Tải bản đầy đủ (.ppt) (59 trang)

SỰ GIA NHẬP CỦA CÁC NƯỚC THUỘC NHÓM THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI VÀO THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.31 KB, 59 trang )

Emerging Market Countries’ Access
to International Financial Markets
SỰ GIA NHẬP CỦA CÁC NƯỚC THUỘC NHÓM THỊ TRƯỜNG
MỚI NỔI VÀO THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


DANH SÁCH NHÓM 1
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Trần Đình Duy
Mai Hoàng Hạnh
Phạm Thị Hồng Nga
Phan Thị Nguyên Thảo
Huỳnh Quang Sơn
Đỗ Diệu Thúy


VẤN ĐỀ ĐẶT RA
“ Khả năng tiếp cận vốn vay của các nước thuộc nhóm thị
trường mới nổi bị ảnh hưởng như thế nào bởi vị thế ưu tiên
của các nước phát triển trong thị trường tài chính quốc tế? ”


NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
Phần 1: The current account deficit(Thâm hụt tài khoản vãng lai)
Phần 2: The portfolio balance model(Mô hình danh mục đầu tư)


Phần 3: The debt issues and debt management in VietNam today
(Vấn đề vay và quản lý nợ của Việt Nam hiện nay)


Phần 1: The current account deficit
(Thâm hụt tài khoản vãng lai)


Thâm hụt tài khoản vãng lai
• The Current Account (tài khoản vãng lai)
• The Current Account Deficit (thâm hụt tài khoản vãng lai)
• The situation and the cause of the Current Account Deficit
of the United States in the period 1980-2009
(Tình trạng và nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng lai của
Mỹ trong giai đoạn 1980-2009)


Thâm hụt tài khoản vãng lai
• Tài khoản vãng lai: (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân
thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng
hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú
ngoài nước.
• Thâm hụt tài khoản vãng lai: tài khoản vãng lai thâm hụt khi
quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài
khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn
tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững.
• Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai
tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có
mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh.



Thâm hụt tài khoản vãng lai

Cumulative Current Account Balance from 1980-2008
: Các quốc gia với thặng dư trong tài khoản vãng lai
: Các quốc gia với thâm hụt trong tài khoản vãng lai
Đơn vị tính: Tỷ USD ( Nguồn gốc dữ liệu: IMF)


Thâm hụt tài khoản vãng lai
Qua biểu đồ cho thấy:
Nhật Bản, Trung Quốc có tình trạng thặng dư TK vãng lai cao
nhất 2,747.943 tỷ USD.
Mỹ có tình trạng thâm hụt TK vãng lai cao nhất 7,335.869 tỷ
USD
• Tình trạng và nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ
sẽ được phân tích rõ hơn như sau:


Thâm hụt tài khoản vãng lai
Tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ (1980-2009)
Bảng 1: Thâm hụt tài khoản vãng lai tính theo % so với GDP

Trong khoảng thời gian 1997 – 2004, 2/3 thâm hụt tài khoản vãng lai
của Mỹ được bù đắp bằng nguồn thặng dư của các nước mới nổi,
phần còn lại được bù đắp bằng thặng dư của các nước công nghiệp.


Thâm hụt tài khoản vãng lai
Nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ:


- Đầu tư cao và sự tăng trưởng tiêu dùng cao ở Mỹ.(Roubini và
Setser 2004).
- Sự gia tăng tiết kiệm của các quốc gia khác.(Bernanke 2005)
- Tăng trưởng nhanh chóng của một số nước đang phát triển.
(Cabellero và những người khác 2006)
- Những chính sách thận trọng của những nước đang phát triển,
như chính sách về tỷ giá hối đoái.(sự giải thích về sự mất cân
bằng của Dooley và những người khác 2006)


Thâm hụt tài khoản vãng lai
Trước tính hình thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ ngày càng gia
tăng. Một số nhà kinh tế học đã đưa ra các nghiên cứu phân tích về
sự mất cân bằng toàn cầu như sau:



Nghiên cứu phân tích những kịch bản sự điều chỉnh thâm
hụt tập trung vào mức độ điều chỉnh tỷ giá hối đoái cần thiết
để khắc phục vấn đề.
VD: Goldstein (2004) thảo luận vai trò của chế độ tỷ giá hối
đoái Trung Quốc trong tài trợ cho những khoản thâm hụt.


Thâm hụt tài khoản vãng lai





Riêng Nilufer Ozdemir đã phân tích để thấy: Thặng dư tài
khoản là kết quả từ các cơ hội vay vốn hạn chế mà họ đã có
thời gian gần đây chứ không phải do chính sách thận trọng
của các thị trường mới nổi.
Nilufer Ozdemir đã sử dụng mô hình lý thuyết, tập dữ liệu
các nền kinh tế thị trường mới nổi từ 39 năm và các yếu tố
biến đổi trong việc phân tích biến động các chỉ số quốc tế
trước đây.


