Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP : ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG SINH HỌC VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.79 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG SINH HỌC
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY

Địa điểm thực tập : Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
Người hướng dẫn :
1.Th.s Hoàng Thị Huê – khoa Môi trường –
ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2. Ngô Văn Chiều – Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Linh – lớp DH3QM3

Nam Định: tháng 03 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG SINH HỌC
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY

Địa điểm thực tập: Vườn Quốc Gia Xuân Thủy

Người hướng dẫn


(Ký,ghi rõ họ tên)

Sinh viên thực hiện
(Ký,ghi rõ họ tên)

Nam Định: tháng 03 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên năm cuối K3 – khoa Môi Trường của Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, ngoài các kiến thức đã được học trên giảng đường thì các kiến
thức thực tế cũng phải được trang bị thật tốt để trở thành một cán bộ môi trường có
đầy đủ năng lực để phục vụ cho nhà nước. Chính vì thế nhà trường đã tạo điều kiện
cho các sinh viên năm cuối nói chung và bản thân em nói riêng được đi thực tập để
tích lũy thêm các kiến thức thực tế, làm quen với những công việc trong thực tiễn, tiếp
cận với những vấn đề chuyên môn. Mặt khác còn giúp củng cố, cập nhật và bổ sung
nhưng kiến thức chuyên môn thông qua các hoạt động thực tiễn tại cơ sở thực tập.
Cũng qua đó giúp cho sinh viên có điều kiện kiểm nghiệm những lý thuyết đã học
trong nhà trường, tích cực chuẩn bị cho việc làm đồ án tốt nghiệp và cho quá trình
công tác sau này.
Được giới thiệu đến Vườn Quốc Gia Xuân Thủy thực tập, dù khoảng thời gian
thực tập ở đây không lâu nhưng nó đã mang lại cho em rât nhiều kinh nghiệm cũng
như các kiến thức chuyên môn.
Vì thê, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý VQG Xuân Thỷ đã tạo điều kiện
cho em trong quá trình thực tập cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong
cơ quan. Đặc biệt là anh Ngô Văn Chiều đã hướng dẫn em rất nhiều trong quá trình
thực tập và quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời em cũng cảm ơn cô Ths. Hoàng Thị
Huê đã hướng dẫn và giúp em thực hiện tốt bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!


Nam Định, ngày

tháng năm 2017

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ THÙY LINH


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt

Tiếng việt

1

HST

Hệ sinh thái

2

VQGXT


Vườn Quốc Gia Xuân Thủy

3

RNM

Rừng ngập mặn

4

ĐNN

Đất ngập nước

5

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


MỞ ĐẦU
Nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, VQG Xuân Thủy được hình thành bởi đất phù
sa màu mỡ từ Sông Hồng và biển với tổng diện tích tự nhiên là 15.100 ha bao gồm

7.100 ha vùng lõi và 8.000 ha vùng đệm, là nơi có tiềm năng kinh tế và giá trị đa dạng
sinh học cao. Điều đặc biệt nơi đây không chỉ có một hệ sinh thái đa dạng mà còn là
nơi cư trú của nhiều loài chim di cư quý hiếm có trong sách đỏ của IUCN như loài Cò
mỏ thìa mặt đen, Rẽ mỏ thìa, Choắt lớn mặt vàng...VQG Xuân Thủy là vùng đất ngập
nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia công ước quốc tế RAMSAR vào tháng
01/1989. Đến tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận VQG Xuân Thủy trở thành
vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu
thổ Sông Hồng.
Hiện nay, việc quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường ở VQG Xuân Thủy vẫn còn
nhiều tồn tại, nhiều vấn đề phức tạp. Do dân số ngày càng tăng cao, thiếu công ăn việc
làm gây ra sức ép về khai thác nguồn lợi tự nhiên của người dân từ vùng đệm lên vùng
lõi lõi của VQG. Mặt khác hoạt động nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp của
vùng đệm cũng là nguyên nhân gây ra các tác động xấu về môi trường, tác động tiêu
cực đến cân bằng sinh thái tự nhiên đe dọa đến sự phát triển bền vững của VQG, trong
những năm gần đây số lượng loài chim di cư đến cũng giảm đi nhiều so với những
năm trước đó.
Là một khu vực bảo tồn rộng lớn của quốc gia nên việc kiểm soát các loài sinh
vật tại VQG rất là khó, để giải quyết vấn đề này và các vấn đề cấp thiết ở trên tôi đã
lựa chọn đề tài “Đánh giá mức độ đa dạng sinh học VQG Xuân Thủy”.
Thông qua hoạt động điều tra, đánh giá ta có thể thấy rõ được tình hình số lượng
các loài diễn biến như thế nào, từ đó tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Tôi hy
vọng hoạt động nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có các hoạt
động ưu tiến cải thiện công tác quy hoạch phát triển, quản lý sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ nguồn lợi sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học,
đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội về nhiều mặt của cộng đồng.

8


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1.

Thông tin chung
Khu bảo tồn ĐNN Xuân Thủy được chính thức công nhận là VQG theo quyết
định số 01/2003/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ vào ngày 02/01/2003. Với các
thông tin cụ thể sau:
Tên cơ quan
Địa chỉ

1.2.

Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
Xã Giao Thiện – huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định

SĐT

0350.3741.501

Fax

03-503895125

Cơ cấu tổ chức
Theo tờ trình số 26/TTr – VQG trình UBND tỉnh Nam Định về tổ chức bộ máy
và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của VQG Xuân Thủy năm 2011, lực lượng biên
chế hiện tại của VQG Xuân Thủy có 19 người với tổ chức cụ thể như sau:
- Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công
tác: Tài vụ, khoa học, kế hoạch, tổ chức và hợp tác quốc tế. 01 Phó giám đốc giúp
Giám đốc trực tiếp phụ trách công tác: Bảo vệ tài nguyên, kỹ thuật, hành chính và du
lịch sinh thái.

- Phòng Khoa học kỹ thuật: 05 người thực hiện các hoạt động về khoa học – kỹ
thuật và hợp tác quốc tế.
- Phòng Quản lý tài nguyên và môi trường: 06 người thực hiện công tác quản lý
bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung của VQG.
- Phòng Kinh tế tổng hợp: 04 người thực hiện các hoạt động về quản lý tài chính
hành chính và dịch vụ nhằm đảm bảo cho công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên của
VQG Xuân Thủy.
- Ban Du lịch: 02 người thực hiện các dịch vụ về du lịch sinh thải và tuyên truyền
giáo dục môi trường cho du khách & cộng đồng địa phương.

