Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển cho học sinh các trường tiểu học thị xã sông cầu, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 131 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

TRN PHI HIN

GIáO DụC Kỹ NĂNG BảO Vệ MÔI TRƯờNG BIểN
CHO HọC SINH các TRƯờNG TIểU HọC THị Xã SÔNG CầU
TỉNH PHú YÊN

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

H NI - 2017


B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

TRN PHI HIN

GIáO DụC Kỹ NĂNG BảO Vệ MÔI TRƯờNG BIểN
CHO HọC SINH các TRƯờNG TIểU HọC THị Xã SÔNG CầU
TỉNH PHú YÊN
Chuyờn ngnh: Giỏo dc hc
Mó s: 60.14.01.01

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

Ngi hng dõn khoa hc: PGS.TS PHM MINH MC

H NI - 2017



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nguyên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo cùng bạn bè và
người thân.
Trước hết, tôi bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
- PGS.TS Phạm Minh Mục, người đã tận tình chỉ bảo,giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa GDTL,trường
ĐHSP đã giảng dạy tôi trong suốt khóa học; tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ban giám hiệu, các thầy, cô
giáo và các em học sinh của các trường tiểu học của Thị xã Sông Cầu
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè,đồng nghiệp và những
người thân đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình hoàn thành
luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn nhưng
chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong sự chỉ bảo của quí
thầy, cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của các bạn quan tâm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Trần Phi Hiền


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4
8. Dự kiến bố cục luận văn............................................................................ 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG BIỂN CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC ........ 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản về môi trường và giáo dục môi trường ..... 10
1.2.1. Khái niệm môi trường ................................................................... 10
1.2.2. Khái niệm môi trường biển ........................................................... 12
1.2.3. Bảo vệ môi trường ......................................................................... 12
1.2.3. Giáo dục môi trường ..................................................................... 14
1.2.4. Kĩ năng .......................................................................................... 16
1.2.5. Kĩ năng bảo vệ môi trường biển ................................................... 17
1.3. Một số nội dung cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường biển .......... 18
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học .................................. 18
1.3.2. Mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường biển
cho học sinh tiểu học ............................................................................... 22
1.3.3. Giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp ............................................................................ 25


1.3.4. Giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường biển thông qua hoạt
động giáo dục trên lớp ............................................................................ 32
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường
biển cho học sinh tiểu học ............................................................................. 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 38
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG BIỂN CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN

ĐỊA BÀN THỊ XÃ SÔNG CẦU .............................................................................39
2.1. Địa bàn và khách thể khảo sát .............................................................. 39
2.2. Đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng bảo về môi trường biển
của học sinh các trường tiểu học TX. Sông Cầu, tỉnh Phú Yên................ 42
2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ......................................................... 42
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng .......................................................... 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 68
Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG BIỂN CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ
XÃ SÔNG CẦU TỈNH PHÚ YÊN ............................................................... 70
3.1. Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển thông qua
tổ chức hoạt động giáo dục và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp............. 70
3.1.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục đích trong hoạt động giáo
dục môi trường thông qua HĐGD và HĐGD NGLL. ............................ 70
3.1.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính hệ thống và liên tục......................... 70
3.1.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo kết hợp sự tổ chức sư phạm của giáo
viên với việc phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh........ 71
3.1.4. Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
của học sinh ............................................................................................. 72


3.1.5. Nguyên tắc 5: Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa giáo dục
trong giờ lên lớp với HĐGD NGLL, giữa giáo dục của nhà trường
với giáo dục của gia đình và xã hội. ....................................................... 72
3.1.6. Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính tự nguyện của học sinh trong
giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển ............................................... 73
3.1.7. Nguyên tắc 7: Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ........................... 73
3.2. Các biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển cho học
sinh tiểu học ................................................................................................... 73
3.2.1. Biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển thông

qua tổ chức một số HĐGD NGLL ........................................................... 73
3.2.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển thông
qua tổ chức hoạt động giáo dục .............................................................. 87
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ............... 101
3.3.1. Đánh giá mức độ cần thiết .......................................................... 101
3.3.2. Đánh giá mức độ khả thi ............................................................. 102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109
PHỤ LỤC .................................................................................................... 1PL


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT:

Bảo vệ môi trường

GDBVMT:

Bảo vệ môi trường

GDKNBVMT:

Giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường

GDMT:

