Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề cương luận văn: Điều tra và đánh giá hiện trạng để bảo tồn các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.66 KB, 16 trang )

1. Tính cấp thiết của luận văn
Thú Linh Trưởng nói chung và loài thuộc khỉ nói riêng có vai trò quan trọng
trong hệ sinh thái tự nhiên và có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống con người. Các
loài thú linh trưởng không những được sử dụng làm thực phẩm, dược phẩm, dược liệu,
làm cảnh, xuất khẩu mà còn được sử dụng trong nghiên cứu sinh học và y học thực
nghiệm góp phần trong việc điều trị bệnh cho con người. Tại Việt Nam những nghiên
cứu về phân bố và số lượng loài Linh Trưởng còn chưa đầy đủ. Trong những nghiên
cứu gần đây bước đầu đã cung cấp được số lượng loài tại Việt Nam.
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Nà Hẩu được thành lập theo Quyết định số
512/QĐ-UB ngày 09/10/2006 của UBND tỉnh Yên Bái. Khu bảo tồn thiên nhiên Nà
Hẩu nằm trên địa bàn các xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng và Phong Dụ Thượng thuộc
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với diện tích 16950 ha. Đây là khu vực có các hệ sinh
thái rừng tự nhiên mang tính điển hình của vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Những kết quả điều tra, nghiên cứu ban đầu cho thấy, khu rừng này ngoài tính đa
dạng sinh học về thảm thực vật, khu hệ thực vật và động vật, còn có những mẫu rừng
tương đối nguyên sinh là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới tiêu biểu cho
vùng Trung tâm ẩm miền Bắc Việt Nam. Theo báo cáo về điều tra thực vật của Trường
Đại học Lâm Nghiệp năm 2009 đã thống kê được 516 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc 332 chi và 126 họ; 129 loài động vật có xương sống thuộc 54 họ và 17 bộ của 4
lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái đã được ghi nhận trong báo cáo điều tra ĐDSH của
VCF năm 2012. Trong số đó nhiều loài thuộc diện quý hiếm được ghi trong sách đỏ và
Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Trong khu vực có những hệ sinh thái rừng
đặc trưng cho vùng trung tâm ẩm Bắc bộ còn tương đối nguyên vẹn. Những kiểu địa
hình thuộc hệ thống núi cao tiếp nối của dãy Hoàng Liên Sơn cùng với rừng nguyên
sinh đã tạo nên một cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, sinh động và hấp dẫn.
Tất cả các loài thú Linh trưởng ở Việt Nam đều ở tình trạng sắp nguy cấp đến
nguy cấp. Theo sách đỏ Việt Nam năm 2007 trong số 24 loài và phân loài hiện biết ở
Việt Nam, có 4 loài trong tình trạng “Cực kỳ nguy cấp” (CR) và 8 loài ở trình trạng
“Nguy cấp” (EN), một vài loài đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng.
Trong những năm gần đây việc phá rừng, khai thác lâm sản cùng với tình trạng
khai thác, săn bắt và buôn bán trái phép động vật rừng quý hiếm vẫn còn diễn ra ở Khu


bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu làm suy giảm về số lượng của loài thú linh trưởng nói
chung và loài thuộc khỉ nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Xuất phát
từ thực tiến đó, tôi chọn đề tài “Điều tra và đánh giá hiện trạng để bảo tồn các loài
Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh


Yên Bái”. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung cơ sở dữ liệu và là cơ sở khoa
học đưa ra các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài khỉ thuộc giống Macaca tại Khu
bảo tồn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng thành phần loài, đặc điểm phân bố của các loài khỉ thuộc
giống Macaca tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn loài khỉ thuộc giống Macaca tại khu
bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Đánh giá hiện trạng thành phần loài khỉ thuộc giống Macaca tại KBT
3.1.1. Xác định tình trạng các loài thuộc giống Macaca tại KBT
- Xác định thành phần loài
- Cấu trúc quần thể
3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài khỉ thuộc giống Macaca tại KBT
- Đặc điểm sinh cảnh tại KBT
- Phân bố của các loài theo sinh cảnh
3.2. Xác định các mối đe dọa đến các loài khỉ thuộc giống Macaca tại KBT
- Các mối đe dọa trực tiếp: săn bẫy bắt, săn thú mồi,…
- Các mối đe dọa gián tiếp: buôn bán bất hợp pháp, sinh cảnh bị chia cắt, nơi
sống bị thu hẹp, dịch bệnh.
3.3. Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn loài khỉ thuộc giống Macaca ở khu
bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
3. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
3.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

