Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 86 trang )

Header Page 1 of 143.

BỘ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP
DÀI NGÀY TỈNH ĐỒNG NAI
Mã số: CS.2010.19.78

Cơ quan chủ trì: Khoa Địa lí
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Bình

TP. HỒ CHÍ MINH –5/2011

Footer Page 1 of 143.


Header Page 2 of 143.

BỘ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP


DÀI NGÀY TỈNH ĐỒNG NAI
Mã số: CS.2010.19.78

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Bình
Thành viên tham gia: ThS. Bùi Vũ Thanh Nhật

TP. HỒ CHÍ MINH –5/2011

Footer Page 2 of 143.


Header Page 3 of 143.

CHỮ CÁI VIẾT TẮT
KT- XH:

Kinh tế - xã hội

TCLT:

Tổ chức lãnh thổ

PGS.TS:

Phó Giáo sư , tiến sĩ

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


CCN dài ngày:

Cây công nghiệp dài ngày

HTX:

Hợp tác xã

UBND:

Ủy ban nhân dân

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

KTTĐFN:

Kinh tế trọng điểm phía Nam

KCN:

Khu công nghiệp

QL:

Quốc lộ

VTNN:


Vật tư nông nghiệp

BVTV:

Bảo vệ thực vật

GTSX:

Giá trị sản xuất

NN:

Nông nghiệp

TT:

Trồng trọt

TP:

Thành phố

H. Thống Nhất:

Huyện Thống Nhất

Footer Page 3 of 143.


Header Page 4 of 143.


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài : “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài
ngày tỉnh Đồng Nai”.
Mã số: CS.2010.19.78
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Bình
Điện thọai: 01699950668
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm TPHCM
Cơ quan và các nhân phối hợp:
-

ThS. Bùi Vũ Thanh Nhật – Giảng viên khoa Địa lý, Trường Đại học Sư
phạm TPHCM.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011
1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh
Đồng Nai, từ đó tìm hiểu mối liên kết giữa trồng và chế biến cây công nghiệp dài
ngày trên địa bàn toàn tỉnh. Nhằm khai thác tối đa các nguồn lực, tăng hiệu quả sản
xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai nói chung và
phát triển cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn toàn tỉnh nói riêng.
2. Nội dung
- Tổng quan những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày.
- Phân tích, đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng đến sản xuất các lọai cây
công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tìm hiểu thực trạng của việc trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày ở
địa bàn nghiên cứu.
- Định hướng tổ chức lãnh thổ nông – công nghiệp một cách hợp lý giữa

trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày ở Đồng Nai.
3. Kết quả đạt được
- Đưa ra một vài kết hợp tổ chức lãnh thổ giữa vùng nguyên liệu với các cơ
sở chế biến cây cây công nghiệp dài ngày.
- Xây dựng một vài mô hình kết hợp nông – công nghiệp với các địa phương
có ưu thế về sản xuất các cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Footer Page 4 of 143.

1


Header Page 5 of 143.

- - Địa chỉ để ứng dụng: Các vùng sản xuất cây công nghiệp dài ngày chiếm
ưu thế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

SUMMARY OF RESULTS
BASE-LEVEL SCIENCE SUBJECT

Title: "Territorial organization of agriculture about cultivation and processing
of long-term industrial crops in Dong Nai province"
Code: CS.2010.19.78
Chief: Ma. Nguyen Thi Binh
Telephone: 01699950668
Responsible agency: HCMC University of Pedagogy
Agency and individuals to coordinate: Ma. Bui Vu Thanh Nhat - Lecturer in
Geography, HCM University of Pedagogy.
Implementation Time: From April 2010 to April 2011
1. Common goal

Researching and assessing the development status of long-term industrial crops
in Dong Nai province so that we discern the rapports between - growing and processing
long-term industrial crops in the province. This helps us to exploit maximum of
resources, to increase productivity and to meet the needs of agricultural development
in Dong Nai province in general and development of long-term industrial crops in the
province in particular.
2. Contents
- Overview of the basis theory and practice of territorial organization of agriculture in
the cultivation and processing of long-term industrial crops.
- Analysing and evaluating the resources that affects the production of long-term
industrial crops in the province of Dong Nai.

Footer Page 5 of 143.

2


Header Page 6 of 143.

- Discerning the real situation of the plantation and processing plant long-term
industrial research in the area.
- Orientating the territorial organization in agriculture - industry appropriately
between cultivation and processing of long-term industrial crops in Dong Nai.
3. Achieved results
- Give some combination between the territorial organizations of raw materials to
processing facilities on perennial industrial crops.
- Constructing an agricultural model of combing - with the local industry has the
advantage of producing long-term industrial crops in the province of Dong Nai.
- Address to apply: The regional production of industrial long-term crops dominated in
Dong Nai province.


Footer Page 6 of 143.

3


Header Page 7 of 143.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 3
1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................... 3

2.

