Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa học biển và hải đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163 KB, 35 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan báo cáo thực tập này là của riêng tôi, các kết quả ghi trong báo cáo có sự
khảo sát thực tế và có tính độc lập riêng, chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu. Các số
liệu trong báo cáo được sử dụng trung thực, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu
khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.

Hà Nội, ngày 28 , tháng 02 , năm 2017
SINH VIÊN
Phùng Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Bùi Đắc
Thuyết, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết báo cáo thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Khoa học biển và hải đảo, Trường Đại
Học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong những
năm em học tập và rèn luyện tại đây.
Em xin chân thành cảm ơn anh Đoàn Thanh Chung- Phó phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Tĩnh Gia cùng Ban lãnh đạo và các anh, chị trong Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Tĩnh Gia đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đợt
thực tập.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 , tháng 02 , năm 2017
SINH VIÊN
Phùng Thị Thu


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



MỤC LỤC.
I.GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1.Giới thiệu về huyện Tĩnh Gia- Tỉnh Thanh Hóa
1.1.Vị trí địa lý
1.2.Đặc điểm địa hình
1.2.1.Tiểu vùng đồng bằng
1.2.2.Tiểu vùng ven biển
1.2.3.Tiểu vùng trung du và bán sơn địa
1.3.Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Tĩnh gia
1.3.1.Kinh tế.
1.3.2.Xã hội
2.Giới thiệu về Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia
2.1.Địa chỉ .
2.2.Tổ chức hành chính, nhân sự.
2.3.Nhiệm vụ và công tác chuyên môn của nhân sự trong Phòng.
2.4.Chức năng hoạt động chuyên ngành.
2.5.Chương trình công tác của phòng.
2.6.Phương pháp giải quyết các công việc thường xuyên tại phòng.
2.7.Chế độ hội họp, tiếp khách, đi công tác và thông tin báo cáo.
2.8. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.9.Môi trường làm việc tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia.
II.NỘI DUNG THỰC TẬP
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1.Phương pháp thu thập tài liệu.


3.2.Phương pháp khảo sát thực địa.
3.3.Phương pháp thu thập số liệu
IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐỢT THỰC TẬP
4.1.Những nội dung lý thuyết đã được củng cố.

4.2.Những kỹ năng thực hành đã học hỏi được.
4.3.Những kinh nghiệm thực tiễn đã được tích lũy
4.4.Các kết quả công việc đã đóng góp cho cơ quan thực tập
4.4.1.Xuống xã Nghi Sơn – huyện Tĩnh Gia tìm hiểu hiện trạng môi trường tại đây.
4.4.2.Cùng cán bộ phòng đi kiểm tra bãi chứa và xử lý rác thải thị trấn Tĩnh Gia
4.4.3.Tham gia kiểm tra môi trường tại Chợ Còng – Thị trấn Tĩnh Gia
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO.


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1. NỘI DUNG THỰC TẬP


I.GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1.Giới thiệu về huyện Tĩnh Gia- Tỉnh Thanh Hóa
1.1.Vị trí địa lý
Tĩnh Gia là một huyện đồng bằng ven biển thuộc Tỉnh Thanh Hóa, trung tâm
huyện cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía Nam theo quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An,
phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp huyện Nông Cống, huyện Như Thanh, tỉnh
Thanh Hóa.
1.2.Đặc điểm địa hình
Địa hình toàn huyện được chia làm 3 tiểu vùng:
1.2.1.Tiểu vùng đồng bằng
Bao gồm các xã phía Tây và Tây Bắc, có địa hình khá bằng phẳng và nhiều sông
rạch chảy qua, thích hợp cho việc trồng lúa, cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp
và cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và gia cầm.
1.2.2.Tiểu vùng ven biển
Bao gồm các xã phía Đông đường quốc lộ 1A như Hải Châu, Hải An, Tân Dân, Hải
Ninh, Hải Lĩnh, Hải Hòa, Hải Thanh, Hải Bình, Nghi Sơn…Địa hình ở đây thấp và có xu

hướng nghiêng ra biển, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển.
1.2.3.Tiểu vùng trung du và bán sơn địa
Bao gồm các xã phía Tây và Tây Nam của huyện, có địa hình cao, bao trùm bởi
một dãy núi chạy dài tạo nên dạng địa hình bán sơn địa rõ nét. Vùng núi và bán sơn địa
trải rộng trên địa phận của 13 xã, trong đó, 6 xã địa hình núi non hiểm trở là Tùng Lâm,
Phú Lâm, Phú Sơn, Định Hải, Tân Trường, Trường Lâm, cộng thêm 7 xã có địa hình bán
sơn địa là Hải Nhân, Nguyên Bình, Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn, Mai Lâm, Trúc Lâm.
Trên vùng địa hình núi non bán sơn địa đó. Huyện Tĩnh Gia có thể sử dụng phát
triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đá.
1.3.Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Tĩnh gia
1.3.1.Kinh tế.


