Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học phần “công dân với pháp luật” môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Từ Sơn Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 118 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

NGUYN TH HNG

VậN DụNG PHƯƠNG PHáP GIảI QUYếT VấN Đề
TRONG DạY HọC PHầN CÔNG DÂN VớI PHáP LUậT
MÔN GIáO DụC CÔNG DÂN LớP 12 ở TRƯờNG THPT Từ SƠN, BắC NINH

Chuyờn ngnh: Lý lun v phng phỏp ging dy Giỏo dc chớnh tr
Mó s :60.14.01.11

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

Ging viờn hng dn: TS. Nguyn vn Phỳc

H NI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Nguyễn văn Phúc,
khoa Giáo dục chính trị, trường Đại học sư phạm Hà Nội, người đã luôn tận tình
hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong khoa
Giáo dục chính trị, trường ĐHSP Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Bên cạnh đó,tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và
các em học sinh trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện trong suốt quá trình tôi thực nghiệm tại trường.


Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình hoàn thành khóa học!
Bắc Ninh, ngày 14 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn thị Hồng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

GDCD

Giáo dục công dân

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thông


PPDH

Phương pháp dạy học

PPGQVĐ

Phương pháp giải quyết vấn đề

THCVĐ

Tình huống có vấn đề

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

SGK

Sách giáo khoa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài. ........................................................................................... 1
2 . Lịch sử nghiên cứu. ...................................................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. ......................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
5.Khách thể nghiên cứu..................................................................................... 7
6. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
8.Những luận điểm cơ bản và đóng góp của luận văn. ..................................... 9
9. Kết cấu của luận văn. .................................................................................. 10
NỘI DUNG..................................................................................................... 11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƢƠNG
PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN, PHẦN “ CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT” ........................ 11
1.1.Cơ sở lý luận của việc sử dụng phƣơng pháp giải quyết vấn đề trong
dạy học môn Giáo dục công dân. ................................................................. 11
1.1.1.Một số lý luận về phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học. ........ 11
1.1.2. Phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn GDCD. ................ 16
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phƣơng pháp giải quyết vấn đề
trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” môn GDCD 12 ở trƣờng
THPT Từ Sơn, Bắc Ninh. ............................................................................. 26
1.2.1. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy
và học phần “Công dân với pháp luật” môn GDCD 12 ở trường THPT Từ
Sơn, Bắc Ninh. ................................................................................................ 26


1.2.2. Sự cần thiết phải sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học
phần “công dân với pháp luật”môn GDCD ở trường THPT Từ Sơn , Bắc
Ninh. ................................................................................................................ 30
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 32
CHƢƠNG 2: NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG
PHƢƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN
“CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT” MÔN GDCD 12 Ở TRƢỜNG THPT

TỪ SƠN, BẮC NINH .................................................................................... 33
2.1 .Những nguyên tắc cơ bản sử dụng phƣơng pháp giải quyết vấn đề
trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” môn GDCD 12 ở Trƣờng
THPT Từ Sơn, Bắc Ninh . ............................................................................ 33
2.1.1. Nguyên tắc xây dựng tình huống có vấn đề phù hợp. .......................... 33
2.1.2. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. ................. 36
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo mục đích của giáo dục......................................... 38
2.1.4.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. ....................................................... 39
2.2. Biện pháp sử dụng phƣơng pháp giải quyết vấn đề trong dạy học
phần “Công dân với pháp luật” môn Giáo dục công dân 12 ở Trƣờng
Trung học phổ thông Từ Sơn, Bắc Ninh ..................................................... 40
2.2.1. Sử dụng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với các phương pháp
dạy học tích cực khác ..................................................................................... 40
2.2.2. Sử dụng kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực. ............................. 42
2.2.3.Sử dụng những câu chuyện pháp luật trong giảng dạy . ........................ 43
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 47


CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI PHÁP
LUẬT” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƢỜNG THPT TỪ
SƠN, BẮC NINH ........................................................................................... 48
3.1. Kế hoạch thực nghiệm. .......................................................................... 48
3.1.1. Mục đích thực nghiệm. ......................................................................... 48
3.1.2. Giả thuyết thực nghiệm. ........................................................................ 48
3.1.3. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và đối chứng. .................... 48
3.2. Nội dung thực nghiệm. ........................................................................... 49
3.2.1. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm. ...................................... 49
3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm. ............................................................... 49
3.2.3. Tiêu chí đánh giá. .................................................................................. 81

