Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC GÓP PHẦN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ XÙA TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 71 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC GÓP PHẦN QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN SINH VẬT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ XÙA - TỈNH SƠN LA

Họ và tên sinh viên

: TRẦN THỊ LINH TRANG

Lớp

: ĐH2QM1

Giảng viên hướng dẫn

: TS. HÀ QUÝ QUỲNH
TS. HOÀNG NGỌC KHẮC

Cơ quan công tác:

: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HÀ NỘI, NĂM 2016
1
1




2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn là TS. Hà Quý
Quỳnh. Tôi cũng đã nhận được sự động viên và giúp đỡ tận tình của TS. Hoàng Ngọc Khắc, Khoa Môi
trường, đồng thời đã có được sự giúp đỡ qúy báu từ các nhà khoa học, cán bộ của Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các bạn đồng nghiệp về sự giúp đỡ này.
Tôi xin cảm ơn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu xây dựng hệ thống
thông tin quản lý, giám sát tài nguyên ở vườn quốc gia và một số khu bảo tồn thiên nhiên khu vực Tây Bắc
bằng công nghệ viễn thám và GIS có sử dụng ảnh VNREDSat-1. Mã số VT/UD-01/14-15, do TS. Hà Quý
Quỳnh làm chủ nghiệm, đã cho tôi sử dụng số liệu của đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ UBND Thành xã Tà Xùa, Suối Tọ, Mường Thải, Háng Đồng,... bà con
nhân dân về các thông tin và sự hỗ trợ trong thời gian thực hiện đề tài đồ án.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bố, mẹ và các em đã động viên và
tạo tất cả các điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản luận án này.

2
2


3

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
BIP

Biodiversity Indicators Partnership-Hiệp hội chỉ thị ĐDSH

BTTN


Bảo tồn thiên nhiên

CXS

Có xương sống

CBD

Convention on Biodiversity: Công ước Đa dạng sinh học

ĐDSH

Đa dạng sinh học

DLST

Du lịch sinh thái

ĐTQHR

Điều tra quy hoạch rừng

GIS

Geographic Information system

HST

Hệ Sinh thái


HTTĐL

Hệ thông tin địa lý

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới

KT-XH

Kinh tế xã hội

MHSĐC

Mô hình số độ cao

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PSBR

Pressure-State-Benefit-Response: Áp lực-Hiện trạng-Lợi íchĐáp ứng

SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam

TNTN


Tài nguyên thiên nhiên

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn Quốc gia

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

3
3


4
MỤC LỤC

4
4


5

DANH MỤC CÁC BẢNG


5
5


6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, CÁC HÌNH
Trang

6
6


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia giàu có về Đa dạng sinh học. Đến nay các nhà khoa học đã xác định được ở Việt Nam
có 34 911 loài sinh vật, thực tế con số này lớn hơn, do nhiều loài sinh vật chưa được phát hiện và nghiên
cứu...
Lịch sử phát triển Khu bảo tồn và VQG của Việt Nam gồm: năm 1962, Chính phủ ra quyết định thành lập khu
rừng cấm Cúc Phương (Khu bảo vệ đầu tiên sau trở thành Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam). Sau đó
đến 24/1/1977 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 41/TTg về việc thành lập 10 khu rừng cấm,
tổng diện tích 44 310 ha. Tới ngày 9/8/1986 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 194/CT
xác lập danh mục 73 khu rừng cấm trên toàn quốc với tổng diện tích là 769 512 ha, gồm 2 Vườn quốc gia (65
000 ha), 46 Khu bảo tồn thiên nhiên (629 661 ha), và 25 khu Văn hoá - Lịch sử và Môi trường (74 851 ha).
Ngày 30/12/1986, Qui chế quản lý 3 loại rừng được chính thức ban hành theo quyết định số 1171/QĐ của
Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp. Sau năm 1990, nhiều khu bảo tồn cấp quốc gia được thành lập, nhiều khu bảo vệ
được thành lập ở cấp tỉnh. Thời kỳ này việc xây dựng rừng đặc dụng được đẩy mạnh.
Theo Quyết định số 218/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07 tháng 02 năm 2014 về Phê duyệt Chiến

lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nội địa Việt Nam đến năm 2020
thì mục tiêu đến năm 2020 đưa diện tích hệ thống rừng đặc dụng, đạt khoảng 9% diện tích lãnh thổ. Tuy
nhiên, theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới “tỉ lệ bảo tồn thiên nhiên của một quốc gia nên đạt ở mức
lớn hơn 10% diện tích lãnh thổ”.
Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là nơi lưu trữ, bảo tồn nguyên vẹn nguồn tài nguyên. VQG và khu
bảo tồn đã được quy hoạch, có ranh giới trên bản đồ, đang được quản lý bảo vệ bởi lực lượng cán bộ kiểm
lâm, được biên chế thành từng ban quản lý và các trạm, chốt bảo vệ.
Hoạt động điều tra nghiên cứu sinh học ở các VQG và khu bảo tồn vừa qua đã có một bước tiến mới, về qui
mô, phạm vi nghiên cứu.
Tuy đã được quan tâm song để quản lý tài nguyên trong các khu bảo tồn còn gặp những khó khăn sau:
Quản lý, giám sát môi trường sống của các nhóm động vật, thực vật; dự báo biến động, giám sát thảm thực
vật rừng gặp nhiều khó khăn.
Áp lực phá rừng lấy đất làm nương rẫy; khai thác lâm sản trái phép; của cộng đồng dân cư sống trong và
xung quanh các VQG và khu bảo tồn cao trong khi công cụ nhận diện, phân tích đánh giá còn rất hạn chế.
Xuất phát từ lý do trên, sinh viên lựa chọn đề tài : “ Bước đầu nghiên cứu cơ sở khoa học góp phần quản lý
tài nguyên sinh vật khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Bước đầu xây dựng được cơ sở khoa học, bộ thông tin để quản lý đánh giá tài nguyên sinh vật bằng công
nghệ Viễn thám và GIS, phục vụ công tác quản lý tài nguyên sinh vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, Sơn
La.

7
7


8

3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nội dung sau:

Điều tra thu thập dữ liệu: ảnh vệ tinh, bản đồ số, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu bảo
tồn thiên nhiên Tà Xùa.
Điều tra thu thập dữ liệu các về tài nguyên sinh vật của KBTTN Tà Xùa.
Xây dựng bộ thông tin để quản lý giám sát tài nguyên sinh vật có giá trị của KBTTN Tà Xùa.
Đánh giá phân bố, biến động tài nguyên sinh vật KBTTN Tà Xùa bằng công nghệ GIS.
Bước đầu định hướng ứng dụng kết quả phân nghiên cứu trong quản lý giám sát tài nguyên sinh vật phục vụ
quản lý KBTTN Tà Xùa, Sơn La

