Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, THUỘC HUYỆN BA VÌ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.35 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC
GIA BA VÌ, THUỘC HUYỆN BA VÌ- HÀ NỘI

Địa điểm thực tập:

Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường – Sở Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội

Người hướng dẫn:

Đặng Thị Hạnh

Giáo viên hướng dẫn:

Hoàng Thị Huê

Đơn vị công tác:

Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Thu Trang


Lớp:

ĐH3QM3

Mã SV:

DH00301584

Hà Nội, 5 tháng 3 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA
BA VÌ, THUỘC HUYỆN BA VÌ- HÀ NỘI

Địa điểm thực tập: Chi cục bảo vệ môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)


Hà Nội, 5 tháng 3 năm 2017


LỜI CÁM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn
sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền
đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và
đặc biệt, trong học kỳ này, nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô
thì em nghĩ bài báo cáo thực tập này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần
nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy cô.
Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với cô
Hoàng Thị Huê đã nhiệt tình chỉ bảo, có những lời khuyên và hướng dẫn em hoàn
thành tốt khóa thực tập này.
Quá trình thực tập và viết báo cáo thực hiện trong khoảng thời gian 10 tuần. Thời
gian không quá ngắn cũng không quá dài nhưng chính là những bước đầu đi vào thực
tế còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ của em. Khoảng thời gian này em đã được làm việc tại
phòng Thẩm Định và ĐTM (Đánh giá tác động môi trường) – Chi cục bảo vệ môi
trường – Sở Tài nguyên và Môi Trường, được các cô, các bác và các anh chị trong
phòng tận tình chỉ bảo, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn em. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sự biết ơn sâu sắc đến các cô, các bác, các anh chị ở Chi Cục Bảo Vệ
Môi trường, đặc biệt là chị Đặng Thị Hạnh đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong
suốt thời gian thực tập.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập,
rất khó tránh khỏi sai sót, rất mong các quý Thầy, Cô thông cảm và bỏ qua. Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh
nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài luận văn tốt nghiệp sắp tới.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Trang


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập:

-

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có nguồn
tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam hiện đã
biết khoảng 10.350 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài Rêu, 600 loài Nấm
và hơn 2000 loài Tảo. Về động vật cũng đã biết 224 loài thú; 828 loài chim; 258 loài
bò sát, lưỡng cư và khoảng 5.500 loài côn trùng.
Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên gần như là thành lũy cuối cùng
bảo vệ cho tương lai của các loài động, thực vật cũng đang bị xâm hại. Trong đó có
VQG Ba Vì, với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng đang phải đối mặt với
sức ép rất lớn từ nhu cầu cuộc sống của người dân vùng đệm, nơi mà cuộc sống còn
nhiều khó khăn, thu nhập phụ thuộc một phần lớn vào nguồn tài nguyên rừng.
Do đó yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là phải bảo tồn và phát triển được nguồn
tài nguyên động, thực vật vốn đang bị suy thoái ở vườn quốc gia Ba Vì.
Bên cạnh đó phải nâng cao giá trị, kiến thức sử dụng nguồn tài nguyên một cách
có hiệu quả và bền vững.
Vườn quốc gia Ba Vì là đơn vị kinh tế, sự nghiệp khoa học, có chức năng trồng,
bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học kết

hợp với thăm quan, học tập, du lịch:
Bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên còn nguyên vẹn của rừng cấm.
Trồng mới, phục hồi, bảo vệ rừng, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các đặc sản
rừng và các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan.
Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản với mục đích phục vụ bảo tồn.
Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học, giáo dục hướng nghiệp và tham quan du lịch.
Nhằm góp phần tìm hiểu tính đa dạng các loài động, thực vật ở VQG Ba Vì cũng
như đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên động,
thực vật ở Ba Vì, do vậy em thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh
học ở Vườn Quốc Gia Ba Vì, thuộc huyện Ba Vì – Hà Nội”.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu chung

Tên cơ sở

Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Hà Nội

Địa chỉ

Tầng 9 Cung Trí thức, Số 80, Đường Trần Thái Tông, Phường
Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại

04. 37 833 890 – 04. 37 833 891


Fax

04.37833926

E-mail



Website



1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Căn cứ Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 18/9/2008 của UBND thành phố Hà
Nội về việc thành lập Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Hà Nội trực thuộc Sở Tài Nguyên
và Môi Trường thành phố Hà Nội; Quyết định số 227/QĐ-STNMT ngày 19/3/2015
của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội về việc ban hành Quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế và mối quan hệ công tác của Chi Cục
Bảo Vệ Môi Trường Hà Nội trực thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hà
Nội.
Căn cứ quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của UBND thành
phố Hà Nội về việc ban hành quy định về Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền
lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số điều
của Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội
Xét đề nghị của trưởng phòng tổng hợp:
Điều 1. Vị trí và chức năng
1.Vị trí: Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội là đơn vị quản lý hành chính trực
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội; có tư cách pháp nhân đầy đủ;

có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy
định hiện hành của pháp luật.
2. Chức năng: Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội có chức năng tham mưu giúp
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hà
Nội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn
thành phố Hà Nội.

