Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.9 KB, 26 trang )

QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG 216
Câu 1: Khái niệm QHMT
Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát
triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải
pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. (Điều 3 – Luật BVMT 2014)
Câu 2: Vị trí của QHMT trong khuôn khổ pháp lý.
* Mặc dù QHMT được xem là rất cần thiết nhưng không phải là điều kiện đủ
cho việc nâng cao tốt nhất năng lực và chất lượng công việc. Các vấn đề quan tâm
cần được quán triệt trong mọi khâu của quá trình quản lý, bao gồm: Quy hoạch; tổ
chức; điều hành; kiểm soát
- Quy hoạch: Hình thành các mục tiêu cụ thể để đạt được các mục tiêu chiến lược
trong khuôn khổ nguồn lực sẵn có; chọn lựa và phân chia các hoạt động trên cơ sở
các phương án lựa chọn.
- Tổ chức: Phối hợp các hoạt động, thiết lập mối liên hệ giữa các tổ chức và cung cấp
các điều kiện cần thiết.
- Điều hành: Tiến hành lãnh đạo, hướng dẫn, hình thành và duy trì các hệ thống liên
lạc và đảm bảo khả năng kế toán
- Kiểm soát: Đánh giá mức độ hoàn thành theo kế hoạch, điều chỉnh thích hợp việc
thực hiện nôi dung quy hoạch; bao gồm cả giám sát, ĐTM
* Quy hoạch trong phạm vi 1 tổ chức được tiến hành ở 3 cấp độ:
• Cấp chiến lược: Cấp cao nhất, liên quan đến việc xác định kết quả, với các mục tiêu
chiến lược, chính sách với vịệc điều tra nắm bắt và sử dụng nguồn lực cần thiết để đạt
được mục tiêu, nhiệm vụ của các hội đồng, ủy ban, ban điều hành.
• Cấp quản lý hành chính: cấp trung gian, liên quan đến việc phân chia phương tiện,
tổ chức chương trình thực hiện công việc của các chuyên viên quản lý cao cấp.
• Cấp độ thực hiện (hoạt động): Cấp thấp nhất, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ
cụ thể một cách tích cực (theo các mục tiêu định sẵn) và có hiệu quả (với kết quả tốt
nhất với một nguồn lực có sẵn).
Câu 3: Mục tiêu QHMT.
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của QHMT là những quan điểm về PTBV:


- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
- Nâng cao chấtlượng môi trường sống
- Phát triển KTXH trong khả năng giới hạn của các hệ sinh thái.
 Vì vậy mục tiêu của QHMT bao gồm:
- Điều chỉnh các họat động khai thác tài nguyên phù hợp hơn và nâng cao hiệu quả sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng quy họach.
- Duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không
gian chức năng môi trường và từng giai đọan của phát triển.

1


- Lồng ghép các vấn đề môi trường trong QHPT nhằm điều chỉnh các họat động phát
triển phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.

2


Câu 4: Quan hệ giữa QHMT và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- QHMT phải được thực hành đồng thời với QH tổng thể phát triển KT-XH, lồng
ghép các vấn đề MT vào QH phát triển.
- QHMT phải phù hợp với trình độ phát triển KT-XH và hoàn cảnh tự nhiên trên cơ
sở phân tích và đánh giá hiện trạng
Trong quá trình phát triển KTXH của một vùng, cần phải có QHMT để định
hướng cho việc quyết định các vấn đề cốt lõi sau:
1. Các ngưỡng giới hạn phát triển của vùng là bao nhiêu để không vượt quá khả
năng chịu tải của môi trường tự nhiên và khả năng tái tạo, phục hồi tài nguyên?
2. Khai thác, sử dụng tài nguyên như thế nào cho hợp lý và hiệu quả?
3. Cách thức quản lý, BVMT có hiệu quả nhất trong phạm vi một vùng;
4. Tính hợp lý và bình đẳng trong việc phân chia các nguồn tài nguyên (ví dụ như

tài nguyên nước) giữa các tiểu vùng trong phạm vi của một vùng;
5. Cách giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp giữa các địa phương trong
vùng.
Câu 5: Đóng góp của QHMT trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo
vệ môi trường tại Việt Nam?
* Với quan điểm PTBV, QHMT có vai trò vô cùng quan trọng:
- Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về MT sinh thái => đưa ra các định hướng
phát triển trên cơ sở tích hợp nhiều chính sách phát triển chuyên ngành khác. Trong
trường hợp các quy hoạch chuyên ngành đã được xây dựng trước thì QHMT giúp
cảnh báo, điều chỉnh và đưa ra phương án đề phòng.
- Các quy hoạch chuyên ngành dùng sản phẩm QHMT để tìm kiếm phương án hài
hòa về phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.
- Giúp các QH chuyên ngành khác tham khảo để loại trừ các rủi ro về sự cố MT và đề
ra các gpháp xử lý
- QHMT có thể coi là một mô hình lý tưởng mà khi có những thành phần khác tham
gia vào, chúng ta có thể biết được điều gì sẽ xảy ra.
- Những giải pháp trong QHMT nhắm tới mục tiêu cải thiện chất lượng MT, nâng cao
chất lượng cuộc sống của cộng đồng và giữ được tốc độ phát triển kinh tế.
Chính vì vai trò quan trọng của nó đối với chức năng chung của một vùng, nên
QHMT cần phải được làm trước hoặc làm càng sớm càng tốt, song song với các quy
hoạch chuyên ngành khác. Sự tham gia của các nhà môi trường xuyên suốt các dự án
quy hoạch chuyên ngành là rất cần thiết.
* Tuy nhiên, việc thực hiện QHMT ở VN lại đang gặp phải một số khó khăn:
- Không có sự nhận thức đầy đủ về vai trò QHMT trong các cấp lãnh đạo.
- Nhiều người ko chấp nhận vì QHMT có thể sẽ chỉ ra các sai lầm khủng khiếp về
mặt bảo vệ MT và tài nguyên thiên nhiên từ các dự án quy hoạch chuyên ngành đã và
đang được xây dựng.
- QHMT được coi là cản trở đến công việc của nhiều người bởi lẽ họ không phải là
những nhà môi trường học. Họ sợ rằng sự tham gia của họ là thứ yếu hoặc không tồn
tại. Ở đây vấn đề cộng tác liên ngành cần được nhắc đến và là một yếu điểm của