8
8


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở sinh thái học
Khái niệm sinh thái học (Ecology) xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ XIX. Định nghĩa đầu tiên về Sinh thái học được
nhà khoa học người Đức, tên là Haeckel E viết năm 1866, sau này cũng có nhiều công trình viết về Sinh thái
học, phần lớn đều cho rằng Sinh thái học là môn học nghiên cứu tất cả mối quan hệ tương tác phức tạp mà
Dacuyn gọi là các điều kiện sống xuất hiện trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
Sinh thái học là khoa học tổng hợp của sinh quyển nó nghiên cứu các điều kiện sinh tồn và phát triển của
sinh vật, các điều kiện giới hạn vật lý, hoá học, sinh học, các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa sinh vật với
môi trường và giữa sinh vật với nhau, các mối quan hệ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại, thích nghi, sinh trưởng
và phát triển của sinh vật, Sinh thái học chỉ ra phương hướng và biện pháp sử dụng hợp lý các nguồn dự trữ
thiên nhiên của sinh vật nhằm không ngừng bảo vệ cải thiện sự phát triển tài nguyên thiên nhiên và nhân
tạo của sinh quyển, tất cả điều đó nhằm đưa lại năng suất cao, chất lượng và hiệu quả tốt của cá thể, quần
thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển.
Tài nguyên sinh vật gồm có các quần thể sống (thực vật, động vật, vi sinh vật), với các mối quan hệ dinh
dưỡng và vị trí của chúng;
Ở quy mô lớn, đặc trưng của hệ sinh thái phụ thuộc vào khí hậu của vùng đó và khí hậu thay đổi theo độ

cao, địa hình, ảnh hưởng của biển. Ở phạm vi nhỏ hơn độ cao, độ dốc, hướng sườn, đá mẹ... là nguyên
nhân của chế độ nhiệt và độ ẩm của hệ sinh thái. Trong một vùng địa lý, địa hình quy định vi khí hậu và chế
độ dòng chảy tại khu vực và ảnh hưởng trực tiếp tới thảm thực vật. Đất hình thành từ đá mẹ trên mặt phủ
của địa mạo. Vì vậy, địa mạo thường thể hiện đặc trưng qua bản chất của đất và thảm thực vật. Tính chất
vật lý, hoá học và hoạt động của vi sinh vật trong đất quy định độ ẩm, chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến
thảm thực vật, quần thể động vật.
Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái thay đổi theo không gian và thời gian, vì vậy cần xem xét những thay
đổi theo cả không gian và thời gian khi đánh giá, lập bản đồ và quản lý hệ sinh thái.

1.2. Khái niệm về rừng
Rừng được hình dung ngay được đó là quần thụ các cây gỗ. Các từ ngữ phổ biến như rừng Lim, rừng Sến,
rừng Bồ đề hay rừng Tre nứa chứ không nói rừng Chuối, rừng Cỏ lau hay rừng Mía. Rừng theo định nghĩa là
một hệ sinh thái, một kiểu thảm thực vật mà cây gỗ (hay Tre, Nứa) là nhân tố chủ đạo chi phối mối quan hệ
mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau và với sinh thái, ảnh hưởng quyết định đến quá trình sinh
trưởng phát triển, biến đổi của rừng. Ở đó tạo ra kiểu khí hậu và thổ nhưỡng đặc trưng gọi là môi trường
rừng. Và trong điều kiện cụ thể rừng cũng xuất hiện những thế hệ động vật, thực vật, vi sinh vật tương ứng
và chúng có vai trò xác định trong quá trình sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất vật chất, năng lượng
thông tin của hệ sinh thái rừng.
Như vậy điều kiện hay tiêu chuẩn đầu tiên có tính quyết định để phân biệt rừng với các kiểu thảm thực vật
khác là sự có mặt của một lượng cây gỗ có chiều cao và độ lớn nhất định. Các thông số đó được khái quát

9
9


10
hóa bằng tỷ lệ độ tàn che của cây gỗ có chiều cao từ 5m trở lên so với đất rừng được ký hiệu là k. Đây là chỉ
số tương đối để xác định trong thực tiễn mà các nhà khoa học trên thế giới đã công nhận.[31].
Nếu K < 0,3: chưa có rừng
Nếu K = 0,3 – 0,6: rừng thưa

Nếu K > 0,6: rừng kín
Cũng có ý kiến cho rằng, độ tàn che của cây gỗ có chiều cao từ 5m trở lên là 0,1 cũng có thể gọi là rừng.
Nhưng nhiều nhà khoa học đã không tán đồng. Vì rằng độ tàn che của cây gỗ cao từ 5m trở lên chưa đạt 0,3
thì chưa có khả năng chi phối quá trình sinh trưởng phát triển và các mối quan hệ tương hỗ khác trong thảm
thực vật và chưa có thể tạo ra môi trường rừng.[31]
Nói một cách tóm tắt, rừng là một hệ sinh thái mà cây gỗ (hay tre, nứa) là yếu tố chủ đạo. Cây gỗ phải có
chiều cao từ 5 m trở lên và độ tàn che của chúng (k) đạt từ 0,3 đối với tre nứa phải có độ tàn che >50%.

1.3. Đa dạng sinh học.
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học. Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế
- WWF) (1989) quan niệm: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài
thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những Hệ sinh thái vô cùng
phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”.[1] Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và
đa dạng HST. Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài
động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen
giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể
cùng chung sống trong một quần thể. đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà
trong đó các loài sinh sống, các HST nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt
của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Theo Công ước ĐDSH, thì ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST
trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa
dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các HST (đa
dạng HST).
Đa dạng di truyền là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với
nhau;
Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau;
Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau.
Từ ba góc độ này, có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả ba mức độ: mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức
độ HST (IUCN, 1994).[9]
ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các quần thể, hay các hợp

phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. Nói cách
khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của
sự sống ở tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Đó không chỉ là tổng số của các HST, các loài,

10
10


11
các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau.

11
11


12

1.4. Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên
Giá trị lớn nhất ở mỗi KBTTN là tính đa dạng sinh học cao cùng các quần xã sinh vật tự nhiên hầu như còn
giữ được tính nguyên trạng.
Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là “duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển”.
Công việc này có thể được tiến hành bên trong hoặc bên ngoài nơi sống tự nhiên. Bảo tồn ở cấp quần xã:
Bảo tồn nguyên vẹn các quần xã sinh vật là cách bảo tồn có hiệu quả toàn bộ tính đa dạng sinh học. Cách
bảo tồn quần xã sinh vật gồm: xây dựng các khu bảo tồn; thực hiện các biện pháp bên ngoài khu bảo tồn và
phục hồi các quần xã sinh vật tại nơi cư trú bị suy thoái. Nhà nước có thể dành ra những vùng đất làm khu
bảo tồn và ban hành luật cho phép sử dụng tài nguyên trong đó. Cơ sở khoa học của luật này chính là các
kết quả của phân tích qui luật địa sinh thái đã quyết định sự hình thành của chính quần xã sinh vật, mà
trước hết chính là quần xã thực vật - sinh vật sản xuất.[7].
Hiểu theo nghĩa rộng để bảo tồn những loài sinh vật trước hết cần bảo tồn những cảnh quan mà sinh vật đó
tồn tại, cụ thể hơn là cần nắm rõ mối tương tác giữa các yếu tố cấu thành lãnh thổ, từ đó sẽ có những tác

động vào từng yếu tố sao cho những tác động đó giữ nguyên được môi trường sống tự nhiên của loài mà lại
cân bằng với sự phát triển của xã hội.
Cơ sở khoa học đánh giá và quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Đánh giá dựa vào:
Diện tích
Kiểu hệ sinh thái
Tổng số loài động vật
Tổng số loài thực vật
Tỉ lệ kiểu rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo

1.5. Viễn thám và Hệ thông tin địa lý
Viễn thám là phương pháp sử dụng bức xạ điện từ (ánh sáng nhiệt, sóng cực ngắn) như một phương tiện để
điều tra, đo đạc những đặc tính của đối tượng. Mỗi đối tượng trên trái đất sẽ có một đặc trưng riêng về bức
xạ, phản xạ hay hấp thụ các tia sóng điện từ. Các đặc trưng này được ghi chụp và thể hiện dưới dạng ảnh
(ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, ảnh số, ảnh giấy,...). Từ nguồn dữ liệu này, các chuyên gia có thể phân loại, chỉ ra
các đối tượng khác nhau dựa vào đặc trưng nêu trên kết hợp với quan hệ không gian giữa các đối tượng
khác nhau. Đây chính là quá trình giải đoán ảnh Viễn thám bằng mắt của các chuyên gia. Cách thứ hai là giải
đoán tự động bằng các phần mềm máy tính chuyên dụng.
Điều kiện cơ bản để một người có thể giải đoán được một đối tượng bằng mắt từ ảnh là: Họ cần phải nắm
vững các đặc điểm về bức xạ của đối tượng thể hiện trên các loại tư liệu ảnh khác nhau. Có thể sử dụng các
dấu hiệu cơ bản như các yếu tố ảnh (tôn ảnh, cấu trúc, kiểu mẫu, hình dạng, kích thước, bóng, vị trí, màu
sắc của đối tượng,..) và các yếu tố địa kỹ thuật (địa hình, thực vật, hiện trạng sử dụng đất, thủy văn, các dấu
tích biến động địa chất...) để xây dựng chìa khóa giải đoán, áp dụng cho quá trình giải đoán.

12
12


13
Công việc giải đoán tự động thực hiện bằng các phần mềm chuyên dụng với dữ liệu ảnh số dạng raster. Các

phần mềm chuyên dụng có khả năng phân biệt các giá trị khác nhau của các pixel, theo đó, nhóm các pixel
có giá trị giống nhau thì thể hiện cùng một đối tượng. Đó chính là quá trình phân lớp tự động.
Ứng dụng phương pháp này ở KVTTN Tà Xùa, có thể xác định được lớp phủ thực vật khu vực.
Hệ thống thông tin địa lý (Geography information system - GIS) đã phát triển rất mạnh về lý thuyết, kỹ thuật.
Đồng thời, GIS được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu địa lý, địa chất, nông
nghiệp, đô thị, giao thông,...Về bản chất thì GIS bao gồm các thành phần cơ bản sau:
Phần cứng máy tình bao gồm các thành phần vật lý của máy tỉnh và các thiết bị ngoại vi khác (máy in,
scanner, máy vẽ,...).
Phần mềm GIS là các chương trình máy tính thực hiện các công ciệc chuyên môn của GIS, thực hiện các chức
năng thu nhận và lưu trữ các dữ liệu không gian cũng như thuộc tính, các thao tác xử lý số liệu, mô hìn số độ
cao,...Có thể kể ra một số phần mềm chuyên dụng GIS như Map/Info,...
Dữ liệu GIS bao gồm các dữ liệu không gian (ảnh, bản đồ....)và dữ liệu thuộc tính (các đặc điểm, tính chất
của các đối tượng không gian, các quá trình, hiện tượng xảy ra ở các đối tượng không gian đó) của các đối
tượng được nghiên cứu.
Người sử dụng: Là yếu tố mang tính quyết định, thực hiện thiết kế và thực hiện các thao tác kỹ thuật để có
được kết quả theo các yêu cầu khác nhau.
Các hợp phần trên nằm trong mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống thông tin địa lý.
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát về GIS như sau: Hệ thống thông tin địa lý là tập hợp có tổ chức của
phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và các thủ tục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu
nhận, lưu giữ, quản lý, xử lý, phân tích, hiện thị các thông tin không gian để giải quyết các vấn đề tổng hợp
thông tin theo mục tiêu.
Sử dụng phần mềm GIS là ArcGis 9x để kết xuất dữ liệu, chồng xếp các lớp bản đồ để biên tập thành bản đồ
hiện trạng lớp phủ thực vật tại mỗi thời điểm và bản đồ biến động lớp phủ thực vật khu vực nghiên cứu ở
mỗi giai đoạn.
Tiến hành chồng xếp các thời kỳ và đưa ra bảng thống kê biến động diện tích của từng đối tượng theo từng
thời kỳ. Các số liệu được chuyển sang phần mềm thống kê EXCEL để xử lí, tính toán, trình bày thành các
bảng hiện trạng lớp phủ của các đối tượng và kết quả diễn biến diện tích lớp phủ qua các năm.

1.6. Giải đoán ảnh
a. Giải đoán ảnh bằng mắt

Hình dạng là dấu hiệu điều vẽ trực tiếp tác động lên người giải đoán. Đối tượng có thể có hình dạng xác định
hoặc không xác định. Hình dạng có thể chia ra: tuyến, phẳng, dạng khối, không xác định. Hình dạng của đối
tượng có thể chịu sự biến dạng trên ảnh phụ thuộc vào tính chất từng loại ảnh. Đối với các ảnh đã nắn, về
cơ bản hình dạng đối tượng phản ánh được hình dạng thật.
Kích thước: dấu hiệu giải đoán kém tin cậy hơn hình dạng đối tượng đó là kích thước. Chỉ có thể sử dụng

13
13


14
dấu hiệu kích thước trong một số trường hợp.
Sắc mầu: là một dấu hiệu giải đoán quan trọng nhưng phụ thuộc nhiều yếu tố. Sắc phản ánh độ sáng của đối
tượng, độ sáng thay đổi và dao động trong một giới hạn rộng. Ngoài ra điều kiện chụp ảnh và chế độ tăng
cường chất lượng ảnh cũng ảnh hưởng nhiều đến sắc mầu ảnh.
Màu: đối với ảnh phổ màu hoặc ảnh màu tự nhiên là dấu hiện tương đối ổn định hơn sắc ảnh. Thông
thường trên các ảnh tổ hợp màu phải sử dụng các dấu hiệu màu là chủ yếu. Có những yếu tố ảnh hưởng sự
thay đổi màu của đối tượng.
Bóng: là dấu hiệu điều vẽ trực tiếp. Một mặt có khi phải nhờ bóng mới giải đoán được các đặc tính của đối
tượng, mặt khác nó là yếu tố cản trở quá trình nhìn rõ giải đoán đối tượng do sự che khuất. Bóng có thể lọc
được nhờ xử lý ảnh số.

b. Giải đoán ảnh tự động
Việc sử dụng các dấu hiệu gián tiếp phụ thuộc kinh nghiệm và hiểu biết của các kiến thức tổng hợp về khu
vực… và cả các vấn đề kinh tế, xã hội có liên quan cùng lịch sử phát triển của các đối tượng. Có thể chia ra
một số loại dấu hiệu điều vẽ gián tiếp như: sự kề cận các đối tượng dễ nhận biết của đối tượng cần giải
đoán mà theo dấu hiệu điều vẽ trực tiếp không giải đoán được; các đối tượng bị che khuất bởi các đối
tượng khác.
Quy trình giải đoán ảnh viễn thám được thực hiện theo sơ đồ dưới đây:
Bước 1: Định nghĩa các lớp và tuyển chọn các đặc tính