3.3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa phận của bốn xã phía Nam của huyện
Văn Yên, bao gồm xã Nà Hẩu, xã Đại Sơn, xã Mỏ Vàng và xã Phong Dụ Thượng.
KBT cách trung tâm huyện 30km. Khu vực có toạ độ địa lý và ranh giới như sau:
Từ 104º23’ đến 104º40’ kinh độ Đông


Từ 21º50’ đến 22º01’ vĩ độ Bắc
Phía Bắc giáp các xã Xuân Tầm, Tân Hợp, Đại Phác huyện Văn Yên.
Phía Đông giáp xã Viễn Sơn huyện Văn Yên.
Phía Đông-Nam giáp huyện Trấn Yên
Phía Nam giáp huyện Văn Chấn
Phía Tây và Tây-Nam giáp huyện Mù Cang Chải
Phía Tây Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Tổng diện tích tự nhiên khu vực 4 xã là 43.850ha, chiếm 31,6% tổng diện tích
(27 xã) toàn huyện.
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số: Năm 2010 dân số Khu BTTN Nà Hẩu có 13.988 người. Mật độ dân số
trung bình 33 người/km2, trong đó: Mỏ Vàng có mật độ cao nhất 39 người/km 2; thấp
nhất là Phong Dụ Thượng là 27 người/km2.
- Lao động: Toàn khu bảo tồn có 7693 lao động, chiếm 55 % dân số. Lao động
trong khu vực Nhà nước là 559 người, chiếm 4% tổng số lao động.
- Dân tộc: Cộng đồng dân cư trong khu bảo tồn gồm 5 dân tộc (Kinh, Dao, Tày,
H’Mông). Trong đó 2 dân tộc chính là dân tộc Dao và H’Mông.
Dân tộc Dao: Người Dao là một trong những dân tộc có số dân đông và phân bố
rộng trong khu bảo tồn, người Dao sống phân bố ở các làng, bản thuộc các xã Phong
Dụ Thượng, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Người Dao còn giữ được nhiều thuần phong, mỹ tục
và truyền thống đặc trưng của họ, phụ nữ người Dao hàng ngày vẫn mặc áo váy truyền
thống do họ tự làm ra, đàn ông người Dao trưởng thành thực thụ phải trải qua lễ Lập

tỉnh, trong ngày lễ này điệu múa truyền thống là múa xoè. Trong sản xuất và sinh hoạt
người Dao mang tính cộng đồng rõ nét, tại Văn Yên nói chung và các xã Khu bảo tồn
nói riêng người Dao giàu có nhờ thu nhập từ các sản phẩm cây quế đem lại.
Dân tộc H'Mông: Người H’Mông là dân tộc phân bố chủ yếu trong khu vực vùng
lõi khu bảo tồn. Cũng như các dân tộc khác, người H’Mông cũng có những đặc trưng
văn hoá và tuyền thống đẹp. Tại Nà Hẩu người H’Mông tuy chuyển dân định cư, canh
tác lúa nước, nhưng vẫn giữ được đặc trưng bản sắc của dân tộc mình, trong cuộc sống
sinh hoạt, cũng như trong sản xuất, người H’Mông có tính cộng đồng rất cao, có tinh
thần tự lực tự cường, hàng ngày, phụ nữ H’Mông vẫn mặc áo váy truyền thống từ
những sản phẩm vải do chính họ làm ra.


