Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài báo về NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ HOẠT TÍNH XÚC TÁC QUANG CỦA COMPOSIT SnO2gC3N4.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.56 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ HOẠT TÍNH XÚC TÁC QUANG CỦA COMPOSIT
SnO2/g-C3N4
Preparation and photocatalytic activity of SnO2/g-C3N4
Huỳnh Thị Phụ1, Phạm Văn Nhanh1, Nguyễn Ngọc Phi1, Đào Thị Kim Thoa1, Nguyễn Thị Kim Thoa1,
Võ Viễn1,2*
1
2
Khoa Hóa học, Viện Nghiên cứu ứng khoa học và công nghệ
Trường Đại học Quy Nhơn, 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định
*
Abstract: SnO2/g-C3N4 composites as photocatalysts with various weight ratios of SnO 2 and gC3N4 were synthesized using a facile method through heating of mixtures of Sn 6O4(OH)4 and
melamine. The as-prepared samples are denoted as MSC-1:n where n = 5, 6, 7 corresponding
to the weight ratios of Sn6O4(OH)4 and g-C3N4. The samples were characterized by X-ray
diffraction, scanning electron microscopy, infrared, and the thermogravimetricdifferential scanning calorimetry analysis thermal gravimetric analysis. The results show
that the composites containing SnO 2 covered by g-C3N4 sheets. All the samples exhibit good
photocatalytic activity in degradation of rhodamine B under visible light. Among them, the MSC-1:6
sample possesses the best one. A synergistic effect between SnO 2 and g-C3N4 in the composites for the
photodegradation of rhodamine B was observed.
Keywords: g-C3N4, SnO2, rhodamin B, photocatalysis.

1. 1. MỞ ĐẦU
2. Ô nhiễm môi trường là vấn đề

hiện đang đặt ra rất bức thiết đối với
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc
gia tăng dân số và phát triển công
nghiệp đã dẫn đến việc ngày càng
nhiều các chất độc hại được thải vào
môi trường. Các chất độc hại này có
thể gây nên các bệnh tật liên quan đến
ô nhiễm và làm ấm lên khí hậu toàn


cầu. Các chất thải có thể ở dạng rắn,
lỏng hoặc khí. Tuy nhiên, đáng chú ý là
những chất hữu cơ độc hại có trong
dung dịch nước. Do vậy, việc nghiên
cứu xử lý triệt để các hợp chất hữu cơ
độc hại trong môi trường nước bị ô
nhiễm luôn là mối quan tâm của nhiều
nhà khoa học. Để xử lý các hợp chất
hữu cơ độc hại, thời gian gần đây người
ta quan tâm đến quá trình xúc tác
quang do chúng có ưu điểm như sử
dụng năng lượng ánh sáng mặt trời và
chất oxi hóa là oxi không khí. Đối với
quá trình xúc tác quang, thông thường
người ta sử dụng chất xúc tác là các
chất bán dẫn, trong đó các oxit kim
loại được quan tâm nhiều nhất. Tuy
nhiên, các oxit kim loại thường chỉ hoạt
động trong vùng ánh sáng tử ngoại,
hơn nữa hiện tượng tái tổ hợp electronlỗ trống quang sinh cao khi dùng dạng
nguyên chất. Vì thế đã có nhiều nghiên
cứu nhằm khắc phục hiện tượng này.

3. Thời gian gần đây, một loại vật
liệu bán dẫn không kim loại, dạng
polyme của carbon nitride có cấu trúc
lớp như graphit (g-C3N4 ) (hình 1) rất
được quan tâm. Vật liệu này ưu điểm là
có năng lượng vùng cấm bé, khoảng
2,7 eV có thể hoạt động dưới vùng ánh

sáng mặt trời, có thể tổng hợp lượng
lớn, bền hóa [1]. Tuy nhiên ở dạng
nguyên chất, g-C3N4 có nhược điểm là
dễ tái tổ hợp electron và lỗ trống
quang sinh, dẫn đến hiệu suất xúc tác
kém [2]. Một số công trình nghiên cứu
chỉ ra rằng pha tạp g-C 3N4 với các
nguyên tố phi kim như O, S, B, P [3]
hay gắn với một chất bán dẫn khác
[4,5] có thể làm giảm tốc độ tái kết
hợp electron - lỗ trống quang sinh, dẫn
đến cải thiện hoạt tính xúc tác quang
do tăng khả năng hấp thụ ánh sáng
khả kiến và giảm tốc độ tái kết hợp
electron-lỗ trống quang sinh.