Với tiềm năng biển, đất rừng, trong những năm qua, kinh tế huyện Tĩnh Gia đã có
bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng GDP cao và tương đối toàn diện. Có
được thành công ấy là do huyện Tĩnh Gia đã thực hiện thành công chủ trương chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá. Các loại cây lương thực và công
nghiệp tăng nhanh cả về diện tích lẫn năng suất. Ðặc biệt, diện tích cây lạc - cây chủ lực
trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu - tăng rất nhanh do toàn huyện tập trung thực hiện
chiến lược mở rộng diện tích lạc thu, thu đông bằng phương pháp phủ nylon.
Chăn nuôi cũng phát triển mạnh nhờ triển khai chương trình sinh hoá đàn bò, đưa
giống lợn nạc ngoại vào chăn nuôi. Hiện nay, tổng số đàn trâu, bò của toàn huyện là
34.000 con, đàn lợn 85.000 con. Huyện đã thực hiện chương trình phát triển 300 lợn nái
ngoại và đưa giống bò sữa vào chăn nuôi, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi huyện Tĩnh
Gia ngày càng cao hơn.
Bờ biển dài 42 km với 3 cửa lạch và hệ thống sông ngòi khá dày đặc, bãi triều rộng
lớn đã tạo nên thế mạnh để Tĩnh Gia phát triển thuỷ, hải sản. Do vậy, trong những năm
gần đầy, kinh tế biển có chuyển biến rõ rệt và thu được kết quả quan trọng cả trong khai
thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề biển. Phương tiện khai thác phát triển

theo hướng nâng cao công suất tàu thuyền để khai thác cả vùng lộng, vùng trung và vùng
khơi xa. Ðể đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành thuỷ sản, đồng thời khai thác triệt để tiềm
năng kinh tế biển, hiện nay, huyện đã bắt đầu đưa vùng cát ven biển vào khai thác để nuôi
tôm công nghiệp trên cát. Sự kết hợp hài hòa giữa các cảnh quan biển, đảo, đồng bằng,
trung du và miền núi đã tạo cho Tĩnh Gia thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là
du lịch. Vì vậy, trong những năm qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá chủ trương đưa
Tĩnh Gia trở thành điểm du lịch mới của Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng. Ðến
với Tĩnh Gia, du khách không thể không ghé thăm những địa danh nổi tiếng như: Hòn
Bảng, Hòn Biện Sơn, Hòn Mê, núi Ngọc Sơn, núi Am, núi Thề Nguyền, hồ Yên Mỹ,
động Trúc Lâm, nhà thờ Bùi Thị Xuân, di tích kiến trúc núi đá nghệ thuật thờ Quận công
Lê Ðình Châu, nhà thờ xứ Ba Làng xây dựng năm 1893, đền thờ Lương Chí thờ Ðào Duy
Từ,... Tất cả tạo thành quần thể du lịch vô cùng độc đáo, là sự tổng hoà giữa những cảnh
đẹp do thiên nhiên ban tặng cùng các truyền thuyết, dấu tích lịch sử.
Bên cạnh đó, Tĩnh Gia còn có hệ thống giao thông thuận lợi với 40 km đường
quốc lộ 1A chạy qua huyện theo chiều dài Bắc - Nam; tuyến đường sắt Bắc - Nam và hệ
thống tỉnh lộ nối liền với các huyện và tỉnh bạn; đặc biệt, 3 cửa Lạch với cảng Nghi Sơn,
tuyến đường nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh cùng hệ thống sông cũng là một
thế mạnh để Tĩnh Gia phát triển du lịch.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được duy trì, ngành nghề được mở rộng, chất lượng
sản phẩm từng bước được nâng lên. Trong những năm gần đây, mức tăng trưởng và tỷ
trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng cao khi Khu công nghiệp - đô thị
mới Nghi Sơn đi vào hoạt động và các Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Liên hiệp Nhà máy
lọc hoá dầu Nghi Sơn và nhiều nhà máy chế biến nông hải sản khác đã đi vào hoạt động.


Dịch vụ - thương mại có bước chuyển biến mạnh mẽ. Hoạt động thương mại - dịch
vụ phát triển tương đối đa dạng ở tất cả các thành phần kinh tế và trên khắp các vùng,
miền trong huyện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Hệ thống chợ
cũng góp một phần không nhỏ trong sự tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ, trong đó
có những chợ nổi tiếng như: chợ Chào, chợ Kho, chợ Chìa, chợ Còng, chợ Du Xuyên,...

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Hệ thống giao thông được chú
trọng phát triển. Một số các trục giao thông liên xã được nâng cấp. Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện.
Cơ sở vật chất của các ngành y tế, giáo dục, văn hoá, truyền thanh - truyền hình
được tăng cường đáng kể. 100% số trạm xá được mái bằng hoá, ngói hoá, trung tâm y tế
huyện được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng.
1.3.2.Xã hội
Văn hoá - xã hội thu được nhiều kết quả đáng mừng . Ðời sống nhân dân được cải
thiện rõ rệt, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Theo đó, Tĩnh Gia luôn chú trọng
kết hợp vốn đầu tư của Nhà nước với công tác xã hội hoá để đảm bảo cho sự phát triển
của ngành giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, thể dục thể thao, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ
trẻ em.
Ðến nay, đài truyền thanh, truyền hình được lắp đặt hệ thống thu phát với công suất
lớn, đồng thời phát triển thêm 1 số trạm thu phát lại ở những địa phương vùng sâu vùng
xa.
Hệ thống giáo dục - đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến bậc trung
học phổ thông với các loại hình công lập và trường nghề. Toàn huyện hiện có 5 trường
phổ thông trung học, một trường trung cấp nghề Nghi Sơn và mới có thêm một trường
trung cấp nghề Hưng Đô. Hệ thống các trường học được tầng hoá và ngói hoá với tốc độ
nhanh. Quy mô các cấp học, ngành học ổn định, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước
được nâng lên.
Mạng lưới y tế được củng cố và tăng cường về cơ sở vật chất, đội ngũ thầy thuốc
từ cấp huyện đến cơ sở. Các xã, thị trấn đều có y, bác sỹ, qua đó đã triển khai thực hiện
có hiệu quả nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Bên cạnh đó, Tĩnh Gia cũng chú trọng đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, giải
quyết việc làm cho người lao động, quan tâm đến vùng xa và những vùng còn nhiều khó
khăn. Thực hiện tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các đối tượng chính sách, các
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (toàn huyện có 99 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng), người có công
với cách mạng. Cuộc vận động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa đã thu được gần 1 tỷ
đồng. Toàn huyện xây dựng được 120 nhà tình nghĩa, tặng 2.500 sổ tiết kiệm cho các gia
đình chính sách; giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Do làm tốt chính sách lao động,