chúng ta.
- Nhìn lợi ích trước mắt không có cái nhìn lâu dài, bền vững.
3


- Hạn chế về nguồn lực

4


Câu 6: Các nguyên tắc QHMT.
R.S. Dorney đã đưa ra các nguyên tắc sau đây để xác định chiến lược trong quy
hoạch quản lý môi trường.
1. Xác định mục tiêu lâu dài và trước mắt của địa phương liên quan đến các chính
sách của CP ở các cấp khác nhau để hướng dẫn QH, trợ giúp cho việc đánh giá.
2. Thiết kế với mức rủi ro thấp. Tạo khả năng mềm dẻo và khả năng thay đổi có
tính thuận nghịch trong các quyết định về sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và sử dụng tài
nguyên.
3. Nhận dạng các vấn đề về cấu trúc và năng lực của các thể chế, sửa đổi cho thích
hợp hay đưa vào áp dụng ở những nơi thích hợp.
4. Hiểu rõ sự tương thích và không tương thích trong sử dụng đất đai cận kề.
5. Xây dựng QHBVMT bao gồm việc đánh giá và loại trừ rủi ro, kế họach ứng
cứu và giám sát MT. Đưa các biện pháp BVMT vào các quá trình xây dựng.
6. Đưa các chính sách MTvà biện pháp BVMTvào các QH chính thức.
7. Quy hoạch cho việc bảo tồn và tạo năng suất bền vững đối với các dạng tài
nguyên. Thiết kế hệ thống Giám sát các hệ sinh thái.
8. Xác định, tạo ra và nâng cao tính thẩm mỹ đối với các dạng tài nguyên cảnh
quan.
9. ĐTM đối với các dự án mới, chương trình, chính sách và chiến lược kinh tế địa
phương và vùng; đánh giá công nghệ trên quan điểm tài nguyên, văn hoá và kinh tế.

10. Phân tích tiềm năng/tính khả thi của đất đai, lập bản đồ năng suất sinh học; xác
định mối liên quan giữa kích thước các khoảnh đất đai và tài nguyên sinh vật. Điều
tra một cách hệ thống các nguồn tài nguyên hiện có, nhận dạng các quá trình hay
chức năng tự nhiên đối với các đơn vị đất đai cùng các giá trị hiện thời hay tiềm
năng.
11. Nhận dạng các vùng hạn chế hay có nguy hiểm; các vùng nhạy cảm; các cảnh
quan và vùng địa chất độc đáo; các khu vực cần cải tạo, nâng cấp; có thể sử dụng
thay đổi..
12. Tìm hiểu đặc điểm của các hệ sinh thái; xác định giới hạn khả năng chịu tải và
khả năng đồng hoá, mối liên kết giữa tính ổn định-khả năng chống trả-tính đa dạng
của các hệ sinh
13. Tìm hiểu động học quần thể của các loài then chốt, xác định các loài chỉ thị
chất lượng môi trường.
14. Xác định những vấn đề sức khoẻ liên quan đến cảnh quan. Nhận dạng và kiểm
soát ngoại ứng đối với các lô đất càng bé càng tốt.
15. Lập bản đồ về tiềm năng vui chơi –giải trí. Tìm hiểu mối liên kết văn hoá giữa
sử dụng đất, năng suất và việc tái sử dụng tài nguyên.
16. Nhận dạng các giá trị, mối quan tâm và sự chấp thuận của cộng đồng và thể
chế.

5


Câu 7: Quy trình QHMT.
* Bước 1: Chuẩn bị quy hoạch
• Thành lập các nhóm quy hoạch.
• Xác định các nhóm chủ thể tham gia và vài trò của họ trong việc lập quy
hoạch.
• Xác định các cơ quan/ tổ chức quản lý trong QHMT
* Bước 2: Khởi xướng quy hoạch

• Xác định mục tiêu của quy hoạch
• Khẳng định các vấn đề và ranh giới quy hoạch
• Xác định các nội dung QHMT
• Xác định các yêu cầu về thông tin và cơ sở dữ liệu
* Bước 3: Lập quy hoạch
Các nội dung của việc lập QHMT:
• Thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng và
quy hoạch phát triển KTXH tại địa phương hay vùng quy hoạch.
• Căn cứ vào quy hoạch phát triển KTXH, phân vùng lãnh thổ nghiên cứu
phục vụ QHMT.
• Đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐTMCL) tổng thể dự án quy
hoạch phát triển KTXH hay từng ngành kinh tế.
• Lập QHMT: đề xuất các giải pháp quy hoạch, xác định các dự án ƣu tiên,
vùng ưu tiên và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
• Lập bản đồ QHMT thể hiện các ý đồ quy hoạch một cách trực quan
• Kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH
* Bước 4: Phê duyệt quy hoạch
Toàn bộ hồ sơ QHMT được trình lên Hội đồng thẩm định của địa phương. Sau
khi thông qua Hội đồng thẩm định, hồ sơ được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt
chính thức.
* Bước 5: Thực hiện và giám sát
• Sau khi được phê duyệt, các cơ quan chức năng có thể bắt đầu triển khai thực
hiện quy hoạch. Sự phối hợp đa ngành là rất quan trọng, do vậy vai trò và trách
nhiệm của các cơ quan thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch cần được xác
định rõ ngay từ lúc khởi đầu quá trình quy hoạch. Trong tiến trình quy hoạch
cần tạo điều kiện cho việc thẩm định tiến độ theo định kỳ và có phản hồi, điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch khi cần thiết
• Việc giám sát nhằm thu được các thông tin phản hồi về tình hình thực tế của
môi trường sau khi kế hoạch đƣợc thực thi. Đồng thời, nó còn đóng vai trò xác
định các tác động đã được dự báo trước đây có xẩy ra hay không và khả năng