Các lớp phân loại được định nghĩa rõ ràng về mặt chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này được lựa chọn có tính đến đặc
thù của tư liệu ảnh. Các thuộc tính phổ hoặc cấu trúc cho phép tách biệt các lớp với nhau được tập hợp.
Bước 2: Chọn vùng mẫu (training area)
Các bộ mẫu được lựa chọn dựa trên kết quả của bước 1. Các số liệu lấy được trên cơ sở tệp mẫu có vai trò
quan trọng trong thành lập các chỉ tiêu phân loại.
Bước 3: Chọn lựa các phương pháp phân loại
Phân loại có chọn mẫu được sử dụng rộng rãi và có độ chính xác cao trong đó các chỉ tiêu phân loại được
xác lập dựa trên các vùng mẫu. Các vùng mẫu là khu vực trên ảnh người giải đoán biết chắc chắn về đối
tượng. Dựa trên vùng mẫu, các tham số thống kê được xác định và đó chính là các chỉ tiêu thống kê sử dụng
trong quá trình phân loại về sau.

14
14


15

Bước 4.3: X

Bước 4.1: Thiết kế kỹ thuật, phương phá

15
15


16
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng các bản đồ lớp phủ thực vật
Phân loại có kiểm định là phân chia một cách có kiểm định các giá trị DN của các pixel ảnh thông qua các
vùng mẫu được chọn theo từng nhóm đơn vị lớp phủ bề mặt bằng việc sử dụng máy tính và các thuật toán.
Bước 4: Phân loại ảnh

Có nhiều phương pháp phân loại, trong thực tế Maximum likelihood là phương pháp được sử dụng nhiều
và phổ biến. Trong đó mỗi pixel được tính xác suất thuộc vào một lớp nào đó và nó được gán vào lớp mà xác
suất thuộc vào lớp đó là lớn nhất.
Bước 5: Kiểm tra kết qủa phân loại
Các kết qủa sau khi phân loại cần được kiểm tra độ chính xác và độ tin cậy. Nếu các chỉ tiêu chính xác không
được bảo đảm cần thay đổi hoặc điều chỉnh các chỉ tiêu phân loại một cách phù hợp nhằm đạt đươc kết quả
tốt hơn.

1.7 Đặc điểm khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa
Theo quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập 4 Ban quản
lý Khu bảo tồn thiên nhiên trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Sơn La. Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa được UBND
tỉnh Sơn La thành lập năm 2003 với tổng diện tích là 17.650 ha. Trong đó, diện tích các phân khu như sau:
[11]
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

15.211 ha;

Phân khu phục hồi sinh thái:
Phân khu hành chính dịch vụ:

2.439 ha;
1 ha.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa bao hàm khu hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi cao vùng Tây Bắc, có giá
trị bảo tồn cao, lưu giữ nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Khu bảo tồn có diện tích rừng tập trung khá lớn,
đa dạng về các hệ sinh thái và sinh cảnh với nhiều kiểu rừng, có giá trị về bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu
khoa học. Đồng thời, tài nguyên cũng rất phong phú về mặt giá trị sử dụng như cho gỗ, dầu béo, tinh dầu,
cây thuốc, nguyên vật liệu…và là nơi cư trú phù hợp cho động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển.
Ngoài ra, rừng Tà Xùa còn đóng vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường sinh thái và điều tiết nguồn
nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong vùng và trong hệ thống rừng phòng hộ đầu

nguồn Sông Đà.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa nằm ở sườn Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, có địa hình cao và dốc, mức
độ độ chia cắt mạnh, nhiều đỉnh cao trên 2000m, dọc theo dãy Pu Sa Phìn, cao nhất là đỉnh Pu Chiêm Sơn
(2.765m), thấp nhất là cánh đồng Mường Thải (320m). Địa thế khu vực nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam
, độ dốc trung bình khoảng 30 - 400.[11]

1.7.1. Điều kiện tự nhiên
1.7.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa nằm trên địa bàn của 4 xã: Tà Xùa, Háng Đồng (huyện Bắc Yên) và Mường

16
16


17
Thải, Suối Tọ (huyện Phù Yên). Khu BTTN Tà Xùa có ranh giới tiếp giáp:
Phía bắc giáp với huyện Văn Chấn và Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái
Phía đông giáp với xã Mường Cơi của huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La)
Phía nam giáp với xã Làng Chếu và Phiêng Ban (huyện Bắc Yên), xã Gia Phù, Huy Thượng, Quang Huy, Huy
Bắc, Suối Bau (huyện Phù Yên) của tỉnh Sơn La
Phía tây giáp với xã Làng Chếu, Xím Vàng của huyện Bắc Yên.

1.7.1.2. Địa hình
Khu bảo tồn nằm ở sườn Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình cao dốc, mức độ chia cắt mạnh, có
nhiều đỉnh cao trên 2.000m dọc theo dãy Phu Sa Phin, cao nhất là đỉnh Phu Chiêm Sơn có độ cao 2.765 m.
Thấp nhất là khu vực cánh đồng lúa Mường Thải, có độ cao là 320m: Địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Độ dốc trung bình 300, nhiều nơi độ dốc trên 400.[11]
Về mặt địa mạo, dựa trên các chỉ tiêu trắc lượng hình thái của địa hình, khu bảo tồn thiên Tà Xùa được phân
chia thành các kiểu địa hình sau:


Kiểu bề san bằng
Chiếm phần bề mặt phân thuỷ của các khối và nhánh núi với đặc điểm chung là các bề mặt hẹp, kéo dài
không liên tục, có độ dốc nhỏ <8o, phân bố ở độ cao trên 1500m. Cấu tạo bề mặt phổ biến là lớp vỏ phong
hoá mỏng, lẫn nhiều mảnh vỡ, có nơi trơ đá gốc. Quá trình ngoại sinh chủ yếu rửa trôi bề mặt.
Bề mặt san bằng bóc mòn, phân bố phần đỉnh các nhánh núi, với độ cao khoảng 900 - 1500m.[11] Các bề
mặt này có thể đóng vai trò là bề mặt chia nước của các lưu vực sông suối trong vùng. Cấu tạo bề mặt
thường có một lớp dăm sạn eluvi dày 0,5 - 1m.[11] Quá trình ngoại sinh chủ yếu là rửa trôi bề mặt và dưới
bề mặt.
Kiểu bề mặt thung lũng, phân bố dưới dạng bậc trước núi kéo dài dọc theo thung lũng sông ở độ cao 500 –
800m.[11] Bề mặt thường được phủ bởi một lớp vỏ phong hóa, tuy dày hơn so với hai bề mặt kể trên song
không vượt quá 1m. Quá trình ngoại sinh chủ đạo là rửa trôi.

