Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.49 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN SƠN

VỀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA
QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS.Trần Ngọc Linh
2. PGS.TS. Vũ Hồng Sơn

Phản biện 1:.........................................................
..........................................................

Phản biện 2:.........................................................
..........................................................

Phản biện 3:.........................................................
..........................................................


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các quy luật xã hội thì quy luật “quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
của lực lượng sản xuất” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì đây là quy luật cơ
bản, xuyên suốt, chi phối quá trình phát triển của xã hội loài người.
Ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được
xác lập một cách nôn nóng, chúng ta đã xóa bỏ các loại quan hệ sản xuất khác; trong
khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp, quan hệ sản xuất mới đi quá xa so với
trình độ của lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đã
dẫn đến cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
Trong những năm đổi mới, chúng ta đã có sự nhận thức lại, vận dụng đúng
đắn, sáng tạo quy luật: “quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản
xuất”, điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất,
bằng cách phát triển đa dạng các loại hình quan hệ sản xuất, trong đó có quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa, từ đó tạo ra bước ngoặt căn bản của kinh tế-xã hội. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn yếu kém, bất cập, quan hệ sản xuất
còn có mặt chưa phù hợp, hạn chế trong việc giải phóng lực lượng sản xuất. Do đó,
cần tiếp tục, điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất để giải
phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hiện nay, có nhiều nhân tố tác động đến quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạnh

mẽ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu điều chỉnh quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa để
thúc đẩy sản xuất phát triển làm cho nước ta hòa nhập với xu thế của thời đại là hết
sức cần thiết.
Trong thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, còn tồn tại nhiều loại quan
hệ sản xuất khác nhau như: quan hệ sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa, quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa… trong đó, quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa ở nước ta luôn được xác định đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân. Cùng với quá trình đổi mới đất nước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
cũng không ngừng được đổi mới, hoàn thiện. Đảng khẳng định xây dựng, hoàn thiện
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.
Việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ ở nước
ta rất cần thiết song cũng rất khó khăn, phức tạp, vì đây là con đường đi chưa có tiền
lệ, vừa phải xây dựng, vừa phải tìm tòi thử nghiệm. Do đó, qua mỗi thời kỳ, mỗi giai
đoạn, phải điều chỉnh quan hệ sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển và giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện được điều này cần phải nghiên cứu sự


2
biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ khi được hình thành đến nay, nhất
là thời kỳ đổi mới.
Chính vì những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Về sự biến đổi của quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa trong trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của luận án
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa ở nước ta, luận án góp phần đưa ra một số phương hướng, giải pháp
chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, để thúc đẩy sản xuất phát triển.
2.2. Nhiệm vụ của luận án

- Nghiên cứu một số quan điểm lý luận cơ bản về quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa và các nhân tố tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
- Phân tích thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Góp phần đưa ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy
biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quan hệ
sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Luận án còn kế thừa những quan điểm lý luận của các nhà khoa học về những
nội dung có liên quan.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải các nội dung đặt ra, trong đó chú trọng
các phương pháp: lịch sử - logic, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp - diễn
dịch…để triển khai nhiệm vụ đặt ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới được xác định trong hai thành phần là kinh tế
nhà nước và kinh tế tập thể.


3
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự vận động, biên đổi của kinh tế nhà nước và kinh tế tập

thể từ 1986 đến nay.
Trong kinh tế nhà nước, luận án không nghiên cứu toàn bộ thành phần kinh tế
này, mà đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát về các doanh nghiệp nhà nước, bộ phận
nòng cốt của kinh tế nhà nước. Trong thành phần kinh tế tập thể luận án tập trung
khảo sát các hợp tác xã bộ phận trụ cột của kinh tế tập thể, để từ đó góp phần đưa ra
một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi
tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
5. Những điểm mới của luận án
Luận án nghiên cứu tổng hợp những nhân tố tác động đến sự biến đổi của
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
Luận án nghiên cứu vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời
kỳ đổi mới ở nước ta.
Luận án làm rõ thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
Luận án góp phần phân tích những vấn đề còn tồn tại của quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Luận án bước đầu đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của quan hệ sản xuất nói
chung và vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng
dạy và những người quan tâm.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những quan điểm và giải pháp được luận án đề xuất có thể gợi mở cho các cơ
quan quản lý, những người lãnh đạo có những điều chỉnh phù hợp để phát huy
những biến đổi tích cực, hạn chế những tác biến đổi cực của quan hệ sản xuất xã hội

chủ nghĩa ở nước ta.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố
của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương, 10 tiết.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LÝ LUẬN
CHUNG VỀ QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều
công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Các công
trình này nghiên cứu quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trên các bình diện khác
nhau. Điển hình là những công trình nghiên cứu dưới đây.
“Quan niệm của C.Mác về sở hữu và một vài suy nghĩ về sở hữu ở nước ta
hiện nay”của tác giả Vũ Hồng Sơn.“Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Phùng Hữu Phú, và
các cộng sự. Đề tài: “Nghiên cứu, tổng kết làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về
mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa” của Viện Triết học thuộc Học Viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh do tác giả Trần Văn Phòng làm chủ nhiệm. “Sở hữu tư nhân
và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - một số vấn đề nhận thức về lý luận và thực
tiễn” của tác giả Lương Minh Cừ - Vũ Văn Thức.“Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Kế Tuấn
(chủ biên), “Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững ở Việt Nam và Trung Quốc trong
những năm đầu thế kỷ XXI” của tác giả Lương Việt Hải (chủ biên). “Sở hữu tập thể

và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam” của tác giả Chử Văn Lâm (chủ biên), “Xây dựng quan hệ sản xuất định
hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam” của tác
giả Lương Xuân Quỳ.
Về mặt cơ bản thứ hai của quan hệ sản xuất - quan hệ giữa người với người
trong tổ chức, quản lý sản xuất - cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều công trình
nghiên cứu, điển hình là các công trình sau:
Phú Giang với bài Đổi mới quản lý, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động,Võ Đại Lược Kinh tế Việt
Nam lý luận và thực tiễn, Nguyễn Cảnh Nam Quản lý doanh nghiệp nhà nước - Bất
cập và đề xuất đổi mới, Nguyễn Thành Nam với bài Phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao: kinh nghiệm từ Viettel, Phạm Quang Trung với cuốn sách Mô hình tập
đoàn nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020…
Quan hệ giữa người với người trong việc phân phối sản phẩm cũng là một
trong những mặt cơ bản của quan hệ sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu,
sưu tầm tài liệu, chúng tôi nhận thấy không có nhiều công trình nghiên cứu chuyên