Để hiểu hơn các phân tích của các nhà kinh tế
học, nhóm đã đưa ra một số lý thuyết tác giả
đã dùng như sau:


Chính sách tỷ giá và mối quan hệ của chính sách
tỷ giá với nợ nước ngoài
Chính sách tỷ giá hối đoái là tổng thể các nguyên tắc, công cụ, biện
pháp được nhà nước sử dụng để điều chỉnh tỷ giá của một quốc gia
trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt mục tiêu đã định trong chiến
lược phát triển của quốc gia đó.
Mối quan hệ của chính sách tỷ giá với nợ nước ngoài:
Các khoản vay nợ nước ngoài thường được tính theo đơn vị tiền tệ
nước đó hoặc những đồng tiền mạnh nên khi TGHĐ tăng lên đồng
nghĩa với sự tăng lên của gánh nặng nợ nước ngoài. Ngày nay khi sự
luân chuyển vốn quốc tế ngày càng tự do thì các nước đặc biệt các
nước đang phát triển càng cần phải thận trọng hơn trong chính sách tỷ
giá để đảm bảo tăng trưởng và khả năng trả nợ nước ngoài.



Mô hình danh mục đầu tư của Nulifer Ozdemir
Để giải quyết vấn đề đã nêu ra, tác giả bài viết thực hiện 02
bước:
• Lập mô hình danh mục đầu tư của quốc gia cho vay nợ
• Kiểm định số liệu 39 quốc gia mới nổi, để tìm ra sự tác
động của Mỹ tới cơ hội mượn nợ của những nước này.
Kết quả thu được cho thấy: vị thế ưu tiên vay nợ của Mỹ có
tác động nhất định đến cơ hội mượn nợ của 5 trong số 6
nhóm quốc gia được phân tích.


Phần 2: The portfolio balance model
(Mô hình danh mục đầu tư)


Mô hình danh mục đầu tư
• Mô hình danh mục đầu tư của Markowitz
• Mô hình định giá vốn(CAPM)
• Mô hình danh mục đầu tư cân bằng của Nilufer Ozdemir


Mô hình danh mục đầu tư của Markowitz

Ta gọi đường cong từ MVP trở lên là đường cong hiệu quả (efficient
set) hay còn gọi là đường biên hiệu quả của danh mục đầu tư gồm các
tài sản rủi ro.


Mô hình danh mục đầu tư của Markowitz
• Harry Markowitz đưa ra một mô hình chính thức trong việc

lựa chọn danh muc đầu tư, phản ánh nguyên tắc về đa dạng
hóa rủi ro.
• Như vậy, một nhà đầu tư muốn lựa chọn danh mục cổ phiếu
để đầu tư thì trước hết người đó phải lựa chọn trong số các
danh mục nằm trên đường biên hiệu quả. Tiếp theo, tùy vào
khả năng chấp nhận rủi ro của người đó để xác định danh
mục cổ phiếu tối ưu nhất cho người đầu tư đó. Điểm tiếp
xúc giữa đường bàng quan với đường biên hiệu quả chính là
định vị của danh mục tối ưu của nhà đầu tư đó.


Mô hình định giá vốn (CAPM)
Danh mục đầu tư thị trường (Market Porfolio)
Danh mục đầu tư thị trường là một danh mục đầu tư bao
gồm tất cả những tài sản có nguy cơ rủi ro trên thị trường và
mỗi tàisản trong danh mục này chiếm một tỷ lệ đúng bằng
giá trị thị trường của tài sản đó trong tổng giá trị của toàn bộ
thị trường.


Mô hình định giá vốn (CAPM)
Đường thị trường vốn (The Capital Market Line - CML)
- Mô hình Markowitz đã đưa ra nguyên tắc lựa chọn danh mục
đầu tư tối ưu cho mỗi nhà đầu tư căn cứ vào khả năng chấp nhận
rủi ro của nhà đầu tư đó.
- Theo mô hình trên, nếu thị trường tồn tại loại chứng khoán phi
rủi ro và giả thiết rằng cá nhân nhà đầu tủ có thể vay, mượn
không hạn chế trên cơ sở lãi suất này thì kết quả về lý thuyết lựa
chọn danh mục đầu tư sẽ được mô tả thông qua phương trình:



Mô hình định giá vốn (CAPM)

Trong đó:
E(R): Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư C bất kỳ nằm
trên đường CML
σ: Độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi cảu danh mục C
σM: Độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường
Rf: Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro


Mô hình định giá vốn (CAPM)
Đường thị trường chứng khoán (SML)

• Chỉ tiêu tương đối thể hiện cho sự đóng góp của tài sản i vào
phương sai của danh mục thi trường và là chỉ tiêu đo lường rủi ro hệ
thống của tài sản i; Rf: tỷ suất sinh lợi của tài sản phi rủi ro; RM: tỷ
suất sinh lợi của danh mục thị trường.
• Đây chính là mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng
của từng chứng khoán riêng lẻ được thể hiện dưới dạng phương
trình.


Mô hình định giá vốn (CAPM)

Kết luận:
Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là một học thuyết
kinh tế mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi kỳ
vọng. Hay nói cách khác, đây là mô hình định giá cho những
chứng khoán có nguy cơ rủi ro; Hệ số β của một chứng khoán

là một chỉ số rủi ro hệ thống của tài sản đó và được xác định
bằng phương pháp thống kê; Đường thị trường chứng khoán
cung cấp thước đo chuẩn để định giá tài sản.


×