Kiểu địa hình sườn
Thường chiếm phần không gian sườn tiếp giáp với các bề mặt đỉnh. Các kiểu sườn này chiếm hầu hết diện
tích bề mặt sườn của các khối núi và dải núi chính của khu vực. Kiểu địa hình này có đặc điểm độ dốc cao
(thường trên 25o, cá biệt lên tới 40-45o),[11] trắc diện dọc và ngang tương đối thẳng. Quá trình ngoại sinh
chủ đạo gây đột biến là đổ vỡ, sập lở nhưng tần xuất xuất hiện không cao. Ngoài ra, quá trình xói mòn trên
kiểu địa hình này diễn ra rất mạnh. Vì vậy, cấu tạo bề mặt lớp phủ sườn thường mỏng và nhiều nơi trơ lộ đá
gốc.
Sườn trọng lực chậm, chiếm phần thấp của các khối núi, dải núi chính. Độ dốc sườn tương đối thoải hơn so
với sườn trọng lực nhanh, dao động trong khoảng trung 25-30 0,[11] trắc diện dọc thường phân bậc. Lớp phủ
sườn gồm dăm sạn, mảnh vỡ với chiều dày 0,5 – 1m.[11] Quá trình ngoại sinh chủ đạo trượt trôi, trượt lở và
xói mòn nhưng diễn ra tốc độ chậm hơn so với kiểu sườn trọng lực nhanh.

17
17


18
Sườn xâm thực các bề mặt có độ dốc trung bình 8-15 0, đôi khi đạt tới 15 – 200 [11] trắc diện dọc phân bậc,

trắc diện ngang lồi lõm, bị cắt xẻ. Quá trình địa mạo chủ yếu là xâm thực với sự phát triển mạnh mẽ hệ
thống khe xói, mương xói, dòng chảy tạm thời
Sườn rửa trôi độ dốc nhỏ (thường dưới 80), ít bị chia cắt, tầng đất phát triển khá (khoảng 1m), quá trình
ngoại sinh thống trị là rửa trôi bề mặt
Kiểu sườn tích tụ sườn thường phân bố phần chân núi, gần mực xâm thực cơ sở. Được hình thành do tích tụ
các sản phẩm đã được bóc mòn ở phần phía trên núi do quá trình sườn. Về hình thái đây là những dải hẹp
chạy dọc theo thung lũng, bề mặt có trắc diện lõm, ít bị chia cắt, độ dốc dao dộng trong khoảng 8-15 0,[11]
cấu tạo bề mặt gồm các tập hợp dăm sạn, mảnh vỡ, khối tảng với bề dày trung bình lớp phủ thường đạt trên
1,5m. Quá trình thống trị là rửa trôi, xói rửa.

Kiểu địa hình dòng chảy
Thung lũng tích tụ dòng chảy chiếm phần địa hình ẩm thấp nhất của các thung lũng dưới dải kéo dài dọc
theo các sông. Hình thái bề mặt tương đối bằng phẳng với các bãi bồi ven lòng và giữa lòng mang tính không
liên tục, độ cao tương đối 0,5 – 1m. Cấu tạo bề mặt chủ yếu là cuội sỏi cát. Quá trình ngoại sinh gồm tích tụ,
tích tụ vùi lấp và ngập lụt
Máng trũng xâm thực là phần đáy trũng thấp của các dòng chảy phần thượng lưu. Đặc điểm chính của kiểu
địa hình là trắc diện ngang dạng chữ V hẹp, trắc diện dọc tương đối thẳng và thường cắt vào đá gốc.
Máng trũng xâm thực tích tụ có trắc diện ngang vẫn giữ dạng chữ V nhưng mở rộng hơn. Trắc diện dọc có
tính phân bậc, xen kẽ giữa những đoạn tương đối thẳng cắt vào đá gốc là những ổ tích tụ với vật liệu cuội,
sỏi, cát.

Kiểu địa hình karst
Độ dốc lớn (thường trên 35o), lớp phủ thổ nhưỡng mỏng, nhiều nơi trơ đá gốc. Kiểu địa hình này đặc trưng
cho các hệ sinh thái núi đá vôi.

1.7.1.3. Thổ nhưỡng
Nền vật chất trong khu vực hầu hết là các sản phẩm trầm tích lục nguyên với các loại đá mẹ chủ yếu là đá
trầm tích và biến chất, đá hỗn hợp kiềm và trung tính, đá vôi,... Khu BTTN Tà Xùa có 8 loại đất, thuộc 4 nhóm
đất chính sau:
Nhóm đất mùn alit trên núi cao (A): diện tích 3778,0 ha (chiếm 21,4% tổng diện tích tự nhiên của khu BTTN)

[11]. Phân bố tập trung ở khu vực đỉnh núi Phu Chiêm Sơn, núi Háng Đồng. Tầng mặt chủ yếu là lớp mùn
khô từ xác thực vật phân hủy. Thành phần cơ giới từ tơi xốp đến thịt nhẹ giàu dinh dưỡng.
Nhóm đất đỏ vàng (F): diện tích 1131 ha (chiếm 6,4%). Đất phát triển trên nhóm đất trầm tích và biến chất,
đá kiềm và trung bình, đá vôi..., phân bố ở độ cao 700 - 1.700m[11]. Phần lớn khu vực này có thực bì che
phủ nên tầng mùn dày. Thành phần cơ giới từ tơi xốp đến thịt nhẹ và thịt trung bình. Tầng đất dày phổ biến
từ 80 - 100cm[11].
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H): diện tích nhiều nhất 12.580 ha (chiếm 71,3%)[11]. Vùng núi thấp phát
triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất, Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Tầng đất dày

18
18


19
từ 70 - 110cm, nghèo dinh dưỡng và dễ bị xói mòn do độ dốc lớn[11].
Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): diện tích 160,8ha (0,9%)[11]. Phân bố tập trung ở ven các
suối Bản Chiếu. Đất hình thành do sản phẩm bồi tụ nên tầng đất dày, khá giàu dinh dưỡng.

1.7.1.4. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu
Khu vực điều tra nằm vùng khí hậu ẩm nhiệt đới, mưa nhiều. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa khô, khí hậu thường khô và lạnh. Mùa mưa, khí hậu nóng và mưa nhiều
(chiếm 80% tổng lượng mưa năm).
Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 1900m, phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung từ
tháng 6 đến tháng 8, chiếm 70% tổng lượng mưa cả năm[11].
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm 200C. Nhiệt độ tối cao 350C (tháng VI). Nhiệt độ tối thấp là - 10C (tháng I)
[11].
Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân năm là 85%, ẩm độ không khí tối cao là 90%, ẩm độ không khí tối thấp là
80%[11].
Chế độ gió: gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng X đến tháng II năm sau, kéo theo thời tiết giá lạnh, có sương

muối. Gió Tây Nam hoạt động từ tháng III đến tháng V thường khô hanh và nóng, dễ xảy ra nạn cháy rừng.
Thủy văn
Khu vực có 2 hệ suối lớn là Suối Tọ và Suối Tấc, chảy ra hồ Hòa Bình theo hướng từ Bắc xuống Nam. Vào mùa
mưa, lượng mưa nhiều nên lưu lượng dòng chảy lớn, thường gây lũ quét và lũ ống. Hiện tượng xói mòn lớp
đất mặt hầu như phổ biến ở tất cả các diện tích canh tác nương rẫy và rất khó kiểm soát. Mùa khô do lượng
mưa ít, lưu lượng dòng chảy giảm.