9


UBND Tỉnh Nam Định

Sở nông nghiệp và PTNT

Giám đốc (2 người)

Phòng KHKT (2 người)
Phòng quản lý TN & MTPhòng
(6 người)
kinh tế tổng hợp (4 Ban
người)
du lịch (2 người)

Hình 1: Cơ cấu tổ chức ban quản lý VQG Xuân Thủy
Mục tiêu, nhiệm vụ của VQG Xuân Thủy

1.3.


Tại điều 1 của quyết định số 01/QĐ – TTg, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành
ngày 02/01/2003 về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên đát ngập nước Xuân Thủy
thành VQG Xuân Thủy, Tỉnh Nam Định, đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của VQG
Xuân Thủy như sau:
1. Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng cửa Sông Hồng. Các loài động vật, thực

vật đặc trưng của vùng sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài thủy sinh, các loài
chim nước và chim di trú.
2. Phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lich sinh thái.
3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
và giáo dục môi trường phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương.
Trên cơ sở đó có thể xác định các mục tiêu quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của
VQG Xuân Thủy như sau:
1.4.

Bảo tồn hiệu quả HST RNM
Bảo tồn hiệu quả các loài chim hoang dã (di cư và định cư);
Thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu;
Gia tăng lợi ích thu được từ các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước của VQG Xuân
Thủy đối với người dân địa phương;
Đóng góp của VQG Xuân Thủy vào phát triển quốc gia và vùng đồng bằng Sông
Hồng.
Các dự án môi trường tại VQG Xuân Thủy

10


Trong nhiều năm qua đã có rất nhiều các dự án trong và ngoài nước đầu tư

nghiên cứu, và triển khai tại VQG Xuân Thủy với các mảng khác nhau đã và đang
được thực hiện như:
1. Dự án “Sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn mang lại mang lại lợi ích

cho phụ nữ nghèo thông qua thí điểm đồng quản lý trong vùng lõi của VQG Xuân
Thủy”. (năm 2015)
Dự án nhằm đưa mô hình đồng quản lý hiện có trong khu vực thành một mô hình
thí điểm thực hiện chính sách mới để đồng quản lý rừng ngập mặn trong vùng lõi
thông qua sự tham gia của các tổ chức và cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ khai thác thủy
sản thủ công. Ngoài việc giảm thiểu vai trò của các tổ chức, dự án cũng tập chung vào
trao quyền cho nhóm phụ nữ (khoảng 500 người), từ đó họ có thể tự tổ chức, tham gia
vào quá trình phát triển chính sách, cải thiện hiểu biết về các phương pháp khai thác
bền vững, giảm tác động của họ vào tài nguyên thiên nhiên bằng việc phát triển những
sinh kế thay thế thông qua sự hỗ trợ của một quỹ chung.
Chương trình được hỗ trợ bởi Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN và
được thực hiện trong vòng 15 tháng, để phát triển một hệ thống và cơ chế đồng quản lý
cho hơn 1.000 ha rừng ngập mặn tại Cồn Lu. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của
các bên gồm: Ban quản lý VQG Xuân Thủy, UBND xã (ít nhất 5 xã vùng đệm), kiểm
lâm, kiểm ngư, quân đội, biên phòng, Hội phụ nữ và người dân khai thác thủy sản.
2. Dự án “Tình nguyện viên quốc tế với việc bảo vệ môi trường VQG Xuân Thủy”.

SJ Việt Nam được thành lập vào tháng 12/2004 từ một dự án trại tình nguyện
quốc tế được chương trình Người tình nguyện Liên Hiệp Quốc tài trợ. Đây là một tổ
chức tình nguyện hoạt động trong mạng lưới của các tổ chức tình nguyện phát triển
Châu Á – Thái Bình Dương (NVDA) và ủy ban điều phối các hoạt động tình nguyện
quốc tế (CCIVS) của UNESCO. SJ Việt Nam (tên đầy đủ Solidarites Jeunesses
VietNam) hiện nay được bảo trợ bởi tổ chức Solidarites Jeunesses tại Pháp, triển khai
hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005.
Với mục tiêu hoạt động vì hòa bình, đoàn kết, SJ Việt Nam đã làm cầu nối cho
hàng trăm thanh niên trên thế giới và Việt Nam, tìm hiểu, trao đổi văn hóa, xu thế tình

nguyện thông qua các trại tình nguyện quốc tế
Khi triển khai dự án tình nguyện như trên, các mục tiêu dự kiến cần đạt được là:
-

Nâng cao nhận thưc của người dân địa phương về tầm quan trọng của môi trường sinh
thái cũng như việc giữ gìn, bảo vệ nó thông qua việc tuyên truyền và tổ chức các hội
nghị, hội thảo.

11


Tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh và tiềm năng du lịch sinh thái của VQG Xuân
Thủy nhằm thu hút nhiều hơn nữa du khách đến thăm quan, từ đó sẽ góp phần nâng
cao đời sống của người dân địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tình nguyện viên học hỏi, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam
nói chung và của người dân địa phương nói riêng.
3. Dự án “Nghiên cứu sử dụng bền vững nguồn nước khu vực VQGXT, Nam Định”.
-

Dự án “Nghiên cứu sử dụng bền vững nguồn nước khu vực VQGXT, Nam Định”
là động lực thúc đẩy thực hiện mục tiêu quy hoạch VQGXT trong giai đoạn hiện tại
cũng như cho phát triển bền vững lâu dài. Nội dụng các vấn đề cần được giải quyết
trong dự án khu vực VQGXT được chia thành hai phần:
1. Phần khu vực chính (vùng lõi) đây là vùng bảo tồn các loài chim quý hiếm
2. Phần vùng đệm gồm khu đồng ruộng sản xuất nông nghiệp xen kẽ với khu dân cư, tiếp

đó là khu nuôi trồng thủy sản.
Hai phần của khu VQG có mối liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Mọi hoạt động
sản xuất liên quan đến sử dụng nước, vấn đề môi trường liên quan đến sử dụng nước,
vấn đề môi trường. Đặc biệt công tác tưới tiêu cho nông nghiệp, cung cấp/tiêu nước

cho nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt và các hoạt động khác trong vùng đệm
nếu không được kiểm soát/đánh giá và đưa ra các giải pháp quản lý thích hợp sẽ có
những tác động xấu ảnh hưởng đến vùng bảo tồn.
Mục tiêu dài hạn của dự án là: Nhằm đưa ra phương pháp quản lý, sử dụng hợp
lý và bền cững tài nguyên nước tại khu vực XQGXT.
Mục tiêu ngắn hạn:
-

-

Nhằm đánh giá đúng hiện trạng sử dụng nước tại khu vực VQGXT, từ đó đưa ra giải
pháp ban đầu nhằm kiểm soát nguồn nước, chất lượng môi trường nước phụ thuộc vào
việc phát triển kinh tế đa mục tiêu (sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dân sinh
kế và du lịch sinh thái);
Giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích sử dụng nước giữa các bên liên quan
nhằm bảo vệ môi trường sinh thái khu vực VQG Xuân Thủy.

