Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TRONG CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TẤN ĐẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.42 KB, 99 trang )

1

MỤC LỤC

1


2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

DN

Doanh nghiệp

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

BCTC

Báo cáo tài chính

NVL


Nguyên vật liệu

TSCĐ

Tài sản cố định

CCDC

Công cụ dụng cụ

TK

Tài khoản


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
TẤN ĐẠT

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TẤN ĐẠT
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tấn Đạtlà một doanh nghiệp tư
nhân được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0102013162 do Sở Kế hoạch
và đầu tư Thành phố Hà Nội.Chuyên sản xuất và buôn bán các loại máy móc,
thiết bị vật tư, linh kiện cơ khí.
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TẤN ĐẠT
Tên giao dịch: TANDAT PRODUCTION AND TRADING COMPANY

LIMITED
Tên viết tắt: TAN DAT COL .,TD
Ngày thành lập: 05/07/2004
Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 14 , tổ 10, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ
Liêm, Thành phố Hà Nội
Điện thoại:(84) 4 22003419
Fax: (84)43765947
Mã số thuế: 0101510617
Vốn điều lệ: 4.000.000.000 đồng
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tấn Đạt là một Công ty tương đối
trẻ, những ngày đầu thành lập Công ty còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơ sở
vật chất còn nghèo nàn, đội ngũ nhân viên còn nhiều bỡ ngỡ trong thị trường
kinh doanh mới mẻ.
3


4

Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em trong Công ty đã cùng nhau quyết
tâm khắc phục khó khăn, tiết kiệm mọi chi phí nhằm từng bước ổn định kinh
doanh để thích ứng với thị trường.
Chỉ sau hơn một năm đầu từ khi thành lập đến nay tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty đã đi vào ổn định và gặt hái được nhiều thành quả xứng
đáng. Tạo đủ công ăn việc làm cải thiện đời sống cho người lao động và góp
phần làm giàu thêm cho đất nước.
Đặc biệt là trong một hai năm gần đây cơn bão tài chính toàn cầu ảnh
hưởng hầu hết đến các quốc gia trên thế giới nhưng do có sự điều chỉnh kịp thời
của nhà nước và sự cố gắng của tập thể Công ty nên nhiều Công ty trong đó có
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tấn Đạt đã giải quyết được bài toán
khó khăn về tài chính trong thời điểm quyết định sống còn của nhiều DN.

Trong quá trình phát triển của mình Công ty đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể như: chế tạo máy ép thủy lực với công suất lớn hơn những máy ép
tương đương giá trên thị trường, máy ép viên phân có năng suất cao và được
phân phối rộng rãi trên các tỉnh phía bắc, những bánh răng, trục vít, khuân mẫu,
trục máy thì đều được thiết kế và sản xuất tinh xảo với độ chính xác rất cao…
Ngoài ra Công ty còn kinh doanh các phụ tùng ô tô , xe máy.
Chính nhờ những nỗ lực phấn đấu hết mình trong sản xuất cũng như kinh
doanh mà Công ty luôn đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy
biến động hiện nay.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TẤN ĐẠT
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại
Tấn Đạt
Chức năng:
Công ty nghiên cứu phát triển, sản xuất các loại máy móc thiết bị phục vụ
4


5

một lượng nhu cầu lớn của khách hàng trên thị trường.
Mở rộng phân phối các sản phẩm trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ tốt
nhất sự tín nhiệm của khách hàng đặc biệt là của bà con nông dân về các loại
máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
DN đã và đang tiếp tục tạo dựng thương hiệu cho mình trên địa bàn các
tỉnh miền bắc nói riêng và toàn Việt Nam nói chung.
Nhiệm vụ:
Giữ vững định hướng XHCN coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong quá
trình phát triển sản xuất kinh doanh và lựa chọn dự án đầu tư phát triển của
Công ty theo định hướng hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến.

Phát huy nguồn lực con người là cơ bản, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
tôn trọng lợi ích quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo an ninh quốc
phòng. Kết hợp phát triển Công ty với phát triển vùng lãnh thổ để tranh thủ sự
giúp đỡ của địa phương và nguồn lực.
Công ty có nghĩa vụ và trách nhiệm trước bộ phận chủ quan cũng như các
đối tác giao dịch về toàn bộ hoạt động của mình, Công ty có thể tự đứng ra vay
vốn, tự ký kết các hợp đồng kinh tế phát sinh giữa Công ty với các bên đối tác,
xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã, đa dạng hóa các mặt hàng, gia tăng
lượng hàng trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao đặc biệt là trong việc nghiên
cứu thiết kế ra những bản vẽ kỹ thuật mới phục vụ cho việc sản xuất và kinh
doanh làm gia tăng lợi ích của Công ty nói riêng và của đất nước nói chung.
Bên cạnh các hoạt động làm giàu cho DN thì cần chú ý đến các vấn đề
thuộc văn hóa DN, chú ý đến lợi ích cộng đồng như: bảo vệ môi trường, bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng cũng như làm tốt các công tác xã hội.