3.2.4. Tiến hành thực nghiệm đối chứng: ....................................................... 82
3.3. Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm. .................................................... 84
3.3.1. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau khi dạy thực nghiệm. ........................... 84
3.3.2. Đánh giá so sánh mức chênh lệch kết quả các lần thực nghiệm ........... 85
3.3.3. Kết quả thăm dò nhận thức và hành vi của học sinh sau thực nghiệm. .......... 87
3.3.4. Đánh giá chung kết quả sau khi thực nghiệm. ...................................... 88
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 91
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Kết quả học tập môn GDCD học kì I năm học 2016- 2017. ......... 28
Bảng 3.1: Kết quả điều tra ban đầu của hai lớp thực nghiệm và đối chứng ... 82
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra nội dung bài học thực nghiệm lần 1.................... 84
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra nội dung bài học thực nghiệm lần 2.................... 85


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, là
phương tiện hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội .Không có pháp
luật,xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được
.Ngoài ra, pháp luật còn là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ
quyền , lợi ích hợp pháp của mình, hướng con người tới những giá trị đạo đức
cao cả như công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải. Hiện nay, nước ta đang trong
quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu xây dựng đất
nước “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì việc
tăng cường vai trò của pháp luật là tất yếu khách quan.

Môn giáo dục công dân trong trường trung học phổ thông là môn học có
vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh,
giúp học sinh trau dồi những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công
dân trong thời đại mới .Đặc biệt là chương trình giáo dục công dân lớp 12 đã
đưa nội dung pháp luật vào giảng dạy nhằm cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản về pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó giúp các em biết được những
quyền tự do, dân chủ cơ bản của mình, biết được những nghĩa vụ mà các em
phải thực hiện, biết phân biệt được đâu là hành vi trái pháp luật, đâu là hành
vi đúng pháp luật, biết được trách nhiệm pháp lý mà mình phải chịu khi vi
phạm pháp luật. Và qua đó từng bước hình thành cho học sinh thói quen, kỹ
năng vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống.giúp nâng cao ý thức pháp luật
cho học sinh.
Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục công dân
lớp 12 hiện nay đang là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa
chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo con người.Để góp phần

1


thực hiện được mục tiêu đó, yêu cầu đặt ra cho đội ngũ giáo viên là phải đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.Phương pháp giải
quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học hiện đại có khả năng
phát huy được tính tích cực của học sinh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của
giáo dục hiện nay.Do đó tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp giải quyết
vấn đề trong dạy học phần “ Công dân với pháp luật” môn Giáo dục công dân
lớp 12 ở trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu.
2 . Lịch sử nghiên cứu.
2.1. Lịch sử nghiên cứu phƣơng pháp giải quyết vấn đề trong dạy học
nói chung

2.1.1. Trên thế giới.
Phương pháp giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học
tích cực đã được nhiều nhà giáo dục vận dụng phổ biến trong dạy học hiên
đại. Do đó, đã có rất nhiều tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm,
nghiên cứu về phương pháp giải quyết vấn đề.
Từ thời trung cổ, “tính vấn đề” trong dạy học đã được nhà triết học Sôcrat
quan tâm đến, ông đã xây dựng một phương pháp độc đáo: “Tọa đàm – tranh
luận” đó là tư tưởng khởi đầu của phương pháp đàm thoại. Phương pháp này
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề qua tư duy
quy nạp và qua sự trao đổi giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học
sinh. [48, tr.354] .
John Dewey trình bày trong cuốn: "Chúng ta suy nghĩ như thế
nào".Cuốn sách này đã được viết hoàn chỉnh hơn vào năm 1933 và tái bản
nhiều lần sau này đã nêu lên quan điểm của ông về dạy học nêu vấn đề
[45].Trong tác phẩm này, J.Dewey đã đề ra quy trình suy nghĩ vận động của
học sinh để đi đến làm sáng tỏ vấn đề nhận thức. Học trò của J.Dewey là
V.Becton và J.W.Gefzels đã nghiên cứu và hoàn chỉnh về dạy học nêu vấn đề.

2


Các tác giả đó cho rằng dạy học nêu vấn đề rất có hiệu quả trong việc tạo cho
học sinh khả năng làm việc độc lập trong giờ học [47], nhưng các tác giả đó
chưa đề cập tới lý thuyết của dạy học nêu vấn đề.
A.M Macchiuskin với “Các tình huống có vấn đề trong tư duy và trong
dạy học” [1] đã tập trung nghiên cứu sâu vấn đề cốt lõi của dạy học giải quyết
vấn đề đó là các THCVĐ. Ông đã trình bày một hệ thống các khái niệm cơ
bản liên quan đến tình huống có vấn đề trong dạy học. Lý thuyết của ông về
các THCVĐ trong tư duy và trong dạy học là những cơ sở lý thuyết của dạy
học giải quyết vấn đề.