6


Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch,
dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở; tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;
- Thẩm định các chỉ tiêu môi trường và đa dạng sinh học trong các chiến lược,
quy hoạch, đề án, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND Thành phố;
- Tổ chức thẩm định báo cáo đánh môi trường chiến lược; báo cáo đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án tại phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính ph và đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của
Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Tổ chức thẩm định báo cáo các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa
dạng sinh học thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường, các công trình,
biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành
phố theo quy định của pháp luật hiện hành; tổ chức xác nhận việc đăng ký và thực hiện
kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ
thuộc thẩm quyền;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch bảo

vệ môi trường, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương và tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc bảo tồn đa dạng sinh học tại các
cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và việc thực hiện bảo tồn loài thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm cây trồng, vật nuôi trên địa
bàn Thành phố;
- Thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo sự
phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Cấp, điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại theo quy định của pháp
luật; tổ chức thực hiện việc thống kê hàng năm các chỉ tiêu về tình hình phát sinh và
xử lý chất thải tại địa phương;

7


- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng
hoặc thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp
luật;
- Thẩm định, kiểm tra xác nhận việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về cải tạo
phục vụ môi trường và ký quỹ cải tạo phục vụ môi trường trong khai thác khoáng sản
đối với các dự án thuộc thẩm quyền của ỦY ban nhân dân Thành phố; hướng dẫn,
kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phòng
ngừa, bảo vệ, khắc phục, cải tạo môi trường, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa
dạng sinh học theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với
môi trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây
ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã trở lên; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế
hoạch phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố môi trường;
- Chủ trì xây dựng năng lực và huy động lực lượng khắc phục ô nhiễm môi
trường do các sự cố gây ra theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố;

- Tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, sửa đổi, bổ sung danh mục và các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để;
- Xác nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
đã hoàn thành xử lý triệt để; kiểm tra công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, việc thực hiện hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm
xử lý triệt để một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công
ích theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Thành
phố theo quy định;
- Thực hiện việc đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng
nhận, giấy xác nhận về môi trường và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh
học, bồ thường và phục hồi môi trường, thu phí và lệ phí bảo vệ môi trường, ký quỹ
cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật;

8


- Xây dựng chương trình quan trắc môi trường và tổ chức thực hiện quan trắc
môi trường theo chương trình được phê duyệt; quy hoạch mạng lưới quan trắc môi
trường của Thành phố;
- Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường và đa dạng sinh học của
Thành phố;
- Tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc, quản lý số liệu quan trắc môi trường và
đa dạng sinh học theo thẩm quyền;
- Tổ chức điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, đánh
giá các hệ sinh thái, loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (không
bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm) và nguồn gen bị suy
thoái; đề xuất và triển khai thực hiện các biện pháp, mô hình bảo tồn, hồi phục, sử
dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học tại địa phương;

- Hướng dẫn, tổ chức điều tra, lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại và thực hiện
các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; hướng dẫn,
kiểm tra việc quản lý loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn Thành phố; tiếp nhận, xử lý
thông tin, dữ liệu về các loài sinh vật biến đổi gen; hướng dẫn kiểm tra các hoạt động
về quản lý nguồn gen trên địa bàn Thành phố;
- Tổ chức thu thập, quản lý, thống kê, lưu trữ và cung cấp dữ liệu về môi trường;
xây dựng, cập nhật, duy trì và vận hành hệ thống thông tin, tư liệu, cơ sở dữ liệu môi
trường Thành phố; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo đa dạng sinh học
Thành phố; tổ chức đánh giá, dự báo và cung cấp thông tin về ảnh hưởng của ô nhiễm
và suy thoái môi trường đến con người, sinh vật;
- Tổng hợp, công bố thông tin về môi trường Thành phố theo quy định của pháp
luật;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các
vấn đề môi trường có liên quan, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bền vững tài
nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học;
- Giúp giám đốc Sở tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân Thành phố thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn;

9


- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thực
hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo
phân công của Giám đốc Sở;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường đối
với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã thuộc thành phố và cán bộ
Địa chính – Xây dựng, cán bộ môi trường xã, phường, thị trấn, tuyên truyền, bổ biến,
giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường trên địa bàn Thành phố; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh

tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề nghị
Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
về môi trường và bồi thường thiệt hại liên quan đến môi trường theo phân công của
Giám đốc Sở;
- Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ, công thức thuộc Chi cục
theo phân cấp của UBND Thành phố, Giám đốc Sở và quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao và các nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật.
Điều 3: Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo chi cục, gồm: Chi cục trưởng và các phó Chi cục trưởng
-

Chi cục trưởng do Giám Đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường thành phố Hà Nội đề nghị
UBND Thành phố quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm; Chi cục trưởng chịu trách nhiệm,
trước pháp luật, trước UBND Thành phố và Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường
thành phố Hà Nội về toàn bộ hoạt động của Chi cục bảo vệ môi trường trong việc thực
hiện nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm báo cáo UBND Thành phố và Giám đốc Sở
về các mặt hoạt động của Chi cục khi được yêu cầu.