Mục tiêu – Nhiệm vụ – Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................. 3

3.

2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ của đề tài .................................................................................................. 4
2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................................ 4
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................................. 4

4.

Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 5

4.1.


Quan điểm nghiên cứu .................................................................................................... 5

4.1.1. Quan điểm hệ thống .................................................................................................. 5
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh .................................................................................... 6
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ......................................................... 6
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 6
4.2.1. Phương pháp thống kê............................................................................................. 6
4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa ........................................................................... 7
4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ ............................................................................. 7
4.2.4. Phương pháp hệ thống thông tin Địa lí (GIS)................................................... 7
4.2.5. Phương pháp dự báo ............................................................................................ 7
5. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH
THỔ NÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP
DÀI NGÀY .................................................................................................................................... 9
1. 1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp dài ngày ................................... 9
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ........................................................................................ 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................................... 11
1.2.1. Một sồ hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam .................................... 11
1.2.2. Hƣớng tiếp cận nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đồng Nai ............................................. 16

1
Footer Page 7 of 143.


Header Page 8 of 143.


CHƢƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ
CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY
CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY Ở TỈNH ĐỒNG NAI ........................................................... 17
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trồng và chế biến cây công nghiệp dài
ngày tỉnh Đồng Nai ..................................................................................................................... 17
2.1.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên ............................................................................................. 17
2.1.2. Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội.................................................................................... 22
2.2 Thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công
nghiệp dài ngày ở tỉnh Đồng Nai .............................................................................................. 28
2.2.1. Vai trò của cây công nghiệp đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh
Đồng Nai ....................................................................................................................................... 28
2.2.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công
nghiệp dài ngày ở Đồng Nai ...................................................................................................... 33
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH
THỔ NÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP
DÀI GÀY TỈNH ĐỒNG NAI................................................................................................... 59
3.1. Quan điểm để xây dựng định hƣớng................................................................................ 59
3.2. Định hƣớng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công
nghiệp dài ngày ........................................................................................................................... 59
3.2.1. Đối với cao su..................................................................................................................... 59
3.2.2. Đối với cà phê .................................................................................................................... 60
3.2.3. Đối với điều ........................................................................................................................ 61
3.2.4. Đối với cây tiêu................................................................................................................... 61
3.3. Một số giải pháp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai ....................................................................................................................... 62
3.3.1. Đối với trồng và chế biến cao su ..................................................................................... 62
3.3.2. Đối với trồng và chế biến cà phê .................................................................................... 64
3.3.3. Đối với trồng và chế biến điều ........................................................................................ 67
3.3.4. Đối với trồng và chế biến tiêu ......................................................................................... 68

PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................................... 70
2
Footer Page 8 of 143.


Header Page 9 of 143.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng Nai là một tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là
nơi có nhiều trang trại, tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hoạt động mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Với những thành công của các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất đó, có vai
trò to lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành nông nghiệp Đồng Nai nói riêng
và nền kinh tế của tỉnh nói chung. Tuy nhiên, những kết quả đạt được đó vẫn còn chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh Đồng Nai, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn đặt ra. Vì vậy nghiên cứu và áp dụng một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tiêu
biểu đối với sản xuất và chế biến cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là việc
làm cần thiết nhằm đưa ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung đi
lên. Trên cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, tác giả tiến hành nghiên cứu vấn đề
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày tỉnh Đồng Nai
để thấy được sự tác động tổng hợp của các nguồn lực đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày. Đồng thời tìm hiểu tiềm năng, thực trạng phát
triển và phân bố của một số cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn toàn tỉnh cũng như thấy
được mối liên hệ giữa việc trồng với chế biến cây công nghiệp dài ngày để từ đó tìm ra những
giải pháp và định hướng phát triển nông nghiệp sao cho tương xứng với tiềm năng và lợi thế
của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và giảm thiểu về sự chênh lệch
lãnh thổ giữa các vùng trong lãnh thổ nghiên cứu. Đây là một công việc có ý nghĩa thiết thực
cả về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế
của Đồng Nai nói chung và ngành nông ngiệp của tỉnh nói riêng.
2. Mục tiêu – Nhiệm vụ – Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu của đề tài
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, mục tiêu cơ bản của đề tài là nghiên cứu, đánh
giá thực trạng sản xuất các cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đồng Nai (gồm cây cao su, cà
phê, tiêu và diều). Đồng thời nghiên cứu một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gắn liền
với cây công nghiệp dài ngày đó là mối liên kết giữa trồng và chế biến nhằm khai thác tối đa

3
Footer Page 9 of 143.


Header Page 10 of 143.

