DSM – IV – TR, 2000) là hai công cụ đã
được quốc tế hóa, được các nhà tâm thần học, tâm lý học, công tác xã hội sử dụng
nhiều trong nghiên cứu và chẩn đoán, trị liệu RNTL ở người lớn cũng như trẻ
em. Bảng phân loại bệnh tâm thần của Hiệp hội tâm thần Mỹ (DSM - IV – TR,
2000) mô tả khoảng 250 RNTL khác nhau. Một số RNTL phổ biến có thể kể đến
như: rối loạn ăn uống (chán ăn, ăn vô độ…), rối loạn cảm xúc (trầm cảm, hưng
cảm…), rối loạn dạng cơ thể, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu và rối loạn nhân
cách... [20]
• Một số tác giả là Robert S.Feldman (2003), Paul Bennett (2003), James
E.Maddux và Barbara A. Winstead (2008) đều cho rằng: một kinh nghiệm hay một
hành vi ứng xử của cá nhân được xem là rối nhiễu phải đáp ứng các tiêu chí: lệch
chuẩn về mặt thống kê, rối loạn chức năng, rối loạn stress, sai lệch các nguyên tắc
xã hội, làm suy giảm hoạt động nghề nghiệp, đời sống gia đình và xã hội, đặt cá
nhân vào tình huống nguy hiểm. Những người bị các triệu chứng: lo âu không rõ lý
do kéo dài, buồn rầu, ám sợ đám đông, bị tổn thương tâm lý, khó tập trung trong
công việc, chán nản, rối nhiễu hành vi…ở mức độ nhẹ và do các sự kiện trong cuộc
sống gây ra được gọi là những người bị RNTL. Chữa trị RNTL cần phải sử dụng
các liệu pháp tâm lý. [18]
 Ở Việt Nam, RNTL là khái niệm đã được các tác giả trong nước đề cập chủ
yếu trong những nghiên cứu ở lĩnh vực trị liệu tâm lý.
• Thuật ngữ “rối nhiễu tâm lý” được dịch từ tiếng Anh là “mental disorder”,
tiếng Pháp là “trouble mentaux”. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sử dụng thuật ngữ này
thay cho “rối loạn tâm thần”, “bệnh tâm thần” hay “bệnh lý” trong thăm khám và
chữa trị tâm lý cho trẻ em và thanh niên ở Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (N T). Trong tác phẩm “Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam” (1999), Nguyễn Khắc Viện
đã viết: “Ở N - T, chúng tôi chủ trương không dùng từ tâm thần nữa mà dùng từ tâm

Footer Page 22 of 50.



Header Page 23 of 50.

14
lý để nói chung, như khi nói khám tâm lý không nói khám tâm thần, nếu ghép vào
trong khuôn viên của một bệnh viện tâm thần sẽ rất ít ai đến và cũng không mấy bác
sĩ, y tá, giáo viên, cán bộ xã hội chịu học tập chuyên khoa này”.[18] Tác giả thừa
nhận và sử dụng bảng phân loại rối loạn tâm thần và hành vi của WHO và APA.
• Theo tác giả Lê Khanh trong bài viết “Tình trạng rối nhiễu tâm lý”: “Sinh
một đứa con đã khó, nuôi dưỡng bé để trở nên một con người toàn vẹn lại còn khó
hơn. WHO đã định nghĩa, sức khỏe là tình trạng không bệnh tật và có sự ổn định về
sức khỏe thể chất và tâm thần. Điều này cho thấy, một đứa con khỏe mạnh không
chỉ cần tăng trưởng tốt về chiều cao và cân nặng, mà còn phải có một trí tuệ tương
ứng với lứa tuổi. Khi một đứa trẻ có những thái độ đáp ứng hoặc hành vi không
bình thường, không phù hợp với cách ứng xử như những trẻ khác cùng độ tuổi, trẻ
có những hạn chế về giác quan, về vận động …chúng ta gọi đó là những trẻ có tình
trạng RNTL”.[18]
• Tác giả Trung Nguyên với bài nghiên cứu “Nghiên cứu rối nhiễu tâm lý ở
trẻ em và thanh thiếu niên” đã cụ thể hóa khái niệm RNTL như sau: [14]
- RNTL không phải là một khái niệm đặc thù hay cá biệt về một hoặc một
nhóm chứng bệnh về tâm thần.
- Rối loạn về tâm thần (rối loạn tâm thần) hoặc bệnh tâm thần được dịch từ
gốc tiếng Anh “mental disorder” hay “mental illness” còn được biết đến theo thuật
ngữ “psychological disorder” được dịch là “rối nhiễu tâm lý”.
- Một RNTL, cũng được biết đến như là một rối loạn tâm thần, là một mô hình
của hành vi hoặc triệu chứng tâm lý tác động nhiều lĩnh vực cuộc sống và / hoặc tạo
ra đau khổ cho những người gặp những triệu chứng này. Các chứng rối loạn chúng
ta biết và thường nói đến như: rối loạn trong phổ tự kỷ (ASD - Autism Spectrum
Disorder), tăng động thiếu chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity
Disorder) v.v...Dù diễn đạt theo những cách khác nhau RNTL, rối loạn tâm thần, rối

loạn tâm lý thì đều mang nội dung ý nghĩa như nhau.