I.IA. Lecne với “Dạy học nêu vấn đề” [19] cũng đặc biệt quan tâm tới
THCVĐ trong dạy học nêu vấn đề. Ông cho rằng THCVĐ là một khâu quan
trọng của dạy học nêu vấn đề. Không có THCVĐ thì không có dạy học nêu
vấn đề. Ông đã vạch ra các dạng dạy học giải quyết vấn đề và tính giải quyết
vấn đề trong toàn bộ hệ thống dạy học, định ra các chức năng và các tiêu
chuẩn đánh giá của dạy học giải quyết vấn đề. Ông cũng nêu ra những nhiệm
vụ cơ bản và vai trò của GV đối với quá trình dạy học giải quyết vấn đề.
V.Okôn - nhà giáo dục học nổi tiếng của Ba Lan với “Những cơ sở của
việc dạy học nêu vấn đề” [38], đã khẳng định được tác dụng của phương pháp
dạy học giải quyết vấn đề là “kích thích học sinh tích cực suy nghĩ, chủ động
tìm tòi, sáng tạo để giải quyết vấn đề, đạt tới kiến thức mới một cách sâu sắc,
vững chắc”.
M.I Makhơmutôp đã đạt được một số thành tựu về tâm lý học – giáo dục
học, đặc biệt là lý luận dạy học của M.I Macmutov đã chính thức đưa ra cơ sở
lý luận vững chắc của PPDH giải quyết vấn đề – PPDH được kế thừa bởi dạy
học Algorit hóa và Ơrixtic – và đã đưa dạy học giải quyết vấn đề trở thành
một phương pháp dạy học tích cực.

3


Hai tác giả N.G.Kaznsky và T.S.Nazarôva trong “Lý luận dạy học tiểu
học” đã đề cập đến định nghĩa bản chất của dạy học nêu vấn đề, khái niệm
tình huống có vấn đề trong học tập, cấu trúc tâm lý của dạy học nêu vấn đề,
một số thủ thuật xây dựng tình huống có vấn đề trong giờ học, cách sử
dụng tình huống có vấn đề trên lớp, sử dụng dạy học nêu vấn đề với các
nhóm, tổ học tập.
2.1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm
về dạy học giải quyết vấn đề với mục đích nâng cao chất lượng dạy học theo

hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Hầu hết các giáo viên
đã làm quen với thuật ngữ dạy học giải quyết vấn đề.
Ở nước ta, phương pháp dạy học GQVĐ được nghiên cứu và sử dụng
phổ biến nhất trong tài liệu “Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu
quả” của tác giả Lê Nguyên Long, Nxb Giáo dục. Trong tài liệu này tác giả
đã đi tìm và xây dựng nhiều THCVĐ khác nhau ở các lĩnh vực: Văn học,
lịch sử…để khẳng định tư tưởng cơ bản của phương pháp dạy học GQVĐ
là đưa quá trình học tập của sinh viên về gần hơn với quá trình tìm tòi, phát
hiện, khám phá của các nhà khoa học.
Nguyễn Ngọc Bảo [4]: Dạy học nêu vấn đề là một phương tiện tích cực
hóa hoạt động học tập của SV và giới thiệu những cách thức tạo nên THCVĐ;
quá trình đặt vấn đề và giải quyết vấn đề và những mức độ của dạy học nêu
vấn đề.
Vũ Văn Tảo [28]: Nêu lên đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn
đề là “tình huống có vấn đề, tình huống học tập”.
Nguyễn Ngọc Quang [26]: Từ những kinh nghiệm dạy học tích lũy được,
ông là người sớm quan tâm nghiên cứu lĩnh vực Lý luận dạy học theo quan
điểm hiện đại. Công trình Lý luận dạy học (2 tập) do ông biên soạn là một tài

4


liệu có đóng góp đáng kể vào việc xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho ngành
phương pháp dạy học ở nhà trường nước ta.
Thái Duy Tuyên [36]: Đây là công trình nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận
dạy học nhằm xác định sự khác nhau giữa PPDH truyền thống và hiện đại.
Trong lĩnh vực hóa học, Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là người đã có
nhiều nghiên cứu vận dụng dạy học dạy học giải quyết vấn đề. trong cuốn
sách “Lý luận dạy học hóa học” đã coi dạy học nêu vấn đề là một xu hướng
nâng cao cường độ của người dạy học..