Giáo dục môi trường


GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

MT:

Môi trường

NXB:

Nhà xuất bản

NXBGD:

Nhà xuất bản giáo dục


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Bảng 2.1:

Nhận thức, thái độ của giáo viên tiểu học đối với việc giáo dục
kĩ năng bảo vệ môi trường biển thông qua HĐGD và HĐGD
NGLL cho học sinh ...................................................................... 44
Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh về khái niệm môi trường và bảo vệ
môi trường .................................................................................. 46
Bảng 2.3: Hiểu biết của học sinh về nguyên nhân dẫn đến hành động

phá hoại môi trường.................................................................... 49
Bảng 2.4: Nhận thức của học sinh TH về trách nhiệm bảo vệ môi
trường biển ................................................................................. 49
Bảng 2.5: Thực trạng kỹ năng bảo về môi trường biển của học sinh
tiểu học........................................................................................ 52
Bảng 2.6: Thái độ của học sinh đối với những hành động bảo vệ môi
trường và hành động gây ô nhiễm môi trường ........................... 53
Bảng 2.7: Thống kê các chủ đề theo môn Khoa học .................................. 55
Bảng 2.8: Các biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường biển của
giáo viên tiểu học trong thực tiễn giảng dạy .............................. 58
Bảng 2.9: Thực trạng các hoạt động GDKNBVMT biển được sử dụng
qua HĐGD NGLL của giáo viên tiểu học trong giảng dạy........ 60
Bảng 2.10: Đánh giá về mức độ thực hiện công tác giáo dục kỹ năng
bảo vệ môi trường biển thông qua HĐGD và HĐGD NGLL
ở 2 trường tiểu học...................................................................... 62
Bảng 2.11: Nguyên nhân dẫn đến kết quả GDKN BVMT biển thông
qua HĐGD và HĐG DNGLL ..................................................... 64
Bảng 2.12: Nhu cầu bồi dưỡng về chuyên môn của giáo viên đối với
công tác giáo dục kỹ năng bảo môi trường biển ........................ 67
Bảng 3.1: Khảo nghiệm mức độ cần thiết của 6 biện pháp nâng cao
hiệu quả GDBVMT biển ở trường TH ..................................... 101
Bảng 3.2. Khảo nghiệm mức độ khả thi của 5 biện pháp nâng cao hiệu
quả GDBVMT biển ở trường TH ............................................. 102
Biểu đồ 2.1: Đánh giá mức độ thực hiện công tác giáo dục môi trường
thông qua HĐGD và HĐGĐNGLL ở trường tiểu của cán
bộ, giáo viên ............................................................................... 62
Hình 1.1.
Hình 1.2.

Hình ảnh bờ biển đầy rác thải tác động mạnh với các em HS ... 34

Nước biển bị ô nhiễm ................................................................. 35


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay,cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, đối lập
với nó,tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp.Ô
nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ riêng của một vùng nào,mà ở
khắp nơi,cả nông thôn,thành thị, miền núi, miền biển,cả các nguồn nước và
không khí… Theo các tổ chức bảo vệ môi trường ở nước ta 70% các dòng
sông, 45% vùng ngập nước,40% các bãi biển đã bị ô nhiễm hủy hoại về môi
trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Cùng với đó,tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất
trống đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gen động thực vật đang có chiều
hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường.Bảo vệ môi trường
hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội ngay bây giờ
chúng ta cần vận động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho
người dân.Chúng ta phải cho họ biết bảo vệ môi trường là bảo vệ cho chính
mình,bảo vệ cho con cháu của chúng ta được sống an toàn và khỏe mạnh.
Trong các giải pháp cho môi trường khỏi sự ô nhiễm,sự suy thoái và có
thể duy trì bền vững thì giáo dục được coi là công cụ cơ bản.Vì chỉ thông qua
giáo dục môi trường mới có thể thay đổi hành vi tiêu cực đối với môi trường
trong tương lai.
Quán triệt tinh thần trên,vần đề bảo vệ môi trường đã được Đảng và
nhà nước ta quan tâm sâu sắc.Chỉ thị CT/TW của Bộ chính trị,tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất
nước và triển khai quyết định 1363 QĐ/TTg “Đưa các nội dung bảo vệ môi
trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” nhằm tác động lên thái độ,hành vi
của học sinh bằng chương trình giáo dục môi trường trong trường học.