4.
5. Hình 1. Cấu tạo một lớp g-C3N4
hoàn hảo [1].
6. Trong bài báo này, chúng tôi kết
hợp SnO2 với g-C3N4 nhằm kết hợp ưu
điểm của hai vật liệu riêng lẻ, đó là


tăng khả năng hấp thụ ánh sáng khả
kiến bởi g-C3N4 và giảm tốc độ tái tổ
hợp bởi kết hợp hai chất bán dẫn. Đặc
biệt hệ xúc tác này được điều chế bằng
một phương pháp mới chưa được công
bố.

7.
8. 2. THỰC NGHIỆM
9.
2.1 Hóa chất
10. Các hóa chất chính sử dụng
trong nghên cứu này là melamin,
SnCl2.2H2O, NaOH, rhodamin B, cồn
tuyệt đối có xuất xứ từ Trung Quốc.
11. 2.2 Tổng hợp vật liệu
12. 2.2.1 Tổng hợp g-C3N4
13. Cho 6 gam bột melamin vào
cốc sứ, bọc kỹ bằng giấy nhôm (nhằm
ngăn cản sự thăng hoa của tiền chất
cũng như làm tăng cường sự ngưng tụ
tạo thành g-C3N4), đặt cốc vào lò nung.
Nung nóng ở nhiệt độ 520°C trong 1
giờ. Sau đó, lò được làm nguội tự nhiên
đến nhiệt độ phòng. Sản phẩm thu
được là chất bột màu vàng nhạt, kí
hiệu g-C3N4.
14. 2.2.2 Tổng hợp SnO2
15. Cho 6,768 gam SnCl2.2H2O vào
cốc có sẵn 50 mL H 2O và 20 mL etanol,
khuấy cho hỗn hợp cho đến tan, thu
được dung dịch A. Tiếp theo, cho 2,807
gam NaOH vào trong 30mL H 2O thu
được dung dịch B. Cho dung dịch B vào
dung dịch A cho đến hết thu được kết
tủa trắng. Sau đó, tiếp tục khuấy trong
2 giờ, ly tâm, rửa nhiều lần bằng nước

và etanol để loại Cl - và Na+. Kết tủa
vàng nâu Sn6O4(OH)4 thu được được
sấy ở 80°C trong vòng 12h, nghiền mịn
bằng cối mã não thu được sản phẩm
Sn6O4(OH)4. Cho 4 gam mẫu vào cốc sứ
có nắp đậy, bọc kín bằng giấy nhôm và
nung ở 520°C trong 1 giờ. Để nguội ở
nhiệt độ phòng, nghiền mịn thu được
sản phẩm là chất bột màu trắng xám,
kí hiệu là SnO2.
16. 2.2.3 Tổng hợp composit
SnO2/g-C3N4
17. Trộn lần lượt hỗn hợp gồm
Sn6O4(OH)4 và melamin với các tỉ lệ
1/5, 1/6 và 1/7 vào cối mã não và
nghiền mịn. Cho 3 mẫu vào 3 cốc sứ và
bọc kín bằng giấy nhôm. Sau đó, nung
3 mẫu ở cùng một nhiệt độ 520°C
trong 1h. Để nguội đến nhiệt độ

thường và nghiền mịn thu được sản
phẩm là chất bột màu vàng nâu, kí
hiệu lần lượt là MSC-1:5, MSC-1:6,
MSC-1:7.
18. 2.3 Phương pháp đặc trưng
19. Nhiễu xạ tia X (XRD) của các
mẫu được đo trên nhiễu xạ kế Bruker
D8 Advance, ống phát tia X bằng Cu có
bước sóng λ (CuKα) = 1,5406 Å, công
suất 40 kV, dòng 40 mA. Góc quét từ