5
sâu về vấn đề này. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã tiếp
cận, tìm hiểu. Lý luận chung về phân phối của chủ nghĩa xã hội, của Lý Bân người
Trung Quốc. “Vấn đề phân phối sản phẩm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Đức Luận.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC
TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

Trong những năm qua, đã có nhiều công trình, bài viết nói về thực trạng biến
đổi về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở các góc độ và khía cạnh khác nhau. Sau
đây là những công trình tiêu biểu.

“Kinh tế Việt Nam 30 năm chuyển đổi” của tác giả Phạm Quý Thọ, nhà xuất
bản Thông tin và Truyền thông. “Nợ của các doanh nghiệp nhà nước: mối đe dọa
nợ công của Việt Nam” Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số (453) của tác giả Phạm Thế
Anh. “Một số thách thức trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Độ đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 10/2016.
“Đổi mới mô hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế” của Ban kinh tế Trung ương
do đồng chí Vương Đình Huệ chỉ đạo biên soạn. “Đổi mới quản lý của chủ sở hữu
nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Phùng Thế
Hùng. “Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa” của tập thể các tác giả của Hội đồng Khoa học các Cơ quan Đảng trung ương
do tác giả Nguyễn Duy Hùng làm chủ biên. “Quản lý nhà nước với tập đoàn kinh tế
nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hà Đông. “Bản chất của sở hữu
trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Na“Luồng gió mới cho kinh tế hợp tác”
của tác giả Thu Hường đăng trên tạp chí Thời báo kinh doanh số 245 tháng 12/2016.
“Bản chất của sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam” (2006) của
tác giả Trương Giang Long.
1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

Trong những năm qua đã có nhiều công trình, tác giả đưa ra các giải pháp
nhằm phát triển quan hệ sản xuất XHCN ở nước ta trên các phương diện khác nhau.
Sau đây là những công trình tiêu biểu.
“Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiên,
Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên). “Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam trong bối cảnh mới” của tác giả Lương Xuân Quỳ. “Tập đoàn kinh tế trong
việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế” của tác Nguyễn Hữu Đạt và Ngô Tuấn Nghĩa
đồng chủ biên.



6
“Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa” của tập thể các tác giả thuộc Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương
Đảng. “Đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vai trò chủ
đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
của Tạ Ngọc Tấn và Lê Quốc Lý làm chủ biên, xuất bản năm 2012. “Phát triển kinh
tế tập thể trong 30 năm đổi mới ở Việt Nam” của Vũ Kim Cự. “Tư tưởng hợp tác xã
kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” của Vụ Hợp tác thuộc bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
1.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH
KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT

1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công
bố liên quan đến đề tài
Sau khi khảo sát những nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến những nội
dung mà luận án triển khai, tác giả nhận thấy rằng: các công trình đã đề cập đến:
Thứ nhất, các công trình đã nghiên cứu lý luận về quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa trên các phương diện như:
- Nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin về sở hữu và sự vận dụng của
Đảng cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới. Những công trình nghiên cứu đều
khẳng định sự cần thiết phải phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, để hình thành
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Nghiên cứu về mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Về mảng này có các tác giả như: Phùng Hữu Phú, Trần Văn
Phòng, Trương Giang Long… Các tác giả đều khẳng định trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội
nhập, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; trong đó kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là đặc thù của nền

kinh tế nước ta nhằm dẫn dắt định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa không chỉ phù hợp mà còn phải tiến bộ như Đảng khẳng định trong
văn kiện Đại hội XII “có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực
lượng sản xuất”.
Thứ hai, các công trình đã nghiên cứu thực trạng của quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này được thể hiện trong các công trình
nghiên cứu về các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, các hợp tác xã ở
nước ta trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt là những năm gần đây khi khủng hoảng kinh
tế tác động vào nước ta là bộc lộ rõ những hạn chế của quan hệ sản xuất xã hội chủ


7
nghĩa. Các công trình đã chỉ ra những bức xúc, những mặt trái, tiêu cực của quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa như: Sự thua lỗ, thất thoát lớn của các tập đoàn các doanh
nghiệp nhà nước, sự yếu kém của các hợp tác xã ở Việt Nam. Đây là những tài liệu
tham khảo quý giá cho tác giả khi tiến hành viết chương 3 của luận án với nội dung
là nói về thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới.
Thứ ba, các công trình đã đưa ra các phương hướng và những giải pháp nhằm
phát huy những tác động tích cực hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế nhà
nước và kinh tế tập thể. Đây là những tài liệu tham khảo cần thiết đối với chương 4
của luận án. Tuy nhiên, ở mỗi công trình nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu đưa ra
các phương hướng và giải pháp với nội dung mà họ nghiên cứu là từng mặt, từng bộ
phận cụ thể của quan hệ sản xuất. Do vậy, bên cạnh việc kế thừa những người đi
trước, tác giải cũng đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu của mình,
nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
1.4.2. Những vấn đề đặt ra, tác giả cần tiếp tục nghiên cứu
Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những kết quả đã được

khái quát ở trên, tác giả đưa ra một số vấn đề mà luận án cần tập trung, giải quyết.
Một là, hệ thống hóa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và một số các Đảng
cộng sản trên thế giới và Đảng công sản Việt Nam về quan hệ sản xuất và quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa
Hai là, nghiên cứu những nhân tố tác động đến sự biến đổi quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa, hợp tác hóa đang diễn ra
mạnh mẽ.
Ba là, nghiên cứu vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ
đổi mới, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Bốn là, nghiên cứu thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa trong thời kỳ đổi mới.
Năm là, đề ra các phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những
biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án,
cho ta thấy rằng; cho đến nay, đã có nhiều các công trình nghiên cứu về quan hệ sản
xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi ở nước ta. Các công
trình nghiên cứu trên nhiều phương diện và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên,