5


6

1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty TNHH Sản
xuất và Thương mại Tấn Đạt
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tấn Đạt vừa sản xuất và vừa kinh
doanh các lĩnh vực chủ yếu là:
Buôn bán máy móc, thiết bị vật tư, linh kiện ngành cơ khí , kim khí, thủy
lực, khí nén nông, lâm, ngư nghiệp, đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, máy
tính và linh kiện máy tính.
Buôn bán phụ tùng ô tô, xe máy.

Sản xuất, gia công các loại sản phẩm, cơ, kim khí, thủy lực, khí nén.
Đại lý các mặt hàng cơ khí, thủy lực khí nén và vật tư sản xuất.
Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị, dây truyền công nghiệp, thiết bị xây
dựng, dụng cụ y tế, thiết bị xử lý rác thải và môi trường.
Cho thuê máy xây dựng, máy công trình.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH
Sản xuất và Thương mại Tấn Đạt
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tấn Đạt áp dụng công nghệ sản
xuất tiên tiến với dây truyền kỹ thuật cao với những loại máy móc thiết bị phục
vụ cho sản xuất chuyên nhập khẩu như : Máy phay đứng , máy tiện to, máy tiện
nhỏ, máy phay ngang…và đội ngũ công nhân viên có tay nghề lâu năm , nên đã
tạo ra cho Công ty những sản phẩm đạt chất lượng cao có chỗ đứng trên thị
trường cơ khí địa bàn Hà Nội nói riêng và Miền Bắc nói chung.
Công ty sản xuất và chế tạo rất nhiều các sản phẩm về cơ khí nhưng trong
đó chế tạo máy ép thủy lực, máy chế biến gỗ, máy ép viên phân là những loại
sản phẩm chủ chốt của công ty.Mang lại nguồn lợi chủ yếu cho Công ty. Sản
xuất với quy trình công nghệ tiên tiến.:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Sản xuất và
Thương mại Tấn Đạt ( xem phụ luc 1)
6


7

Sau khi NVL được đưa về phân xưởng dưới sự kiểm tra của kế toán và
giám đốc . Rồi dựa trên bản thiết kế của phòng thiết kế chuyển xuống và yêu
cầu của khách hàng các nhân viên trong công ty bắt đầu tiến hành cắt các khối
sắt thép.
Các khối sắt thép được cắt theo định mức có sẵn thì bắt đầu được đưa vào
các máy tiện và máy phay.

Sau khi đã được mài rũa thành các linh kiện hoàn chỉnh và kèm theo một số
NVL Công ty không sản xuất được thì bắt đầu nhân viên kỹ thuật tiến hành lắp
ráp thành một máy hoàn chỉnh.
Khi hoàn thành giám đốc tiến hành kiểm tra.Máy đạt yêu cầu và giao cho
khách hàng.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT –
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG
MẠI TẤN ĐẠT
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thực hiện theo phương pháp
quản lý trực tiếp.
Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty TNHH
Sản xuất và Thương mại Tấn Đạt ( xem phụ lục 2)
Giám đốc Công ty: Là người chịu trách nhiệm quản trị doanh nghiệp, có
nhiệm vụ quản lý toàn diện:
-

Chỉ đạo công việc có liên quan đến tình hình tài chính của Công ty, trực tiếp phụ
trách công tác tổ chức cán bộ, kỹ thuật trong Công ty.

-

Chỉ đạo công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch về mặt kinh doanh, kế toán tài
chính, đời sống xã hội, đảm bảo hoàn thiện nhiệm vụ, tổ chức sản xuất theo chỉ
đạo của Công ty.

-

Xây dựng mô hình tổ chức của công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.

-


Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm và công
7


8

tác tuyển chọn đào tạo công nhân.
-

Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản vật tư, tiền vốn, lao động.

-

Chỉ đạo các mặt ngoại giao, nhập hàng, tiêu thụ sản phẩm, kí kết và chỉ đạo thực
hiện các hợp đồng mua và bán hàng hóa.

-

Tổ chức xây dựng hệ thống thong tin các nội quy trong công ty.

-

Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo bộ luật lao động.
Phòng Kế toán:

-

Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho đơn vị.


-

Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty.

-

Thực hiện quyết toán năm đúng tiến độ hoạch toán lỗ, lãi cho đơn vị, giúp cho
ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.

-

Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác
quản lý thu chi tài chính của Công ty, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế
độ khác cho Cán bộ công nhân viên theo phê duyệt của Giám đốc.