3.3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
+ Về nông nghiệp:
Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích.
Trong đó đất trồng lúa, màu ít, bình quân 285m 2/khẩu sản phẩm trồng trọt chủ yếu là
lúa nước, ngô, lúa nương, sắn… ruộng nước được phân bố nơi thấp, gần nới dân cư,
ven suối và ruộng bậc thang. Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao, phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Các loại hoa màu thường có ngô, sắn…được trồng trên nơi đất cao, bằng phẳng
nhưng không có điều kiện khai hoang ruộng nước. Do diện tích ruộng nước không đầy
1sào/người, chủ yếu là 1 vụ, người dân phải làm nương rẫy để bổ sung nguồn lương thực.
- Chăn nuôi:Chăn nuôi trong khu vực chưa phát triển, chưa được trú trọng đầu tư.
Thành phần đàn gia súc tương đối đơn giản, chủ yếu là trâu, bò, ngựa, lơn, gà. Công
tác thú y chưa phát triển, các thôn bản chưa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chưa qua
trường lớp chính quy.
+ Về lâm nghiệp:
Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài
động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi
thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cắm bản

cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng
bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai. Một nguồn lợi từ rừng đem lại sự
giàu có của nhiều hộ trong khu vực nhất là ở Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng, Đại Sơn là
trồng và khai thác rừng quế, có thể xem cây quế ở đây là cây xoá đói giảm nghèo, là
cây đem lại thu nhập chính của người dân trong khu bảo tồn.
3.3.1.4. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Xã Nà Hẩu hiện nay đã có đường giao thông đổ bê tông và cấp
phối đến trung tâm xã tuy nhiên do độ dốc cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện
tượng sạt lở thường xuyên xảy ra, gâytắc đường không có khả năng khắc phục ngay,
việc giao lưu văn hoá, hàng hoá gặp nhiều khó khăn. Trong vùng các xã đã chú trọng
xây dựng đường liên thôn, xã, nhưng đường hẹp, dốc, lầy lội vào mùa mưa.
- Thuỷ lợi: Trong vùng canh tác nông nghiệp, điều kiện nguồn nước không khó khăn
do được đầu tư nên hệ thống thuỷ lợi tương đối phát triển. Cần đầu tư cho thủy lợi để tăng
năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đã có, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần
cho người dân tham gia vào công cuộc bảo tồn trong khu vực rừng đặc dụng.


- Y tế: Các xã đề có trạm y tế và cán bộ y tế, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu
cầu của nhân dân địa phương. Trong điều kiện giao thông như Nà Hẩu thì rất cần thiết
phải tăng cường y tế tuyến xã. Các dịch bệnh lớn không sảy ra do làm tốt công tác
phòng bệnh.
- Giáo dục: Các xã đều có trường học cấp tiểu học cơ sở và trung học cơ sở,
nhưng điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập
của con em nhân dân. Hầu hết trẻ em đến độ tuổi đi học đều được đến trường.
- Đời sống văn hóa xã hội:Trong khu bảo tồn hầu hết các cộng đồng dân cư là
dân tộc H'Mông và Dao, cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số ở đây vẫn giữ gìn tốt
bản sắc văn hoá của dân tộc mình, thể hiện trong trang phục, lối sống, các hoạt động
sản xuất, dệt vải, thêu thùa và làm đồ thủ công mỹ nghệ. Đây là tiềm năng lớn trong du
lịch sinh thái, nhân văn. Những đóng góp của khu rừng đặc dụng vào việc phòng hộ,
duy trì cảnh quan thiên nhiên, cân bằng sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hoá, nhân văn

là rất to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Do điều kiện là vùng sâu, vùng xa của cả nước, điều kiện phát triển kinh tế xã
hội ở khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, đời sống vật chất và
tinh thần còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế. Việc đầu
tư xây dựng khu bảo tồn sẽ là cơ hội góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế
xã hội một cách bền vững.
3.4. Khái quát tình hình nghiên cứu loài khỉ
3.4.1. Sơ lược về tình hình nghiên cứu khỉ tại Việt Nam
Các nghiên cứu về động vật hoang dã trong đó có các loài khỉ ở Việt Nam được
bắt đầu chủ yếu từ những năm cuối thế kỷ XIX, do các nhà khoa học nước ngoài thực
hiện. Kể từ những năm 1960 đến nay đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các loài
khỉ được các nhà khoa học Việt Nam thực hiện cùng với các điều tra và nghiên cứu về
đa dạng sinh vật. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu khỉ ở Việt Nam có thể chia thành 3
giai đoạn:
3.4.1.1. Giai đoạn trước năm 1954
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu về thú trong đó có các loài khỉ chủ yêu được
thực hiện bởi các nhà khoa học nước ngoài. Các nhà nghiên cứu tiêu biểu về các loài
thú, trong đó có các loài khỉ ở Việt Nam trong giai đoạn này có thể kể đến George
Finlayson (1828), Mine-Edwards (1867–1874), Morice (1904), Brousniche (1887),
Billet (1896 – 1898), Pavie (1879 – 1898), Boutan (1900 – 1906), De Pousargues
(1904), Menegeaux (1905-1906), Delacour (1928 – 1930),
H.t Stevens (1924

1924), Kelly Rooservelts (1928 – 1929), Bourret (1942, 1944).