1


Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp tiểu học đóng vai trò là cấp học
nền móng.Đó là cấp học để tạo ra những bước đi cơ bản và bền vững cho học
sinh,hình thành cho học sinh những tri thức, kĩ năng, hành vi cần thiết trong
cuộc sống.Vì vậy, đưa hoạt động giáo dục môi trường vào trường học nói
chung,vào trường tiểu học nói riêng có vai trò to lớn trong việc xây dựng cho
thế hệ trẻ hành vi đúng đắn với môi trường.Do giáo dục môi trường được hình
thành để đối phó với các vấn đề môi trường nảy sinh và ngày càng trở nên
trầm trọng nên một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục môi trường
là phải hình thành ở học sinh không chỉ nhận thức mà cả hành vi cụ thể để
giải quyết các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.Hay nói cách
khác.giáo dục hành vi có thể được coi là tiêu điểm và đặc trưng quan trọng
của giáo dục môi trường.
Trong thực tiễn giáo dục hiện nay, nội dung giáo dục môi trường đã
được đưa vào nhiều môn học ở trường tiểu học với mục tiêu là hình thành
cho học sinh nhận thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường.Trong đó
mục tiêu hình thành hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học được
coi là quan trọng nhất.
Học sinh tiểu học là những học sinh ở lứa tuổi nhi đồng, các em mới
đang hình thành và phát triển, các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ
bản chưa có tính ổn định mà đang được hình thành và củng cố. Do đó việc
giáo dục cho học sinh tiểu học những kỹ năng bảo vệ môi trường biển để giúp
các em có thể sống một cách an toàn và khỏe mạnh là việc làm cần thiết..
Hiện nay kĩ năng bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường biển nói
riêng của các em còn rất nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục chúng ta
thường mới chỉ quan tâm tới việc dạy chữ và chưa quan tâm nhiều tới việc
dạy làm người cho học sinh. Vì vậy việc bảo vệ môi trường chưa đi vào cuộc
sống hằng ngày của các em.


2


Qua điều tra,quan sát cho thấy tình trạng học sinh xả rác không đúng
nơi qui định, vệ sinh trường lớp chưa sạch đẹp, đi vệ sinh không dội nước
sạch sẽ vẫn xảy ra,các em còn xả rác trên các con sông, bờ biển, đi vệ sinh
ngoài biển. Trong đó các kĩ năng như kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kĩ
năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi, kĩ năng giữ gìn
vệ sinh nơi công cộng, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các vấn đề liên
quan tới bảo vệ môi trường biển được các thầy cô giáo tích cực hình thành và
củng cố nhưng các em chưa thể hiện được nhiều. Học sinh ngày càng thực
dụng, ích kỉ, lười, bỏ rác và vệ sinh cá nhân chưa đúng nơi qui định.Thực tế
cũng cho thấy giáo viên tiểu học và các nhà quản lý chưa thực sự quan tâm tới
việc giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường biển
nói riêng cho học sinh tiểu học.Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu: “Giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển cho học sinh các
trường tiểu học Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục KN bảo vệ môi
trường biển cho học sinh các trường tiểu học, đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ
năng bảo vệ môi trường biển cho học sinh các trường tiểu học ở thị xã Sông Cầu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh các trường
tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh các
trường tiểu học Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
4. Giả thuyết khoa học

Nguy cơ về ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường biển biển nói

3


riêng đang là vấn đề toàn cầu; truy nhiên trong thực tiễn giáo dục bảo về môi
trường nói chung, môi trường biển nói riêng chưa được quan tập, nội dung và
hình thức tổ chức giáo dục còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đề xuất được các biện
pháp GD KN bảo vệ môi trường biển phù hợp,vừa sức,thiết thực với đặc điểm
phát triển của học sinh tiểu học thì sẽ góp phần nâng cao ý thức, hình thành
được kỹ năng bảo vệ môi trường biển cho học sinh các trường tiểu học ở thị
xã Sông Cầu,tỉnh Phú Yên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sỡ lí luận giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển
cho học sinh các trường tiểu học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng kỹ năng và giáo dục kỹ năng bảo vệ môi
trường cho học sinh các trường tiểu học tại thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển
cho học sinh các trường tiểu học thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận môi trường, bảo về môi
trường và giáo dục KN bảo vệ môi trường biển thông qua các buổi ngoại
khóa,thông qua một số bài học môn Địa lí, Khoa học,Tập đọc có nội dung liên
quan đến bảo vệ môi trường cho học sinh các trường tiểu học.
6.2.Về địa bàn nghiên cứu
Các nghiên cứu được triển khai tại thị xã Sông Cầu với 5 trường tiểu
học nằm trên địa bàn thị xã.
6.3. Về khách thể khảo sát:
Lựa chọn một số lớp ở khối 5 của 5 trường trên địa bàn thị xã Sông Cầu.

7. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

4


7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
7.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Thông qua đọc tài
liệu, sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác, chúng tôi dùng phương pháp này
để phân tích, tổng hợp lí thuyết liên quan đến đề tài thu thập tông tin cần thiết.
7.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: Trên cơ sở
phân loại, hệ thống hóa lí thuyết cần thiết để làm rỏ cơ sở lý luận của vấn
đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm:
- Quan sát học sinh: Thông qua các hoạt động giáo dục,thông qua các
buổi ngoại khóa, quan sát giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục,dự giờ để
tìm hiểu thực trạng giáo dục môi trường trong dạy học môn Khoa học,Địa
lí,Tập đọc,..
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn để lấy ý kiến chuyên gia,cán bộ quản
lí,giáo viên tiểu học
7.2.3 Phương pháp điều tra viết: Sử dụng Ankét lấy ý kiến của giáo
viên, học sinh để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
7.2.5: Phương pháp khảo nghiệm sư phạm: Để kiểm nghiệm tính khoa
học, khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
7.3 Nhóm các phương pháp bổ trợ
Xử lý số liệu điều tra, xin ý kiến chuyên gia…Gặp trực tiếp các chuyên
gia trong lĩnh vực giáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý xin
ý kiến, trao đồi về những vấn đề có liên quan đến đề tài như thực trạng, hệ
thống tiêu chí, hệ thống biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển

cho người học.

5


8. Dự kiến bố cục luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận, khuyến nghị
Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường biển
cho học sinh các trường tiểu học
Chương 2: Thực trạng kỹ năng bảo vệ môi trường biển và giáo dục
kỹ năng bảo vệ môi trường biển cho học sinh các trường tiểu học trên địa
bàn ở thị xã Sông Cầu thông qua các hoạt động giáo dục và các hoạt động
ngoài giờ lên lớp
Chương 3: Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường
biển cho học sinh các trường tiểu học thông qua các hoạt động giáo dục, và
các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG BIỂN CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình phát triển con người chinh phục, khai phá thiên nhiên
để phục vụ nhu cầu của mình. Chính sự tác động mạnh mẽ của con người
đến thiên nhiên đã làm chất lượng môi trường giảm sút và ảnh hưởng trực

tiếp tới sức khỏe của con người cũng như sự sống của tất cả các loài sinh vật
trên Trái Đất.
Trước nguy cơ chất lượng môi trường ngày càng giảm sút, thế giới nói
chung và từng quốc gia nói riêng ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ và
giáo dục môi trường.
Trên thế giới, giáo dục môi trường được quan tâm rất sớm. Giáo dục
môi trường được tiến hành từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỉ xx.
Cùng với sự khuyến khích phát triển của Liên hợp quốc, giáo dục môi trường
ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Từ năm 1972, Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường con người
diễn ra tại Stockholm (Thụy Điển) từ ngày 5 đến ngày 16/6/1972 với sự tham
gia của các nguyên thủ quốc gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực môi trường
của 113 quốc gia. Tại hội nghị này các thành viên đều nhất trí với nhận định:
Việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là một trong hai nhiệm vụ hành đầu
của toàn nhân loại.
Hội nghị quốc tế về giáo dục môi trường lần thứ hai được tổ chức tại
Belgrade (Nam Tư) vào tháng 10 năm 1975. Tại đây tổ chức khoa học giáo
dục và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khởi thảo chương trình về
giáo dục môi trường, vạch ra các nguyên lí và chiến lược giáo dục môi trường
cho thế hệ trể trên toàn thế giới.
7