các nguồn lực, tăng hiệu quả sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu phát
triển ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày
- Phân tích, đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở
Đồng Nai;
- Tìm hiểu thực trạng của việc tcrồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày ở địa bàn
nghiên cứu.
- Nghiên cứu mối liên kết giữa trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày (vùng
nguyên liệu, các cơ sở chế biến) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về thời gian: Từ năm 2000 đến nay
- Về không gian: tỉnh Đồng Nai.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế
biến các lọai cây công nghiệp dài ngày:cà phê, điều, tiêu và cao su.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nông sản cũng như liên kết nông – công nghiệp đã

được nghiên cứu từ lâu và đi vào thực tiễn sản xuất của nhiều nước trên thế giới. Ở Châu Âu
có mô hình đồn điền, trang trại, các công ty trồng và chế biến nông phẩm, v.v…
Ở Việt Nam, mô hình liên kết nông – công nghiệp đã được nghiên cứu cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn.
Về lý luận, PGS.TS Lê Thông với cuốn sách: “Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp
trên thế giới”, NXB Giáo dục (1986) đề cập đến bản chất và nội dung của liên kết nông –
công nghiệp; PGS.TS Ngô Dõan Vịnh, TS. Nguyễn Văn Phú với tài liệu dành cho hệ đào tạo
Sau Đại học: “Tổ chức lãnh thổ kinh tế – xã hội” đề cập đến phân vùng, kinh tế vùng và
phân bố lực lượng sản xuất; PGS.TS Đặng Văn Phan, TS. Nguyễn Kim Hồng với giáo trình
“Tổ chức lãnh thổ” do trường Đại học Sư phạm TP.HCM xuất bản (2002) đề cập đến các
khái niệm, nội dung tổ chức lãnh thổ, tổ chức lãnh thổ kinh tế – xã hội Việt Nam.; PGS.TS
Đặng Văn Phan với giáo trình “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam” do NXB GD xuất
4
Footer Page 10 of 143.


Header Page 11 of 143.

bản năm 2008 đã đề cập tới khái niệm và nội dung của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có liên
quan đến nước ta.
Về thực tiễn, một số luận án tiến sĩ đề cập đến nội dung này trong lĩnh vực trồng và chế
biến cao su (Ông Thị Đan Thanh – 1986); trồng và chế biến mía (Phạm Xuân Hậu – 1993);
trồng và chế biến sắn (Trịnh Thanh Sơn – 2004).
Các đề tài nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo vô cùng qúi giá và thật sự bổ ích
cho nhóm nghiên cứu chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, về vấn đề tổ chức lãnh
thổ trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày ở Đồng Nai thì vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ.
Trong khi vấn đề này rất cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế nhất là kinh tế nông
nghiệp của Đồng Nai nhằm từng bước xóa đói giảm nghèo và đẩy mạnh phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về phép biện chứng là kim chỉ nam trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Đề tài vận dụng các quan điểm truyền thống cũng như quan
điểm hiện đại trong nghiên cứu Địa lí học. Đó là:
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày tỉnh Đồng Nai luôn biến đổi do ảnh hưởng
bởi sự phát triển KT – XH của tỉnh, của vùng và quốc gia cũng như những chính sách của
Đảng và Nhà nước. Vì vậy, trồng và chế biến cây công nghiệp dài này luôn chịu ảnh hưởng
bởi hệ thống KT – XH lớn hơn.
Hệ thống KT – XH tỉnh Đồng Nai gồm các phân hệ nhỏ hơn và sự phát triển của nó
phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên, các đặc điểm dân cư, xã hội, v.v… Do vậy, việc
nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày phải
được xem xét như là các sự vật, hiện tượng trong một hệ thống hoàn chỉnh và không thể tách
rời với sự phát triển KT – XH chung của tỉnh Đồng Nai và cả nước.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

5
Footer Page 11 of 143.


Header Page 12 of 143.

Đây là quan điểm cơ bản của Địa lí học. Tức là phải nghiên cứu các đối tượng trên một
lãnh thổ để thấy sự khác biệt của lãnh thổ đó trên cơ sở đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh
hưởng đến những nét khác biệt của vùng. Đề tài trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày
cần được đặt trong bối cảnh KT – XH của tỉnh Đồng Nai có những nét đặc thù về vị trí Địa lí,
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT – XH, lịch sử phát triển, v.v… để hình thành
các khu vực trồng trọt năng suất cao, các khu vực chế biến hiện đại với nhiều sản phẩm chất
luợng cao, có giá trị kinh tế.
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Vấn đề trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày được phân tích theo chuỗi thời gian.
Mỗi một giai đọan mang một màu sắc, một đặc điểm riêng. Vận dụng quan điểm lịch sử trong
việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày
tỉnh Đồng Nai nhằm đánh giá thực trạng của vấn đề này trong từng giai đọan nhất định.
Trong đó đặc biệt quan tâm đến các thời điểm lịch sử quan trọng, những biến đổi KT – XH
đáng chú ý nhằm đánh giá, phân tích vấn đề một cách biện chứng, khoa học.
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày có tác động rất lớn đến môi trường. Do
vậy, quán triệt quan điểm sinh thái trong nghiên cứu nhằm mục đích giảm thiểu những tổn hại
đối với môi trường sinh thái như suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, v.v…
Việc thiết lập hệ thống liên kết nông – công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài
ngày cũng như việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề này cũng phải dựa trên quan điểm sinh
thái và phát triển bền vững nhằm đảm bảo không làm cạn kiệt tài nguyên và suy giảm môi
trường sinh thái của tỉnh Đồng Nai mà trái lại làm tăng tỷ lệ che phủ và bảo vệ môi trường.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê
Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai thác phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống
kê KT – XH của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
của Sở Kế họach và Đầu tư cùng các cơ quan Ban ngành quản lý khác của tỉnh.