-

Phó Chi cục trưởng là người giúp việc Chi cục trưởng do Chi cục trưởng đề nghị Giám
đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường thành phố Hà Nội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm;
Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND Thành phố, Giám
đốc Sở và Chi cục trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền
phụ trách.

b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm:
10



-

Phòng tổng hợp;

-

Phòng thẩm định và đánh giá tác động môi trường;

-

Phòng kiểm soát ô nhiễm;

-

Phòng quản lý dự án và truyền thông;

c) Đơn vị sự nghiệp thuộc chi cục:
- Trung tâm Ứng dụng phát triển công nghệ môi trường là đơn vị sự nghiệp thực hiện

dịch vụ công về bảo vệ môi trường, tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thay thế các quyết định trước đây trái
với quyết định này
Giao Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hà Nội căn cứ các văn
nản pháp luật hiện hành có liên quan, ban hành quy chế làm việc của Chi cục Bảo vệ
môi trường Hà Nội.
Chánh văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài Nguyên và
Môi Trường, Thủ tướng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các quận,
huyện và tương đương; Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội trực thuộc Sở Tài Nguyên

Môi Trường Hà Nội; Chi cục trưởng Chi cục Bảo Vệ môi trường Hà Nội chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này./.
1.3. Cơ cấu tổ chức
1.3.1. Phòng Tổng hợp

Chức năng chính là tham miu giúp Chi cục trưởng trong công tác quản lý tổ chức
bộ máy, công chức, lao động hợp đồng của Chi cục; công tác kế hoạch, tài chính; công
tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, thi đua khen thưởng của Chi cục Bảo vệ Môi
trường Hà Nội.
1.3.2. Phòng Kiểm soát ô nhiễm

Là phòng chuyên môn, có chức năng tham miu, giúp Chi cục trưởng thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác kiểm soát ô nhiễm; quản lý chất thải.
1.3.3. Phòng quản lý dự án và truyền thông

Là phòng chuyên môn, có chức năng tham miu, giúp Chi cục trưởng thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác quản lý các dự án trong nước và hợp tác quốc
tế; Công tác truyền thông môi trường.
11


1.3.4. Phòng thẩm định và đánh giá tác động môi trường.

Tham mưu cho Chi cục trưởng, Giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND Thành phố
về việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật.

12



CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập

2.1.

Đối tượng thực hiện:
-

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ động, thực vật thuộc huyện Ba Vì
Các đối tượng nghiên cứu chi tiết gồm: Thành phân loài thực vật, động vật; Các loài
động, thực vật có giá trị bảo tồn; giá trị sử dụng và nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh
học.
Phạm vi thực hiện:

-

Chuyên đề được thực hiện tại Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Hà Nội – thuộc Sở Tài
Nguyên Môi Trường Hà Nội.
Chuyên đề được thực hiện từ ngày 26 tháng 12 năm 2016 đến ngày 5 tháng 3 năm
2017.

-

Phương pháp thực hiện:

2.2.
-

-


-

-

Kinh nghiệm thực tế: Tại cơ sở thực tập, tôi nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các anh
chị trong phòng ĐTM thuộc Chi Cục Môi Trường Hà Nội, được các anh chị hướng
dẫn tận tình tại chỗ, mỗi khi gặp khúc mắc hay khó khăn gì trong công việc các anh
chị chuyên ngành và các bộ có kinh nghiệm đều tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cách xử
lý công việc hợp lý.
Phương pháp thu thập số liệu thông tin: Trong thời gian thực tập, tôi có tìm hiểu và
tham khảo một số tài liệu liên quan đến chuyên ngành thực tập của mình tại cơ sở thực
tập, tìm hiểu các báo cáo đa dạng sinh học thuộc vườn quốc gia Ba Vì thuộc huyện Ba
Vì...
Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu và thu thập thêm những nguồn thông tin, tài liệu bên
ngoài như: Internet, sách báo…về những nội dung liên quan đến chuyên ngành thực
tập của bản thân.
Phương pháp phân tích thông tin tài liệu: Sau khi thu thập được những nguồn thông
tin, số liệu liên quan đến chuyên đề tôi bắt đầu tiến hành chọn lọc, sắp xếp và phân
tích những tài liệu đó.
Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc và phát triển các nghiên cứu trước đây về
vấn đề đa dạng hệ động, thực vật của khu vực Ba Vì.

13


Mục tiêu và nội dung của chuyên đề

2.3.
-


Mục tiêu:
Nhằm đánh giá được tính đa dạng động, thực vật, xác định các nguyên nhân gây suy
giảm từ đó đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Ba Vì
Hà Nội.
Nội dung:




Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội thuộcHuyện Ba Vì
Đa dạng sinh học ở khu vực nghiên cứu

-

Đa dạng khu hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu
Đa dạng khu hệ Thú ở khu vực nghiên cứu
Đa dạng khu hệ Chim ở khu vực nghiên cứu
Đa dạng khu hệ Bò Sát, Lưỡng Cư ở khu vực nghiên cứu
Đa dạng khu hệ Côn trùng ở khu vực nghiên cứu
Đa dạng khu hệ Cá ở khu vực nghiên cứu
Đa dạng khu hệ Thực vật nổi ở khu vực nghiên cứu
Đa dạng khu hệ Động vật nổi ở khu vực nghiên cứu



Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở
VQG Ba Vì
Kết quả đạt được trong đợt thực tập


2.4.