8
nghiên cứu về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dưới góc độ triết học cũng không
nhiều. Do đó, đề tài tiếp tục kế thừa các kết quả của những người đi trước để vận
dụng vào nghiên cứu về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời
kỳ đổi mới ở Việt Nam hiện nay, để luận giải những vấn đề đang đặt ra dưới góc độ
triết học. Với việc làm này, tác giả tin tưởng rằng, công trình nghiên cứu của mình sẽ
góp phần nhất định trong hệ thống các công trình nghiên cứu về quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa ở nước ta và góp phần làm tài liệu tham khảo cho những người làm
chính sách liên quan đến quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Chương 2
QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
2.1. QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA
QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở
VIỆT NAM

2.1.1. Quan niệm về quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
2.1.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ sản xuất
* Khái niệm về quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ mối
quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất. Đây là quan hệ kinh
tế cơ bản, nó đặc trưng cho một chế độ xã hội nhất định. Quan hệ sản xuất gồm ba
mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản
xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm làm ra.
* Kết cấu của quan hệ sản xuất
Khái niệm trên cho thấy, quan hệ sản xuất gồm có ba mặt cơ bản như sau:
quan hệ giữa người với người trong sở hữu tư liệu sản xuất, trong tổ chức, quản lý
sản xuất, trong phân phối sản phẩm lao động làm ra. Trong ba mặt của quan hệ sản
xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc
trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
quyết định quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm
cũng như các quan hệ xã hội khác.
* Các quan hệ sản xuất trong một hình thái kinh tế - xã hội
Một xã hội cụ thể thường bao gồm có ba loại quan hệ sản xuất cơ bản đó là;
quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất
mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng
giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung



9
của đời sống kinh tế - xã hội và tạo ra cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, để phân
biệt xã hội này với xã hội khác. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản
xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định và có sự tác động trở lại quan hệ sản xuất
đóng vai trò chủ đạo.
2.1.1.2. Quan niệm về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa của các nhà kinh
điển Mác - Lênin và một số Đảng cộng sản
* Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
Đặc trưng của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa về mặt sở hữu, theo chủ
nghĩa C.Mác là: thủ tiêu chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
thể hiện bản chất ưu việt, tiến bộ của chủ nghĩa xã hội, tạo ra cơ sở kinh tế để xây
dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, tiến bộ. Đây là một quá trình khó khăn, lâu
dài, phức tạp, không thể ngay lập tức có được.
Về tổ chức, quản lý của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập
trên cơ sở tính tự nguyện, tự giác khác với tổ chức quản lý của chủ nghĩa tư bản
là bóc lột giá trị thặng dư. Quan hệ trong phân phối của quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa, theo chủ nghĩa Mác-Lênin nguyên tắc phân phối theo lao động là
nguyên tắc phân phối cơ bản nhất. Đó là nguyên tắc lao động ngang nhau thì
được hưởng ngang nhau, là nguyên tắc, theo C.Mác, thể hiện sự công bằng trong
chủ nghĩa xã hội.
* Quan niệm của một số Đảng Cộng sản về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
Các Đảng Cộng sản trên thế giới có sự nhìn nhận và vận dụng học thuyết của
chủ nghĩa Mác - Lênin một cách khác nhau về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Liên Xô và các nước Đông Âu trước kia cho rằng đó là cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, còn Nam Tư cho rằng đó là chế độ tự quản, còn Trung quốc lại cho rằng cả
công hữu và tư hữu đều quan trọng.
* Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một loại hình quan hệ sản xuất
dựa trên cơ sở: công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ tổ chức quản lý đó là
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự đa dạng về hình thức

phân phối; Phân phối theo lao động, theo vốn đóng góp và theo phúc lợi xã hội,
trong đó phân phối theo lao động là hình thức cơ bản nhất.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta được thể hiện tập trung ở hai
thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
Đảng khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể
không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.


10
2.1.2. Vai trò của quan hệ sản xuất chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới
ở Việt Nam
2.1.2.1. Vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển
của lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Thứ nhất, quan hệ sản xuất thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng sản xuất phát triển
khi nó phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là một
yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất; lực lượng sản xuất
chỉ có thể phát triển được khi có quan hệ sản xuất phù hợp, nếu quan hệ sản xuất
không phù hợp thì lực lượng sản xuất bị kìm hãm, nền sản xuất sẽ trì trệ.
Thứ hai, quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không phù
hợp với trình độ lực lượng sản xuất.
Theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam thì: không chỉ quan hệ sản xuất
lỗi thời, lạc hậu mới kìm hãm tác động tiêu cực đến lực lượng sản xuất mà ngay cả
quan hệ sản xuất vượt quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất cũng kìm hãm
tác động tiêu cực đến lực lượng sản xuất.
2.1.2.2. Vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với việc củng cố,
hoàn thiện kiến trúc thượng tầng và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng, củng cố hoàn thiện

kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam.
Cơ sở kinh tế trong thời kỳ quá độ được Đảng, Nhà nước xác định trong thời
kỳ đổi mới đó là: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong
nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có nhiều loại hình quan hệ sản xuất, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó Đảng xác định quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải
dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Đây là cơ sở để củng cố và hoàn
thiện kiến trúc thượng tầng ở nước ta
Vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với quá trình phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò chủ
đạo của kinh tế nhà nước, đồng thời coi việc bảo đảm và phát huy vai trò chủ đạo
của kinh tế Nhà nước là một trong những nội dung cơ bản để giữ vững định hướng
chủ nghĩa xã hội trong nền kinh tế thị trường của nước ta.
2.2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ
SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