1.7.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.7.2.1 Dân số, dân tộc và lao động
Theo số liệu thống kê của các địa phương trong KBTTN như sau:
Xã Suối Tọ: Xã có 9 bản với 507 hộ và 3.447 nhân khẩu, mật độ dân số thấp (24,54 người/km 2) [32]. Thành
phần dân tộc, chủ yếu là người Mông, địa bàn sinh sống rải rác trên các triền núi cao, độ dốc lớn. Canh tác
chủ yếu là lúa nương và ngô. Xã Suối Tọ có diện tích rừng tự nhiên lớn, phần lớn thuộc khu BTTN Tà Xùa.
Xã Mường Thải: Toàn xã có 761 hộ với 3.553 khẩu trong đó dân tộc Mông có 3 bản với 823 nhân khẩu
(chiếm 23,3 %), dân tộc Dao có 2 bản với 820 nhân khẩu (chiếm 23,3 %), dân tộc Mường có 3 bản với 1.433
nhân khẩu (chiếm 40,7 %), dân tộc Kinh có 2 bản với 477 nhân khẩu (chiếm 12,7 %). Xã có 429 hộ nghèo với
2.040 nhân khẩu trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số là 396 hộ. Tổng số lao động của xã là 1.868 người;
trong đó lao động nam là 953 người, lao động nữ là 915 người; lao động được đào tạo nghề là 207 người
(chiếm 11,08%)[32].
Xã thuộc vùng khó khăn của huyện Phù Yên, có 10 bản và 4 dân tộc sinh sống là Kinh, Mường, Mông, Dao
sống trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa. Xã được chia làm 2 vùng, vùng cao gồm 5 bản : Giáp Đất, Khe

19
19


20
Lành, Khoai Lang, Suối Tàu, Suối Quốc và 5 bản vùng thấp (Bản Chiếu, Thải Hạ, Thải Thượng, Văn Yên, Phúc
Yên)[32].
Xã Tà Xùa: Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Yên, cách trung tâm huyện khoảng 14 km, địa hình phức

tạp chủ yếu là đồi, núi. Toàn xã có 380 hộ với 2.691 nhân khẩu, thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc
Mông[32]. Xã Tà Xùa có điều kiện giao thông giữa các bản đến nay đã tương đối thuận lợi. Hiện nay xã đang
được đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao đời sống nhân dân.
Xã Háng Đồng: Háng Đồng là xã vùng cao của huyện Bắc Yên, xã có 6 bản, có với dân số 2.265 khẩu với 100%
là đồng bào dân tộc Mông, trong đó số hộ nghèo là 232 hộ. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 9.158 ha[32].
Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy trình độ dân trí ở một bộ phận còn hạn chế.

Bảng 2.1 : Bảng Thống kê dân số và mật độ dân số năm 2011
STT

Chỉ tiêu

1.

Tổng số hộ (hộ)

2.

Tổng dân số (người)

3.

Mật độ dân số
(người/km2)
Diện tích tự nhiên (ha)

4.

Xã Suối
Tọ


Xã Mường
Thải

Xã Tà
Xùa

Xã Háng
Đồng

507

761

380

232

1.880

3.447

3.553

2.691

2.265

11.956


24,54

51,59

59,85

24,73

34,6

14.048,2

6.887,2

4.496,6

9.158

34.626

Tổng

Nguồn:UBND các xã Háng Đồng, Tà Xùa, Mường Thải, Suối Tọ
Theo thống kê trong khu BTTN Tà Xùa có 1.880 hộ dân sinh sống trên diện tích 34.626 ha, với tổng dân số là
11.956 người và mật độ dân số là 34,6 người/km2. Trong khu bảo tồn có 5 dân tộc sinh sống là Mông,
Mường, Dao, Thái, Kinh trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 90 %, dân tộc Kinh chiếm 2% dân số của cả khu
bảo tồn. Dân tộc Mông và Dao thường sinh sống và canh tác ở trên núi cao, chủ yếu trồng lúa nương và ngô.
Dân tộc Mường, Thái sinh sống và canh tác ở dưới thấp hơn, chủ yếu trồng lúa nước và ngô. Dân tộc Kinh
chủ yếu là đi làm kinh tế mới nên tập trung hầu hết ở trung tâm các xã[32]. Do địa hình đồi núi nên di
chuyển giữa các xã trong khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn, các hoạt động giao lưu văn hóa - văn nghệ

giữa các xã ít diễn ra. Lao động chủ yếu là lao động không được đào tạo nên chất lượng rất thấp, các thủ tục
lạc hậu không phổ biến nhưng vẫn diễn ra. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao. Nhìn chung tình hình dân số của các xã
trong khu bảo tồn đã có những thay đổi đáng kể tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm dần theo từng năm, đời
sống nhân dân dần được cải thiện nhờ các chương trình hỗ trợ của nhà nước, các chương trình xóa đói giảm
nghèo.

1.7.2.3 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Do địa hình có nhiều núi cao, độ dốc lớn, nên diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp không nhiều.
Xã Mường Thải có diện tích đất nông nghiệp nhiều nhất sau đó là xã Suối Tọ, hai xã còn lại là các xã thuộc
vùng núi cao nên diện tích đất nông nghiệp ít. Các cây nông nghiệp chính là ngô, khoai, sắn, lúa nương. Sản
xuất nông nghiệp phần lớn để phục vụ đời sống hàng ngày của người dân trong vùng.

20
20


21
Diện tích trồng màu phụ thuộc vào thời tiết, do vậy sản lượng lương thực trong vùng không ổn định.
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau trồng trọt. Ngoài việc cung cấp sức kéo, trâu bò còn cung cấp
phân bón phục vụ sản xuất.
Trong vùng chăn nuôi dê, trâu, bò gặp nhiều khó khăn do diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp.

Bảng 2.2 : Kết quả các hoạt động sản xuất nông nghiệ p ở các xã năm 2011[32]
STT
A
1

2
B

1

Lĩnh vực thống kê
Tổng diện tích tự nhiên
TRỒNG TRỌT
Tổng diện tích gieo trồng
Cây lương thực có hạt
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Cây sắn
Cây dong riềng, khoai lang, khoai
sọ
Sản lượng lương thực có hạt
Thóc
Ngô
CHĂN NUÔI
Đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu
Đàn bò
Đàn ngựa
Đàn dê
Đàn lợn trên 2 tháng tuổi
Đàn gia cầm

Đơn
vị
ha

14.048,2


Mường
Thải
6.887,2

ha
ha
ha
ha
ha
ha

1.047,5
974,1
9,3
4,6
66,7

1.375,3
719
6,3
34,6
97

511
343
87,8

494,58
420,44


23
145

29,58

Tấn
Tấn
Tấn

1.692,5
537,2
1.155,3

2.350,5
925,5
1.425

973,6
684
289

520

Con
Con
Con
Con
Con
Con


475
915
345
1.140
1.050
10.000

541
563
234
159
1.242
13.100

518
768
289
556
1.526
12.000

420
510
210
660
1.200
4.850

Suối Tọ


Tà Xùa
4.496,6

Háng
Đồng
9.158

Nguồn:UBND các xã Háng Đồng, Tà Xùa, Mường Thải, Suối Tọ
Qua thống kê về tình hình sản xuất nông nghiệp của các xã trong khu BTTN Tà Xùa (Bảng 2) có thể đánh giá
như sau :
Các xã có diện tích tự nhiên lớn song diện tích có thể dùng để sản xuất nông nghiệp không nhiều như xã
Suối Tọ có diện tích lớn nhất nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 7,7%, xã Mường Thải là
20%, xã Tà Xùa là 11,4%, xã Háng Đồng là 5,4%. Qua đó có thể thấy bình quân đất nông nghiệp cho người
dân là 0,29 ha/người. Tuy sản lượng cây trồng tăng do đưa các giống cây có năng suất vào gieo trồng nhưng
tình trạng thiếu lương thực vẫn diễn ra. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người dân vẫn
đốt nương làm rẫy do thiếu đất sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất lâm nghiệp
Về quy hoạch 3 loại rừng trên phạm vi các xã thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên khu vực Tà Xùa cơ cấu như sau:
Rừng phòng hộ: diện tích 14.270,6 ha; thuộc hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, phân bố hầu hết
ở các xã[32].