Giáo sư Trần Bá Hoành là người sớm có những nghiên cứu về mặt lý
luận và vận dụng thành công dạy học giải quyết vấn đề.
Gần đây, Nguyễn Kì đã đưa phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
vào nhà trường tiểu học và thực nghiệm ở một số môn như Toán, Tự nhiên–
Xã hội, Đạo đức.
GS Vũ Văn Tảo, trong tổng luận “Dạy học giải quyết vấn đề một hướng
đổi mới trong mục tiêu và phương pháp đào tạo” cho rằng “Giải quyết vấn
đề là một ý tưởng xuất hiện trong giáo dục hiện đại, một cách phổ biến và có
hấp dẫn trong vòng hơn một thập kỉ nay”, lấy “vấn đề”, “chủ đề”, “tình
huống có vấn đề” là một hướng cải cách dạy học, lấy “bồi dưỡng năng lực
giải quyết vấn đề” làm một yêu cầu mới của mục tiêu đào tạo.
Như vậy, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đã được nhiều nhà
khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhằm đề cập đến vai trò, tác
dụng của phương pháp dạy học GQVĐ như một phương pháp có hiệu quả
quan trọng không thể thiếu trong việc phát triển tư duy , kích thích học sinh
suy nghĩ tìm tòi, phát hiện ra các mối quan hệ nhân quả, biết cách lựa chọn
những biện pháp tối ưu để giải quyết một vấn đề. vạch ra bản chất, vai trò của
phương pháp này trong việc nâng cao tính tích cực dạy học.

5


2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong dạy học môn Giáo dục công dân.
Đối với môn GDCD thì có nhiều luận văn khoa học, sáng kiến kinh
nghiệm viết về phương pháp giải quyết vấn đề như :
Sáng kiến kinh nghiệm của Ngô Thanh Y với đề tài “PPNVĐ trong quá
trình giảng dạy môn gdcd ở bậc THPT”,
Sáng kiến kinh nghiệm của Phạm thị Lan với đề tài “ Sử dụng PPGQVĐ
trong giảng dạy môn GDCD lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
giảng dạy tại trương THPT Quảng Xương 4”,

Sáng kiến kinh nghiệm của Phạm thị bích Hạnh, trường THCS Tuyết
Nghĩa với đề tài “ Vận dụng phương pháp phát hiện, giải quyết vấn đề trong
dạy học GDCD 8” , Hay đề tài nghiên cứu “ Sự vận dụng PHNVĐ trong dạy
học phần công dân với đạo đức( môn gdcd 10) ở trường THPT Tây Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình “ ,
Nguyễn thị Hồng Thơ, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐH Vinh, (
2009) “ Kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học
tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD11”,
Luận văn thạc sĩ giáo dục học trường ĐH Vinh, Đào thị Hường “ Kết
hợp phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp thảo luận nhóm trong
dạy học môn GDCD 12 qua khảo sát ở trường THPT Bùi thị Xuân, Quận 1,
TP HCM”
Bên cạnh đó còn có một số luận văn khác bàn đến việc giáo dục pháp
luật cho học sinh THPT nói chung. Như vậy PPGQVĐ đã được rất nhiều các
nghiên cứu chỉ ra vai trò, đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.
Nhưng vấn đề sử dụng phương pháp day học GQVĐ trong việc giáo dục ý
thức pháp luật cho học sinh trong trường phổ thông thì chưa được đề cập
nhiều, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề sử dụng phương
pháp GQVĐ trong dạy học phần “ Công dân với pháp luật” môn giáo dục

6


công dân lớp 12 ở trường THPT Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.Vì vậy, đề tài tác giả
chọn làm luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc sử dụng phương pháp GQVĐ trong dạy học phần “ Công dân
với pháp luật” cho học sinh.Trên cơ sở đó nêu lên nguyên tắc và đề xuất một
số biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả PPGQVĐ, đồng thời tiến hành thực

nghiệm sư phạm để khảo sát tính hiệu quả của phương pháp trong dạy học
phần “ Công dân với pháp luật” môn GDCD 12 cho học sinh Trường THPT
Từ Sơn, Bắc Ninh .
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Với đề tài này chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp GQVĐ.
+ Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng phương pháp GQVĐ ở
trường THPT Từ Sơn.
+ Nghiên cứu những nguyên tắc và biện pháp sử dụng PPGQVĐ trong
dạy học phần “ Công dân với pháp luật” môn Giáo dục công dân lớp 12 ở
trường THPT Từ Sơn..
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề sử dụng phương pháp GQVĐ trong dạy
học phần “ Công dân với pháp luật” môn Giáo dục công dân lớp 12 ở Trường
THPT Từ Sơn, Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: ứng dụng dạy phần “Công dân với pháp luật”
trong chương trình giáo dục công dân lớp 12 với học sinh khối 12 trường
THPT Từ Sơn.
5.Khách thể nghiên cứu.
Qúa trình dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 ở Trường THPT Từ Sơn.