Footer Page 23 of 50.


Header Page 24 of 50.

15
- Không giống các bệnh thực thể khác, chẩn đoán RNTL bác sĩ phải dựa trên
kết quả hỏi khám lâm sàng tỉ mỉ và trình tự tư duy phân tích tâm lý lâm sàng và tâm
thần học, các xét nghiệm khác chủ yếu giúp loại trừ bệnh thực thể.
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về RNTL, tuy nhiên chúng ta có thể
hiểu một cách chung nhất: RNTL là trạng thái bệnh lý về mặt tinh thần, cũng giống
như những bệnh khác về mặt cơ thể. Đó không phải là điên, hay thần kinh như mọi
người thường nghĩ. Một người có RNTL là người có các hành vi, cảm xúc kém
thích nghi, mang tính kỳ lạ, gây đau khổ hoặc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc
sống, mối quan hệ của bản thân và những người xung quanh.
Trên cơ sở các quan niệm và phân tích trên, xuất phát từ mục đích nghiên
cứu của đề tài, chúng tôi thống nhất với khái niệm RNTL của APA, theo đó:
“RNTL là hành vi có ý nghĩa lâm sàng hoặc một hội chứng tâm lý xuất hiện ở
một cá nhân gây ra sự đau khổ, bất lực, rối loạn chức năng, làm gia tăng hành vi
nguy cơ tự hủy hoại bản thân, làm cá nhân mất khả năng kiểm soát bản thân”.
1.3. Rối nhiễu lo âu, căng thẳng nghề nghiệp, rối nhiễu nhân cách
1.3.1. Rối nhiễu lo âu
1.3.1.1. Khái niệm rối nhiễu lo âu
Dr Savitri Ramaiah khi nghiên cứu về lo âu đã có những phân tích về lo âu, sợ
hãi, rối nhiễu lo âu như sau: [19]
- Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa,
khó chịu, mơ hồ, kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ
hôi, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bứt rứt, không thể ngồi yên

hoặc đứng yên một chỗ. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng: kém tập trung chú
ý, không thể thư giãn, kích động cơ thể. Lo âu về bản chất là sự đáp ứng với một đe
dọa không được biết trước từ bên trong.
- Khác với lo âu, sợ hãi lại là một đáp ứng với một đe dọa được biết rõ từ bên
ngoài. Tuy nhiên, nếu lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc
sống, vẫn tiếp tục khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý.

Footer Page 24 of 50.


Header Page 25 of 50.

16
- Tất cả các RNLA được đặc trưng bởi những triệu chứng sợ mà không có
nguyên nhân đầy đủ. Vì hầu hết mọi người trải nghiệm lo âu vào một thời điểm nào
đó trong đời của họ. Lo âu bình thường phải được phân biệt với rối nhiễu lo âu. Để
chẩn đoán một RNLA, những triệu chứng phải hiện diện trong một giai đoạn kéo
dài (thường ít nhất là 6 tháng), có cản trở đến hoạt động chức năng bình thường của
một người. RNLA là một trong những rối loạn có tính phổ biến cao, có tỷ lệ gia
tăng cùng với sức ép ngày càng lớn của cuộc sống và thường kết hợp với nhiều loại
rối loạn khác như: trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống.
Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi có khái niệm: “RNLA là sự lo sợ
quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất mơ hồ vô lý, lặp lại và kéo dài
gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống”.
1.3.1.2. Biểu hiện rối nhiễu lo âu
RNLA có biểu hiện tương đối đặc biệt: người bệnh luôn cho rằng có một điều
xấu đang và thậm chí đã xảy ra với mình, dù rằng thực tế không phải như vậy. Cùng
với những lo âu mơ hồ hay rõ rệt, bệnh nhân RNLA còn dễ bị thêm những chứng
bệnh khác, như: hồi hộp, nghẹt thở, đau ngực, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp,
đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ.

Những biểu hiện của RNLA rất đa dạng và phức tạp, biểu hiện cả về mặt
sinh lý và mặt tâm lý.
 Những biểu hiện về sinh lý
Những biểu hiện sinh lý của RNLA bao gồm những triệu chứng của hệ thần
kinh giao cảm, như: run, đổ mồ hôi, dãn đồng tử và trải nghiệm chủ quan của nhịp
tim nhanh mà nhiều người gọi nó là “hồi hộp”. Những người bệnh lo âu cũng
thường xuyên kể những triệu chứng của dạ dày – ruột (ví dụ: tiêu chảy) và rối loạn
đường niệu (ví dụ: tiểu thường xuyên). Sự tăng thông khí đi kèm với các rối loạn
giao cảm này có thể dẫn đến chóng mặt và ngất cũng như cảm giác dị cảm ở đầu
chi, mất cảm giác hoặc tê bì quanh miệng. Những triệu chứng lo âu có thể theo tình
huống hoặc trôi lơ lửng. Lo âu tình huống được gây ra bởi một phản ứng quá mức
với những yếu tố sang chấn môi trường bên ngoài, có thể nhận diện được. Trái lại,

Footer Page 25 of 50.


×