xẩy ra các tác động đột xuất khác trong quá trình phát triển. Thông tin này sau
đó có thể được sử dụng khi điều chỉnh quy hoạch.

6


Câu 8: Nội dung QHMT (nêu và phân tích các nội dung của QHMT).
1. Phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT
- Hiện nay tại Việt Nam chưa có hệ thống phân vùng MT mặc dù vấn đề MT theo
vùng lãnh thổ rất quan trọng
- Vấn đề MT trong một vùng cần phải được quản lý đồng bộ, liên kết với nhau trong
phạm vi toàn vùng. Ví dụ:
+ Việc phát triển các KCN tại một tỉnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại
tỉnh khác (do lan truyền, phát tán).
+ Việc ô nhiễm của vùng đất ướt ven biển có phạm vi liên quan đến nhiều tỉnh.
Cùng với việc quản lý môi trường cấp tỉnh, việc quản lý môi trường cấp vùng
có ý nghĩa rất quan trọng do đó nhất thiết phải phân vùng lãnh thổ. Một số thể loại
phân vùng lãnh thổ:
(1) Phân vùng kinh tế: Được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và
mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định
(2) Vùng sinh thái: Là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái
đối với khí hậu Trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực.
Phân định các vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các TNTN có hiệu quả tối
ưu, phát huy đầy đủ tiềm
(3) Vùng địa lý: Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các
yếu tố địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…
(4) Phân vùng MT: Là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị môi trường
tương đối đồng nhất nhằm mục đích QLMT một cách có hiệu quả theo đặc thù riêng
của từng đơn vị MT.
Tính thống nhất của vùng MT biểu hiện ở chỗ nếu thay đổi MT ở bất kỳ khu vực nào

trong vùng có thể ảnh hưởng đến khu vực khác trong vùng đó.
2. Đánh giá hiện trạng MT gây ra bởi hiện trạng PT KTXH và xác định các vấn
đề MT
2.1. Thông tin, dữ liệu cần thu thập
a. Các dữ liệu không gian

7














Địa hình
Ranh giới hành chính
Các khu vực đô thị hoá
Các khu vực công nghiệp hoá
Hệ thống giao thông
Các cảng chuyên dùng
Các khu vực nuôi trồng thuỷ sản
Các khu du lịch
Tài nguyên, khoáng sản

Hiện trạng sử dụng đất
Thuỷ hệ (sông, hồ, biển)

8


b. Các dữ liệu thuộc tính
b.1. Thông tin về các ĐKTN và KTXH

9


Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn
Tài nguyên nước mặt;
Tài nguyên nước ngầm;
Tài nguyên thủy sinh;
Tài nguyên đất;
Tài nguyên rừng;
Tài nguyên khóang sản;
Tài nguyên du lịch.
Dân số và phân bố địa bàn dân
cư;
 Phát triển CN và phân bố địa bàn
SXCN;











10


b.2. Cơ sở dữ liệu môi trường nước
 Số lượng, khối lượng, đặc tính nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị và khu dân
cư tập trung trên toàn bộ vùng quy hoạch
 Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn thải điểm (nước thải công
nghiệp và dịch vụ) từ các KCN, cụm công nghiệp tập trung và các khu dịch vụ
đặc biệt (bãi rác, kho cảng, ...) trên toàn bộ vùng quy hoạch;
 Mạng lưới quan trắc thủy văn và chất lượng nước mặt, nước ngầm trên toàn bộ
vùng QH.
 Hiện trạng chất lượng nước mặt trên toàn bộ vùng quy hoạch theo một số chỉ
tiêu ô nhiễm đặc trưng;
 Thông tin tổng hợp hiện trạng môi trường nước biển trên toàn bộ vùng quy
hoạch.
b.3. Cơ sở dữ liệu môi trường không khí
 Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát thải ô nhiễm không
khí từ các nhà máy nhiệt điện;
 Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát thải ô nhiễm không
khí từ các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung;
 Mạng lưới quan trắc ô nhiễm không khí trên toàn bộ vùng quy hoạch;
 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên toàn bộ vùng quy họach theo
một số chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng.
b.4. Cơ sở dữ liệu chất thải rắn
 Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn
sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư trong phạm vi vùng quy hoạch;

 Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn
công nghiệp từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trong phạm vi
vùng quy hoạch;
 Các bãi chôn lấp CTR, các lò thiêu đốt chất thải rắn trong phạm vi vùng quy
hoạch;
 Mạng lưới quan trắc chất thải rắn phạm vi vùng quy hoạch.
2.2. Đánh giá hiện trạng MT gắn với các hiện trạng KTXH
Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, đặc biệt hiện trạng phát triển KTXH
của vùng hoặc của địa phương, đánh giá hiện trạng phát triển của các lĩnh vực kinh tế
xã hội làm cơ sở để đánh giá hiện trạng MT như:
 Đô thị: Xác định các vùng đô thị hóa, các khu dân cư tập trung và vấn đề môi
trường trong vùng. VD: hệ thống câp, thoát nước đô thị, cơ sở hạ tầng kĩ thuật,
nước sinh hoạt
 Công nghiệp: Xác định các vùng công nghiệp hóa, các KCN, cụm công nghiệp
và những ngành công nghiệp có nhiều chất thải có khả năng gây ÔNMT
 Nông nghiệp: Xác định vùng nông nghiệp và những vấn đề MT lien quan đến
SX nông nghiệp.
 Ngành giao thông công chánh: Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, khu dân
cư mới, bến cảng, sân bay, giao thông đường bộ và những vấn đề liên quan.
11


 Dịch vụ và du lịch: Xác định các khu vực, địa danh lịch sử, danh làm thắng
cảnh, khu bảo tồn bảo tàng để phát triển du lịch và những dịch vụ kèm theo và
những vấn đề môi trường liên quan.
 Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản: Xác định các khu vực nuôi trồng và đánh
bắt thủy hải sản và những vấn đề liên quan.
 Phát triển rừng: Các khu rừng tự nhiên, rừng trồng mới và những vấn đề liên
quan.
2.3. Xác định các vấn đề môi trường cấp bách

(1). Vấn đề nào từ trước đến nay tại địa phương gây ảnh hưởng xấu hoặc nghiêm
trọng đến MT, tài nguyên và sức khỏe cộng đồng?
 Rác thải (rác sinh hoạt, công nghiệp, y tế, độc hại...)
 Nước cấp (ô nhiễm nguồn nước, nước cấp không đạt tiêu chuẩn ăn uống, nước
ăn uống không được xử lý...)
 Nước thải (NTSH, công nghiệp, y tế không được xử lý)
 Ô nhiễm không khí (do giao thông, công nghiệp, sinh hoạt...)
 Ô nhiễm do nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, mất cân bằng sinh thái nông
nghiệp...)
 Nạn tàn phá rừng (rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn)
 Ô nhiễm vùng ven biển (sạt lở bờ biển, nguy cơ tràn dầu, đánh bắt thủy hải sản
quá mức…).
(2). Vấn đề nào có phạm vi tác động đến các địa phương khác trong vùng?
 Nguồn nước (lưu vực chung cho các tỉnh, hồ điều tiết, vùng ven biển...)
 Ô nhiễm không khí tác động qua lại giữa các địa phương (các nhà máy nhiệt
điện, hóa chất, hóa dầu ...)
 Các vấn đề khác.
(3). Các vấn đề về quản lý?
 Cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách, cơ cấu tổ chức
 Tiêu chuẩn môi trường
2.4. Xây dựng bản đồ hiện trạng phát triển KTXH, TNMT
• Hệ thống các đồ hiện trạng được sử dụng để thể hiện một cách trực quan hiện trạng
bố trí không gian thuộc các lĩnh vực KTXH, hiện trạng sử dụng TNTN và hiện trạng
các vấn đề MT.
• Từ các bản đồ hiện trạng này các chuyên gia có thể đánh giá được những vấn đề
MT còn tồn tại và đề xuất các giải pháp xử lý hoặc làm giảm thiểu ô nhiễm tránh rủi
ro cho công tác quy hoạch trong tương lai.
3. ĐMC QHPT KTXH hoặc các ngành kinh tế của địa phương; dự báo các vấn
đề MT
• Bản chất mang tính nguyên tắc của ĐMC đó là lồng ghép tới mức cao nhất

những vấn đề MT trong các lĩnh vực sau:

12


+ Việc hình thành các chính sách ở cấp cao về phát triển KTXH -> đánh giá chính
sách
+ Thiết kế các chiến lược ngành về MT -> đánh giá quy hoạch phát triển ngành
+ Đánh giá các quy hoạch phát triển KTXH của một vùng hay địa phương về MT ->
đánh giá quy hoạch phát triển KTXH.
• Mục tiêu của ĐMC là:
+ Xử lý các tác động về mặt MT do các quyết định chủ chốt ở các cấp lập quy hoạch
và xây dựng chính sách gây ra.
+ Đánh giá, dự báo và kiểm soát xu hướng suy giảm về MT do các tác động tích tụ,
tồn dư mang tính tổng hợp và cộng hưởng của nhiều dự án phát triển đơn lẻ trong
vùng, tỉnh, thành phố hay của ngành gây nên.
ĐMC đối với quy hoạch phát triển KTXH nói một cách khác đó là việc liên kết
các mối quan tâm về MT vào quy hoạch phát triển KTXH của một vùng, tỉnh, thành
phố trong một khu vực không gian quy hoạch cụ thể, hay quy hoạch phát triển một
ngành kinh tế.
• ĐMC có tính chất liên ngành, liên địa phương, với phạm vi đánh giá quy hoạch phát
triển rộng lớn về không gian và thời gian.
• ĐMC đối với dự án quy hoạch phát triển KTXH cần phải chú ý đến các tác động có
tính tổng hợp và tác động có tiềm năng tích hợp lâu dài.
• VD: Tác động của phát triển từng ngành KT là có thể chấp nhận được, nhưng tác
động tổng hợp của nhiều ngành kinh tế trong quy hoạch đồng thời xảy ra lại trở thành
nghiêm trọng.
• Rất nhiều tác động trong thời gian ngắn không thành vấn đề, nhưng tích lũy trong
một thời gian dài sẽ trở thành nghiêm trọng (ô nhiễm KLN, ô nhiễm các chất hữu cơ
khó phân hủy, sự khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến sụt lún các công trình, sự