Có thể nói, những kết quả nghiên cứu về linh trưởng ở Việt Nam, trước năm
1954, chủ yếu là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài thông qua các
cuộc điều tra và nghiên cứu thám hiểm nhằm phát hiện, mô tả loài mới, phân loại và
thống kê thành phần loài, chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các đặc

điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài linh trưởng.
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945–1954), mọi hoạt động nghiên
cứu trực tiếp về các loài thú nói chung, các loài khỉ nói riêng ở Việt Nam bị gián đoạn.
3.4.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (tháng 10 năm 1954), các nghiên
cứu về đa dạng sinh vật, trong đó có các loài linh trưởng đã được tiếp tục và phát triển.
Ở miền BắcViệt Nam, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc điều tra,
nghiên cứu về thành phần loài của các khu hệ và cả một số đặc điểm sinh học, sinh
thái của các loài thú nói chung và các loài khỉ nói riêng ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt
Nam, trong giai đoạn 1956 – 1971. Ở miền Nam Việt Nam, chỉ có rất ít điều tra,
nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian này, đáng chú ý là các công trình của
VanPeenen và cộng sự (1969)
Các nghiên cứu về linh trưởng có giá trị khoa học trong thời gian này phải kể đến
các công trình là: Đào Văn Tiến (1960), đã mô tả một loài Cu li mới – Cu li nhỡ
(Nycticebusintermedius) ở Việt Nam
- Đào Văn Tiến (1970), nghiên cứu về các phân loài của loài Voọc đen má trắng
(Presbytisfrancoisi) và đã mô tả một phân loài voọc mới – Voọc Hà Tĩnh
(Presbytisfrancoisihatinhensis)
- Lê Hiền Hào (1973), đã cung cấp những thông tin về phân bố, đặc điểm sinh
học và giá trị kinh tế của 9 loài linh trưởng ở miền Bắc Việt Nam
- Đào Văn Tiến (1985), đã cung cấp những thông tin về phân bố, đặc điểm một
số loài thú ở miền Bắc Việt Nam
3.4.1.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Các điều tra, nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinhvật, đặc biệt đối với các loài khỉ
,được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên các vùng của cả nước và đạt được rất nhiều
kết quả có giá trị. Từ năm 1975 đến nay, ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về khỉ,
các nghiên cứu không chỉ bó hẹp do các cán bộ khoa học Việt Nam tiến hành, mà còn
có sự hợp tác quốc tế sâu rộng với các chuyên gia linh trưởng và các tổ chức bảo tồn
quốc tế.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu, bảo tồn và



phát triển các loài linh trưởng quý hiếm đã và đang được chú trọng. Hàng loạt các
VQG và KBTTN đã được thành lập trên khắp cả nước để bảo tồn đa dạng sinh vật,
trong đó có các loài linh trưởng quý hiếm. Một số chương trình nghiên cứu về sinh
thái và tập tính của các loài linh trưởng đã và đang được tiến hành.
Kết quả điều tra, nghiên cứu về khỉ của các địa phương, các vùng miền và các
công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái của các loài linh trưởng ở Việt Nam đã
được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.3. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Là các loài khỉ thuộc giống Macaca ở khu KBTTN Nà
Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ 30/04/2017 đến 30/10/2017
4.4. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp điều tra thành phần loài
Tiến hành điều tra thành phần loài thú linh trưởng ở Khu bảo tồn bằng phương
pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra theo tuyến.
5.2.1.1. Phương pháp điều tra xã hội học
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra về các loài khỉ thuộc giống Macaca ở KBT
- Đối tượng phỏng vấn là cán bộ kiểm lâm, người dân địa phương, thợ săn tại địa
phương, những người dân sống quanh vùng đệm của khu bảo tồn và thường xuyên vào
rừng để săn bắt, kiếm củi, chăn trâu bò, lấy các lâm sản ngoài gỗ…
- Mục đích phỏng vấn là thu thập được thông tin sơ bộ về sự có mặt của các loài
Khỉ và số lượng của chúng. Ngoài ra, qua phỏng vấn để biết được các hoạt động có
liên quan đến việc sử dụng tài nguyên của người dân mà có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới khu hệ thú Linh trưởng tại đây.
5.2.1.2. Điều tra theo tuyến
- Dụng cụ chuẩn bị:
Bản đồ khu bảo tồn tỷ lệ 1/25000.

