Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 39 trang )

1
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN NƯỚC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước
Chuyên đề thực tập:
TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH TẠI
NHÀ MÁY NƯỚC NGỌC HÀ.

Địa điểm thực tập: Nhà máy nước Ngọc Hà
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Linh Nhâm
Lớp: CĐ13TNN
Mã số sinh viên: 1456090041

1


2
HÀ NỘI – 3/2017
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN NƯỚC

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ LINH NHÂM

Tên chuyên đề: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT


NƯỚC SẠCH TẠI NHÀ MÁY NƯỚC NGỌC HÀ

Địa điểm thực tập:Nhà máy nước Ngọc Hà
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Ngọc

2

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(ký, ghi rõ họ tên)

(ký, ghi rõ họ tên)


3

HÀ NỘI – 3/2017

3


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường, em đã tiếp thu những phần lý thuyết cơ
bản, nhưng đối với nhiệm vụ thực tế thì còn rất mới mẻ chưa có kinh nghiệm,
nên việc tìm hiểu tiếp xúc với thực tế để học hỏi những kinh nghiệm, trang bị
kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn là điều rất cần thiết. Do vậy, được sự chấp
thuận của nhà trường, em đã được đến nhà máy nước Ngọc Hà thực tập.
Trong suốt quá trình thực tập, trao đổi và viết báo cáo, em luôn được sự

động viên giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị tại Nhà máy nước Ngọc Hà
nơi em đã thực tập.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn đến Nhà máy nước Ngọc Hà, khoa
Tài nguyên nước, trường đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã tạo điều
kiện cho em được tiếp cận với công việc thực tế sau khi hàm thụ những kiến
thức được học tại trường.
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản thân, mặc dù đã có
rất nhiều cố gắng nhưng báo cáo không tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo quý báu của thầy cô và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Linh Nhâm

4


MỤC LỤC

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chuyên đề thực tập
Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường
của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.
Hơn 70% diện tích trên Trái Đất được bao phủ bởi nước.Lượng nước trên
TráiĐất có vào khoảng 1,38 tỉ km3.Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại
dương trên thế giới, còn lại 2,6% là nước ngọt tồn tại chủ yếu dưới dạng băng

tuyết đóng ở 2 cực và trên các ngọn núi,chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới(hay
3,6 triệu km3) có thể sử dụng làm nước uống.Việc cung cấp nước uống sẽ là một
trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây.
Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu(cối
xay nước,máy hơi nước,nhà máy thủy điện..)như là chất trao đổi nhiệt.
Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng,nước
sạch dự báo sẽ sớm trở thành một nguồn tài nguyên quý giá không kém gì dầu
mỏ trong các thập kỉ trước.Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các
nhiên liệu khác như điện,nhiên liệu sinh học,khí đốt...,nhưng nước thì không thể
thay thế và trên thế giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để đảm bảo cuộc sống
của mình,cho nên vấn đề nước trở thành chủ đề quan trọng trên các hội đàm
quốc tế và những mâu thuẫn về nguồn nước đã được dự báo trong tương lai.
Nước là tài nguyên có thể tái tạo,nhưng sử dụng phải cân bằng nguồn dự
trữ và tái tạo,để tồn tại và phát triển sự sống lâu bền.Con người,động thưc vật sẽ
không tồn tại được nếu thiếu nước.Tuy nhiên nước cũng sẽ gây ra tai họa cho
con người và động thực vật nếu như nước bị nhiễm bẩn.
Nước uống luôn luôn là một thức uống quan trọng duy trì cuộc sống của
con người và là điều kiện cần thiết cho sự sống còn của tất cả sinh vật tồn tại
trên địa cầu này.Nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể con người và là một