-

Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của
Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.

-

Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ..trong Công ty và báo
cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.

-

Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế
toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề
xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.


-

Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính.

-

Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định.
Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan.

-

Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn
Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ
8


9

hạch toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan đến
công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp
vụ cho hệ công tác kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán.
-

Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu
chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực
hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra
quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc.


-

Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh
quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn vốn đầu
tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện.

-

Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán
theo đúng quy định.

-

Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc
mua sắm, thanh lý, nhượng bán..tài sản của Công ty.

-

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
Phòng hành chính:

-

Xây dựng bộ máy tổ chức nhân viên của đơn vị phù hợp với sự phát triển của
Công ty theo từng giai đoạn, theo chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định.

-

Tổng hợp tình hình hoạt động của Công ty hàng tháng, quý, năm; tạo sự phối
hợp chặt chẽ giữa các phòng, các bộ phận trong đơn vị. Bảo đảm sự vận hành có

hiệu quả các hoạt động chung của Công ty.

-

Triển khai thực hiện tuyển dụng người lao động theo chỉ tiêu biên chế được
duyệt; Căn cứ vào nhu cầu công tác của đơn vị đề xuất việc sắp xếp tổ chức,
điều động, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng công chức phù
hợp với yêu cầu phát triển của đơn vị.

9


10
-

Giúp Giám đốc quản lý người lao động theo quy định phân cấp quản lý của Bộ;
Giải quyết chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Nhà nước.

-

Xây dựng các văn bản về nội quy, quy chế làm việc của đơn vị trình cấp trên
xem xét.

-

Quản lý công tác hành chính quản lý trong toàn đơn vị: bảo dưỡng hệ thống
điện, nước, thiết bị nhà cửa, bảo đảm sự vận hành hệ thống máy móc một cách
thường xuyên, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Công ty.

-


In ấn, sao chụp tài liệu theo yêu cầu của Công ty.

-

Đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực
công tác được phân công.

-

Quản lý nhân lực, bảo quản, giữ gìn cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật thuộc
phạm vi của Phòng quản lý.

-

Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc hoặc người
được ủy quyền.
Phòng kinh doanh:

-

Chiếm đa số là các nhân viên trẻ, năng động có nhiệm vụ đi khai thác thị trường
tiêu thụ hàng hóa và tình hình kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, cũng như
nắm bắt về thị trường hiện tại và tương lai.

-

Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những
những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công
tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ

kinh doanh tiềm năng khác.

-

Lập kế hoạch công tác tuần, tháng trình Giám đốc duyệt. Thực hiện theo kế
hoạch được duyệt.

-

Hiểu rõ và thuộc tính năng, bao bì, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm
tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

-

Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin,
10


11

quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu
mâu của các quy trình này.
-

Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo
cáo tiếp xúc khách hàng.

-

Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho Giám

đốc xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký kết hợp đồng, lưu
bản copy hợp đồng, chuyển bản chính cho Trướng nhóm giữ, một bản chính cho
phòng kế toán giữ.

-

Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao
hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.
Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian
giao hàng….

-

Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ,
chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.

-

Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

-

Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp
thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng.

-

Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó.

-


Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.
Phòng thiết kế:

-

Nghiên cứu nhu cầu và đặc điểm của đối tượng mà khách hàng yêu cầu.

-

Dựa vào hợp đồng hay nhu cầu của thị trường thiết kế trên giấy những sản phẩm
phù hợp với nhu cầu của khách hàng và yêu cầu của Giám đốc để phục vụ cho
việc sản xuất của Công ty.

-

Khi sản phẩm bắt đầu được sản xuất thì hướng dẫn và kiểm tra các nhân viên đã
sản xuất sản phẩm đúng yêu cầu chưa, mẫu mã sản phẩm và chất lượng có đúng
như trong bản thiết kế và yêu cầu của khách hàng.
11


12

12


13

Xưởng sản xuất:

-

Công tác quản lý, sử dụng lao động, máy móc thiết bị có hiệu qủa nhất.

-

Chịu trách nhiệm nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện đạt kế
hoạch sản xuất đảm bảo kỷ thuật, chất lượng sản phẩm, năng suất trước Giám
đốc nhà máy.

-

Chịu trách nhiệm thực hiện tốt các nội qui của nhà máy, của công ty về công tác
quản lý lao động, quản lý tài sản và quản lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp.

-

Phối hợp với các đơn vị liên quan của xí nghiệp, thực hiện chế độ báo cáo hàng
ngày, tuần, tháng.

-

Tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của xưởng theo qui định của Giám
đốc nhà máy, kịp thời nhanh chóng đúng qui trình, qui định.

-

Xây dựng các đề án phát triển, phương án hoạt động theo các lĩnh vực chuyên
môn, nghiệp vụ của xưởng.