2.4.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.4.1.1.Điều kiện tự nhiên ở Ba Vì
-

Vị trí địa lý:
Toạ độ địa lý: Từ 20 độ 55' đến 21 độ 07' vĩ bắc và 105 độ 18' đến 105 độ 30'
kinh đông.
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì (Hà
Nội) và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 10.814,6 ha, cách
Sơn Tây, Hà Nội 15 km và cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây.

-

Địa hình địa mạo
Ba Vì là vùng núi cao trung bình nằm ở rìa tây của đồng bằng Bắc Bộ với 3 đỉnh
núi cao nhất là: đỉnh Vua 1298 m, đỉnh Tản Viên 1227 m và đỉnh Ngọc Hoa 1180 m và
một số đỉnh thấp hơn là: Hang Hùm 776 m, Gia Dê 714 m. Xung quanh là các dãy núi,
dãy đồi thấp, lượn song xen kẽ với ruộng nước và các thủy vực.
Dãy núi Ba Vì gồm 2 dải dông chính:Dải dông theo hướng đông tây, và dải dông
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, gồm hệ thống các đỉnh núi: Đỉnh vua 1296m, đỉnh
Tản Viên 1227m, đỉnh Ngọc Hoa 1131m, và Đỉnh Viên Nam 1.031m.
14


-

Địa chất thổ nhưỡng

Theo tài liệu nghiên cứu địa chất, địa mạo khu vực Ba Vì có 7 nhóm đá và 4 loại
đất chính, ở phân khu phục hồi sinh thái có 7 loại đất.






-

Khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm là 23,320C.
Lượng mưa trung bình năm: 2033mm
Độ ẩm không khí trung bình: 83%
Khả năng bốc thoát hơi: từ 861,9 mm/năm đến 759,5mm/năm
Tổng lượng bức xạ mặt trời hàng năm từ 120 - 130 Kcalo/cm2
Thủy văn
Hệ thống suối trong khu vực chủ yếu theo hai hướng chính: Hướng Bắc, Đông
Bắc là phụ lưu của sông Hồng và hướng Tây là phụ lưu của sông Đà

-

Tài nguyên rừng và đất rừng
Tổng diện tích rừng và đất rừng 10.814,6 ha. Trong đó:




Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 1.648,6ha
Phân khu phục hồi sinh thái: 8.823,5ha

2.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

-

Dân số, dân tộc, lao động
Dân số trong khu vực có 20.569 hộ, 89.981 người. Dân tộc Mường chiếm 77,3%;
dân tộc Kinh 20,4%; dân tộc Dao 2,15% và dân tộc thái 0,15%. Tổng số lao động là
51.558 người.

-

Sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp trong vùng chủ yếu là đất lâm nghiệp, chiếm 44,9%;
diện tích đất nông nghiệp chiếm 22,04%. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người
thấp, 996 m2/người (bao gồm cả đất cấy lúa và đất trồng màu). Sản xuất lương thực:
trung bình 4,55 tấn/ha/năm.

-

Sản xuất lâm nghiệp
Trong khu vực không có khai thác rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng do Vườn
quản lý, rừng trồng ở các xã theo chương trình 327, 661 và các dự án khác là rừng
phòng hộ do vậy không khai thác.

15


-

Công nghiệp chế biến nông lâm sản, dịch vụ

Trên địa bàn có 8 cơ sở sản xuất công nghiệp, quy mô của các cơ sở nhỏ. Có 11
cơ sở du lịch đang hoạt động.

-

Cơ sở hạ tầng
Giáo dục: Toàn vùng đã có 1.309 giáo viên 14.731 học sinh.
Giao thông: các xã đều có đường liên xã đã được trải nhựa. Hệ thống lưới điện
Quốc gia đã đến tất cả các xã.
Đa dạng sinh học ở VQG Ba Vì

2.4.1.3.

Do rừng núi Ba Vì có nhiều đai cao nên có nhiều kiểu rừng khác nhau phụ thuộc
vào vi khí hậu của các đai cao. Thảm thực vật ở đây rất phong phú, vừa có các loài
thực vật nhiệt đới vừa có loài á nhiệt đới. Với một hệ thực vật loài đa dạng như vậy
nên Ba Vì cũng có hệ động vật hoang dã đa dạng, phong phú.
a) Về khu hệ Thực vật ở khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra, khảo sát và phân tích thành phần loài thực vật tại khu vự nghiên
cứu đã xác định được 431 loài thuộc 88 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch:
ngành Dương xỉ, ngànhHạt trần và ngành Hạt kín. Bảng 2.1.
Bảng 2.1.Thành phần loài thực vật ở khu vực nghiên cứu
STT