xâm nhập mặn…)
• Mặc dù ĐMC ko thể thay thế cho ĐTM đối với từng dự án riêng lẻ, song có thể tạo
cơ sở khoa học và điều kiện rất thuận lợi cho việc tiến hành ĐTM cho mỗi dự án cụ
thể trong quy hoạch là:
 Đặt dự án vào một bối cảnh phù hợp về KT và MT
 Cung cấp bước đi đầu tiên trong việc xác định phạm vi các vấn đề môi trường
quan trọng cần biết
 Cung cấp một bộ dữ liệu nền có hệ thống về MT
 Đẩy nhanh quá trình lựa chọn địa điểm
 Làm sáng tỏ các tiêu chuẩn MT phù hợp sẽ được áp dụng
 Cải tiến cách làm việc của quá trình thẩm định dự án sao có hiệu quả và năng
suất hơn.
4. Xác định quan điểm và mục tiêu QHMT
4.1 Xác định quan điểm:

13


(1). Lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo kết hợp với
xử lý ô nhiễm, cải thiện MT và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp phát huy nội lực với tăng
cường hợp tác quốc tế trong BVMT và PTBV.
(2). Mục tiêu và nội dung của QHMT không tách rời mục tiêu và nội dung của
QH PT KTXH, mà được lồng ghép trong QH PT KTXH, được xây dựng theo hướng
PTBV.
(3). QH dựa trên việc phân tích hiện trạng và dự báo các vấn đề MT có khả
năng nảy sinh, biến động trong quá trình phát triển KTXH, phù hợp với nguồn lực và
khả năng đầu tư từ bên ngoài
Tiếp thu các kinh nghiệm trong nước và trên thế giới, và là cơ sở pháp lý cho
việc xây dựng các kế hoạch BVMT ngắn hạn và trung hạn của một vùng
4.2 Xác định mục tiêu

• Mục tiêu QHMT một vùng sẽ gắn liền với các mục tiêu quốc gia về phòng
ngừa ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tăng cường
năng lực cho các cơ quan quản lý, khoa học và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức
MT.
• Mục tiêu quy hoạch môi trường cấp thấp phải được xây dựng dựa trên mục
tiêu QHMT cấp cao hơn
Ví dụ: QHMT cấp tỉnh phải dựa vào QHMT cấp vùng và cấp nhà nước.
5. Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường
• Các chương trình, dự án BVMT được đề xuất sẽ tập trung vào các lĩnh vực phòng
ngừa ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tăng cường
năng lực cho
các cơ quan quản lý, khoa học và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức BVMT.
• Các dự án sẽ phải được sắp xếp ưu tiên theo một hệ thống tiêu chí sẽ được lựa chọn.
• Nguồn kinh phí cũng phải đề xuất nhằm đảm bảo tính hiện thực, khả thi của dự án.
Ví dụ: Dự án: Xây dựng mới và cải tạo toàn bộ hệ thống thoát nước mưa tại
Tp Hà Nội
+ Chủ trì quản lý và thực hiện: Sở Xây Dựng
+ Các cơ quan phối hợp – tham gia: Sở TN-MT, Các Cty công trình đô thị và cấp
thoát nước, UBND TP.
+ Thời gian ưu tiên đầu tư thực hiện: giai đoạn 2008 - 2010
+ Dự trù kinh phí sơ bộ: khoảng 40 – 60 tỷ đồng
+ Nguồn vốn: ngân sách (theo quy hoạch phát triển KTXH, tổng số vốn huy động cho
toàn bộ chương trình cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên toàn Tỉnh
giai đoạn 2006 – 2020 là 864 tỷ đồng)
+ Mục tiêu và hiệu quả đạt được:cải tạo và xây dựng mới lại toàn bộ hệ thống thoát
nước mưa tp Hà Nội, tách riêng hệ thống thoát nước mưa, phấn đấu đạt chuẩn hệ
thống thoát nước của một đô thị trung tâm Tp theo quy phạm thoát nước của Bộ Xây
Dựng;
6. Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện QHMT
14



6.1 Giải pháp về kinh tế
a. Về nguồn vốn đầu tư: Các nguồn vốn có thể huy động cho triển khai QHMT bao
gồm:
 Ngân sách Trung ương; ngân sách các bộ/ngành; ngân sách địa phương
 Đóng góp của doanh nghiệp; đóng góp của cộng đồng; đóng góp của các hộ gia
đình
 Các nguồn tài trợ, vốn ODA
b. Ước tính chi phí đầu tư cho hoạt động BVMT:
Ước tính chi phí đầu tư cho hoạt động BVMT dựa theo các phương án khác nhau. Ví
dụ:
 Phương án 1: đầu tư cho BVMT ở mức 1% GDP (đầu tư thấp)
 Phương án 2: chi phí BVMT tính theo đầu người (VD: 15 USD/người.năm)
 Phương án 3: đầu tư 3% GDP cho BVMT.
c. Xã hội hoá đầu tư BVMT
 Nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế huy động thích hợp mọi nguồn
lực trong cộng đồng để BVMT.
 Trong kế hoạch hàng năm của địa phương/ngành có khoản mục kế hoạch về
BVMT và mức kinh phí thực hiện tương ứng.
 Gắn liền công tác BVMT trong các chiến lược, kế hoạch, QHTT và chi tiết về
phát triển KTXH của các quận/huyện và toàn thành phố.
 Phát động các phong trào quần chúng tham gia vào công tác BVMT.
 Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho các hoạt động BVMT.
 Từng bước thành lập quỹ môi trường thông qua đóng góp của nhân dân, của
các doanh nghiệp, của các nhà tài trợ trong và ngoài nước.
6.2 Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực
 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về MT
 Nâng cao trình độ QLMT cho cán bộ các cấp.
 Hoàn thiện các văn bản pháp lý về QLMT