2.2.1. Lực lượng sản xuất
Sự biến đổi của quan hệ sản xuất do nhiều yếu tố tác động trước hết là lực
lượng sản xuất.


11
Khuynh hướng của sản xuất vật chất là không ngừng vận động, biến đổi, phát
triển. Sự biến đổi và phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát
triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết
định và làm thay đổi quan hệ sản xuất phù hợp với nó.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất cùng vận
động, phát triển theo cho phù hợp. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với trình độ
của lực lượng sản xuất là một tất yếu khách quan nó do trình độ của lực lượng sản

xuất quy định.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng ta cũng đã ý thức
được sự thiếu hụt của chúng ta khi xây dựng chủ nghĩa xã hội đó là lực lượng sản
xuất hiện đại. Từ đó, Đảng có nhiều chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển như đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học
công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu… Với quan điểm “đi tắt
đón đầu” chúng ta đã ứng dụng các thành tựu mới của cách mạng khoa học công
nghệ vào sản xuất như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới…Chính điều này, làm cho lực lượng sản xuất ở nước ta được phát triển mạnh
mẽ, trình độ của lực lượng sản xuất được nâng lên không ngừng.Theo quy luật của
sản xuất vật chất, thì lực lượng sản xuất quyết định sự biến đổi của quan hệ sản xuất,
do vậy, khi mà lực lượng sản xuất đã phát triển mạnh mẽ thì đòi hỏi quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa cũng phải được điều chỉnh theo để bảo đảm sự phù phợp với
trình độ mới của lực lượng sản xuất ở Việt nam hiện nay.
2.2.2. Kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của quan hệ sản
xuất, mà trực tiếp là sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đặc biệt
trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa chịu sự tác động to lớn đối với vai trò định hướng của Đảng và quá trình
lãnh đạo của Nhà nước.
2.2.3. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
Đối với nước ta toàn cầu hóa tác động tới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm. Về mặt sở hữu tư
liệu sản xuất quá trình toàn cầu hóa đã thu hút được nguồn vốn không nhỏ vào nước
ta bao gồm cả vốn ODA và FDI, hàng tỷ đôla vốn đầu tư của nước ngoài vào nước
ta đã hình thành nên sự thay đổi về sở hữu làm cho hình thức sở hữu hỗn hợp ngày
càng tăng. Vốn đầu tư nước ngoài có thể liên kết với các doanh nghiệp nhà nước trên
một số lĩnh vực như: dầu khí, điện lực, ngân hàng, sản xuất điện tử, dệt may… từ đó
hình thành nên thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Khi tham gia vào toàn cầu hóa
cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà



12
nước buộc chúng ta phải cổ phần hóa, thoái vốn để tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà
nước, từ đó làm cho nguồn vốn sở hữu của nhà nước được thu hẹp lại và việc sử
dụng có hiệu quả hơn.
Về mặt tổ chức quản lý khi tham gia vào toàn cầu hóa với sự liên kết, liên
doanh với doanh nghiệp nước ngoài ta có thể học tập được kinh nghiệm tổ chức,
quản lý của các nước tiên tiến. Mặt khác, do phải cạnh tranh với các công ty xuyên
quốc gia có tiềm lực lớn, chúng ta phải thay đổi về quản lý, hình thành các tổng công
ty, tập đoàn kinh tế nhà nước để tạo ra tiềm lực đủ sức cho cạnh tranh. Do vậy, mô
hình tổ chức, quản lý của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được thay đổi cho
phù hợp với thực tiễn.
Về mặt phân phối sản phẩm cũng bị ảnh hưởng, bởi vì khi vốn đầu tư nước
ngoài vào nước ta để cạnh tranh, thu hút người lao động, nhân tài họ thường trả
lương cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, buộc các doanh nghiệp nhà
nước phải tăng lương cho người lao động và làm cho đời sống của người lao động
được nâng lên so với trước đậy. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài luôn tính
đến hiệu quả kinh tế vì vậy, họ trả công theo lao động rất đúng và thực chất, qua đó
các doanh nghiệp nhà nước của chúng ta cũng học tập về phân phối theo lao động
tốt hơn nhằm kích thích tính tích cực, sáng tạo của người lao động.
2.2.4. Các quan hệ sản xuất khác
Ở nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều loại
quan hệ sản xuất khác nhau, nó do trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta quy
định. Do bản chất khác nhau của các quan hệ sản xuất, chúng vừa thống nhất, vừa
mâu thuẫn, xung đột với nhau. Điều đó tác động đến cả hình thái kinh tế - xã hội
trong thời kỳ quá độ.
Các quan hệ sản xuất ở nước ta vừa thống nhất, vừa đối lập, tác động qua lại
lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển tạo ra một cơ sở hạ tầng của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, dưới sự dẫn dắt, hỗ trợ của quan hệ sản xuất xã hội

chủ nghĩa.
Tiểu kết chương 2
Lý luận về quan hệ sản xuất và vai trò của quan hệ sản xuất đối với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, của kiến trúc thượng tầng là những nội dung cơ bản của
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan hệ sản xuất
có một vai trò tác động kép trong một hình thái kinh tế -xã hội, một mặt nó có vai trò
thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, mặt khác, quan hệ sản
xuất cũng là cơ sở, nền tảng để hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Đối với nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn tồn tại nhiều
loại hình quan hệ sản xuất khác nhau thì quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa có vai trò


13
đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra cơ sở
nền tảng cho sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và dẫn dắt các loại hình
quan hệ sản xuất khác đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn thời đại ngày nay cho thấy, sự vận động, biến đổi của quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trước hết
là, lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất luôn luôn vận động và biến đổi nó đòi hỏi
quan hệ sản xuất cũng phải biến đổi theo để bảo đảm sự phù hợp. Kiến trúc thượng
tầng mà trực tiếp là sự lãnh đạo, định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước,
có tác động mạnh mẽ tới sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Các loại quan hệ sản xuất khác ở nước ta chúng vừa thống nhất,
vừa mâu thuẫn tác động qua lại nhau tạo thành cơ sở hạ tầng đặc trưng của thời kỳ
quá độ ở nước ta, do đó cũng tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa. Nhân tố toàn cầu hóa, hợp tác khu vực và quốc tế, nhân tố quốc tế cũng
góp phần tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nó tạo ra
cả cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập ở Việt Nam.
Việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên
cứu, sự biến đổi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Chương 3
THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT
XÃ HỘI CHỦ NGHĨATRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