Ngành

Lớp

Họ


Loài

1

Ngành Dương xỉ

13

44

2

Ngành Hạt trần

2

4

3

Ngành Hạt kín

Lớp Hai lá mầm

56

308

Lớp Một lá mầm


17

75

88

431

Tổng

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa dạng về thành phần loài thực vật tại khu vực
nhiên cứu. Trong đó giá trị sử dụng tiền năng của thực vật ở khu hệ rất lớn và phong
phú như lấy gỗ, làm thuốc, thức ăn, làm cảnh, tạo bóng mát, cho nhựa, tinh dầu,
nguyên liệu giấy sợi,…
Nét riêng của vùng cao Ba Vì là tuy cùng nằm trong vùng có hệ thực vật bản địa
của Việt Nam – Nam Trung Hoa như một số nơi khác nhưng ảnh hưởng của độ cao, số
loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở á nhiệt đới và ôn đới nhiều hơn . Đáng chú ý là ở
đây đã có tới 5 chi 5 loài thuộc họ Đỗ quyên (Ercaceae), 6 loài thuộc họ Chè
(Theacae), 3 chi 19 loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae) nhiều hơn số chi cùng họ ở Vườn
Quốc gia Cúc Phương (Nơi có diện tích lớn gấp 10 lần. Ngược lại số chi có loài thuộc

16


các họ phân bố chủ yếu ở nhiệt đới như họ Dầu (Dipterocapaceae) lại tồn tại tương đối
ít ở vùng cao BaVì.
Nhiều loài phân bố phổ biến ở đây như : Giổi Nhung (Michelia faveolata), Giổi
lá bạc (Michelia cavalcria), các loài họ Đỗ Quyên (Ericaceae), chè thơm (Annesla
fragrans), Hoa tiên (Asarum maximum), Mắc niễng bạc (Eberbardtia aurata), Dẻ lá tre

(Quercus bambusaefolia) Dẻ đấu nứt (Castanopsis fissa), Chẹo lông (Engelbardtia
spicata)… chỉ gặp ở các vùng cao Tam Đảo (Vĩnh Phú), SaPa ( Lào Cai), Bạch Mã
(Thừa Thiên Huế ), Sốp Cộp (Sơn La), Hoàng Su Phì ( Hà Giang), trong khi các loài
phổ biến trong các kiểu rừng kín ẩm nhiệt đới như: Chò xanh thuộc họ Bàng
(Combretaceae), Chò chỉ, Chò nâu, Táu ruối, Táu nước, thuộc họ dầu
(Dipteracacrpaceae) lại không tồn tại mặc dầu có thể gặp chúng ở đai thấp 600m trở
xuống: Những đặc điểm trên đã phản ánh rõ nét rừng đai cao Ba Vì gồm nhiều thực
vật thuộc đai á nhiệt đơí núi thấp.
Tham gia vào thành phần thực vật ở đây còn có một loài thực vật tàn di (Hoá
thạch sống) của Kỷ Đệ Tam, qua thời kỳ băng hà còn sót lại như: Các loài Quyết thân
gỗ: Cibotium barometz (L).J.Sm; Gymnosphaera gigantean (Wall. ex Hook) và các
loài thực vật hạt trần Calocedrus macrolepis, Podocarpus neriifolius D. Don,
Cepbalotaxus mannii Hooker, Amentotaxus … làm tăng thêm tính đa dạng và phong
phú của hệ thực vật.


Cây gỗ quí hiếm:
Có 18 loài, điển hình là:
1.

Bách xanh: Calocedrus macrolepis.

2.

Thông tre: Podocarpus neriifolius

3.

Sến mật: Madhca pasquieri


4.

Giổi lá bạc: Michelia cavaleriei

5.

Phỉ ba mũi: Cephalotaxus manii

6.

Dẻ tùng sọc trắng: Amentotaxus oliver

7.

Vàng tâm: Magliatia fordiana

8.

Trầm: Aquylaria crassna Pierre

9.

Lát hoa: Chukrrasia tabularis

10. Re hương: Cinnamomuum incrs Reinw
11. Vù hương: Cinnamomuum balansae Lec

17



12. Mắc liễng: Eberhardtia tonkinensis
13. Lim xanh: Erythrofloeum fordii II.Lec
14. Đinh thối: Hernandia brillett Steenis
15. Táu mặt quỷ: Hopea sp
16. Thiết đinh: Markhamia stipullata Seem
17. Giổi xanh: Michelia mediocris Dandy
18. Giổi găng: Paramichelia baillonii (Pierre) Hu






Thực vật đặc hữu Ba Vì có 8 loài:
1.

Mua Ba Vì: Allomorphia baviensis

2.

Thu hải đường Ba Vì: Begonia baviensis

3.

Xương cá Ba Vì: Tabernaemontana baviensis

4.

Cau rừng Ba Vì: Pinanga baviensis


5.

Lưỡi vàng làng cò: Lasianthus langkokensis

6.

Sặt Ba Vì: Fargesia baviensis

7.

Mỡ Ba Vì: Maglolia baviensis

8.

Cói túi Ba Vì (Kiết Ba Vì): Carex bavicola Raym

Thực vật mang tên Ba vì: 2 loài
1.

Cà lồ Ba Vì: Caryodaphnopsia baviensis

2.