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1.

Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập.
Đối tượng thực hiện: HST Vườn Quốc Gia Xuân Thủy.
Phạm vi thực hiện: VQG Xuân Thủy
12


Thời gian thực hiện chuyên đề: từ ngày 26/12/2016 đến ngày 27/02/2017
2.2.
Mục tiêu và nội dung của chuyên đề.
2.2.1. Mục tiêu

- Đánh giá sự đa dạng, phong phú về HST, số lượng loài và và sự đa dạng trong từng

loài (số lượng các loài khác nhay hay số lương cá thể trong loài) trong mỗi vùng nhất
định.
- Đánh giá hiện trạng và biến động của thành phần loài, so sánh số lượng loài so với các
năm trước để biết được sự biến đổi về số lượng loài, tìm ra nguyên nhân và cách khắc
phục.
- So sánh tính đa dạng sinh học giữa các vùng với nhau, thiết lập một vùng cần bảo vệ
hay kiểm soát dân số loài.
2.2.2. Nội dung
- Xác định sinh cảnh đã tạo lên toàn bộ HST.
- Xác định các loài đặc trưng
- Theo dõi sự biến động của loài đặc trưng và nhưng nguyên nhân chính (mối đe dọa) đã
gây nên sự biến động đó;
- Tìm ra giải pháp để giảm thiểu các mối đe dọa.
2.3.
Phương pháp thực hiện chuyên đề.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các thông tin đối từ các nghiên cứu trước đây.
- Sử dụng bảng danh lục để liệt kê danh sách các loài động thực vật
Danh lục động, thực vật là một bảng thống kê toàn bộ các loài động thực vật
trong khu vực điểu tra, lập danh lục động thực vật là một trong các mục tiêu quan
trọng của công tác điều tra.
TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Ghi nhận
trước đây


Ghi nhận
năm..

Bảng 1: Mẫu danh mục động vật, thực vật
Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa: Các tuyến khảo sát đã được lựa chọn trên
nhiều tiêu chí, mang tính điển hình, đại diện cho các dạng sinh thái khác nhau của khu
vực nghiên cứu. Các loài động vật được quan sát trực tiếp trên tuyến khảo sát bằng
thiết bị nghe nhìn chuyên dụng .
2.4.
Kết quả chuyên đề
2.4.1. Khái quát các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội của
VQGXT.
- Đặc điểm địa hình địa mạoNằm rìa châu thổ Sông Hồng, khu vực VQG Xuân Thủy có
địa hình bằng phẳng, có một số cồn cát, các tuyến đề và một vài gò đống nằm rải rác.
Độ cao có xu hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam từ Tây sang đông với diện tích
vùng lõi 7.100 ha, vùng đệm là 8.000 ha nằm trên địa bàn 5 xã : Giao Thiện; Giao An;
Giao Lạc; Giao Hải; Giao Xuân.
-

13


Thổ nhưỡng: Tại khu vực VQGXT, các trầm tích bề mặt trải qua các quá trình mặn
hóa, phèn hóa, bồi tụ và lắng đọng đã hình thành nên 4 nhóm đất chính với 12 loại bao
gồm: nhóm đất phèn; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa; nhóm đất cát.
- Khí hậu: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa ở
miền Bắc Việt Nam, phân hoá sâu sắc theo mùa trong năm: mùa gió Tây nam, nóng và
ẩm, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và gió mùa Đông bắc, lạnh và khô, kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

- Chế độ mưa: Khu vực có chế độ mưa phong phú và phân bố khá đồng đều; lượng mưa
trung bình năm dao động từ 1.520-1.850 mm/năm; Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến
tháng X, chiếm tới 85 - 90% lượng mưa năm, tập trung chủ yếu vào tháng VII, VIII và
IX.
- Chế độ gió: Khu vực cửa sông Hồng, chịu sự chi phối của hệ thống gió mùa. Mùa gió
đông bắc với hướng gió thịnh hành là bắc, đông bắc với tốc độ trung bình 4,0 - 4,5
m/s. Mùa gió tây nam, hướng gió chính là nam và đông nam với tốc độ gió trung bình
đạt 3,2 - 3,9 m/s, cao nhất vào các tháng tháng V - VII. Vùng nghiên cứu còn chịu ảnh
hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, do đó, thường chịu tác động của gió bão, với sức gió
đạt 45 - 50 m/s.
- Chế độ thủy văn: Theo dẫn liệu trong Báo cáo hiện trạng của VQG Xuân Thuỷ (2005),
khu vực VQG Xuân Thủy có 2 sông nhánh chính trong khu vực bãi triều là sông Vọp
và sông Trà, ngoài ra còn một số lạch triều nhỏ cấp thoát nước tự nhiên .
- Chế độ hải văn: Độ cao của sóng ở ngoài khơi trung bình 1,2 - 1,4 m, khi vào bờ giảm
xuống còn 0,6 - 0,8 m. Độ cao sóng cực đại tương ứng là 7 - 8 m và 5 - 6 m, thường
xuất hiện khi có bão. Thủy triều biển Giao Thủy có chế độ nhật triều đều. Biên độ
trung bình 150 - 180 cm, lớn nhất 330 cm, nhỏ nhất 25 cm.
- Dân số: Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2015, toàn bộ 5 xã vùng đệm VQG Xuân
Thủy có 50.970 nhân khẩu trong 13.478 hộ, với diện tích 40,33 km 2. Mật độ dân cư
các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.256 người/km2.
- Kinh tế - xã hội của các xã vùng đệm: Sản xuất nông nghiệp không còn sản xuất độc
canh cây lúa hay cây màu mà có thêm các loại cây công nghiệp ngắn ngày cùng với rất
nhiều cây ăn quả. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là các ngành nghề
truyền thống, ngành chế biến nông sản, thủy sản, cơ khí sửa chữa.
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản: kết quả điều tra khảo sát của VQGXT cho thấy có
15,2% hộ gia đình tham gia khai thác thủy sản tự nhiên. Vùng đệm VQGXT có điều
kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy hải sản nhất là các đầm phá và các bãi
triều. Theo kết quả điều tra (tháng 12/2015) của VQGXT cho thấy chỉ có 7.6% hộ gia
đình nuôi trồng thủy sản. Trong số đó các hộ tập trung chủ yếu là nuôi tôm chiếm
51%, các hộ nuôi ngao, nuôi vạng đều chiếm 15%, còn lại là nuôi các loại thủy sản