Năm 1992, Hội nghị liên hợp quốc về môi trường và phát triển được tổ
chức tại Rio de Janeiro (Brazil) từ ngày 3/6 đến ngày 14/6/1992 với sự tham
gia của đại diện 178 quốc gia. Tại đây Hội nghị đã xác định chương trình
hành động về môi trường và phát triển của thế kỉ XXI.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững diễn
ra từ ngày 26/8 đến ngày 4/9/2002 được tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi).
Đây là Hội nghị quy mô nhất từ trước đến nay với sự tham gia của hơn 180

quốc gia. Hội nghị đã tập trung thảo luận nhiệm vụ phát triển và giải quyết 5
vấn đề chủ chốt: “Cung cấp nước sạch và sử lí nước thải”, “Cung cấp nguồn
năng lượng mới để thay thế năng từ lượng dầu mỏ, than đá”, “Phòng chống
các loại dịch bệnh”, “Phát triển sản xuất nông nghiệp, chống xa mạc hóa đất
đai”, “Bảo vệ sự đa dạng sinh học và cải tạo hẹ thống sinh thái”.
Ở nước ta, giáo dục môi trường được bắt đầu vào những năm cuối của
thập niên 70. Tuy nhiên việc tiến hành giáo dục môi trường trong nhà trường
phổ thông đến đầu thập niên 80 mới được thực hiện cùng với công cuộc cải
cách giáo dục. Đặc biệt, vào năm 1986 tác giả Nguyễn Dược đã đề cập đến
việc giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông, tác giả đã khẳng định
tầm quan trọng của giáo dục môi trường ở Việt Nam. Từ đó công tác giáo dục
môi trường trong nhà trường phổ thông mới thật sự được chú trọng.
Từ năm học 1986 đến 1992 các sách giáo khoa tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông với một số nội dung được cải tiến, trong đó vấn đề
giáo dục môi trường đang dần được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt, bắt đầu từ
năm học 2002 – 2003, Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa với nhiều
bài, nhiều mục, nhiều nội dung giáo dục môi trường được tích hợp vào nội
dung các môn học đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục môi trường
trong nhà trường phổ thông. Điều đó được thể hiện bởi sự ra đời của các công
trình nghiên cứu như:

8


- Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường của tác giả Hoàng
Đức Nhuận và Nguyễn Văn Khang.
- Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông của tác giả Nguyễn
Phi Hạnh – Nguyễn Thị Thu Hằng.
- Công trình nghiên cứu “Xác định các hình thức tổ chức và phương
pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lí ở chương trình giáo dục phổ thông

cơ sở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng.
- Giáo dục môi trường qua môn Địa lí của tác giả Nguyễn Thị Kim
Cương và Nguyễn Phi Hạnh.
Giáo dục môi trường cho cấp tiểu học cũng có nhiều công trình nghiên
cứu. Trong đó có thể nói đến một số công trình nghiên như:
* Về mục tiêu, nội dung và các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục môi trường:
- Vị trí và bước đầu định hướng nội dung, biện pháp giáo dục môi
trường ở bật tiểu học ở Việt Nam của tác giả Phạm Đình Thái.
- Một số biện pháp năng cao giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học
của tác giả Nguyễn Thị Vân Hương.
- Hai phạm vi của khái niệm giáo dục môi trường và mục tiêu giáo dục
môi trường ở nhà trường tiểu học và về phương pháp tiếp cận trong giáo dục
môi trường của tác giả Nguyễn Thị Thấn.
- Nghiên cứu một số phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh
tiểu học qua môn Tự nhiên và xã hội của tác giả Lê Thị Tuyết Thanh.
* Về vấn đề giáo dục môi trường thông qua các môn học:
- Giáo dục môi trường qua hình thức dạy học ngoài lớp môn Tự nhiên
và xã hội của tác giả Võ Trung Minh.
- Bước đầu nghiên cứu việc giáo dục môi trường qua dạy học môn Đạo
đức ở lớp 4 tiểu học của tác giả Hà Thị Thúy Lan.