7


6. Giả thuyết khoa học
Nếu phương pháp GQVĐ được vận dụng theo đúng nguyên tắc, quy
trình, biện pháp đã nêu trong luận văn thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc
giảng dạy phần “ Công dân với pháp luật” môn giáo dục công dân 12, phát
huy được tính tích cực, tính tự lực nhận thức, tính tự giác của học sinh trong
học tập, hình thành ở họ năng lực độc lập giải quyết vấn đề góp phần nâng
cao được chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, đào tạo.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn dựa trên phép biện chứng duy vật, tư tưởng Hồ Chí Minh và
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước làm cơ sở lý luận. Để nghiên cứu
đề tài này chúng tôi tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích, hệ thống
hoá, khái quát hoá những tài liệu liên quan đến đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát: chúng tôi dự giờ, chủ động quan sát việc
dạy và học môn giáo dục công dân của học sinh trường THPT Từ Sơn.
7.2.2 .Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra với hệ thống câu
hỏi, để thăm dò ý kiến của sinh viên về dạy và học theo phương pháp mới.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện: chúng tôi đàm
thoại, trao đổi cùng với học sinh, nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học ở
trường THPT Từ Sơn.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: trao đổi kinh nghiệm với các
thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và của bản thân.
7.2.5 .Phương pháp thực nghiệm (TN): được tiến hành theo một quy
trình xác định nhằm so sánh 2 phương pháp: truyền thống và phương phương
pháp dạy học động não và dạy học theo nhóm nhỏ.
7.2.6 .Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý và phân tích kết quả
điều tra thực nghiệm sư phạm.

8


8.Những luận điểm cơ bản và đóng góp của luận văn.
- Những luận điểm cơ bản của luận văn:
Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng
phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân phần
“Công dân với pháp luật”

Đưa ra những nguyên tắc và biện pháp sử dụng phương pháp giải quyết
vấn đề trong dạy học phần “ Công dân với pháp luật” môn giáo dục công dân
12 ở trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh .
Khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy
học môn giáo dục công dân phần “ Công dân với pháp luật” ở trường THPT
Từ Sơn, Bắc Ninh.
Thiết kế giáo án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm đối chứng để làm rõ
tính khả thi của việc sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn
GDCD phần “ Công dân với pháp luật” ở trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Những đóng góp của luận văn:
Luận văn góp phần xây dựng được các luận cứ khoa học về phương pháp
giải quyết vấn đề và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp này. Bên
cạnh đó luận văn còn chỉ ra sự cần thiết phải áp dụng phương pháp giải quyết
vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân phần “ Công dân với pháp luật”
ở trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh.
Xây dựng một số nguyên tắc và biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả
phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12
phần “ Công dân với pháp luật” ở trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh.
Luận văn có tính ứng dụng cao nên có thể được sử dụng làm tài liệu
nghiên cứu cho các sinh viên chuyên ngành phương pháp dạy học,hoặc có thể
làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên đang giảng dạy môn giáo dục công
dân lớp 12 trên cả nước nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục
công dân nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

9


9. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
kết cấu của luận văn gồm có 3 chương 9 tiết.

Chương 1: Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong
dạy học môn Giáo dục công dân, phần “Công dân với pháp luật”
Chương 2: Những nguyên tắc và biện pháp sử dụng phương pháp giải quyết
vấn đề trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” môn Giáo
dục công dân lớp 12 ở Trường Thpt Từ Sơn, Bắc Ninh
Chương 3: Thực nghiệm sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy
học phần “Công dân với pháp luật” môn GDCD 12 ở Trường
THPT Từ Sơn, Bắc Ninh.

10


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN,
PHẦN” CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT”
1.1.Cơ sở lý luận của việc sử dụng phƣơng pháp giải quyết vấn đề
trong dạy học môn Giáo dục công dân.
1.1.1.Một số lý luận về phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học.
1.1.1.1.Khái niệm phương pháp giải quyết vấn đề.
1.1.1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học.
Khái niệm về phương pháp xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại.
Thuật ngữ "phương pháp" xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ “Metodos" có nghĩa
là con đường, cách thức để đạt tới mục đích nhất định. Ph.Bêcơn – nhà triết
học người Anh đã ví phương pháp như là ngọn đèn soi đường cho người lữ
hành đi trong đêm tối. Còn R. Đềcáctơ lại khẳng định: Phương pháp là con
đường, cách thức đi đến chân lý.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp là một phạm
trù gắn với hoạt động có ý thức của con người, phản ánh hoạt động nhận thức

và hoạt động thực tiễn của con người.. Phương pháp có tính chủ quan vì do
con người tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng. Trong khi phản ánh đúng đắn
những quy luật khách quan, phương pháp đem lại cho khoa học và thực tiễn
một công cụ có hiệu quả để nghiên cứu và cải tạo thế giới. Trong giáo dục nói
chung, dạy học nói riêng rất cần có phương pháp. Phương pháp chính là một
trong những thành tố cấu trúc của quá trình dạy học, có vai trò quan trọng
trong việc thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học.
Có nhiều những quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học.
Theo tác giả Đanilốp và M.Seatkin trong cuốn “Lý luận dạy học trường
trung học” khẳng định “Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu
11