100 đến 80o. Góc mỗi bước quét là
0,008o và thời gian mỗi bước quét 0,6
giây. Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM)
được chụp trên máy Nova NanoSEM
450. Phổ hồng ngoại được ghi trên phổ
kế IRAffinity-1S (Shimadzu) trong
khoảng 400 đến 4000 cm -1. Dữ liệu TGADTA được ghi trên SETRAM LABSYS TG tư
nhiệt độ phòng đến 700oC với tốc độ nâng nhiệt
độ 10oC/phút dưới điều kiện dòng không khi.
20. 2.4 Khảo sát hoạt tính xúc
tác quang
21. Hoạt tính xúc tác quang của các
vật liệu được đánh giá dựa trên khả
năng phân hủy rhodamin B (RhB) trong
dưới tác dụng của đèn sợi tóc (220V100W). Quy trình thực hiện như sau:
cho 0,05 g xúc tác vào cốc 100 mL,
sau đó cho tiếp 80mL dung dịch RhB
(20 mg/L) vào cốc, bọc kín cốc bằng
giấy nhôm và khuấy đều cốc trên máy
khuấy từ trong 2h (giai đoạn khuấy
trong bóng tối) để cho quá trình hấp
phụ - giải hấp phụ cân bằng. Sau đó,
hỗn hợp phản ứng được khuấy dưới
điều kiện chiếu sáng bởi đèn dây đốt
vonfram (220V-100W) qua kính lọc tia
UV. Dùng pipet hút hỗn hợp phản ứng
ra (mỗi lần hút 10 mL) theo thời gian
phản ứng (1 giờ hút 1 lần). Sau đó ly
tâm 2 lần, mỗi lần 10 phút, tách lấy
phần dung dịch để phân tích nồng độ

rhodamin B còn lại. Nồng độ RhB trong
các mẫu được xác định bằng phương
pháp đo quang trên máy UV-Vis
(Jenway 6800 của Anh). Ngoài ra, để
khảo sát tính chất hấp phụ của các
mẫu vật liệu, thực hiện một quy trình
tương tự như đánh giá hoạt tính xúc
tác chỉ khác là khuấy hỗn hợp trong
bóng tối.
22.
23. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
24.
25. 3.1 Đặc trưng vật liệu


26. Để xác định cấu trúc và độ tinh
khiết, các mẫu vật liệu đã được đặc
trưng bởi kỹ thuật nhiễu xạ tia X và kết
quả được trình bày trong các hình 2, 3
và 4. Hình 2 trình bày kết quả nhiễu xạ
tia X của g-C3N4 cho thấy có một pic có
cường độ nhỏ ở 2θ = 13,4o và một pic
có cường độ lớn hơn có 2θ = 27,4 o.
Theo các tài liệu đã công bố [1,2], hai
pic này tương ứng với cấu trúc carbon
nitride dạng lớp như graphit (g-C3N4).
Như đã đề cập trong phần tổng quan,
g-C3N4 có cấu trúc dạng lớp như graphit
với pic thứ nhất có 2θ = 13,49 o tương
ứng với mặt (100) và pic thứ hai tương

ứng với mặt (002). Theo phương trình
Vulf-Bragg: 2dsinθ =λ với bậc nhiễu xạ
bằng 1, ta tính được giá trị d 002 ứng với
λ
2θ = 27,4o là d002 = 2 sin θ = 3,3 Å. Giá
trị này chính là bề dày của một tấm.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các
số liệu đã công bố.

27.
28. Hình 2. Giản đồ nhiễu xạ tia X của g-

30.
31.

Hình 3. Giản đồ nhiễu xạ
tia X của SnO2.
32. Hình 4 trình bày kết quả đo
nhiễu xạ tia X của các mẫu vật liệu đã
tổng hợp. Nhìn chung, mặc dù được
tổng hợp với các tỉ lệ khác nhau nhưng
hình dạng các phổ gần như nhau và
cùng xuất hiện các pic đặc trưng của
SnO2 và g-C3N4. Cụ thể, trong phổ biểu
diễn các pic đặc trưng của SnO2 ở
33,8° và 51,8°. Riêng pic ở 26,6o có thể
bị chồng với pic 27,3o của g-C3N4 tạo
thành pic có cường độ mạnh ở 27,1o.
Ngoài ra, điều đáng lưu ý là mẫu này
còn xuất hiện một pic ở vị trí 2θ =

13,1° đặc trưng cho sự có mặt của gC3N4 trong vật liệu. Theo nhiều tài liệu
đã công bố [1,2], g-C3N4 còn có một pic
ở 27,3o. Tuy nhiên, như đã trình bày ở
trên, pic này có thể bị chồng với pic
của g-C3N4. Pic này có cường độ khác
nhau ở các mẫu MSC-1:5, MSC-1:7 và
MSC-1:6, trong đó cường độ cao nhất
là ở mẫu MSC-1:6.

33.

C3N4.