-

Tổ chức thực hiện các kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn kiểm tra, đề
xuất các phương án chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch không phù hợp.

-

Tổng kết đánh giá kết quả hoạt động theo các lĩnh vực chuyên môn của xưởng.

-

Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp kỷ thuật nghiệp vụ theo
đúng yêu cầu của khách hàng.

-

Phối hợp công tác với các bộ phận khác trong xí nghiệp trong quá trình hoạt
động.

-

Hướng dẫn, giám sát cho cán bộ công nhân viên trực thuộc về qui trình sản xuất,
kế hoạch kiểm soát quá trình.

-

Thực hiện công tác sản xuất sản phẩm theo kế hoạch mà Công ty đã giao.

-


Đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm, tiến độ công việc, đảm bảo an toàn lao
động trong quá trình sản xuất.

13


14

1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TẤN ĐẠT
1.4.1 Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Tấn Đạt trong giai đoạn 20132015
Căn cứ vào Bảng kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 20132015(xem phụlục 03) ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014
tăng 7.719.966.428 đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 36, 42%, doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 tăng 1.780.281.894 đồng tương ứng
tăng 6,16% so với năm 2014. Như vậy hoạt động kinh doanh của Công ty đang
ngày càng phát triển, mặc dù sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng
nhưng Công ty đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn, thích hợp để thúc đẩy
lượng hàng tiêu thụ tăng lên làm cho doanh thu tăng.
Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2014 giảm so với năm 2013 là
12.068.069 đồng tương ứng với giảm 14,19%, các khoản giảm trừ doanh thu
năm 2015 tăng 2.377.344 đồng tương ứng với tăng 3,26%. Từ đó làm cho doanh
thu thuần năm 2014 tăng 7.732.034.497 đồng tương ứng với tăng 36,63% so với
năm 2013, doanh thu tuần năm 2015 tăng 1.777.904.550 đồng tương ứng với
tăng 6,16% so với năm 2014.
Doanh thu tăng lên, theo đó giá vốn hàng bán cũng tăng lên. Giá vốn hàng
bán năm 2014 tăng 7.686.062.601 đồng tương ứng với 44,88% so với năm 2013,
giá vốn hàng bán năm 2015 tăng 953.018.815 đồng tương ứng với 3,84 % so với
năm 2014
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 tăng
45.971.896 đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 1,15%, năm 2015 tăng

824.885.735 đồng tương ứng tăng 20,46%.
Chi phí quản lý kinh doanh năm 2014 giảm 248.603.833 đồng tương ứng
với giảm 8,18%. Cho thấy doanh nghiệp đã có những biện pháp để kiểm soát tốt
chi phí quản lý kinh doanh so với năm 2013. Chi phí quản lý kinh doanh doanh
năm 2015 giảm 167.012.575 đồng tương ứng với giảm 5,98%. Mặc dù năm
14


15

2015 doanh nghiệp có mở rộng quy mô kinh doanh, tuy nhiên do có những biện
pháp quản lý, kiểm soát chi phi tốt làm cho chi phí quản lý kinh doanh giảm so
với 2014, từ đó làm lợi nhuận tăng cao.
Từ đó làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2014 tăng 473.121.286 đồng
tương ứng với tăng 147,31% so với năm 2013, lợi nhuận trước thuế năm 2015
tăng 487.240.790 đồng tương ứng với 61,34%.
Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 tăng 107.574.489 đồng tương ứng
với tăng 99,69% so với năm 2013, năm 2015 tăng 92.881.697 đồng tương ứng
với tăng 43,10% so với nămm 2014.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 tăng 365.546.797
đồng tương ứng với tăng 171,40% so với năm 2013, năm 2015 tăng 394.359.093
đồng so với năm 2014 tương ứng với tăng 68,13%.
1.4.2 Tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và
thương mại Tấn Đạt
1.4.2.1 Tình hình tài sản , nguồn vốn của công ty giai đoạn 2013-2015
Căn cứ vào Bảng tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty giai đoạn 20132015 (xem phụ lục 04), ta thấy:
Về tài sản:
Tài sản ngắn hạn năm 2014 giảm so với năm 2013 là 2.189.024.114 đồng
tương ứng với 28,66%. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn
giảm 2.697.878.673 đồng tương ứng với giảm 45,38%, ngoài ra còn do tiền và

các khoản tương đương tiền năm 2014 giảm 16.871.269 đồng tương ứng với
3,35% và tài sản ngắn hạn khác giảm 10.662.982 đồng tương ứng với giảm 100%.
Tài sản ngắn hạn năm 2015 tăng so với năm 2014 là 2.633.138.566 đồng
tương ứng với 48,32%. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn
hạng tăng 1.339.633.552 đồng tương ứng tăng 41,26%, giá trị hàng tồn kho cuối
kỳ năm 2015 tăng 917.697.155 đồng so với năm 2014 tương ứng với tăng
15