khác.
2.4.2. Các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy.
-

14


Các kiểu đất ngập nước chính ở VQG Xuân Thuỷ bao gồm: bãi triều có rừng
ngập mặn; bãi triều lầy không có rừng ngập mặn; đầm tôm, dải cát ở mép ngoài Cồn
Lu và các dải cát chắn ngoài cửa sông-Cồn Xanh, cồn Mờ, sông nhánh và lạch triều;
Vùng nước cửa sông (giới hạn ven bờ ngoài Cồn Lu, Cồn Xanh và Cồn mờ, nằm trong
vũng lõi của VQG); ruộng lúa nước.
Các kiểu ĐNN như kể trên cũng là những kiểu HST ĐNN chính của VQG Xuân
Thuỷ. Tại mỗi kiểu HST có các đặc trưng riêng về điều kiện môi trường sống, về nơi
cư trú, dẫn tới các đặc trưng về quần xã sinh vật. Cũng tại mỗi kiểu HST ĐNN, các
kiểu nơi cư trú đặc trưng của mỗi nhóm, loài động vật được hình thành rất đa dạng
theo từng kiểu quần xã thực vật, độ cao bãi triều liên quan tới quá trình ngập nước
triều, cấu tạo nền đáy.
a) Bãi triều lầy có RNM

Bãi triều lầy có RNM với diện tích được xác định năm 2013 tại vùng lõi là 868
ha, vùng đệm là 793 ha. Đặc trưng cơ bản của kiểu HST này là bãi triều có thảm RNM
phát triển mạnh trên nền bùn nhuyễn, bùn cát. Ở VQG Xuân Thuỷ, HST bãi triều lầy
có RNM chủ yếu ở Cồn Lu và một phần ở Cồn Ngạn giáp với sông Trà. Bãi Trong ở
Tây Nam VQG, tiếp giáp với đê Quốc gia là vùng RNM trồng mới.
Bãi triều lầy có RNM có hệ thực vật ngập mặn phát triển chủ yếu là các loài: Sú
(Aegiceras corniculatum (L.) Blanco), bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.),
trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) và đâng (Rhizophora stylosa Griff.).
RNM là môi trường thuận lợi cho quần xã ĐVĐ bao gồm một số loài Giun nhiều tơ;
các loài cua chủ yếu thuộc các họ Ocypodidae, Grapsidae; các loài Tôm gõ mõ

(Alpheidae); các loài ốc thuộc họ Potamididae, Ellobiidae, Nassaridae, Littoridae,
Neritidae, Assimineidae... Các loại bò sát, ếch nhái thường gặp ở đây là ếch cua
(Fejervarya cancrivora), rắn bồng trung quốc (Enhydris chinensis). Đây cũng là môi
trường sống ưa thích của nhiều loài chim nước và một vài loài chim định cư kiếm ăn
trên các tầng tán của RNM. Khu vực bãi triều lầy có RNM đoạn cuối điểm giao giữa
sông Trà và sông Vọp và phía đầu cồn Ngạn thuộc khu vực vùng lõi VQG là nơi kiếm
ăn thường xuyên của loài Cò mỏ thìa và Rẽ mỏ thìa vào mùa di cư. RNM còn là nơi cư
trú sinh trưởng ở giai đoạn con non của nhiều loài hải sản kinh tế.

15


Hình 2: Bãi triều lầy có RNM
b) Bãi triều không có RNM

Bãi triều lầy không có RNM với diện tích tại vùng lõi là 1.472 ha, trong vùng
đệm là 884 ha. Các dạng bãi triều bằng phẳng, ngập nước thường xuyên vào những
ngày nước cường, chỉ được phơi cạn vào kỳ nước kém. Nền đáy là cát bột, bùn cát,
bùn sét tùy theo điều kiện động lực mạnh hoặc yếu của quá trình tương tác sông và
biển. Do không có thực vật che phủ, trao đổi nước tốt, nên là môi trường phát triển cho
nhiều loài ĐVĐ: về thân mềm có hàu (Crassostrea spp.), ốc dạ (Cerithideopsilla
cingulata), ốc sắt (Cerithideopsis largillierti), ốc bùn (Nassarius jacksonianus, N.
foveolatus), giáp xác có Sẳng (Macrophthalmus spp.), còng đỏ (Uca arcuata), còng
vuông (U. borealis); giun nhiều tơ (Polychaeta)…
Ở VQG Xuân Thủy, HST bãi triều không có RNM ở phân khu phục hồi sinh thái
của VQG Xuân Thủy phía Tây – Nam Cồn Lu và là khu vực nuôi thuần loài ngao Bến
Tre. Bãi triều không có RNM có thể xem là nơi kiếm mồi của hầu hết các loài chim
nước đi di cư, đặc biệt đây là nơi kiếm ăn của loài Cò mỏ thìa và Rẽ mỏ thìa.

Hình 3: Bãi triều lầy không có RNM được cải tạo để nuôi ngao

c) Dải cát trải dài suốt ven bờ ngoài Cồn Lu và Cồn Cát chắn vùng cửa sông

Dải cát trải dài suốt ven bờ Cồn Lu có diện tích là 986 ha ở vùng lõi và 2 ha ở
vùng đệm. Tại đây rừng phi lao được trồng để phòng hộ ven biển với diện tích là 110
ha xem lẫn với muống biển và trảng cây bụi.
16


Các cồn cát được hình thành phổ biến ở vùng cửa sông Hồng, từ các nguồn bồi
tích sông đưa ra được các dòng chảy ven bờ và sóng di chuyển về hai phía cửa sông.
Các cồn cát thường thành dải dài chạy song song với bờ, chắn ở phía ngoài cửa sông.
Tại khu vực VQG Xuân Thuỷ: Cồn Xanh, Cồn Mờ có lớp cát mỏng và vẫn đang tiếp
tục bồi đắp do phù sa từ sông Hồng đem lại, thường bị ngập khi thuỷ triều lên. Hầu hết
bãi triều không có RNM ở Cồn Xanh đang để tự nhiên, cho nên các loài thân mềm 2
mảnh vỏ rất đa dạng về thành phần loài, bao gồm cả các loài ngao bản địa như ngao
dầu, ngao vân...Hiện nay, bãi triều không có RNM ở Cồn Xanh là nơi tập trung an toàn
cho nhiều loài chim nước di cư với những đàn tới hàng chục cá thể.