thương binh, xã hội, huyện Tĩnh Gia đã được Ðảng, Nhà nước tặng một Huân chương
Lao động hạng Nhất, 2 Huân chương Lao động hạng Hai, 1 Huân chương Lao động hạng
Ba. Không những thế, huyện Tĩnh Gia còn được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực


lượng Vũ trang (năm 1976), 12 xã được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, 6
người được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang; ngoài ra còn một số đơn vị khác
như: Trạm biên phòng Nghi Sơn, Dân quân Thanh Thuỷ, Bộ đội Ðảo Mê cũng được tặng
thưởng danh hiệu cao quý đó.
2.Giới thiệu về Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia
2.1.Địa chỉ
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tĩnh Gia thuộc Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh
Gia, đường Lê Thế Sơn, Tiểu Khu I, Thị Trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
2.2.Tổ chức hành chính, nhân sự
-Trưởng phòng: Hoàng Bá Trung
-3 Phó phòng: +) Khương Văn Dũng
+) Nguyễn Trọng Niềm
+) Đoàn Thanh Chung
-8 chuyên viên: +) Đặng Đức Nguyên
+) Nguyễn Đức Thắng
+) Nguyễn Đức Mạnh
+) Hoàng Sỹ Hạnh
+) Nguyễn Văn Hiếu
+) Nguyễn Thế Hùng
+) Nguyễn Đức Thọ
+) Dương Thị Thúy
-3 cán bộ hợp đồng: +) Lữ Thị Nhạn
+) Lê Bá Hoàng Anh
+) Phạm Sỹ Huy
2.3.Nhiệm vụ và công tác chuyên môn của nhân sự trong Phòng

•Trưởng phòng Hoàng Bá Trung


-Phụ trách chung, lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của phòng.
-Trực tiếp phụ trách công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất.
-Trình thường trực Ủy ban nhân dân huyện ký các quyết định.
•Phó trưởng phòng Khương Văn Dũng.
-Giúp trưởng phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện một số lĩnh vực công tác sau:
+) Công tác đăng ký, thống kê, chỉnh lý biến động đất đai, công tác địa giới hành chính.
+) Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn.
+) Công tác kiểm tra, giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc sử dụng
đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+) Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ đất đai ( Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ địa chính…)
+) Lĩnh vực đo đạc, trích đo bản đồ, hồ sơ địa chính…
+) Xây dựng và xác định vị trí để áp giá đất trên địa bàn huyện; tham gia thành viên hội
đồng đánh giá quyền sử dụng đất của huyện.
-Trực tiếp đấu mối với các phòng của Sở Tài nguyên và Môi trường và các phòng, ban,
đội, ngành, đoàn thể trong huyện để phối hợp thực hiện nhiệm vụ được phân công.
-Đảm nhận một số nhiệm vụ khác khi được trưởng phòng giao.
-Ký thay trưởng phòng các văn bản trên lĩnh vực được phân công gồm:
+) Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
hộ gia đình, cá nhân.
+) Công văn đôn đốc, nhắc nhở, triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành gửi Ủy ban
nhân dân cấp xã; công văn giải đáp chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn
được giao phụ trách.
+) Các văn bản khác khi được trưởng phòng giao.
•Phó trưởng phòng Nguyễn Trọng Niềm.
-Giúp trưởng phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện một số lĩnh vực công tác sau:



+) Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+) Lĩnh vực khoáng sản.
+) Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; thực hiện thu hồi đất, thẩm định dự toán và
phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư thực hiện các dự án trên địa bàn huyện.
+) Công tác lưu giữ hồ sơ liên quan đến lĩnh vực, công việc được giao phụ trách.
-Trực tiếp đấu mối với các phòng của Sở Tài nguyên và Môi trường và các phòng, ban,
đội, ngành, đoàn thể trong huyện để phối hợp thực hiện nhiệm vụ được phân công.
-Đảm nhận một số nhiệm vụ khác khi được trưởng phòng giao.
-Ký thay trưởng phòng các văn bản trên lĩnh vực được phân công gồm:
+) Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân huyện quyết định thu hồi đất, tờ trình đề nghị Ủy
ban nhân dân huyện phê duyệt dự toán và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+) Công văn đôn đốc, nhắc nhở, triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành gửi Ủy ban
nhân dân cấp xã; công văn giải đáp chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn
được giao phụ trách.
+) Các văn bản khác khi được trưởng phòng giao.
•Phó trưởng phòng Đoàn Thanh Chung.
-Giúp trưởng phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện một số lĩnh vực công tác sau:
+) Lĩnh vực môi trường.
+) Lĩnh vực tài nguyên nước.
+) Lĩnh vực biển và hải đảo.
+) Lĩnh vực khoáng sản.
+) Công tác kiểm tra, giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực môi
trường, tài nguyên nước.
-Trực tiếp đấu mối với các phòng của Sở Tài nguyên và Môi trường và các phòng, ban,
đội, ngành, đoàn thể trong huyện để phối hợp thực hiện nhiệm vụ được phân công
-Đảm nhận một số nhiệm vụ khác khi được trưởng phòng giao.