21
21


22
Rừng đặc dụng: diện tích 11.325,4 ha thuộc xã Tà Xùa và Háng Đồng[32].
Rừng sản xuất: diện tích 10.320,2 ha; phân bố ở cả 4 xã[32].
Trong những năm gần đây, các xã trong khu BTTN Tà Xùa đã tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với diện tích
hơn 10.830,4 ha, khoanh nuôi 449 ha, trồng rừng 116 ha[32]. Ở xã Mường Thải vẫn còn tình trạng khai thác

gỗ để xây dựng nhà, chủ yếu ở khu vực rừng sản xuất.
Năm 2011, xã Mường Thải đã phối hợp với Hạt kiểm lâm Bản Chiếu triển khai tuyên truyền công tác phòng
chống cháy rừng. Tuy nhiên, xã cũng đã thiệt hại 32 ha, trong đó thiệt hại loại rừng IIIa2 là 17 ha, 1b là 15
ha[32].
Xã Suối Tọ đã giao 1.958,7 ha cho các hộ khoanh nuôi bảo vệ, tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng
tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý và bảo vệ rừng[32].
Xã Háng Đồng trồng mới được 40 ha Táo Sơn Tra tại bản Chống Tra, công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng được
các cấp, các ngành quan tâm, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy[32].
Xã Tà Xùa đã chỉ đạo, phối hợp thực hiện tốt công tác trồng rừng thuộc dự án KfW7 của huyện; trong đó
trồng được 133,2 ha rừng sản xuất ở các bản Tà Xùa A, Tà Xùa C, Chung Trinh, Mống Vàng, Trò A, Trò B. Cơ
cấu cây lâm nghiệp chủ yếu là cây táo và cây thông, chăm sóc bảo vệ là 144,9 ha rừng sản xuất từ các năm
trước, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên là 655 ha[32]. Trong năm qua xã không có hiện tượng cháy rừng
xảy ra.

1.7.3. Cơ sở hạ tầng giao thông
Đường quốc lộ 43 chạy qua xã Mường Thải dài 2 km, đường đất lớn đến được trung tâm của 4 xã dài hơn
40,2 km. Trong đó xã Tà Xùa là 14,5km xã Mường Thải dài 7 km, Suối Tọ và Háng Đồng có hơn 18,7 km
đường đang được thi công để rải nhựa đến trung tâm các xã[32].
Các công trình phục vụ dân sinh đang giải phóng mặt bằng đường giao thông Tà Xùa - Háng Đồng, Trung tâm
xã - Làng Sáng.

1.7.4. Y tế
Hiện nay các xã đều có trạm y tế đóng ở trung tâm xã với 3 đến 4 y sĩ, y tá và 3 đến 4 giường bệnh, ở bản
cũng có cán bộ y tế thôn bản[32]. Tuy nhiên trang thiết bị của các cơ sở y tế thiếu, thuốc y tế chỉ phục vụ sơ
cứu thông thường. Trình độ cán bộ y tế rất thấp, chưa đáp ứng được công tác khám chữa bệnh. Người dân
thiếu thuốc, dịch vụ y tế, kể cả thuốc chữa trị thông thường. Tại Xã Háng Đồng trung tâm y tế xã chưa được
xây dựng kiên cố, đang còn là nhà gỗ, lợp mái tôn và đặc biệt chưa có điện lưới để khám chữa bệnh cho
nhân dân.

22

22


23

1.7.5. Giáo dục
Trong khu vực có 4 xã đều có trường và điểm trường mầm non, cấp I và cấp II với 90% số em trong độ tuổi
tới trường. Thiết bị đồ dùng học tập thiếu. Chất lượng giảng dạy và kiến thức của học sinh chưa cao so với
mức bình quân trong vùng. Hiện tượng bỏ học còn diễn ra khá phổ biến do còn nhiều khó khăn như đường
giao thông đi lại xa xôi, có bản các em phải đi bộ 4-5 km để tới trường học. Những tháng gia đình làm nương
rẫy các em trong gia đình ít lao động phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Hầu hết học sinh ở các xã trong khu
BTTN chỉ học hết cấp 1, 2 còn số học sinh theo học lên cấp 3 và cao hơn ít[32]:

Bảng 2.3 : Thống kê trường học, học sinh, giáo viên của các xã trong khu BTTN[32]


Mường Thải
Suối Tọ
Tà Xùa
Háng Đồng

Trường
mầm
non
1
1
1
1

Trường

cấp I và
II
2
2
2
2

Số học
sinh
mầm
non
240
100
172
111

Số học
sinh cấp
I và II

Số học
sinh cấp
III

Đại học
và cao
đẳng

572
520

462
442

54
20

87
10

Số
giáo
viên
73
65
76
56

Nguồn:UBND các xã Háng Đồng, Tà Xùa, Mường Thải, Suối Tọ năm 2011.

1.7.6. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội
Các xã nằm trong khu bảo tồn thuộc các xã vùng sâu - vùng xa, nên điều kiện kinh tế - xã hội nhìn chung còn
nhiều khó khăn. Trong khu vực chủ yếu có 5 dân tộc sinh sống là: Mông, Mường, Dao, Thái, Kinh trong đó
dân tộc Mông chiếm số lượng nhiều nhất đặc biệt 2 xã Suối Tọ và Tà Xùa dân tộc Mông chiếm 100%. Sự
phân bố dân cư không đều, người Mông, Dao sống trên núi cao, người Mường, Thái, Kinh sống ở vùng thấp,
ven đường, sông suối thuận lợi cho việc canh tác. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40% số hộ. Người dân sống chủ
yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, dựa vào rừng, phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Sản xuất nông nghiệp
chủ yếu là làm nương rẫy, diện tích đất canh tác rộng nhưng độ dốc lớn, cùng với quá trình phá rừng làm
nương diễn ra từ lâu nên lớp đất đã bị rửa trôi mạnh mẽ nên việc canh tác hết sức khó khăn, hiệu quả thấp.
Hiện nay do chính sách hỗ trợ người dân của Nhà nước đã đưa các giống lúa, ngô... có năng suất cao vào sản
xuất từ đó năng suất nông nghiệp ngày càng được cải thiện, sản lượng năm sau cao hơn năm trước.