Hình 4: Dải cát ven bờ ngoài Cồn Lu với phi lao và rau muống biển.

d) Đầm nuôi trồng thủy sản

Đầm nuôi thủy sản ở khu vực VQG Xuân Thủy chủ yếu tập trung ở Cồn Ngạn.
Đối tượng nuôi trồng chủ yếu là tôm, cá, cua và rau câu. Diện tích đầm nuôi xác định
vào năm 2015 trong vùng lõi là 138 ha và vùng đệm là 1.561 ha. Hình thức nuôi trồng
thường là quảng canh cải tiến (đầm rộng từ vài ha trở lên đến hơn 120 ha, nguồn nước
cấp, thoát theo chế độ thủy triều qua các cửa sông, bổ sụng con giống).

17



Hình 5: Đầm nuôi tôm, cua quảng canh tại vùng lõi (hình bên trái); đầm nuôi tôm
tại vùng đệm (hình bên phải).
e) sông nhánh, lạch triều.

Có hai sông nhánh ở khu vực VQG Xuân Thuỷ là sông Trà và sông Vọp chảy
theo hướng đông bắc- tây nam. Diện tích sông nhánh, lạch triều trong vùng lõi là 499
ha, trong vùng đệm là 451 ha. Quần xã HST sông nhánh- lạch triều chủ yếu là nhóm
sinh vật nổi; ĐVĐ có thân mềm như Ốc vân (Neritina communis), Ốc gạo (Clithon
oualaniensis); giáp xác có họ Tôm he (Penaeidae), họ Cua bơi (Portunidae)..., đồng
thời là nơi phân bố của nhiều loài cá nước lợ, mặn, , đặc biệt ven bờ sông nhánh, lạch
triều, loài Cá bống bớp (Bostrychus sinensis) chuyên đào hang làm nơi cư trú; vùng bờ
bãi ven sông, lạch cũng là nơi chim nước lui tới kiếm mồi.
f) Ruộng lúa nước.

Đây là kiểu HST nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng giáp đê Quốc gia thuộc
các xã Giao Thiện, Giao An với diện tích là 2.232 ha. HST ruộng lúa nước có hệ thuỷ
sinh vật nước ngọt đặc trưng và nghèo về số loài. Cũng tại đây, có sự phân bố của loài
ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) là loài ngoại lai xâm hại.

2.4.3. Đa dạng thành phần loài sinh vật ở VQG Xuân Thủy.

Đa dạng thực vật và thảm thực vật ngập mặn

2.4.3.1.

a) Thực vật bậc cao

Tại VQG Xuân Thủy có 92 loài thực vật, bao gồm các loài cây ngập mặn chủ
yếu, các loài tham gia vào RNM, các loài từ nội địa di cư đến và thích nghi được với

điều kiện tại VQG. Tại đây có 07 loài chính, trực tiếp tham gia vào RNM đó là loài sú
- Aegiceras corniculatum (L.) Blanco, bần chua - Sonneratia caseolaris (L.) Engl.,
trang - Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong, đước - Rhizophora stylosa Griff., hai
loài ô rô - Acanthus illcifolius L. và Acanthus ebracteatus Vahl., dây cóc kèn - Derris
trifoliata Lour.
Bên cạnh đó, một số loài cây rừng ngập mặn được du nhập từ một số vùng khác
nhau ở trong và ngoài nước về trồng thử nghiệm tại VQG Xuân Thủy, chúng dần thích
nghi, sinh trưởng tại Vườn và Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn, đó là: cóc vàng 18


Lumnitzera racemosa Willd., vẹt dù - Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lamk., vẹt tách Bruguiera parviflora (Roxb.) Wight. & Arn. ex Griff., vẹt đen - Bruguiera sexangula
(Lour.) Poir...
b) Các quần xã thực vật chủ yếu tại VQG Xuân Thủy.
- Quần xã rừng trồng Phi lao - Casuarina equisetifolia L.: Quần xã phi lao tập trung

-

chủ yếu là các cồn cát phía ngoài rừng ngập mặn, giáp với biển ở Cồn lu và rải rác ở
một số nơi khác.
Quần xã ưu thế cỏ ngạn - Scirpus kimsonensis N.K. Khoi, Cỏ lông chông - Sporolobus
virginicus (L.) Kunth.: Quần xã này chủ yếu thấy ở khu vực của sông Ba Lạt, nơi các
bãi triều bùn đang hình thành. Các loài thực vật phần lớn thời gian bị ngập nước.

-

Quần xã ưu thế Rau muống biển - Ipomoea pescaprae L. , Cỏ lông chông - Spinifex
littoreus (Burm. f.) Merr. Cỏ gà - Cynodon dactylon (L.) Pers.: Kiểu quần xã này chủ
yếu gặp ở các bãi cát phía ngoài rừng trồng phi lao ở Cồn Lu hoặc các bãi cát mới,
diện tích của kiểu quần xã này thường hẹp.


-

Quần xã ưu thế Muối biển - Suaeda maritima (L.) Dum.: Kiểu quần xã này phân bố
trên các bãi bồi dọc theo một số nhánh sông Trà phía Cồn Lu.

-

Quần xã các loài thực vật trên các bờ đê, bờ đầm trong vùng lõi và vùng đệm VQG:
Đây là sinh cảnh của các kiểu quần xã đa dạng nhất về thành phần loài, là kiểu quần xã
có sự thích nghi và tham gia của các loài bản địa và các loài phát tán hoặc di cư từ nội
địa ra.

-

Quần xã RNM: Trong sinh cảnh bãi triều lầy, rừng ngập mặn (mangrove) là kiểu hệ
sinh thái đặc trưng của vùng triều ven biển ở đây. Dưới góc độ sinh thái học, rừng
ngập mặn là một kiểu hệ sinh thái sản xuất cung cấp thức ăn thông qua chuỗi thức ăn
tự nhiên mà khởi đầu là các cây ngập mặn.
Ở VQG Xuân Thủy, quần xã RNM bao gồm các kiểu quần xã ưu thế chủ yếu như
sau:



Quần xã ưu thế Trang – Kandelia obovata (L.) Druce: Kiểu quần xã này phân bố trong

vùng lõi VQG, khu vực Cồn Lu.
• Quần xã ưu thế Xú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco: Kiểu quần xã này phân bố
trong vùng lõi VQG, khu vực Cồn Lu.
• Quần xã Sú – Aegiceras corniculata, Trang – Kandelia obovata và Bần - Sonneratia
caseolaris (L.) Engl. : Kiểu quần xã này phân bố trong vùng lõi VQG, khu vực Cồn Lu

(Bồng Trắng).
• Quần xã Sú – Aegiceras corniculata, Trang – Kandelia obovata, Đước - Rhizophora
stylosa Griff và Bần - Sonneratia caseolaris (L.) Engl. : Đây là kiểu quần xã rừng ngập
mặn có nhiều loài cây gỗ rừng ngập mặn tham gia nhất tại Vườn quốc gia Xuân Thủy.
19



2.4.3.2.