Bời lời Ba Vì: Litsea baviensis

Thực vật cây thuốc:
Thực vật cây thuốc Vườn Quốc gia Ba Vì có tới 503 loài thuộc 118 họ, 321 chi
chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau trong đó có nhiều loài thuốc quý như: Hoa
tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên
(Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hoàng đằng (Fibraurea

tinctoria)…

 Các loài thực vật có giá trị bảo tồn.
Trong tổng số 431 loài thực vật được ghi nhận tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi
ghi nhận được7loài có giá trị bảo tồn cao bao gồm:
+ Sách Đỏ Việt Nam (2007): 2loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp).

18


+ Danh lục đỏ IUCN (2014): 4 loài, gồm: 3 loài bậc VU (Sẽ nguy cấp), 1 loài bậc
NT (Gần nguy cấp).
+ Nghị định 32/2006/NĐCP: 3 loài thuộc nhóm IIA (Hạn chế khai thác sử dụng).
Danh sách các loài được tổng hợp trong bảng 2.2
Bảng 2.2. Các loài thực vật có giá trị bảo tồn ở khu vực nghiên cứu
SĐVN,
2007

IUCN,
2014

NĐ32 /
2006

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học


1

Bách tán

Araucaria
heterophylla

VU

2

Trắc bách diệp

Thuja orientalis

NT

3

Vạn tuế

Cycas revoluta

IIA

4

Vàng giang

Fibraurea tinctoria


IIA

5

Bình vôi

Stephania rotunda

IIA

6

Tắc kè đá

Drynaria bonii

VU

VU

7

Trắc

Dalbergia tonkinensis

VU

VU


1

3

Tổng số

1

Theo kết quả điều tra cho thấy hệ thực vật tại khu vực huyện Ba Vì rất đa dạng cả
về thành phần loài và về tiềm năng sử dụng. Tuy nhiên tại đây việc khai thác sử dụng
các nguồn tài nguyên thực vật chưa có hệ thống chính vì vậy khả năng các loài thực
vật quý hiếm có giá trị dần bị cạn kiệt, chính vì vậy cần đưa ra các biện pháp quản lý
và bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên hợp lý.
b) Về khu hệ Thú ở khu vực nghiên cứu
 Thành phần loài thú

Kết quả điều tra, khảo sát thành phần loài thú tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi
đã ghi nhận được 48 loài thú thuộc 15 họ,6 bộ bao gồm các bộ sau: bộ Nhiều răng, bộ
Chuột voi, bộ Ăn sâu, bộ Dơi, bộ Ăn thịt, bộ Gặm nhấm.
STT

Bộ

Họ

Loài

1


Bộ Nhiều răng

1

1

2

Bộ Chuột voi

1

1

3

Bộ Ăn sâu

1

1

4

Bộ Dơi

5

15


5

Bộ Ăn thịt

3

4

6

Bộ Gặm nhấm

4

16

Tổng

15

48

19


Tại khu vực này, về động vật có thể gặp một số loài thú như: Đồi Tupaia
belangeri, Dơi lá quạt Rhinolophus paradoxolophus, Chồn bạc má bắc Melogale
moschata, Cầy vòi mốc Paguma larvata, Sóc bụng đỏ Callosciurus crythracus, Sóc
bụng xám Callosciucus erythraeus,… Nơi cửa rừng, những nơi cây rừng rậm rạp còn
gặp nhiều loài thuộc họ Chuột Muridae.


 Các loài thú có giá trị bảo tồn
Trong tổng số 48 loài thú ghi nhận được theo hệ sinh thái rừng ở khu vực nghiên
cứu đã thống kê được 6 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn (Bảng 2), gồm:


Sách Đỏ Việt Nam (2007): Có 4 loài, đều ở bậc VU (Sẽ nguy cấp).



Danh lục đỏ IUCN (2011): Có 3 loài; gồm 1 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp) và 2
loài ở bậc NT (Sắp bị đe doạ).



Nghị Định 32/2006/NĐ-CP (2006): Có 2 loài, gồm: 1 loài được ghi trong nhóm
IB (Nghiêm cấm khai thác sử dụng) và 1 loài được ghi trong nhóm IIB (Hạn chế khai
thác sử dụng).
Bảng 2.3. Các loài thú có giá trị bảo tồn huyện Ba Vì, Hà Nội
SĐVN,

IUCN,

2007

2011

TT

Tên phổ thông


1

Dơi chó cánh ngắn

VU

2

Dơi lá quạt

VU

3

Dơi đốm hoa

4

Dơi mũi ống cánh lông

VU

5

Rái cá vuốt bé

VU

6


Cầy hương

NĐ 32 /2006

VU
NT
NT

IB
IIB

Tổng số

4

3

2

Ghi chú:
VU - Sẽ nguy cấp; NT - Sắp bị đe doạ.
IB - Nghiêm cấm khai thác sử dụng; IIB - Hạn chế khai thác sử dụng.
Đã thống kê được ở khu vực nghiên cứu có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như:
Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea, Chồn bạc má bắc Melogale moschata, Cầy vòi đốm
Paradoxurus hermaphroditus, Cầy vòi mốc Paguma larvata, Cầy hương Viverricula
indica, Đon Atherurus macrourus,... nhưng trữ lượng của các loài này rất thấp. Nếu
được bảo vệ tốt, số lượng cá thể của nhiều loài động vật có giá trị kinh tế cao sẽ được
phục hồi và sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho địa phương.
20