6


thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất,một dung môi cho nhiều chất
hòa tan của cơ thể.Con người cần uống 2 lít nước mỗi ngày ( tức khoảng 8 ly
nước ) để đảm bảo sức khỏe và cần lưu ý uống nước hợp vệ sinh
Việc sử dụng nước sạch tại Hà Nội - một trong những đô thị lớn nhất cả
nước là một vấn đề tuy đơn giản nhưng rất cần thiết. Vì vậy, em chọn đề tài
“Tìm hiểu về quy trình sản xuất nước sạch tại nhà máy nước Ngọc Hà” nhằm
áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học trên lớp, tìm hiểu về nguồn nước

ngầm cũng như nước sạch của chúng ta đang dùng được sản xuất như thế nào, từ
đó là tiền đề cho việc đánh giá chất lượng, mức độ sử dụng nước sinh hoạt đô thị
và đề xuất các giải pháp cho mục tiêu cấp nước sạch khu vực Hà Nội.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và địa điểm thời gian tiến hành
thực tập:
Đối tượng: Nước dưới đất, nước mặt, nước qua xử lý.
Phạm vi nghiên cứu: Trong khu vực quận Ba Đình.
Địa điểm: Nhà máy nước Ngọc Hà.
Thời gian tiến hành thực tập: 8 tuần kể từ ngày bắt đầu thực tập.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp thông tin
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng
hợp từ các nguồn tài liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc để
từ đó đánh giá, sử dụng chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp xử lý số liệu một cách định
lượng. Ở giai đoạn đầu, tiến hành thống kê thu thập các số liệu, các kết quả của
các nghiên cứu, chương trình dự án có liên quan. Đồng thời thống kê, thu thấp
các số liệu đo đạc, khảo sát ngoài thực địa.

7


- Phương pháp kế thừa nghiên cứu: Tham khảo một số tài liệu, kết quả có
liên quan đã được nghiên cứu trước đây của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
- Phương pháp điều tra thực địa: Đi thực địa tại cơ sở thực tập để thu thập
số liệu.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia và thầy cô
hướng dẫn.
4. Mục tiêu, ý nghĩa và kết quả
Mục tiêu chung: Tìm hiểu về quy trình xử lý nước sạch tại nhà máy nước

Ngọc Hà.
Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu được nguồn nước nhà máy sử dụng, quy trình
xử lý nước, đánh giá mức độ sử dụng nước của các hộ dân trong khu vực.

8


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Địa điểm thực tập:
Nhà máy nước Ngọc Hà:

Hình 1: Nhà máy nước Ngọc Hà
Địa chỉ: Số 461 phố Đội Cấn, phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 37 629 920
Logo:

9

Fax: (84-4) 37 624 119


1.2. Lịch sử phát triển vàvị trí, chức năng:
Trạm sản xuất nước Ngọc Hà (tiền thân của Nhà máy nước Ngọc Hà)
được người Pháp xây dựng từ năm 1939 đến năm 1942 tại vùng Cống Vị. Sau
khi hoàn thành trạm sản xuất nước Ngọc Hà có 01 giếng khai thác nước, hệ
thống bể lọc, chòi chứa nước.
Sau ngày giải phóng Thủ đô, trạm nước Ngọc Hà là một trong năm trạm
sản xuất chủ lực, có nhiệm vụ cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân Thủ đô.
Từ năm 1989 đến năm 1991, Nhà máy nước Ngọc Hà được xây dựng
bằng nguồn vốn viện trợ của chính phủ Phần Lan và chính thức đưa vào hoạt

động từ tháng 09/1991. Dây chuyền công nghệ của Nhà máy được thiết kế phục
vụ xử lý nước với công suất 30.000 m3/ngày đêm.
Nhà máy nước Ngọc Hà là một trong những đơn vị sản xuất nước sạch
trực thuộc Công ty Nước sạch Hà Nội hoạt động theo quy định của pháp luật và
phân cấp của công ty. Nhà máy nước có những chức năng sau:
- Tổ chức khai thác và sản xuất nước theo kế hoạch công ty giao
- Tổ chức hạch toán nội bộ về chi phí sản xuất nước
1.3. Quy mô, công suất:
Tổng số cán bộ công nhân viên: 43 người.
Công suất khai thác trung bình một ngày đêm: 35.000 m3.
Số giếng đang hoạt động: 14/14 giếng.