Máy đinh vị GPS.
Địa bàn.
Ống nhòm.


Đèn pin + pin đèn.
Máy ảnh kỹ thuật số.
Lều + Bạt
Dây đánh dấu.
Để điều tra hiện trạng và phân bố của quần thể thú Linh trưởng, chúng tôi đã tiến
hành lập các tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu. Trước hết sử dụng bản đồ hiện
trạng rừng kết hợp với phân bố của thảm thực vật và kết quả phỏng vấn phân chia ra
các dạng sinh cảnh (ở đây đồng nghĩa với kiểu rừng theo các cách phân chia của TS.
Thái Văn Trừng (1978) khác nhau và đánh dấu trên bản đồ.
Nguyên tắc lập tuyến: Dựa trên bản đồ địa hình, phân bố thảm thực vật, khảo sát
thực tế.
Điều tra theo tuyến được thực hiện lặp lại 3 lần, thời gian dự kiến trong tháng 6
và tháng 7/2017.
Quan sát và ghi chép trên tuyến
Các loài thú Linh trưởng có thời điểm hoạt động kiếm ăn khác nhau. Chẳng hạn các
loài Khỉ, Voọc và Vượn hoạt động kiếm ăn ngày, còn các loài Cu li hoạt động kiếm ăn
đêm. Nên thời gian quan sát trên tuyến cũng được bố trí theo các pha khác nhau trong
ngày, có thể quan sát ngày hoặc quan sát đêm. Đối với các loài Cu li chúng ta phải quan
sát vào ban đêm, còn lại các loài Khỉ, Voọc và Vượn ta quan sát vào ban ngày.
Vận động trên tuyến nhẹ nhàng, không nói chuyện, không hút thuốc và di chuyển
với tốc độ 1,5-2,5 km/giờ. Chú ý quan sát, cẩn thận lắng nghe hai bên tuyến để phát hiện
con vật. Tập trung hơn vào các khu vực có nhiều khả năng xuất hiện các loài Linh trưởng.
Các ghi nhận về thú Linh trưởng thu thập thông qua quan sát trực tiếp bằng mắt
thường hoặc ống nhòm, tiếng kêu và các dấu vết khác như: Dấu chân, dấu phân, dấu
ăn, nơi ngủ... các thông tin quan sát trong quá trình điều tra theo tuyến được ghi vào

mẫu bảng sau:
Bảng 5.1. Kết quả điều tra thực địa
Người điều tra:.................................Ngày điều tra:............................................
Thời tiết:...........................................Địa điểm điều tra:......................................
Tuyến điều tra:..................................Chiều dài tuyến:........................................
Thời gian bắt đầu:.............................Thời gian kết thúc:....................................
Sinh cảnh:...........................................................................................................


Thời gian

Loài

Số lượng

Tuổi/giới tính

Hoạt động

Ghi chú

5.2.2. Phân chia sinh cảnh và xác đinh phân bố của các loài
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia các dạng sinh cảnh rừng Việt Nam.
Chẳng hạn, Thái Văn Trừng (1978) đã phân rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Trong khi
đó, Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) phân chia thành 9 kiểu rừng chính ở Việt
Nam. Kiểu rừng ở đây đồng nghĩa với dạng sinh cảnh.
Tuy nhiên, trong giới hạn luận văn này việc mô tả các dạng sinh cảnh chính ở
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, được sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp trên
tuyến điều tra, dùng máy ảnh chụp lại các dạng sinh cảnh chính này quan điểm phân
chia như sau: rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng thứ

sinh trên núi đất, rừng phục hồi sau khai thác nương rẫy. Kết quả được tổng hợp trong
bảng sau:
Bảng 5.2. Biểu điều tra loài theo sinh cảnh
Người điều tra:...........................Ngày điều tra:..................................................
Thời tiết:....................................Địa điểm điều tra:............................................
Tuyến điều tra:...........................Chiều dài tuyến:..............................................
Thời gian bắt đầu:......................Thời gian kết thúc:...........................................
Sinh cảnh:...........................................................................................................
………………………………………………………………………………….
Dạng sinh cảnh
Stt

Tên loài
A

1
2

Trong đó A, B, C, D.. là các dạng sinh cảnh.