Quần xã rừng trồng ưu thế Trang (Kandelia obovata (L.) Druce): Kiểu quần xã này

phân bố trong vùng đệm VQG khu vực Bãi Trong.
Đa dạng thủy sinh vật
a) Thành phần loài thực vật nổi
VQG Xuân Thủy có 87 loài TVN thuộc 3 ngành tảo gồm: ngành vi khuẩn lam
(Cyanobacteria), ngành tảo silic (Bacillariophyta) và ngành tảo giáp (Pyrrophyta).
Trong đó, tảo silic có số loài cao nhất (76 loài, chiếm 83%), tiếp đến là tảo giáp (có 12
loài, chiếm 13%) và cuối cùng là vi khuẩn lam (có 4 loài, chiếm 4%).
b) Thành phần loài động vật nổi

Phân tích các mẫu vật thu được trong đợt khảo sát vào mùa hè tháng 07/2013 tại
các thủy vực ở VQG Xuân Thuỷ xác định 87 loài và nhóm loài động vật nổi xếp trong
4 ngành động vật không xương sống, 6 lớp, 10 bộ, 38 họ và 58 giống.
c) Động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy

Tổng hợp các công trình nghiên cứu từ trước đến nay và kết quả khảo sát, đã
thống kê được 386 loài động vật không xương sống ở đáy thuộc 6 ngành (Annelida,
Arthropoda, Brachiopoda, Cnidaria, Mollusca, Sipuncula), 11 lớp, 38 bộ, 106 họ, 206
giống.


Kết quả nghiên cứu cho thấy: Lớp giáp xác lớn (Malacostraca) có thành phần loài
phong phú nhất, với 151 loài thuộc 3 bộ Amphipoda, Decapoda và Stomatopoda. Tiếp
đến là lớp chân bụng (Gastropoda) với 80 loài, 33 giống, 17 họ, 8 bộ; lớp hai mảnh vỏ
(Bivalvia) với 67 loài thuộc 46 giống, 23 họ, 9 bộ; Lớp giun nhiều tơ (Polychaeta) với
47 loài thuộc 38 giống, 23 họ, 10 bộ. Các lớp còn lại chỉ có từ 1-2 đến loài.
Trong khu vực VQG Xuân Thuỷ, đã phát hiện ốc bươu vàng là loài ngoại lai xâm
hại ở vùng nước ngọt. Loài này chủ yếu phân bố ở các ruộng lúa, kênh, mương, ao
nuôi nước ngọt và một số khu vực nước lợ nhạt thuộc vùng đệm của Vườn.
d) Thành phần loài cá

Tổng hợp từ cac cuộc điều tra, nghiên cứu về cá cho tới nay, tổng số loài cá ghi
nhận tại vùng cửa Sông Hồng và khu vực VQG Xuân Thủy là 154 loài thuộc 14 bộ và
53 họ. Chỉ số ĐDSH ở khu vực tự nhiên bao gồm cửa Ba Lạt, sông Vọp, sông Trà và
kênh nước ngọt nội đồng trong đê quốc gia đạt mức trung bình (1,6). Trong số đó, chỉ
có sông Trà có chỉ số đa dạng (H’) cao (2,3). Bến cá Giao Hải là nơi tụ tập cá từ các
tàu đánh lưới giã cào nên chỉ số H’ đạt mức cao (1,8). Chỉ số đa dạng (H’) ở vùng đầm
nuôi quảng canh rất khác nhau, có nơi rất thấp H’= 0,3 đến cao (2) hay trung bình
(1,4). Điều này phản ánh có sự tác động khác nhau của các chủ đầm nuôi trong quá
20


trình nuôi và quản lý đầm. Chỉ số đa dạng (H’) trung bình đạt mức cao ở các chợ (2,1).
Như vậy chỉ số đa dạng cao nhất vẫn là các thủy vực tự nhiên, chỉ số thấp nhất là
ở các đầm nuôi. Chỉ số ĐDSH ở các chợ phản ánh gần đúng sự đa dạng về thành phần
loài của cá sống ngoài tự nhiên, tuy có thiếu đi một số loài không có giá trị thực phẩm.
Đa dạng động vật ở trên cạn

2.4.3.3.


a) Thành phần loài côn trùng

Tại VQG Xuân Thủy có 322 loài và dạng loài côn trùng thuộc 13 bộ, 81 họ.
Trong đó, ghi nhận bổ sung 55 loài (chỉ tính các loài đã xác định tên khoa học) cho
khu hệ côn trùng của VQG Xuân Thuỷ. Tập hợp các kết quả khảo sát của các đợt điều
tra, quan trắc này với các điều tra côn trùng trước đây, đã thống kê được danh sách
427 loài và dạng loài côn trùng ở khu vực VQG Xuân Thuỷ (Phụ lục). Đã ghi nhận
được một loài ngoại lai xâm hại là cánh cứng hại lá dừa.
b) Thành phần loài bò sát, ếch nhái

Đối với loài ếch nhái tại VQG Xuân Thủy đã ghi nhận 30 loài, trong đó có 10
loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ và 20 loài thuộc 9 họ, 2 bộ. Các họ có số lượng loài
nhiều bao gồm họ rắn nước (Colubridae) có 7 loài (chiếm 23,3% tổng số loài); họ rắn
hổ (Elapidae) và họ ếch nhái chính thức (Dicroglossidae) có 4 loài (chiếm 13,3% tổng
số loài).
c) Chim