-Ký thay trưởng phòng các văn bản trên lĩnh vực được phân công gồm:
+) Công văn đôn đốc, nhắc nhở, triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành gửi Ủy ban
nhân dân cấp xã; công văn giải đáp chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn
được giao phụ trách.
+) Các văn bản khi được trưởng phòng giao.
•Phó giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Đặng Đức Nguyên.
-Thực hiện thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( gồm: Cấp mới, cấp đổi,
chuyển nhượng, thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất )
-Tham gia thành viên hội đồng định giá quyền sử dụng đất của huyện.
-Thực hiện cung cấp luân chuyển thông tin địa chính và các nhiệm vụ khác theo sự phân
công của giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
-Thực hiện chuyển thông tin địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
hộ gia đình, cá nhân tại các khu tái định cư trên địa bàn huyện.
-Thực hiện phân công nhiệm vụ đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng
đất cho các đồng chí Nguyễn Đức Thọ, Nguyễn Thị Thúy, Lê Bá Hoàng Anh, Phạm Sỹ
Duy đảm bảo đúng thời gian và quy định.
-Ký thay giám đốc văn phòng các văn bản trên lĩnh vực được phân công, trong thời gian
giám đốc đi học hay đi công tác dài ngày.
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phòng giao, phân công.
• Phó giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Nguyễn Thế Hùng.
-Thực hiện công tác đo đạc, trích đo địa chính và trích lục thửa đất.
-Thực hiện chỉnh lý biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định.
-Thực hiện thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( gồm: cấp mới, cấp đổi,
chuyển nhượng, thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất).
-Thực hiện chuyển thông tin địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
hộ gia đình, cá nhân tại các khu tái định cư trên địa bàn huyện theo sự phân công của
giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.


-Ký thay giám đốc văn phòng các văn bản trên lĩnh vực được phân công, trong thời gian

giám đốc đi học hay đi công tác dài ngày.
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phòng giao, phân công.
•Ông Nguyễn Đức Thọ- Chuyên viên ( kỹ sư trắc địa)
-Thực hiện công tác đo đạc, trích đo địa chính và trích lục thửa đất.
-Thực hiện chỉnh lý biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo đúng quy định.
-Thực hiện thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gồm: cấp mới, cấp đổi,
chuyển nhượng, thừa kế tặng cho quyền sử dụng đât).
-Thực hiện cung cấp luân chuyển thông tin địa chính và các nhiệm vụ khác theo sự phân
công của giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
-Thực hiện thẩm định đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp cho các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện.
-Thực hiện việc kiểm tra để xác nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phòng giao, phân công.
• Bà Nguyễn Thị Thúy- Chuyên viên ( Kỹ sư quản lý đất đai)
-Thực hiện thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( gồm: cấp mới, cấp đổi,
chuyển nhượng, thừa kế tặng cho quyền sử dụng đât).
-Thực hiện thẩm định đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp cho các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện.
-Thực hiện cung cấp luân chuyển thông tin địa chính và các nhiệm vụ khác theo sự phân
công của giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được khi được lãnh đạo phòng giao, phân công.
•Ông Lê Bá Hoàng Anh – Cán bộ hợp đồng với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
( Kỹ sư quản lý đất đai).
-Thực hiện thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( gồm: cấp mới, cấp đổi,
chuyển nhượng, thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất).


-Thực hiện thẩm định đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp cho các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện.
-Thực hiện cung cấp luân chuyển thông tin địa chính và các nhiệm vụ khác theo sự phân

công của giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
-Thực hiện việc kiểm tra để xác nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
-Thực hiện vào sổ lưu tài liệu của phòng Tài nguyên và Môi trường, nhận và trao trả giấy
chứng nhận cho các cán bộ dân hay tổ một cửa thuộc văn phòng Ủy ban nhân dân huyện (
phối hợp cùng đồng chí Huy).
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phòng giao, phân công.
• Ông Phạm Sỹ Duy- Cán bộ hợp đồng với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
-Thực hiện công tác đo đạc, trích đo địa chính và trích lục thửa đất.
-Thự hiện chỉnh lý biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định.
-Thực hiện việc kiểm tra để xác nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
-Lập sổ và theo dõi số trích lục, trích đo…do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực
hiện.
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phòng giao, phân công.
•Ông Lê Văn Huy- Chuyên viên (Cử nhân kinh tế)
-Làm kế toán văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; thực hiện các nhiệm vụ theo sự
phân công của giám đốc, phó giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
-Thực hiện vào sổ lưu tài liệu của phòng Tài nguyên và Môi trường nhận và trao trả giấy
chứng nhận cho các hộ dân hay một tổ cửa thuộc văn phòng Ủy ban nhân dân huyện.
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phòng giao, phân công.
•Ông Nguyễn Đức Mạnh-Chuyên viên ( Kỹ sư quản lý đất đai)
-Thực hiện công tác thẩm định thu hồi đất, dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng.
-Thực hiện thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( gồm: Cấp mới, cấp đổi,
chuyển nhượng, thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất)


-Thực hiện cung cấp luân chuyển thông tin địa chính và các nhiệm vụ khác theo sự phân
công cuat giám đốc văn phòng đăng ký sử quyền sử dụng đất,
-Thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, công tác phối hợp liên quan đến
giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phòng giao, phân công.