của thầy và trò, trong quá trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối
tượng nghiên cứu mà kết quả là trò lĩnh hội được nội dung trí dục” [14, tr.67]
Nhà giáo dục Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Phương pháp dạy học là
con đường chính yếu, cách thức làm việc phối hợp thống nhất của thầy và trò,
trong đó thầy truyền đạt nội dung trí dục để trên cơ sở đó và thông qua đó chỉ
đạo sự học tập của trò, còn trò lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học tập của bản thân
để cuối cùng đạt tới mục đích dạy học” [11, tr.23]
Như vậy, với những cách thức diễn đạt khác nhau nhưng ở góc độ nào
phương pháp dạy học cũng là hệ thống những hành động có mục đích của
giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh, nhằm
đảm bảo cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục. Vì vậy, phương pháp dạy học
là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong
những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học. Phương pháp
dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp, tương tác giữa giáo
viên và học sinh, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học,
hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, thực hành sáng tạo và thái độ chuẩn
mực theo mục tiêu của quá trình dạy học.

1.1.1.1.2.Khái niệm phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
Một số quan điểm về dạy học giải quyết vấn đề như sau:
Nhà giáo dục học Ba Lan V.Okôn cho rằng: “DH NVĐ là toàn bộ các
hoạt động như tổ chức tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp
đỡ cho học sinh những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải
quyết đó và cuối cùng là quá trình hệ thống hoá và củng cố các kiến thức tiếp
thu được” [39, tr.103].
I.Ia.Lecne cho rằng: “DH NVĐ là phương pháp dạy học trong đó học
sinh tham gia một cách hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các
bài toán có vấn đề được xây dựng theo nội dung tài liệu học trong chương
trình”. [19, tr.56]
12


Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo: “Dạy học nêu vấn đề là hình thức dạy
học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động
một cách sáng tạo, bao gồm sự kết hợp các phương pháp dạy và học có những
nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Nhờ vậy, nó đảm bảo cho học sinh lĩnh
hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển tính tích cực, tính tự lực và
năng lực sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan cho họ” [4, tr.41].
Qua các định nghĩa của các tác giả trong và ngoài nước về phương pháp
dạy học giải quyết vấn đề, mặc dù cũng có sự khác biệt nhưng các tác giả đều
coi phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là việc tổ chức quá trình dạy học
bằng cách sáng tạo ra các tình huống có vấn đề, tạo ra ở học sinh nhu cầu phát
hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh, lôi cuốn học sinh tự lực trong hoạt động
nhận thức.
Từ những ý kiến trên,chúng ta có thể nêu ra định nghĩa về phương pháp
dạy học giải quyết vấn đề như sau: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là
phương pháp dạy học đặt học sinh trước một nhiệm vụ nhận thức thông qua
những tình huống có vấn đề do giáo viên đặt ra, học sinh ý thức được vấn đề

đó và kích thích ở họ tính tích cực, chủ động tự lực giải quyết một cách sáng
tạo hoặc dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên, học sinh giải quyết vấn
đề, kiểm tra kết luận rút ra nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
1.1.1.2. Đặc điểm,bản chất của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề .
PPGQVĐ là một hệ phương pháp trong đó PP xây dựng THCVĐ là
trung tâm chỉ đạo, liên kết các PP khác thành một hệ thống chặt chẽ
Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề là đặt ra trước HS một hệ thống
các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa
biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích HS tự giác, có nhu cầu
mong muốn giải quyết vấn đề, kích thích hoạt động tư duy tích cực của HS
trong quá trình giải quyết vấn đề, tức là làm cho HS tích cực tự giác trong

13


việc giành lấy kiến thức một cách độc lập [41]. Nói cách khác, bản chất của
dạy học giải quyết vấn đề là giới thiệu cho HS một cách chính xác, đầy đủ về
các vấn đề của tình huống, qua đó tạo động lực cho việc nghiên cứu và trao
đổi của HS, từ đó HS có được những nội dung kiến thức. Như vậy, dạy học
nêu và giải quyết vấn đề có 3 đặc trưng cơ bản sau đây:
1. Giáo viên đặt ra trước HS một loạt những bài toán nhận thức có chứa
đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và chưa biết, nhưng chúng được cấu trúc lại
một cách sư phạm gọi là những bài toán nêu vấn đề ơritstic.
2. Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán như mâu thuẫn của nội tâm
mình và được đặt vào THCVĐ, tức là trạng thái có nhu cầu bên trong bức
thiết muốn giải quyết bằng được bài toán đó.
3. Trong quá trình tổ chức giải bài toán, HS lĩnh hội một cách tự giác và
tích cực cả kiến thức cả cách giải và do đó có được tâm lý tích cực nhận thức
một cách sáng tạo [26].
Như vậy, khác với những kiểu dạy học truyền thống – HS chỉ nhằm mục