VQG Xuân Thuỷ là vùng ĐNN có khu hệ chim khá phong phú. Qua điều tra
khảo sát thực địa và kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu trước đây về chim ở
VQG Xuân Thuỷ, đã thống kê được 222 loài chim thuộc 42 họ của 12 bộ (Phụ lục 2).
Trong đó, có 90 loài đã ghi nhận được trong các đợt khảo sát tháng 12 năm 2012 và
tháng 7 năm 2013.
Thành phần loài chim ở VQG Xuân Thuỷ có sự biến động theo mùa: Mùa đông –
xuân từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau là mùa di cư của các loài chim từ
phương bắc tới, đây là thời điểm ghi nhận được cả các loài chim di cư và định cư. Mùa
hè – thu, từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm chỉ ghi nhận được các loài chim định cư.
Trong tổng số 222 loài chim ghi nhận được ở VQG Xuân Thuỷ, đã thống kê được có
166 loài chim di cư (chiếm 75,45% tổng số loài chim); 51 loài chim định cư (23,18%)
và 3 loài chim lang thang (1,36%). Trong số 222 loài chim ghi nhận được ở khu vực
nghiên cứu có 108 loài phổ biến (chiếm 49,09% tổng số loài), 89 loài không phổ biến

(40,45%) và 23 loài hiếm gặp (10,45%).
Trong số các loài sinh vật quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở VQG Xuân Thuỷ,
nhóm chim được chú ý bảo tồn nhiều hơn cả, đặc biệt là nhóm chim nước di cư. Có
21


hai dòng di cư chính theo trục Bắc Nam và ngược lại: vào mùa đông, chim di cư tránh
rét từ phương Bắc xuống trú đông, vào dịp hè thu các loài di cư tránh nóng từ phương
Nam lên như các loài Giang Sen, Bồ Nông…từ miền Nam Việt Nam và Campuchia đã
chọn VQG Xuân Thuỷ làm nơi tránh nóng trong vòng đời di cư hàng năm của chúng.
Chính vì vậy, VQG Xuân Thuỷ là “Ga chim quốc tế” quan trọng của nhiều loài chim
quý, hiếm và đặc biệt là nơi sống của nhiều loài chim nước.
d) Thành phần loài thú.

Theo báo cáo của các đợt điều tra trước đây VQG Xuân Thủy đã ghi nhận được 8
loài thú nhỏ thuộc loài ăn sâu bọ và bộ gặm nhấm: Chuột chù; dơi là mũi; cầy hương
rái cá thường; chuột đất bé; chuột nhắt nhà; chuột nhà; chuột cống. trong bộ sưu tập
của VQG Xuân Thủy hiện có bộ xương cá heo họ Dolphinidae nhưng chưa xác định
được tên loài.
2.4.4. Thực trạng và kế hoạch bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

ở VQG.
Các loài chỉ thị tiềm năng

2.4.4.1.

Các loài chỉ thị tiềm năng ở VQG Xuân Thủy được xác định theo các tiêu chí
dưới đây:
-


Loài nguy cấp (loài dễ bị tổn thương) : loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, hoặc có tên
trong danh mục đỏ IUCN.

-

Loài chủ chốt: đại diện, đặc trưng cho các kiểu HST ĐNN

-

Loài kinh tế: loài có giá trị kinh tế

-

Loài ngoại lai xâm hại (thuộc nhóm chỉ thị sinh thái): loài nằm trong danh mục loài
ngoại lai xâm hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp công bố.
Cùng với các loài quý, hiếm có giá trị bảo tồn thì ở VQG Xuân Thuỷ, đã xác định
được 45 loài sinh vật tiềm năng sử dụng làm chỉ thị ĐDSH của vùng ĐNN VQG Xuân
Thuỷ theo các tiêu chí về phân bố đặc trưng sinh thái, giá trị kinh tế và loài ngoại lai
xâm hại.

2.4.4.2.

Các loài sinh vật quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ.
Các loài sinh vật quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở VQG Xuân Thuỷ tập trung ở
các nhóm động vật như cá, bò sát, chim và thú. Trong đó, nhóm chim được chú ý bảo
tồn nhiều hơn cả, đặc biệt là nhóm chim nước di cư.
Trong số 1.647 loài đã biết tại khu vực VQG Xuân Thuỷ, có 3 loài cá, 4 loài bò
sát, 9 loài chim, 1 loài giáp xác có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007); 19 loài cá, 1
22



loài bò sát, 14 loài chim có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2012).
a) Loài cá

Trong số 155 loài cá đã biết, có 3 loài cá được ghi trong Danh Lục Đỏ Việt Nam
(2007) gồm: cá bống bớp (Bostrychus sinensis), xếp hạng CR (cực kỳ nguy cấp), cá
mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) - EN (nguy cấp) và cá mòi cờ chấm (Konosirus
punctatus)- VU. Có 19 loài cá trong Danh lục đỏ IUCN (2012), trong đó có 2 loài ở
mức NT (gần nguy cấp) gồm cá song điểm gai (Epinephelus malabaricus) và cá nhám
(Scoliodon laticaudus), 2 loài ở mức LR (ít nguy cấp) gồm cá bống trụ dài
(Psammogobius biocellatus) và cá bống mấu mắt (Favonigobius reichei), 14 loài ở
mức LC (ít lo ngại); 1 loài cá chai ấn độ (Platycephalus indicus) ở mức DD (thiếu dẫn
liệu).
b) Loài bò sát

Trong tổng số các loài bò sát ghi nhận tại VQG Xuân Thuỷ, có 8 loài quý, hiếm
và có giá trị bảo tồn (chiếm 26,7 % tổng số loài). Có 4 loài ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007), 3 loài ở bậc Nguy cấp (EN) gồm rắn cạp nong, rắn ráo thường và rắn ráo
trâu, 1 loài ở bậc sẽ nguy cấp (VU) rắn sọc dừa.

c) Loài chim

Trong số 222 loài chim của VQG Xuân Thuỷ, có trên 150 loài di cư, khoảng 50
loài chim nước. Trong đó, có 14 loài quý, hiếm được ưu tiên bảo tồn:
-

09 loài có tên trong danh lục đỏ các loài bị đe dọa tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu được
ghi trong sách đỏ Việt Nam.

-


Có 14 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2012)

-

Có 02 loài được ghi trong nghị định 160/2013/NĐ – CP nghiêm cấm khai thác sử dụng
.
Tuy nhiên chỉ có các loài: cò trắng trung quốc (Egretta eulophotes), cò thìa
(Platalea minor), rẽ mỏ thìa (Eurynorhynchus pygmeus), cá bống bớp (Bostrychus
sinensis), cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa), cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus)
được vào nhóm ưu tiên cần quan trắc.

2.4.4.3.