16

53,51%, do tiền và các khoản tương đương tiền tăng 232.670.498 đồng tương
ứng với tăng 47,78%, tài sản ngắn hạn khác tăng 143.137.361 đồng tương ứng
với tăng 100%.
Tài sản dài hạn năm 2014 tăng so với năm 2013 là 680.236.063 đồng tương
ứng với 7.985,63%. Nguyên nhân là do năm 2013, công ty đã khấu hao hết tài
sản cố định và thanh lý một vài tài sản cố định, còn năm 2014 công ty đầu tư
thêm các tài sản cố định mới.
Tài sản dài hạn năm 2015 tăng 683.060.575 đồng tương ứng với tăng
99,17%. Nguyên nhân là do tài sản cố định tăng 484.925.625 đồng tương ứng
với 95,05%, tài sản dài hạn khác tăng 198.134.950 đồng tương với 54,03%.
Về nguồn vốn:
Nguồn vốn năm 2014 giảm so với năm 2013 là 1.508.788.051 đồng tương
ứng với giảm 19,73%. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ phải trả năm 2014 giảm so
với năm 2013 là 2.087.601.691 tương ứng với giảm 51,71%, vốn chủ sở hữu
năm 2014 tăng 578.813.640 tương ứng với tăng 16,04%. Nợ phải trả năm 2014
giảm so với năm 2013 chủ yếu là do nợ dài hạn giảm 1.968.343.806 đồng tương
ứng với giảm 71,17%, nợ ngắn hạn giảm 119.257.885 đồng tương ứng với giảm
9,38%.
Nguồn vốn năm 2015 tăng so với năm 2014 là 3.316.199.141 đồng tương

ứng với tăng 54,03%. Nguyên nhân là do nợ phải trả năm 2015 tăng
2.343.026.408 đồng tương ứng với tăng 120,18% do năm 2015 doanh nghiệp
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên huy động thêm vốn vay từ bên
ngoài, vốn chủ sở hữu tăng 973.172.733 đồng tương ứng với tăng 23,24%.
Trong số nợ phải trả thì nợ dài hạn tăng 1.766.871.612 đồng tương ứng với
221,61%, nợ ngắn hạn tăng 576.154.797 đồng tương ứng với 50%.
1.4.2.2 Khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty giai đoạn 2013-2015
Về khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty TNHH Tấn Đạt như sau:

16


17

Nhìn vào bảng hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ( xem phụ lục 05),
hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2013 là 6,0068, năm 2014 là
4,7288, năm 2015 là 4,6759 ta có thể thấy doanh nghiệp thừa khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn năm 2015 thấp hơn năm 2014, thấp hơn năm 2013, tuy nhiên vẫn ở
mức cao.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2013 là 5,0798, năm 2014 là 3,2403,
năm 2015 là 3,1527. Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2015 thấp hơn năm
2014, thấp hơn năm 2013, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Cho thấy, doanh nghiệp
thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn không
tính đến hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2013 là 0,3962, năm 2014 là
0,4226, năm 2015 là 0,4163. Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2013 thấp
hơn 2015 thấp hơn năm 2014. Hệ số khả nămg thanh toán tức thời năm 2013,
năm 2014, 2015 nằm trong khoảng [0;0,5], khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền ở mức thấp.

Như vậy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong 3 năm
trên được đảm bảo, có thể thấy Công ty TNHH Tấn Đạt là một doanh nghiệp
đầy tiềm năng, có khả năng thanh toán rất tốt, khẳng định Công ty đang trên đà
phát triển mạnh. Hiện tại, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ của
mình dựa vào giá trị tổng tài sản hiện có. Điều này khiến cho các nhà cung cấp
có thể yên tâm và tin tưởng thiết lập mối quan hệ đối tác với Công ty .
Vè hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn:
Nhìn vào bảng hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn (xem phụ lục 06) ta
thấy hệ số khả ăng thanh toán nợ tổng quát năm 2013 là 1,8940, năm 2014 là
3,1482, năm 2015 là 2,2024. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn tổng quát năm
2014 cao hơn 2015 cao hơn năm 2013. Hệ số này ở 3 năm đều lớn hơn 1, cho
thấy doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán khoản nợ phải trả bằng tài sản.
17