B

C

D


5.2.3. Các mối đe doạ
Quan sát trực tiếp và phỏng vấn người dân các thông tin về mức độ tác động của
con người vào tài nguyên rừng như: Săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ, đốt

nương làm rẫy, chăn thả gia súc... các thông tin thu thập được ghi vào mẫu bảng sau.
Bảng 5.3. Biểu ghi chép về tác động của con người
Địa điểm điều tra:...............................Ngày:......................................................
Thời gian bắt đầu:...............................Thời gian kết thúc:..................................
Tuyến số:............................................Quãng đường đi:.....................................
Người điều tra:....................................................................................................
Hoạt động

6. Khai thác gỗ

1. Bẫy

7. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

2. Súng

8. Chăn thả gia súc

3. Chặt cây trồng thảo quả

9. Xây dựng nhà

4. Lều/Trại (săn bắt, khai thác gỗ)

10. Đường đi lại trong rừng

5. Nương rẫy

11. Những hoạt động khác


Thời gian

Hoạt động

Vị trí*

Hoạt động/ Không
hoạt động

Ghi chú**

* Kinh độ, vĩ độ (nếu có).
** Bao gồm cả những thông tin về số người, dân tộc, mục đích, nơi trú ngụ, tên,...
5.2.4. Đánh giá các mối đe dọa
Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong khu bảo tồn tiến hành đánh giá
cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độ
ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3
tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và
tính cấp thiết của mối đe dọa. Theo phương pháp của (Margoluis and Salafsky, 2001).
Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: Tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa
trong khu vực nghiên cứu. Ở đây chúng tôi xem xét mối đe dọa đó ảnh hưởng đến toàn
bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. Cho điểm cao nhất (n điểm) đối với mối


đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích rộng nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho
những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.
Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy của mối đe dọa đối với
sinh cảnh. Ở đây chúng tôi xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy toàn bộ sinh cảnh
trong khu vực đó hay chỉ ảnh hưởng một phần. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa
nào có mức độ tác động mạnh nhất và cho điểm giảm dần theo cường độ ảnh hưởng

của các mối đe.
Tính cấp thiết của mối đe dọa: Mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay nó sẽ xảy ra
trong tương lai. Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu chí trên nghĩa là mối đe
dọa nào có tính nguy cấp nhất sẽ cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính nguy cấp.
Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa được nêu trong bảng sau:
Bảng 5.4. Kết quả đánh giá các mối đe dọa
Tiêu chí xếp hạng
STT

Các mối đe dọa

Diện
tích
ảnh
hưởng

Cường
độ ảnh
hưởng

Tính
cấp
thiết

Tổng

Xếp
hạng

1

2
3

N
Tổng
Sau khi cho điểm và tính tổng điểm tiến hành xếp hạng các mối đe doạ, mối đe
doạ mạnh nhất thì cho điểm cao nhất…
5.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thu thập được phân tích và xử lý theo từng nội dung nghiên cứu, trong
quá trình phân tích và xử lý số liệu chúng tôi có sử dụng một số phần mền như Excel,
Photoshop và MapInfo. Ví du: Excel dùng để thống kê tọa độ trong quá trình điều tra
trên tuyến; Photoshop dùng để chỉnh sửa hình ảnh và MapInfo để thiết kế các tuyến
điều tra, xây dựng bản đồ phân bố các loài thú Linh trưởng và bản đồ phân cấp mức độ
đe dọa.
6. Kết quả dự kiến
Báo cáo luận văn bao gồm các nội dung:


- Kết quả xác định thành phần loài khỉ thuộc giống Macaca tại khu vực nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu phân bố của loài khỉ thuộc giống Macaca theo sinh cảnh,
bản đồ phân bố các loài tại khu vực nghiên cứu
- Bản đánh giá các mối đe dọa đến các loài khỉ thuộc giống Macaca và sinh cảnh
của chúng tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài khỉ thuộc giống Macaca ở KBT
7. Tiến độ thực hiện
STT