10


1.5. Cơ cấu tổ chức
Bảng 1: Cơ cấu tổ chức của nhà máy

NHÀ MÁY NƯỚC NGỌC HÀ

Giám đốc

Phó giám đốc

Tổ văn phòng
- Nhân viên Kĩ
thuật
- Nhân viên Kinh
tế
- Nhân viên Kế

toán
- Nhân viên hành
chính

11

4 tổ ca
- Đốc công ca
- Giếng
- Bể lọc Clo
- Bơm II
- Bảo vệ

Tổ cơ điện –Vệ
sinh công nghiệp
- Công nhân cơ
điện
- Công nhân vệ
sinh công nghiệp


CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

I. Các luật, thông tư, nghị định, quy chuẩn có liên quan đến nhà máy
- Luật tài nguyên nước số 17/2013/QH13
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH3
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt: QCVN
02:2009/BYT
Các quy định riêng của Nhà máy nước Ngọc Hà căn cứ theo tài liệu Huấn
luyện kĩ thuật an toàn trong vận hành hệ thống Clorator của Trung tâm kiểm

định kỹ thuật an toàn Hà Nội:
- Quy trình nhận bình Clo
- Quy trình an toàn khi sử dụng Clo
- Quy trình tháo và lắp bình Clo
- Quy trình xử lý sự cố Clo
- Quy trình sơ cứu người bị nhiễm độc khí Clo
- Quy trình vận hành máy bơm đợt II
II. Sơ lược về dây chuyền công nghệ
Nhà máy nước Ngọc Hà khai thác nguồn nước ngầm từ 14 giếng khoan.
Để xử lý nước đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống
(QCVN 01:2009/BYT) , nhà máy nước Ngọc Hà có dây chuyền công nghệ xử lý
như sau:

12


Giếng thu nước ngầm

Giàn mưa

Khử trùng bằng Clo

Bể lắng

Bể lọc

Bể chứa

Bơm
đến các

hộ dân

Hình 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước sạch
Mục đích chính của việc xử lý là để giảm hàm lượng sắt và mangan trong
nước thô, khử trùng nước đã lọc.
Nước được bơm lên từ giếng nước ngầm, lên đến giàn ống xương cá có lỗ
thì nước rơi theo nguyên tắc trọng lực và sự hòa tan oxy từ không khí vào nước
được xảy ra. Từ mương thu nước của giàn mưa, nước chảy xuống bể lắng tiếp
xúc, nơi mà quá trình oxy hóa sắt tiếp tục xảy ra. Những bông sắt kết tủa lắng
xuống đáy của bể lắng.
Từ bể lắng tiếp xúc, nước chảy tới bể lọc, tại đây những bông sắt kết tủa
còn lại được tách ra khỏi nước.
Một hợp chất khác là hợp chất mangan không thể oxy hóa. Trong phạm vi
nồng độ pH hiện có, nên ta tăng pH bằng cách thêm hóa chất Xút nồng độ 30%
và lọc qua lớp vật lọc được bao phủ bởi lớp mangan oxit như một chất xúc tác
cho quá trình oxy hóa mangan.
Bông cặn được giữ lại trong lớp cát lọc còn nước được lọc chảy về bể
chứa nước sạch, ở đây sẽ diễn ra quá trình Clo hóa khử trùng rồi được phát vào
mạng lưới cấp nước.

13


III. Những công trình trong dây chuyền công nghệ của nhà máy nước
Ngọc Hà
1. Trạm bơm cấp I - Giếng thu nước ngầm
1.1. Cấu tạo giếng
Nhà máy nước Ngọc Hà đang cho hoạt động 14/14 giếng khoan và chỉ
khai thác ở 1 tầng chứa nước.
Bảng 2: Số liệu quan trắc giếng


Mực nước
động (m)

Mực nước
tĩnh (m)

Độ hạ thấp mực
nước khi bơm
(m)

Ngày

Giếng

Độ sâu
giếng (m)