18

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn năm 2013 là 0,0031, năm 2014 là
0,8639, năm 2015 là 0,5350. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn năm 2014
cao hơn năm 2015 cao hơn năm 2013. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
năm 2013 rất nhỏ hơn 0,5, cho thấy doanh nghiệp không đảm bảo khả năng
thanh toán khoản nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn. Tuy nhiên năm 2014 và 2015
thì hệ số này lại lớn hơn 0,5 cho thấy khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng tài
sản dài hạn ở mức trung bình, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản
nợ dài hạn.
Từ các phân tích trên, có thể thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong 3 năm 2013, 2014, 2015 là khá tốt, Công ty đang ngày càng phát triển
lớn mạnh.
1.4.2.3 Tỷ suất sinh lời của công ty giai đoạn 2013-2015
Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA)


ROA năm2014=

578.813.640
* 100% = 8,398%
(7.646.454.453+ 6.137.666.402) / 2

ROA năm 2015=

973.172.733
*100% = 12,483%
(6.137.666.402 + 9.453.865.543) / 2

Tỷ suất sinh lời của tài sản của năm 2015 cao hơn so với năm 2014, chứng
tỏ hiệu quả sử dụng tài sản được nâng cao, từ đó thúc đẩy nhà quản trị mở rộng
quy mô kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE năm 2014=

578.813.640
* 100% = 14,85%
(3.609.291.204 + 4.188.104.844) / 2

ROE năm 2014 là 14,85% cho thấy một trăm đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra
năm 2014 thu được 14,85 đồng lợi nhuận sau thuế.

18



19

ROE năm 2015=

973.172.733
*100% = 20,818%
(4.188.104.844 + 5.161.277.577) / 2

ROE năm 2015 là 20,818% cho thấy một trăm đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra
năm 2015 thu được 20,818 đồng lợi nhuận sau thuế.
Ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2015 tăng so với năm
2014, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được nâng cao.
Để tăng hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng tài sản, doanh nghiệp
cần tiếp tục đề ra thêm các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, các biện pháp đẩy
mạnh lượng hàng tiêu thụ làm doanh thu tăng lên, sử dụng vốn chủ sở hữu đầu
tư vào tài sản một cách có hiệu quả,...
Qua những phân tích tài chính phía trên, có thể nói tình hình tài chính của
Công ty khá tốt, nói lên được tiềm năng của công ty và khẳng định công ty đang
trên đà phát triển.
1.4.2.4 Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2013-2015
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự
thành công của doanh nghiệp. Do đó công ty rất coi trọng việc phát triển nguồn
nhân lực của mình. Công ty hiện tại có một đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ,
năng động, sáng tạo có kinh nghiệm. Mọi lao động làm việc tại Công ty đều phải
qua tuyển chọn và đào tạo, với đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dặn kinh
nghiệm, vì vậy mà mọi việc trong Công ty đều được tiến hành nhanh gọn và có
hiệu quả.
Qua số liệu trong bảng Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2013-2015
(xem phụ lục 07) có thể thấy lực lượng lao động của Công ty rất trẻ. Và có xu
hướng ngày càng trẻ hơn. Đây là đặc điểm chung của các Công ty hoạt động

trong lĩnh vực thương mại.
Đội ngũ lao động của Công ty rất trẻ, điều này là một thuận lợi trong sản
xuất kinh doanh của Công ty, bởi công việc của Công ty rất cần thiết tới sự năng
19


20

động nhiêt tình của tuổi trẻ. Đây cũng là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển
Công ty trong tương lai. Tuy nhiên lao động trẻ cũng có nhược điểm là thiếu
kinh nghiệm, dễ nông nổi, do đó trong thời gian tới việc học tập, bổ sung kinh
nghiệm là điều rất cần thiết.
Thông qua bảng số liệu ở phụ lục 07: Cơ cấu lao động của Công ty giai
đoạn 2013-2015 ta thấy, số lượng công nhân viên của công ty không có nhiều do
quy mô hoạt động của Công ty nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết các nhân viên đều được
qua đào tạo, có trình độ cao. Số lao động của Công ty không những tăng trưởng
về số lượng mà còn tăng trưởng cả về chất lượng. Số lượng lao động tăng từ 16
người (năm 2013) lên 18 người (năm 2014)và lên 22 người (năm 2015). Số lao
động có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ cáo từ 14 người (năm 2013) lên
15 người (năm 2014) và 21 người (năm 2015). Bên cạnh đó, mỗi người đều có
tinh thần trách nhiệm, ý thức làm việc tốt thuận lợi cho việc kinh doanh của
công ty đạt hiệu quả cao và đưa Công ty ngày một phát triển.
Số lao động trực tiếp năm 2014 tăng 2 người so với năm 2013, tương ứng
với tăng 16,67%, năm 2015 tăng so với năm 2014 là 3 người tương ứng với tăng
21,43%
Để đáp ứng yêu cầu của công việc, đòi hỏi người lao động phải có trình độ
tay nghề phù hợp với công việc. Công ty thường xuyên quan tâm đến công tác
bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Bên cạnh đó đội ngũ quản lý của Công ty cũng không ngừng học tập, trau dồi
kiến thức, nghiệp vụ, nâng cao trình độ để theo kịp yêu cầu công việc.