Người dân có thói quen khai thác rừng, chưa chủ động phát triển rừng. Đây là yếu tố bất lợi trong việc bảo
tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái hiện tại và sau này. Trong những năm gần đây, đồng bào đã có ý
thức hơn, tích cực tham gia chương trình khoanh nuôi bảo vệ rừng do Khu bảo tồn.
Hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như giao thông, thủy lợi, điện nước, y tế, giáo dục đều kém so với các xã trong
khu vực. Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, hiện tượng tái mù khá phổ biến. Đời sống của đồng bào thực
sự khó khăn. Tuy nhiên do chính sách phát triển vùng khó khăn của nhà nước và sự tài trợ của các tổ chức
phi chính phủ hiện nay các xã trong khu vực đã thay đổi được đời sống, rút ngắn khoảng cách với các xã
khác.

1.8. Hiện trạng tài nguyên sinh vật khu bảo tồn Tà Xùa
23
23


24

1.8.1. Hệ thực vật
1.8.1.1. Đa dạng thành phần loài
Kết quả nghiên cứu đã xác định tại khu vực Tà Xùa có 733 loài, 473 chi, 159 họ thực vật bậc cao của 6 ngành
thực vật, cụ thể (Bảng 04).

Bảng 2.4: Bảng phân bố các taxon trong ngành thực vật bậc cao[31]
Taxon
Ngành
Họ

%

Chi


%

Loài

%

Ngành khuyết lá thông (Psilophyta)

1

0,63

1

1,21

1

1,14

Ngành thong đất (Lycopodiophyta)

2

1,26

2

0,42


6

0,82

Ngành mộc tặc (Equisetophyta)

1

0,63

1

0,21

2

0,27

Ngành dương sỉ (Polypodiophyta)

12

7,55

17

3,59

23


3,14

Ngành thong (Pinophyta)

5

3,15

9

1,91

9

1,23

Ngành mộc lan (Magnoliopsida)

138

86,78

443

93,66

692

94,40


Lớp mộc lan (Magnoliopsida)

112

70,44

371

78,43

571

77,89

Lớp hành (liliopsida)

26

16,34

72

15,23

121

16,51

159


100

473

100

733

100

Tổng

1.8.1.2. Đa dạng các ngành
Trong 6 ngành của hệ thực vật Tà Xùa, ngành Mộc lan đa dạng nhất với tổng số 692 loài, 443 chi và 138 họ,
chiếm ưu thế vượt trội với tỷ trọng từ 86,76% đến 94,4 %. Ngành khuyết lá thông có 1 họ, 1 chi và 1 loài
chiếm tỷ trọng trung bình thấp nhất 0,14% đến 0,63%. Dẫn liệu bảng 4 cho thấy trong ngành Mộc lan, lớp
Mộc lan có 571 loài (chiếm 94,4%) thuộc 443 chi (chiếm 93,66%) của 112 họ (chiếm 70,44%), chiếm tỷ trọng
lớn hơn rất nhiều so với lớp Hành trong ngành Mộc lan. Tỷ trọng của các Taxon (họ, chi, loài) của lớp Mộc

24
24


25
lan cao hơn 3,5 – 4 lần so với lớp Hành, cho thấy hệ thực vật Tà Xùa mang tính chất của một hệ thực vật
nhiệt đới rất rõ.

1.8.1.3. Đa dạng họ và loài
Tính đa dạng của hệ thực vật KBTTN Tà Xùa được xem xét trên 10 họ và 10 chi có số lượng loài nhiều nhất.
Hệ thực vật KBTTN Tà Xùa có 10 họ đa dạng nhất, dù chỉ chiếm 6,29% tổng số họ nhưng có 312 loài và 196

chi. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số họ có số lượng loài nhiều nhất tại khu vực Tà Xùa như họ
Thầu dầu (Euphorbiaceae) 43 loài, họ Cúc (Asteraceae) 40 loài, họ Dẻ (Fagaceae) 16 loài, họ Long não
(Lauraceae) 21 loài, họ Đậu (Fabaceae) 18 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) 18 loài, đây cũng là những họ nằm
trong 10 họ thực vật giàu nhất của khu hệ thực vật Việt Nam. Một số họ thực vật khác có số lượng loài lớn
như họ Cói (Cyperaceae) 14 loài, họ Phong lan (Orchidaceae) 12 loài, Họ Cam (Rutaceae) 14 loài, họ Gừng
(Zingiberaceae) 12 loài, …[31]
Trong hệ thực vật Tà Xùa, 10 chi đa dạng nhất (chiếm 2,05% tổng số chi của toàn hệ thực vật) với 54 loài,
chiếm 7,37% tổng số loài của toàn hệ. Các chi này gồm: Garcinia (Clussiaceae) 5 loài, Elaeocarpus
(Elaeocarpaceae) 5 loài, Castanopsis (Fagaceae) 7 loài, Listsea (Lauraceae) 5 loài, Michelia (Magnoliaceae) 4
loài, Ficus (Moraceae) 11 loài, Ardisia (Myrsinaceae) 5 loài, Alocasia (Areceae) 5 loài, Carex (Cyperaceae) 7
loài, Alpinia (Zingiberaceae) 5 loài. Các loài thực vật tiên phong, ưa sáng, chiếm ưu thế trong các kiểu rừng
thứ sinh sau khai thác và nương rẫy tại khu vực nghiên cứu[31].

1.8.1.4. Các dạng sống của hệ thực vật KBTTN Tà Xùa
Trong tổng số 733 loài của hệ thực vật, kiểu dạng sống thân gỗ có 212 loài, chiếm 28,92%; cây bụi có 188
loài, chiếm 25,65%; thân thảo có 178 loài chiếm 24,28%; dạng dây leo với 85 loài chiếm 11,6; dạng phụ sinh
có 30 loài chiếm 4,09%; dạng khuyết thực vật có 40 loài chiếm 5,46%[31]. Đây là những dạng sống chính và
quan trọng trong khu hệ thực vật Tà Xùa, giữ vai trò tạo nên các kiểu thảm thực vật, đặc biệt ở những đai
cao.
Các loài thực vật hữu ích ở Tà Xùa đã thống kê được 435 loài có ích, chiếm 59,35% tổng số loài của hệ thực
vật Tà Xùa, thuộc 9 nhóm công dụng như: cây làm thuốc; cây cho gỗ; cây làm cảnh, bóng mát; cây thực
phẩm; cây cho tanin, thuốc nhuộm; cây tinh dầu, hương liệu; cây độc và nhóm cây cho công dụng khác,
trong đó nhóm cây thuốc chiếm ưu thế vượt trội với 285 loài chiếm 65,52% tổng số loài cây có giá trị sử
dụng và chiếm 38,88% tổng số loài của khu hệ thực vật Tà Xùa[31].

1.8.1.5. Các loài thực vật quý hiếm có giá trị tại KBTTN Tà
Xùa
Đã ghi nhận 53 loài thực vật quý hiếm, đang bị đe doạ, nguy cấp cần được bảo vệ
chiếm 7,23 % tổng số loài, trong đó: 49 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 2007; 3
loài nằm trong Danh lục đỏ thế giới, 2014; 15 loài nằm trong NĐ32/2006 NĐ-CP.

Bảng 2.5: Danh sách các loài thực vật quý hiếm KBTTN Tà Xùa[19]
ST
T
1

Tên Việt Nam
Tẩm

Tên khoa học
Altingia chinensis Oliv.
25
25

Tên họ
Altingiaceae

SĐV
N
EN

IUC
N




×