9


- Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua môn tìm hiểu tự
nhiên và xã hội của tác giả Nguyễn Hồng Ngọc.
* Về vấn đề tích hợp giáo dục môi trường địa phương thông qua môn học:
- Tích hợp giáo dục môi trường địa phương trong dạy học các môn về
Tự nhiên và xã hội cho học sinh tiểu học ở Đăklăk của tác giả Nguyễn Thị

Ngọc Thơm.
* Về vấn đề giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khóa ở
trường tiểu học:
- Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khóa môn Tự nhiên và
xã hội lớp 3 của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường.
* Về vấn đề nghiên cứu việc vận dụng trò chơi học tập để giáo dục
môi trường:
- Vận dụng trò chơi học tập để giáo dục môi trường trong dạy học môn
Tự nhiên và xã hội lớp 2 của tác giả Nguyễn Thị Trúc Mai
Như vậy, hiện nay việc giáo dục môi trường ở tiểu học đang được quan
tâm, các công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu ở nhiều nội dung khác
nhau. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đề cập đến việc giáo dục kĩ năng bảo
vệ môi trường biển cho học sinh tiểu học chưa nhiều. Trong công trình nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Phi Hạnh – Nguyễn Thị Thu Hằng đã đề cập giáo dục
môi trường trong nhà trường phổ thông. Qua tìm hiểu tôi thấy chưa có nội dung
nghiên cứu “Giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường biển cho học sinh tiểu học”. Vì
thế, tôi nghĩ việc nghiên cứu “Giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường biển cho học
sinh tiểu học” là cần thiết và cần được quan tâm nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản về môi trường và giáo dục môi trường
1.2.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là một khái niệm tương đối rộng, được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau và trong nhiều phạm vi khác nhau.

10


Hiểu theo một nghĩa rộng thì môi trường của một sự vật hay một vấn đề
nào đó là sự tổng hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự vật
hay vấn đề đó. Điều đó có nghĩa là bất cứ mọi sự vật hay vấn đề nào đó cũng
đều tồn tại và phát triển trong môi trường.

Hiện nay vấn đề môi trường được rất nhiều nhà khoa học, các chuyên
gia về môi trường quan tâm.Vì thế khái niệm về môi trường hiện nay cũng rất
rộng và phong phú.
Năm 1981 khái niệm về môi trường đã được tổ chức UNESCO phát
biểu như sau: “Môi trường là toàn bộ hệ thống tự nhiên và hệ thống do con
người tạo ra ( các hệ sinh thái,các môi trường văn hóa …) ở xung quanh
mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác
những tài nguyên tự nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của
con người”.
Trong “Hướng dẫn xanh hóa nhà trường phổ thông” của dự án quốc gia
VIE/95/041 đã đưa ra khái niệm về môi trường như sau: “Môi trường nói
chung chỉ là một tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội có mặt ở chung quanh
một hệ thống nhất định và những yếu tố này có tác động tương hỗ, có thể làm
thay đổi hệ thống đó”.
Theo luật bảo vệ môi trường được sữa chữa và bổ sung được ban hành
vào tháng 12 năm 2005, môi trường được định nghĩa: “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [13, tr.160]
Đối với con người môi trường quan trọng nhất là môi trường sống. Có
nghĩa môi trường không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một
thực thể sinh vật là con người mà môi trường còn là khung cảnh lao động, của
sự sống và nghỉ ngơi của con người. Nó là một thể thống nhất bao gồm nhiều
yếu tố như: đất đai, địa hình, khí hậu, nước, động thực vật, các khu dân cư,
khu sản xuất, khu bảo vệ tự nhiên phong cảnh…
11


Như vậy, tuy có rất nhiều khái niệm về môi trường được các tài liệu đề
cập đến những khái quát lại ta có thể hiểu môi trường trong một dạng tổng thể
như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao

gồm con người, có ảnh hưởng đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật” [13, tr.160].
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau Hội nghị Môi trường và Phát
triển của liên hợp quốc tại Rio de Janero ( Baraxin ) vào năm 1992, quan niệm
về việc bảo vệ môi trường không đơn thuần chỉ là về vấn đề bảo tồn nữa mà
nó trở thành quan điểm bảo vệ và đảm bảo cho sự phát triển bền vững đã
được phát biểu như sau: “ Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng
những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ mai sau” ( WCED, 1987 ). Hay nói cách khác đó là sự phát
triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người. Như vậy, khái niệm
này phần nào nhấn mạnh đến việc giải quyết những mâu thuẫn giữa sự phát
triển kinh tế, xã hội mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con
người, tạo sự hài hòa lâu dài và bền vững giữa sự phát triển sản xuất và bảo
vệ môi trường.
1.2.2. Khái niệm môi trường biển
Thông qua khái niệm môi trường,có thể diễn đạt khái niệm môi trường
biển như sau: “Môi trường biển bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo bao gồm con người của biển, có ảnh hưởng đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật biển.”
1.2.3. Bảo vệ môi trường
Môi trường có quan hệ mật thiết với đời sống của con người do đó con
người muốn phát triển thì trước tiên và cần thiết phải bảo vệ môi trường. Hiện
nay việc bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm

12


bảo sự phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững đang trở thành nhiệm vụ
cấp bách mang tính toàn cầu.