3.1.1. Thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể
hiện ở kinh tế nhà nước
Kinh tế nhà nước theo nghĩa rộng bao gồm hai lĩnh vực chính: các doanh
nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp như: tài nguyên quốc gia,
các quỹ dự trữ quốc gia, hệ thống ngân hàng nhà nước, bảo hiểm nhà nước… trong
đó, các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò là nòng cốt.
Theo nghĩa hẹp kinh tế nhà nước đồng nghĩa với hệ thống các doanh nghiệp
nhà nước.
Kinh tế nhà nước có sự vận động, biến đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau:
* Giai đoạn 1986 - 2001.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã có sự đổi mới mang tính bước
ngoặt, được thể hiện tập trung trong Văn kiện Đại hội VI,VII,VIII và các Nghị


14
quyết, văn bản pháp luật khác của Đảng và Nhà nước. Sự đổi mới được thể hiện trên
cả ba mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm. Cụ
thể là:
Thứ nhất, về quan hệ sở hữu.
Nền kinh tế với sự đa hóa về sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đã được hình
thành và phát triển. Từ một nền kinh tế chỉ có hai hình thức sở hữu là toàn dân và tập
thể với hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, Đến Đại hội IX
chúng ta có 6 thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể

và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư bản
nhà nước.
Chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để chuyển đổi
sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt năm 1992 chúng ta đã thí điểm cổ
phần hóa đây là bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực tìm ra hướng đi mới nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tư và cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ theo số liệu thống
kê trong giai đoạn “từ 1992-2000 chúng ta đã cổ phần hóa được 588 doanh nghiệp
nhà nước, nhưng hầu như chỉ tập trung vào giai đoạn 1996-2000 (khoảng 583 doanh
nghiệp). Đa số các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đều làm ăn tốt hơn trước”.
Thứ hai, về quan hệ tổ chức, quản lý.
Chúng ta đã đẩy mạnh việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để giảm
dần số lượng các doanh nghiệp nhà nước như: giao, bán, khoán, cho thuê và cho phá
sản các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.
Qua đổi mới sắp xếp lại, các doanh nghiệp nhà nước thời kỳ này giảm đi
nhanh chóng theo số liệu thống kê: Từ khoảng 12000 doanh nghiệp năm 1986
xuống còn 5 280 doanh nghiệp năm 2000. Mặc dù số lượng giảm nhưng đóng góp
vào GNP vẫn ổn định ở các mức tương ứng là 30,5% và 31,01% năm giai đoạn
1998-2000.
Việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước cũng làm cho số lượng
giảm đi nhưng quy mô doanh nghiệp lại tăng lên “số lượng doanh nghiệp có vốn
dười 1 tỷ đồng đã giảm gần gần 50% năm 1994, xuống còn 33% năm 1996, và 26%
năm 1999. Số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng tăng lên tương ứng là 10%, 15%
và 20% năm 1999. Đồng thời, vốn bình quân cho một doanh nghiệp cũng tăng từ 3,3
tỷ đồng lên hơn 11 tỷ đồng năm 1996 và hơn 18 tỷ đồng năm 1999”.
Trong giai đoạn này chúng ta đã thành lập được 17 tổng công ty 91 và 76 tông
công ty 90 hoạt động trong các ngành quan trong của đất nước như: sắt thép, xi
măng, dầu khí. Lương thực…Qua đó, các Tổng công ty đã huy động được nguồn



15
vốn đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và tăng cường cạnh tranh, khai thác thị
trường trong và ngoài nước.
Thứ ba, về quan hệ phân phối.
Trong giai đoạn này, cơ chế phân phối bình quân, phân phối theo tem phiếu
và hiện vật dần dần được xóa bỏ. Chúng ta đã chuyển dần sang trả lương bằng tiền
mặt, gắn việc trả lương theo năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế và theo cơ chế
thị trường.
Bên cạnh những sự biến đổi tích cực, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong
kinh tế nhà nước còn có những biến đổi tiêu cực như:
Một là, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước thấp, theo số liệu thống kê: “tính
đến năm 2000 số doanh nghiệp có lãi thực sự chiếm 40%, số doanh nghiệp bị lỗ
chiếm 20%, còn lại là tình trạng không ổn định, khi lỗ khi lãi và lãi cũng không lớn”.
Hai là, còn ảnh hưởng nặng nề của tư duy bao cấp, theo tác giả Ngô Quang
Minh: “nhà nước phải thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước giai đoạn
1997-1999, ngân sách nhà nước đã đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp gần 8000 tỷ
đồng, trong đó 6482 tỷ đồng cấp bổ sung cho doanh nghiệp, 1464 tỷ đồng là bù lỗ,
hỗ trợ các doanh nghiệp. Ngoài ra nhà nước còn miễn giảm thuế 2288 tỷ đồng, xóa
nợ 1088 tỷ đồng, khoanh nợ 3392 tỷ đồng, giãn nợ 540 tỷ đồng, cho vay tín dụng ưu
đãi 8685 tỷ đồng”.
Tổng kết quá trình đổi mới giai đoạn này, Đại hội IX khẳng định: “Quan hệ
sản xuất có mặt chưa phù hợp hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản
xuất. Chưa có chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp
nhà nước”.
* Giai đoạn 2001-2017
Đến Đại hội IX chúng ta đã xác định được mô hình kinh tế tổng quát trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”. Kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế.
Một là, về quan hệ sở hữu.

Qua quá trình đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, sở hữu của
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong kinh tế nhà nước đã được có sự thay đổi.
Các ngành, lĩnh vực của doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước nắm giữ 100% và cổ
phần chi phối được thu hẹp lại. Theo số liệu thống kê:
Các ngành, lĩnh vực nhà nước nắm 100% vốn đã giảm đi rõ rệt, từ 42 ngành
năm 2002, xuống 30 ngành năm 2004 và còn 19 ngành năm 2007, và 20 ngành năm
2011. Các ngành nhà nước nắm trên 50% vốn đã giảm từ 48 ngành năm 2002,
xuống 26 ngành năm 2004, 27 ngành năm 2007 và 27 ngành năm 2011.