đích là giải được bài toán và ghi nhớ kiến thức đã học được, trong dạy học
giải quyết vấn đề thì việc xây dựng các bài toán nhận thức là mục đích quan
trọng. Chính các bài toán nhận thức đó sẽ gây ra nhu cầu và động cơ nhận
thức, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo của HS. Mục tiêu của dạy học giải quyết
vấn đề là giúp HS nắm vững nội dung và có được các kĩ năng giải quyết các
vấn đề có thực trong cuộc sống.
1.1.1.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề .
1.1.1.3.1. Về ưu điểm .
Con người đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên- lứa tuổi có những biến
đổi mạnh cả về thể chất và tâm lý, luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử
thách, với những tình huống đa dạng trong cuộc sống. Phương pháp giải
quyết vấn đề giúp học sinh biết cách giải quyết tích cực, hiệu quả đối với

14


những khó khăn, thách thức của cuộc sống thực tiễn để có một cuộc sống có
chất lượng, an toàn , lành mạnh.
Bên cạnh đó, PPDH GQVĐ là một trong những PPDHTC, vì thế ưu
điểm của nó là mang các tính chất đặc trưng của PPDH này.
- Việc sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sẽ giúp cho học sinh
hiểu sâu sắc, nắm vững kiến thức bài học. Qua đó giúp các em hình thành kĩ
năng, kĩ xảo để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, phát triển tư duy phê
phán và kỹ năng ra quyết định.
- Phương pháp này tạo điều kiện tốt để đưa HS vào vị trí trung tâm của
hoạt động, phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo cho các em.
- Vì đặc điểm tích cực hóa được hoạt động học tập của SV nên các em
tập trung vào học tập, không chú trọng tới các vấn đề khác, tạo điều kiện
thuận lợi để GV bao quát lớp tốt.
- Giúp học sinh bước đầu làm quen với hoạt động trí tuệ, tránh lối làm

việc thụ động dập khuôn, hình thành thói quen nghiên cứu khoa học, nếp suy
nghĩ độc lập sáng tạo.
- Mặt khác, phương pháp này còn cho phép sử dụng tốt các phương tiện,
thiết bị dạy học và học sinh tích cực nhận thức qua việc giải quyết vấn đề nên
giờ học sôi nổi.
1.1.1.3.2.Về nhược điểm.
- PPDH nêu và GQVĐ chỉ có hiệu quả trong khi dạy bài mới. Với những
bài học, những khái niệm có tính chất tiêu đề việc sử dụng PPDH này và xây
dựng cách giải quyết không có hiệu quả cao.
- Để chuẩn bị cho một tiết học sử dụng PPDH này, GV phải tốn nhiều
thời gian để tạo các tình huống có vấn đề phù hợp với nội dung bài.
- Việc vận dụng phương pháp còn phụ thuộc nhiều vào trình độ nhận
thức của HS (các em phải có kiến thức nhất định mới áp dụng PPDH này

15


được), nó chỉ phù hợp với học sinh khá, giỏi, còn đối với học sinh trung
bình và yếu thì rất khó để vận dụng và GV (phải là người có tri thức sâu
sắc,nắm vững kiến thức, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, sáng tạo và yêu
nghề). Chính vì thế, không phải môn học nào, bài học nào cũng áp dụng
PPDHGQVĐ được.
1.1.2. Phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn GDCD.
1.1.2.1. Các giai đoạn cơ bản của phương pháp giải quyết vấn đề trong
dạy học môn GDCD.
Chúng ta có thể chia quy trình dạy học GQVĐ trong dạy học môn
GDCD theo ba giai đoạn cơ bản sau:
1.1.2.1.1. Giai đoạn 1 : Xây dựng tình huống có vấn đề.
Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm định hướng, giúp cho học sinh ý
thức được nhiệm vụ lĩnh hội tri thức, tạo ra tiền đề ban đầu kích thích hứng

thú cho học sinh.GV đưa ra một vấn đề hay một hệ thống các vấn đề để làm
sao cho HS nhận thấy đó là vấn đề học tập cần thiết (có thể dưới hình thức
câu hỏi) và làm xuất hiện tình huống có vấn đề, HS cần phải tìm câu trả lời và
cách giải quyết vấn đề đó. Mục tiêu của bước này là giới thiệu tình huống
chứa đựng vấn đề, giúp HS tiếp nhận, sẵn sàng và mong muốn tham gia giải
quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Giai đoạn này được tiến hành
thông qua 3 bước:
* Bước 1a: Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề
Tình huống có vấn đề là một trong những khái niệm cơ bản trọng tâm
của PPDHGQVĐ, nó có vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức và
điều khiển quá trình tư duy. Bàn về tình huống có vấn đề đã có nhiều tác giả
có ý kiến khác nhau.
A.M.Machiuskin cho rằng: “Một tình huống gọi là tình huống có vấn
đề khi xuất hiện sự không tương xứng, sự xung khắc giữa cái đã biết và cái