Một giá trị phi vật thể của hệ động vật hoang dã ở khu vực nghiên cứu là phục vụ
du lịch, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên. Nhiều loài thú như các loài sóc cây còn tương đối
dễ gặp hoặc nghe được tiếng kêu, tiếng hót. Nhiều loài trong số đó có hình dáng đẹp
(Sóc bụng đỏ, sóc mõm hung). Đây là những đối tượng làm cho sinh cảnh ở các địa
điểm du lịch của huyện Ba Vì thêm sinh động, tăng thêm sự hấp dẫn cho khách du
lịch. Nếu được bảo vệ tốt, số lượng cá thể của nhiều loài sẽ được tăng lên, tạo khả
năng tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, tìm hiểu thiên nhiên.
c) Về khu hệ Chim ở khu vực nghiên cứu

 Thành phần loài chim
Kết quả điều tra, khảo sát thành phần loài chim tại khu vực nghiên cứu, chúng
tôi đã ghi nhận được 98 loài chim thuộc 32 họ, 11 bộ bao gồm các bộ sau: bộ Gà, bộ
Ngỗng, bộ Gõ kiến, bộ Sả, bộ Yến, bộ Cu cu, bộ Cú, bộ Bồ câu, bộ Hạc và bộ Sẻ, bộ
Sếu. (Bảng 2.4).
Bảng 2.4.. Thành phần loài chim ở khu vực nghiên cứu
STT

Bộ

Họ

Loài

1

Bộ Gà

1


3

2

Bộ Ngỗng

1

1

3

Bộ Gõ kiến

2

4

4

Bộ Sả

2

2

5

Bộ Cu cu


2

5

6

Bộ Yến

4

26

7

Bộ Cú

2

3

8

Bộ Bồ câu

1

3

9


Bộ Sếu

1

1

10

Bộ Hạc

3

7

11

Bộ Sẻ

13

43

32

98

Tổng

Hệ sinh thái rừng tự nhiên: Hầu như các loài chim đều tập trung trong dạng sinh

cảnh này. Bắt gặp nhiều loài chim, đặc trưng là các loài thuộc họ Trĩ (Phascianidae),
họ Cu cu (Cuculidae), họ Cú mèo (Strigidae), nhiều loài thuộc bộ Gõ kiến
(Piciformes) và hầu hết các loài của bộ Sẻ (Passeriformes). Các loài thường xuất hiện
như: Bồng chanh Alcedo atthis; Diều hâu Milvus migrans; Diều hoa miến điện

21


Spilornis cheela; Cò ruồi Bubulcus ibis; Cò bợ Ardeola bacchus; Chèo bẻo Dicrurus
macrocercus; Chích chòe Copsychus saularis,...

 Các loài chim có giá trị bảo tồn
Căn cứ vào các tiêu chí phân hạng các loài động vật đang bị đe doạ trong Sách
Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2014) và danh sách các loài quí hiếm có
tên trong Nghị định 32/2006/NĐCP của Chính phủ. Bảng 3
Trong tổng số 98 loài chim ghi nhận được theo hệ sinh thái rừng ở khu vực
nghiên cứu đã thống kê được có 3 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn


Sách Đỏ Việt Nam (2007): Có 1 loài ở bậc LR/nt - Sắp bị đe doạ .



Danh lục đỏ IUCN (2014): Không có loài nào.



Nghị Định 32/2006/NĐ-CP (2006): Có 3 loài, gồm: 1 loài được ghi trong nhóm
IB (Nghiêm cấm khai thác sử dụng) và 2 IIB - Hạn chế khai thác sử dụng
Bảng 2.5. Các loài chim ở khu vực nghiên cứu

Tình trạng bảo tồn
TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Gà lôi trắng

Lophura nycthemera

2

Cú lợn lưng xám

Tyto alba

IIB

3

Diều hoa miến điện

Spilornis cheela

IIB

Tổng


IUCN
2014

SĐVN
2007

NĐ 32/
2006

LRcd

IB

0

1

3

d) Về khu hệBò sát, Lưỡng cư ở khu vực nghiên cứu

 Thành phần loài bò sát, lưỡng cư
Kết quả điều tra, khảo sát thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại khu vực huyện Ba
Vì, chúng tôi đã ghi nhận được28 loài bò sát thuộc 10 họ, 2 bộ (trong đó, bộ Có vảy có
9 họ, bộ Rùa có 1 họ) và 21 loài lưỡng cư thuộc 6 họ, 1 bộ là bộ Không đuôi. Bảng 2.6

Bảng 2.6. Thành phần loài bò sát, lưỡng cư ở khu vực nghiên cứu
Lớp


Bộ

Họ

Loài

Lớp Lưỡng cư

1. Bộ Không đuôi

6

21

2. Bộ Có vảy

9

26

3. Bộ Rùa

1

2

Lớp Bò sát

22



Trong thành phần khu hệ bò sát, lưỡng cư tại khu vực nghiên cứu, có số lượng
các loài tương đối ít. Với lớp bò sát, chỉ bắt gặp một số loài thằn lằn như Tắc kè
(Gekko gekko) hay một số loài rắn thường gặp. Với lớp lưỡng cư, chỉ bắt gặp một số
loài Cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus), Ếch đồng (Hoplobatrachus chinensis) và
một số loài thường gặp