16
Qua đó đã tạo điều kiện, địa bàn cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ.
Đánh giá công tác cổ phần hóa, tại Hội nghị triển khai công tác sắp xếp, đổi
mới doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 ngày 6/12/2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc kết luận: “Phần lớn các doanh nghiệp sau cổ phần hóa làm ăn có lãi. Tổng vốn
chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước tăng từ 810.000 tỷ đồng lên 1.234.000
tỷ đồng. Thực tế công tác cổ phần hóa năm 2015 cho thấy, 350 doanh nghiệp cổ
phần hóa đều làm ăn hiệu quả, nộp ngân sách, lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp
ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ đều tăng 72%, thu nhập người lao động tăng tới
33%... Đây là ví dụ cho thấy quá trình cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà
nước là rất ích lợi”. Thủ tướng nhấn mạnh “phải coi công tác sắp xếp, đổi mới doanh
nghiệp Nhà nước là nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm 2017”.
Hai là, về quan hệ tổ chức, quản lý.
Trong thời kỳ này, quan hệ tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước đã được
thực hiện theo hướng tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước sao cho giảm
về số lượng, tăng về chất lượng.
Qua đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước giảm đi nhanh chóng
“Năm 2001, cả nước có khoảng gần 6.000 doanh nghiệp nhà nước, thì đến năm
2011, có 1.369 doanh nghiệp nhà nước, và tính đến hết tháng 10-2016, còn 718

doanh nghiệp nhà nước. Về cơ bản, doanh nghiệp nhà nước đã tập trung vào những
ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu”.
Như vậy, số doanh nghiệp nhà nước đã giảm đi hơn 8 lần chỉ còn lại các
doanh nghiệp nhà nước lớn đóng vai trò nòng cốt bảo đảm cho điều tiết vĩ mô nền
kinh tế.
Trong giai đoạn này, chúng ta đã tổ chức sắp xếp lại các Tổng công ty 90 và
91 để thành lập 12 Tập đoàn kinh tế. như: Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Xăng dầu,
Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Than và khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính viễn
thông, Tập đoàn Cao su, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn Công
nghiệp xây dựng, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy, Tập đoàn Nhà và đô thị, Tập
đoàn Bảo Việt. Các tập đoàn này đóng vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước
và là cơ sở để nhà nước điều tiết nền kinh tế, tăng cướng sức cạnh tranh với doanh
nghiệp bên ngoài.
Ba là, về quan hệ phân phối.
Trong giai đoạn này chúng ta đã xóa bỏ cơ chế trả lương theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, thực hiện trả lương, thưởng và các khoản khác theo cơ chế thị
trường. Việc trả lương theo cơ chế thị trường đã kích thích được lợi ích của người
lao động, từ đó giúp cho sản xuất phát triển.


17
Bên cạnh những biến đổi tích cực quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong kinh
tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước còn có những biến đổi tiêu cực được thể hiện:
Thứ nhất, sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tuy có giảm nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu GDP của cả nước theo số liệu thống:
Kinh tế nhà nước tuy có giảm nhưng vẫn chiếm 28,69% GDP của cả nước, tỷ
lệ này cần giảm xuống từ 15% - 20% để cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, trong đó có các tập đoàn kinh tế,
tổng công ty nhà nước thua lỗ nặng lên đến hàng nghìn tỷ đồng gây bức xúc trong
dư luận như: Tập đoàn Vinaship, tổng công ty hàng hải Vinalie, dự án mở rộng khu

gang thép Thái Nguyên, nhà máy đạm Ninh Bình, xơ tợi Đình Vũ... khiến Nhà nước
phải giải cứu.
3.1.2. Thực trang sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể
hiện ở kinh tế tập thể
* Giai đoạn 1986- 2001
Quá trình đổi mới về kinh tế tập thể trong giai đoạn này được thể hiện thông
qua văn kiện Đại hội VI, VII, VIII và các văn kiện khác.
Trong giai đoạn này, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã có sự biến
đổi có tính bước ngoặt thể hiện là số lượng các hợp tác xã giảm đi nhanh chóng, các
hợp tác xã bị giải thể thay vào đó là các hộ xã viên chuyển sang kinh doanh cá thể.
Theo số liệu thống kê của liên minh các hợp tác xã Việt Nam: “Năm 1986 cả nước
có khoảng 74.490 hợp tác xã thì đến năm 1996 chỉ còn 18.607 hợp tác xã và đến
năm 2000 chỉ còn 15.144 hợp tác xã”.
Như vậy số lượng các hợp tác xã đã giảm đi 5 lần.
* Giai đoạn 2001-2017
Quan điểm đổi mới giai đoạn này được thể hiện thông qua văn kiện Đại hội
IX, X, XI, XII và các văn kiện khác của Đảng và nhà nước.
Kết quả hoạt động của kinh tế tập thể mà nòng cốt là kinh tế hợp tác trong giai
đoạn 2001 - nay (2017) như sau:
Doanh thu của khu vực kinh tế tập thể ngày càng tăng theo số liệu thống kê:
“Năm 2010 doanh thu là 86.000 tỷ đồng, năm 2011 là 11.679 tỷ đồng, năm 2012 là
129.821tỷ đồng, năm 2013 là 144.296 tỷ đồng, năm 2014 là 158.964 tỷ đồng”.
Qua việc thực hiện chuyển đổi mô hình hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm
1996 và sửa đổi năm 2003 và luật hợp tác xã kiểu mới năm 2012 số lượng các hợp tác
xã ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê của liên minh hợp tác xã Việt Nam: “tính
đến ngày 31-12-2011 cả nước có 19500 hợp tác xã, tăng 4650 hợp tác xã so với năm