6
Footer Page 12 of 143.


Header Page 13 of 143.

Đề tài cũng sử dụng các nguồn số liệu của các tổ chức, ban ngành, số liệu thống kê về
nông nghiệp, công nghiệp, dân cư, kinh tế của các vùng để so sánh, phân tích khi cần làm
sáng tỏ vị trí của tỉnh Đồng Nai so với cả nước hay các địa phương trong vùng.

4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa
Để có được những số liệu bổ sung và những luận cứ đánh giá đúng nhân tố ảnh hưởng
cũng như thực trạng trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Đồng Nai, ngòai
những số liệu thống kê thu thập được, nhóm nghiên cứu chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu
thực địa, phỏng vấn nhân dân và các cán bộ lãnh đạo. Kết quả thu thập được là cơ sở thẩm
định lại những nhận định, đánh giá, dự báo trong quá trình nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của
đề tài.
4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa lí. Chúng tôi đã thiết lập bản đồ
cây công nghiệp dài ngày theo lãnh thổ trên cơ sở dữ liệu thu thập được và chồng xếp các bản
đồ chuyên đề nhằm xác lập mối liên hệ giữa các đối tượng Địa lí. Đồng thời thể hiện các mối
liên hệ, các tác động còn được minh họa bằng nhiều biểu đồ, đồ thị.
4.2.4. Phương pháp hệ thống thông tin Địa lí (GIS)
Hệ thống thông tin Địa lí (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân tích, xử lý các
thông tin về mặt không gian. Sử dụng công nghệ GIS cho phép chồng xếp các thông tin Địa lí
để thấy được nét đặc trưng riêng cho đối từng đối tượng Địa lí. Đề tài chủ yếu sử dụng phần
mềm MapInfo để tính toán, thiết kế, biên tập bản đồ, kết hợp với công cụ vẽ biểu đồ, đồ thị
minh họa cho nội dung đề tài.
4.2.5. Phương pháp dự báo
Phương pháp mà chúng tôi sử dụng ở đây là phương pháp ngọai suy. Phương pháp này
dựa trên nghiên cứu lịch sử của đối tượng và sự chuyển động mang tính qui luật đã được hình
thành trong quá khứ và hiện tại để dự báo tương lai bằng phương pháp xử lý chuỗi thời gian
của các đối tượng nghiên cứu cụ thể.
5. Cấu trúc của đề tài

7
Footer Page 13 of 143.


Header Page 14 of 143.


Ngòai phần mở đầu, kết kuận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề
tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến
cây công nghiệp dài ngày
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và
chế biến cây công nghiệp dài ngày tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Định hướng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công
nghiệp dài ngày tỉnh Đồng Nai

8
Footer Page 14 of 143.


Header Page 15 of 143.

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH
THỔ NÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN
CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY

1. 1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp dài ngày
1.1.1.1. Khái niệm
Cây công nghiệp dài ngày hay còn gọi là cây công nghiệp lâu năm là cây trồng có thời
gian sinh trưởng, cho thu hoạch dài trên một năm và sản phẩm chủ yếu làm nguyên liệu cho
ngành công nghệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và sản xuất hàng tiêu
dùng.

1.1.1.2 Vai trò
- Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ trong sản xuất nông
nghiệp, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường
- Phát triển cây công nghiệp dài ngày còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao
động (đặc biệt là lao động nông nhàn ở nông thôn)
- Việc phát triển cây công nghiệp dài ngày sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó gắn
liền với công nghiệp chế biến, do vậy vùng trồng cây công nghiệp dài ngày thường gắn liền
với các xí nghiệp chế biến
- Ở nhiều nước đang phát triển thuộc vùng nhiệt đới như nước ta thì việc phát triển cây
công nghiệp dài ngày trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng và mang lại nguồn thu ngoại
tệ lớn cho đất nước.

9
Footer Page 15 of 143.


Header Page 16 of 143.