16


đòi hỏi, cách thức và những yếu tố thực hiện hành động đang đòi hỏi; hoặc
khi con người gặp phải một vài độc lập mới mà không thể thực hiện hành
động đã biết”.
Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Bảo: “Tình huống có vấn đề là trạng thái
tâm lý của sự khó khăn về trí tuệ xuất hiện ở con người khi họ trong tình huống
có vấn đề mà họ phải giải quyết chứ không thể giải thích một sự kiện mới bằng
tri thức đã có trước đây và họ phải tìm cách thức hoạt động mới”. [4, tr.43]
Tóm lại, tình huống có vấn đề là một hiện tượng chủ quan, là một trạng
thái tâm lý của chủ thể, trạng thái lúng túng xuất hiện trong quá trình nhận
thức như một mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể nhận thức trong hoạt động
của con người.
* Những đặc điểm cơ bản của tình huống có vấn đề .

Theo tâm lý học, một tình huống có vấn đề bao gồm những tính chất sau:
+ Có mâu thuẫn nhận thức: Vấn đề có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã
biết và cái phải tìm. Đó có thể là tri thức mới, cách thức hành động mới, kỹ
năng mới.Chủ thể phải ý thức được khó khăn trong tư duy hoặc hành động mà
vốn hiểu biết sẵn có chưa đủ để vượt qua.
+ Gây ra nhu cầu nhận thức: Khi mâu thuẫn khách quan trong bài toán
nêu vấn đề chuyển hóa thành mâu thuẫn chủ quan bên trong của chủ thể sẽ
gây ra nhu cầu nhận thức cho chủ thể kích thích HS tìm cách giải quyết nhiệm
vụ đặt ra và tốt nhất là các tình huống gây cảm xúc ngạc nhiên, hứng thú,
mong muốn giải quyết vấn đề.
* Phân loại tình huống có vấn đề
+ Một là, tình huống nghịch lý
Đây là tình huống có vấn đề mới thoạt nhìn dường như là vô lý, không
phù hợp với quy luật, lý thuyết đã thừa nhận với SV, tình huống này được tạo
ra bằng cách giới thiệu những sự kiện, hiện tượng trái với quan điểm thông

17


thường, với kinh nghiệm cá nhân cách thức giải quyết ở đây là tìm và phân
tích chỗ sai, chỗ chưa chính xác trong cách hiểu vấn đề, từ đó mà tìm ra cách
hiểu với khoa học. Chính nhờ vậy, cách giải quyết những nghịch lý tương tự
trên mà có thể tạo nên lý thuyết mới bao quát hơn so với lý thuyết cũ, thậm
chí bác bỏ lý thuyết cũ đã lỗi thời.
+ Hai là, tình huống lựa chọn .
Đó là tình huống có vấn đề xuất hiện khi đứng trước một sự lựa chọn rất
khó khăn giữa hai hay nhiều phương án giải quyết. Phương án nào cũng có lý
lẽ của nó, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nhược điểm cơ bản, song
chỉ lựa chọn một phương án duy nhất mà SV cho là hợp lý nhất trên cơ sở
phân tích các phương án.

+ Ba là, tình huống bác bỏ.
Đó là tình huống có vấn đề khi phải bác bỏ một kết luận, một luận đề sai
lầm, phản khoa học. Để làm được điều đó học sinh phải tìm ra những điểm
yếu của luận đề, chứng minh tính chất sai lầm của nó.
+ Bốn là, tình huống "Tại sao" .
Đây là tình huống phổ biến đồng thời xuất hiện nhiều trong khi nghiên
cứu khoa học cũng như trong dạy học. Tình huống này người ta gặp phải
những hiện tượng, sự kiện mà con người chưa đủ tri thức để giải thích hiện
tượng đó và con người luôn thốt ra "Tại sao". [4, tr.47]
Như vậy, trong thực tiễn dạy học, điều quan trọng là phải làm thế nào để tạo
nên tình huống có vấn đề. Tuy nhiên, để tạo được những tình huống có vấn đề
người GV cũng phải nắm được và phân biệt được các loại tình huống có vấn đề
nhằm đặt ra hệ thống mâu thuẫn phù hợp với môn học và trình độ SV của mình.
*Cách tạo tình huống có vấn đề.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về việc đưa ra các cách tạo tình huống có
vấn đề. PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo đã đưa ra các cách sau:

18


×