07

H4

73.03

27.4

23.7

3.7


07

H5

70

29.4

25.34

4.06

07

H6

66

28.95

24.82

4.13

11

H7

69.5


31.5

23.97

7.08

11

H9

66

26.53

22.51

4.02

11

H11

63.6

32.18

25.88

6.3


14

H8

67.9

30.4

25.50

4.9

14

H15

70.24

27.24

23.63

3.88

14

H16

63.5


33.39

22.35

11.04

15

H12

62

30.51

23.67

6.84

15

H13

72.2

34.12

22.04

12.08


15

H14

62

24.69

21.31

3.38

16

H10

62.4

30.42

25.93

4.49

16

H17

62.4


37.99

26.15

11.84

14


Mực nước tĩnh: Là mực nước trong giếng trước khi bơm.
Mực nước động: Là mực nước trong giếng khi bơm đang vận hành và
ổn định.
Độ hạ thấp mực nước trong khi bơm: Là hiệu số khoảng cách giữa mực
nước động và mực nước tĩnh.
14 giếng khoan của nhà máy nước Ngọc Hà được thiết kế theo đúng tiêu
chuẩn xây dựng, đảm bảo an toàn vệ sinh cho nguồn nước khai thác cũng như
đảm bảo các điều kiện phục vụ cho vận hành giếng. Cụ thể:
Miệng giếng để xem xét hay kiểm tra và đặt máy bơm, động cơ, được xây
dựng nhà để che phủ. Kết cấu miệng giếng đảm bảo độ kín khít tuyệt đối để
ngăn ngừa nước mặt thấm thấm xuống giếng: nền trạm bơm được xây cao hơn
so với đất xung quanh, được đổ bê tông.
Trong 14 giếng: Có 12 giếng là giếng kiểu nổi, 2 giếng kiểu chìm (h15 +
h16).
Thân giếng: gồm 1 số ống thép không rỉ - gọi là ống vách được nối với
nhau bằng phương pháp hàn.
Khoảng trống giữa ống vách và lỗ khoan giếng được chèn bằng đất sét
viên sấy khô ở 150 0 C để tránh nước mặt thấm qua làm nhiễm bẩn giếng.
Nhà máy nước Ngọc Hà sử dụng ống lọc của Johnson. Ống lọc nằm trong
lớp đất ngậm nước có tác dụng làm trong nước sơ bộ trước khi chảy vào giếng.
Ống lắng cặn ở cuối ống lọc cao 2-5m, dùng để lắng cặn, cặn lắng khi

chui vào ống lọc thì rơi xuống ống lắng cặn.
Trạm bơm giếng đã được thiết kế đảm bảo nhiều tiêu chí:

15


+ Cửa ra vào trạm bản giếng đảm bảo độ thông thoáng.
+ Có cửa sổ thông gió đảm bảo độ thông thoáng.
+ Chiều cao nhà bơm giếng phù hợp để tháo lắp thiết bị.
Trần mái trạm bơm có cửa và xà treo pa lăng phục vụ cho việc nâng tải để
tháo lắp động cơ và máy bơm khi cần đại tu và sửa chữa.
Bơm giếng kiểu chìm của các hãng: Grunfas... Có công suất động cơ: 36 –
42 - 55 kW.
1.2. Quy trình quản lý vận hành bơm giếng
1.2.1. Kiểm tra trước khi khởi động giếng
Kiểm tra điện áp: Qua đồng hồ đo điện áp lắp tại tủ điện kĩ thuật giếng
Điện áp dây: 350V- 400V
Điện áp pha: 200V- 230V (Chênh lệch điện áp giữa các pha là 10V )
Kiểm tra van và các phần đầu nối cơ khí
Kiểm tra can 1 chiều, van 2 chiều, van xả khí và cụm đồng hồ đo áp lực
Van chặn của bộ phận xả xí phải luôn mở. Các van của cụm đồng hồ áp
lực phải đóng.
Colie phải được bắt chặt vào ống giếng bằng bu lông và nằm chắc chắn
trên beeh giếng
Khi đã kiểm tra đầy đủ các yêu cầu trên, nếu thấy đạt yêu cầu mới được
phép đưa giếng vào làm việc.
1.2.2. Khởi động bơm giếng
Mở van đẩy của bơm giếng từ 1 đến 2 vòng. Mở van chặn của đồng hồ áp
lực và mở vòi xả le.