•Ông Nguyễn Văn Hiếu – Chuyên viên ( Kỹ sư quản lý đất đai)
-Thực hiện công tác thẩm định thu hồi đất, dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng.
-Thực hiện tham mưu các công tác liên quan đến quản lý nhà nước về khai thác tài
nguyên khoáng sản.
-Thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, công tác phối hợp liên quan đến
giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phòng giao, phân công
•Ông Nguyễn Đức Thắng – Chuyên viên ( Kỹ sư quản lý đất đai)
-Thực hiện công tác thẩm định thu hồi đất, dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng.
-Thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, công tác phối hợp liên quan đến
giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phòng giao, phân công
•Ông Hoàng Sỹ Hạnh – Chuyên viên ( Kỹ sư quản lý đất đai)
-Thực hiện công tác thẩm định thu hồi đất, dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng.
-Thực hiện tham mưu trên lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước, biển và
hải đảo.
-Thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, công tác phối hợp liên quan đến
giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phòng giao, phân công
•Bà Lữ Thị Nhạn – Chuyên viên ( Kỹ sư môi trường)
-Tham gia thẩm định dự toán bồi thường.


-Thực hiện tham mưu trên lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và khoáng sản.
-Lập sổ và theo dõi số tờ trình, công văn, báo cáo… của phòng Tài nguyên và Môi
trường, sổ theo dõi công văn đến và công văn đi của phòng Tài nguyên và Môi trường.
-Đảm nhận các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phòng giao, phân công
2.4.Chức năng hoạt động chuyên ngành.
Phòng Tài nguyên và Môi trường Tĩnh Gia là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân huyện Tĩnh Gia có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý

nhà nước về các lĩnh vực : Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên
khoáng sản và môi trường.
Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng, chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân
huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa.
Cụ thể Phòng có các chức năng chính sau:
-Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế
hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường,kiểm tra
việc thực hiện sau khi Uỷ ban nhân dân huyện ban hành.
-Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện
về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản và
môi trường.
-Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo về
lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
-Giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức, kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân và hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt
động trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.
-Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên môi trường
và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
-Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được
giao với Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên Môi trường.
2.5.Chương trình công tác của phòng.


•Các loại chương trình công tác:
- Chương trình công tác bao gồm: chương trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần
của phòng. Trưởng phòng chỉ đạo thảo luận và giải quyết những nội dung công việc có
trong chương trình công tác của phòng (trừ trường hợp đột xuất, cấp bách do Trưởng
phòng quyết định).

-Chương trình công tác năm gồm: Những nhiệm vụ, giải pháp của phòng trên các lĩnh
vực công tác trong năm, các báo cáo, kế hoạch… thuộc phạm vi quyết định, phê duyệt
của phòng, Trưởng phòng hoặc trình Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện trong năm.
- Chương trình công tác 6 tháng là cụ thể hóa chương trình công tác năm còn lại và bổ
sung thêm chương trình công tác mới do Ủy ban nhân dân huyện giao hoặc Sở triển khai.
- Chương trình công tác quý là cụ thể hóa chương trình công tác năm được thực hiện
trong từng quý và những công việc bổ sung, điều chỉnh cần giải quyết trong quý.
- Chương trình công tác tháng là cụ thể hóa chương trình công tác quý được thực hiện
trong từng tháng và những công việc bổ sung, điều chỉnh cần giải quyết trong tháng.
-Chương trình công tác tuần gồm các công việc mà cán bộ, công chức của phòng phải
thực hiện giải quyết hàng ngày trong tuần.
•Trình tự xây dựng chương trình công tác:
-Xây dựng chương trình công tác năm:
+) Công chức được phân công tổng họp của phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng
cán bộ, công chức của phòng và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xây dựng chương
trình công tác năm của phòng.
+) Trước ngày 20 tháng 10 hàng năm, trên cơ sở những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và hướng
dẫn của Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện; công chức được phân công làm nhiệm vụ
tổng hợp của phòng có trách nhiệm yêu cầu đơn vị thuộc phòng và cán bộ công chức
đăng ký chương trình, dự án năm tới.
+) Chậm nhất trước ngày 25 tháng 10 hàng năm, đơn vị thuộc phòng và cán bộ công chức
phải gửi đăng ký chương trình, dự án năm tới cho công chức được phân công tổng hợp
của phòng; trách nhiệm công chức được phân công tổng hợp của phòng có trách nhiệm
tổng hợp các báo cáo tháng trong năm, các đăng ký của chương trình năm tới của đơn vị
trực thuộc và cán bộ công chức để xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết, chương trình công


tác năm tới của phòng để thông qua lãnh đạo phòng góp ý và hoàn chỉnh gửi văn bản cho
Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện trước ngày 05 tháng 11 hàng năm.

+) Chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi nhận được chương trình công tác năm của Uỷ ban
nhân dân huyện, công chức tổng hợp của phòng hoàn chỉnh lại báo cáo và chương trình
công tác năm tới của phòng để trình lấy ý kiến lãnh đạo ban hành chính thức chương
trình công tác năm của phòng.
-Xây dựng chương trình công tác quý:
Chậm nhất ngày 02 của tháng cuối quý, cán bộ, công chức tổng hợp của phòng có trách
nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện trong quý và dự kiến nhiệm vụ của quý tới, gửi cho
các Phó trưởng phòng góp ý bổ sung; trước ngày 05 tháng cuối quý trình cho Trưởng
phòng duyệt, gửi văn bản cho Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện và Trưởng phòng triển
khai cho đơn vị thuộc phòng, cán bộ công chức để thực hiện.
-Xây dựng chương trình công tác tháng:
+)Chậm nhất vào ngày 10 hàng tháng, đơn vị thuộc phòng, cán bộ công chức của phòng
báo cáo kết quả thực hiện trong tháng và đăng ký chương trình tháng tới theo chương
trình công tác quý của phòng gửi cho cán bộ công chức tổng hợp của phòng để tổng hợp.
+) Chậm nhất trước ngày 15 hàng tháng, cán bộ công chức tổng hợp của phòng có trách
nhiệm hoàn thành báo cáo và chương trình công tác tháng tới gửi cho các Phó trưởng
phòng góp ý, bổ sung và trình cho Trưởng phòng phê duyệt để triển khai thực hiện, gửi
báo cáo cho Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện.
-Xây dựng chương trình công tác tuần:
+)Chậm nhất vào 15 giò 00 ngày thứ sáu hàng tuần, đơn vị thuộc phòng, cán bộ công
chức của phòng báo cáo kết quả thực hiện trong tuần và đăng ký chương trình tuần tới
theo chương trình công tác tháng của phòng gửi cho cán bộ công chức tổng hợp của
phòng để tổng hợp.
+)Chậm nhất sáng thứ hai đầu tuần lãnh đạo phòng có chương trình công tác tuần và lịch
công tác tuần, thông báo để cán bộ, công chức thực hiện.
•Chuẩn bị đề án, văn bản trình lãnh đạo phòng:
- Trên cơ sở chương trình, kế hoạch công tác của phòng và theo phân công của lãnh đạo
phòng cán bộ, công chức được phân công chủ trì xây dựng đề án, văn bản phải lập kế



hoạch chi tiết việc xây dựng đề án, dự án, trong đó xác định rõ nội dung, tiến độ thực
hiện, thời gian trình, các đơn vị, cán bộ công chức cần phối hợp.
-Cán bộ, công chức được phân công chủ trì xây dựng đề án, văn bản phải có trách nhiệm
chủ động việc xây dựng nội dung văn bản, đề án bảo đảm đúng thể thức, thủ tục, trình tự
soạn thảo; lấy ý kiến tham gia của cán bộ công chức có liên quan của phòng (nếu có liên
quan cơ quan khác tham mưu cho lãnh đạo phòng gửi văn bản để lấy ý kiến); trường hợp
cần phải điều chỉnh nội dung phạm vi hoặc thời hạn trình, cán bộ, công chức chủ trì soạn
thảo báo cáo xin ý kiến lãnh đạo phòng xem xét, quyết định.
- Phó trưởng phòng phụ trách có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cán bộ, công chức được
phân công xây dựng trong việc việc chuẩn bị và soạn thảo văn bản để trình lãnh đạo
phòng.
•Theo dõi và đánh giá việc thực hiện chương trình công tác:
-Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng năm, cán bộ công chức tự rà soát, thống kê, đánh
giá việc thực hiện chương trình công tác của mình; các lãnh đạo phòng phụ trách từng
lĩnh vực phải có trách nhiệm rà soát, thống kê, đáng giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao cho bộ phận, lĩnh vực mình phụ trách, gửi văn bản cho cán bộ, công chức được phân
công tổng hợp, để báo cáo kết quả thực hiện các công tác được giao, những công việc còn
tồn đọng, hướng xử lý tiếp theo, kiến nghị việc điều chỉnh bổ sung chương trình công tác
trong thời gian tới.
-Phó trưởng phòng được phân công phụ trách bộ phận hoặc cán bộ, công chức xây dựng
đề án, văn bản có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ, công chức đó và các cãn bộ, công chức có
phối hợp để thực hiện theo kế hoạch được duyệt; báo cáo Trưởng phòng trước khi nghiệm
thu, phê duyệt hoặc trình cấp trên.
2.6.Phương pháp giải quyết các công việc thường xuyên tại phòng.
•Cách thức giải quyết công việc của lãnh đạo Phòng:
-Đối với các dự thảo đề án, kế hoạch, báo cáo lớn thuộc chương trình công tác phải trình
cho cho Uỷ ban nhân dân huyện: Lãnh đạo phòng xem xét giải quyết trên cơ sở toàn bộ
hồ sơ, nội dung trình, dự thảo văn bản trình của cán bộ, công chức được phân công thực
hiện, ý kiến của cán bộ, công chức hoặc cơ quan liên quan (nếu có lấy ý kiến).
- Đối với công việc thường xuyên khác thuộc thẩm quyền của lãnh đạo phòng:

+)Lãnh đạo phòng xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở báo cáo hoặc dự thảo tờ trình
của cán bộ, công chức phòng được phân công xử lý công việc.