Kế hoạch bảo tồn
Theo các tài liệu có được thì công tác bảo tồn các loài nguy cấp ở VQG Xuân
Thuỷ mới chỉ dừng ở mức độ điều tra, nghiên cứu, quan trắc các đối tượng là chim mà
chủ yếu là chim di cư. Tuy nhiên, công tác bảo tồn loài thường dưới dạng các chương
23


trình, dự án được tài trợ của nước ngoài như: Chương trình chim Quốc tế tại Việt Nam
đã đề xuất một dự án và đã nhận được sự tài trợ từ Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên
Keidanren, Nhật Bản; Dự án bảo tồn vùng chim quan trọng do Đại sứ Hoa Kỳ tài trợ
cho Birdlife Việt Nam.
2.4.5. Các áp lực tác động tới ĐDSH ở VQG Xuân Thủy

Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật

2.4.5.1.


Dân số các xã vùng đệm tăng, mức độ tiêu dùng thực phẩm tăng cùng với việc
quản lý chưa hiệu quả gây áp lực gia tăng khai thác tài nguyên sinh vật, làm suy giảm
kích thước quần thể sinh vật tự nhiên, đặc biệt các loài có giá trị kinh tế. Theo số liệu
từ các xã và ban quản lý VQG cung cấp, kết hợp với khảo sát thực tế cho thấy, ước
tính sơ bộ số người khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự do ở vùng bãi bồi Cồn Ngạn –
Cồn Lu vào ngày cao điểm (thời kỳ bắt cua giống, ngao giống) khoảng 3.000 người.
Theo kết quả phỏng vấn người dân địa phương thường xuyên khai thác, so với 5 năm
trước đây, sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên đã giảm đi từ 50% đến 70% do khai
thác quá mức. Kích thước cá thể của các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế như cá
vược, cá tráp, cá thủ vàng, tôm he...cũng giảm so với trước đây.
Theo dẫn liệu quan trắc ĐDSH tại VQG Xuân Thủy, năm 2013 đã thống kê có 7
vụ khai thác trái phép tài nguyên được báo cáo. Trong 07 vụ này thì có tới 04 vụ khai
thác trái phép cảnh quan môi trường rừng, 02 vụ săn bẫy chim và 01 vụ chặt rừng phi
lao. Có 01 vụ xảy ra trong vùng lõi.
Thay đổi phương thức sử dụng bãi triều, mặt nước

2.4.5.2.

Việc thay đổi phương thức sử dụng bãi triều đã làm cho các hệ sinh thái đất ngập
nước và nơi cư trú của loài bị chia cắt và suy thoái. Tại khu vực VQG Xuân Thuỷ, các
hệ sinh thái có nhiều biến động do các hoạt động của con người là: bãi triều có rừng
ngập mặn và bãi triều không có rừng ngập mặn.
Chuyển đổi đất RNM thành đầm nuôi tôm (quảng canh, quảng canh cải tiến) ở
vùng lõi VQG Xuân Thủy đã làm phân mảnh hệ sinh thái RNM, đồng thời giảm diện
tích RNM. Hơn nữa việc thay đổi hình thức nuôi trồng và tự ý chặt phá rừng của các
chủ đầm đã khiến cho đa dạng sinh học bị ảnh hưởng, số lượng cá thể loài giảm, cảnh
quan môi trường bị phá vỡ và bãi kiếm ăn của các loài chim nước di trú quý hiếm bị
mất.
Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động kinh tế


2.4.5.3.

a) Chất thải hữu cơ từ các đầm nuôi tôm gây ô nhiễm môi trường

Theo kết quả điều tra khảo sát tại 4 điểm nuôi tôm ở vùng lõi VQG cho thấy các
24


yếu tố môi trường cơ bản như BOD, COD, ni tơ tổng, phốt pho tổng ở nước và trong
trầm tích ở trong đầm nuôi luôn cao hơn so với ở bên ngoài đầm nuôi. Đồng thời cũng
thấy có sự khác nhau về cấu trúc quần xã và mật độ sinh vật nổi giữa bên trong và bên
ngoài đầm nuôi.
Tuy chưa có dẫn liệu cụ thể thể về tổng lượng nước thải từ các đầm nuôi tôm ở
Cồn Ngạn ra ngoài môi trường qua sông Trà, nhưng những kết quả phân tích chất
lượng nước ở sông Trà trong tháng 12/2014, bước đầu thấy khúc sông ở đây có hàm
lượng DO thấp dưới mức cho phép, hàm lượng BOD và COD cao hơn mức cho phép.
b) Chất thải từ bãi nuôi ngao

Trong quá trình nuôi ngao, chất thải hữu cơ từ quá trình nuôi ngao với mật độ
lớn; các hoạt động đào, san lấp bãi, phun cát bởi máy xúc, máy bơm và tàu thuyền máy
có thể gây ô nhiễm cho môi trường nước, trầm tích.
Kết quả phân tích hàm lượng dầu mỡ khoáng tại khu vực nuôi ngao ở Cồn Lu có
nơi lên đến 0,06 mg/l, thậm chí 0,09 mg/l. Nơi có nhiều hoạt động tàu máy chở cát và
phun cát lên bãi nuôi, cũng như hoạt động của các máy xúc cải tạo bãi. Đây là một yếu
tố cảnh báo môi trường đối với cả khu vực nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực VQG Xuân
Thuỷ.

Do nhận thức chưa cao của người nuôi ngao, rất nhiều vật thải rắn như cọc, lưới,
vỏ ngao, các vật liệu phục vụ cho nuôi trồng đã bỏ lại trên vùng bãi triều nuôi ngày

một nhiều tạo điều kiện cho các loài thân mềm sống bám phát triển như hầu, hà, sun
làm ô nhiễm môi trường, cản trở dòng chảy trao đổi nước. Ngoài ra, chất thải/rác thải
từ con người (lao động nuôi thường xuyên từ các chòi canh, người trên các phương
tiện tàu thuyền) trực tiếp đổ xuống sông gây ô nhiễm môi trường.
2.4.5.4.

Sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại
Trong số các loài thực vật ngoại lai, chỉ có loài Ngũ sắc - Lantana camara L
được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại. Loài ngoại lai xâm hại khác là Ốc bươu vàng
(Pomacea canaliculata) là loài ăn hại lúa tại các khu vực trồng lúa. Ngoài ra, loài
ngoại lai xâm hại khác là bọ cánh cứng hại dừa xuất hiện và gây hại trên 5 loại cây chủ
tại khu vực VQG Xuân Thủy. Dừa là cây chủ chính với mật độ trung bình là 20 trưởng
thành, 9 ấu trùng, 5 nhộng và 6 trứng trên mỗi đọt dừa. Mức độ gây hại cao hơn ở
những cây dừa còn non.
Điều đáng lưu ý là loài loại lai khác, đặc biệt là loài ngao Bến Te/ngao trắng, do
giá trị thương mại, chúng được di giống ra nuôi thả rộng rãi theo hình thức bãi quây ở
25


×