18
2001, tốc độ tăng giai đoạn 2007-2011 là 31%, cao hơn giai đoạn 2002-2006 là 13%,

thu hút khoảng 13 triệu xã viên và người lao động các cơ sở sản xuất nhỏ”.
Tuy nhiên, mặc dù kinh tế tập thể có sự tăng trưởng qua các năm theo doanh
thu, nhưng tỷ trọng của kinh tế tập thể còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong nền kinh tế
quốc dân, chỉ từ 3,99% - 4,04% (từ năm 2010 - 2014), trong khi đó kinh tế cá thể
mặc dù có giảm đi nhưng vẫn chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế từ: 32,07% 31,50%. Điều này cho chúng ta thấy; kinh tế tập thể còn chưa thu hút được nhiều hộ
kinh doanh cá thể vào làm ăn tập thể.
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN
HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thứ nhất: Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
Thứ hai: Vấn đề hợp tác xã kiểu mới trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
Thứ ba: Hoàn thiện về cơ chế, chính sách, pháp luật của quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Tiểu kết chương 3
Từ khi đổi mới năm 1986 - nay (2017), quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã
có sự biến đổi quan trọng góp phần hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta. Các ngành, lĩnh vực thuộc diện 100% vốn nhà nước hoặc
vốn nhà nước chiếm tỷ trọng khống chế đã được thu hẹp lại tập trung hơn vào các
ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Quá trình cổ phần hóa diễn ra
mạnh mẽ nhằm thu hút các nguồn lực cho doanh nghiệp nhà nước, qua đổi mới sắp
xếp các doanh nghiệp nhà nước số lượng giảm đi nhanh chóng từ 12000 doanh
nghiệp đến năm 2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp là những doanh nghiệp lớn hoạt
động trên các ngành, nghề quan trọng đóng vai trò là công cụ để nhà nước điều tiết
vĩ mô nền kinh tế…
Bên cạnh những biến đổi tích cực còn có biến đổi tiêu cực như: tỷ trọng sở
hữu trong doanh nghiệp nhà nước còn lớn trong nền kinh tế, hiệu quả đầu tư thấp,
nhiều doanh nghiệp thua lỗ, mô hình quản trị tập đoàn còn nhiều bất cập.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa biểu hiện ở kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác

cũng có những biến đổi tích cực được thể hiện: chúng ta đã chuyển đổi mô hình hợp
tác xã từ kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường dựa trên
liên kết tự nguyện, bình đẳng, dân chủ thể hiện đúng đắn bản chất của kinh tế tập
thể, đã ban hành luật hợp tác xã kiểu mới nhằm phát triển kinh tế tập thể, gần đây
kinh tế tập thể có sự khởi sắc trở lại..


19
Tuy nhiên, kinh tế tập thể ở nước ta còn có biến đổi tiêu cực; số lượng giảm
xuống, chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong nền kinh tế, chưa thu hút đông đảo các hộ kinh
doanh cá thể vào làm ăn tập thể.
Để phát huy biến đổi tích cực, hạn chế biến đổi tiêu cực, chúng ta phải có các
giải pháp kịp thời, để quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngày càng làm tốt vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế.
Chương 4
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
ĐỂ PHÁT HUY NHỮNG BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC, HẠN CHẾ
NHỮNG BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦAQUAN HỆ SẢN XUẤT
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT HUY NHỮNG BIẾN ĐỔI
TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA QUAN HỆ SẢN
XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà
nước trong quá trình phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời
kỳ đổi mới
Một là, không ngừng tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và tính hiệu lực
của Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống lý luận về quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý Nhà nước trong

việc phát huy những biến đổi tích cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay bằng biện pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động giữa các tổ chức trong hệ
thống chính trị.
Ba là, nâng cao tính hiệu lực của chức năng kiểm tra, giám sát của Đảng và
năng lực điều hành, quản lý của Nhà nước trong việc phát huy những biến đổi tích
cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay.
4.1.2. Phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trên cơ sở vận dụng
sáng tạo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng
sản xuất
Một là, phát triển sở hữu nhà nước sao cho giảm về số lượng, tăng về
chất lượng, các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước cần


20
quy về một mối để dễ quản lý thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Hai là, xây dựng cơ chế quản lý mới theo kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trong nền kinh tế các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế vừa
hợp tác, vừa cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật.
Ba là, thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối cho phù hợp với trình độ
của lực lượng sản xuất đã phát triển hiện nay.
Bốn là, phải tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, quan trọng của
nền kinh tế nhằm dẫn dắt tạo điều kiện cho các quan hệ khác phát triển và điều
tiết vĩ mô nền kinh tế
Năm là, trong kinh tế tập thể cần phải triệt để tuân thủ nguyên tắc: tự nguyện,
bình đẳng, dân chủ, công khai, minh bạch trong kết nạp các xã viên vào hợp tác xã.
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT HUY NHỮNG BIẾN ĐỔI
TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA QUAN HỆ SẢN
XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


4.2.1. Giải pháp về sở hữu
* Đối với sở hữu của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế
nhà nước
Một là, Nhà nước cần xác định rõ chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước.
Hai là, Nhà nước cần giảm sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cần tập
trung vào những ngành, lĩnh vực thiết yếu, quan trọng.
Ba là, Nhà nước đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm xã hội
hóa sở hữu nhà nước.
Bốn là, tăng cường liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước với các
thành phần kinh tế khác để hình thành sở hữu hỗn hợp.
* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế tập thể.
-Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, đồng sở hữu trong hợp tác xã.
- Phân biệt rõ hai loại tài sản trong hợp tác xã để tránh chồng chéo là: tài sản
được chia và tài sản không được chia.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nhân dân hiểu rõ về quyền lợi,
lợi ích khi tham gia hợp tác xã.


21
4.2.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý
Để thúc đẩy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phát triển cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp sau:
* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế nhà nước.
Thứ nhất, Nhà nước cần xóa bỏ bao cấp trong doanh nghiệp nhà nước, các
doanh nghiệp nhà nước chuyển hoàn toàn sang cơ chế thị trường bình đẳng với các
thành phần kinh tế khác.
Thứ hai, Nhà nướccần phân định rõ hai loại hình doanh nghiệp nhà nước đó
là; doanh nghiệp nhà nước hoạt động vì mục tiêu chính trị - xã hội và doanh nghiệp
nhà nước vì mục tiêu lợi nhuận.