29. Kết quả nhiễu xạ tia X của mẫu

SnO2 tinh khiết được trình bày ở hình 3,
cho thấy rằng pic thứ nhất có cường độ
mạnh ở 2θ = 26,6° tương ứng với mặt
(110) ba pic tiếp theo ở 2θ =33,9°, 2θ
=38,0°, 2θ =51,8° tương ứng với các
mặt (101), (211) và (301) của cấu trúc
tinh thể SnO2 (JCPDS 72-1147), điều
này phù hợp với các số liệu nhiễu xạ
chuẩn cho bốn mặt tứ diện của SnO 2.
Kết quả này phù hợp với các tài liệu đã
được công bố [5].

34. Hình 4. Giản đồ nhiễu xạ tia X của các

mẫu vật liệu MSC-1:5 (a), MSC-1:6

(b) và MSC-1:7 (c).
35. Như vậy, kết quả XRD minh
chứng rằng chúng tôi đã tổng hợp
thành công mẫu vật liệu composit
SnO2/g-C3N4, trong đó mẫu MSC-1:6 có
độ tinh thể cao nhất, điều đó có thể dự


đoán rằng mẫu này có khả năng hoạt
tính xúc tác tốt hơn hai mẫu còn lại.
36. Để kiểm tra hình thái, các vật
liệu cũng được đặc trưng bởi SEM.
Trong hình 5 là hình ảnh SEM của các
mẫu vật liệu MSC-1:n và của SnO 2 tinh
khiết. Có thể nhận thấy rằng đối với
mẫu SnO2 tinh khiết có các hạt dạng
hình cầu đồng đều có đường kính
khoảng 50 nm. Tuy nhiên đối với các
composit có dạng các khối lớn bao
gồm các tấm, có thể do các lớp g-C 3N4
hình thành trên bề mặt SnO 2 [5]. Kết
quả này cũng có thể khẳng định thêm
rằng chúng tôi đã thành công trong
việc tạo composit giữa SnO2 và g-C3N4.

39.

37.

40. Hình 6. Phổ hồng ngoại của g-C3N4 (a)

và SnO2 (b).

41. Để thêm thông tin về thành

38. Hình 5. Hình ảnh SEM mẫu SnO2
(a), MSC-1:5 (b), MSC-1:6 (c),
MSC-1:7 (d) và g-C3N4 (e).

phần cũng như cấu tạo của các vật
liệu, các mẫu còn được đặc trưng phổ
hồng ngoại IR. Để so sánh, phổ IR của
g-C3N4 và SnO2 cũng được trình bày
trong hình 6. Chúng ta dễ dàng nhận
thấy trong hình 6a, các pic có số sóng
804 cm-1, vùng 1250-1650 cm-1 và
3200 cm-1. Theo tài liệu [5], các pic này
tương ứng là mode dao động của các
đơn vị triazine, C-N của vòng dị thể và
liên kết N-H, đặc trưng cho g-C 3N4.
Hình 6b chỉ ra phổ IR của SnO 2, ở đó,
xuất hiện pic có số sóng 628,8 cm-1,
đây là pic đặc trưng của Sn-O [5].
Riêng pic ở 3439 cm-1 có thể là nước
hấp phụ vật lý.
42. Phổ IR của các mẫu MSC-1:5,
MSC-1:6, MSC-1:7 được trình bày trong
hình 7. Tuy có sự sai lệch ở các pic của
3 mẫu vật liệu nhưng đều có xuất hiện
các pic có số sóng 808,2 cm-1, vùng
1245-1650 cm-1, vùng 3000-3600 cm-1.

Kết quả này minh chứng cho sự có mặt
g-C3N4 trong các vật liệu. Bên cạnh đó,
các mẫu tổng hợp còn xuất hiện pic
trong khoảng 605 cm-1 là tín hiệu của
liên kết Sn-O [5]. Dễ dàng nhận thấy
rằng cường pic này tương đối rõ trong
mẫu MSC-1:6, sau đó là MSC-1:7 và
cuối cùng là MSC-1:5. Kết quả này có
thể do hàm lượng SnO2 trong MSC-1:6
lớn. Riêng đối với mẫu MSC-1:5 pic này


không rõ ràng. Nhìn chung, kết quả phổ
IR của các mẫu đều chứng minh sự có
mặt của SnO2 và g-C3N4 trong các
composit SnO2/g-C3N4.

43.

trực tiếp hỗn hợp melamin và Sn 6O4(OH)4. Hy
vọng vật liệu này sẽ cải thiện hoạt tinh xúc tác
quang so với dùng các cấu tử riêng lẻ.