+)Trường hợp cần thiết, lãnh đạo phòng chỉ đạo trực tiếp hoặc xử lý công việc trên cơ sở
hồ sơ, tài liệu do cán bộ, công chức chuẩn bị.
+)Trường hợp không thể xử lý ngay được, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng có thể tổ
chức cuộc họp, làm việc với lãnh đạo các cơ quan để tham khảo ý kiến trước khi giải
quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý ngay được.
+)Các cách thức giải quyết khác theo quy định tại quy chế này như đi công tác, xử lý
công việc tại cơ sở, làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân và các phương thức khác do
Trưởng phòng quy định hoặc ủy quyền.
2.7.Chế độ hội họp, tiếp khách, đi công tác và thông tin báo cáo.
•Các loại Hội nghị và cuộc họp;
- Các Hội nghị gồm:
+)Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm.
+) Hội nghị chuyên đề (triển khai, sơ, tổng kết một hoặc một số chuyên đề), hội nghị tập
huấn công tác chuyên môn.
-Các cuộc họp định kỳ của phòng:
+) Hội ý hàng tuần.
+)Họp toàn cơ quan hàng tháng, quý, 6 tháng, năm.
+)Họp giao ban cán bộ địa chính các xã, thị trấn.
•Việc chuẩn bị, nội dung, thành phần các Hội nghị và cuộc họp:
- Hội nghị: Trưởng phòng giao việc cho cán bộ, công chức của phòng chuẩn bị, triệu tập
Hội nghị; thành phần, nội dung Hội nghị theo các quy định chung.
-Các cuộc họp định kỳ:
a.Hội ý lãnh đạo phòng hàng tuần:
+)Thời gian hội ý lãnh đạo phòng vào sáng thứ hai hàng tuần;
+)Thành phần hội ý gồm: Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng và cán bộ tổng hợp
phòng; Chủ trì hội ý do Trưởng phòng, trường họp Trưởng phòng vắng mặt ủy quyền cho

Phó trưởng phòng được phân công giúp Trưởng phòng điều hành chung chủ trì thay;


+)Trình tự, nội dung hội ý: Cán bộ tổng họp phòng báo cáo kết quả những công việc xử
lý trong tuần, công việc tồn động và những công việc cán bộ công chức đăng ký tuần tới;
ý kiến phát biểu bổ sung, đề xuất của cuộc họp; kết luận của Trưởng phòng hoặc Phó
trưởng phòng chủ trì.
b.Họp cơ quan hàng tháng:
+)Thời gian họp ngày 20 hàng tháng (nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì chuyển họp
vào ngày làm việc kế tiếp);
+) Thành phần họp: toàn bộ cán bộ, công chức cơ quan; chủ trì họp do Trưởng phòng,
trường họp Trưởng phòng vắng mặt ủy quyền cho Phó trưởng phòng được phân công
giúp Trưởng phòng điều hành chung chủ trì thay;
+)Trình tự, nội dung họp cơ quan tháng: lãnh đạo phòng triển khai các văn bản cấp trên,
cán bộ, công chức tổng họp của phòng thông qua báo cáo tháng và chương trình tháng
tới, ý kiến thảo luận bổ sung của cuộc họp, kết luận của chủ trì cuộc họp.
c) Họp giao ban Quý:
+)Thời gian họp ngày 30 tháng cuối quý (nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì chuyển
họp vào ngày làm việc kế tiếp).
+)Thành phần họp: toàn bộ cán bộ, công chức cơ quan, cán bộ Địa chính xã, thị trấn; chủ
trì họp do Trưởng phòng, trường họp Trưởng phòng vắng mặt ủy quyền cho Phó trưởng
phòng chủ trì thay.
+)Trình tự, nội dung họp giao ban quý: Cán bộ, công chức tổng họp của phòng thông qua
báo cáo quý, những tồn đọng, khó khăn vướng mắc, những vấn đề mới phát sinh cấp cở
sở phản ánh và chương trình công tác quý tới, ý kiến thảo luận bổ sung của cuộc họp, kết
luận của chủ trì cuộc họp.
d) Họp cơ quan 6 tháng giữa năm:
+)Thời gian họp ngày 20 của tháng 6 (nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì chuyển họp
vào ngày làm việc kế tiếp).
+)Thành phần họp: toàn bộ cán bộ, công chức cơ quan; chủ trì họp do Trưởng phòng,

trường họp Trưởng phòng vắng mặt ủy quyền cho Phó trưởng phòng được phân công
giúp Trưởng phòng điều hành chung chủ trì thay.


+)Trình tự, nội dung họp cơ quan 6 tháng: Cán bộ, công chức tổng họp của phòng thông
qua báo cáo 6 tháng và chương trình 6 tháng còn lại, ý kiến thảo luận bổ sung của cuộc
họp, kết luận của chủ trì cuộc họp.
đ) Họp cơ quan cuối năm:
+)Thời gian họp ngày 05 của tháng 11 hàng năm (nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì
chuyển họp vào ngày làm việc kế tiếp).
+)Thành phần họp: toàn bộ cán bộ, công chức cơ quan; chủ trì họp do Trưởng phòng,
trường họp Trưởng phòng vắng mặt ủy quyền cho Phó trưởng phòng được phân công
giúp Trưởng phòng điều hành chung chủ trì thay.
+) Trình tự, nội dung họp cơ quan năm: Cán bộ, công chức tổng họp của phòng thông qua
báo cáo đáng giá tổng kết công tác năm và chương trình nhiệm vụ năm tới, ý kiến thảo
luận bổ sung của cuộc họp, kết luận của chủ trì cuộc họp.
-Họp xử lý các công việc đột xuất, phức tạp, cấp bách:
Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng được phân công, ủy quyền có quyền quyết định
việc triệu tập, thành phần, nội dung, thời gian và chủ trì các cuộc họp đột xuất.
•Chế độ đi công tác:
-Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng hàng tháng, quý, 6 tháng phải có kế hoạch bố trí
thời gian đi công tác ở cơ sở được phân công theo dõi, để kiểm tra nắm tình hình triển
khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến nhiệm vụ quản lý Nhà nước của phòng
hoặc các nội dung triển khai công tác của UBND huyện, của phòng. Ngoài ra, khi gặp gỡ,
tiếp xúc, phải lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, nắm tình hình ở cơ sở để đề
xuất những giải pháp giúp cho cơ sở tháo gỡ khó khăn vướng mắc.
-Trưởng phòng, Phó trưởng phòng còn đi công tác theo chỉ đạo của UBND huyện như:
cùng lãnh đạo huyện tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, cán bộ xã, thị trấn; các buổi tiếp
xúc cử tri giữa đại biểu Quốc hội, HĐND với cử tri các xã, thị trấn trên địa bàn huyện;
các trường họp đột xuất.