16


Quan sát các đèn báo lỗi để xử lý cho thích hợp trước khi khởi động giếng.
Khi đã đủ điều kiện thì xoay công tắc hoặc nút ấn để khởi động giếng.
Khi bơm chạy ổn định thì đóng vòi xả le và mở van đẩy đủ số vòng Nhà máy
đã quy định.
Kiểm tra các thông số làm việc của giếng:
Dòng điện làm việc Ilv: Dòng điện làm việc phải nhỏ hơn hoặc bằng dòng
điện định mức Idm. Dòng điện định mức của giếng được dán tại tủ điện giếng.
Dòng điện làm việc các pha không được chênh nhau quá 10V.
Áp lực đầu bơm (P): Áp lực đầu bơm không thay đổi nhiều so với bình
thường (0.1 bar).
Kiểm tra độ rung và tiếng ồn: Giếng phải chạy êm, không có tiếng va đập
và tiếng kêu lạ.
Khi bơm giếng đã vận hành an toàn ổn định
Đóng van chặn đồng hồ áp lực và mở vòi xả le cho đến khi đồng hồ áp lực
về 0 thì đóng vòi xả le lại.
Ghi đầy đủ các thông số làm việc của giếng, chốt chỉ số đồng hồ thời gian
vào sổ giao ca.
1.2.3. Ngừng vận hành Bơm giếng
Khép van đẩy còn lại từ 1 đến 2 vòng.
Xoay công tắc về vị trí 0 (hoặc ấn nút dừng giếng) để ngừng giếng
Đóng hết van đẩy và chốt chỉ số đồng hồ thơi gian và sổ giao ca
Nếu nghỉ giếng do sự cố hoặc giếng để bảo dưỡng, sửa chữa giếng thì
phải ngắt tủ điện.
1.2.4. Kiểm tra xử lý khi giếng bị ngừng hoạt động do có lỗi
17



Tìm nguyên nhân ngừng giếng thông qua hệ thống đèn tín hiệu báo lỗi: sự
cố, cạn nước, cháy điện.
Khi thấy đủ điều kiện an toàn thì thực hiện theo hướng dẫn sử dụng hệ
thống cảnh báo và hướng dẫn sử dụng rơ le điện tử để vận hành lại giếng.
2. Giàn mưa

Hình 2: Giàn mưa
Giàn mưa (đưa nước vào trong không khí) là phương pháp làm thoáng tự
nhiên theo nguyên tắc rơi trọng lực.
Nhiệm vụ của công trình làm thoáng trong dây chuyền công nghệ xử lý
nước:
Hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy hóa sắt II, mangan II, thành Fe
III và mangan IV tạo thành các hợp chất hydro oxit Sắt III Fe(OH) 3 và hydro

18


oxit Mangan IV Mn(OH)4 kết tủa dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng
và lọc.
2 Fe + O2 + 2H2O → 2Fe (OH)2
Sau đó Fe(OH)2 trong không khí ẩm bị oxy hóa tiếp tạo thành Fe(OH)3
2Fe(OH)2 + H2O + 1/2 O2 → 2Fe(OH)3
Khử khí CO2, H2S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện
thuận và đẩy nhanh quá trình oxy hóa, sắt và mangan, nâng cao năng suất của
các công trình lắng và lọc trong quy trình khử sắt và mangan.
Quá trình làm thoáng tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao
thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy óa các chất
hữu cơ trong quá trình khử mùi và màu của nước.
Giàn mưa của nhà máy nước Ngọc Hà có diện tích 216 m2 được chia
thành 6 đơn nguyên. Mỗi đơn có diện tích 216 : 6 = 36 m2.