Thứ ba, Nhà nước nên phân định rõ chức năng chủ sở hữu và chức năng quản
lý kinh doanh của nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ tư, Nhà nước cần xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong các doanh nghiệp
nhà nước.
* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế tập thể
- Xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã đa dạng với nhiều hình thức từ
thấp đến cao, nòng cốt là các Hợp tác xã kiểu mới.
- Nhà nước tạo điều kiện về mọi mặt và quản lý Hợp tác xã bằng pháp lý, cơ
chế, chính sách; tài chính, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, ứng dụng khoa học công
nghệ... nhằm giúp cho kinh tế hợp tác,
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của tổ chức Liên minh Hợp tác xã, Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hội, hiệp hội trong phát triển kinh tế Hợp tác xã
4.2.3. Giải pháp về phân phối sản phẩm
* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế nhà nước
Một là, Doanh nghiệp nhà nước phải triệt để tuân thủ nguyên tắc phân phối
theo lao động, xóa bỏ bao cấp trong doanh nghiệp nhà nước.
Hai là, Nhà nước nên bỏ chế độ kiêm nhiệm, phân phối theo công chức, viên
chức trong doanh nghiệp nhà nước.
Ba là, Doanh nghiệp nhà nước ngoài phân phối theo lao động phải đa dạng
hóa các hình thức phân phối
* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế tập thể
- Phân phối thu nhập trong hợp tác xã phải theo mức độ sử dụng sản phẩm,
dịch vụ của các thành viên hợp tác xã.
- Cần phân bổ phân phối theo vốn góp để tạo công bằng trong phân phối thu
nhập và khuyến khích các thành viên góp vốn vào hợp tác xã.


22
4.2.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý phù hợp để
phát huy tính năng động của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết
hài hòa quan hệ giữa nhà nước với thị trường.
Một là, tạo lập môi trường bình đẳng giữa kinh tế Nhà nước với các thành
phần kinh tế khác
Hai là, tiếp tục nâng cao nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Ba là, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế về sở hữu.
Bốn là, hoàn thiện thể chế phân phối đảm bảo gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ, công bằng xã hội trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Năm là, hoàn thiện thể chế đảm bảo nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu
lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Tiểu kết chương 4
Qua 30 năm, đổi mới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã có
những biến đổi tích cực ngày càng phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và
góp phần thúc đẩy sản xuất ở nước ta phát triển.Tuy nhiên, bên cạnh những biến đổi
tích cực quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn có những biến đổi tiêu cực
làm ảnh hưởng tới sự phát triển của lực lượng sản xuất, ảnh hưởng tới vai trò định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để khắc phục những biến đổi tiêu cực, phát huy
những biến đổi tích cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta, chúng tôi
đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản như: Xác định rõ chủ sở hữu
trong doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm
xã hội hóa sở hữu nhà nước, cần xóa bỏ bao cấp trong doanh nghiệp nhà nước, các
doanh nghiệp nhà nước chuyển hoàn toàn sang cơ chế thị trường bình đẳng với các
thành phần kinh tế khác. nhà nước cần xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong các
doanh nghiệp nhà nước. Phân phối trong doanh nghiệp nhà nước phải triệt để tuân
theo nguyên tắc theo lao động phải căn cứ vào; năng xuất chất lượng và hiệu quả để
trả lương cho cán bộ quản lý, phải bảo đảm thu nhập cho người lao động

Đối với kinh tế tập thể cần đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình hợp tác xã trên
cơ sở Luật Hợp tác xã kiểu mới năm 2012 đã ban hành để hợp tác xã hỗ trợ đắc lực


23
cho các hộ kinh doanh cá thể phát triển. Phát triển đang dạng các hình thức liên kết
hợp tác trong kinh tế tập thể tôn trọng nguyên tắc; tự nguyện, bình đẳng, dân chủ...
Việc thực hiện các giải pháp trên đây sẽ góp phần làm cho quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa sẽ phát huy được những biến đổi tích cực, khắc phục những biến
đổi tiêu cực, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và làm tốt công tác dẫn dắt hỗ trợ
các thành phần kinh tế khác phát triển.
KẾT LUẬN
Quá trình vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời
kỳ đổi mới được mở đầu bằng Đại hội VI của Đảng, cho đến nay đã trải qua 8 kỳ
Đại hội. Sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta được
chia làm hai giai đoạn chính:
Giai đoạn đầu đổi mới, trải qua 3 kỳ Đại hội từ năm 1986 đến năm 2001 là
quá trình tìm tòi, thử nghiệm chuyển đổi mô hình nền kinh tế nước ta từ kế hoạch
hóa, tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai
đoạn này, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa có sự biến đổi tích cực để thích nghi với
cơ chế mới như: quan hệ sở hữu được đổi mới tập trung hơn vào các ngành, lĩnh vực
trọng yếu trong nền kinh tế, thí điểm cổ phần hóa, giải thể các xí nghiệp thua lỗ…
Quan hệ tổ chức, quản lý được chuyển sang hạch toán xã hội chủ nghĩa và sau đó là
cơ chế thị trường, quán trình tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước được
thực hiện dưới các hình thức: giao, bán, khoán, cho thuê, hình thành các tổng công
ty. Quan hệ phân phối chuyển sang trả bằng tiền thay cho hiện vật, từ bình quân
sang trả theo, lao động và hiệu quả kinh tế. Đối với kinh tế tập thể, chúng ta đã áp
dụng rộng rãi chính sách khoán và ra đời luật hợp tác xã năm 1996.
Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, Đây là giai đoạn chúng ta đã xác định được

mô hình kinh tế tổng quát là: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua
các kỳ Đại hội IX, X, XI, XII mô hình kinh tế lại được làm rõ, củng cố thêm cùng
với đó là sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa cho phù hợp với thực
tiễn đất nước và làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Sự biến đổi được thể hiện:
quan hệ sở hữu được tập trung hơn vào các ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu
trong nền kinh tế để đóng vai trò là công cụ ổn định điều tiết vĩ mô, dẫn dắt các
thành phần kinh tế khác, đẩy mạnh cổ phần hóa, tách chức năng sở hữu với chức
năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ tổ chức được biến đổi theo


×