20


21

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠICÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TẤN ĐẠT
2.1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
VÀ THƯƠNG MẠI TẤN ĐẠT
Bộ máy quản lý cồng kềnh là một nhân tố gây cản trở đến hiệu quả HĐKD
của doanh nghiệp. Do đó, để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của công tác
kế toán giúp cho bộ máy kế toán của Công ty phát huy được hết vai trò của
mình, Công ty đã tổ chức công tác kế toán một cách khoa học hợp lý và phù hợp
với chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, của ngành và vận dụng thích ứng
với đặc điểm tổ chức kinh doanh, quản lý của Công ty. Theo đó kế toán của
Công ty tổ chức mô hình kế toán tập trung. Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ
chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần
hành kế toán.
Phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra và thực hiện toàn
bộ công tác thu thập xử lý thông tin kế toán ban đầu, cung cấp thông tin về tình
hình tài chính đầy đủ, kịp thời, chính xác, đánh giá tình hình và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh để từ đó đưa ra các biện pháp định hướng đúng đắn
với đường lối phát triển công của công ty.
Các phần hành kế toán chủ yếu của Công ty gồm có: phần hành kế toán
vốn bằng tiền; phần hành kế toán tài sản cố định, nguyên vật liệu ,công cụ dụng
cụ; phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; phần hành kế
toán hàng hóa; phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
Hệ thống bộ máy kế toán của Công ty gồm có 3 người gồm có kế toán
trưởng kiêm kế toán tổng hợp; kế toán thanh toán và công nợ; kế toán bán hàng

Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tấn Đạt
(xem phụ lục 08)

21


22

Trong đó:
* Kế toán trưởng:
-

Thực hiện công việc chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán, tổ chức hướng dẫn, kiểm
tra toàn bộ công tác kế toán của Công ty;

-

Tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động tài chính, đôn đốc các khoản công
nợ phải thu để bảo toàn và phát triển vốn;

-

Theo dõi tài sản cố định, chi phí; tổng hợp số liệu của các phần hành kế toán và
lập quyết toán vào cuối năm.
* Kế toán thanh toán và công nợ :

-

Làm nhiệm vụ viết phiếu thu, phiếu chi, vào sổ chi tiết thanh toán với người
mua, người bán, theo dõi công nợ phải thu, phải trả, tính và thanh toán lương

cho người lao động;

-

Giao dịch với ngân hàng và kiêm thủ quỹ.
* Kế toán bán hàng :

-

Cập nhật các hoá đơn bán hàng, bao gồm hoá đơn bán hàng hoá và hoá đơn bán

-

dịch vụ
Thực hiện viêc lập các chứng từ ban đầu về hàng mua, vào sổ chi tiết hàng mua

-

và tổng hợp hàng mua theo chủng loại.
Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách
hàng
2.1.1. Các chính sách kế toán chung

-

Chế độ kế toán :
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
quyết đinh số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

-


Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.

-

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam ( VND ).

-

Chế độ kế toán áp dụng : chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam.
22


23
-

Hình thức kế toán áp dụng : Kế toán thủ công kết hợp Excel

-

Hình thức sổ sách kế toán áp dụng : Nhật ký chung.

-

Phương pháp áp dụng thuế : Phương pháp khấu trừ. . Toàn bộ thuế GTGT đầu ra
trong kỳ được khấu trừ với thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ.

-

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho : Hàng tồn kho được đánh giá theo nguyên

tắc giá gốc, với hàng hoá mua ngoài: Giá gốc ghi sổ = giá mua + chi phí thu
mua – (các khoản chiết khấu thương mại + giảm giá hàng mua được hưởng).
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho xuất kho là phương pháp bình quân
gia quyền cả kỳ dự trữ. Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là
phương pháp theo dõi và phản ánh giá trị hiện có, tình hình tăng giảm hàng tồn
kho một cách thường xuyên, liên tục trên sổ kế toán của từng loại hàng hoá

-

Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên giá của TSCĐ được xác định theo nguyên
tắc giá gốc, là toàn bộ chi phí mà đơn vị bỏ ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào
vị trí sẵn sàng sử dụng. TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng
căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích ước tính của từng loại tài sản. Tỷ lệ khấu
hao được tính phù hợp với tỷ lệ khấu hao quy định tại Thông tư 45/2013/TTBTC ngày 25/4/2013.