1.1.1.3. Đặc điểm
Phần lớn cây công nghiệp dài ngày là cây ưa nhiệt, ưa ẩm với biên độ sinh thái hẹp,
thích hợp với các loại đất feralit, đất xám phù sa cổ
Cây công nghiệp dài ngày cần nhiều lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, vốn
đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm hơn một số cây trồng khác.
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
1.1.2.1. Tổng quan về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội. Trong
khoa học Địa lí, đặc biệt là Địa lí Xô Viết có rất nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi đã công bố
nhiều công trình liên quan tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Theo K.I. Ivanov tổ chức lãnh
thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông
nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập

trung hoá và hợp tác hoá sản xuất, cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ
về điều kiện tự nhiên, kinh tế và đảm bảo năng suất lao động cao nhất.
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gắn liền với quan điểm triết học lịch sử, nghĩa là với mỗi
hình thái kinh tế xã hội sẽ có các kiểu hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tương ứng.
Hiện nay, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gắn bó mật thiết với cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật [7].
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp liên quan chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ nông nghiệp.
Giữa phân hệ sản xuất và chế biến nông sản có mối quan hệ khăng khít với nhau và hình
thành nên nhóm xí nghiệp liên quan trực tiếp, liên quan gián tiếp đến đất đai hoặc nhóm xí
nghiệp có cả 2 đặc điểm này tuỳ theo từng thời kì. Các xí nghiệp như là thành phần của hệ
thống liên hệ thông qua dòng vận chuyển nhằm đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của
cả hệ thống. Cơ sở của mối liên hệ này là quy trình kĩ thuật và chuyên môn hoá của các xí
nghiệp trong việc sản xuất sản phẩm do những khác biệt về lãnh thổ tạo nên.
Ở nhiều nước kinh tế phát triển đã và đang hình thành nhiều hệ thống lãnh thổ nông
nghiệp, trong đó phổ biến rộng rãi nhất là các hệ thống lãnh thổ sản suất và chế biến các sản
phẩm chăn nuôi. Để minh chứng cho điều này có thể kể tới hệ thống lãnh thổ sản xuất thịt,
sữa và hệ thống lãnh thổ sản xuất, chế biến sữa ở các nước Tây Âu và Bắc Mĩ.
10
Footer Page 16 of 143.


Header Page 17 of 143.

Quá trình xuất hiện các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp mới và hoàn thiện trong điều
kiện hiện nay không chỉ tiêu biểu cho ngành chăn nuôi mà nó còn xâm nhập sâu vào ngành
trồng trọt nhất là các ngành sản xuất các sản phẩm phải qua khâu chế biến công nghiệp. Việc
hình thành các hệ thống lãnh thổ trong ngành trồng trọt cũng dựa trên cơ sở chuyên môn hoá
theo các giai đoạn :tập trung hoá, hợp tác hoá và liên hợp hoá trong sản xuất. Sự thống nhất về
tổ chức của các giai đoạn trồng và chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp vào một xí nghiệp có
ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành các hệ thống lãnh thổ, từ đó hoạt động nông nghiệp

(trồng và chế biến) đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói chung và các hình thức tổ chức của
nó theo lãnh thổ tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực về tự nhiên,
kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng vùng, từng địa phương.
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo ra những điều kiện để đẩy mạnh và chuyên môn hóa
sản xuất nông nghiệp. Khi chuyên môn hóa phát triển đến một mức độ nhất định, tất yếu sẽ
dẫn đến quá trình hợp tác hóa, liên hợp hóa trong phạm vi vùng, quốc gia và quốc tế.
- Việc hoàn thiện các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo điều kiện nâng cao
năng suất lao động xã hội.
- Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp góp phần vào quy hoạch theo
lãnh thổ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một sồ hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam
1.2.1.1. Nông hộ
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thừa nhận “hộ” là “gia đình” và “kinh tế
hộ” là “kinh tế gia đình”. Hộ là một đơn vị kinh tế- xã hội tự chủ cùng một lúc thực hiện
nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Hộ là một tế bào của xã hội
với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết thống. Mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và
trách nhiệm làm tăng thu nhập và đảm bảo cuộc sống của cả gia đình. Hộ còn là một đơn vị
sản xuất, đồng thời là đơn vị tiêu dùng. Hộ là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ
biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam. Các thành viên trong hộ
có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng chung sống trong một mái
11
Footer Page 17 of 143.