-Cán bộ, công chức đi công tác theo nhiệm vụ chuyên môn phải có lịch công tác được
Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng phê duyệt hoặc theo phân công của Trưởng phòng,
Phó trưởng phòng phụ trách.
- Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác đột xuất ngoài kế hoạch phải báo cáo và
được sự đồng ý của Trưởng phòng.


- Khi đi công tác cơ sở, cán bộ, công chức phòng phải kết hợp nhiều nội dung công việc,
phải chuẩn bị kỹ nội dung, công việc và bố trí lịch phù hợp để công việc được hoàn
thành, có hiệu quả.
•Tiếp khách của phòng:
- Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng có trách nhiệm tiếp khách khi khách đến công tác,
làm việc với Phòng hoặc đến làm việc với UBND huyện được UBND huyện ủy quyền;
khách do Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng trực tiếp mời.
- Khi làm việc, khách có nhu cầu ăn, ở lại phải báo cáo xin ý kiến Trưởng phòng hoặc
Phó trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành công ciệc chung của phòng
khi Trưởng phòng vắng mặt cho ý kiến mới thực hiện;
-Việc tiếp khách thực hiện đúng quy định và tiết kiệm.
•Chế độ thông tin, báo cáo:
-Các Phó trưởng phòng báo cáo Trưởng phòng:
+)Tình hình thực hiện những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, những
việc vượt quá thẩm quyền giải quyết và những việc cần xin ý kiến Trưởng phòng.
+)Nội dung và kết quả các hội nghị, cuộc họp khi được Trưởng phòng ủy quyền tham dự
hoặc chỉ đạo các hội nghị đó;
+) Kết quả làm việc và những kiến nghị đối với Phòng của các phòng ban, cơ sở và đối
tác khác khi được cử tham gia các đoàn công tác ở cơ sở.
-Cán bộ, công chức báo cáo với Phó trưởng phòng phụ trách:
+) Tình hình thực hiện những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, những
việc vượt quá thẩm quyền giải quyết và những việc cần xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo
phòng.

+)Báo cáo kết quả công tác khi được lãnh đạo phòng phân công đi làm nhiệm vụ, công
tác ở cơ sở;
+)Các báo cáo khác khi có yêu cầu của lãnh đạo phòng.
•Cán bộ, công chức báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cho lãnh đạo phòng (qua cán bộ,
công chức phụ trách tổng họp của Phòng) gồm: Báo cáo tình hình thực hiện công tác
tuần, tháng;


•Thủ trưởng Đơn vị thuộc phòng trong việc thực hiện công tác thông tin, báo cáo:
- Tổ chức hệ thống thông tin nội bộ để nắm được tình hình chủ yếu diễn ra hàng ngày
trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, viên chức và việc thực hiện các nhiệm vụ theo
chức năng, nhiệm vụ được qui định; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo lãnh đạo
Phòng theo qui định của Phòng và cung cấp thông tin theo qui định.
- Báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quý, sáu tháng, năm), báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất
theo chỉ đạo của Trưởng Phòng.
• Các báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
-Báo cáo tuần: Đơn vị trực thuộc và cán bộ công chức gửi đến cán bộ, công chức tổng
hợp của phòng vào chiều thứ sáu hàng tuần và giao cho cán bộ, công chức tổng hợp của
phòng có trách nhiệm tổng họp tuần để báo cáo 2 tuần cho UBND huyện;
- Báo cáo tháng: vào ngày 10 hàng tháng, Đơn vị trực thuộc và cán bộ công chức gửi báo
cáo đến cán bộ, công chức tổng hợp của phòng;
- Báo cáo Quý: vào ngày 01 của tháng cuối quý (quý I vào ngày 01 tháng 3, quý II vào
ngày 01 tháng 6, quý III vào ngày 01 tháng 9);
- Báo cáo năm: vào ngày 01 tháng 11 hàng năm.
2.8. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
•Trách nhiệm của Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng và cán bộ được phân công làm
công tác tiếp dân, tham mưu việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của phòng:
- Trách nhiệm của Trưởng phòng tổ chức công tác tiếp dân thường xuyên hàng ngày và
đột xuất tại phòng Tài nguyên và Môi trường; trực tiếp tiếp công dân theo yêu cầu công
dân và những vụ việc đã được các Phó trưởng phòng phụ trách tiếp làm việc nhưng công

dân thấy chưa thỏa mãn; những trường hợp khiếu nại, tố cáo hành vi hành chính đối với
cán bộ, công chức của Phòng.
- Các Phó trưởng phòng có trách nhiệm tiếp công dân đến khiếu nại, làm việc về lĩnh vực
được giao phụ trách;
-Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc phòng có trách nhiêm tổ chức việc tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.


×