59. 3.2 Đánh giá hoạt tính xúc tác quang
60. Hoạt tinh xúc tác quang của các mẫu

được đánh giá bởi khả năng phân hủy RhB trong
dung dịch nước (hình 9). Để so sánh, hoạt tinh
xúc tác của SnO2 và g-C3N4 riêng rẻ cũng được
trình bày.


61.

44.

Hình 7. Phổ hồng ngoại
của các mẫu vật liệu composit
MSC-1:6 (a), MSC-1:7 (b) và
MSC-1:5 (c).
45. Kết quả đặc trưng TG-DTA của
một mẫu đại diện (MSC-1:6) cũng được
đo và kết quả được trình bày ở hình 8.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy
rằng, quá trình mất trọng lượng có thể
chia làm 3 giai đoạn: thứ nhất từ nhiệt
độ phòng đến khoảng 150oC, tương
ứng với mất nước vật lý; giai đoạn thứ
hai trong khoảng 500oC, khoảng này có
thể ngưng tụ melamin còn lại trong
mẫu thành g-C3N4, giai đoạn này kèm
theo một pic thu nhiệt mạnh ở 485 oC;
giai đoạn thứ ba từ 500 đến 650 oC,
tương ứng với phân hủy g-C3N4. Tất cả
các hiện tượng này phù hợp với sự
phân hủy g-C3N4 trên SnO2 trong
composit.
46.
47.
48.
49.

50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.
57. Hình 8. Giản đồ phân tich nhiệt của
MSC-1:6.

58. Tóm lại, các kết quả đặc trưng chứng
minh rằng SnO2/g-C3N4 đã được tổng hợp thành
công bởi một phương pháp mới bằng cách nung

62.

Hình 9. Đồ thị biểu diễn
sự phụ thuộc C/Co của RhB theo
thời gian phản ứng t trên các vật
liệu.
63. Từ kết quả thu được ở hình 9
cho thấy, trong 2 giờ hấp phụ thì nồng
độ RhB giảm không đáng kể, điều đó
có nghĩa là quá trình hấp phụ đối với
các vật liệu trên là không đáng kể. Đồ
thị chỉ ra rằng, khi so sánh 3 mẫu trên
thì mẫu MSC-1:6 có hoạt tính xúc tác
tốt nhất so với mẫu còn lại là MSC-1:5
và MSC-1:7, và tốt hơn nhiều so với
mẫu SnO2 và g-C3N4 tinh khiết. Trong

khoảng 6h chiếu sáng, độ chuyển hóa
RhB của mẫu MSC-1:6 đã đạt hiệu suất
74,22%. Kết quả đánh giá hoạt tính
xúc tác chỉ rằng mẫu MSC-1:6 tốt nhất
và sau đó là hai mẫu MSC-1:5, MSC-1:7
cho hiệu suất gần như nhau. Đối với
mẫu MSC-1:5 có một lượng g-C3N4 ít,
trong lúc đó trong mẫu MSC-1:7 có một
lượng lớn g-C3N4. Như vậy một tỉ lệ phù
hợp giữa g-C3N4 và SnO2 sẽ cho
composit có hoạt tính tốt. Thêm vào
đó, chỉ có SnO2 hay g-C3N4 nguyên chất
thì hoạt tính xúc tác không cao. Điều
này chứng tỏ có một hiệu ứng cộng
hợp giữa hai vật. Hiệu ứng này cũng có
thể được quan sát đối với các vật liệu
composit bao gồm hai chất bán dẫn, ở
đó các electron kích thích của vùng
dẫn chất bán dẫn này nhảy sang vùng


dẫn chất bán dẫn kia làm giảm hiệu
ứng cộng hợp.
64. Để nghiên cứu động học quá
trình phản ứng, chúng tôi áp dụng mô
hình Langmuir-Hinshelwood và kết quả
thu được như sau (hình 10).
65. Qua các đồ thị được thiết lập, chúng ta
có thể thấy rằng các giá trị gần như nằm trên
đường thẳng và mối quan hệ ln(C o/C) theo thời

gian gần như tuyến tinh với hệ số hồi quy R 2 khá
cao. Do đó, có thể khẳng định rằng các vật liệu
trên tham gia quá trình xúc tác quang tuân theo
mô hình Langmuir-Hinshewood. Tư các đồ thị,
chúng ta dễ dàng xác định được hằng số tốc độ
phản ứng k (bảng 1).

66.
67.