 Nâng cao năng lực quan trắc phân tích môi trường.
 Tăng cường hệ thống cơ sở dữ liệu BVMT.
6.3. Giải pháp về khoa học công nghệ
 Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu về KHMT (công nghệ xử lý chất thải,
phòng chống khắc phục ON, suy thoái MT)
 Phối hợp thường xuyên với cơ quan nghiên cứu trong việc nghiên cứu và ứng
dụng các thành tựu về khoa học QL và công nghệ MT
 Xây dựng các đề án, dự án BVMT.
 Hình thành và phát triển ngành công nghiệp MT
6.4. Giải pháp về hợp tác trong nước và QT
 Xây dựng và tham gia các chương trình hợp tác BVMT trong vùng.
 Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản

15


 Tổ chức các diễn đàn, hội thảo trao đổi thông tin và thảo luận về các chủ đề có
liên quan
 Vận dụng hợp lý các thỏa thuận, cam kết quốc tế và với các địa phương khác
nhằm thu hút các khoản tài trợ và sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật
 Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của một số tổ chức quốc
tế như UNDP, WWF, WB, WHO…
7. Lập bản đồ QHMT
 Hệ thống các bản đồ dự báo nêu lên những vấn đề MT tiềmbẩn có khả năng
phát sinh trong tương lai khi thực hiện quy hoạch phát triển KTXH  nêu lên
những giải pháp, chương trình, kế hoạch nhằm phòng ngừa ô nhiễm và suy
thoái MT với mục tiêu PTBV.
 Bản đồ QHMT sẽ được thiết lập trên cơ sở chồng ghép các bản đồ dự báo đơn
tính với tỷ lệ thích hợp…
8. Đề xuất kiến nghị điều chỉnh QHPT KTXH với mục tiêu BVMT phục vụ

PTBV
Trên cơ sở xem xét QHMT có thể đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch
phát triển KTXH với mục tiêu phát triển bền vững. Sự điều chỉnh có thể là:
 Không được tiếp tục đầu tư
 Đầu tư kèm theo các điều kiện
 Tiếp tục được đầu tư

Câu 9: Các công cụ và phương pháp QHMT
Phương pháp
1. Phương pháp phân tích hệ thống
- Phân tích các hệ thống (PTHT) là một hoạt động giải quyết vấn đề mang tính đa
ngành được phát triển cho việc giải quyết những vấn đề phức hợp sản sinh ra từ các
tổ chức và các cơ sở tư nhân và nhà nước.
- PTHT thường tập trung vào một vấn đề gây ra do sự tương tác giữa các thành tố
trong xã hội, các cơ sở sản xuất và môi trường, xem xét nhiều khả năng phản ứng
khác nhau cho vấn đề và cung cấp những bằng chứng về kết quả của vấn đề: tốt, xấu
hay không có ảnh hưởng.
- Mục tiêu trọng tâm của phân tích hệ thống (môi trường) là nhằm giúp những người
ra chính sách và quyết định trong cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân trong việc giảm
thiểu những vấn đề (môi trường) và quản lý những vấn đề chính sách (môi trường)
- PTHT được thực hiện qua sáu (6) bước:

16


 Bước 1. Nhận định vấn đề
 Bước 2. Xác định, thiết kế và rà soát những phương án có thể thực hiện
 Bước 3. Dự báo bối cảnh tương lai
 Bước 4. Xây dựng và sử dụng các mô hình để dự báo các kịch bản khác nhau có
thể xảy ra (khi không và có áp dụng các phương án khác nhau)

 Bước 5. So sánh và xếp hạng các phương án
 Bước 6. Phổ biến kết quả
- Những đặc trưng chính của phương pháp PTHT có thể được mô tả ngắn gọn như
dưới đây:
• Bối cảnh: trong sự tương tác giữa khoa học, xã hội và môi trường;
• Phương pháp: nghiên cứu khoa học là trọng tâm, nhưng cũng sử dụng phương
pháp thiết kế, trực giác và nhận định;
• Công cụ: lý luận, thống kê, toán học, mô hình hóa;
• Mục tiêu: tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề phức tạp;
• Khách hàng: trong sự tương tác liên tục giữa phân tích viên và khách hàng;
• Mang tính chất hướng đến giải quyết vấn đề;
• Mang tính chất hướng tương lai;
• Mức độ tổng hợp cao;
• Là sự tích hợp của nhiều ngành như môi trường, sinh học, hóa học, quy hoạch,
xã hội học, kinh tế học, v.v;
• Sử dụng những ngành khoa học cơ bản;
• Các sản phẩm có thể là những mô hình.