Thời gian

1


05/4/2017
đến
03/5/2017
Ngày
6/5/2017

2

Nội dung thực
hiện
Viết đề cương

Bản đề cương
chi tiết

Địa điểm thực hiện
Trường Đại học Tài
Nguyên và Môi trường
Hà Nội
Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường

01/5/2017
đến
01/6/2017
02/6/2017
đến
12/6/2017
15/6/2017

đến
01/7/2017
5/7/2017
đến
25/7/2017
25/7/2017
đến
30/7/2017

Nghiên cứu tài
liệu và chuẩn bị
dụng cụ điều tra
Điều tra thực địa
lần 1

Thuyết minh đề
cương được phê
duyệt
Thu thập được
các tài liệu liên
quan
Khảo sát địa
hình

Điều tra thực địa
lần 2

Điều tra và đánh
giá hiện trạng


KBTTN Nà Hẩu

Điều tra thực địa
lần 3

Điều tra và đánh
giá hiện trạng

KBTTN Nà Hẩu

Xử lý số liệu

Bộ số liệu về
thành phần loài,
sự phân bố của
các loài khỉ

Trường Đại học Tài Nguyên
và Môi trường Hà Nội

8

1/8/2017

Viết luận văn

Bảndự thảo luận
văn luận văn

Trường Đại học Tài Nguyên

và Môi trường Hà Nội

9

21/9/2017

Báo cáo tiến độ

Báo cáo tiến độ
theo đúng thời
gian dự kiến

Trường Đại học Tài Nguyên
và Môi trường Hà Nội

10

5/12/2017

Bảo vệ luận văn

Luận văn hoàn

Trường Đại học Tài Nguyên

3

4

5


6

7

Bảo vệ đề cương

Dự kiến kết quả

Trường Đại học Tài
Nguyên và Môi trường
Hà Nội
KBTTN Nà Hẩu


thành sau bảo vệ

và Môi trường Hà Nội

8. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt:
1. Anon (1997), “Điều tra cơ bản về đa dạng sinh học và kinh tế để thành lập khu bảo
tồn thiên nhiên Bù Gia Mập” UBND tỉnh Bình Phước.
2. Anon (2004), “Lập dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Bù Gia
Mập giai đoạn 2005-2009”, Phân viện điều tra qui hoạch rừng II, 2004 (Bộ Nông
nghiệp và PTNT).
3. Barney Long, Vũ Ngọc Thành, Hà Thăng Long, Nguyễn Mạnh Hà (2005), Linh
trưởng vùng sinh cảnh Trung Trường Sơn; các phương pháp nhận dạng, điều tra và
giám sát, Sổ tay điều tra thực địa.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách

Đỏ Việt Nam – Tập I, Phần Động vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn (2008), Danh lục các loài thú
hoang dã Việt Nam, Shouladoh Book Sellers.
6. Đào Văn Tiến (1985), Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội
Tiếng Anh:
7. Altmann, J. (1974), “Observational study of behavior: sampling methods”.
Behaviour (49), pp: 227-267.
8. Bennett, E. L. and Sebastian, T. (1988), “Social organisation and ecology of
proboscis monkeys (Nasalis larvatus) in mixed coastal forest in Sarawak”,
international Journal of Primatology (9), pp: 233-256
9. Bennett, E. L. and A. G. Davies (1994), “The ecology of Asiancolobines”. In
Colobine Monkeys: their Ecology, Behaviour and Evolution, Davies A.G; and Oates
J.F Cambridge University, Cambridge, pp: 129-172
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

ĐỖ KHẮC CƯƠNG


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐỂ BẢO TỒN CÁC LOÀI KHỈ THUỘC GIỐNG
MACACA Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ: Ngành Khoa học môi trường

Hà Nội - Năm 2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐỂ BẢO TỒN CÁC LOÀI KHỈ THUỘC GIỐNG
MACACA Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301
Học viên thực hiện: Đỗ Khắc Cương
Lớp: CH2AMT
Khóa: 2

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Đồng Thanh Hải
Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam
2. TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Đơn vị công tác: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Hà Nội - Năm 2017

1



×