Header Page 18 of 143.

nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập. Các đặc điểm cơ bản của hộ

là:
- Về đất đai: qui mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông. ở Ấn Độ bình
quân diện tích đất canh tác < 2ha/hộ, ở Philippin < 3ha, ở Việt Nam từ 0,5ha (ở miền Bắc từ
0,6 đến 1ha ở đồng bằng sông Cửu Long). Ở nước ta, hộ không có quyền sở hữu ruộng đất
mà chỉ có quyền sử dụng đất.
- Về vốn: đại bộ phận có rất ít vốn để sản xuất, qui mô nhỏ, khả năng tích luỹ thấp làm
hạn chế khả năng đầu tư tái sản xuất. Vật tư được mua phục vụ cho sản xuất từ tiền bán nông
phẩm.
- Về lao động: chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Sức lao động của nông hộ không
phải hàng hoá, mà là tự phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của gia đình.
- Về kỹ thuật canh tác và công cụ sản xuất ít biến đổi, mang nặng tính truyền thống.
Là một nước có nền kinh tế đang phát triển, đa số các tỉnh thành trong cả nước đều có
ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. Trong đó hộ đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập
thể tồn tại và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn tiến lên sản xuất hàng hóa.
1.2.1.2. Trang trại
Trang trại có nguồn gốc từ nông hộ, được phát triển dần dần trong quá trình chuyển
dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc sang nền kinh tế thị trường. Trang trại là hình
thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ cao hơn hộ, là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp
trong quá trình công nghiệp hoá. Chính công nghiệp hoá đã tạo điều kiện cho việc phát triển
sản xuất nông sản hàng hoá, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển.
Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gắn với sản xuất hàng hoá, là hình thức tiến bộ của sản
xuất nông nghiệp thế giới. Trang trại xuất hiện lần đầu tiên ở các nước Tây Âu gắn liền với
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sau đó phổ biến ở tất cả các nước công nghiệp
châu Âu, Bắc Mỹ, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc và hiện nay xuất hiện ở nhiều nước đang
tiến hành công nghiệp hoá thuộc khu vực Nam Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hoạt
động của kinh tế trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo qui luật thị
trường.
12
Footer Page 18 of 143.



Header Page 19 of 143.

Hình thức trang trại tồn tại ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Du ít hay nhiều và ở lĩnh
vực trồng trọt hay chăn nuôi nó đều mang các đặc điểm nổi bật sau [13]:
- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hoá theo nhu cầu của thị
trường. Đây là bước tiến bộ từ nền sản xuất tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hoá.
- Tư liệu sản xuất (đất đai) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (như ở Việt Nam)
của một người chủ độc lập (tức là người có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh).
- Qui mô đất đai tương đối lớn, tuy có sự khác nhau giữa các nước. Ví dụ: qui mô trung
bình của trang trại ở Hoa Kỳ là 180ha, ở Anh 71ha, Pháp 29ha, Nhật 1,38ha, còn ở Việt Nam
trung bình là 6,3ha.
- Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hoá (chứ không sản xuất đa
canh), tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao hơn, áp dụng
biện pháp thâm canh (đầu tư tương đối lớn về vốn, công nghệ, lao động... trên một đơn vị
diện tích) trong sản xuất.
- Các trang trại đều có thuê mướn lao động (lao động thường xuyên và lao động thời
vụ).
Trang trại có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở các nước phát triển, bởi vì phần
lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại. Còn tại các nước đang
phát triển, vai trò tích cực và quan trọng của trang trại thể hiện rõ nét ở cả ba mặt: kinh tế
(phát triển cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, tạo nên vùng chuyên môn hoá, tập trung
hàng hoá...); xã hội (tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động) và môi trường (sử
dụng hiệu quả tài nguyên đất, trồng rừng và bảo vệ rừng, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh
thái).
1.2.1.3. Hợp tác xã
Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) là hình thức phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới ở
cả các nước phát triển và đang phát triển, tuy tên gọi có thể khác nhau như : Hợp tác xã ở các
nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á ; Nông trang tập thể ở Liên Xô và các nước Đông

Âu ; Công xã nhân dân ở Trung Quốc.
Ở nước ta, sự ra đời và hoạt động của hợp tác xã trải qua các giai đoạn lịch sử sau :

13
Footer Page 19 of 143.


Header Page 20 of 143.

Giai đoạn 1958 – 1980: HTX là sản phẩm của nền kinh tế tập trung, dựa trên nền tảng
công hữu về tư liệu sản xuất, tập thể hóa lao động và thống nhất sản xuất, phân phối theo kế
hoạch tập trung từ Nhà nước.
- HTX ra đời và phát triển tới đâu, thì chức năng kinh tế của nông hộ bị triệt tiêu tới đó.
Nông dân trở thành xã viên và làm việc theo chế độ lao động tập thể, được phân phối thu
nhập theo sơ đồ chung với số lượng ngày công đã đóng góp. Ngoài nguồn thu nhập đó, xã
viên còn có nguồn thu từ kinh tế phụ của gia đình.
- Để vận hành một nền kinh tế tập trung như vậy, bộ máy quản lí HTX ngày càng phình
to với nhiều bộ phận phức tạp, với số người rời khỏi lao động sản xuất sang quản lí ngày
càng lớn. Quy mô và sự phức tạp của bộ máy quản lí đã vượt xa sự hiểu biết và năng lực quản
lí của nông dân, nên hiệu quả hoạt động thấp kém, tạo ra khe hở làm nảy sinh tiêu cực.
- Nét nổi cộm có thể nhận thấy được của mô hình HTX trong giai đoạn này (1958 –
1980) là : tập trung cao độ lên cấp HTX lớn, đã làm cho đại bộ phận nông dân – xã viên từ
chỗ là chủ thể kinh tế trong nông thôn thành những người chỉ biết những công việc cụ thể và
công điểm để dự phần phân phối. Do đó, ở HTX ngày càng mất đi cái nền tảng cơ bản là
quyền hạn, trách nhiệm, sức năng động sáng tạo của quần chúng. Tập trung cao độ cũng dẫn
đến sự bất cập về quản lí, dẫn đến tập trung quan liêu, xa rời đại chúng và nảy sinh tiêu cực
trong bộ máy quản lí.
Giai đoạn 1981 – 1988: HTX của giai đoạn này là HTX của sự chuyển đổi từ kinh tế
tập trung sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước với những nét đặc trưng chính
là:

- HTX giao khoán ruộng đất cho gia đình xã viên, theo đó giao một phần công việc trực
tiếp canh tác trên đồng ruộng về cho gia đình xã viên chủ động làm nhằm thực hiện kế hoạch
sản lượng của HTX và phấn đấu tạo phần sản lượng vượt kế hoạch cho hộ gia đình xã viên.
- Từ nét đặc trưng đó, có thể cho thấy sự xuất hiện những dấu hiệu của sự tái xác lập
chức năng kinh tế của hộ gia đình nông dân và trở về với chức năng đích thực của HTX là
hoạt động dịch vụ.
- Như vậy, tín hiệu của sự tái xác lập chức năng kinh tế nông hộ, và HTX dần trở lại với
chức năng phổ biến của nó là hoạt động dịch vụ đã xuất hiện.
14
Footer Page 20 of 143.


Header Page 21 of 143.

- Vấn đề còn lại của quá trình chuyển đổi ở giai đoạn này là chọn cơ chế vận hành nào
cho việc phân công và hợp tác giữa hai mảng công việc của gia đình xã viên và của HTX. Cơ
chế kế hoạch hoá tập trung đang đứng trước một sự đòi hỏi phải thay đổi.
Giai đoạn 1988  nay:Với việc thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, nghị quyết
6 của ban chấp hành TW khoá VI (1988 và 1989) Luật đất đai (1993).
Đây là giai đoạn trực tiếp tục chuyển đổi và xác lập những yếu tố cơ bản cho HTX kiểu
mới. Những đặc trưng chính của giai đoạn này là:
- Giao khoán đất ổn định lâu dài, giao hết các khâu trực tiếp canh tác trên đồng ruộng
cho hộ gia đình xã viên, ổn định sản lượng khoán ít nhất 5 năm; hoá giá trâu, bò và các tư liệu
sản xuất gắn với các khâu canh tác giao khoán cho hộ; bỏ chế độ phân phối theo công điểm
và thực hiện khoán gọn theo đơn giá thanh toán.
- Như vậy, quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích đối với hai mảng sản xuất trực tiếp của gia
đình và hoạt động dịch vụ của HTX đã được phân định rạch ròi. Chức năng kinh tế của hộ
thực chất đã được khẳng định với sự hội tụ đủ các yếu tố và sự tự chủ của hộ. Kinh tế hộ đã
thoát ra khỏi sự lệ thuộc và đã có đủ tư cách trong quan hệ bình đẳng sòng phẳng với HTX và
là cơ sở tồn tại của HTX kiểu mới.

- HTX từ hoạt động sản xuất nói chung chuyển sang hoạt động dịch vụ trong quan hệ
bình đẳng, sòng phẳng với kinh tế hộ. Theo đó bộ máy quản lí HTX được tinh giảm gọn nhẹ
thiết thực hơn.
Sự khác biệt giữa HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới
HTX kiểu cũ ra đời và hoạt động trong môi trường không có kinh tế nông hộ. HTX
kiểu mới lấy kinh tế nông hộ và trang trại gia đình làm cơ sở tồn tại và phát triển. Chủ hộ, chủ
trang trại có nhu cầu hợp tác và tự nguyện góp nguồn lực xây dựng HTX.
HTX kiểu cũ hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. HTX kiểu mới
hoạt động trong cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
HTX kiểu cũ hoạt động trong không gian kinh tế đóng, bị giới hạn bởi phạm vi địa lí
hành chính còn HTX kiểu mới là một tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình không gian
kinh tế mở, không bị giới hạn bởi phạm vi hành chính trong hoạt động và bình đẳng với các
tổ chức kinh tế khác.
15
Footer Page 21 of 143.


Header Page 22 of 143.