-

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định của Nhà nước
tính trên Thu nhập chịu thuế.
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Là giai đoạn đầu tiên để thực hiện ghi sổ và lập báo cáo do đó tổ chức
chứng từ nhằm mục đích giúp quản lý có được những thông tin kịp thời, chính
xác, đầy đủ để đưa ra quyết định kinh doanh. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho
việc mã hóa thông tin và xác minh nghiệp vụ, là căn cứ để kiểm tra kế toán, là
cơ sở để giải quyết các tranh chấp kinh tế.
Quy trình luân chuyển và kiểm tra chứng từ tại Công ty như sau:
23



24

Bước 1: Lập chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài.
Bước 2: Kiểm tra chứng từ, ở bước này kế toán kiểm tra yếu tố bắt buộc
cần thiết của một chứng từ, kế toán kiểm tra tính pháp lý của chứng từ:
-

Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ: kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ do
Nhà Nước phát hành .

-

Kiểm tra tính hợp lý của chứng từ : Kiểm tra số tiền hi trên chứng từ để xem nội
dung thu chi phản ánh trên chứng từ do kế toán trưởng kiểm tra.

-

Kiểm tra dấu của đơn vị và chữ ký của những bên liên quan.
Bước 3:Ghi sổ kế toán :

-

Phân loại chứng từ theo từng phần hành.

-

Cung cấp thông tin cho nhà lãnh đạo nghiệp vụ.

-


Định khoản trên chứng từ.

-

Lấy số liệu từ sổ chứng từ vào sổ kế toán.
Bước 4:Bảo quản, lưu trữ :

-

Bảo quản chứng từ: Trong niên đọ kế toán khi báo cáo tài chính năm chưa được
duyệt thì chứng từ được bảo quản tại các phân hành kế toán. Khi có sự thay đổi
về mặt nhân sự, phải lập biên bản bàn giao chứng từ đã bảo quản.

-

Lưu trữ chứng từ: Kết thúc niên độ kế toán, khi Báo cáo tài chính năm được
duyệt thì chứng từ được đưa vào kho lưu trữ theo quy định của chế độ.
2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Kế toán tại Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định tại quyết
định 48/2006/Q Đ-BTC ngày 14/09/2006 do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành.



Nhóm TK Tài sản : phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm tài

-

sản của doanh nghiệp . Tài sản của doanh nghiệp bao gồm:
Tài sản ngắn hạn : Gồm các TK như : TK 111 tiền mặt; TK 112 tiền gửi ngân
hàng; TK 152 nguyên vật liệu; TK 153 công cụ dụng cụ; TK 156 hàng hóa ...


24


25
-

Tài sản dài hạn: Tk 211 Tài sản cố định hữu hình ; TK 214 Hao mòn tài sản cố



định ...
Nhóm nguồn vốn: phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có , tình hình tăng giảm
của các khoản vay , nợ , vốn chủ sở hữu có trong doanh nghiệp . nguồn vốn của

-

doanh nghiệp bao gồm:
Nợ phải trả : Gồm các TK 331 phải trả cho người bán; TK 333 thuế và các

-

khoản phải nộp nhà nước
Nguồn vốn chủ sở hữu : TK 411 nguồn vốn kinh doanh; TK421 Lợi nhuận chưa



phân phối
Nhóm tài khoản doanh thu : phản ánh toàn bộ doanh thu bán sản phẩm hàng hóa
, dịch vụ , ....các khoản chiết khấu thương mại giảm giá hàng bán, hàng trả lại .

Bao gồm doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ (511), doanh thu hoạt động tài



chính (515) chiết khấu thương mại (521)
Nhóm tài khoản chi phí : phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành
sản phẩm dịch vụ,phản ánh giá trị sản phẩm hàng hóa vật tư mua vào,trị giá vốn
của sản phẩm dịch vụ hàng hóa bán ra, phản ánh chi phí tài chính,phản ánh chi
phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp. Bao gồm các TK như TK 632 Gía
vốn hàng bán, TK 635 Chi phí tài chính....
Tuy nhiên để công tác kế toán được thực hiện nhanh gọn, chính xác, Công
ty đã tiến hành chi tiết các tài khoản cho phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý
và đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh. Cụ thể tất cả các tài khoản đều được
chi tiết thành các tài khoản cấp 2 theo từng mặt hàng sản xuất kinh doanh. Các
TK liên quan đến giá vốn, doanh thu được chi tiết cho từng dòng sản phẩm đối
với hàng hóa và được chi tiết cụ thể cho từng thành phẩm.
2.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty đã đăng ký sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung kết hợp với
sử dụng phần mềm Excel để lập bảng biểu, các bảng tính kế toán. Giữa các phần
hành kế toán thường tiến hành luân chuyển số liệu trực tiếp qua mạng nội bộ.
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian có liên
25


×