Có thể nói, để phát triển thì việc bảo vệ môi trường không những là cần
thiết mà còn đòi hỏi tất yếu. Vậy bảo vệ môi trường là gì? Và muốn bảo vệ
môi trường thì phải làm những gì? Trong Luật bảo vệ môi trường, khái niệm
về môi trường được phát biểu như sau: “Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ
cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối
với môi trường,ứng phó sự cố môi trường;khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục
hồi và cải thiện môi trường; khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học” [13, tr.160].
Theo khái niệm trên thì thực hiện việc bảo vệ môi trường chính là
chúng ta đang tiến hành việc ngăn ngừa nguy cơ hủy hoại tương lai của con
người. Việc bảo vệ mô trường cũng có nhiều nội dung khác nhau tùy theo sự
phát triển của xã hội.Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, do sự phát triển
nhanh chóng về kinh tế, xã hội nên nội dung bảo vệ môi trường được đưa ra
trong Luật bảo vệ môi trường là: [13, tr.162].
- Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng
dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện
pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỉ
cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Sử dụng hợp lí tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
- Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lí các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu
vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị,khu dân cư.
- Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn

13


vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoảng chi riêng cho sự nghiệp

môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm.
- Ưu đãi về đất đai,thuế, hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động bảo vệ
môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hòa giữa
bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp
dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ bảo vệ môi trường;
hình thành và phát triển ngành công nghiệp bảo vệ môi trường.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các
cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham
gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao
năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính qui, hiện đại.
Có thể nói bảo vệ môi trường là lời kêu gọi sự quan tâm đúng hướng
của mọi người, mọi quốc gia tới môi trường. Cho tới thời điểm này tất cả mọi
người cần phải nhìn nhận lại về vấn đề môi trường từ đó phải có được mối
quan tâm thích đáng, cũng như cần có sự hợp tác hợp lí trong việc sử dụng,
quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo đảm
sự cân bằng sinh thái, phòng chống suy thoái và sự ô nhiễm môi trường.
1.2.3. Giáo dục môi trường
Thuật ngữ “Giáo dục môi trường” (Environmental educationc) đã được
xuất hiện từ khá lâu. Theo các tác giả như Abe,Kirk thì thuật ngữ “Giáo dục
môi trường” lần đầu tiên được xuất hiện trên thế giới vào năm 1948.
Vậy giáo dục môi trường là gì và tại sao phải giáo dục môi trường?
Như đã đề cập, theo các tài liệu về gáo dục môi trường, giáo dục môi
trường được xem là tiền đề của sự phát triển bền vững. Chỉ có thông qua giáo
dục môi trường thì con người mới hiểu được đầy đủ bản chất của môi trường

14



tự nhiên và môi trường nhân tạo bởi môi trường có lẽ là những gì rất gần gũi
xung quanh chúng ta nhưng có lẽ cũng rất xa xui, phức tạp. Chính vì thế
thông qua giáo dục môi trường con người có được tri thức, thái độ và kĩ năng
thực tế để tham gia một cách có trách nhiệm, có hiệu quả vào việc giải quyết
có hiệu quả vấn đề môi trường và quản lí chất lượng môi trường. Hiện nay có
nhiều tài liệu định nghĩa về giáo dục môi trường. Ở một mức độ nào đó, nhìn
chung các định nghĩa này được trình bày đa dạng. Tuy nhiên, nếu chúng ta
xem xét giáo dục môi trường theo góc độ của các mục tiêu giáo dục đã được
nêu trong các định nghĩa về giáo dục môi trường thành hai loại [15].
Thứ nhất, giáo dục môi trường được định nghĩa là quá trình hình thành
cho người học những hiểu biết, những tri thức về môi trường và các vấn đề
liên quan đến môi trường. Tiêu biểu cho kiểu định nghĩa này là định nghĩa
được nêu trong luật giáo dục môi trường của Mỹ được ban hành vào năm
1970. Giáo dục môi trường được định nghĩa như sau: “Giáo dục môi trường
là quá trình giúp người học hiểu được mối quan hệ giữa con người với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội bao quanh, nhận thức được các vấn đề
dân số, ô nhiễm, bảo toàn thiên nhiên, kĩ thuật phát triển độ thị và nông thôn
có ảnh hưởng đến mọi người như thế nào”.
Thứ hai, giáo dục môi trường hình thành cho người học không chỉ
những hiểu biết về môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường mà
còn hình thành ở họ những thái độ và hành động giải quyết các vấn đề môi
trường, bảo vệ và cải thiện môi trường.Tiêu biểu cho kiểu định nghĩa này là
định nghĩa về giáo dục môi trường được đề cập trong hội thảo “Giáo dục môi
trường trong chương trình của trường học”.
Tại hội thảo “ Giáo dục môi trường trong chương trình của trường học”
của IUCN (Hiệp hội quốc tế về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên) năm 1970,
giáo dục môi trường được định nghĩa: “Giáo dục môi trường là một quá trình