Giàn mưa bao gồm:
+ Hệ thống ống dẫn nước từ giếng khoan lên, = 600
+ Hệ thống phân phối nước của giàn mưa: Giàn ống xương cá có lỗ
Mỗi đơn nguyên có: 1 ống chính = 300, l = 6000 mm
16 ống nhánh =100, l =2745 mm
2 ống liên tiếp cách nhau: 700mm
Cả giàn mưa có: 72 ống nhánh khoan 36 lỗ 8 đối xứng nghiêng 30 theo
phương đứng.
12 ống nhánh khoan lỗ so le, hiện tại có khoản thêm lỗ .
Hệ thống cửa chớp để hút không khí và chắn nước.

19


Các sàn đập (sàn tung):
Sàn thu nước của giàn mưa: xung quanh sàn có tường xây để chắn nước.
Đáy có độ dốc hướng về nương thu nước để dẫn nước xuống bể lắng tiếp xúc
Ống xả cặn giàn mưa:
Hiệu quả của quá trình làm thoáng phụ thuộc vào yếu tố:
1. Chênh lệch nồng độ (hay còn biểu thị bằng chênh lệch áp suất riêng
phần) của khí cần trao đổi trong 2 pha khí và nước, độ chênh nồng độ biểu thị
thực tế bằng cường độ tứa đối với giàn làm thoáng tự nhiên (Giàn mưa).
2. Diện tích tiếp xúc giữa 2 pha khí và nước, diện tích tiếp xúc càng lớn
thì quá trình trao đổi khí diễn ra càng nhanh.
3. Thời gian tiếp xúc giữa 2 pha khí và nước trong công trình, thời gian
tiếp xúc càng lớn mức độ trao đổi càng triệt để.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và bản chất khí được trao đổi
Theo nhu cầu dùng nước của nhân dân trong địa bàn
Việc mở thêm các mặt bích này không ảnh hưởng đáng kể tới quá trình
làm thoáng và nâng cao được sản lượng

3. Bể lắng tiếp xúc
Bể lắng tiếp xúc làm nhiệm vụ:
Tạo thời gian lưu nước cho quá trình oxi hóa sắt II xảy ra hoàn toàn và tạo
bông cặn sắt dễ kết tủa
Lắng bớt một phần cặn để đảm bảo cho bể lọc làm việc nhanh, bình
thường, đạt hiệu quả cao.
Các thông số kỹ thuật của bể lắng tiếp xúc.

20


Kích thước của bể: Rộng: 6m
Dài: 36m
Cao: 4.5m
Thời gian lưu nước: 30 phút.
Chiều cao mực nước trong bể: 4.7m.
Vận hành: nước từ giàn mưa tập trung tại máng thu nước dẫn đến của
thu nước ở đầu bể lắng. Trong bể được cấu tạo các tấm tường hướng dòng
mục đích để dòng nước chảy theo đường hình sin nhằm kéo thời luân lưu,
tăng hiệu quả lắng.
Nước sau lắng được thu tại một cửa ở cuối bề đưa ra máng tập trung để
phân phối đều tới 6 bể lọc. Cặn lắng được thu định kì 1 lần/ tuần.
4. Bể lọc nhanh trọng lực

21


Hình 3: Một bể lọc của nhà máy
Bể lọc được dùng lọc cặn bẩn có trong nước.
Bể lọc gồm: vỏ bể, lớp vật liệu lọc, hệ thống thu nước lọc và phân phối