Hình 10. Đồ thị mô phỏng
mô hình Langmuir-Hinshelwood
của các mẫu vật liệu ở 520oC.
68.
Bảng 1. Bảng tổng kết số
liệu hằng số tốc độ theo mô hình
Langmuir-Hinshewood
69. Mẫu
70. Hằng
71. Hệ
vật
số
số

liệu

tốc
độ k

hồi

qu
y
R2
72. MS
73. 0.20
74. 0.
C
539
95
1:5
47
1
75. MS
76. 0,22
77. 0.
C
883
99
1:6
12
0
78. MS
79. 0.21
80. 0.
C
122
97
1:7
63
1

81. MS
82. 0.21
83. 0.
C
122
97
1:7
63
1
84. Kết quả trên cho thấy rằng,
hằng số tốc độ phản ứng có sự khác
biệt nhau giữa các vật liệu và mang
tính đặc trưng. Hằng số tốc độ giảm
dần theo thứ tự: MSC-1:6 > MSC-1:7>
MSC-1:5.
85.
Tóm lại, các kết luận đánh
giá hoạt tính xúc tác ở trên chỉ ra rằng
vai trò của việc kết hợp SnO2 với g-C3N4
đã tạo nên vật liệu cải thiện hoạt tính
xúc tác quang của SnO 2. Kết quả này
có thể mở ra việc gắn SnO 2 lên trên
các chất nền khác nhau để làm tăng
hoạt tính xúc tác quang và một số ứng
dụng khác.
86.
87. 4. KẾT LUẬN
88. 1. Chúng tôi đã tổng hợp được 3
mẫu vật liệu composit SnO2/g-C3N4
bằng phương pháp đơn giản khi đi từ

melamin và Sn6O4(OH)4 ở các tỉ lệ khối
lượng khác nhau, kí hiệu là MSC-1:n với
n = 5, 6, 7 tương ứng với các tỉ lệ
Sn6O4(OH)4:melamin là 1:5, 1:6, 1:7 ở
520°C. Bằng các phương pháp đặc
trưng nhiễu xạ như IR, nhiễu xạ tia X,
phân tích nhiệt đã cho thấy sự hình
thành của cấu trúc g-C3N4 và SnO2 với
những số liệu phù hợp của các công bố
trước đó về SnO2 và g-C3N4.
89.
2. Tất cả các mẫu thu
được đều thể hiện tính chất xúc
tác quang trong vùng ánh sáng
khả kiến và quá trình xúc tác
tuân theo mô hình Langmuir-


Hinshelwood. Trong 3 mẫu thu
được, mẫu MSC-1:6 có hoạt tính
xúc tác quang tốt nhất.
90.

91. Lời cảm ơn: Công trình này
được tài trợ thông qua đề tài
cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo
mang mã số B2016-DQN-01.

92.


93.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
94. [1] A. Thomas, A. Fischer, F.

Goettmann, M. Antonietti, J. O.
Muller, R. Schlogl and J. M.
Carlsson,
Graphitic
carbon
nitride materials: variation of
structure and morphology and
their use as metal-free catalysts,
J. Mater. Chem. 18 (2008) 4893–
4908.
95. [2] G. Dong, Y. Zhang, Q. Pan, J.
Qiu, A fantastic graphitic carbon
nitride
(g-C3N4)
material:
Electronic
structure,
photocatalytic
and
photoelectronic
properties,
Journal of Photochemistry and

Photobiology C: Photochemistry
Reviews 20 (2014) 33-50.
96. [3] Y. Wang, J. Zhang, X. Wang,

M. Antonietti, and H. Li, Boronand
Fluorine-Containing
Mesoporous
Carbon
Nitride
Polymers: Metal-Free Catalysts
for
Cyclohexane
Oxidation,
Angew. Chem. Int. Ed. 49 (2010)
3356-3359.
97. [4] Y. Hou, A. B. Laursen, J.
Zhang, G. Zhang, Y. Zhu, X.
Wang,
S.
Dahl,
and
I.
Chorkendorff,
Layered
Nanojunctions for HydrogenEvolution
Catalysis,
Angew.
Chem. Int. Ed. 52 (2013) 3621 –
3625.
98. [5] Y. He, L. Zhang, M. Fan, X.
Wang, M. L. Walbridge, Q. Nong,
Y. Wu, L. Zhao, Z-scheme SnO2x/g-C3N4 composite asanefficient
photocatalyst
for

dyedegradation
and
photocatalytic CO2 reduction,
Solar Energy Materials & Solar
Cells 137 (2015) 175–184.



×