15



hình thành những nhận thức, hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh con người. Hơn nữa, giáo dục
môi trường cũng đòi hỏi hình thành ở người học khả năng quyết định và
những hành động liên quan tới chất lượng môi trường” [15].
Phần lớn các tài liệu về giáo dục môi trường của các nước trên thế giới
đều đưa ra những định nghĩa về giáo dục môi trường chứa đựng những mục
tiêu lớn như định nghĩa của IUCN đã đề ra. Như vậy, giáo dục môi trường cần
phải được tiến hành ngay từ khi con người còn nhỏ và phải xuyên suốt trong
cuộc đời qua quá trình học tập, lao động.
1.2.4. Kĩ năng
Cho đến nay, trên thế giới và ở nước ta vẫn tồn tại nhiều quan niệm
khác nhau về kĩ năng và nó được hình thành dưới nhiều góc độ khác nhau.
Khi nhìn về kĩ năng, các nhà tâm lý học có những quan niệm khác nhau
về kĩ năng, nhưng nhìn chung có thể hiểu kĩ năng là mặt kĩ thuật của thao tác
hành động hay hoạt động, nhưng lại liên quan trực tiếp tới năng lực của cá
nhân phải có tri thức hiểu biết, có các điều kiện về hành động đó.
Các nhà GD Việt Nam quan niệm kĩ năng như là khả năng của con
người thực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục đích và điều kiện
trong đó hành động xảy ra. Một số tác giả lại quan niệm, kĩ năng là sự thực
hiện có kết quả một thao tác phức hợp của hành động bằng cách lựa chọn và
vận dụng tri thức vào quy trình đúng đắn.
Theo Lê Văn Hồng, kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải
quyết một nhiệm vụ mới. Còn tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng: kĩ năng là
năng lực vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả
một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể, hay tác giả Nguyễn
Quang Uẩn cho rằng: kĩ năng là năng lực của con người biết vận hành có
thao tác của một hành động theo đúng quy trình.

16



Từ những khái niệm của những nhà nghiên cứu trên cho thấy những
điểm chung trong quan niệm về kĩ năng:


Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kĩ năng. Tri thức ở

đây bao gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành
động.


Kĩ năng là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động của cá



Kĩ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất

nhân.
định nhằm đạt được mục đích đã đạt ra.
Như vậy, kĩ năng được xem xét theo nhiều quan điểm khác nhau. Tuy
nhiên, những quan niệm ấy không hề mâu thuẫn mà chỉ khác nhau ở chỗ mở
rộng hay thu hẹp thành phần kĩ năng mà thôi.
Từ sự phân tích trên, có thể hiểu kĩ năng như sau: Kĩ năng là năng lực
thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và
vận dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn để đạt được
mục đích đề ra.
1.2.5. Kĩ năng bảo vệ môi trường biển
Từ khái niệm kỹ năng, khái niệm bảo về môi trường, có thể hiểu khái
niệm kỹ năng bảo về môi trường biển như sau “ Là năng lực thực hiện các

hoạt động thông qua việc tích lũy kiến thức, kỹ năng và thái độ giữ cho môi
trường biển trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với
môi trường biển, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên biển
và bảo vệ đa dạng sinh học biển”.
Những kỹ năng bảo vệ môi trường biển cơ bản bao gồm:


Kỹ năng tuyên truyền về tầm quan trọng bảo về môi trường biển

và chống gây ô nhiễm môi trường biển;

17


×