nước rửa, hệ thống dẫn nước vào bể lọc và thu nước rửa bể lọc.
Tốc độ lọc: tính bằng m/h là đại lượng biểu thị số lượng nước (m) lọc qua
1 m² diện tích của lớp vật liệu lọc trong thời gian 1 giờ.
( m/h)
Trong đó: Q lưu lượng nước đi vào bể lọc
F diện tích lớp vật liệu lọc
Tốc độ lọc phụ thuộc:
+ Tính chất của cặn và của nước.
+ Kích thước và chiều dày lớp vật liệu lọc.
Nước được lọc qua bể do hiệu số áp lực ở cửa vào và cửa ra của bể tức là:
hiệu số cốt nước ở trong bể và chiều cao cốt nước trong hầm thu nước sau lọc
dẫn về bể chưa.
Hiệu số áp lực trước và sau lớp vật liệu lọc gọi là tổn thất áp lực trong lớp
vật liệu lọc.
Trong quá trình lọc số lượng cặn bẩn trong nước do vật liệu lọc giữa lại ngày
càng tăng lên, khi đến 1 trị số giới hạn lớp vật liệu lọc bị nhiễm bẩn hoàn toàn.
Khi tổn thất áp lực trong lớp lọc đạt được trị số giới hạn hoặc khi chất
lượng nước lọc xấu hơn quy định thì phải rửa lọc.
Thời gian giữa 2 lần rửa tối ưu khi đảm bảo điều kiện:

22


(thời gian bảo vệ của lớp vật liệu lọc bằng thời gian làm việc đạt tổn thất
giới hạn của bể).
bể lọc phải rửa do tổn thất áp lức trong lớp vật liệu lọc tăng quá chiều cao
chênh áp của bể, trong khi đó chất lượng nước lọc vẫn đảm bảo tiêu chuẩn sau 1
thời gian làm việc nữa.
phải rửa lọc do chất lượng nước lọc xấu không đạt yêu cầu. Về phương
diện vệ sinh để cho bể lọc làm việc an toàn với chất lượng nước đảm bảo tiêu

chuẩn quy định thường chọn .
Chu kỳ lọc của bể lọc ở nhà máy nước Ngọc Hà là 48h.
Trong quá trình lọc nước tổn thất áp lực ở đầu chu kỳ lọc trong bể lọc
thường nhỏ, sau đó tăng lên không ngừng theo thời gian bể làm việc.
Nếu cứ để làm việc bình thường thì chu kì lọc có tốc độ lọc lớn và tốc độ
lọc giảm dần trong quá trình lọc. Tình trạng làm việc như vậy của bể lọc sẽ dần
đến công suất của bể lọc luôn thay đổi gây khó khăn cho việc quản lý, vận hành.
Do đó, người ta phải đưa ra các biện pháp điều chỉnh tốc độ lọc soa cho bể lọc
làm việc với tốc độ không đổi trong suốt chu kì lọc.
Để điều chỉnh tốc độ lọc, nhà máy nước Ngọc Hà sử dụng thiết bị
Hydroset.
Sơ đồ vận hành của hệ thống điều khiển mực nước bể lọc:
Rửa lọc:

23


Hình 4: Công nhân đang rửa bể lọc
Mục đích của quá trình rửa lọc:
Tách cặn bám ra khỏi bể mặt hạt cắt lọc bằng lực ma sát và lực cắt do
dòng nước với cường độ lớn đi qua bề mặt hạt tạo ra.
Làm giãn nở lớp lọc để tăng thể tích các khe rỗng, tạo điệu khiện thuận lợi
cho các hạt cặn đã được tách ra khỏi bề mặt hạt cát chuyển động lên trên cùng
với nước để thoát ra ngoài.
Có nhiều phương pháp rửa lọc nhưng nhà máy nước Ngọc Hà đâng áp
dụng chế độ rửa lọc ba pha: pha 1: sục gió, pha 2: rửa hỗn hợp gió- nước, pha 3:
rửa nước thuần túy.
Vật liệu lọc:

24



Hình 5: Kiểm tra vật liệu lọc
Vật liệu lọc là cát thạch anh được như 1 lớp màng Mangan oxit trên bề
mặt hạt, có tác dụng như chất xúc tác cho quá trình oxy hóa Mangan.
Thông số kỹ thuật vật liệu lọc (năm 2017).
Cỡ hạt: >160 mm : 7,7 ~ 8,5%
0,9 – 1,6 mm: 83,5 ~ 83,8%
< 0,9 mm : 7,9 ~ 8,8%
Đường kính : D10 = 0,86 mm.
Hệ số không đồng nhất:

Tỷ lệ đạt so với cấp phối tiêu chuẩn: 83.5~83.8%.

25


×