17


2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê (statistics) đã được sử dụng từ lâu trong nhiều ngành kinh tế,
y khoa, nông nghiệp, sinh học, môi trường …
- Các phương pháp thống kê toán học là:

18









Thống kê mô tả
Thống kê suy diễn
Ước lượng và trắc
nghiệm
Phân tích tương
quan (hồi quy)
Phân tích chuỗi thời
gian

19


- 5 nhiệm vụ xử lý dữ liệu môi trường:
• Phân tích dữ liệu điều tra các yếu tố môi trường (đất, nước, không khí …) phục
vụ cho việc đánh giá tác động môi trường, phân tích hiện trạng môi trường.
• So sánh kết quả thu thập được với các tiêu chuẩn quy định, so sánh kết quả của
2 hay nhiều trạm quan trắc, các công nghệ xử lý, các chỉ tiêu môi trƣờng của 2
nhà máy, 2 KCN…
• Phân tích kết quả của các thí nghiệm môi trường, từ đó tìm ra các biện pháp xử
lý tối ưu.
• Nghiên cứu mối liên hệ giữa 2 yếu tố môi trường hoặc mối quan hệ nhân quả
giữa các yếu tố môi trường (Ví dụ: liều lƣợng/phản ứng).
• Theo dõi diễn biến môi trường theo thời gian (quan trắc môi trường)
- Các phần mềm xử lý thống kê:
• SPSS (Sử dụng ở AIT)

• Minitab (Sử dụng ở Châu Âu)
• Statgraphics 7.0 (Sử dụng rộng rãi)
- Ứng dụng thống kê mô tả trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường :
• Trình bày kết quả đo đạc môi trường đất, nước và không khí…sau khi phân
tích.
• Trình bày thông tin cơ bản về các thành phần môi trƣờng như: đất đai, thành
phần hoá chất, cơ cấu dân số… (Thông tin trạng thái).
• Trình bày khái quát các thống kê về hoạt động sản xuất, đời sống của con
người, từ đó đánh giá được các nguồn áp lực lên môi trường như: thống kê giao
thông, tình hình sản xuất, dân số, sản phẩm, năng lượng… (Thông tin áp lực).
• Trình bày các kết quả hoạt động quản lý môi trường, tài nguyên như: thuế, phí
môi trường… (Thông tin đáp ứng).
• Trình bày các kết quả phân tích liều lượng - phản ứng trong đánh giá rủi ro môi
trường
• Trình bày kết quả trong các phân tích thử nghiệp nhiều lần, lấy kết quả chung
để công bố.
- Các đặc trưng thống kê:
• Các thông số đo chiều hướng tập trung của dãy số: Trung bình, trunh bình hình
học, trung bình số học, trung vị, phàn tư vị dưới, phân tư vị trên
• Các thông số đo đặc trưng của độ phân tán: biến lượng, độ lệch tiêu chuẩn, sai
số tiêu chuẩn, pậm vi phân bố của số liệu, cực tiểu, cực đại, độ lệch của phân bố
dãy số liệu, độ nhọn của phân bố dãy số liệu
• Bảng và đồ thị
+ Các bảng: dữ liệu thô; dữ liệu đƣợc sắp xếp, tần suất
+ Các đồ thị: Giản đồ tần suất; Các đồ thị đa thức tần suất; Các đồ thị; Các hộp
và râu; Các đồ thị tuyến
3. Phương pháp ma trận môi trường
* Khái niệm:

20



Phương pháp ma trận môi trường là phương pháp liệt kê các hành động của
hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một
ma trận.
* Mô tả:
Bảng ma trận là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc
thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nhân – quả.
Trong đó: + Trục tung là các nhân tố môi trường.
+ Trục hoành là các hoạt động dự án
+ Ô nằm giữa hàng và cột trong ma trận sẽ được dùng để chỉ khả năng
tác động
* Ưu điểm:
+ Phương pháp ma trận rất có giá trị cho việc xác định tác động của dự án và đưa
ra được hình thức thông tin tóm tắt đánh giá tác động.
+ Là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, không đòi hỏi nhiều số liệu môi trường
nhưng lại có thể phân tích tường minh được nhiều hạnh động khác nhau lên cùng một
nhân tố.
+ Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường được thể hiện rõ ràng.
+ Có thể đánh giá sơ bộ mức độ tác động.
* Nhược điểm:
+ Không giải thích được các ảnh hưởng thứ cấp và các ảnh hưởng tiếp theo, ngoại
trừ ma trận theo bước
+ Chưa xét đến diễn biến theo thời gian của các hoạt động, tác động nên chưa
phân biệt được tác động lâu dài hay tạm thời.
+ Người đọc phải tự giải thích mối liên quan giữa nguyên nhân và hậu quả
+ Không giải thích được sự không chắc chắn của các số liệu.
+ Không đưa ra được nguyên lý/nguyên tắc xác định các số liệu về chất lượng và
số lượng.
+ Không có “tiêu chuẩn” để xác định phạm vi và tầm quan trọng của tác động.

* Phân loại
a. Ma trận đơn giản
* Mô tả: + Hàng là liệt kê các nhân tố môi trường bị tác động
+ Cột là liệt kê các hoạt động của dự án.
+ Mỗi ô của ma trận đánh dấu sự tác động có thể xảy ra của một hoạt
động dự án đến một nhân tố môi trường theo quy luật nguyên nhân – kết quả.
* Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ thực hiện
+ Nêu ra những thành phần môi trường chịu tác động trực tiếp bởi các hoạt
động nào đó của dự án gây nên
* Nhược điểm: Chưa nêu được mức độ tác động, mức độ nguy hại, thời gian tác
động khi thực hiện dự án.
b. Ma trận định lượng – Ma trận theo cấp
* Mô tả: + Hàng là liệt kê các nhân tố môi trường bị tác động
+ Cột là liệt kê các hoạt động của dự án.

21


+ Mỗi ô của ma trận được cho điểm đánh giá cụ thể để thể hiện sự tác
động có thể xảy ra của một hoạt động dự án đến một nhân tố MT theo quy luật
nguyên nhân – kết quả.
* Ưu điểm:
+ Phương pháp này tương đối đơn giản được sử dụng khá phổ biến.
+ Không đòi hỏi quá nhiều số liệu về môi trường, sinh thái.
+ Có thể xem xét, phân tích cùng lúc tác động của nhiều hành động khác nhau
lên cùng một nhân tố
* Nhược điểm:
+ Phương pháp này chưa xét đến mối quan hệ qua lại giữa các tác động với
nhau.