HTX kiểu mới ở Việt Nam ra đời và phát triển từ sự chuyển đổi HTX kiểu cũ sang
HTX kiểu mới và từ xây dựng mới (bao gồm cả từ các hình thức hợp tác phát triển lên). HTX
chuyển đổi và HTX mới xây dựng được hình thành và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 1996.
Hợp tác xã nông nghiệp là một hình thức tổ chức kinh tế theo lãnh thổ do nông dân tự
nguyên lập ra
1.2.1.4. Liên kết nông công nghiệp gắn với vùng trồng cây công nghiệp dài ngày
Bên cạnh những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp như chúng tôi trình bày ở trên,
ở Việt Nam hiện nay còn hình thành nhiều vùng trồng cây công nghiệp gắn liền với công
nghiệp chế biến thành một tổ hợp nông công nghiệp giống của Liên Xô (cũ) vào những năm
1980. Đó là hình thức tổ cức lãnh thổ nông nghiệp đã đang tồn tại ở nước ta và phát triển có
hiệu quả. Hình thức này tồn tại phổ biến ở các địa bàn sản xuất cây công nghiệp tiêu biểu như

cà phê, tiêu, điều, cao su, chè, mía. Tại các vùng này người ta ứng dụng công nghệ cao và kỹ
thuật canh tác tiên tiến, đồng thời gắn với nhà máy chế biến có công nghệ hiện đại tạo ra
những sản phẩm hàng hóa chất lượng cao đem lại giá trị lớn.
1.2.2. Hƣớng tiếp cận nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và
chế biến cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đồng Nai
Theo theo Quyết định số 43/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện phát chương trình các cây trồng và vật nuôi trên địa
bàn tỉnh xác định các cây trồng và vật nuôi: tiêu, điều, cà phê, cao su, bưởi, xoài, heo và gà là
những cây con chủ lực và tiến hành nuôi trồng theo các vùng chuyên canh cụ thể. Nhằm sản
xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ, nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững thị trường
nội địa, tăng cường năng lực xuất khẩu, tăng thu nhập cho người sản xuất, góp phần ổn định
cuộc sống cho gần 60% dân số sống ở khu vực nông thôn, trong điều kiện hội nhập là cấp
thiết đối với ngành nông nghiệp Đồng Nai. Sự hình thành và phát triển của các vùng nguyên
liệu gắn với công nghiệp chế biến cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phải
kể tớicác công ty, doanh nghiệp như : Tổng công ty cao su Đồng Nai, công ty DONAFOOD
Đồng Nai, Công ty Nestlé cà phê, nhà máy cà phê hòa tan Biên Hòa, và một số doanh nghiệp
khác cùng phối hợp đảm nhiệm cung cấp giống cây trồng và vật nuôi cũng như thực hiến chế
biến để bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
16
Footer Page 22 of 143.


Header Page 23 of 143.

CHƢƠNG 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG
NGHIỆP DÀI NGÀY Ở TỈNH ĐồNG NAI
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trồng và chế biến cây công nghiệp dài
ngày tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lí
Đồng Nai là một trong 8 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc
giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Đông giáp
tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp tỉnh Bình Dương; phía Tây Nam giáp TP. Hồ Chí Minh với
tổng diện tích tự nhiên là 5.903,940 km2 (bằng 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5%
diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ) [4]. Nằm ở vĩ độ từ: 100 31' 17’’đến 110 34' 49''vĩ độ
Bắc; từ 1060 44' 45’’ đến 1070 34' 50’’kinh độ Đông.
Đồng Nai hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm thành phố Biên Hoà, thị
xã Long Khánh và 9 huyện (Tân Phú, Định Quán, Cẩm Mĩ, Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Long
Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom và Thống Nhất). Trong đó, thành phố Biên Hoà là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, là đô thị loại II (nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh 30km )...
Nằm ở trung tâm lãnh thổ Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN, Đồng Nai đã tận dụng
được những lợi thế so sánh của vùng về vị trí Địa lí, hệ thống giao thông, nguồn tài nguyên
đất và nước dồi dào, lại được sự chỉ đạo chặt chẽ và sát sao của Đảng và Chính Phủ trong
công cuộc đổi mới, nên đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhất là trong giai đoạn từ năm
2000 đến nay. Đó là những thuận lợi rất cơ bản mà trong giai đoạn chiến lược mới tỉnh sẽ chủ
động phát huy sức sáng tạo của Đảng bộ, của quân và dân trong tỉnh. Phát huy các lợi thế so
sánh để vượt qua khó khăn thách thức, nắm lấy thời cơ lớn của đất nước, giành thắng lợi ngày

17
Footer Page 23 of 143.


Header Page 24 of 143.

càng lớn trong sự phát triển kinh tế- xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước.
Với vị trí Địa lí thuận lợi, nó có vai trò quan trong đối với ngành nông nghiệp của Đồng

Nai, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp chế biến từ cây công nghiệp dài ngày phục vụ nhu
cầu trong nước và xuất khẩu.

18
Footer Page 24 of 143.


Header Page 25 of 143.

19
Footer Page 25 of 143.


×