 Các loài bò sát, lưỡng cư có giá trị bảo tồn
Trong số 28 loài bò sát ghi nhận được tại khu vực nghiên cứu có 4 loài bò sát có
giá trị bảo tồn trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2014) và trong
Nghị định 32/2006/NĐCP (2006) của Chính phủ. Như vậy, khu hệ bò sát tại khu vực
nghiên cứu có số lượng hạn chế và đang bị đe dọa, nhiều loài đang bị đe dọa ở các
mức độ khác nhau. Bảng 5
Sách Đỏ Việt Nam (2007): 3 loài, gồm: 1 loài bậc EN (Nguy cấp) và 2 loài ở bậc
VU (Sẽ nguy cấp).
Nghị định 32/2006/NĐCP: 3 loài, gồm: 1 loài thuộc nhóm IB (Nghiêm cấm khai
thác sử dụng) và 2 loài thuộc nhóm IIB (Hạn chế khai thác sử dụng).
Danh lục đỏ IUCN (2014): không có loài nào
Bảng 2.7. Các loài bò sát có giá trị bảo tồn ở khu vực nghiên cứu
STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

SĐVN,
2007

1


Tắc kè

Gekko gecko

VU

2

Rắn sọc dưa

Coelognathus radiatus

VU

IB

3

Rắn cạp nong

Bungarus fasciatus

EN

IIB

4

Rắn lục mép trắng


Cryptelytrops
albolabris

Tổng số

IUCN,
2014

NĐ32 /
2006

IIB
3

0

3

Trong số 21 loài lưỡng cư ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu không có loài
lưỡng cư nào có giá trị bảo tồn trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN
(2014) hoặc trong Nghị định 32/2006/NĐCP (2006) của Chính phủ. Điều này cho thấy
khu hệ lưỡng cư ở đây chỉ bao gồm chủ yếu những loài phổ biến dễ thích nghi với điều
kiện môi trường bị tác động.
Môi trường bị tác động, tình trạng săn bắt diễn ra chính vì thế hiện trạng các loài
lưỡng cư tại khu vực nghiên cứu bị ảnh hưởng nặng nề. Số lượng loài tại khu vực
nghiên cứu cho thấy độ đa dạng không cao tại đây. Để tăng cường bảo vệ đa dạng sinh
23


học và bảo tồn cần đẩy mạnh việc cải thiện và bảo vệ môi trường, bên cạnh đó cần

tuyên truyền nâng cao ý thức người dân địa phương về bảo vệ môi trường, đa dạng
sinh học.


Tắc kè Gekko gecko (Linnaeus, 1758)

Phân bố: Phân bố ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi, thậm chí có cả ở các
vùng đồng bằng trong cả nước.
Tình trạng:Có quần thể suy giảm ước tính khoảng 20% trong quá khứ và trong
hiện tại, cùng với sự suy giảm nơi cư trú và chất lượng nơi sinh cư, do hoạt động săn
bắt mạnh mẽ và buôn bán trái phép.


Rắc sọc dưa Coelognathus radiatus (Schlegel, 1837)

Phân bố:Phân bố hầu khắp đồng bằng và trung du.
Tình trạng:Có quần thể suy giảm ước tính ít nhất 50%, cộng với sự suy giảm số
lượng nơi cư trú và chất lượng nơi sinh cư trong quá khứ và hiện tại do hoạt động khai
thác môi trường, mở rộng đô thị, đường xá đặc biệt do săn bắt và buôn bán trái phép.


Rắn cạp nong Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)

24


Phân bố:Phân bố rộng rãi ở đồng bằng, trung du và miền núi
Tình trạng:Có sự suy giảm quần thể ít nhất tới 50% cộng với sự suy giảm nơi cư
trú chất lượng nơi sinh cư trong quá khứ và hiện tại do sự khai thác môi trường, mở
rộng đô thị, đường xá, săn bắt triệt để, buôn bán trái phép.



Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus (Weigmann, 1835)

Phân bố: Phân bố ở hầu hết các vùng trong cả nước.
Tình trạng:Bị khai thác nhiều nhưng do khả năng sinh sản lớn cũng như nhiều
hộ đã nuôi ếch lấy thịt nên hầu như không bị ảnh hưởng.
e) Về khu hệCôn trùng ở khu vực nghiên cứu
 Thành phần loài côn trùng

Kết quả điều tra, khảo sát thành phần loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu,
chúng tôi đã ghi nhận được 210 loài côn trùng thuộc 37 họ, 9 bộ bao gồm các bộ sau:
bộ Bọ Que, bộ Cánh thẳng, bộ Cánh đều, bộ Cánh khác, bộ Cánh cứng, bộ Cánh vảy,
bộ Hai, bộ Cánh màng và bộ Bọ ngựa. (Bảng 2.8).
Bảng 2.8. Thành phần loài côn trùng ở khu vực nghiên cứu
STT
1

Bộ

Họ

Loài

Bộ Cánh cứng

9

55


25


×