+ Chưa xét đến diễn biến theo thời gian của các tác động, chưa phân biệt được
giữa tác động lâu dài với tác động tạm thời.
+ Việc đánh giá bằng điểm số còn mang tính cảm tính.
4. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích
- Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp đánh giá dự án rất có hiệu quả
về mặt kinh tế. Phương pháp này được áp dụng trong ĐTM khi tính tới các chi phí,
lợi ích do dự án mang lại cho môi trường. Trong trường hợp như vậy, phương pháp
này được gọi là phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng.
- Trong phương pháp phân tích chi phí, lợi ích kinh tế các dự án, các chi phí lợi
ích được liệt kê như: Chi phí ban đầu, vốn cố định; Vốn lưu động; Chi phí sản xuất;
Doanh thu do bán sản phẩm...
- Giá trị thể hiện: giá trị hiện tại ròng (NPV), hệ số hoàn vốn nội tại, tỉ suất lợi
ích – chi phí (B/C)
5. Phương pháp lập bản đồ quy hoạch
* Quy trình xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường
1. Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng phát triển KTXH với tỷ lệ phù hợp:
• Bản đồ hành chính
• Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
• Bản đồ hiện trạng phân bố đô thị
• Bản đồ hiện trạng phân bố công nghiệp
2. Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng môi trường tự nhiên với tỷ lệ phù hợp:

22











Bản đồ hiện trạng địa hình
Bản đồ hiện trạng vùng sinh thái nhạy cảm
Bản đồ hiện trạng ngập lụt
Bản đồ hiện trạng TN khoáng sản
Bản đồ hiện trạng rừng
Bản đồ hiện trạng chất lượng không khí (AQI)
Bản đồ hiện trạng chất lượng nước (WQI)

23


3. Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng giải pháp công trình nhằm BVMT với tỷ lệ
phù hợp:
• Bản đồ hiện trạng thoát nước đô thị
• Bản đồ hiện trạng phân bố bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị, công nghiệp
• Bản đồ hiện trạng mạng lưới hệ thống xử lý nước thải
• Bản đồ hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường (nước, không khí)
4. Lập các bản đồ hiện trạng tổng hợp với tỷ lệ phù hợp:
• Bản đồ hiện trạng phân vùng môi trường (tổng hợp các bản đồ đơn tính về các
yếu tố tự nhiên và KTXH)
• Bản đồ tổng hợp hiện trạng chất lượng môi trường (tổng hợp các bản đồ đơn
tính về hiện trạng MT tự nhiên và bản đồ phân vùng QHMT).
• Bản đồ tổng hợp về hiện trạng các giải pháp công trình về BVMT (bãi rác, hệ
thống xử lý nước thải, thoát nước, mạng lưới quan trắc…).
5. Lập bản đồ hiện trạng môi trường với tỷ lệ phù hợp:
• Chồng ghép 3 bản đồ tổng hợp
• Bản đồ hiện trạng phân vùng môi trường

• Bản đồ tổng hợp hiện trạng chất lượng môi trường.
• Bản đồ tổng hợp về hiện trạng các giải pháp công trình về BVMT
* Quy trình xây dựng bản đồ quy họach môi trường
1. Lập các bản đồ đơn tính về quy họach phát triển KTXH:
• Bản đồ quy hoạch về địa giới hành chính
• Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
• Bản đồ quy hoạch đô thị
• Bản đồ quy hoạch công nghiệp
2. Lập các bản đồ đơn tính về dự báo diễn biến môi trường tự nhiên:
• Bản đồ dự báo ngập lụt
• Bản đồ quy hoạch cây xanh (Kịch bản “0” và “đạt mục tiêu quy hoạch”)
• Bản đồ dự báo chất lượng không khí (AQI) (Kịch bản “0” và “đạt mục tiêu quy
hoạch”)
• Bản đồ dự báo chất lượng nước (WQI) (Kịch bản “0” và “đạt mục tiêu quy
hoạch”)
3. Lập các bản đồ đơn tính về quy hoạch các giải pháp công trình nhằm bảo vệ môi
trường:
• Bản đồ quy họach thoát nước đô thị
• Bản đồ quy họach bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị, công nghiệp
• Bản đồ quy họach mạng lưới các công trình xử lý nước thải
• Bản đồ quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường (nước, không khí)
• Bản đồ quy hoạch các trạm ứng cứu sự cố môi trường (tràn dầu)
4. Lập các bản đồ quy hoạch tổng hợp:
• Bản đồ phân vùng QHMT (tổng hợp các bản đồ đơn tính về các yếu tố tự nhiên
và KTXH)

24


• Bản đồ tổng hợp dự báo chất lượng môi trường (tổng hợp các bản đồ đơn tính

về dự báo MT tự nhiên và bản đồ phân vùng QHMT).
• Bản đồ tổng hợp về quy hoạch các giải pháp công trình về BVMT (quy hoạch
bãi rác, hệ thống xử lý nước thải, thoát nước, mạng lưới quan trắc …).
5. Lập bản đồ quy họach môi trường:
• Chồng ghép 3 bản đồ tổng hợp
• Bản đồ phân vùng QHMT
• Bản đồ tổng hợp dự báo chất lượng môi trường.
• Bản đồ tổng hợp về quy họach các giải pháp công trình về BVMT

25


×